Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Chuyên đề: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC (Tiết 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.2 KB, 16 trang )

GV Nguyễn Văn Ba- Chuyên đề GDCD 10

Chuyên đề: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC (Tiết 1)

1. Mục tiêu bài học
a. Về kiến thức
Giúp học sinh biết được thế nào là nhận thức, thực tiễn và vai trò củ thực tiễn đối với
nhận thức.
b. Về kĩ năng
Giải thích được mọi hiểu biết của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn.
c. Về thái độ
Có ý thức tìm hiểu thực tế và vận dụng những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày.
2. Phương tiện, thiết bị sử dụng, phương pháp và định hướng phát triển năng lực
a. Phương tiện, thiết bị sử dụng, phương pháp
- SGK, SGV GDCD 10, chuẩn kiến thức kĩ năng môn GDCD.
- Sách TH Mác-Lênin, bài tập tình huống GDCD 10.
- Những nội dung có liên quan đến bài học.
- Thuyết trình, thảo luận, đàm thoại, quan sát trực quan.
- Sơ đồ, bảng phụ liên quan đến bài học.
b. Định hướng phát triển năng lực
-Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác, trình bày ý tưởng,
suy nghĩ.
-Năng lực chuyên biệt: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi; năng lực giải quyết vấn
đề, tự học; Sáng tạo; giao tiếp; hợp tác; sử dụng ngôn ngữ; .…
3. Xây dựng bảng mô tả các mức độ nhận thức
Nội dung Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Thế nào
KN nhận thức cảm Nêu được ví dụ


Phân biệt
Biết nhận thức sự
là nhận
tính, nhận thức lí
nhận thức cảm
được nhận
vật, hiện tượng
thức
tính
tính, nhận thức lí thức cảm tính thông qua nhận
tính
và nhận thức thức cảm tính và lí
lí tính.
tính
Thực tiễn Nêu được thế nào
Phận biệt được
Lấy ví dụ về
là gì
là thực tiễn
các hình thức cơ
các hình thức
bản của thực tiễn của thục tiễn
Vai trò
Trình bày đc vai
Rút ra được
Giải thích được
của thực trò của thực tiễn
nhận thức bắt một vài câu ca dao
tiễn đối
đối với nhận thức

nguồn từ
tục ngữ chứng
với nhận
chính thực
minh cho nhận
thức
tiễn
thức bắt nguồn từ
thực tiễn
4. Biên soạn câu hỏi, bài tập
Câu 1. Nhận thức cảm tính giúp con người nhận thức sự vật, hiện tượng một cách
A. cụ thể và sinh động
.
B. khái quát và trừu tượng.
1


GV Nguyễn Văn Ba- Chuyên đề GDCD 10

C. chủ quan, máy móc

.

D. cụ thể và máy móc.

Câu 2. Quá trình nhận thức của con người có sử dụng các thao tác tư duy để tìm ra bản chất, quy
luật của sự vật và hiện tượng, trong Triết học gọi là nhận thức
A. khoa học.
B. thế giới.
C. cảm tính.

D. lí tính.

Câu 3. Nhận thức cảm tính giúp con người nhận thức được những đặc điểm
A. bên ngoài của sự vật hiện tượng.
B. bên trong của sự vật hiện tượng.
C. Bản chất của sự vật hiện tượng.
D. cốt lõi của sự vật hiện tượng.
Câu 4. Xét đến cùng, mục đích của nhận thức là
A. cải tạo hiện thực khách quan.
C. khám phá thế giới khách quan.

B. trãi nghiệm hiện thực khách quan.
D. kiểm tra thế giới khách quan.

Câu 5. Thông qua việc trồng cây lúa, người nông dân biết được những đặc điểm về sự sinh
trưởng, phát triển của cây lúa, biết kĩ thuật chăm sóc để cây lúa cho năng suất cao. Điều này
thể hiện thực tiễn là
A. Cơ sở của nhận thức.
B. Mục đích của nhận thức
C. Động lực của nhận thức.
D. Tiêu chuẩn của chân lí.
Câu 6. Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con người để tạo
nên những hiểu biết về chúng, được gọi là
A. khám phá.
B. nhận thức.
C. cảm thụ.
D. tri thức.
Câu 7. Quá trình nhận thức chỉ dừng lại ở việc sử dụng các giác quan giúp con người hiểu biết về
các thuộc tính của sự vật và hiện tượng, trong Triết học gọi là nhận thức
A. khoa học.

B. thực tiễn.
C. cảm tính.
D. lí tính.
Câu 8. Kết quả của quá trình nhận thức cảm tính đem lại cho con người những hiểu biết nào dưới
đây về các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan?
A. Đặc điểm bên ngoài.
B. Bản chất.
C. Đặc điểm bên trong.
D. Quy luật.
Câu 9. Cơ sở để phân biệt nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính của con người là nhận thức cảm
tính có sử dụng
A. công cụ lao động.
B. sức lao động.
C. các giác quan.
D. các thao tác tư duy.
Câu 10. Kết quả của quá trình nhận thức lí tính đem lại cho con người những hiểu biết nào dưới
đây về các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan?
A. Đặc trưng.
B. Bản chất.
C. Biểu hiện.
D. Khái niệm.

2


GV Nguyễn Văn Ba- Chuyên đề GDCD 10

5. Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động (5p)
* Mục tiêu:

- Tạo ra hoàn cảnh, tình huống có vấn đề từ đó kích thích học sinh tìm tòi, khám phá
nội dung bài học
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận thức, quan sát.
* Cách tiến hành
- GV cho HS xem đoạn phim khoa học về hiện tượng ngày và đêm, các mùa trong
năm.
- Nguyên nhân sinh ra hiện tượng ngày, đêm là gì? Tại sao con người lại có hiểu biết về hiện
tượng ngày và đêm?
TT Hoạt động
Nội dung
Xây dựng tình huống xuất phát
1
Chuyển giao nhiệm vụ Giáo viên cho HS xem 1 đoạn video về hiện tượng
ngày và đêm
- Gv đặt câu hỏi tại sao con người lại có hiểu biết
hiện tượng ngày và đêm?
2
Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thảo luận lớp để đưa ra câu trả lời
3
Báo cáo thảo luận
Học sinh trả lời câu hỏi làm nảy sinh vấn đề
4
Phát hiện vấn đề
Vấn đề đặt ra là nhận thức của con người bắt nguồn
từ đâu, do đâu mà con người có nhận thức về sự vật
hiện tượng?
*Sản phẩm: câu trả lời của HS
Học sinh hiểu được để có hiểu biết về sự vật hiện tượng thì con người phải chủ động
tiến hành nhận thức, khám phá, tìm hiểu chúng.

Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức.
1. Tìm hiểu các quan điểm khác nhau về nhận thức (2p)
- Mục đích: HS nắm được các quan niệm về nhận thức, đánh giá được quan niệm
đúng và quan niệm sai về nhận thức. Giúp học sinh hiểu nhận thức là gì? Nhận thức trải qua
mấy giai đoạn?
- Phương pháp hoạt động: sử dụng PP nêu vấn đề, thảo luận nhóm, tìm hiểu các sự
vật do giáo viên đưa ra
Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Nội dung
Yếu cầu học sinh
Học sinh đọc các quan
1. Tìm hiểu thế nào là nhận thức?
theo dõi các thông
niệm về nhận thức, suy
- Quan điểm duy tâm về nhận thức.
tin trong SGK
nghĩ và cho biết quan
- Quan điểm duy vật trước Mác về nhận
niệm nào là đúng, quan
thức
niệm nào không đúng
- Quan niệm của chủ nghĩa Mác lê nin
về nhận thức
- Sản phẩm mong đợi: Có hiểu biết về quan điểm duy tâm, duy vật trước Mác về vấn đề
nhận thức.
2. Tìm hiểu thế nào là nhận thức cảm tính (10p)
3


GV Nguyễn Văn Ba- Chuyên đề GDCD 10


- Mục tiêu: Học sinh hiểu thế nào là nhận thức cảm tính? Các cấp độ của nhận thức cảm
tính.
- Cách tiến hành: Gv cho học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu các sự vật được giao và trình
bày kết quả.
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuyển giao
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, giao Học sinh lắng nghe và thực
nhiệm vụ
nhiệm vụ cho các nhóm
hiện yêu cầu của giáo viên
Nhóm 1. Khi tiếp xúc với quả cam em
biết được những đặc điểm nào của quả
cam? Cơ quan cảm giác nào cho em
biết đặc điểm đó?
Nhóm 2. Khi tiếp xúc với muối ăn em
biết được những đặc điểm nào của
muối ăn? Nhờ vào cơ quan cảm giác
nào?
Nhóm 3. Khi tiếp xúc với thanh sắt,
em biết được những đặc điểm nào của
thanh sắt? Nhờ vào giác quan nào?
Nhóm 4. Khi tiếp xúc với đường ăn,
em biết được những đặc điểm nào của
đường ăn? Nhờ vào giác quan nào?
Thực hiện vụ

Giáo viên quan sát, hướng dẫn học
sinh thảo luận


Báo cáo kết
quả

Giá viên yêu cầu các nhóm cử đại
diện trình bày kết quả thảo luận của
nhóm mình

Phát hiện vấn
đề

Học sinh các nhóm cử nhóm
trưởng, thư kí và tiến hành thảo
luận theo yêu cầu của giáo viên
Cử đại diện báo cáo kết quả
thảo luận của nhóm mình
Các nhóm khác lắng nghe,
nhận xét, đặt câu hỏi....
Nhóm 1. Học sinh phát hiện
các đặc điểm bên ngoài của quả
cam là màu vàng, mùi thơm, vị
ngọt, dạng múi, hình cầu
Nhóm 2. Học sinh phát hiện
muối ăn có màu trắng, không
mùi, vị mặn, dạng tinh thể, tan
trong nước.
Nhóm 3. Học sinh phát hiện
thanh sắt màu xám, cứng, nặng.
Nhóm 4. Học sinh phát hiện
đường ăn có màu trắng, dạng

tinh thể, vị ngọt, mùi thơm nhẹ,
tan trong nước.

GV đặt câu hỏi: Việc nhận thức các sự - Học sinh nêu được: Là giai
vật như trên được gọi là nhận thức
đoạn nhận thức được tạo nên
cảm tính? Vậy em hiểu nhận thức cảm do sự tiếp xúc trực tiếp của các
4


GV Nguyễn Văn Ba- Chuyên đề GDCD 10

tính là gì?
GV: Nhận thức cảm tính là cơ sở ban
đầu cho nhận thức của con người tuy
nhiên nó chỉ giúp chúng ta nhận thức
được những đặc điểm bên ngoài của
sự vật, hiện tượng mà chưa nhận thức
được bản chất bên trong của chúng.
Muốn nhận thức được bản chất bên
trong thì nhận thức của con người
phải chuyển sang giai đoạn nhận thức
cao hơn là nhận thức lí tính.
Nhận thức lí tính là gì?

cơ quan cảm giác với SVHT,
đem lại cho con người hiểu biết
về các đặc điểm bên ngoài của
chúng.


* Sản phẩm mong đợi: HS hiểu nhận thức cảm tính là giai đoạn nhận thức được tạo nên do
sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng đem lại cho con người
những hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng.
3. Tìm hiểu các giai đoạn của nhận thức cảm tính (5p)
- Mục tiêu: HS nắm được các giai đoạn của nhận thức cảm tính.
- cách thực hiện: Sử dụng pp nêu vấn đề, vấn đáp.
Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Chuyển giao
GV giới thiệu nhận thức cảm tính có
nhiệm vụ
3 cấp độ là cảm giác, tri giác và biểu HS lắng nghe, suy nghĩ
tượng
GV đưa ra vấn đề giúp HS tìm hiểu
thế nào là cảm giác, tri giác và biểu
tượng.
Thực hiện
- Khi nhận thức quả cam bằng xúc
- HS trả lời: Xúc giác cho ta biết
nhiệm vụ
giác chúng ta biết được thuộc tính
quả cam có hình cầu, vỏ trơn.
nào của quả cam?
- Thị giác cho ta biết quả cam có
Khi nhận thức quả cam bằng thị
màu vàng, hình cầu.
giác chúng ta biết được thuộc tính
- Vị giác cho ta biết quả cam có
nào của quả cam?

vị ngọt.
GV: Nhận thức từng thuộc tính riêng
lẻ của quả cam dựa vào từng giác
HS lấy ví dụ về cảm giác?
quan như trên được gọi là cảm giác.
GV: Cảm giác là gì? VD?
- Khi huy động tất cả các giác quan
HS lấy ví dụ về tri giác?
để nhận thức quả cam chúng ta sẽ
biết được tương đối đầy đủ các thuộc
tính bên ngoài của quả cam – tri
giác.
HS lấy ví dụ về biểu tượng?
- Hình ảnh tương đối hoàn thiện về
quả cam còn lưu lại trong não của
con người khi không còn tiếp xúc
5


GV Nguyễn Văn Ba- Chuyên đề GDCD 10

trực tiếp với quả cam nữa được gọi
là biểu tượng.
Báo cáo kết
quả
Phát hiện vấn
đề

HS lấy được ví dụ về các giai
đoạn của nhận thức cảm tính

HS hiểu thế nào là cảm giác, tri
giác và bieur tượng.

- Sản phẩm mong đợi: Học sinh hiểu thế nào là cảm giác, tri giác và biểu tượng.
4. Tìm hiểu thế nào là nhận thức lí tính (10p)
- Mục tiêu: học sinh hiểu thế nào là nhận thức lí tính.
- Phương pháp: sử dụng PP nêu vấn đề, vấn đáp, gợi mở, thảo luận nhóm.
Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển
Chia lớp thành 4 nhóm, giao câu hỏi và
giao nhiệm đồ vật cho các nhóm
vụ
Nhóm 1. Từ kết quả của quá trình nhận Học sinh chú ý lắng nghe, nhận
thức cảm tính về quả cam, em hãy cho
nhiệm vụ của nhóm mình, tiến
biết một số thành phần chủ yếu trong
hành bầu nhóm trưởng, thư kí và
quả cam? Nó có tác dụng gì đối với con thảo luận.
người?
Nhóm 2. Từ kết quả của nhận thức cảm
tính về muối ăn, em hãy cho biết công
thức cấu tạo của muối ăn, công dụng
của muối trong đời sống? Giải thích tại
sao muối lại có tác dụng như vậy?
Nhóm 3. Từ kết quả của quá trình nhận
thức cảm tính về thanh sắt, em hãy cho
biết sắt được ứng dụng như thế nào
trong đời sống? Vì sao nó lại được ứng

dụng như vậy?
Nhóm 4. Từ kết quả nhận thức cảm
tính về đường, em hãy cho biết đường
có tác dụng gì trong đời sống?
(gợi ý HS có thể biết thêm một số đặc
điểm khác mà không dựa vào các giác
quan như các chất có bên trong mỗi sự
vật, hiện tượng, các sự vật trên có tác
dụng gì? Do đâu mà chúng có màu sắc,
mùi vị như vậy...)
Thực hiện
GV hướng dẫn học sinh thảo luận trả
Học sinh tiến hành thảo luận
nhiệm vụ
lời các câu hỏi của nhóm mình
nhóm, thực hiện nhiệm vụ mà
giáo viên đưa ra
Báo cáo kết GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả
Học sinh các nhóm cử đại diện
quả
thảo luận
lần lượt trình bày kết quả thảo
luận của nhóm mình
Nhóm 1.
Dựa vào những kết quả của nhận
6


GV Nguyễn Văn Ba- Chuyên đề GDCD 10


GV kết luận: quá trình nhận thức sự
vật, hiện tượng dựa trên kết quả của
nhận thức cảm tính và nhờ vào các thao
tác của tư duy như trên được gọi là
nhận thức lí tính.
GV : nhận thức lí tính là gì?
GV: qua việc tìm hiểu nhận thức cảm
tính và nhận thức lí tính, em hãy chi
biết nhận thức là gì?

thức cảm tính về quả cam kết
hợp với tư duy chúng ta có thể
biết thêm một số đặc điểm của
quả cam là: quả cam chứa nhiều
nước, nhiều đường, vitamin A,
C. khi ăn cam chúng ta thấy cơ
thể khỏe khoắn chứng tỏ quả
cam tốt cho sức khỏe.
Nhóm 2. Công thức cấu tạo của
muối NaCl.
Công dụng của muối: làm gia vị
chính trong chế biến thực phẩm,
làm chất bảo quản thực
phẩm...muối là chất không thể
thiếu đối với sức khỏe con
người.
Nhóm 3. Sắt được ứng dụng
rộng rãi trong đời sống như sản
xuất máy móc, xây dựng... do
đặc tính tự nhiên của săt là độ

cứng, dẻo, đàn hồi.
Nhóm 4. Tác dụng của đường
trong đời sống dùng làm gia vị
trong chế biến thức ăn, bảo quản
thực phẩm.
- HS rút ra khái niệm

* Sản phẩm mong đợi. HS hiểu và trình bày được thế nào là nhận thức lí tính.
GV giới thiệu các giai đoạn của nhận thức lí tính
- Khái niệm: là sự phản ánh những thuộc tính bản chất nhất của sự vật, hiện tượng.
VD: cái bút, cái thước, hình vuông....
- Phán đoán: là sự liên kết các khái niệm lại với nhau để khẳng định hoặc phủ định
một thuộc tính nào đó của sự vật, hiện tượng.
VD: Mọi kim loại đều dẫn điện.
5. Hoạt động tìm hiểu các giai đoạn của nhận thức lí tính (5p)
- Mục tiểu: HS hiểu các giai đoạn của nhận thức lí tính: Khái niệm, phán đoán, suy lí.
- Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, giảng giải.
- Tiến trình
Các bước
HĐ của GV
HĐ của HS
Chuyển giao
GV giới thiệu nhận thức lí tính gồm
nhiệm vụ
3 giai đoạn: Khái niệm, phán đoán,
suy lí.
+ KN là gì?
7



GV Nguyễn Văn Ba- Chuyên đề GDCD 10

GV đưa ra một số khái niệm như cái
bút, quyển vở, hình vuông....
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
GV đặt câu hỏi: khái niệm cho chúng
ta những hiểu biết gì về sự vật, hiện
tượng?
GV: Phán đoán là sự liên kết các
HS lấy VD minh họa
khái niệm lại với nhau để khẳng định
hoặc phủ định một thuộc tính nào đó
của đối tượng.
VD: Mọi kim loại đều dẫn điện
- Suy lí: là sự liên kết các phán đoán
lại vói nhau để rút ra tri thức mới.
PĐ 1: Mọi kim loại đều dẫn điện
PĐ 2: Sắt là kim loại
KL: Sắt dẫn điện.

Thực hiện
nhiệm vụ
Báo cáo kết
quả
Kết luận

GV hướng dẫn học sinh trả lời các
câu hỏi từ đó hiểu được 3 giai đoạn
của nhận thức lí tính


HS trả lời các câu hỏi gợi
mở của GV để hiểu 3 hình
thức của nhận thức lí tính.
HS lấy được ví dụ về khái
niệm, phán đoán, suy lý

Nhận thức lí tính bao gồm 3 giai
đoạn là: KN, phán đoán và suy lí

6. Tìm hiểu thực tiễn là gì?(10p)
- Mục tiêu: học sinh hiểu thế nào là thực tiễn, các hình thức cơ bản của hoạt động
thực tiễn.
- Phương pháp: sử dụng phương pháp nêu vấn đề, vấn đáp, gợi mở.
Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển
GV yêu cầu HS làm nhanh bài tập:
- HS nhận nhiệm vụ lắng nghe
giao nhiệm Hãy chỉ ra trong các hoạt động sau
các câu hỏi.
vụ
đây, đâu là hoạt động vật chất ?
a. Bác nông dân đang gặt lúa trên đồng.
b. Cô ca sĩ đang hát trên sân khấu.
c. Chị lao công đang quét rác trên
đường phố.
e. Những công nhân đang đóng mới
một con tàu.
g. Nhà văn A đang viết nốt những trang

cuối cùng của tác phẩm.
h. Người làm vườn đang cắt tỉa cây.
GV đặt câu hỏi: Những hoạt động vật
chất của con người là những hoạt động
có mục đích, vậy để đạt được những
8


GV Nguyễn Văn Ba- Chuyên đề GDCD 10

Thực hiện
nhiệm vụ
Báo cáo kết
quả

mục đích của mình con người đã và
đang làm gì ?
Trên cơ sở đó hãy khái quát và rút ra
thực tiễn là gì ?có những hoạt động cơ
bản nào?Ví dụ.
Trong các hình thức cơ bản của hoạt
động thực tiễn, hoạt động nào là cơ
bản nhất? Vì sao?
- GV chiếu file chứa các câu hỏi và các
hình ảnh đã chuẩn bị sẵn về 1 số hoạt
động thực tiễn cho HS quan sát.
-Theo dõi phần làm việc của HS
GV gọi Hs lên trả lời câu hỏi, cho các
HS khác nhận xét, phản biện.
GV nhận xét câu trả lời của HS và kết

luận:
- Khái niệm: Thực tiễn là toàn bộ
những hoạt động vật chất có mục đích,
mang tính lịch sử xã hội của con người
nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
- Những hình thức cơ bản của hoạt
động thực tiễn:
+ Hoạt động sản xuất vật chất.
+ Hoạt động chính trị xã hội

Sản phẩm
mong đợi

+ Hoạt động thực nghiệm khoa học
=> Hoạt động sản xuất vật chất là
hoạt động cơ bản nhất vì nó quyết định
các hoạt động khác, và xét cho cùng
các hoạt động khác đều nhằm phục vụ
hoạt động cơ bản này.
Các câu trả lời và các ví dụ của HS

- HS suy nghĩ làm bài tập và các
câu hỏi của giáo viên đưa ra.
- Học sinh trả lời bài tập và các
câu hỏi đồng thời lấy các ví dụ
minh họa.
- Các học sinh khác lắng nghe
câu trả lời của bạn và đối chiếu
với câu trả lời của mình, có thể
phản biện câu trả lời của bạn

bằng cách đưa ra ý kiến của
mình.
- Học sinh có thể lấy nhiều ví dụ
khác nhau giúp cho bài học thêm
sinh động.
Ví dụ: Người nông dân sản xuất
ra lúa gạo.
Ví dụ: Hoạt động bầu cử vào
Hội đồng nhân dân các cấp.
Ví dụ: Nghiên cứu chế tạo ra các
loại máy móc phục vụ sản xuất.
- Học sinh ghi chép những nội
dung chính vào vở.
HS hiểu thế nào là thực tiễn, các
hình thức cơ bản của hoạt động
thực tiễn liên hệ được với quá
trình học lạp và lao động của bản
thân.

Kết quả mong đợi từ hoạt động hình thành kiến thức:Thông qua một chuỗi hoạt động, GV
giúp HS tự khám phá kiến thức mới của bài. Đó là những hiểu biết về thực tiễn, các hình
thức cơ bản của hoạt động thực tiễn, biết liên hệ với bản thân.
* Hoạt động 3. luyện tập, củng cố.(10 p)
- Mục đích: Học sinh phân biệt được nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính
- Phương thức hoạt động: HS làm bài tập
9


GV Nguyễn Văn Ba- Chuyên đề GDCD 10


- Sản phẩm mong đợi: HS thấy được những điểm khác nhau giữa nhận thức cảm
tính và nhận thức lí tính.
GV cho HS So sánh hai giai đoạn của quá trình nhận thức
+Giống nhau: Đều là quá trình nhận thức SVHT

10


GV Nguyễn Văn Ba- Chuyên đề GDCD 10

+ Khác nhau:
Các tiêu chí Nhận thức cảm tính
so sánh.
Thứ tự trước, Là giai đoạn nhận thức ban đầu
sau
Cơ sở của
Dựa vào các cơ quan cảm giác để
nhận thức
nhận biết SVHT
Kết quả của
Cho chúng ta hiểu biết về đặc
nhận thức
điểm bên ngoài của SVHT
Phương pháp Nhận thức trực tiếp SVHT

Nhận thứclí tính
Là giai đoạn nhận thức tiếp theo
Dựa vào các thao tác của tư duy
như: So sánh, phân tích, tổng hợp.
Cho chúng ta hiểu biết về bản chất

của SVHT
Nhận thức gián tiếp SVHT

* Hoạt động 4. vận dụng, tìm tòi mở rộng (5 p)
- Mục đích: học sinh vận dụng được những nội dung kiến thức đã học vào thực tiễn
cuộc sống để nhận thức được sâu sắc hơn.
- Phương thức hoạt động: GV giao nhiệm vụ học tập về nhà để học sinh thực hiện.
Câu hỏi: Các câu tục ngữ sau thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?
1. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa.....
2. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
3. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
4. Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy, cơn đằng nam vừa làm vừa chơi.
5. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa.
- Sản phẩm mong đợi. Học sinh xác định được vai trò cụ thể của thực tiễn đối với
nhận thức.
- Học sinh thấy được mối liên hệ giữa nội dung bài học với thực tiễn đời sống.
------------------------------------------------------------------------------------------------

11


GV Nguyễn Văn Ba- Chuyên đề GDCD 10

Chuyên đề: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC (Tiết 2)

1. Mục tiêu bài học
a. Về kiến thức
Giúp học sinh hiểu các vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
b. Về kĩ năng

Giải thích được mọi hiểu biết của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn.
c. Về thái độ
Có ý thức tìm hiểu thực tế và vận dụng những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày.
2. Phương tiện, thiết bị sử dụng, phương pháp và định hướng phát triển năng lực
a. Phương tiện, thiết bị sử dụng, phương pháp
- SGK, SGV GDCD 10, chuẩn kiến thức kĩ năng môn GDCD.
- Sách TH Mác-Lênin, bài tập tình huống GDCD 10.
- Những nội dung có liên quan đến bài học.
- Thuyết trình, thảo luận, đàm thoại, quan sát trực quan.
- Sơ đồ, bảng phụ liên quan đến bài học.
b. Định hướng phát triển năng lực
-Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác, trình bày ý tưởng,
suy nghĩ.
-Năng lực chuyên biệt: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi; năng lực giải quyết vấn
đề, tự học; Sáng tạo; giao tiếp; hợp tác; sử dụng ngôn ngữ; .…
3. Xây dựng bảng mô tả các mức độ nhận thức
Nội dung Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Thế nào
KN nhận thức cảm Nêu được ví dụ
Phân biệt
Biết nhận thức sự
là nhận
tính, nhận thức lí
nhận thức cảm
được nhận
vật, hiện tượng
thức

tính
tính, nhận thức lí thức cảm tính thông qua nhận
tính
và nhận thức thức cảm tính và lí
lí tính.
tính
Thực tiễn Nêu được thế nào
Phận biệt được
Lấy ví dụ về
là gì
là thực tiễn
các hình thức cơ
các hình thức
bản của thực tiễn của thục tiễn
Vai trò
Trình bày đc vai
Rút ra được
Giải thích được
của thực trò của thực tiễn
nhận thức bắt một vài câu ca dao
tiễn đối
đối với nhận thức
nguồn từ
tục ngữ chứng
với nhận
chính thực
minh cho nhận
thức
tiễn
thức bắt nguồn từ

thực tiễn
4. Biên soạn câu hỏi, bài tập.
Câu 1. Các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn là
A. hoạt động sản xuất của cải vật chất, hoạt động chính trị - xã hội và hoạt động thực
nghiệm khoa học.
12


GV Nguyễn Văn Ba- Chuyên đề GDCD 10

B. hoạt động sản xuất của cải vật chất, hoạt động chính trị - xã hội và hoạt động văn hóa
tinh thần.
C. hoạt động sản xuất của cải vật chất, hoạt động thể dục thể thao và hoạt động thực nghiệm
khoa học.
D. hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, hoạt động chính trị - xã hội và hoạt động thực nghiệm
khoa học.
Câu 2. Trong 3 hình thức của hoạt động thực tiễn thì hoạt động sản xuất của cải vật chất là
quan trọng nhất bởi vì
A. nó quyết định các hoạt động khác.
B. nó xuất phát từ các hoạt động khác.
C. nó có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động khác.
D. nó phục vụ cho các hoạt động khác.
Câu 3. “Suy cho cùng, mọi sự hiểu biết của con người đều trực tiếp nảy sinh từ thực tiễn”
thể hiện vai trò
A. thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
B. thực tiễn là động lực của nhận thức.
C. thực tiễn là mục đích của nhận thức.
D. thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.
Câu 4. Khẳng định: thực tiễn thúc đẩy nhận thức phát triển vì thực tiễn luôn vận động, luôn
đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức là nói đến vai trò

A. thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
B. thực tiễn là động lực của nhận thức.
C. thực tiễn là mục đích của nhận thức.
D. thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.
Câu 5. Từ việc quan sát, tính toán chu kì vận động của mặt trăng, mặt trời mà con người có
tri thức về thiên văn học. điều này thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.
Câu 6. Mục đích cuối cùng của nhận thức là
A. cải tạo hiện thực khác quan, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
B. tạo nên những hiểu biết ngày càng đầy đủ và sâu sắc về thế giới.
C. nâng cao giá trị của mỗi con người.
D. đẩy mạnh sự phát triển của khoa học và công nghệ.
Câu 7. Phát biểu nào sau là đúng?
A. Nhận thức của con người về sự vật, hiện tượng luôn luôn đúng.
B. Nhận thức của con người về sự vật, hiện tượng luôn luôn sai.
C. Nhận thức của con người về sự vật, hiện tượng có thể đúng hoặc sai.
D. Không có cơ sở đề khẳng định nhận thức nào đó của con người là đúng.
Câu 8. Mọi sự hiểu biết của con người đều trực tiếp nảy sinh từ
A. chân lý.
B. thực tiễn.
C. nhận thức.
D. kinh nghiệm.
Câu 9. các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi nó được
A. đưa vào sách vở.
B. mọi người công nhận.
C. nhiều người quan tâm.
D. vận dụng vào thực tiễn.

13


GV Nguyễn Văn Ba- Chuyên đề GDCD 10

Câu 10. Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động thực tiễn?

A. Công nhân đang xây nhà.
B. Trường THPT Cù Chính Lan khuyên góp ủng hộ đồng bào miền trung bị lũ lụt.
C. Ca sỹ Trong Tấn đang hát trong lễ kỉ niệm 130 năm thành lập tỉnh Hòa Bình.
D. Con ong đang xây tổ.
5. Tổ chức các hoạt động dạy học.
* Hoạt động 1. Khởi động (5 phút)
GV Yêu cầu một em học sinh nhắc lại khái niệm nhận thức là gì? Thực tiễn là gì và hỏi
Thực tiễn có vai trò như thế nào đối với nhận thức? chúng ta sẽ tìm hiểu trong nội dung bài
homm nay.
* Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.(25p)
- Mục tiêu: học sinh hiểu vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
- Phương pháp: sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, vấn đáp, gợi mở.
Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển
- HS nhận nhiệm vụ của nhóm
giao nhiệm Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo
mình. Nghe kĩ hướng dẫn của
luận nhóm. Giáo viên chia lớp làm 4
vụ
giáo viên.

nhóm và đặt câu hỏi cho các nhóm.
- Nhận phiếu câu hỏi, giấy tôki
và bút dạ.
Nhóm 1:
- Phân công nhóm trưởng để ghi
những nội dung cần trình bày
Vì sao nói thực tiễn là cơ sở của nhận
của nhóm mình.
thức? Nêu ví dụ minh họa?
Nhóm 2:
Vì sao nói thực tiễn là động lực của
nhận thức? Lấy ví dụ trong học tập để
chứng minh?
Nhóm 3:
Vì sao nói thực tiễn là mục đích của
nhận thức? Lấy ví dụ để chứng minh?
Nhóm 4:

Thực hiện
nhiệm vụ

Vì sao thực tiễn được coi là tiêu chuẩn
của chân lý? Lấy ví dụ để chứng minh?
- GV chiếu file chứa các câu hỏi cho
HS quan sát.
- Hướng dẫn HS thực hiện các hoạt
động thảo luận.
- Quan sát HS trong quá trình thảo luận,

- Học sinh quan sát hình ảnh.

Cùng nhau thảo luận nhóm.
- Học sinh tiến hành thảo luận
nhóm và ghi lại các ý kiến của
14


GV Nguyễn Văn Ba- Chuyên đề GDCD 10

có thể hướng dẫn hoặc giải đáp các thắc
nhóm.
mắc của HS khi cần thiết.
- Học sinh nhận xét, phản biện
các nhóm khác.
Báo cáo kết - GV cho các nhóm cử đại diện lên báo - Đại diện nhóm thuyết trình dựa
quả
cáo kết quả bằng hình thức thuyết trình. trên phiếu câu hỏi đã cho.
- GV và HS các nhóm khác lắng nghe,
- Học sinh còn lại trong nhóm có
sau mỗi phần thuyết trình các nhóm
thể bổ sung thêm.
nhận xét, phản biện.
- Học sinh nhóm khác được nhận
- GV nhận xét sau đó kết luận
xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi nếu
a. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức
chưa rõ.
- Mọi nhận thức của con người dù gián - Ví dụ: Từ quan sát thực tiễn =>
tiếp hay trực tiếp đều bắt nguồn từ thực Thiên văn học ra đời. Qua thực
tiễn. Nhờ có sự tiếp xúc tác động vào
tiễn sản xuất mà con người rút ra

sự vật hiện tượng mà con người phát
kinh nghiệm về các mùa vụ gieo
hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản
trồng.
chất, quy luật của sự vật hiện tượng.
b. Thực tiễn là động lực của nhận thức - Ví dụ: Cơ chế thị trường... đòi
- Thực tiễn luôn đặt ra yêu cầu, nhiệm
hỏi đảng ta phải đổi mới.
vụ và phương hướng cho nhận thức
phát triển.
c. Thực tiễn là mục đích của nhận thức Ví dụ: phát minh khoa học đưa
- Mục đích cuối cùng của nhận thức là
vào thực tiễn để làm ra của cải
nhằm cải tạo hiện thực khách quan, đáp vật chất
ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của con
người.
- Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi Ví dụ: Bác Hồ đã chứng minh
nó được vận dụng vào thực tiễn.
“không có gì quý hơn độc lập tự
d. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
do.
Chỉ đem những tri thức thu được rút ra
kiểm nghiệm qua thực tiễn mới thấy
- Học sinh ghi chép những nội
được tính đúng hay sai của thực tiễn.
dung chính vào vở.
Sản phẩm mong đợi: Học sinh hiểu được vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
- Học sinh biết vận dụng những hoạt động thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày vào
việc khám phá và tiếp thu tri thức.
* Hoạt động 3. luyện tập, củng cố.(10 p)

- Mục đích: Học sinh vận dụng nội dung bài học để trả lời các câu hỏi SGK.
- Phương thức hoạt động: HS làm bài tập
- Sản phẩm mong đợi: HS trả lời được các câu hỏi trong sách GK.
Bài tập 3. Bản thân em đã có những hoạt động nào gắn học với hành? Việc gắn học
với hành có tác dụng gì đối với quá trình học tapj của bant thân em?
Bài tập 4. Cho biết ý nghĩa câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng không”
* Hoạt động 4. vận dụng, tìm tòi mở rộng (5 p)
15


GV Nguyễn Văn Ba- Chuyên đề GDCD 10

- Mục đích: học sinh vận dụng được những nội dung kiến thức đã học vào thực tiễn
cuộc sống để nhận thức được sâu sắc hơn.
- Phương thức hoạt động: GV giao nhiệm vụ học tập về nhà để học sinh thực hiện.
Câu hỏi: Các câu tục ngữ sau thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?
1. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa.....
2. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
3. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
4. Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy, cơn đằng nam vừa làm vừa chơi.
5. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa.
- Sản phẩm mong đợi. Học sinh xác định được vai trò cụ thể của thực tiễn đối với
nhận thức.
- Học sinh thấy được mối liên hệ giữa nội dung bài học với thực tiễn đời sống.
Người báo cáo
Tam Đảo, ngày.....tháng .....năm 2018
Duyệt của tổ chuyên môn
Nguyễn Văn Ba
Nguyễn Hồ Thủy

------------------------------------------------------------------------------------------

16



×