Tải bản đầy đủ (.pdf) (225 trang)

Kinh tế biển ở vùng tây nam của việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tếh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 225 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

PHẠM VĂN QUANG

KINH TẾ BIỂN Ở VÙNG TÂY NAM
CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI – 2019


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

PHẠM VĂN QUANG

KINH TẾ BIỂN Ở VÙNG TÂY NAM
CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
M s : 62 31 01 02

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. AN NHƢ HẢI

HÀ NỘI – 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ
theo quy định.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN KINH TẾ BIỂN TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ............................... 7

1.1. Những công trình nghiên cứu cơ sở lý luận về kinh tế biển trong
hội nhập quốc tế.. ............................................................................... 7
1.2. Các nghiên cứu thực tiễn về phát triển kinh tế biển trong hội nhập
quốc tế ...................................... ……………………………………….18
1.3. Đánh giá kết quả của các công trình nghiên cứu và khoảng trống
cần được làm sáng tỏ………………………………………………..20
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ KINH
TẾ BIỂN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ ............................. 23

2.1. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của kinh tế biển trong hội nhập
quốc tế ............................................................................................. 23
2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế
biển trong điều kiện hội nhập quốc tế .............................................. 38
2.3. Kinh nghiệm của một số v ng về đẩy mạnh hoạt động kinh tế
biển trong điều kiện hội nhập quốc tế ............................................... 55
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG KINH TẾ BIỂN Ở VÙNG TÂY NAM CỦA

VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ .......................... 67

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội v ng Tây Nam của Việt Nam tiếp
cận từ kinh tế biển . ............................................................................. 67
3.2. Thực tiễn tổ chức hoạt động kinh tế biển ở v ng Tây Nam của Việt
Nam từ năm 2006 đến nay ................................................................... 79

3.3. Đánh giá thực trạng kinh tế biển ở v ng Tây Nam của Việt Nam
trong điều kiện hội nhập quốc tế ....................................................... 83
Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THÖC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH
TẾ BIỂN Ở VÙNG TÂY NAM CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN
HỘI NHẬP QUỐC TẾ ................................................................................... 119

4.1. Dự báo xu hướng và quan điểm đẩy mạnh kinh tế biển ở vùng
Tây Nam của Việt Nam đến năm 2025......................................... 119
4.2. Phân tích SWOT kinh tế biển v ng Tây Nam của Việt Nam………….125
4.3. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh tế biển ở v ng Tây Nam của
Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế ................................... 126
KẾT LUẬN.............. ... .............................................................................................. 150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN TÁC GIẢ
LUẬN ÁN ............................................................................................................... 152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 153
PHỤ LỤC......................................................................................................................... 166


ASEAN
BRC
BCH
BĐKH
CNH,HĐH

CTQG
CV
DWT
ĐBSCL
ĐCSVN
ĐVT
FDI
GDP
GO
GRDP
GSP
HACCP
HDI
HĐND
HNQT
IC
ICOR
I/O
ISO
KGB
KH&CN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
: Association of South East Asian Nations (Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á)
: British Retailer Consortium (Tiêu chuẩn toàn cầu về an
toàn thực phẩm)
: Ban Chấp hành
: Biến đổi khí hậu
: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

: Chính trị quốc gia
: Cheval Vapeur (Mã lực)
: Trọng tải
: Đồng bằng sông Cửu Long
: Đảng Cộng sản Việt Nam
: Đơn vị tính
: Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)
: Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)
: Gross Output (Giá trị sản xuất)
: Gross Regional Domestic Product (Tổng sản phẩm trên địa
bàn)
: Gross State Product (Tổng sản phẩm bang)
: Hazard Analysis and Critical Control Point System (Hệ
thống xác định và kiểm soát chế biến thực phẩm)
: Human Development Index (Chỉ số phát triển con người)
: Hội đồng nhân dân
: Hội nhập quốc tế
: Intermediational Cost (Chi phí trung gian)
: Incremental Capital Output Ratio (Hiệu quả sử dụng vốn
đầu tư)
: Input - Output (Bảng cân đối liên ngành)
: International Organisation for Standardisation (Tổ chức
tiêu chuẩn hóa quốc tế)
: Không gian biển
: Khoa học và công nghệ


KTB
KT-XH
NSLĐ

NXB
OECD
QPAN
R/P
TFP
UBND
UNESCO

UNDP
VA
VASEP
VTN
WTO

: Kinh tế biển
: Kinh tế - xã hội
: Năng suất lao động
: Nhà xuất bản
: Organization for Economic Cooperation and Development
(Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế)
: Quốc phòng an ninh
: Hệ số trữ lượng/sản xuất
: Total Factor Productivity (Năng suất các yếu tố tổng hợp)
: Uỷ ban nhân dân
: United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
Liên hiệp quốc)
: United Nations Development Programme (Chương trình
Phát triển Liên Hiệp Quốc)
: Value Added (Giá trị tăng thêm)

: Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers
(Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam)
: Vùng Tây Nam
: World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Hiện trạng một số loại tài nguyên du lịch ở VTN của Việt
Nam…………...............................................................................75
Bảng 3.2: Hệ số ICOR KTB ở VTN của Việt Nam giai đoạn 2006-2017…..84
Bảng 3.3: Năng suất lao động KTB ở VTN của Việt Nam giai đoạn 20062017……………………………………………………………...85
Bảng 3.4: Tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng
GDP KTB ở VTN của Việt Nam giai đoạn 2006-2017...……….86
Bảng 3.5: Chỉ số HDI của các tỉnh VTN của Việt Nam và xếp hạng trong 63
tỉnh thành Việt Nam……………………………………………..87
Bảng 3.6: Diện tích rừng ngập mặn thả nuôi thuỷ sản ở VTN của Việt Nam
giai đoạn 2006-2017...……………………………………...……92
Bảng 3.7: Sản xuất thuỷ sản ở VTN của Việt Nam giai đoạn 2011-2017......94
Bảng 3.8: Đầu tư du lịch biển ở VTN của Việt Nam tính đến năm 2017.......95
Bảng 3.9: Cơ sở lưu trú du lịch ở VTN của Việt Nam tính đến năm 2017.....95
Bảng 3.10: Khối lượng vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ VTN của Việt
Nam giai đoạn 2011-2017.…….………………………………...99
Bảng 3.11: Sản lượng sản xuất khí - điện - đạm ở VTN của Việt Nam giai
đoạn 2012-2017…………….......................................................103
Bảng 3.12: Thực trạng sản xuất vật liệu xây dựng ở VTN của Việt Nam
giai đoạn 2012-2017………………………………………..104
Bảng 3.13: Xuất khẩu thủy sản chế biến ở VTN của Việt Nam giai đoạn
2011-2017…………………………………………………..105
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu KTB cần phải phấn đấu để đạt được của VTN của
Việt Nam đến năm 2025………………………………………..123

Bảng 4.2: Phân tích SWOT kinh tế biển vùng Tây Nam của Việt Nam...…125


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Cơ cấu kinh tế vùng Tây Nam của Việt Nam năm 2017 ................. 69
Hình 3.2: Kết quả khảo sát thu nhập của người lao động ở vùng Tây Nam
của Việt Nam thời điểm 2016 ............................................................ 82
Hình 3.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu KTB ở vùng Tây Nam của Việt
Nam giai đoạn 2011-2017.................................................................. 89
Hình 3.4: Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KTB ở vùng Tây
Nam của Việt Nam giai đoạn 2011-2017 .......................................... 90
Hình 3.5: Tốc độ tăng trưởng sản lượng tôm nuôi ở VTN của Việt Nam
giai đoạn 2011-2017 .......................................................................... 93
Hình 3.6: Lao động du lịch biển ở vùng Tây Nam của Việt Nam giai
đoạn 2011-2017 ................................................................................. 96
Hình 3.7: Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến VTN của Việt
Nam giai đoạn 2006-2017.................................................................. 97
Hình 3.8: Chi phí của khách du lịch quốc tế tự tổ chức và đi theo tour
đến VTN của Việt Nam năm 2017 .................................................... 97
Hình 3.9: Lượng vận chuyển hành khách bằng đường thuỷ ở VTN của
Việt Nam giai đoạn 2011-2017 .......................................................... 99
Hình 3.10: Giá trị tăng thêm ngành xây dựng biển VTN của Việt Nam
giai đoạn 2011-2017 ........................................................................ 107
Hình 3.11:Thu nhập bình quân đầu người ở các đảo Tây Nam giai đoạn
2011-2017 ........................................................................................ 109


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Thế kỷ XXI được các nhà chiến lược xem là “Thế kỷ của đại dương”, mỗi
quốc gia có biển cần phải hội đủ 3 thế mạnh: kinh tế biển (KTB), khoa học biển
và quản lý tổng hợp biển [113]. Ngày nay, hầu hết các nước có biển đều coi trọng
Chiến lược biển và xem đó là một bộ phận hữu cơ của hai nhiệm vụ chiến lược
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Việt Nam nằm ở bờ Tây của Biển Đông, một biển lớn và quan trọng của
thế giới. Theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982,
v ng biển Việt Nam rộng hơn 1 triệu km2, chiều dài bờ biển hơn 3.260 km gồm
28 tỉnh, thành phố ven biển, dân số khoảng 27 triệu người, ngoài ra, còn có 12
huyện đảo với 66 đảo có dân sinh sống, dân số 155.000 người [46, tr.14]. Phát
triển KTB không những có đóng góp to lớn về kinh tế - xã hội (KT-XH), mà còn
có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng an ninh (QPAN) bảo vệ Tổ quốc. Ban Chấp
hành (BCH) Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã có Nghị quyết
Hội nghị lần thứ 4 khoá X (năm 2007) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm
2020 đề ra mục tiêu: “Phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển,
giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, góp phần giữ vững ổn
định và phát triển đất nước” [4, tr.76] và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 khóa XII
(năm 2018) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhấn mạnh: “Đưa Việt Nam trở thành quốc gia
biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển…” [5, tr.3].
Vùng Tây Nam (VTN) của Việt Nam có bờ biển dài trên 347 km, có vùng
đặc quyền kinh tế rộng hơn 300.000 km2, với hơn 150 hòn đảo lớn nhỏ, nằm sát
với tuyến đường hàng hải lớn thứ hai thế giới, cho thấy đây là V ng rất giàu tiềm
năng KTB. Từ lâu, V ng đã đóng vai trò quan trọng trong Chiến lược biển quốc
gia, có thể phát triển toàn diện các ngành KTB như: kinh tế hàng hải, kinh tế thủy
sản, du lịch biển, khai thác khoáng sản biển, kinh tế đảo, phát triển đô thị ven biển,
phát triển năng lượng tái tạo… có đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế


2

của đất nước, là tuyến tiền tiêu bảo vệ biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc, và
cửa ngõ hội nhập quốc tế (HNQT). Những năm qua, việc đầu tư phát triển KTB ở
Vùng đã đạt được những kết quả quan trọng, tốc độ tăng trưởng KTB đạt mức
trung bình khoảng 9,93%/năm, đóng góp khoảng 18-19% vào sản lượng thủy sản,
23% vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Hiện nay, các ngành KTB
của VTN đã tạo việc làm và thu nhập cho trên 1,7 triệu lao động, góp phần giảm
hộ nghèo, ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu, thúc đẩy KT-XH ở
VTN của Việt Nam phát triển năng động, không những góp phần vào tăng trưởng
kinh tế, ổn định xã hội mà còn góp phần tăng cường QPAN, bảo vệ chủ quyền
biển đảo của Tổ quốc [88], [89].
Tuy nhiên, kết quả hoạt động KTB ở VTN của Việt Nam vẫn chưa tương
xứng với tiềm năng, còn thiếu tính bền vững. Bởi chất lượng nguồn nhân lực còn
thấp, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, khoa học và công nghệ (KH&CN) chưa phát
triển, cơ chế chính sách và liên kết v ng trong KTB còn nhiều hạn chế… Đặc biệt,
những năm gần đây BĐKH toàn cầu đã và đang có nhiều diễn biến khó lường.
Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng, sạt lở bờ biển… đang là
“điểm nóng” gây ra những tổn thất lớn về KT-XH, sinh thái - môi trường và sinh
kế của người dân, gây nhiều bức xúc, đòi hỏi các nhà khoa học và các nhà hoạch
định chính sách phải có những nghiên cứu sâu sắc về lý luận, đánh giá đúng thực
tiễn mới có được lời giải thiết thực.
Để góp phần vào giải quyết vấn đề trên, là một người dân và cán bộ sống
trong V ng, dựa trên vốn tri thức đã thu nhận được, tôi chọn đề tài “Kinh tế biển
ở vùng Tây Nam của Việt Nam trong điều kiện hội nhập qu c tế” để nghiên cứu
làm luận án Tiến sĩ kinh tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hoá, bổ sung và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về KTB gắn với
điều kiện HNQT, để đánh giá thực trạng KTB ở VTN của Việt Nam những năm
gần đây, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển đúng
hướng, có hiệu quả lĩnh vực kinh tế này của Vùng trong thời gian tới.



3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá, bổ sung và làm rõ cơ sở lý luận về KTB trong điều kiện
HNQT của Việt Nam.
- Tìm hiểu kinh nghiệm hoạt động KTB của một số v ng trong nước nhằm
rút ra bài học cho phát triển KTB của VTN của Việt Nam.
- Phân tích và đánh giá thực trạng KTB ở VTN của Việt Nam trong điều
kiện HNQT từ năm 2006 đến nay.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp để đẩy mạnh hoạt động KTB ở VTN
của Việt Nam trong điều kiện HNQT thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.

i tư ng nghiên cứu của luận n

Luận án nghiên cứu lý luận và thực tiễn KTB ở VTN của Việt Nam trong
điều kiện HNQT, trọng tâm là nghiên cứu KTB với tư cách là hệ thống quan hệ
kinh tế đặc th được hình thành, vận động và phát triển thông qua các ngành
KTB cơ bản như: thủy sản, du lịch biển, kinh tế hàng hải, khai thác khoáng sản
biển và một số ngành KTB khác ở VTN của Việt Nam trong điều kiện HNQT.
3.2. Ph m vi nghiên cứu
- Về nội dung: KTB có phạm vi nghiên cứu rất rộng, luận án chỉ tập
trung nghiên cứu hệ thống quan hệ kinh tế đặc th được hình thành, vận động
và phát triển thông qua các ngành KTB diễn ra trên biển, ven biển và hải đảo,
với nội dung sau:
+ Về lý luận, tác giả nghiên cứu KTB trên các khía cạnh: Khái niệm, đặc
trưng, cấu trúc, vai trò, HNQT và quan hệ của nó đối với KTB, nội dung, tiêu chí
đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến KTB. Hướng nghiên cứu HNQT về KTB

sẽ tập trung vào hội nhập về kinh tế trong điều kiện toàn cầu hóa, khu vực hóa và
tự do hóa thương mại.
+ Về thực tiễn, tác giả hướng vào tìm hiểu thể chế KTB, hình thức tổ chức,
kết quả và tác động của hoạt động KTB đối với đời sống kinh tế, xã hội, QPAN
của đất nước.


4
+ Nghiên cứu thực trạng KTB ở VTN của Việt Nam để đề xuất quan điểm
và giải pháp thiết thực đẩy mạnh hoạt động KTB ở V ng thời gian tới.
- Về không gian: Phạm vi nghiên cứu thực tiễn là KTB ở VTN của Việt
Nam bao gồm 2 tỉnh Kiên Giang và Cà Mau; nghiên cứu kinh nghiệm đẩy mạnh
hoạt động KTB của một số vùng biển quốc tế và trong nước.
- Về thời gian: Phạm vi khảo sát và đánh giá thực tiễn để nghiên cứu: giai
đoạn 2006-2017; thời gian dự báo và đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động
KTB tính đến năm 2025.
4. Câu hỏi nghiên cứu của luận án
Câu hỏi 1: Khái niệm, các bộ phận cấu thành, đặc trưng và vai trò của
KTB ở VTN của Việt Nam trong điều kiện HNQT theo góc độ nghiên cứu của
chuyên ngành kinh tế chính trị?
Câu hỏi 2: Hoạt động KTB trong điều kiện HNQT có những nội dung gì?
Tiêu chí nào để đánh giá KTB xét trong bối cảnh HNQT? Những nhân tố nào ảnh
hưởng đến KTB trong điều kiện HNQT?
Câu hỏi 3: Thực trạng KTB ở VTN của Việt Nam trong điều kiện HNQT
có gì nổi bật?
Câu hỏi 4: Những giải pháp cơ bản để phát triển KTB ở VTN của Việt
Nam trong điều kiện HNQT?
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy

vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp
với tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt
Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những tri thức khoa học kinh tế có liên quan
đến đề tài.
5.2. Phương ph p nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu ph hợp với chuyên ngành
kinh tế chính trị như: Trừu tượng hóa khoa học, logic kết hợp với lịch sử, phân tích


5
tổng hợp, tổng kết thực tiễn, qui nạp…được sử dụng cơ bản trong các chương, tiết
của luận án, đi sâu nghiên cứu bản chất của KTB trong điều kiện HNQT. Diễn
giải, lập luận vấn đề KTB theo quá trình hình thành, vận động, phát triển và đặt
trong bối cảnh lịch sử cụ thể gắn với tính logic, biện chứng. Coi trọng tổng kết thực
tiễn, phân tích các hiện tượng, những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ
trong KTB. Trên cơ sở đó, tổng hợp khái quát lại thành những khái niệm, phạm
tr , những vấn đề lý luận cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.
Ngoài ra luận án còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như:
+ Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Tác giả thu thập thông tin thứ
cấp từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố, Nghị quyết của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các báo cáo của Ủy ban nhân dân
(UBND) các tỉnh và số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh Cà Mau và Kiên
Giang, thông tin trên internet...để phục vụ nghiên cứu luận án (Xem Phụ lục 13).
+ Phương pháp điều tra xã hội học: Tác giả thu thập thông tin sơ cấp bằng
bảng hỏi, lấy mẫu đại diện người lao động là: Cán bộ quản lý Nhà nước, đơn vị sự
nghiệp, doanh nghiệp và hộ sản xuất, kinh doanh KTB ở 9/14 huyện, thị, thành
phố ven biển và hải đảo thuộc VTN của Việt Nam. Bảng hỏi được thiết kế với 14
câu hỏi, sai số cho phép ±5%, tổng số 500 phiếu, độ tin cậy 95%. Khảo sát 50
phiếu tại các cơ quan cấp tỉnh Cà Mau và Kiên Giang, 450 phiếu tại 07 huyện, thị,
thành phố ven biển và 02 huyện đảo của V ng nhằm thu thập những thông tin cần

thiết về KTB để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của luận án (Xem Phụ lục 8).
+ Phương pháp mô hình hoá và mô phỏng số liệu: Luận án sử dụng các
phương pháp định lượng như mô hình hồi quy tuyến tính, hồi quy tương quan, mô
hình hàm Cobb-Douglas để xây dựng các tiêu chí đánh giá và dự báo KTB ở
VTN của Việt Nam trong điều kiện HNQT. Và sử dụng phương pháp mô phỏng
để xử lý số liệu nghiên cứu, ứng dụng các phần mềm phân tích dữ liệu, các hàm
có trong Microsoft Excel 2010 để tính toán, dự báo.
+ Phương pháp thống kê, so sánh: Trình bày kết quả nghiên cứu dưới dạng
bảng, biểu đồ, đồ thị, hàm số…để đánh giá thực trạng KTB ở VTN của Việt Nam


6
trong điều kiện HNQT, kết hợp với phương pháp so sánh để đánh giá mức độ phát
triển KTB của V ng so với các v ng khác trong cả nước.
+ Phương pháp tham vấn và phân tích SWOT: Tác giả sử dụng phương
pháp tham vấn các cơ quan hữu quan, các chuyên gia để hỗ trợ cho việc nghiên
cứu luận án. Đồng thời, d ng phương pháp phân tích SWOT để phân tích và đánh
giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của KTB ở VTN của Việt Nam.
+ Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp kế thừa có chọn lọc một số
kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan, bảo đảm tính kế thừa trong
quá trình nghiên cứu khoa học. Xử lý số liệu nghiên cứu bằng phần mềm
Microsoft Excel năm 2010.
6. Đóng góp khoa học của luận án
6.1. Về học thuật, lý luận
- Hệ thống hóa các lý thuyết và đúc rút kinh nghiệm về đẩy mạnh hoạt
động KTB ở một số v ng biển của quốc tế và trong nước để bổ sung lý luận KTB
ở VTN của Việt Nam trong HNQT.
- Đưa ra khái niệm KTB dưới góc độ kinh tế chính trị, làm rõ bản chất, các
bộ phận cấu thành, đặc trưng, vai trò, nội dung, tiêu chí đánh giá và những nhân tố
ảnh hưởng đến KTB trong điều kiện HNQT.

6.2. Về thực tiễn
- Tổng kết, đánh giá thực trạng KTB ở VTN của Việt Nam trong HNQT
giai đoạn 2006-2017, làm rõ thành tựu, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động KTB ở VTN
của Việt Nam trong HNQT đến năm 2025.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được
kết cấu thành 4 chương 12 tiết.


7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN KINH TẾ BIỂN TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ
BIỂN TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

1.1.1. Các nghiên cứu về khái niệm, đặc trƣng của kinh tế biển
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1985), trong cuốn sách “Kinh tế biển và khoa
học kỹ thuật về biển ở nước ta”, đã nêu lên những hiểu biết cần thiết về KTB và
ứng dụng khoa học kỹ thuật về biển, theo ông KTB là nền kinh tế tổng hợp, có cơ
cấu phức hợp đa ngành bao gồm đánh bắt, nuôi trồng, chế biến hải sản; kinh tế
cảng, vận tải biển, đóng tàu; khai thác khoáng sản biển; du lịch… những hoạt động
KTB diễn ra ở v ng ven biển, trên các đảo, cả ở ngoài biển và thềm lục địa; đặc
biệt ông rất chú trọng việc kết hợp làm kinh tế với thực hiện nhiệm vụ QPAN; tăng
cường hợp tác quốc tế để khai thác, sử dụng biển, nghiên cứu sử dụng năng lượng
thủy triều để sản xuất điện… Cuốn sách đã trở thành một pho tài liệu rất quý giá
đặt ra cho giới khoa học ngày nay những vấn đề mang tính vượt thời gian, để tiếp
tục nghiên cứu, vận dụng đề ra những giải pháp phát triển KTB trong HNQT [40].
Dr.Daniel Georgianna (2000), trong bài: “The Massachusetts marine

economy” (Kinh tế biển tiểu bang Massachusetts), nghiên cứu về những đặc trưng
cơ bản và sự vận động phát triển của các ngành KTB tại tiểu bang Massachusetts.
KTB bao gồm các ngành công nghiệp thủy sản, thương mại; vận tải biển, du lịch,
vui chơi giải trí; công nghệ hàng hải và giáo dục; xây dựng ven biển và bất động
sản... Hoạt động KTB đã giải quyết việc làm cho trên 81.808 lao động, tạo ra thu
nhập gần 2 tỷ USD năm 1997, trong đó, có gần 50% việc làm trong ngành thủy sản,
33% trong các ngành vận tải biển, du lịch và giải trí biển. Các ngành công nghệ,
giáo dục và xây dựng biển sử dụng hơn 15% lao động KTB, với mức lương trung
bình hàng năm khoảng 23.000 USD/người. Ngành KTB có mức lương cao là
nghiên cứu KH&CN và giáo dục biển, các ngành có mức thu nhập thấp hơn như
dịch vụ ăn uống, khai thác, chế biến thuỷ sản,… Tác giả cho rằng, KTB có mức


8
đóng góp rất quan trọng đối với sự thịnh vượng của nền kinh tế và đánh giá các
ngành KH&CN và giáo dục biển của tiểu bang Massachusetts phát triển mạnh mẽ,
đã tạo dựng được hệ thống cơ sở - vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực khá đồ sộ,
thúc đẩy KTB tăng trưởng vững chắc. Tác giả dự báo các ngành du lịch biển,
KH&CN và giáo dục biển sẽ có bước phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai [119].
Douglas-Westwood Limited (2005), bài: “Marine industries global market
analysis” (Phân tích thị trường toàn cầu các ngành công nghiệp biển), là báo cáo
quốc tế nhằm chuẩn bị cho những yêu cầu về sự hiểu biết và những quan điểm mới
về KTB trên phạm vi toàn cầu, cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng chiến
lược biển của giai đoạn (2006-2012) của các nước có biển. Tác giả tập trung phân
tích, đánh giá và ghi nhận sự đóng góp của các ngành KTB như: Vận tải biển, đóng
tàu, dịch vụ cảng biển; du lịch biển; khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản; sản
xuất rong và tảo; thăm dò và khai thác dầu khí; phát triển năng lượng tái tạo; cung
cấp thiết bị, công nghệ thông tin; công nghệ sinh học biển; giáo dục và huấn luyện
kiến thức về biển; nghiên cứu KH&CN biển;… Đây là những ngành KTB phổ biến
của các nước trên thế giới. Tác giả đã gợi ý chính sách mang tầm chiến lược cho

việc xây dựng quy hoạch phát triển KTB bền vững trong HNQT [120].
Sarah Gardner, Matthew Tonts and Carmen Elrick (2006), trong cuốn
“Asocio - economic analysis and description of the marine industries of Australia’s
south-west marine region”, (Phân tích và mô tả kinh tế - xã hội của các ngành công
nghiệp biển của v ng Tây Nam nước Úc) đã tập trung phân tích tình hình KT-XH
v ng ven biển và mô tả những đặc trưng cơ bản của KTB ở v ng Tây Nam của
nước Úc, các hoạt động KTB đã được hình thành cách đây khoảng 40.000 năm, vận
động và đã phát triển nhanh qua nhiều giai đoạn, đặc biệt là từ đầu thế kỷ 19, trong
suốt thế kỷ 20, và nhất là từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II đến nay, các ngành
KTB phát triển nhanh chóng và có cấu trúc rất phức tạp. Tác giả cho rằng KTB
gồm các ngành: dịch vụ cảng biển, vận tải biển, đóng tàu; dầu khí, du lịch biển, khai
thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản; năng lượng biển; xây dựng hệ
thống cáp ngầm dưới đáy biển; hoạt động QPAN;… là những ngành có đóng góp


9
lớn trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động và cung cấp
phúc lợi xã hội chủ yếu của nước Úc. Cuốn sách cũng chỉ ra những hạn chế của
KTB ở v ng này như: mất cân đối trong cấu trúc KTB, tiềm ẩn nguy cơ khủng
hoảng, ô nhiễm môi trường biển, sự phát triển thiếu tính bền vững… Để khắc phục
cần phải thay đổi cấu trúc KTB, chú ý phát triển các ngành công nghiệp biển mới,
thực hiện chiến lược công nghiệp hóa sạch, bảo vệ môi trường để đảm bảo phát
triển bền vững…Cuốn sách có hàm lượng khoa học tốt, gợi ý một cách tư duy mới
về KTB trong điều kiện HNQT [132].
Thế Đạt (2009), trong cuốn sách “Nền kinh tế các tỉnh vùng biển Việt Nam”,
đã tập trung nghiên cứu những đặc trưng cơ bản về KT-XH ở các tỉnh ven biển dọc
theo chiều dài của đất nước (3.260 km) gồm 3 khu vực: Bắc, Trung và Nam bộ với
những nét đặc th độc đáo về môi trường tự nhiên, phức hệ sinh thái và sự phát
triển KT-XH ở mỗi khu vực cũng có nét riêng, do đó mỗi khu vực bên cạnh việc
áp dụng những giải pháp, cơ chế chính sách chung của cả nước, cũng cần xem xét

cho mỗi v ng có cơ chế chính sách đặc th , mới khai thác có hiệu quả tiềm năng
KTB của mỗi v ng. Cuốn sách gợi ra cách tư duy mới về tính đặc th tự nhiên,
KT-XH của mỗi v ng biển, vì vậy phải có giải pháp đặc th trong phát triển KTB
ở mỗi v ng mới đạt hiệu quả như mong muốn [37].
Nhìn chung, những kết quả nghiên cứu của các công trình nói trên có phạm
vi nghiên cứu rộng, đề cập nhiều vấn đề về KTB, nổi bật nhất là đã nêu lên những
hiểu biết cần thiết về khái niệm, các bộ phận cấu thành và đặc trưng của KTB trong
HNQT, đều có tính gợi ý và giá trị tham khảo cho tác giả nghiên cứu luận án tiến sĩ.
1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến vai trò của kinh tế biển trong hội
nhập quốc tế
C.Mác và Ph.Ăngghen (1848), trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng
sản” đã chỉ ra vị trí, vai trò quan trọng của KTB đối với sự phát triển của nhân loại,
đó là “Việc tìm ra Châu Mỹ và con đường biển vòng Châu phi đã đem lại một địa
bàn hoạt động mới cho giai cấp tư sản vừa mới ra đời… đã đem lại cho thương
nghiệp, cho ngành hàng hải, cho công nghiệp, một sự phát đạt chưa từng có” [57,


10
tr.596]. Các quan hệ KTB đã trở nên phổ biến, làm cầu nối cho sự giao thương,
buôn bán giữa các quốc gia sôi nổi, tạo ra những bước đột phá “thúc đẩy cho
thương nghiệp, hàng hải, những phương tiện giao thông tiến bộ phát triển mau
chóng lạ thường”. Các mối quan hệ buôn bán quốc tế gia tăng, phát triển kỹ thuật
đóng tàu có trọng tải lớn, có thể chở hàng hoá đi xa, C.Mác và Ăngghen nhấn
mạnh: “Nhờ cải tiến mau chóng công cụ sản xuất và làm cho các phương tiện giao
thông trở nên vô c ng tiện lợi, giai cấp tư sản lôi cuốn đến cả những dân tộc dã
man nhất vào trào lưu văn minh” [57, tr.597]. Kinh tế hàng hải làm nên một “cuộc
cách mạng thực sự” trong lĩnh vực giao thông, giúp loài người khám phá tri thức
mới về Trái đất, về đại dương, tìm ra những v ng đất mới, đem về cho tầng lớp
thương nhân châu Âu những nguyên liệu quý giá vô tận, những kho vàng bạc,
châu báu khổng lồ. Kinh tế hàng hải cũng thúc đẩy thương nghiệp phát triển, làm

cho đời sống ở các thành thị châu Âu trở nên phồn vinh, thúc đẩy xu thế HNQT
như một nhu cầu cấp thiết.
V.I. Lênin cũng đánh giá cao vai trò của KTB đối với KT-XH, trong bài
viết: “Trọn một chục bộ trưởng “xã hội chủ nghĩa”, khi phân tích về “sự phát triển
của đế quốc Đan Mạch”, đã nhấn mạnh: “quốc gia này đã thu được những món lợi
nhuận siêu ngạch nhờ xuất cảng hàng hoá sang Luân Đôn bằng đường biển” và
ông cho rằng: “Vận chuyển hàng hoá bằng đường biển là vận chuyển rẻ nhất” [53,
tr.248]. Trong cuốn sách bàn về “Thuế lương thực”, V.I. Lênin đặc biệt chú ý các
tô nhượng về cảng biển, vận tải biển, dầu khí…Theo ông các tô nhượng này
thường có tỷ suất lợi nhuận cao, nên có khả năng thu hút mạnh các nhà đầu tư
ngoại quốc, do đó có thể sử dụng để thu hút kỹ thuật của các chuyên gia tư sản…
Đồng thời, có thể lợi dụng nó để gây mâu thuẫn, phân hoá các nước đế quốc với
nhau, thông qua đó bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển và tránh cho nước Nga
khỏi phải đương đầu với các cuộc chiến tranh. Khi bàn về dự án tô nhượng bán đảo
Cam-tsat-ca, là dự án tô nhượng lớn với “một hải cảng mở quanh năm, có thể đặt
bến tàu quân sự, có dầu mỏ và cả than nữa,… bán đảo này trước đây thuộc đế quốc
Nga nhưng đã bị Nhật Bản chiếm giữ và kiểm soát...” [52, tr.54]. V.I.Lênin kiến


11
nghị nên ký kết hiệp ước với các nhà tư bản Mỹ để họ khai thác, sẽ đem lại nhiều
lợi ích cho nước Nga, xem như một kế sách tối ưu lợi dụng mâu thuẫn giữa “ Mỹ Nhật” thông qua lợi ích kinh tế, giúp nước Nga thu hồi được bán đảo Cam-tsat-ca
một cách hoà bình, vừa thu được 2% lợi ích từ khai thác dầu mỏ, vừa hấp thụ được
kỹ thuật khai thác dầu khí, xây dựng cảng biển, và kỹ thuật hàng hải của các
chuyên gia tư sản... vừa ngăn chặn và đẩy l i nguy cơ chiến tranh, tạo môi trường
hòa bình, phát triển kinh tế, củng cố QPAN. Để thực hiện thành công tô nhượng
dầu khí, V.I.Lênin cho rằng phải tăng cường xúc tiến đầu tư, giới thiệu, tuyên
truyền “làm cho tư bản Mỹ quan tâm đến dầu mỏ của chúng ta” và ông “đồng ý
xuất chi tới 10 vạn USD để trả công cho những cuộc thăm dò của Công ty Pha-unđây-sơn (Mỹ) với điều kiện là phải có sự tham gia của các cán bộ và các chuyên
gia của chúng ta và phải cung cấp cho chúng ta mọi chi tiết của những cuộc thăm

dò” [53, tr.236]. Dầu khí là ngành KTB rất quan trọng, vì vậy ngay từ những năm
đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, V.I Lênin đã chú trọng thu hút tư bản
ngoại quốc đầu tư và hợp tác quốc tế để khai thác thông qua chính sách tô nhượng.
Ông viết: “chúng ta giao mỏ dầu cho những nhà tư bản ngoại quốc để nhận của họ
những sản phẩm công nghiệp, những máy móc… và như vậy phục hồi nền công
nghiệp của chúng ta” [53, tr.58]. Nhờ các dự án tô nhượng KTB, một số ngành
công nghiệp biển của nước Nga như: khai thác, chế biến dầu khí, kinh tế hàng
hải… đã phát triển với nhiều kinh nghiệm tiên tiến với kỹ thuật và thiết bị hiện đại
của nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa, mang lại hiệu quả cao.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong nhiều tác phẩm đã rất đề cao vai trò của KTB
với phát triển KT-XH và bảo vệ Tổ quốc, có thể nói ý thức và ý chí biển cả của
Việt Nam được hội tụ trong câu nói bất hủ của Người: “Biển bạc của ta do nhân
dân ta làm chủ” [60, tr.504]. Trong bài nói chuyện khi về thăm tỉnh Quảng Bình,
Bác khẳng định “nghề biển, nghề rừng cũng quan trọng không kém nghề ruộng”
[59, tr.22]. Trong bài nói chuyện tại làng cá Tuần Châu (Quảng Ninh) và Cát Bà
(Hải Phòng), Bác động viên: “Ngư dân phải khỏe mạnh hơn nữa mới đi được
biển,… nghề cá ở đảo rồi đây phải đưa máy móc vào. Đảng và Chính phủ sẽ giúp


12
đỡ bà con sắm thuyền lưới tốt hơn để phát triển sản xuất” [61]. Bác mong muốn
nước ta sớm có “cảng biển hiện đại”, Bác rất đề cao vai trò của vận tải biển, trong
bài nói chuyện khi đến thăm cảng Hải Phòng ngày 30/5/1957, Bác nhắc nhở:
“Cảng ta là cảng cửa ngõ miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Toàn dân ta ở miền Bắc đang
làm một cuộc cách mạng để không còn nghèo nàn và lạc hậu” [59, t.10, tr.561].
Bác Hồ cũng là người đã sớm nhìn ra vai trò của biển đảo Việt Nam đối với phát
triển du lịch, trong bài nói chuyện khi đến thăm tỉnh Quảng Ninh, Người cho rằng
du lịch biển đảo là ngành “hốt bạc”, kiếm được nhiều ngoại hối cho quốc gia trong
tương lai [61]. Theo Bác, biển nước ta còn có vai trò rất quan trọng đối với QPAN,
trong bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ cải cách miền biển ngày 10/4/1956, Bác

phân tích: “Đồng bằng là nhà, mà biển là cửa. Giữ nhà mà không giữ cửa có được
không? Kẻ gian tế nó sẽ vào chỗ nào trước? Nó vào ở cửa trước. Vì vậy ta phải
giáo dục cho đồng bào biết bảo vệ bờ biển” [59, t.8, tr.149-151]. Người cũng luôn
quan tâm đến đời sống các chiến sĩ trên các hải đảo của Tổ quốc. Cổ vũ lòng yêu
nước, yêu quê hương của các chiến sĩ, tinh thần gìn giữ biển, đảo như gìn giữ chính
nhà mình và vạch hướng xây dựng các đảo thành những mảnh đất giàu mạnh.
B i Tất Thắng (2007), trong các bài viết “Sự phát triển kinh tế biển và chiến
lược biển của một số nước trên thế giới” và “Về chiến lược phát triển kinh tế biển
của Việt Nam”, đã phân tích vị trí, vai trò rất quan trọng của biển và đại dương
trong thế kỷ 21. Các quốc gia có biển đều hướng mạnh ra biển để khai thác tiềm
năng biển, xây dựng chiến lược biển để phát huy vai trò của KTB, làm giàu từ
biển. Đến nay, các nước phát triển trên thế giới, đặc biệt là các nước lớn đều có
chiến lược biển, để phát triển KTB đạt được nhiều lợi ích to lớn. Việt Nam muốn
“trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển”, phải tập trung các nguồn lực
phát triển KTB, đồng thời phải tích cực và chủ động HNQT [74].
Nguyễn Nhâm (2008), trong bài viết “Các nước lớn điều chỉnh chiến lược
biển, những quan tâm từ góc độ kinh tế biển của Việt Nam”, đã đề cập đến việc
các nước lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc,… đều đã thực hiện điều chỉnh chiến lược
biển, coi biển và đại dương là kho dự trữ chiến lược là nơi dự trữ cuối c ng của


13
loài người về lương thực, thực phẩm, năng lượng trong thế kỷ 21 và tiếp đó. Từ đó,
cho thấy Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 là một quyết sách rất đúng đắn,
hợp lòng dân, phát huy vai trò của KTB góp phần giúp Việt Nam vươn ra biển,
làm giàu từ biển, và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc [66].
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD (2016), trong cuốn “The
Ocean Economy in 2030” (Kinh tế Đại dương năm 2030) đã khẳng định tầm quan
trọng của KTB đối với sự phát triển thịnh vượng của nhân loại trong tương lai.
Thực tế KTB trên thế giới đã có nhiều đóng góp cho các chỉ tiêu tạo việc làm, thu

nhập, tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, phát triển khoa học và công nghệ…mang lại
những lợi ích đầy ấn tượng cho các quốc gia [126].
Các công trình nghiên cứu trên đã khẳng định vai trò rất quan trọng của
KTB đối với đời sống của con người trong thế kỷ 21 và tiếp đó, nhấn mạnh cần
phát huy vai trò của KTB trong điều kiện HNQT, để thu được nhiều lợi ích, đi lên
từ biển, làm giàu từ biển.
1.1.3. Những nghiên cứu về nội dung đẩy mạnh hoạt động kinh tế biển
trong hội nhập quốc tế
Brian Roach, jonathan Rubin and Charles Rorris (1999), trong bài
“Measuring Maine’s marine economy” (Đo kinh tế biển của tiểu bang Maine),
nhằm rà soát chính sách tại tiểu bang này, các tác giả đã nêu lên sự khó khăn trong
đánh giá KTB của Maine, hiện chưa có các tiêu chí đánh giá KTB được chấp nhận
rộng rải, cũng như chưa sẵn có dữ liệu thống kê, chưa có sự thống nhất phương
pháp đo KTB. Các ngành KTB vừa có một phần phụ thuộc biển, vừa có một phần
không phụ thuộc biển. Tiểu bang Maine của Hoa Kỳ có 4.500 dặm bờ biển, 4.600
hòn đảo, kinh tế thuần biển đóng góp 2,8 tỷ USD, chiếm 7,8% thu nhập quốc dân
của tiểu bang vào năm 1999. Các hoạt động KTB cụ thể như nghề cá thương mại
(gồm đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ thuỷ sản), giải trí và du lịch biển,
giao thông hàng hải (gồm vận chuyển hàng hoá và hành khách bằng đường biển,
vận tải phà, bến du thuyền, bến tàu, cảng), đóng và sửa chữa tàu thuyền, hoạt động
quốc phòng, các hoạt động khác như nghiên cứu khoa học, giáo dục, và quản lý


14
biển,…Các tác giả dự báo KTB Maine sẽ tiếp tục có bước phát triển mạnh trong
tương lai, nhất là trong các lĩnh vực du lịch biển và công nghệ sinh học biển. Từ
đó, các tác giả nhấn mạnh cần phải thống nhất định nghĩa, các phương pháp đo
lường KTB của tiểu bang Maine, và đưa ra một số ý kiến về xây dựng các thước
đo tổng thể, ph hợp để đánh giá chính xác KTB của một địa phương [115].
Admimal James D.Walkins (Chairman) (2004), trong “An Ocean Blueprin

for the 21 st century” (Một Kế hoạch chi tiết Đại dương cho thế kỷ XXI) của Hoa
Kỳ, cuốn sách là bản Chiến lược biển đồ sộ, được soạn thảo công phu, dưới sự chỉ
đạo của Tổng thống Mỹ, đã vạch ra các kế hoạch hành động chi tiết cho quản lý
biển và đại dương, phát triển KTB bền vững, và làm rõ nội dung cơ bản hoạt động
KTB gồm sản xuất thực phẩm, năng lượng, khai thác khoáng sản, giải trí và du
lịch, vận tải biển, dược phẩm, bảo tồn sự đa dạng sinh học. Các tác giả dự báo
trong tương lai, vùng bờ biển sẽ là nơi hấp dẫn để cư trú, làm việc và giải trí. Trên
cơ sở phân tích một cách khoa học về sự vật, hiện tượng, các hoạt động của con
người, các mối tương tác, ảnh hưởng và các quy luật tự nhiên, kinh tế, xã hội gắn
với biển và đại dương, bản Chiến lược đã đưa ra những khuyến nghị giúp nước
Mỹ áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật, công nghệ; cải thiện giáo dục, đào
tạo; cải thiện quản lý; liên kết và phối hợp giữa các v ng biển, giữa các cơ quan để
tổ chức phát triển KTB, ứng phó với những tác động bất lợi của khí hậu, thời tiết,
và các tác động tiêu cực của con người đến môi trường biển và đại dương, bảo
đảm sự phát triển vền vững cho tương lai [113].
Sherry Heileman (2008), trong cuốn “A handbook for measuring the
progress and outcomes of interated coastal and ocean management”, (Sổ tay đánh
giá tiến độ và kết quả của công tác quản lý tổng hợp biển và v ng bờ biển). Tác giả
tập hợp nhiều bài viết nêu ra những nhận thức mới về chức năng, nguyên tắc, quá
trình nghiên cứu tổng hợp biển và v ng bờ biển, hệ thống hóa các chính sách, thể
chế về kinh tế, chính trị, xã hội và việc lựa chọn chúng để áp dụng trong quản lý
tổng hợp biển và vùng bờ biển. Đây là tài liệu rất hữu ích cho việc nghiên cứu nội
dung phát triển KTB trong HNQT, đặc biệt là phục vụ cho mục đích đề xuất cơ
chế chính sách, giải pháp phát triển KT-XH ở một v ng biển [133].


15
Vũ Trụ Phi (2008), trong bài viết “Phát triển bền vững vận t i biển trong
hội nhập kinh tế quốc tế g n với b o đ m


PAN”, và các tác giả Quốc Toản,

Mạnh H ng, Mạnh Dũng (2008), trong bài viết “Kết hợp phát triển KTB với tăng
cường

PAN b o vệ chủ quyền biển đ o trong tình hình mới”, các tác giả đều

khẳng định Chiến lược phát triển đất nước trong điều kiện HNQT là phải gắn kết
chặt chẽ giữa phát triển KTB với tăng cường QPAN. Đó là nét độc đáo trong trong
lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Tất cả các ngành KTB
phải cố gắng thực hiện tốt chiến lược kết hợp đó. Việc thực hiện tốt chiến lược phát
triển KTB gắn với QPAN sẽ mang lại sự phát triển bền vững cho các ngành KTB
cũng như cho toàn đất nước. Các tác giả cũng đã đề xuất nhiều nội dung phát triển
KTB bền vững, phải kết hợp chặt chẽ với QPAN trong điều kiện HNQT [69].
Trần Đình Thiên (2011), trong “Về chiến lược kinh tế biển của Việt Nam”,
cho rằng Việt Nam có hai lợi thế về KTB là tiềm năng tự nhiên, tiềm năng vị thế
địa kinh tế và địa chính trị đặc biệt. Do đó, phải chuyển nhanh từ phương thức
truyền thống chủ yếu hướng vào khai thác tài nguyên thô, sang phương thức kết
hợp: khai thác mặt tiền biển - lợi thế địa chiến lược và tự do hóa thương mại. Điều
này đã làm nên sự thành công của nhiều quốc gia đi trước trong nỗ lực phát triển
KTB để trở thành cường quốc biển. Việt Nam không thể khai thác biển hiệu quả,
nếu không khẳng định được sự hiện diện của mình trên đại dương với tư cách là
một thực lực, tốt nhất là tư cách của một cường quốc biển, vì vậy đã đến lúc Việt
Nam cần có những đột phá mới trong tư duy và chiến lược phát triển KTB [78].
Paul S. Giarra (2012), trong cuốn “Hàng h i nổi bật của Trung uốc: Chiến
lược cạnh tranh trên đại dương trong thế kỷ 21”, trình bày sự nổi lên của Trung
Quốc sẽ tiếp tục phá vỡ trật tự thế giới và thách thức lợi ích quốc gia của Mỹ.
Trung Quốc thiết lập kế hoạch để chiến thắng và vươn lên nổi bật là kinh tế hàng
hải quanh theo trục tam giác chiến lược bao quanh các đảo Sakhalin, Singapore và
Guam; qua Ấn Độ Dương và dọc theo tuyến đường hàng hải từ San Diego đến

Singapore. Đã cho thấy mối quan tâm hàng đầu của các cường quốc trên thế giới
thực hiện tái cấu trúc KTB, điều chỉnh chiến lược biển để vươn ra biển, làm giàu từ
biển và chiến lược phòng thủ trên các đại dương của họ [128].


16
Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã đề cập đến những vấn đề về chiến lược
chính sách, tiêu chí đánh giá KTB; cơ chế quản lý KTB; kết hợp KTB với QPAN;
liên kết vùng và phối hợp trong phát triển KTB; vai trò của nhà nước;… Tuy
nhiên, vẫn còn thiếu các tiêu chí đánh giá KTB được chấp nhận rộng rãi, cũng như
còn thiếu cơ sở dữ liệu KTB và luận cứ khoa học cho việc hoạch định chiến lược,
chính sách, và tái cơ cấu KTB ở một v ng biển trong điều kiện HNQT.
1.1.4. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến kinh tế biển trong hội
nhập quốc tế
Bộ Thuỷ sản (1996), trong cuốn “Nguồn lợi thuỷ s n Việt Nam”, đã phân
tích nguồn lợi thủy sản ở v ng biển và ven biển Việt Nam rất đa dạng, phong phú,
có trữ lượng khá lớn. Trong đó, có nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, cho
phép Việt Nam có thể lựa chọn phát triển mạnh ngành kinh tế thuỷ sản. Tuy nhiên,
việc khai thác thuỷ sản quá mức bằng phương tiện có tính chất hủy diệt như: cào
bờ xiệp mé, d ng thuốc nổ,... nguồn lợi thủy sản có dấu hiệu bị cạn kiệt, tác động
tiêu cực đến phát bền vững KTB trong điều kiện HNQT. Do đó, việc bảo vệ nguồn
lợi thuỷ sản để đảm bảo có được ngư trường ổn định, khai thác lâu dài đang đặt ra
rất cấp bách hiện nay [15].
Phạm Văn Giáp, Phan Bạch Châu và Nguyễn Ngọc Huệ (2002), trong cuốn
“Biển và c ng biển thế giới”, đã giới thiệu khái quát các cảng biển lớn trên khắp thế
giới, thường xuyên chịu tác động sâu sắc bởi những yếu tố đặc th của môi trường
biển và đại dương. Trong đó, đặc điểm của các yếu tố về khí tượng, thủy văn của
biển Đông có ảnh hưởng mạnh đến các hoạt động khai thác cảng biển của Việt
Nam. Trên cơ sở những khái quát đó, cuốn sách đã luận giải và đề xuất những định
hướng lớn để xây dựng và khai thác có hiệu quả các cảng biển của Việt Nam [41].

Đỗ Hoài Nam (2003), trong cuốn “Phát triển kinh tế - xã hội và môi trường
các tỉnh ven biển Việt Nam”, đã nghiên cứu, khảo sát và đánh giá điều kiện tự
nhiên, KT-XH và môi trường ở các tỉnh ven biển Việt Nam cho thấy các nhân tố
được khảo sát có ảnh hưởng sâu sắc đến phát triển KTB trong điều kiện HNQT.


17
Muốn phát triển KT-XH ở các tỉnh ven biển hiệu quả phải có những giải pháp, cơ
chế chính sách ph hợp với tính đặc th về điều kiện tự nhiên, KT-XH và môi
trường vùng ven biển, tận dụng những tác động tích cực, hạn chế những tác động
tiêu cực để phát triển bền vững. Cuốn sách gợi ý tư duy mới về áp dụng hệ thống
giải pháp, cơ chế chính sách đặc th ở các tỉnh ven biển, khai thác các nhân tố ảnh
hưởng tích cực để phát triển hiệu quả KTB trong điều kiện HNQT [64].
Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), trong Đề án “Tổng thể về điều tra cơ
b n và qu n lý tài nguyên môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm
2020”, đã nghiên cứu và điều tra cơ bản các nhân tố về điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên và môi trường biển Việt Nam, xác định đây là một trong
những yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến phát triển KTB, để xây dựng cơ sở khoa
học cho việc quản lý và khai thác có hiệu quả tiềm năng KTB gắn với bảo vệ chủ
quyền quốc gia, từng bước đưa Việt Nam trở thành quốc gia giàu lên từ biển,
mạnh về biển [13].
Nguyễn Chu Hồi (2014), trong bài “Đại dương trong ứng phó biến đổi khí
hậu”, cho rằng BĐKH và biến đổi đại dương có liên quan chặt chẽ với nhau thông
qua quá trình tương tác của chúng trong tự nhiên và có tầm ảnh hưởng rất lớn đến
các nguồn tài nguyên và môi trường biển. Quá trình khai thác biển và đại dương
làm nguồn tài nguyên cạn kiệt dần và ô nhiễm nghiêm trọng… BĐKH gia tăng
làm ảnh hưởng xấu đến đời sống con người ở trái đất. Theo đó, tác giả đề xuất các
giải pháp thực hiện tăng trưởng xanh, với nguồn vốn tự nhiên, đại dương, đô thị
xanh, cảnh quan và năng lượng bền vững [44].
Các công trình nghiên cứu trên đã tập trung làm rõ một số yếu tố về xu thế

phát triển của thị trường và nguồn tài nguyên biển, ảnh hưởng của BĐKH toàn cầu
và từ nội tại quá trình hoạt động KTB chỉ ra các tác động tích cực, tạo động lực đẩy
mạnh hoạt động KTB và tác động tiêu cực, yếu tố cản trở, nêu ra các cách thức lựa
chọn sử dụng các nhân tố phát huy tác động tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực
để thúc đẩy KTB phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu HNQT.


×