Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tài liệu SÁNG KIẾN - Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy Chính tả ở lớp 5 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.68 KB, 17 trang )

1

SÁNG KIẾN

Một số kinh nghiệm nâng
cao chất lượng dạy Chính tả ở lớp
5

Phần thứ nhất
ĐẶT VẤN ĐỀ.
Chúng ta đều biết rằng: “ Nhân cách của con người chỉ có thể được hình
thành thông qua hoạt động giao tiếp”. Để xã hội tồn tại và phát triển, để giao
tiếp được thuận tiện, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có một ngôn ngữ riêng.
Tiếng Việt là một ngôn ngữ thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Trong
cuộc sống hàng ngày của chúng ta không chỉ lúc nào cũng giao tiếp bằng ngôn
ngữ viết. Ngôn ngữ viết đóng vai trò quan trọng của Tiếng Việt nói riêng và
trong tiếng nói của các quốc gia nói chung. Yêu cầu đầu tiên và quan trọng của
ngôn ngữ viết là phải viết đúng chính tả. Có nghĩa là khi thể hiện ngôn ngữ viết
cần phải tuân theo hệ thống các quy tắc về cách viết thống nhất cho các từ của
một ngôn ngữ. Hay nói cách khác, chính tả là những chuẩn mực của ngôn ngữ
viết được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân. Mục đích của nó là phương tiện
thuận tiện cho việc giao tiếp bằng chữ viết bảo bảo cho người viết và người đọc
2

đều hiểu thống nhất những điều đã viết. Chính tả có thống nhất thì việc giao
tiếp bằng ngôn ngữ mới không bị cản trở giữa các địa phương trong cả nước,
cũng như giữa các thế hệ đời trước và đời sau
Vì vậy việc dạy chính tả đúng phải được coi trọng ngay đối với
học sinh các lớp của trường Tiểu học. Việc dạy chính tả được hiểu như rèn
luyện việc thực hiện những chuẩn mực của ngôn ngữ viết. ở các lớp Tiểu học,
chính tả sẽ tạo điều kiện ban đầu trong hành trang ngôn ngữ cả một đời người


trong các em.
Qua được học chính tả, các em nắm bắt được các quy tắc chính tả
và hình thành kỹ năng, kỹ xảo chính tả. Từ đó có thói qnen viết đúng chính tả,
giúp cho sự hoàn thiện nhân cách của học sinh. Nó bắt đầu từ việc thuận tiện
trong tiếp thu trí thức qua các môn học ở Tiểu học đến việc xây dựng các văn
bản trong quá trình giao tiếp trong học tập.
Chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học bao gồm nhiều phân môn.
Phân môn chính tả có nhiệm vụ chủ yếu rèn cho học sinh nắm các quy tắc và
các thói quen viết đúng với chuẩn chính tả Tiếng Việt. Cùng với các phân môn
khác, chính tả giúp cho học sinh chiếm lĩnh văn hoá, là công cụ để giao tiếp, tư
duy để học tập, trau dồi kiến thức và nhân cách làm người. Ngay từ đầu ở bậc
Tiểu học trẻ cần phải được học môn chính tả một cách khoa học, cẩn thận để có
thể sử dụng công cụ này suốt những năm tháng trong thời kỳ học tập ở nhà
trường cũng như trong suốt cả cuộc đời.
Chính tả có tầm quan trọng như vậy nên môn học này cần phải
được coi trọng ở các trường Tiểu học. Nhưng trên thực tế ở một số vùng miền
núi, hiện tượng học sinh viết sai chính tả là khá phổ biến. Cụ thể trên địa bàn xã
Hoà Sơn nơi tôi đang giảng dạy, hiện tượng học sinh viết sai chính tả nhất là
những âm dễ lẫn lộn như: l – n; s – x; tr – ch và dấu ngã. Vấn đề này có thể do
học sinh phát âm sai dẫn đến hiểu sai và viết sai chính tả. Bên cạnh đó hệ thống
3

sách giáo khoa, bài tập chính tả chưa xây dựng theo vùng, miền. Nên việc dạy
và học chính tả còn gặp nhiều khó khăn.
Trước tình hình như vậy, việc nhìn nhận lại thực trạng về việc dạy
chính tả để từ đó tìm ra một số giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng
học chính tả cho học sinh vùng phương ngữ là hết sức cần thiết. Đặc biệt là
việc cải tiến cách dạy chính tả sao cho khoa học, cho hiệu quả hơn. Coi trọng
phương pháp dạy chính tả có ý thức để việc viết đúng chính tả trở thành kỹ
năng, kỹ xảo cho học sinh ngay từ lớp đầu cấp.

Xuất phát từ những quan điểm trên, bản thân lại là một giáo viên
dạy học ở vùng có nhiều đối tượng học sinh có vấn đề về chính tả , tôi mạnh
dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy
Chính tả ở lớp 5” để góp phần nâng cao chất lượng dạy – học phân môn Chính
tả.
Phần thứ hai
NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN
A. Cơ sở về ngữ âm học.
a. Mối quan hệ giữa âm chữ và nghĩa.
- Chữ viết của Tiếng Việt là chữ viết ghi âm nên nguyên tắc chính tả chủ
yếu của Tiếng Việt là nguyên tắc ngữ âm học, nghĩa là mỗi âm vị được thể hiện
bằng một tổ hợp chữ cái, mỗi âm tiết, mỗi từ có một cách viết nhất định. Do đó
việc viết đúng phải dựa trên đọc đúng, đọc đúng là cơ sử viết đúng. Để phát
huy một cách có ý thức. đặc biệt là những vùng phương ngữ, việc dạy chính tả
4

phải theo sát nguyên tắc này. Nghĩa là phải tôn trọng việc phát âm, lấy phát âm
để điều chỉnh chữ viết
b. Những bất hợp lý của chữ quốc ngữ.
Ở Tiếng Việt, nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc ngữ âm học, ngoài
ra chính tả Tiếng Việt còn được xây dựng trên một số nguyên tắc như: Nguyên
tắc truyền thống lịch sử, nguyên tắc khu biệt Những nguyên tắc này không
đồng nhất với ngữ âm học, do vậy chính tả Tiếng Việt vẫn còn những bất hợp
lý. Chính tả chữ viết (quốc ngữ) vừa đơn giản lại vừa phức tạp. Đơn giản vì chữ
quốc ngữ là chữ viết ghi âm ở dạng ổn định văn bản hợp lý, phát âm thế nào thì
viết thế ấy. Nhưng phức tạp ở chỗ: trong Tiếng Việt có hiện tượng cách phát
âm ở những vùng miền khác nhau (phương ngữ), trong khi đó hệ thống ghi âm
tiêu chuẩn của Tiếng Việt lại chưa được xác định một cách chính thức. Do đó
khó có thể phổ biến rộng rãi hệ thống ấy được. Hơn nữa trong Tiếng Việt hiện

đại, bên cạnh việc phát âm không phù hợp với tiêu chuẩn lại có trường hợp
trong đó một từ đồng thời mang hai biến thể phát âm, khó có thể nói biến âm
nào là chuẩn.
Ví dụ: tròng trành – chòng chành
nhún nhẩy - dún dẩy
trời – giời
Hoặc có khi cùng một cách phát âm nhưng lại có hai cách viết.

Ví dụ: /z/


d: dải lụa

gi: gi

i thích

i: lí luận

y: Lý Th
ư

ng
5

/i/


Bản thân hệ thống âm vị Tiếng Việt còn một số vị âm không ghi thống
nhất, một âm có thể ghi bằng nhiều con chữ.


/k/

Hoặc trong bộ chữ cái Tiếng Việt còn chữ “h” là một hiện tượng
đặc biệt. Nó vừa sử dụng độc lập làm đại diện cho phụ âm /h/ thể hiện bằng con
chữ “h”, vừa được sử dụng theo cách ghép với các con chữ khác làm đại diện
cho 7 âm nữa đó là: ch, gh. kh, nh, ngh, ph, th. Do vậy khi sử dụng cần chú ý
không nên lầm tưởng là trong Tiếng Việt có phụ âm kép. Dù “h” đứng một
mình hay “h” đứng sau các chữ khác (c, g, k, n, ng, p, t) thì ch, gh, kh, nh, ngh,
ph, th đều có giá trị như nhau. Mỗi hình thức trong 7 hình thức đó đều chỉ thay
thế cho 1 âm mà thôi. Do vậy có quan niệm g đơn, g kép, ng đơn, ng kép là bất
hợp lý. Cách nhận biết tốt nhất về “ng” và “ngh” là dựa vào khả năng kết hợp
chung với nguyên âm.
Trước những bất hợp lý trên, việc xác định những trọng điểm
chính tả cần dạy cho học sinh vùng phương ngữ, một mặt phải coi trọng những
biến thể phát âm địa phương, đồng thời phải nghĩa để sử dụng dựa vào các văn
cảnh cụ thể để ghi nhớ cho học sinh cách phân biệt chính tả.
Do vậy hai nhiệm vụ chủ yếu của việc đề cao nguyên tắc dạy học
chính tả có ý thức là: giải quyết những vấn đề tồn tại của chữ quốc ngữ. Tôn
c (con cuốc)
k (cái kim)
q (tổ quốc)

6

trọng nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực, phải chú ý cách phát âm của địa
phương.
B. Cơ sở thực tế.
Trẻ em ở lứa tuổi Tiểu học nhận thức hiện thực khách quan mang
đậm màu sắc cảm tính. Các giác quan như tai, mắt được sử dụng nhiều trong

nhận thức sự vật, cho nên trực quan cụ thể là những yếu tố đặc biệt quan trọng
góp phần tạo nên nhận thức và tư duy của học sinh Tiểu học. “Từ trực quan
sinh động đến tư duy trừu tượng” câu nói nổi tiếng của Lê- nin khi người giải
thích quy luật nhận thức hiện đại, đặc biệt được thể hiện ở học sinh Tiểu học.
Khi dạy chính tả cho học sinh Tiểu học cần vận dụng triệt để đặc điểm, nhận
thức của trẻ em ở lứa tuổi này.
VD: Nghe và quan sát cách phát âm đúng để phát âm đúng. Quan
sát cách viết đúng để viết đúng , dần dần học sinh sẽ tích luỹ được những kinh
nghiệm, làm giàu thêm tri thức chính tả cho bản thân. Kết quả là các em nhận
thức được những vốn kinh nghiệm một cách có ý thức, tạo nên kĩ năng kĩ xảo
cho các em. Từ đó giúp các em dề dàng trong việc tiếp thu các tri thức của các
môn học, nhất là trong phân môn Tập làm văn.
II. NỘI DUNG
1.Thực tế trình độ chính tả của học sinh Tiểu học.
Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu khảo sát sách vở chính tả, vở tập
làm văn của học sinh trường Tiểu học Hoà Sơn A, bản thân tôi nhận thấy: Vở
chính tả, tập làm văn của các em và các vở khác mắc khá nhiều lỗi chính tả.
Thống kê số lỗi chính tả của các em tôi thấy có 3 lỗi cơ bản sau.
- Lỗi chính tả do không nắm vững chính tả: lỗi này thường gặp khi
viết các phụ âm đầu: d/gi; ch/tr; ng/ngh
7

- Lỗi do không nắm vững cấu trúc âm tiết của Tiếng Việt và không
hiểu cấu trúc nội bộ của âm tiết Tiếng Việt nên học sinh viết sai.
VD: quanh co; khúc khuỷ; ngoằn nghèo.
- Lỗi chính tả do viết theo lối phát âm địa phương hoặc do không
nắm vững âm chính. Đây là lỗi cơ bản nhất mà qua khảo sát tôi nhận thấy ở
trường Tiểu học Hoà Sơn A nói riêng và ở xã Hoà Sơn nói chung. Cụ thể là âm:
l – n, dấu ngã và dấu chấm. Học sinh thường nhầm lẫn và viết sai chính tả trong
các bài viết của mình.

Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng sai trên tôi thấy chủ yếu là
do học sinh phát âm sai. Thường các em còn phát âm lẫn lộn giữa âm l – n nên
không phân biệt được khi viết. Để sửa lỗi này giáo viên trường Hoà Sơn A đã
cố gắng dạy cho học sinh nắm vững âm chính trong Tiếng Việt. Muốn viết
đúng chính tả thì phải phát âm đúng vì chính âm đi trước chính tả. Do vậy ta
phải chú trọng việc phát âm chuẩn cho học sinh trong các giờ tập đọc. Mặt khác
mỗi giáo viên phải là một chuẩn mực sống động để học sinh bắt trước và noi
theo. Ngoài ra việc đổi mới các phương pháp dạy học và áp dụng qui trình soạn
giáo án theo hướng đổi mới, giúp học sinh nắm bắt các mẹo luật chính tả cũng
hết sức cần thiết để giúp học sinh viết đúng chính tả. Trong phạm vi nghiên cứu
đề tài, tôi xin được thống kê số liệu học sinh mắc lỗi chính tả ở khối 5 thu được
đầu năm như sau.

Các lỗi chính tả thường mắc Lớp

Tổng
số
học
sinh
l - n; ~/./

d/gi/r; tr/ch;
s/x; g/gh
Cấu trúc
âm tiết
8

5A 30 11 em 5 em 4 em
5B 28 8 em 6 em 4 em


Thực tế về chất lượng dạy chính tả của giáo viên Tiểu học trước
hết phải nói đến trình độ đã được đào tạo của giáo viên không đồng đều và việc
tổ chức dạy và học môn chính tả Tiếng Việt chưa được khoa học. Hai là trong
các nhà trường sư phạm việc dạy phương pháp môn Tiếng Việt nói chung,
phương pháp dạy chính tả nói riêng còn coi nhẹ.
Do đó nhiều giáo viên ra trường còn gặp nhiều lúng túng về nội
dung và phương pháp và cách rèn kỹ năng cho học sinh. Những tồn tại trên dẫn
đến chất lượng học chính tả của học sinh còn nhiều hạn chế. Đặc biệt với
những vùng phương ngữ thì đây là một thiệt thòi rất lớn vì các em không có
điều kiện để đạt tới một chuẩn mực chính tả như mong muốn. Để khắc phục
tình trạng này thì trước hết cần phải chuẩn hoá giáo viên để giáo viên có đủ
kinh nghiệm, trình độ giúp học sinh nắm được quy tắc chính tả, hình thành kỹ
năng, kỹ xảo chính tả, bỏ được thói quen phát âm sai, viết sai.
2. Về chương trình sách giáo khoa (SGK)
Trước hết phải khẳng định rằng môn Tiếng Việt ở Tiểu học SGK
đã xác định được những trọng điểm chính tả cơ bản cần dạy cho học sinh. Các
bài tập trong SGK cũng khá đa dạng, phù hợp với từng khối lớp và cấu trúc đi
từ dễ đến khó.
Tuy nhiên về hạn chế SGK còn đánh đồng nội dung dạy học trong
cả nước cho nên có thể nói nội dung dạy chính tả trong SGK Tiếng Việt vừa
thừa lại vừa thiếu do chưa sử lý được việc dạy chính tả theo khu vực. Thừa ở
9

các em vừa phải luyện tập ở cả những nội dung mà các em đã biết, không mấy
khi sai sót. Thiếu ở chỗ không đủ thời gian để đi sâu hơn, luyện tập nhiều hơn
để tránh những lỗi mà các em thường mắc phải. Nội dung chính tả được trình
bày trong SGK Tiểu học còn mang tính ngẫu nhiên, chủ quan, áp đặt, không
được xây dựng dựa trên sự điều tra khảo sát tình hình chính tả ở từng vùng,
từng khu vực. Chính tả trong SGK chưa thống nhất, điều này cũng gây không ít
khó khăn cho việc dạy học chính tả ở Tiểu học, đặc biệt ở những vùng phương

ngữ.
III. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Qua kết quả điều tra, khảo sát thực tiễn tôi nhận thấy rằng trọng
điểm chính tả mà học sinh Hoà Sơn mắc phải chính là do lỗi phát âm địa
phương không phân biệt được giữa l với n, dấu thanh ~/./ Trước thực tế như
vậy, bản thân người giáo viên phải hết sức cố gắng nỗ lực nhiều mặt như: tâm
lý học lý luận dạy học, các kiến thức về ngữ âm, về văn học làm sao phải để
học sinh “tâm phục khẩu phục”. Có như vậy chất lượng giáo dục chính tả vùng
phương ngữ mới thu được kết quả như mong muốn.
Muốn làm được đìêu đó, trước hết người giáo viên phải đặt phân
môn chính tả nắm trong mối quan hệ giữa các phân môn khác của Tiếng Việt,
đặc biệt là phân môn tập đọc và từ ngữ. Học sinh muốn viết đúng được thì phải
hiểu được nghĩa và phát âm đúng từ đó. Nếu học sinh phát âm sai, tuỳ tiện sẽ
dẫn đến hiểu sai và viết sai hoặc do thói quen lâu ngày không được sửa chữa.
Trong các giờ tập đọc, chúng ta dành nhiều thời gian hơn cho việc sửa lỗi phát
âm cho học sinh, đặc biệt là hai âm l và n, dấu ~ /./. Giáo viên phát âm mẫu cho
học sinh học tập và hướng dẫn cách phát âm tỉ mỉ. Đặc biệt giáo viên không
bao giờ được phạm sai lầm về lỗi phất âm này. Nếu không việc sửa lỗi của giáo
viên sẽ mất tác dụng.
10

Ngoài ra giáo viên hướng dẫn học sinh viết đúng chính tả trên cơ
sở hiểu đúng nghĩa của từ. Muốn viết đúng một từ, học sinh phải biết đặt từ đó
trong mối quan hệ với cụm từ và các văn bản. Nếu ta tách từ đó ra khỏi văn bản
có thể học sinh sẽ không hiểu được nghĩa và do đó dẫn đến việc viết sai chính
tả.
VD: Khi đọc tiếng “cuốc” nếu không đặt nó trong mối quan hệ,
cụm từ, câu thì rất khó xác định nghĩa để viết đúng. Nhưng nếu đặt nó trong
câu: “Mẹ em vác cuốc ra đồng” hoặc trong từ “Tổ quốc” thì học sinh dễ dàng
viết đúng.

Bên cạnh đó muốn học sinh viết đúng giáo viên phải cho học sinh
nắm được khả năng kết hợp của các kí hiệu từ trong các trường hợp sau:
+ Các con chữ phụ âm kết hợp với các con chữ nguyên âm để tạo
nên phụ âm đơn như “gi”, “qu”. Con chữ phụ âm đi trước, con chữ nguyên âm
đi sau. Trong thực tế chính tả, khi xuất hiện “q” thì nhất thiết sẽ có “u” đi kề
liền. Đây là luật yêu cầu học sinh cần nắm vững.
+ Các con chữ phụ âm kết hợp với nhau để tạo nên phụ âm đơn.
VD “ngh”, “ng”, “gh”, “tr”. Trong Tiếng Việt dùng 9 kí hiệu từ
đơn: ph, th,ch, kh, nh, ng, gh, ngh, tr. Với hình thức chuỗi như vậy không bao
giờ được phép kết chuỗi đảo ngược các thứ tự sắp xếp như rt, hn
+ Các con chữ nguyên âm kết hợp với nhau để tạo nên một kí tự
nguyên âm đôi. VD: iê, ia, ươ, uô, ua, uâ
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần cung cấp kiến thức này
cho các em. Tổng kết lại /V/ chỉ kết hợp các âm không tròn môi, không nên kết
hợp với các nguyên âm tròn môi.
11

Một điều rất quan trọng trong dạy chính tả cho học sinh vùng
phương ngữ là dạy cho các em biết được một số mẹo luật chính tả. “Mẹo” được
hiểu như cách làm độc đáo giúp học sinh phân biệt, ghi nhớ được cách viết
đúng những chữ cái hay nhầm lẫn trong khi viết chính tả. Sự tìm ra các mẹo
chính tả dựa vào:
+ Sự kết hợp: Trong cấu trúc âm tiết.
+ Sự láy âm, điệp âm.
+ Mẹo từ hán việt.
+ Mẹo nghĩa của từ.
+ Mẹo phân biệt l/n.
- Mẹo 1: Một chữ ta không biết là l hay n, nhưng nó đứng đầu một
từ láy âm, không phải là điệp âm thì dứt khoát là “l” chứ không phải “n”.
VD: “l” láy với “c”: lò cò, la cà, lục cục

“l” láy với “b”: lệt bệt, lùng bùng, lõm bõm
“l” láy với “d”: líu díu, lò dò
“l” láy với “h”: lúi húi, lay hoay
“l” láy với “n”: lơ mơ, liên miên
- Mẹo 2: Khả năng kết hợp âm: Âm /l/ đứng trước âm đệm nhưng
/n/ không đứng trước âm đệm. Do đó /n/ không bao giờ đứng trước một vần bắt
đầu: oa, uê, uy trái lại /l/ lại đứng trước các vần đó như: loa, luân
- Mẹo 3: mẹo luật láy âm, điệp âm.
12

/l/ láy âm rất rộng rãi, trái lại /n/ không láy âm với một âm nào mà
chỉ điệp âm với chính nó. Đồng thời lại không có hiện tượng /l/ láy âm với /n/.
Từ đó suy ra quy tắc: Nếu gặp một từ láy mà hai âm đầu đọc giống nhau thì
nhất định là một điệp âm đầu và cả hai chữ phải cùng có âm đầu là /l/ hoặc /n/.
Vì vậy ta chỉ cần biết một chữ là đủ.
VD: Lấp loáng, long lanh, lanh lảnh
No nê, ninh ních, nõn nà
- Mẹo 4: Đối với trường hợp “l” và “n” đứng ở chữ thứ 2. Trong từ
láy thì”n” khi láy âm chỉ láy với “gi” và không láy với âm nào khác. Trái lại “l”
lại không láy với “gi” mà láy với các âm khác .
(Ngoại lệ có: khúm núm, khệ nệ)
kh – l : khéo léo, khoác lác
ch – l : cheo leo
/n/ láy với những âm tiết không có âm đầu như: ảo não, áy náy
- Mẹo 5: Những chữ không biết được “l” hay “n” nhưng đồng
nghĩa với một từ khác viết với “nh” thì chữ ấy là “l”.
VD: lăm le (nhăm nhe)
lỡ làng (nhỡ nhàng)
Trên đây là một số mẹo luật nhận diện chữ cái phân biệt l/n trong
khi viết chính tả mà mỗi giáo viên thuộc phươngdiện phương ngữ Bắc bộ nói

chung và giáo viên Hoà Sơn nói riêng cần nắm được để hướng dẫn các em viết
chính tả.
13

Ngoài ra còn một số mẹo phân biệt “ch” với “tr”, “s” với “x”.
Những lỗi này học sinh Hoà Sơn cũng mắc phải nhưng ít hơn. Tuy nhiên trong
một số trường hợp học sinh vẫn có thể mắc lỗi. Do vậy giáo viên cần nắm được
để hướng dẫn cho các em. Chẳng hạn “tr” không đứng trước những chữ bắt đầu
bằng âm đệm nhưng “ch” thì có.VD: ôm choàng, bị choáng
“tr” không bao giờ láy với “ch” và ngược lại. Do đó chỉ có những
từ láy cùng láy âm “tr” hoặc “ch” như: Chăm chỉ, trâng tráo, trân trân
Hoặc phân biệt s/x như: Các từ chỉ tên thức ăn hoặc đồ dùng liên
quan đến thức ăn thì viết là “x”. VD: Xôi, xào, xoong
Những từ chỉ thiên nhiên hoặc chỉ tên cây cối, các loại quả thì viết
là “s”
VD: Ngôi sao, giọt sương, sen, súng
Tuy nhiên tất cả những mẹo luật trên chỉ ở mức độ tương đối.
Người giáo viên phải biết áp dụng linh hoạt để giảng dạy cho các em.
* Một số điểm cần lưu ý khi dạy theo quy trình một tiết chính tả
theo hướng đổi mới.
- Bước “câu hỏi gợi ý tìm hiểu nội dung đoạn viết” là bước hiệu
quả chính tả thấp. Vì nội dung hầu hết các em đã nắm được thông qua các bài
tập đọc. Bước này không kéo dài sẽ lãng phí thời gian, tăng cường cho luyện
tập (với những bài chính tả so sánh mà nội dung bài không có trong danh sách
tập đọc thì giáo viên có thể hỏi qua về nội dung đoạn viết).
- Bước “luyện viết chữ khó, phân biệt các cặp từ so sánh” và bước
“luyện tập” có thể nhập làm thành một. Đây là bước quan trọng để giúp học
sinh không mắc lỗi chính tả, giáo viên cần lưu ý.
14


- Bước “chấm và chữa bài” nên đặt ở cuối cùng trong tiết học vì
việc đánh giá kết quả học sinh phải đặt sau quá trình luyện tập.
Để tiết dạy chính tả đạt kết quả cao, gây hứng thú trong học tập
cho học sinh, giáo viên có thể tổ chức hoạt động học dưới hình thức trò chơi
như tìm nhanh các cặp từ so sánh đối lập, tìm những bài hát ở Tiểu học có phụ
âm đầu là n/l.
Mục đích cuối cùng của bài chính tả là phải ghi nhớ các trường
hợp viết đúng một cách có ý thức mà trong đó thực chất của loại bài so sánh là:
giúp học sinh nắm vững nội dung ngữ, nghĩa của từ gắn với chữ viết. Giáo viên
so sánh để phân biệt những trường hợp dễ lẫn lộn cho các em. Mặt khác giáo
viên cần năng động, sáng tạo trong giảng dạy. Soạn ra những bài luyện tập phù
hợp với các em ở địa phương mình. Cho học sinh đặt câu với những từ dễ mắc
lỗi hoặc có thể đưa ra những đoạn văn, đoạn thơ trong đó có nhiều từ viết sai
chính tả để học sinh tự mình phát hiện lỗi, tìm hiểu nguyên nhân sai và chữa lại
cho đúng.
Qua việc tìm hiểu nguyên nhân là: tìm được những trọng điểm
chính tả cần dạy cho học sinh trên xã Hoà Sơn. Qua một thời gian thực hiện,
kết quả thu được như sau:
Các lỗi chính tả thường mắc Số
TT
Lớp

T.số
học sinh
l/n;
~/./
tr/ch;
s/x; gh/g
cấu trúc
âm tiết

1 5A 30 2
em
2 em không
15

2 5B 28 1
em
1 em 1

16

Phần thứ ba
KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT
I. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN VỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC.
Việc xác định các trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh vùng
phương ngữ là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Chúng ta đang thực
hiện luật phổ cập giáo dục Tiểu học để tạo nên một mặt bằng dân số, trình độ
dân trí nhất định trong cả nước. Tuy nhiên trình độ này có đồng đều hay không
điều đó tuỳ thuộc vào chất lượng giảng dạy và học tập ở mỗi địa phương. Là
một giáo viên vùng phương ngữ, tôi nhận thấy phải trang bị cho các em những
kiến thức chuẩn mực để các em có đầy đủ năng lực để học tiếp lên các lớp trên
và giao tiếp với xã hội một cách tự tin, chững chạc. Đây là một nhiệm vụ quan
trọng của giáo viên giảng dạy ở các vùng phương ngữ. Nhiệm vụ này không chỉ
tiến hành trong một thời gian ngắn mà cho ta kết quả tốt ngay được mà phải
tiến hành trong một thời gian dài.
II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN.
Để chủ trương đổi mới phương pháp dạy học nói chung, việc
dạy chính tả cho học sinh tiểu học đạt hiệu quả cao hơn tôi có một số đề xuất
như sau sau:
- Đối với công tác quản lý:

Cần có hướng dẫn cụ thể giúp các cấp cán bộ quản lý, giúp giáo
viên có nhận thức đúng đắn hơn, đầy đủ hơn về đổi mới phương pháp dạy học.
Cần biên soạn những tài liệu hướng dẫn về đổi mới phương
pháp dạy học phù hợp, cụ thể với từng phân môn theo từng khối lớp.
17

Giáo viên sau khi học tập nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp
vụ (ở các lớp học cao đẳng, đại học ) cần có chế độ chính sách rõ ràng, tạo
điều kiện cho họ yên tâm công tác) thúc đẩy ý thức tự học ở mỗi người.
- Đối với giáo viên Tiểu học:
Phải kiên trì thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Cần nắm
bắt rõ năng lực học tập của từng đối tượng học sinh để giảng dạy có hiệu quả.
Tự học và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ của bản thân góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường

- Đối với học sinh.
Các em học sinh phải thực hiện tốt bốn nhiệm vụ của học sinh,
tích cực học tập và rèn luyện.
- Đối với nhà trường:
Cần có kế hoạch từng bước xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy
học theo danh mục thiết bị chuẩn của Bộ Giáo dục.
Cần phải lựa chọn xem cần trang bị cái gì trước, cái gì sau sao
cho phù hợp với điều kiện của trường mình.




×