Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Sang kien kinh nghiem mon chinh ta lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.48 KB, 17 trang )

I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến: Biện pháp giảm lỗi chính tả cho học sinh lớp 4A1
trường PTDTBT Tiểu học Nùng Nàng – Tam Đường – Lai Châu
2. Tác giả
Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Xuyến
Năm sinh: 30/06/1973
Nơi thường trú: Tổ 5 phường Quyết Tiến – Thành phố Lai Châu
Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học
Chức vụ công tác: Giáo viên giảng dạy
Nơi làm việc: Trường PTDTBT Tiểu học Nùng Nàng
Điện thoại: 0962180599
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Tiểu học – Môn Tiếng Việt
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 09 năm 2015 đến tháng 12 năm 2016
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến
Tên đơn vị: Trường PTDTBT Tiểu học Nùng Nàng
Địa chỉ: Xã Nùng Nàng huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu
Điện thoại: 02313 751108
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
1.1. Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến
Chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học bao gồm nhiều phân môn. Trong
đó phân môn chính tả có nhiệm vụ quan trọng là rèn cho học sinh nắm được các
quy tắc chính tả, giúp các em viết đúng. Cùng với các phân môn khác, môn
chính tả giúp cho các em học sinh chiếm lĩnh văn hoá là công cụ để giao tiếp, tư
duy trong học tập, trau dồi kiến thức và nhân cách làm người. Ngay từ đầu ở bậc
Tiểu học các em cần phải được học môn chính tả một cách khoa học, cẩn thận
để có thể sử dụng công cụ này suốt những năm tháng trong thời kỳ học tập ở nhà
trường cũng như trong suốt cả cuộc đời.
1



Viết đúng chính tả có tầm quan trọng như vậy nên môn học này cần phải
được coi trọng ở các trường Tiểu học. Nhưng trên thực tế ở địa phương cũng
như trường tôi hiện tượng các em học sinh viết sai chính tả là khá phổ biến. Ở
lớp tôi đối tượng học sinh 100 % người dân tộc Mông nên hiện tượng học sinh
viết sai chính tả nhất là những âm dễ lẫn lộn phụ âm đầu như: l – n; s – x; tr –
ch; vần an- ang, ai – ay, uông – uôi,… và dấu thanh như ngã, sắc, nặng, hỏi,..
Vấn đề này có thể do học sinh phát âm sai dẫn đến hiểu sai và viết sai chính tả.
Bên cạnh đó hệ thống sách giáo khoa, bài tập chính tả chưa xây dựng theo vùng
miền nên việc dạy và học chính tả còn gặp rất nhiều khó khăn.
Xuất phát từ những quan điểm trên, bản thân tôi là một giáo viên dạy học
ở vùng đối tượng học sinh hay viết sai về lỗi chính tả nên tôi mạnh dạn tiến hành
nghiên cứu sáng kiến “Biện pháp giảm lỗi chính tả cho học sinh lớp 4A1
Trường PTDTBT Tiểu học Nùng Nàng – Tam Đường – Lai Châu” để góp phần
nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Chính tả.
1.2. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến
Đánh giá thực trạng việc nói, viết sai lỗi chính tả của học sinh
Xác định được những hạn chế và nguyên nhân tồn tại của việc học sinh còn
viết sai lỗi chính tả.
Đề xuất một số giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng viết đúng chính
tả cho học sinh vùng dân tộc, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
- Đối tượng: Giáo viên và học sinh lớp 4A1
- Địa điểm triển khai: Trường PTDTBT Tiểu học Nùng Nàng
3. Mô tả sáng kiến
3.1. Giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
3.1.1. Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới
Trường PTDTBT Tiểu học Nùng Nàng có 38 cán bộ giáo viên và công
nhân viên. Toàn trường có 22 lớp, có 5 điểm bản, tổng số 360 học sinh. Trong đó
số học sinh khối lớp 4 có 79 em, các em học sinh đều là dân tộc Mông.

2


Năm học 2016 - 2017 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4A1 tại điểm
trung tâm với 20 học sinh, trong đó số học sinh nam 12 em, số học sinh nữ 8 em.
Đối với các em học sinh lớp tôi vốn ngôn từ của các em còn rất hạn chế. Vì vậy
các em còn nhiều vướng mắc trong việc nghe và viết đúng chính tả.
Để nâng cao chất lượng dạy - học nhằm giảm lỗi chính tả cho học sinh lớp
4A1 trường PTDTBT Tiểu học Nùng Nàng – Tam Đường – Lai Châu. Bản thân
tôi đã thực hiện áp dụng một số giải pháp như sau:
Giải pháp 1: Luyện phát âm đúng
Muốn các em viết đúng chính tả tôi phải chú ý luyện phát âm đúng cho các
em để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối. Việc rèn phát âm
đúng không chỉ được thực hiện trong tiết Tập đọc mà tôi còn thực hiện thường
xuyên, liên tục, lâu dài trong tất cả các tiết học và môn học.
Các em hay mắc lỗi về phát âm tôi quan tâm nhiều hơn và cho các em nghe
phát âm nhiều để viết cho đúng. Vì vậy tôi phải phát âm rõ ràng, tốc độ chậm
hơn mới có thể giúp các em viết đúng được.
Phần lớn các em học sinh lớp tôi ảnh hưởng ngôn ngữ địa phương. Ngoài
ra còn một số em ngại nói phát âm vì chưa mạnh dạn trong giao tiếp. Đối với
các em học sinh này tôi chú ý và quan tâm nhiều hơn. Tôi tăng cường hoạt động
nói trước lớp để các em tự tin hơn. Các em phát âm sai tiếng nào tôi cho em học
sinh đó luyện đọc đi, luyện đọc lại, kết hợp với phân tích, so sánh để các em nói
và viết chính xác hơn.
Giải pháp 2: Giải nghĩa từ
Việc giải nghĩa từ thường xuyên được thực hiện trong tiết Luyện từ và câu,
Tập đọc, Tập làm văn, kể chuyện, ...Tôi cho các em đọc chú giải, đặt câu (nếu
các em đặt câu đúng tức là đã hiểu nghĩa của từ). Ngoài ra các em nhận biết về
từ đồng nghĩa, trái nghĩa, miêu tả đặc điểm sự vật tôi giúp các em nhận biết qua
vật thật, mô hình, tranh ảnh,…Với những từ nhiều nghĩa, tôi phải đặt từ đó trong

văn cảnh cụ thể để giải nghĩa từ giúp các em hiểu hơn về nghĩa của từ để đặt
câu, viết câu đúng ngữ pháp và viết đúng chính tả.
3


Giải pháp 3: Ghi nhớ mẹo luật chính tả
Mẹo luật chính tả là các hiện tượng chính tả mang tính quy luật chi phối
hàng loạt từ. Vì thế cách ghi nhớ này khắc phục lỗi chính tả cho học sinh một
cách rất hữu hiệu.
Phân biệt âm đầu tr/ch: Tôi hướng dẫn cho các em tìm từ chỉ đồ vật trong
nhà và tên con vật đều bắt đầu bằng ch hoặc tr
Phân biệt âm đầu s/x: Tôi giúp các em tìm từ chỉ tên cây và tên con vật đều
bắt đầu bằng s hoặc x
Phân biệt các vần dễ lẫn lộn: Vần ênh tôi giải nghĩa thêm cho các em là từ
chỉ trạng thái bấp bênh, không vững chắc (gập ghềnh, khấp khểnh, chông chênh,
lênh đênh, bập bềnh,…) Vần uyu tôi lưu ý cho các em là từ chỉ xuất hiện trong
các từ (khuỷu tay, khúc khuỷu, ngã khuỵu, khuỵu chân,…) Vần oeo là từ chỉ
xuất hiện trong các từ (ngoằn ngoèo, khoèo chân,..)
Tôi dạy phân biệt ghi nhớ cho các em là hầu hết các từ tượng thanh có tận
cùng là ng hoặc nh( oang oang, đùng đoàng, loảng xoảng, ùng oàng, quang
quác, ăng ẳng, ằng ặc, oăng oẳng, chập cheng, leng keng, reng reng, phèng
phèng, lẻng kẻng, lẻng xẻng, ùng ùng…) Tôi khắc sâu cho các em có trong hai
yếu tố ở cùng một hệ bổng (ngang/sắc/hỏi) hoặc trầm (huyền/ngã/nặng).
Giải pháp 4: Làm các bài tập chính tả
Tôi đã đưa ra các dạng bài tập chính tả khác nhau dựa theo nội dung của
từng bài trong phân môn chính tả. Nhằm để giúp các em tập vận dụng các kiến
thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh cụ thể. Sau mỗi bài
tập tôi giúp các em rút ra các quy tắc chính tả để các em ghi nhớ.
Với các giải pháp tôi đã thực hiện để giúp các em giảm bớt lỗi sai khi nghe,
viết chính tả và viết Tập làm văn cũng như các môn học khác.

3.1.2.Ưu điểm của giải pháp cũ
Trong các giải pháp mà tôi đã thực hiện, tôi nhận thấy hiệu quả nhất là giải
pháp luyện phát âm đúng cho các em có như vậy các em mới viết đúng được.
Chính vì thế giải pháp này cần được thực hiện thường xuyên hơn.
4


Khi các em phát âm đúng và viết đúng giúp các em tự tin hơn trong học
tập. Bản thân các em sẽ mạnh dạn trong giao tiếp, giúp cho việc sửa lỗi chính tả
trong tất cả các môn học thường xuyên hơn nhằm giảm lỗi chính tả khi đọc, viết
của các em.
Thực hiện các giải pháp giải nghĩa từ và ghi nhớ mẹo chính tả, làm bài tập
chính tả thường xuyên cũng giúp các em đã giảm được phần nhỏ về lỗi sai trong
khi nói và viết nhưng hiệu quả chưa cao.
3.1.3. Nhược điểm của giải pháp cũ
Qua việc thực hiện các giải pháp như: Giải nghĩa từ, ghi nhớ mẹo chính tả
và làm bài tập chính tả. Tôi thấy các em chưa hiểu hết nghĩa các từ mà tôi đưa ra
để đặt câu nên các em còn viết sai về câu. (VD: Mẹ em có màu đỏ chói.)
Các em đã hiểu về màu đỏ nhưng khi đặt câu có màu đỏ chói lại dùng trong
câu văn không đúng văn cảnh. Vì các em xác định câu có đủ chủ ngữ, vị ngữ là
được. Thực tế trong câu văn các em không viết sai chính tả mà chỉ sai về ý nghĩa
của câu mà thôi. Tôi nhận thấy việc giải nghĩa từ để ôn luyện cho phân môn
Luyện từ và câu, Tập làm văn giúp các em đặt câu đúng, viết câu văn hay và
đúng ngữ pháp nhưng các em vẫn còn mắc rất nhiều.
Đối với biện pháp ghi nhớ mẹo chính tả và làm bài tập chính tả. Tôi thấy
các em hiểu bài còn rất chậm nên việc áp dụng dạy ghi nhớ rất khó đối với các
em. Chính vì vậy các giải pháp này chưa hiệu quả trong việc sửa lỗi chính tả cho
các em học sinh.
Bản thân tôi phải có nhiệm vụ là giúp các em cách học nối tiếp một cách tự
nhiên vào các bài khác nhau trong môn Tiếng Việt như: Tập đọc, Chính tả, Luyện

từ và câu, Kể chuyện, ... nhằm giúp các em có khả năng nói, viết. Nhờ khả năng
này, các em biết sử dụng Tiếng Việt làm công cụ tư duy, giao tiếp, học tập. Giúp
các em bổ sung kiến thức, rèn luyện tư duy và qua đó hình thành nhân cách.
* Nguyên nhân
Trong quá trình dạy các môn học giáo viên chưa thường xuyên sửa lỗi sai
chính tả cho học sinh.
5


Giáo viên chưa linh hoạt trong phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
phù hợp với đối tượng học sinh.
Học sinh 100% là người Mông sinh sống trên địa bàn vùng khó khăn nên
ảnh hưởng rất nhiều về ngôn ngữ Tiếng Việt.
Học sinh chưa có ý thức tự giác rèn đọc, viết đúng.
Học sinh rèn kĩ năng nói, viết Tiếng Việt chưa thường xuyên, các em chỉ
giao tiếp Tiếng Việt khi đến trường, lớp còn về nhà các em nói bằng tiếng mẹ đẻ.
Nắm bắt được tình hình thực tế của lớp tôi đã tiến hành khảo sát học sinh.
Kết quả khảo sát sau khi thực hiện giải pháp cũ như sau:
Tổng số

Viết đúng

học sinh

chính tả

20

8


%

Âm

40

đầu
2

%
10

Viết sai chính tả
Vần
Dấu
%
Âm cuối
thanh
7
35
3

%
15

Qua kết quả trên tôi thấy học sinh mắc lỗi chính tả rất nhiều. Trong lớp một
số em học sinh viết sai hơn 12 lỗi ở một bài chính tả khoảng 70 đến 75 chữ. Vì
vậy ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em ở môn Tiếng Việt cũng như các
môn học khác. Khả năng giao tiếp làm các em ngại nói, mất tự tin, các em trở
nên rụt rè và nhút nhát.

Để giúp đỡ các em học sinh lớp 4A1 trường PTDTBT Tiểu học Nùng Nàng
có kĩ năng sửa lỗi, khả năng phân biệt, viết chính tả đúng quy tắc và giảm bớt lỗi
chính tả một cách tích cực có hiệu quả. Tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm
khắc phục nhược điểm của giải pháp cũ.
3.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
3.2.1. Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ
* Tính mới
Phân loại được đối tượng các em học sinh theo từng trình độ các em mắc
các lỗi sai khác nhau để khi thực hiện sửa lỗi cho các em không bị vướng mắc.
Học sinh mạnh dạn trao đổi và giao tiếp, phát huy khả năng nói. Các em chú ý
hơn vào những tiếng hay nói và viết sai.
6


Chú trọng việc rèn phát âm chuẩn trong các nhóm đối tượng học sinh hay
mắc lỗi chính tả để sửa sai ngay lỗi về âm đầu, vần, dấu thanh. Từ đó giúp các
em nghe, nói, viết chuẩn hơn.
Gắn kết các môn học để ứng dụng viết đúng chính tả rất thiết thực đối với
các em học sinh đang mắc lỗi sai nhiều về chính tả. Việc học tập không chỉ sửa
sai lỗi môn chính tả mà khả năng nói, viết đúng chính tả của học sinh được áp
dụng vào tất cả các môn học trong quá trình học tập.
Làm tốt công tác thi đua khen thưởng giúp các em mạnh dạn, tự tin vào khả
năng học tập của bản thân.
* Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ
Giải pháp cũ
Giải pháp mới
* Giải pháp 1: Luyện phát âm đúng * Giải pháp 1: Phân loại đối tượng học
cho học sinh

sinh theo lỗi sai chính tả


- Rèn luyện phát âm đúng chưa - Phân loại đúng đối tượng học sinh mắc
thường xuyên, chưa quan tâm tới lỗi sai chính tả. Chia nhóm đối tượng phù
đối tượng học sinh hay mắc lỗi, còn hợp, đúng thực chất, khách quan. Quan
mang tính hình thức.

tâm thường xuyên tới từng học sinh.

- Học sinh phát âm còn một số từ - Học sinh tự tin, ham học hỏi, mạnh dạn
ngữ chưa chuẩn.
giao tiếp với bạn bè và thầy cô giáo.
* Giải pháp 2: Giải nghĩa từ, phân * Giải pháp 2: Luyện phát âm đúng,
biệt từ trong các môn học

phân tích những tiếng khó và kết hợp sử
dụng hiệu quả đồ dùng dạy học.

- Chưa thực sự chú ý vào việc giải - Chú trọng việc rèn phát âm đúng môn
nghĩa, phân biệt từ trong các môn học.

chính tả và tất cả các môn học.

- Học sinh chưa hiểu hết nghĩa các từ - Học sinh biết chú ý vào các từ hay phát
khó mà các em hay mắc phải nên việc âm sai của bản thân. Hiểu được nghĩa
hiểu nghĩa, giải nghĩa từ chưa tốt.
các từ khó hiểu qua tranh, ảnh, vật thật,..
* Giải pháp 3: Ghi nhớ mẹo luật * Giải pháp 3: Gắn kết các môn học để
chính tả.

ứng dụng viết đúng chính tả.


- Luật chính tả chưa được ôn luyện - Viết đúng chính tả trong tất cả các môn
7


trong tất cả các môn học.

học và hiểu đúng nghĩa các từ khi đọc, viết.

- Học nhanh quên, chưa ham học.
- Ham học hỏi và sửa sai khi nói, viết.
* Giải pháp 4: Làm các bài tập * Giải pháp 4: Công tác thi đua khen
chính tả.

thưởng học sinh.

- Kiểm tra bài tập chính tả của học - Giáo viên và phụ huynh, học sinh cùng
sinh còn mang tính hình thức, chưa trao đổi để đưa ra hình thức khen
thường xuyên động viên mà nhắc thưởng, động viên, khuyến khích học
nhở học sinh nhiều khi làm sai bài.

sinh cố gắng trong học tập và rèn luyện.

- Học sinh chưa nhận thức được vai - Học sinh hăng hái, yêu thích môn học
trò, trách nhiệm của bản thân khi và có tinh thần trách nhiệm cao hơn
làm bài và học bài.
trong việc sửa sai lỗi chính tả.
3.2.2. Các giải pháp mới áp dụng
Để dạy cho học sinh nghe, nói và viết đúng chính tả. Tôi kế thừa và phát
huy những ưu điểm của giải pháp có hiệu quả đó là việc luyện phát âm đúng và

phân tích tiếng khó giúp cho các em phát âm đúng hơn, hiểu biết và viết không
sai lỗi chính tả. Trong quá trình học tập các em hay mắc lỗi viết sai bởi vì các
em chưa hiểu các bộ phận cả tiếng nhất là tiếng khó viết.
Tôi đưa ra một số giải pháp mới nhằm giảm lỗi chính tả cho các em học
sinh lớp 4A1. Các giải pháp tôi thực hiện như sau:
* Biện pháp 1: Phân loại đối tượng học sinh theo lỗi sai chính tả
Nội dung: Tìm hiểu, phát hiện đối tượng học sinh hay viết sai lỗi chính tả
trong các môn học. Nắm bắt được tình hình thực tế của lớp, nhóm phân loại đối
tượng học sinh phù hợp.
Cách thực hiện: Ngay khi nhận lớp tôi khảo sát các em học sinh. Tôi nhận
thấy các em thường mắc phải các loại lỗi chính tả như sau:
Về dấu thanh: Trong Tiếng việt có 6 thanh ( ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã,
nặng). Nhiều em học sinh không phân biệt được 3 thanh hỏi, ngã, nặng nên viết
sai chính tả: sữa xe đạp, hướng dẩn, dổ dành, lẩn lộn, đi bổ...

8


Về âm đầu: Các em viết lẫn lộn một số chữ cái ghi âm dầu như: l/n (đi
nàm, no nắng...), g/gh (gê sợ, gi nhớ...), c/k (céo co...), ch/tr (cây che, chiến
chanh...), ng/ngh (ngỉ ngơi, nge nhạc...), s/x (xa mạc, sung phong...)
Về vần và âm cuối: Các em thường viết lẫn lộn chữ ghi âm cuối trong các
vần như: an/ang: cây bàn, bàng bạc…; at/ac: lang bạc, lừa gạc, rẻ mạc…; ap/at:
bão tát ….; ăt/ăc: giặc giũ, mặt quần áo…; ân/âng: hụt hẫn, nhà tần…
ât/âc: nổi bậc, nhất lên…; uôn/uông: buôn chuối…..; êt/êch: trắng bệt…;
ên/ênh: bấp bên, nhẹ tên, ghập ghền, khấp khển,…; ai/ay: cánh tai, hát hai…
Về viết hoa danh từ riêng: Các em thường hay mắc lỗi này khi viết tên
riêng chỉ tên người, tên địa lý, tên riêng nước ngoài: bạn Ngọc hoa, Thái lan,
An-Đrây-Ca, Xa ra-Cô,…
Sau khi khảo sát tôi tiến hành phân loại các em học sinh theo các nhóm đối

tượng mắc các lỗi viết sai trên. Tôi tìm hiểu nguyên nhân lỗi sai là do các em
đọc và phát âm chưa chính xác vì ngôn ngữ phát âm của mỗi vùng miền khác
nhau nên các em chưa hiểu được nghĩa của từ và chưa nắm được các quy tắc viết
hoa, luật viết chính tả nên đọc, viết sai rất nhiều. Các em mất tự tin vào bản thân
Việc phân loại đối tượng học sinh theo nhóm rất quan trọng cho việc theo
dõi, quan sát các em trong quá trình học tập giúp các em sửa sai lỗi chính tả. Khi
các em trong một nhóm cùng mắc lỗi sai chính tả thì các em sẽ được bàn bạc,
trao đổi ý kiến và kiểm tra lẫn nhau để giúp nhau phát hiện lỗi sai và cùng sửa
lỗi giúp nhau tiến bộ.
Điều kiện cần thiết: Không gian lớp học đảm bảo cho các em tham gia hoạt
động theo nhóm, chia sẻ và giúp đỡ.
* Biện pháp 2: Luyện phát âm đúng, phân tích những tiếng khó và kết
hợp sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học
Nội dung: Rèn phát âm chuẩn, hiểu nghĩa Tiếng Việt thông qua một số hình
ảnh, đồ vật, thông tin, tranh vẽ và các vật dụng trực quan khác.
Cách thực hiện:
Luyện phát âm đúng theo nhóm đối tượng
9


Muốn các em viết đúng chính tả tôi phải chú ý luyện phát âm đúng cho các
em để phân biệt các dấu thanh, các âm đầu, âm chính và âm cuối. Nhưng bên
cạnh đó có một số em tuy nói chưa đúng nhưng các em lại viết đúng vì các em
nắm được luật viết chính tả. Trường hợp này lớp tôi rất ít vì phần lớn các em nói
đúng thì viết đúng và ngược lại nói sai thì viết cũng sai.
Ví dụ: nói “Hôm nai em đi bổ nhưng viết đúng là Hôm na em đi bộ”. “Bạn
Hoa rất dúng cảm còn bạn Hùng ngoan ngoán. Nhưng viết đúng là Bạn Hoa rất
dũng cảm còn bạn Hùng ngoan ngoãn”.
Các lỗi mà các em hay mắc là dấu thanh và vần khi nói sai nhưng khi viết
một số em học sinh vẫn viết đúng chính tả.

Đối với nhóm học sinh hay phát âm sai các vần có âm cuối p/t/c thì khi viết
các em thường quên không ghi dấu thanh: tăt đèn; quyển sach; nói lăp băp;…
Với những học sinh này tôi thường xuyên yêu cầu các em nhắc lại luật chính tả
về dấu thanh. Những tiếng vần có âm cuối t/c/p chỉ kết hợp được với hai thanh
là tanh sắc và thanh nặng. Do đó khi viết mặc dù đọc nên thấy đúng nhưng nếu
không có dấu thanh vẫn là sai chính tả.
Việc rèn phát âm đúng cho các em học sinh. Tôi không chỉ thực hiện trong
tiết Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn mà tôi còn thực hiện thường xuyên, liên tục,
lâu dài trong tất cả các tiết học và môn học.
Nhóm các em học sinh hay phát âm sai phần vần thường mắc ở một số
dạng sau:
Bỏ âm đệm: Với những tiếng phần vần có âm đệm khi đọc các em thường
không tròn môi dẫn đến đọc sai (VD: bạn Khoa – bạn kha; sao khuê – sao
khê;..). Với những học sinh này tôi thường hướng dẫn các em làm theo cách
phát âm của cô giáo. Sau đó cho các em phát âm nhiều lần những tiếng có âm
đệm, giúp các em phát âm đúng.
Bỏ âm cuối: Nhóm học sinh này đa số các em thường mắc ở những tiếng có
âm cuối ng/ch (VD: cây bàng – cây bàn; vương vấn – vươn vấn;….). Với những
em học sinh này tôi thường cho các em luyện phát âm nhiều lần, kết hợp giải
10


nghĩa của từ để các em hiểu sai về nghĩa là từ đó không có nghĩa. Từ đó các em
tự điều chỉnh cách phát âm của mình cho đúng.
Âm cuối sai theo cặp m/p; n/t; c/t; p/c phần lớn các em thường phát âm sai
theo cặp ngược nhau (VD: cái chăn – cái chăm; quả cam – quả can; cái cặp – cái
cặt; tăm tắp – tăn tắt;…). Đối với các em học sinh này tôi thường sửa bằng cách
phát âm theo cách nói của cô, khi đọc tiếng có âm cuối m/p thì khuôn miệng
phải khép lại, khi đọc tiếng có âm cuối n/t khuôn miệng phải mở ra dùng lưỡi
điều khiển luông hơi để phát âm cho chuẩn.

Nói chung nhóm các em mắc nhiều lỗi về phát âm chưa đúng tôi quan tâm
nhiều hơn và cho các em nghe phát âm đúng, phát âm lại nhiều lần để viết cho
đúng. Vì vậy tôi phải cố gắng phát âm rõ ràng, đủ nghe, tốc độ vừa phải mới có
thể giúp các em viết đúng được.
Phân tích, giải nghĩa những tiếng khó
Với những tiếng khó tôi áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo của tiếng và
đưa vào so sánh với các tiếng khác, nhấn mạnh những điểm giống và khác nhau
để các em ghi nhớ.
Khi các em viết tiếng “ buồng” các em hay lẫn lộn với tiếng “buồm” tôi đã
yêu cầu các em phân tích cấu tạo hai tiếng này và phát âm lại cho đúng.
Buồng = B + uông + thanh huyền
Buồm = B + uôn + thanh huyền
So sánh để các em nhận thấy rõ sự khác nhau về vần uông – uôm và âm
cuối ng – n; tấc – tất; hai – hay; vườn – vương;.... các em ghi nhớ điều này nên
khi viết các em sẽ không viết sai.
Đối với các tiếng khác các em hay viết sai phần vần và âm cuối. Tôi cũng
thực hiện như trên để sửa sai cho các em viết đúng hơn.
Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học trong mỗi tiết dạy
Phân môn chính tả nhằm rèn luyện kĩ năng viết, kĩ năng nghe cho các em
Kết hợp luyện tập chính tả với việc rèn cách phát âm và củng cố nghĩa của từ,
trau dồi về ngữ pháp TiếngViệt. Góp phần phát triển một số thao tác tư duy
11


(nhận xét, so sánh, liên tưởng, ghi nhớ ...). Bồi dưỡng một số đức tính, thái độ,
tác phong cần thiết trong công việc như tính cẩn thận, chính xác, óc thẩm mĩ...
Đồ dùng trong phân môn chính tả gồm có : Bảng phụ, tranh ảnh, mẫu vật…
Tôi dùng bảng phụ tổ chức cho các nhóm học sinh thi viết đúng, viết nhanh các
bài tập trước lớp. Trong quá trình các nhóm thực hiện có thể bộc lộ những sai
sót. Đó chính là dịp thuận lợi để tôi phát hiện, nhận xét, uốn nắn kịp thời những

sai sót đó.
Tranh ảnh, mẫu vật là hệ thống từ ngữ nhằm cung cấp, củng cố, mở rộng
vốn từ cho các em. Giúp các em hiểu và viết đúng một số từ ngữ về những sự
vật, sự việc, hiện tượng xa lạ với vốn sống hiểu biết, vốn từ ngữ của các em.
Ví dụ 1 : Từ “cấy cày” các em hay viết sai là cái cầy. Để giúp các em hiểu
được nghĩa của từ “cấy cày” tôi sưu tầm tranh vẽ nghề nông. Tôi chỉ hình ảnh cô
gái và giảng giải. Sau đó tôi cho các em quan sát tiếp hình ảnh con trâu đang cày
ruộng. Nhờ hình ảnh “cấy lúa”, “cày ruộng” học sinh viết đúng từ “cấy cày”.
Ví dụ 2 : Từ “Cún Bông” các em viết sai là cúng bông. Tôi cho các em xem
mẫu vật con Cún Bông là đồ chơi của trẻ em được làm bằng bông để các em
quan sát, tạo được sự hứng thú trong học tập, khắc sâu vốn từ cho các em. Từ đó
giúp các em hiểu, nói đúng và viết đúng.
Trong quá trình nghiên cứu bài dạy, tôi phải nghiên cứu kĩ phần chuẩn bị
bài và sử dụng đồ dùng dạy học một cách hợp lý để giúp các em biết quan sát đồ
dùng và suy nghĩ, tư duy một cách độc lập, linh hoạt, sáng tạo, biết ghi nhớ, biết
tưởng tượng một cách chính xác, đúng hướng đúng.
Việc sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả trong các tiết học cũng giúp cho
các em hiểu nghĩa của từ và đọc đúng, viết đúng chính tả.
Điều kiện cần thiết: Sử dụng các thông tin nói, nghe, nhìn và viết.
* Biện pháp 3: Gắn kết các môn học để ứng dụng viết đúng chính tả
Nội dung: Khắc phục sửa lỗi sai chính tả trong tất cả các môn học.
Cách thực hiện: Các em viết đúng không chỉ trong giờ học chính tả mà còn
trong các môn học khác như: Tập làm văn, Luyện từ và câu, Kỹ thuật, Toán,...
12


Các em hay viết sai ngay cả khi chép đầu bài trên bảng nên hàng ngày tôi
thường xuyên theo dõi và phát hiện lỗi sai của các em.
Ví dụ: Ghi đầu bài tiết Tập làm văn các em nghe cô giáo đọc và viết vào vở
hay mắc lỗi sai ( Ôn tập về dấu câu: Dấu ngoặt két)

Khi viết, đọc tên các đơn vị đo khối lượng các em thường viết sai tên đơn
vị đo (hét tô gang, đề cang gang,...)
Trong quá trình học tập các môn học trên, tôi theo dõi và phát hiện thấy em
học sinh nào đọc, viết sai. Tôi kết hợp với biện pháp luyện đọc, phát âm lại để
cho các em viết đúng hơn. Vì các em đã ngồi trong nhóm đối tượng phát âm
chưa chuẩn nên rất thuận lợi cho việc sửa sai tới đối tượng học sinh đó trong các
môn học.
Để sửa lỗi sai cho các em trong môn Tập làm văn, Luyện từ và câu đó là
môn học mà các em hay mắc lỗi sai nhiều nhất. Tôi đặc biệt chú ý hơn vì các em
viết chưa chuẩn về âm, vần và dấu thanh. Trong khi viết văn theo cách nói và
hiểu của các em nên dẫn đến đọc bài văn không hiểu được ý các em muốn viết
những gì? Khi viết bài văn các em nói sao thì viết vậy, dẫn đến sai lỗi chính tả
rất nhiều trong câu nói và viết. Tôi cho các em đánh vần tiếng viết sai trong từng
câu, kết hợp phân tích tiếng để các em viết đúng.
Qua việc gắn kết các môn học để ứng dụng viết đúng, tôi nhận thấy các em
có tiến bộ rất nhiều. Các lỗi viết sai mà các em mắc phải đã sửa được nhiều hơn.
Chính vì vậy phân môn Tập làm văn được tôi chú trọng sửa lỗi giúp các em tự
tin khi viết các bài văn đã học.
Điều kiện cần thiết: Cần sự hỗ trợ của giáo viên chuyên tham gia dạy học.
Biện pháp 4: Công tác thi đua khen thưởng
Nội dung: Đưa ra một số hình thức thi đua, khen thưởng nhằm tạo hứng thú
phấn đấu trong việc viết đúng chính tả cho học sinh.
Cách thực hiện: Để khuyến khích các em không viết sai lỗi chính tả trong
các môn học. Tôi luôn luôn động viên, khen thưởng kịp thời nhăm phát huy tính
tích cực của các em.
13


Với đặc điểm tâm lý của lứa tuổi học sinh tiểu học, các em rất thích được
khen thưởng, thích động viên nên tôi cùng Hội đồng tự quản, Ban học tập của

lớp lập bảng xếp loại hàng tuần, hàng tháng để theo dõi sự tiến bộ của các em.
Họp phụ huynh học sinh tôi đề xuất với cha mẹ học sinh về khen thưởng
cho những em viết đúng, viết đẹp và tiến bộ trong học tập.
Hàng tháng, tuần thường xuyên tổ chức cho các em các cuộc thi viết đúng,
đẹp trong nhóm, lớp để chọn ra bài viết đúng, đẹp nhất.
Hình thức trao phần thưởng là mỗi tuần bình xét một lần và tặng một quyển
vở hoặc khăn quàng cho mỗi em thực hiện viết đúng chính tả, viết đẹp và sạch
sẽ trong các môn học.
Ngoài việc tổ chức thi viết đúng chính tả, tôi kết hợp với các lớp trong tổ
khối giao lưu với nhau tạo hứng thú cho các em, giúp các em có động lực phấn
đấu vươn lên trong học tập.
Đối với các em có tiến bộ thì Ban học tập đề nghị Ban thi đua của lớp
tuyên dương, khen thưởng trước lớp bằng tràng pháo tay hoặc được hát một bài.
Hình thức thi đua khen thưởng nhằm động viên, khích lệ kịp thời luôn là
động lực giúp các em hăng hái, tự giác và tiến bộ rất nhiều.
Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng tạo cho các em tính tự tin, lòng say
mê, ham học hỏi. Từ đó các em có ý thức trong việc viết đúng chính tả.
Điều kiện cần thiết: Đầu tư vật chất và tinh thần nhằm động viên, khích lệ.
4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại:
Sau khi thực hiện các giải pháp giúp học sinh lớp 4A1 trường PTDTBT
Tiểu học Nùng Nàng giảm lỗi chính tả. Trong năm học 2016-2017 tôi đã thu
được những kết quả như sau:
a. Hiệu quả kinh tế
Việc sử dụng đồ dùng dạy học thường xuyên, hàng ngày để đem lại hiệu quả
cho việc hiểu nghĩa của từ. Các em phát âm chuẩn, viết đúng. Tôi chuẩn bị phiếu
bài tập, tranh ảnh, bảng phụ, vật mẫu, đồ dùng trực quan…Sau khi sử dụng đồ
dùng dạy học xong có thể lưu giữ lại để sử dụng cho những năm học sau.
14



b. Hiệu quả kỹ thuật
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện các giải pháp, chất lượng học sinh
viết đúng đã được nâng lên rõ rệt. Cụ thể kết quả của từng giải pháp là:
Giải pháp 1: Học sinh tự tin, ham học hỏi, mạnh dạn giao tiếp với bạn bè và
thầy cô giáo.
Giải pháp 2: Học sinh biết chú ý vào các từ hay phát âm sai của bản thân
trong tất cả các môn học. Các em học sinh hiểu đúng nghĩa các từ khi đọc, viết.
Giải pháp 3: Giáo viên gắn kết các môn học để viết đúng chính tả, giúp các
em học sinh ham học hỏi và sửa sai khi nói, viết.
Giải pháp 4: Học sinh hăng hái, yêu thích môn học và có tinh thần trách
nhiệm cao hơn trong việc sửa sai lỗi chính tả.
Kết quả đạt được sau khi thực hiện các giải pháp như sau:
Tổng số
học sinh

Viết sai chính tả
Vần
Dấu
%
Âm cuối
thanh

Viết đúng
chính tả

%

Âm
đầu


%

8

40

2

10

7

35

3

15

16

80

1

5

2

10


1

5

Đầu năm
20
Học kì II
20

%

c. Hiệu quả về mặt xã hội
Từ những kết quả trên tôi nhận thấy các em học sinh đã có ý thức tập
trung khi viết bài nên các bài viết ít mắc lỗi chính tả hơn.
Trong các tiết học các em thường sai 9 đến 10 lỗi đến nay chỉ còn sai 2
đến 3 lỗi. Những em sai 5 đến 6 lỗi đến nay mắc 1 đến 2 lỗi hoặc không mắc lỗi
nữa… Các em đã có hứng thú và yêu thích các môn học nhất là phân môn chính
tả, giúp các em biết phân biệt để viết đúng và trình bày một cách rõ ràng mạch
lạc, các em biết sửa lại những lỗi sai khi mắc phải. Nhìn chung các em không
ngại luyện viết bài và làm bài tập như trước nữa. Các em học sinh đã có sự ham
mê trong học tập.

15


Các em còn được rèn luyện về kĩ năng sống, ý thức tự rèn luyện bản thân
mình. Luôn có tính cẩn thận, chính xác, gọn gàng và sạch sẽ.
Sau nhiều nỗ lực phấn đấu của bản thân cũng như sự hỗ trợ của đồng
nghiệp cùng với kết quả đã đạt được sau khi thực hiện sáng kiến. Các em học
sinh lớp tôi đã có tiến bộ rất nhiều. Đó chính là cơ sở để tôi tiếp tục ứng dụng,

triển khai trong các năm học tiếp theo được tốt hơn.
Bản thân tôi đã nâng cao được trình độ, năng lực, tự tin vào phương pháp
và hình thức tổ chức dạy học của chính mình.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Sau khi áp dụng sáng kiến ở lớp 4A1 tôi thấy các em học sinh đã giảm
được nhiều lỗi chính tả khi đọc, viết trong tất cả các môn học.
Sáng kiến của tôi có khả năng nhân rộng đối với các lớp trong trường Tiểu
học Nùng Nàng và một số trường Tiểu học trong huyện, tỉnh có học sinh hay mắc
lỗi chính tả.
6. Các thông tin cần được bảo mật: Không
7. Kiến nghị, đề xuất:
Cá nhân kính mong hội đồng sáng kiến cấp huyện, cấp tỉnh xem xét ghi
nhận kết quả trên.
Đối với nhà trường: Nghiên cứu và triển khai sáng kiến này tới các lớp
trong toàn trường giúp các em học sinh viết đúng chính tả.
Đối với giáo viên: Cần tâm huyết với công việc được giao, luôn nêu cao
tinh thần trách nhiệm trong công tác dạy học nhất là đối với môn chính tả. Bản
thân không ngừng học tập bồi dưỡng kiến thức, nâng cao chuyên môn nghiệp
vụ. Luôn thường xuyên đổi mới các hình thức tổ chức học tập phù hợp với từng
đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Đối với phụ huynh học sinh: Quan tâm hơn nữa đến việc học tập của con
em mình. Giáo viên chủ nhiệm lớp luôn có thông tin hai chiều thường xuyên với
phụ huynh về sự tiến bộ của học sinh.
8. Tài liệu kèm: Không
16


Trên đây là nội dung, hiệu quả do chính tôi thực hiện không sao chép,
không vi phạm bản quyền./.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

Nguyễn Thị Kim Xuyến

17



×