Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

“Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ cho học sinh bán trú trường PTDTBT Tiểu học Nùng Nàng”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.69 KB, 14 trang )

I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động
ngoài giờ cho học sinh bán trú trường PTDTBT Tiểu học Nùng Nàng”.
2. Tác giả
Họ và tên: Ngô Thị Hồng Lam
Năm sinh: 28 /11/1978
Nơi thường trú: Tổ 22 phường Đông Phong - Thành phố Lai Châu - Tỉnh Lai Châu.
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng tiểu học
Chức vụ công tác: Giáo viên - Tổng phụ trách đội
Nơi làm việc: Trường PTDTBT TH Nùng Nàng
Điện thoại: 0942125306
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác Đội
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 15 tháng 9 năm 2016 đến
ngày 24 tháng 3 năm 2017
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến
Tên đơn vị: Trường PTDTBT TH Nùng Nàng
Địa chỉ: Xã Nùng Nàng - Huyện Tam Đường - Tỉnh Lai Châu
Điện thoại: 0942125306
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
1.1. Sự cần thiết: Để đáp ứng mục tiêu giáo dục trong thời đại mới. Giáo
dục học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ vì vậy mà hoạt động ngoài
giờ cho học sinh bán trú là rất quan trọng trong giáo dục học sinh. Hoạt động
ngoài giờ lên lớp không chỉ là một trong các hoạt động giải trí, giáo dục thể chất
cho học sinh tiểu học nói chung học sinh bán trú nói riêng sau những giờ học
căng thẳng mà còn là một trong các hoạt động nhằm phát huy truyền thống yêu
nước, truyền thống văn hóa dân tộc, ngăn chặn văn hóa đồi trụy, bạo lực xảy ra
trong nhà trường, đồng thời là một trong những hoạt động nhằm thu hút học sinh



đến trường đảm bảo tỷ lệ chuyên cần bán trú để nâng cao chất lượng giáo dục
trong nhà trường. Thời gian qua công tác đội và hoạt động phong trào luôn được
nhà trường quan tâm chỉ đạo và thực hiện; các hoạt động giáo dục học sinh bán
trú luôn được chú trọng, sự tham gia của học sinh trong các hoạt động ngày càng
nâng lên. Tuy nhiên, hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường còn nhiều hạn
chế chưa thể hiện tính bài bản, còn đơn điệu, chưa tạo nên sự lôi cuốn học sinh
tham gia một cách tự giác tích cực. Là Tổng phụ trách Đội tôi rất trăn trở, làm
thế nào để hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh bán trú có hiệu quả cao góp
phần thu hút học sinh ở bán trú tới trường và ở lại trường. Duy trì tỷ lệ chuyên
cần, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Vì vậy tôi lựa chọn sáng kiến
“Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ cho học sinh bán trú
trường PTDTBT Tiểu học Nùng Nàng”.
1.2. Mục đích: Nhằm đánh giá thực trạng hoạt động ngoài giờ lên lớp của
nhà trường trong thời gian qua đồng thời đề xuất một số giải pháp có tính khả
thi, phù hợp với hoạt động ngoài giờ cho học sinh bán trú của nhà trường thông
qua hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp các em giao tiếp mạnh dạn, tự tinh hơn,
tăng cường vốn tiếng việt cho các em, thu hút các em vui mà đến trường góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
2. Phạm vi triển khai thực hiện
Thời gian thực hiện: Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017
126 em học sinh bán trú Trường PTDTBT Tiểu học Nùng Nàng - Tam
Đường - Lai Châu.
3. Mô tả sáng kiến
3.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
3.1.1. Thực trạng về hoạt động ngoài giờ của học sinh bán trú trước
khi áp dụng sáng kiến.
Năm học 2016 -2017 điểm trường trung tâm gồm 13 lớp với 126 học sinh
bán trú (lớp 1: 03 học sinh; lớp 2: 03 học sinh; lớp 3: 28 học sinh; lớp 4: 55 học
sinh; lớp 5: 37 học sinh); 100% các em là dân tộc Mông. Diện tích khuôn viên
trường xanh - sạch - đẹp, thoáng mát, yên tĩnh và an toàn đối với học sinh. Hoạt

2


động ngoài giờ cho học sinh bán trú đã được áp dụng và triển khai hoạt động
thường xuyên. Tuy nhiên việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho các em
còn nhiều hạn chế về nội dung, hình thức hoạt động chưa đa dạng, phong phú vì
vậy mà hiệu quả chưa cao.
Những năm qua để nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động ngoài giờ cho học
sinh bán trú tôi đã áp dụng các giải pháp cũng như cách thực hiện như sau:
Giải pháp 1: Công tác tuyên truyền
Tôi đã tuyên truyền tới các ban nghành đoàn thể, giáo viên, phụ huynh,
học sinh qua các buổi họp, qua các tiết chào cờ…
Giải pháp 2: Tham mưu, Phối hợp
Xây dựng kế hoạch và tham mưu phê duyệt thực hiện từ đầu năm học; Tổ
chức triển khai đảm bảo theo kế hoạch được phê duyệt.
Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên chuyên âm nhạc, thể dục…
trong một số hoạt động ngoài giờ.
Giải pháp 3: Lựa chọn nội dung
Lựa chọn nội dung đơn giản học sinh dễ thực hiện như các bài múa các
em đã thuộc lời bài hát, những trò chơi không gây khó cho học sinh, những môn
thể thao học sinh dễ dàng chơi…
3.1.2. Ưu điểm của giải pháp cũ
Công tác tuyên truyền, tham mưu đã có kế hoạch và thực hiện ngay từ đầu
năm học.
Đã phối hợp với giáo viên tổ chức một số hoạt động ngoài giờ.
Nội dung hoạt động phù hợp với đối tượng học sinh.
Các em đã tham gia các hoạt động ngoài giờ.
3.1.3. Nhược điểm của giải pháp cũ
Việc tham mưu kế hoạch hoạt động ngoài giờ trong nhà trường chưa bài
bản, triển khai thực hiện chưa khoa học.

Nội dung, hình thức của hoạt động ngoài giờ cho học sinh bán trú còn đơn
điệu chưa đa dạng, chưa phong phú, học sinh nhàm chán chưa tự giác tham gia
3


dẫn đến chất lượng hoạt động ngoài giờ chưa cao, chưa thu hút được sự tham gia
hào hứng của học sinh.
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục chưa sâu rộng; sự tham gia của
cộng đồng trong công tác tổ chức các hoạt động còn khó khăn.
Một số giáo viên chủ nhiệm, giáo viên chuyên chưa nhiệt tình trong việc
phối hợp tổ chức các hoạt động; Cơ sở vật chất như sân chơi chưa đảm bảo, kinh
phí chưa đáp ứng với yêu cầu tổ chức các hoạt động ngoài giờ cho học sinh bán
trú.
Nguyên nhân của tình trạng trên
Công tác tham mưu, xây dựng kế hoạch, tổ chức múa hát tập thể của Tổng
phụ trách đội chưa kịp thời, chưa khoa học, chưa bài bản, còn chồng chéo.
Tổ chức các buổi tuyên truyền chưa hiệu quả, tập trung tuyên truyền chủ
yếu đối với học sinh mà chưa tuyên truyền sâu rộng tới giáo viên chủ nhiệm,
phụ huynh học sinh
Giáo viên chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc phối hợp tổ chức
các hoạt động cho học sinh.
Công tác xã hội hóa còn hạn chế; Chưa huy động được sự tham gia của
cộng đồng.
Bản thân chưa linh hoạt, chưa có tính sáng tạo đổi mới trong công việc.
Học sinh thích những nội dung mới lạ, thích các hoạt động vận động cao chủ
yếu học sinh khối 4,5
Bảng khảo sát trước khi thực hiện sáng kiến

Thời gian


TS học

Số học sinh

sinh

thích hoạt động

bán trú

ngoài giờ

Kết quả khi chưa
thực hiện sáng kiến
15/9/2016

126

Số học sinh
không thích
hoạt động
ngoài giờ

Tỷ lệ học
sinh đi học
chuyên cần

Tỷ lệ học
sinh đi học
không

chuyên cần

T.số

%

T/S

%

%

%

94

74,6

32

25,4

96

4

4


3.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

3.2.1. Tính mới sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ
Tính mới: Xây dựng kế hoạch và tham mưu thực hiện khoa học, bài bản;
phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, đoàn thanh niên, giáo viên chuyên.
Nội dung, hình thức tổ chức phong phú, đa dạng, hấp dẫn , lôi cuốn, thu hút.
Học sinh hứng thú, mạnh dạn, tự tin, tự giác tích cực, chủ động tham gia trong
tất cả các hoạt động múa hát, thể dục thể thao, chơi trò chơi, kể chuyện đố vui,
giao lưu câu lạc bộ,… Nêu cao tinh thần đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ nhau, thi đua,
sáng tạo, có tính tự quản cao.
Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ
Trước khi áp dụng giải pháp mới việc tham mưu xây dựng kế hoạch hoạt
động chưa khoa học, còn chồng chéo giáo viên chủ nhiệm, đoàn thanh niên phối
hợp chưa chặt chẽ, nội dung, hình thức hoạt động chưa đa dạng phong phú. chưa
hấp dẫn, thu hút học sinh. Học sinh tham gia hoạt động dưới sự hướng dẫn của
tổng phụ trách mà chưa có các nhóm học sinh có năng khiếu để hỗ trợ hướng
dẫn các bạn hoạt động. Học sinh chưa chủ động tham gia vào các hoạt động
ngoài giờ.
Sau khi thực hiện giải pháp mới kế hoạch hoạt động ngoài giờ bài bản,
khoa học, nội dung, hình thức đa dạng phong phú, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm,
đoàn thanh niên, giáo viên chuyên phối hợp chặt chẽ tham gia nhiệt tình trong
quá trình tổ chức cho học sinh. Đội ngũ nhóm trưởng tự quản và hướng dẫn chia
sẻ, tổ chức cho các nhóm hoạt động. Học sinh tự giác, chủ động tham gia vào
các hoạt động ngoài giờ.
Từ những hạn chế và nguyên nhân của việc thực hiện các giải pháp cũ là cơ sở
cho việc đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động ngoài
giờ của học sinh bán trú. Dưới đây tôi xin trình bày các giải pháp chủ yếu sau.
3.2.2. Các giải pháp mới áp dụng
Giải pháp 1: Lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức
1.1. Lựa chọn nội dung
5



Để hoạt động ngoài giờ cho học sinh bán trú có hiệu quả. Tôi đã nghiên
cứu lựa chọn những hoạt động có nội dung phù hợp với độ tuổi, sở thích, sở
trường của từng nhóm học sinh.
Về độ tuổi: Với học sinh khối 1,2,3 thì tôi cho học sinh lựa chọn những
trò chơi vận động, môn thể thao nhẹ nhàng phù hợp với khả năng sức khoẻ của
các em như trò chơi kết bạn, môn thể thao nhảy dây…
Với những học sinh lớp 4,5 lựa chọn những môn thể thao, trò chơi vận động
mạnh hơn để phù hợp với sức khoẻ các em như bóng hơi, kéo co, bóng rổ…
Về sở thích: hướng cho các em vào các nhóm, câu lạc bộ để cùng hoạt
động, chơi trò chơi.
Về sở trường: Hướng cho các em vào những hoạt động có năng lực sở
trường như học sinh nam lớp 4, 5 một số em chơi bóng đá tốt hay một số em
chơi bóng rổ tốt để rèn luyện bồi dưỡng.
Hoạt động ngoài giờ cho học sinh bán trú vào thời gian từ 16 giờ 30 phút
đến 17 giờ 20 phút vào các buổi chiều sau giờ học. Tôi chọn nội dung như sau:
Thứ 2: múa hát tập thể tôi lựa chọn những thể loại nhạc vui nhộn, lời ca
trong sáng về học trò như những bài nhảy ê rô bích, dân vũ, Bống bống bang
bang, Bông hồng tặng cô, bay lên những ước mơ, dân vũ tiếng anh, xòe hoa,
Xuân về trên bản Mông…
Thứ 3: Chơi các môn thể thao ( Bóng đá, bóng hơi, bóng rổ, cờ vua, nhảy
dây, cầu lông, đá câu…
Thứ 4: Kể chuyện, đố vui ( chuyện thiếu nhi, chuyện cổ tích,… câu đố
vui, câu đố về tiếng việt, toán, tự nhiên, xã hội…
Thứ 5: Chơi các trò chơi ( Trò chơi kéo co, ném vòng cổ chai, đoàn tàu
siêu tốc, ném bao, đẩy gậy, lịch sự, chiếc ghế âm nhạc, …)
1.2. Hình thức tổ chức
Từ những nội dung trên tôi lựa chọn từng phương pháp và hình thức tổ
chức phù hợp với học sinh, sân chơi, đồ dùng…
Hoạt động ngày thứ 2 là múa hát tập thể. Tôi lựa chọn hình thức chia

nhóm nhỏ, tập thể. Trong quá trình tập luyện tôi chọn ra một đội năng khiếu hát
6


hay, múa đẹp để hỗ trợ tôi trong quá trình tập theo nhóm nhỏ về kỹ thuật hát,
múa cho các bạn trong từng nhóm.
Về động tác múa tôi đã lựa chọn những động tác múa đơn giản, dễ nhớ
song không đơn điệu, tự nhiên mà không cầu kỳ, động tác múa phải đi đôi với
lời ca một cách hợp lý.
Để học sinh múa đều và đẹp tôi hướng dẫn học sinh tập từng động tác ứng
với từng câu, từng đoạn kết hợp sửa ngay nếu thấy học sinh tập sai. Phải chú ý
từng cử điệu của đầu, cổ, mình, tay, chân, bàn chân, ngón chân, ngón tay cho
nhịp nhàng và khi múa phải thoải mái và tự nhiên trong các động tác.
Khi học sinh đã thực hiện thành thạo điệu múa chuyển sang tập bài khác
thỉnh thoảng cho học sinh ôn lại để khỏi quên.
Cho học sinh trình diễn theo nhiều đội hình như hàng dọc chuyển đội hình
vòng tròn chuyển vào đội hình tam giác. Hướng dẫn các em khi múa phải kết
hợp thể hiện nét mặt vui tươi phù hợp với nội dung bài hát.
Thứ 3 chơi thể thao chia theo nhóm đối tượng nhóm sở thích, sở trường
bóng đá, nhóm chơi bóng rổ, nhóm chơi nhảy dây, nhóm chơi bóng hơi, nhóm
chơi cầu lông, nhóm chơi cờ vua… Từ đó phát huy năng lực sở trường của các
em. Các em yêu thích môn nào thì hoạt động môn thể thao đó. Giáo viên thể dục
hỗ trợ, hướng dẫn các em vể kỹ thuật chuyên môn trong các môn thể thao. Tổ
chức cho các đội thi đấu với nhau để động viên khuyến khích các em.Tôi nhận
thấy hiệu quả rõ rệt giúp các em thoải mái vui vẻ để rèn luyện tăng cường sức
khoẻ cho bản thân.
Thứ 4 chơi trò chơi cho học sinh chơi các trò chơi vận động, trò chơi trí
tuệ, trò chơi dân gian, hiện đại, trò chơi mang bản sắc dân tộc của các em.
Trong quá trình tổ chức tôi chia ra các nhóm theo độ tuổi với khả năng
sức khoẻ để chơi các trò chơi vận động cao giành cho khối 4,5 ví dụ trò chơi

Kéo co, đẩy gậy, cướp cờ…
Trò chơi trí tuệ chia ra nhóm phù hợp với trình độ để trả lời, xử lý tình
huống trong mỗi trò chơi như trò chơi ô ăn quan, cờ vua…Mỗi tuần đưa ra một
số trò chơi để học sinh làm quen và được chơi thường xuyên và nhiều trò chơi
7


như trò chơi ném còn, ném bao, đẩy gậy, ném vòng cổ chai, bịt mắt bắt dê, Mèo
đuổi chuột, kéo co… Trong quá trình tổ chức trò chơi tôi chọn một số em làm
quản trò tốt để tổ chức cho từng nhóm nhỏ chơi. Từ đó rèn luyện tinh thần đồng
đội, tinh thần đoàn kết, hỗ trợ nhau, những sáng tạo cá nhân ....
Thứ 5: Cho học sinh kể chuyện, đố vui
Phối kết hợp với thư viện tuyên truyền phổ biết các loại chuyện để các em
tìm đọc như chuyện tranh, chuyện cổ tích, chuyện ngụ ngôn… gợi mở tính tò
mò, hấp dẫn từ đó các em dễ dàng chia sẻ, kể cho các bạn nghe qua từng câu
chuyện các em liên hệ thực tế, giáo dục học sinh nhân cách, ứng xử, giao tiếp
trong cuộc sống
Thường xuyên tổ chức giao lưu văn nghệ, kể chuyện, thể thao giữa các
lớp, nhóm sở thích,…Để động viên khuyến khích các em
Chọn những câu đố từ dễ đến khó để phát huy tính sáng tạo, tượng tượng, bồi
đắp trí thông minh cho các em.
Để thay đổi không khí tôi chọn một số em có năng khiếu về kể chuyện,
năng khiếu hài hước, hấp dẫn. Các em đứng ra kể chuyện, đố vui cho các bạn.
Từ việc lựa chọn áp dụng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức trên
các em rất thích, say mê chờ đón đến các buổi chiều để được hoạt động, các em
tự giác chủ động tham gia rất hào hứng và nhiệt tình.
Giải pháp 2: Tăng cường công tác tuyên truyền
Bản thân tôi xác định công tác tuyên truyền đóng một vai trò quan trọng
đối với việc tổ chức hoạt động ngoài giờ cho học sinh bán trú hiểu để thực hiện
các nội dung hoạt động ngoài giờ như múa hát tập thể, các môn thể thao, trò

chơi, kể chuyện, đố vui, … là sự thành công của quá trình tổ chức thực hiện.
Để kế hoạch hoạt động của Tôi thực hiện có hiệu quả cao nhất thì đối
tượng quan trọng nhất là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, anh chị đoàn viên, giáo
viên chuyên, luôn sát cánh bên các em học sinh và hoạt động của Tổng phụ
trách. Tôi đã tuyên truyền những nội dung và hình thức đó qua các buổi họp hội
đồng, họp chuyên môn, họp đoàn thể,… tuyên truyền sâu rộng hơn để tranh thủ
ý kiến góp ý của các đồng chí để hoạt động ngoài giờ thiết thực có hiệu quả hơn.
8


Một lực lượng hỗ trợ đắc lực trong phong trào đội thiếu niên đó là tổ chức
đoàn thanh niên nguồn lực trẻ, nhiệt huyết. Bản thân tôi đã tuyên truyền cụ thể
đến các anh chị đoàn viên mong muốn đưa ra các ý tưởng sáng tạo bổ sung vào
kế hoạch để cùng phối hợp thực hiện có hiệu quả.
Ngoài ra tuyên truyền đến học sinh qua các buổi chào cờ đầu tuần, qua
các buổi phát thanh măng non về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động đội nói
chung và hoạt động ngoài giờ nói riêng.
Tôi đã tích cực tuyên truyền cho phụ huynh qua các buổi họp phụ huynh,
họp bản để phụ huynh hiểu tạo điều kiện ủng hộ con em của mình tham gia.
Qua một thời gian tuyên truyền, nhận thức của giáo viên, phụ huynh và
học sinh đã nâng lên rõ rệt và thực sự vào cuộc đồng bộ của đội ngũ giáo viên
chủ nhiệm, giáo viên chuyên, các anh chị đoàn viên với nhiều ý tưởng sáng tạo
đã tham gia hướng dẫn nhiệt tình trong mọi hoạt động ngoài giờ cho học sinh
bán trú đạt hiệu quả cao.
Giải pháp 3: công tác tham mưu, phối hợp
Thực hiện tốt công tác tham mưu phối hợp các hoạt động vui chơi cho học
sinh như múa hát tập thể, trò chơi, thể thao, kể chuyện, đố vui… nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động ngoài giờ cho học sinh bán trú tạo hứng thú thu hút học sinh
tới trường, duy trì tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần.
Tôi đã xây dựng kế hoạch tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường kế

hoạch hoạt động ngoài giờ cho học sinh bán trú trong từng tuần, từng tháng, cả
năm học.
Bản thân tôi đã gửi cho Ban giám hiệu, đoàn thanh niên, tổ chuyên môn,
giáo viên chủ nhiệm, giáo viên chuyên một bản kế hoạch để từ đó Ban giám
hiệu, chi đoàn, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên chuyên có ý kiến bổ sung vào kế
hoạch và tham gia hỗ trợ, hướng dẫn học sinh trong quá trình tổ chức hoạt động
các phong trào vui chơi cho học sinh một cách chủ động nhiệt tình.
Bản thân thường xuyên phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, giáo
viên dạy Âm nhạc, giáo viên thể dục, giáo viên mỹ thuật… trong việc hướng
dẫn học sinh hoạt động.
9


Tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm về các hoạt động ngoài giờ để giáo
viên nắm chắc những nội dung từ đó giáo viên cùng hỗ trợ hướng dẫn học sinh
bán trú sau giờ tan học.
Phối hợp với giáo viên âm nhạc lựa chọn các bài hát, điệu múa cho phù hợp
với lứa tuổi học sinh. Kỹ thuật hát đúng giọng và biểu diễn có tính nghệ thuật.
Phối hợp với giáo viên mỹ thuật lựa chọn nội dung vẽ tranh tự do, vẽ
tranh theo đề tài,… Góp ý, hỗ trợ tính mỹ thuật trong biểu diễn.
Phối hợp với giáo viên thể dục để lựa chọn các môn thể thao và kỹ thuật
chuyên môn để hướng dẫn học sinh chơi thể thao. Bên cạnh các hoạt động vận
động thì cũng dành cho các em học sinh bán trú thư giãn nhẹ nhàng mở rộng
hiểu biết qua màn ảnh được trình chiếu sau các buổi ăn cơm tối.
Với công tác tham mưu, phối hợp trên hoạt động ngoài giờ cho học sinh
bán trú của nhà trường ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Các em chủ động,
mạnh dạn, tự tin phấn khởi đến trường, tỷ lệ chuyên cần của học sinh được nâng
lên.
Giải pháp 4: Nâng cao năng lực của Tổng phụ trách Đội
Để có hiệu quả cao trong việc tổ chức hoạt động đội nói chung và hoạt

động ngoài giờ nói riêng đòi hỏi Tổng phụ trách phải nâng cao năng lực nghiệp
vụ chuyên môn cho bản thân như kỹ năng tổ chức về lựa chọn nội dung, hình
thức, phương pháp tổ chức.
Vì thế, tôi thường xuyên tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ qua
các đợt tập huấn của Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện. Đồng thời tham gia học
hỏi ở những đơn vị trường bán trú.
Thường xuyên tham khảo, học hỏi trong sách, trên intenet sưu tầm các bài
hát, điệu múa, các hoạt động thể dục thể thao, trò chơi dân gian, hiện đại mới
phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Bên cạnh việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho bản thân tôi đã xây dựng
kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng tuần, từng tháng.
Lựa chọn nội dung, phân công giáo viên phụ trách chính chuẩn bị nội
dung chu đáo. Ví dụ: Ngày thứ 2 sẽ múa hát tập thể, thứ 3 Thể thao ( nhảy dây,
10


bóng rổ, bóng hơi, đá cầu…) cho các em lựa chọn chơi thể thao theo năng khiếu
sở thích của các em. Thứ 4 Tổ chức trò chơi ( có trò chơi dân gian, trò chơi địa
phương của các em) các em làm quen và tự giác chơi. Thứ 5 cho học sinh kể
chuyện, đố vui học sinh có thể giao lưu với nhau.
Tổ chức tập huấn cho Ban chỉ huy Liên đội, các nhóm trưởng có năng
khiếu để các em tự điều hành hoạt động ngoài giờ theo yêu cầu của các anh chị
phụ trách.
Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở các lớp thực hiện. Tuyên
dương các chi đội, cá nhân thực hiện tốt. Đưa phong trào hoạt động ngoài giờ
vào việc chấm điểm thi đua, bình cờ hàng tuần.
Qua việc tự bồi dưỡng chuyên môn bản thân tôi tự nhận thấy công tác
chuyên môn nghiệp vụ của bản thân đã được nâng lên rõ rệt, hiệu quả hoạt động
Đội cũng như hoạt động ngoài giờ của các em đa dạng phong phú, đi vào nề
nếp, các em chủ động tích cực trong mọi hoạt động.

4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại
Qua thời gian áp dụng sáng kiến, hoạt động ngoài giờ của học sinh bán trú
đã mang lại hiệu quả cao. Nội dung, hình thức hoạt động ngoài giờ ngày càng đa
dạng, phong phú các em học sinh tự giác, tích cực, chủ động tham gia vào hoạt
động ngoài giờ một cách hào hứng phấn khởi. Giúp các em thoải mãi, vui vẻ,
thu hút học sinh đến trường và ở bán trú tại trường đảm bảo tỉ lệ chuyên cần,
nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Điều đó được thể hiện qua bảng
so sánh số liệu sau:
Thời gian

TS

Số học sinh

Số học sinh

Tỷ lệ học

Tỷ lệ học sinh đi

học

thích hoạt

không thích hoạt

sinh đi học

học không


sinh

động ngoài giờ

động ngoài giờ

chuyên cần

chuyên cần

Kết quả khi chưa
thực hiện sáng kiến
15/9/2016
Kết quả sau khi
thực hiện sáng kiến

T.số

%

T/S

%

%

%

126


94

74,6

32

25,4

96

4

126

124

98,4

2

1,6

99,2

0,8

24/3/2017

5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
11



Sáng kiến được thực hiện có hiệu quả tại điểm trường trung tâm. Sáng
kiến có khả năng nhân rộng ra các điểm bản trong xã và có thể áp dụng đối với
các trường tiểu học có cùng điều kiện như trường PTDTBT Tiểu học Nùng
Nàng.
6. Kiến nghị, đề xuất
* Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
Tiếp tục tạo điều kiện cho Tổng phụ trách Đội tham gia giao lưu học hỏi
chuyên môn, nghiệp vụ tại các trường bán trú có phong trào hoạt động ngoài giờ
tốt.
* Đối với nhà trường
Tạo mọi điều kiện để học sinh bán trú được giao lưu hoạt động tương đối
đầy đủ đảm bảo về cơ sở vật chất.
* Đối với giáo viên chủ nhiệm
Tiếp tục quan tâm, phối hợp chặt chẽ với Tổng phụ trách Đội trong việc tổ
chức hoạt động ngoài giờ cho học sinh bán trú.
* Đối với phụ huynh học sinh
Tiếp tục tạo điều kiện động viên khuyến khích con em mình.
8. Tài liệu kèm:
Một số hình ảnh hoạt động ngoài giờ của học sinh bán trú.
Trên đây là nội dung, hiệu quả sáng kiến do chính Tôi thực hiện không
sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Trong quá trình nghiên cứu còn có những hạn
chế. Kính mong Hội đồng xét duyệt các cấp góp ý để tôi thực hiện có hiệu quả
hơn nữa trong hoạt động ngoài giờ cho học sinh bán trú góp phần duy trì sĩ số
đảm bảo tỷ lệ chuyên cần, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trong những
năm tiếp theo. Tôi xin trân thành cảm ơn!

12



XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

Ngô Thị Hồng Lam
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN

13


14



×