Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

De cuong mot so bien phap giáo dục ky luat tich cuc doi voi hoc sinh trong nha truong (tham khao)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.88 KB, 4 trang )

Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, nạn bạo lực học đường có xu hướng gia tăng, các
trường hợp vi phạm đạo đức của học sinh liên tục được nhắc đến. Hiện tượng học
sinh đánh nhau một cách thô bạo, vô lễ với thầy cô giáo, bỏ học, xuất hiện ngày
một nhiều. Trước thực trạng đó, một trong những biện pháp được quan tâm để
nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh là tăng cường biện pháp “kỉ luật
tích cực” trong nhà trường.
Kỉ luật là điều cần thiết để đảm bảo nề nếp của trường, lớp. Hơn nữa, ở lứa
tuổi học trò, khi nhận thức của các em chưa thực sự đầy đủ, việc học tập và sinh
hoạt có nề nếp giúp giáo dục học sinh về tính tổ chức, khoa học và hệ thống ngay
từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Các biện pháp kỉ luật đang áp dụng trong
trường học hiện nay là nhắc nhở, phê bình, thông báo với gia đình, cảnh cáo ghi
học bạ, buộc thôi học có thời hạn… được các trường thực hiện nghiêm túc và công
khai, đảm bảo công bằng cho học sinh trong việc khen thưởng và kỉ luật. Thậm chí,
theo điều tra của nhiều kênh thông tin đại chúng, cá biệt đã xảy ra tình trạng bạo
lực, trừng phạt thân thể trẻ em, xuất phát từ sự nôn nóng, thiếu kiên nhẫn của một
số giáo viên trong dạy học.
Các biện pháp kỉ luật đang phổ biến còn khá “khô cứng” đối với một số học
sinh có biểu hiện đạo đức không tốt. Không ít giáo viên hiện nay vẫn quan niệm,
khi học sinh mắc lỗi thì chỉ có cách giáo dục duy nhất, hiệu quả nhất là trừng phạt.
Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội hiện nay thì những quan niệm giáo dục
truyền thống như “Thương cho roi cho vọt”, “Người roi, voi búa” không còn phù
hợp và đạt hiệu quả nữa.


Kỉ luật tích cực là một biện pháp giáo dục hoàn toàn khác với lối giáo dục
truyền thống theo kiểu “đòn roi”. Đó là các hình thức động viên, khuyến khích, hỗ
trợ, nuôi dưỡng lòng ham học dẫn đến ý thức kỷ luật một cách tự giác, nâng cao
năng lực và lòng tin của học sinh vào giáo viên.
2. Mục đích nghiên cứu


Dựa trên cơ sở nghiên cứu lí luận và kinh nghiệm thực tiễn về quá trình hình
thành nhân cách của học sinh, những yếu tố tác động tới suy nghĩ, hành vi của lớp
trẻ ngày nay, từ đó đưa ra một số sáng kiến bao gồm hệ thống kế hoạch, biện pháp
cụ thể, có tính thực tế cao nhằm thực hiện đạt hiệu quả trong việc giáo dục học
sinh bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực trong nhà trường.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Công việc nghiên cứu được tiến hành chủ yếu tại trường Tiểu học thị trấn
Đu;
- Tập trung nghiên cứu hoạt động của các em học sinh trong trường Tiểu học
A và tập trung vào tập thể học sinh lớp 5A, lớp được phân công chủ nhiệm.
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2013 đến tháng 5/2014.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu tâm sinh lí, hoạt động, nhu cầu của các em học sinh.
- Nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân nảy sinh các ứng xử, hành vi của đối
tượng học sinh ở bậc Tiểu học.
- Từ kết quả nghiên cứu, đặc biệt là kết quả từ các biện pháp giáo dục kỉ luật
tích cực, rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất được những biện pháp mới, cụ thể
đem lại hiệu quả cao trong giáo dục học sinh.
5. Phương pháp nghiên cứu


5.1. Tổng hợp, nghiên cứu tư liệu: Thu thập và sưu tầm những văn bản, tài liệu chỉ
đạo, hướng dẫn về việc triển khai và thực hiện mục tiêu giáo dục kỉ luật tích cực
đối với học sinh.
5.2. Quan sát, điều tra: Thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu, nắm bắt đặc
điểm tâm sinh lí lứa tuổi và tác dụng của các biện pháp đề ra.
5.3. Tổng hợp, phân tích: Phân tích ý nghĩa của những thông tin thu được về đối
tượng nghiên cứu từ đó rút ra những kết luận, bài học kinh nghiệm
5.4. Tổng kết: Kết hợp lí luận với kết quả thực tiễn của quá trình nghiên cứu đề ra
các biện pháp phù hợp, có tính mới và có tính thực tiễn.

6. Đóng góp mới của đề tài: Vấn đề giáo dục đạo đức cho cho sinh đặt ra không
phải là mới nhưng đề tài này nhằm phát hiện, đề ra những giải pháp phù hợp với
thực trạng hiện nay, được dựa trên tình hình, hiện trạng xã hội nói chung và những
nhiệm vụ cấp thiết hiện nay của ngành giáo dục nói riêng.
7. Kế hoạch nghiên cứu:
Tháng 9 - 10 /2013:
- Đăng kí đề tài
- Thu thập tài liệu, văn bản hướng dẫn.
- Nghiên cứu tài liệu
- Lập đề cương nghiên cứu
Tháng 11/2013 - 01/2014:
- Sưu tầm thêm tài liệu, số liệu
- Triển khai kế hoạch , nghiên cứu và bước đầu rút ra kết luận.
Tháng 1- 03/2014:
- Xử lí số liệu.
- Đánh giá kết quả.


- Viết bản thảo đề tài.
- Sửa chữa, bổ sung sau khi tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp.
Tháng 04/2014: Sửa chữa, bổ sung sau khi tiếp thu ý kiến của Hội đồng nhà trường.
Tháng 5/2014: Viết sạch, hoàn thành đề tài.



×