Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

MỘT số nội DUNG cần GHI NHỚ TRONG môn TIẾNG VIỆT lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.25 KB, 7 trang )

MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ TRONG MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
I.
Lí thuyết về âm vị, nguyên âm – phụ âm
* Tiếng Việt có 37 (có tài liệu ghi 38) âm vị, được ghi thành 47 chữ cái,
một âm vị có thể ghi bằng 1, 2, 3, 4 chữ cái.
Một âm /a/ tương ứng một chữ cái : a
Một âm /gờ/ tương ứng với 2 chữ cái : g, gh
Một âm /cờ/ tương ứng với 3 chữ cái : c, k, q
Một âm /iê/ tương ứng với 4 chữ cái : iê, yê, ia, ya
Được chia thành 2 kiếu âm là: Nguyên âm và phụ âm
+ Nguyên âm: là những âm mà khi phát âm luồng hơi đi ra tự do, không
thể kéo dài được.
Có 14 nguyên âm, ghi bằng 20 chữ cái là: a, ă, â, e, ê, i (y), o, ô, ơ, u, ư,
iê ( yê, ia, ya), uô (ua), ươ (ưa).
Có 3 nguyên âm tròn môi là: o, ô, u
Âm tròn môi được ghi bằng 2 con chữ là o và u
+ Phụ âm: Là những âm mà khi phát âm luồng hơi đi ra bị cản, không thể
kéo dài được
23 phụ âm, ghi bằng 27 chữ cái: b, c, (k,q), ch, d, đ, g (gh), gi, h, kh,
l, m, n, ng (ngh), nh, p, ph, r, s, t, th, tr, v, x.
* Tiếng Việt có 5 mẫu vần – Cách đưa tiếng vào mô hình
- Tiếng gồm 3 bộ phận là: Phần đầu, phần vần và phần thanh
- Một tiếng có thể không có phần đầu và phần thanh nhưng bắt buộc bao
giờ cũng phải có phần vần (có thể có cả âm đệm, âm chính, âm cuối hoặc có thể
không có âm đệm, âm cuối nhưng bắt buộc phải có âm chính. VD: a, à, an,
oan….
Mẫu 1: ba – Vần chỉ có âm chính
VD: ca, cha, na, đa, nga, ta, pha, re, hê, chê, me, nhà…..

đ


a

Mẫu 2: oa – Vần có âm đệm và âm chính
VD: Hoa, khuê, thủy, khoe, huơ ….

kh

u

ê

Mẫu 3: an – Vần có âm chính và âm cuối
VD: lan, tăm, ngang, vui, ….

t

ă

m

Mẫu 4: Vần có âm đệm, âm chính và âm cuối
VD: Hoan, khoai, quang, xoăn, …
1


q

u

a


ng

Mẫu 5: nguyên âm đôi
VD: Khuyên, khuya, chiến, tuyến, mua, mưa, vươn, …

kh

u

yê n

kh

u

ya

II.
Luật chính tả
Khi viết Tiếng Việt ta thường sử dùng 7 luật chính tả chính và ngoài ra còn
có một số trường hợp đặc biệt. & luật chính tả cụ thể như sau
1. Luật chính tả e, ê, i
- Âm /cờ/ đứng trước âm /e/, /ê/, /i/, Phải viết bằng con chữ k (đọc là ca)
- Âm /gờ/ đứng trước âm /e/, /ê/, /i/, Phải viết bằng con chữ gh (đọc là gờ
kép)
- Âm /ngờ/ đứng trước âm /e/, /ê/, /i/, Phải viết bằng con chữ ngh (đọc là ngờ
kép)
2. Luật chính tả âm đệm
- Âm /cờ/ đứng trước âm đệm phải viết bằng con chữ q (gọi là “cu”) và âm

đệm viết bằng con chữ u
+ Âm /cờ/ có 3 chữ cái: c, k, q
+ Âm đệm ghi bằng hai chữ cái o, u
VD: qoang
quang (cờ - oang – qoang
q - uang –
quang)
3. Luật chính tả nguyên âm đôi
+ Trong Tiếng Việt có 3 nguyên âm đôi: iê, uô, ươ
+ Tùy từng trường hợp mà ta có thể viết khác nhau
VD:
+ Nguyên âm đôi iê có 4 kiểu viết khác nhau: iê, ia, yê, ya
Vần có âm cuối viết iê: Chiến, chiêm, tiếp, khiêng…
Vần không có âm cuối viết ia: mía, bia…
Vần có âm đệm không có âm cuối viết ya: Khuya, luya….
Vần có âm đệm, có âm cuối viết yê: Khuyên, Tuyến….
Khi viết nếu chữ không có âm đầu thì viết y: Yến, yếm…
+ Với nguyên âm đôi uô có 2 cách ghi: uô, ua
Vần có âm cuối viết uô: Muôn, chuông, chuộc,….
Vần không có âm cuối viết ua: Mua, thua, …
+ Với nguyên âm đôi ươ có 2 cách ghi là ươ và ia
Vần có âm cuối viết ươ: vườn, thương, mướp,….
2


Vần không có âm cuối viết ưa: Chua, cua
4. Luật chính tả ghi dấu thanh
+ Trong tiếng Việt có 6 thanh: thanh ngang không ghi bằng kí hiệu nào
còn 5 thanh là huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng được ghi bằng 5 kí hiệu tương ứng là:
+ Dấu thanh bao giờ cũng đặt ở âm chính

+ Nếu âm chính là nguyên âm đôi thì dấu thanh được viết theo 2 trường
hợp
Vần không có âm cuối dấu thanh được đặt trên (dưới) con chữ thứ nhất
của nguyên âm đôi: Mía, chùa
Vần có âm cuối dấu thanh được đặt trên (dưới) con chứ thứ 2 của nguyên
âm đôi: Tuyến, cướp,….
5. Luật chính tả viết hoa.
+ Viết hoa tiếng đầu câu.
+ Viết hoa tên riêng Tiếng Việt.
Viết hoa tất cả các tiếng không có gạch nối. Ví dụ: Nguyễn Trường Sơn,
Đậu Thị Nhuần, Vạn Xuân, Việt Nam.
Tên riêng chỉ có một tiếng thì viết hoa tiếng đó. Ví dụ: sông Hương, núi
Ngự.
Có trường hợp không phải tên riêng nhưng vần viết hoa thể hiện sự tôn
trọng: VD: Hai Bà Trưng, Ông cụ (Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời – Ông Cụ Ý nói
đến Bác Hồ)
II.
Thực hành
GIỚI THIỆU VỚI CÁC Đ/C MỘT MẪU (PHẦN CỨNG) GIÁO ÁN
NỘI DUNG DẠY BÀI 2: ÂM
* Phương pháp dạy chương trình Tiếng Việt lớp 1- CGD
- Phương pháp mẫu:
+ Lập mẫu, sử dụng mẫu.
+ Làm mẫu tổ chức học sinh làm theo mẫu đã có.
- Phương pháp làm việc:
+ Tổ chức việc học của trẻ em thông qua những việc làm cụ thể và những
thao tác chuẩn xác do các em tự làm lấy.
* Quy trình dạy một tiết Tiếng Việt công nghệ giáo dục gồm 4 việc. Cụ thể
trong bài soạn sau
Bài 2: Âm

Âm /e/
* Mục tiêu
- HS nắm chắc được âm e cũng như cách viết âm e
3


- Biết e là nguyên âm và vì sao e là nguyên âm.
- Biết ghép phụ âm đã học với âm tạo thành tiếng. Sau đó, thêm thanh để
được tiếng mới.
- Biết phân tích tiếng, thanh ngang thành 2 phần: phần đầu và phần vần;
phân tích tiếng có dấu thanh thành tiếng thanh ngang và dấu thanh (cơ chế tách
đôi).
* Nội dung bài dạy
Việc 0. Ôn lại bài cũ (hỏi âm, tiếng đã học hôm trước; Cho học sinh vẽ mô
hình, đưa tiếng đã học vào mô hình; Đọc cho học sinh viết lại âm, tiếng, từ có
âm đã học vào bảng con, gọi học sinh đọc bài cũ trong SGK)
Việc 1. Chiếm lĩnh ngữ âm
Mục đích: HS phát âm tiếng chứa âm mới, nhận ra âm mới là nguyên âm
hay phụ âm, vẽ được mô hình phân tích tiếng có âm mới.
1.1. Giới thiệu âm mới
- GV phát âm tiếng mẫu: /đe/
- Yêu cầu HS phát âm lại: /đe/ (đồng thanh, nhóm, cá nhân)
1.2. Phân tích tiếng
- GV yêu cầu HS phân tích tiếng /đe/ (kết hợp vỗ tay) để biết phần đầu là
âm /đ/ và phần vần là âm / e/.
- GV hỏi: Tiếng / đe / có âm nào đã học? Âm nào chưa học?
- HS trả lời: Âm /đ/ đã học, âm /e/ chưa học.
- Giới thiệu âm e in thường (GV ghi âm lên đầu bài, gọi học sinh đọc cá
nhân và đồng thanh)
- GV phát âm lại: /e/

- GV cho HS phát âm lại âm /e/, nhận xét khi phát âm âm /e/, luồng hơi bị
cản hay luồng hơi đi ra tự do?
- HS nhận xét luồng hơi đi ra tự do.
- GV yêu cầu HS kết luận âm /e/ là nguyên âm hayphụ âm?
- Cho HS nhắc lại: /e/ là nguyên âm (Đồng thanh, nhóm, cá nhân)
1.3. Vẽ mô hình
- GV yêu cầu HS vẽ mô hình hai phần tiếng /đe/ trên bảng con. Chỉ tay
vào mô hình đọc, phân tích.
4


- GV vẽ ở bảng lớp
- GV yêu cầu HS viết âm /đ/ vào phần đầu của mô hình và nhắc lại /đ/ là
phụ âm.
- GV nói: Phần vần ở mô hình là âm /e/, ta chưa biết chữ, tạm thời để
trống, ta vào việc 2.
Việc 2: Học viết chữ ghi âm /e/
Mục đích: HS nắm được cấu tạo chữ e in thường và chữ e viết thường.
HS nắm được quy trình và viết được chữ e viết thường cỡ vừa, viết được các
tiếng có âm /e/.
2.1. Giới thiệu cách ghi âm bằng chữ in thường.
- GV giới thiệu lại chữ “e” in thường (mô phỏng từng nét của chữ)
2.2. Hướng dẫn viết chữ e viết thường.
- GV đưa chữ mẫu, mô tả về độ cao, độ rộng. Sau đó GV vừa viết mẫu
vừa hướng dẫn điểm đặt bút, lia bút, chuyển hướng bút, điểm kết thúc.
- HS luyện viết vào bảng con chữ “e” viết thường.
2.3. Viết tiếng có âm vừa học
- GV yêu cầu HS đưa tiếng /đe/ vào mô hình, thay các phụ âm đầu d, ch,
c, b để tạo tiếng mới mỗi lần thay đều phân tích kết hợp với tay. (HS ghi vào
bảng con)

- GV yêu cầu HS thay dấu thanh vào tiếng /đe/ tạo tiếng mới mỗi lần
thay đều phân tích kết hợp với tay. (HS ghi vào bảng con)
* Chú ý: GV hương dẫn học sinh các nét nối và vị trí đánh dấu thanh
của tiếng.
2.4. Hướng dẫn HS viết vở “Em tập viết – CGD lớp 1”, tập một
Bước 1: Hướng dẫn HS viết bảng con chữ: bé, da dẻ.
Bước 2: HS viết vở “Em tập viết – CGD lớp 1”, tập một
- GV hướng dẫn cách tô chữ “e” và khoảng cách giữa các chữ theo điểm
chấm tọa độ trong vở, nét nối giữa các con chữ b,e,khoảng cách giữa các tiếng
trong một từ “da dẻ”.
- GV kiểm soát quá trình viết của học sinh và chấm bài.
Việc 3: Đọc
Mục đích: HS đọc trôi chảy từ mô hình tiếng đến âm, tiếng từ, câu trong
bài.
5


3.1 Đọc chữ trên bảng lớp
- Phần này giáo viên linh động chọn âm, tiếng luyện tùy vào đối tượng
trong lớp mình.
- Đọc từ dễ đến khó, từ tiếng có thanh ngang đến các tiếng có dấu
thanh (đe,đè, đé, đẻ, đẽ, đẹ), rồi đến (bè, dẻ , chè).
3.2. Đọc trong sách giáo khoa “Tiếng Việt – CGD lớp 1”, tập 1.(Đọc từ
trên xuống, từ trái sang phải).
* Chú ý: sử dụng nhiều hình thức đọc (nhóm, cá nhân, cả lớp), các mức
độ đọc ( T- N- N- T)
Việc 4: Viết chính tả:
Mục đích: HS viết đúng chính tả các chữ ghi tiếng chè,be bé, e dè…
4.1. Viết bảng con/ viết nháp
- GV đọc cho HS nghe viết từng tiếng vào bảng con hoặc nháp.

- HS phát âm lại, phân tích rồi viết trên bảng con, viết xong lại đọc lại.
4.2. Viết vào vở chính tả.
GV thực hiên đúng theo quy trình mẫu:
+ Bước 1: Phát âm lại (đồng thanh).
+ Bước 2: Phân tích (bằng thao tác tay).
+ Bước 3: Viết.
+ Bước 4: Đọc lại.

6


7



×