Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Những điểm tương đồng và dị biệt của những từ sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh để miêu tả cái chết trong tiếng Việt và tiếng Anh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.57 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC

------

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
Tên đề tài :

Những điểm tương đồng và dị biệt của những từ sử dụng
biện pháp nói giảm nói tránh để miêu tả cái chết trong tiếng
Việt và tiếng Anh.
Môn : Ngôn ngữ học đối chiếu
Giảng viên : TS. Phạm Thị Thúy Hồng
Sinh viên : Nguyễn Bá Thắng
Lớp : K60 Ngôn ngữ học Chất lượng cao
Mã số sinh viên : 15034444
MỤC LỤC


I)

PHẦN MỞ ĐẦU:

1) Tên đề tài: Những điểm tương đồng và dị biệt của những từ nói giảm nói
tránh để miêu tả cái chết trong tiếng Việt và tiếng Anh.
2) Lý do chọn đề tài:
Trong thực tế giao tiếp, những người tham gia giao tiếp đều ít nhiều phải đối
mặt với những tình huống mà họ không thể trực tiếp nói ra một điều gì đó, hoặc
nếu nói trực tiếp thì sẽ làm cho người nghe và thậm chí là cả người nói cảm thấy
lúng túng, khó xử. Trong những trường hợp như vậy, cách diễn đạt gián tiếp là xu


hướng mà người nói sẽ lựa chọn để làm cho bản thân cũng như người nghe tránh
được những bất tiện.
Đề tài về cái chết, sự chết chóc, luôn là một đề tài mang tính nhạy cảm lớn
không chỉ trong tiếng Việt, tiếng Anh mà còn hầu hết trong các ngôn ngữ khác.
Trong giao tiếp, người sử dụng ngôn ngữ thường dùng những từ ngữ có xu hướng
giảm nhẹ về ngữ nghĩa để tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề cho người
nghe. Trong văn học, từ nói giảm nói tránh còn giúp tạo giá trị thẩm mỹ, làm đẹp
cho ngôn từ.
Qua bài viết này, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của từ nói giảm nói
tránh trong ngôn ngữ giao tiếp mặc dù thuộc hai nền văn hóa khác biệt, đặc biệt về
cái chết. Đồng thời giúp người Việt học tiếng Anh hay người Anh học tiếng Việt có
thể áp dụng và sử dụng phù hợp các từ này trong mục đích giao tiếp của mình.

2


3) Mục đích nghiên cứu: Chỉ ra điểm tương đồng và dị biệt giữa các từ nói
giảm nói tránh về cái chết trong tiếng Anh và tiếng Việt.
4) Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tài liệu, quan sát, liệt kê.
Trong bài nghiên cứu này, tôi sẽ tìm ra điểm giống và khác nhau thông qua việc
so sánh nghĩa của từ hay cụm từ tương ứng giữa tiếng Việt và tiếng Anh khi sử
dụng từ nói giảm nói tránh để diễn tả cái chết. Ngoài ra, cũng sẽ giải thích lý do sử
dụng những từ ngữ đó dựa vào yếu tố văn hóa của các nước sử dụng hai ngôn ngữ
này.
5) Cơ sở lý luận:
a) Định nghĩa về nói giảm nói tránh: Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ

dùng cách biểu đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá buồn đau,
ghê sợ, nặng nề, tránh thổ tục, thiếu văn hóa.
b) Sự tri nhận về cái chết trong hai ngôn ngữ:

-

Đoàn Tiến Lực cho rằng người Việt thể hiện sự tri nhận của mình về cái chết
thông qua 5 phạm trù: Hệ quả sinh học của cái chết, chết là cuộc hành trình,
chết là đến với cuộc sống hạnh phúc, chết là nghỉ ngơi, chết là mất mát.

-

Trong đó, Eliecer Crespo Fernández trong bài viết của ông chia ra làm 6
phạm trù: cái chết là sự mất mát, chết là một cuộc sống sướng, chết là sự
nghỉ ngơi, chết là một phần thưởng, chết là sự kết thúc , chết là một chuyến
đi.

c) Định nghĩa về cái chết: Có rất nhiều định nghĩa về cái chết. Ở đây tôi xin

trích dẫn hai định nghĩa khái quát và phổ biến. Trong từ điển bách khoa toàn
thư Việt Nam, chết là ngừng vĩnh viễn mọi hoạt động sống( không thể phục
hồi) của một cơ thể. Còn trong đại từ điển tiếng Việt, chết là mất khả năng
sống. ( Nguyễn Như Ý, 1998: trang 344)
II)

PHẦN NỘI DUNG:

3


1) Những điểm giống nhau giữa tiếng Việt và tiếng Anh trong việc sử dụng

từ nói giảm nói tránh để diễn tả cái chết:
“ Chết” là một từ tối kỵ trong hầu hết các ngôn ngữ. Chính vì vậy mà khi đề cập

đến từ “ chết”, người nói thường có xu hướng liên tưởng đến từ chết để đề cập đến
vấn đề này. Ở đây, tôi thống kê được 7 yếu tố tương đồng này giữa tiếng Việt và
tiếng Anh.
a) Đau khổ:

Trong kinh Phật dạy: cuộc đời là bể khổ, khi con người chết đi có nghĩa là
những đau khổ đó sẽ không còn nữa. Và tư tưởng đó đã ảnh hưởng đến việc sử
dụng từ có nói giảm nói tránh về cái chết trong tiếng Việt và tiếng Anh:
-

Tiếng Việt: không còn cảm thấy đau đớn nữa, hết đau đớn, thoát khỏi về
khổ, được giải thoát,…

Ví dụ: Nước biển ép vào người cô càng lúc càng mạnh dần, như muốn xuyên
thủng cơ thể. Nhưng cô không còn cảm thấy đau đớn nữa. Xung quanh cô chỉ
còn lại một màu đen. Thế giới đã biến mất.
(Trở về, Nguyễn Thị Hằng Anh)
-

Tiếng Anh: put (one) out of (one's) misery , feel no pain,…

Ví dụ: Why doesn't the doctor simply put her out of her misery? He took pills to
put himself out of his misery.
b) Cát bụi :

Triết lý phương Đông cho rằng con người được tạo thành bởi năm yếu tố: đất,
nước, gió, lửa và không khí. Còn theo triết lý phương Tây thì con người là sản
phẩm của Thượng đế, được Thượng đế tạo ra từ đất sét. Nhìn chung con người
được tạo ra có mối quan hệ mật thiết với thiên nhiên. Và đến lúc chết, con người
lại trở về với thiên nhiên, sẽ hóa thành tro, thành bụi, thành cát như lúc mới được

“tạo ra” . Đó là lý do tại sao mà cả tiếng Việt và tiếng Anh đều sử dụng hình ảnh
cát bụi( dust) để diễn tả cái chết trong cách nói giảm nói tránh của mình.
4


-

Tiếng Việt: trở về với cát bụi, về lại cát bụi,…

Ví dụ: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi để một mai tôi về lại cát bụi…”
( Một câu hát trong bài “Cát Bụi” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn)
-

Tiếng Anh: come to dust, return to dust, dust to dust, consign to earth, bit
the dust, turn to dust…

Ví dụ: All lovers young, all lovers must
Consign to thee, and come to dust.
(Poetry, Shakespeare)
c) Ngủ:

Như đã đề cập ở trên, chết là một vấn đề vô cùng nhạy cảm, là một điều không
phải ai cũng dễ dàng chấp nhận được. Để giảm bớt đi nỗi buồn, người ta thường
liên tưởng rằng người đã chết đó đang ngủ, một giấc ngủ dài, giấc ngủ thiên thu và
có thể không bao giờ tỉnh lại, đang yên nghỉ thực sự.
-

Tiếng Việt: chìm vào giấc ngủ dài, giấc ngủ dài, giấc ngủ thiên thu, nhắm
mắt xuôi tay, nằm xuống, yên nghỉ,…


Ví dụ: Lời dặn cuối cùng của NSƯT Hán Văn Tình trước khi nhắm mắt xuôi tay.
( tiêu đề trong một bài viết ở trang VNTINNHANH, />-

Tiếng Anh: a long sleep, take one’s last sleep, the lone couch of this
everlasting sleep, take the dirt nap, close one’s eyes, lay down one’s life,
resting in peace, lay to rest, eternal rest, resting, sleeps with the fish, Hamlet
sleep …

Ví dụ: Rob Ryder cannot give him whippings no more. He has gone to a long
sleep- a very long sleep.
(The Death of William Shakespeare, Whiteley, O.)
5


d) Hơi thở:

Hơi thở được xem là một yếu tố rất quan trọng cho sự sống của con người. Nếu
một người không còn thở nữa, có nghĩa là họ đã chết. Do đó, dễ dàng nhận thấy cả
tiếng Việt và tiếng Anh đều lấy hình ảnh hơi thở để diễn tả cái chết bằng biện pháp
nói giảm nói tránh.
-

Tiếng Việt: tắt thở, trút hơi thở cuối cùng, …

Ví dụ: Cô thống Biệu trút hơi thở cuối cùng khi người ta đang chia đất, ma nổi
đầy đồng. Toàn những con ma sống mà không bùa nào trị được.
(Chân dung và đối thoại, Trần Đăng Khoa)
-

Tiếng Anh: cease the breathe, breathe the last, the breath is out of the body,

last gasp, dying breath, yield one’s breath, sleeps with the fish, kicked the
oxygen habit, kicked the can, kicked the bucket, …

Ví dụ: She breathed her last at about two o'clock that afternoon. Cradled in his
wife's arms, he breathed his last.
e) Đi, ra đi, rời bỏ:

Chết còn được hiểu là thời gian sống ở thế giới này đã hết, đã đến lúc phải ra đi,
tìm và đến một thế giới khác, không còn ở thế giới này nữa.
-

Tiếng Việt: ra đi, qua đời, rời bỏ cuộc đời, vĩnh biệt rồi, chẳng còn, mất đi,


Ví dụ: Bác đã ra đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.
(Bác ơi, Tố Hữu, trang 30-31)
Lượng con ông Độ đây mà… Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ chẳng
còn.

6


(Thư nhà, Hồ Phương)
-

Tiếng Anh: depart of life, his/ her time was up, leave this world, pass away,
leave us, lose one’s life, go to a new life, leave his life ,not going to shop at
Walmart anymore, …


Ví dụ: My aunt passed away last month. When I pass on, I won't care about the
funeral.
f) Nằm :

Khi chết người ta chết thường nằm xuống, được chôn cất.
-

Tiếng Việt: nằm xuống, ngã xuống, …

Ví dụ: Anh ấy đã nằm xuống trong trận chiến ở Quảng Trị.
-

Tiếng Anh: Laid down his/her life, ….

g) Kết thúc :
-

Tiếng Việt: kết thúc, đến hồi kết,…

Ví dụ: Cuộc đời cậu ấy đã đến hồi kết.
-

Tiếng Anh: met an untimely end, Journey's end, is no more

Ví dụ: His life is no more.
2) Điểm khác nhau giữa tiếng Việt và tiếng Anh trong việc sử dụng từ nói

giảm nói tránh để diễn tả cái chết:
a) Về đâu sau khi chết ?



Chúng ta biết rằng văn hóa của một đất nước có khả năng ảnh hưởng rất lớn
đến ngôn ngữ của đất nước đó. Văn hóa người Việt là một ví dụ, nó chịu ảnh
hưởng rất lớn của đạo Phật.

7


Theo triết lý của nhà Phật thì cuộc đời này là vô thường,
con người có sinh
ắt có tử. Cái đích chính mà con người hướng đên đó là giải thoát, là thành tựu ở
cỗi niết bàn. Tư tưởng này có ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng từ nói giảm nói
tránh diễn tả cái chết trong tiếng Việt khi nói đến nơi mà con người sẽ trở về khi
chết. Đó có thể là thế giới Cực lạc ( trong kinh A Di Đà), là nơi chín suối( theo mê
tín của người Việt), hay là cõi âm ti, … Và các từ nói giảm nói tránh có thể liệt kê
trong tiếng Việt ở đây kể như: về miền cực lạc, về nơi cực lạc, đi Tây phương, về
Cực lạc, lâm chung, quy tiên, về nơi chín suối, xuống suối vàng, về cõi âm ti, …
Ví dụ: Tôi đâu có biết rằng, Đọt chưa được về nơi chín suối. Càng không thể biết
được, từ giờ phút đó cho đến hết đời, đồng chí Đọt của tôi tuyệt nhiên không có
một giây phút yên lòng.
(Bến đò xưa lặng lẽ, Xuân Đức)


Tương tự như vậy trong tiếng Anh, ngôn ngữ cũng bị chi phối mạnh mẽ bởi tôn
giáo. Nếu như văn hóa phương Đông có thế giới Cực lạc thì ở phương Tây,
người ta mong muốn và mơ được đến thiên đường. Ở đó, họ sẽ được gặp các
thiên thần: go to heaven, go to his/her heavenly father, angels carried him/her
away, went to the Happy Hunting Grounds, checked into the Horizontal Hilton,
checked into the Motel Deep 6come to better place, climbed the stairway to
heaven, crossed the Great Divide…


Ví dụ: He went to his Heavenly Father, as the priest of his home, and placed his
hands on wife.
(Ecuador Missions Trip, Pat McGuffin)

b) Gặp ai sau khi chết ?


Ngoài đạo Phật, người Việt Nam cũng có phong tục thờ cúng ông bà, tổ tiên rất
đặc trưng. Do đó chết chỉ mang nghĩa là: về với tổ tiên, về với ông bà, thăm
các cụ, đoàn tụ với tổ tiên, đoàn tụ với ông bà, về với cội nguồn, …

Ví dụ: Mẹ tôi đe dọa tôi nếu tôi không về nhà, rằng bà sẽ đi đoàn tụ với ông bà .
8




Tuy nhiên, ở những nơi nói tiếng Anh nơi mà Cơ đốc giáo được xem là tôn
giáo phổ biến nhất thì người ta tin rằng con người do Thượng đế tạo ra. Chính
vì vậy, đơn giản chết là trở về nhà, về đoàn tụ với Chúa. Đó là lý do mà trong
tiếng Anh có những từ nói giảm nói tránh về cái chết liên quan tới đức
Chúa( Jesus, Christ, Father, Maker, God, Lord) như : asleep in Christ, fall
asleep in the arms of Jesus, go to his Heavenly Father, depart to God, meet his/
her Maker, go to be with the Lord, went to Davy Jones' Locker, got his/her
wings …

Ví dụ: Michel went to be the with Lord yesterday.

c) Địa vị , giai cấp trong xã hội:



Như là một đặc trưng của tiếng Việt, ngôn từ chuyên chở cả thái độ, tình cảm
của người nói đên người nghe, nên để nói về cái chết, trong tiếng Việt có vô
vàn từ. Đây là đặc điểm thứ ba chỉ có trong tiếng Việt. Đó là từ nói giảm nói
tránh trong nhiều ngữ cảnh khác nhau.Nó có thể được phân loại vào giai tầng,
chức vụ, nghề nghiệp, tôn giáo của người đã chết hay tình cảm thái độ của
người sống đối với người đã chết. Do vậy trong tiếng Việt, vua chết gọi là
băng hà. Trong ngôn ngữ Phật giáo, Hòa thượng chết gọi là viên tịch. Trong
chiến tranh, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, người lính, người chiến sỹ đã chết gọi
là hy sinh, …

Ví dụ:
-

Nguyên nhân nào gây ra cái chết của vua Quang Trung, ngày nay không ít
người còn thắc mắc. Ngay cả ngày vua băng hà cũng có nhiều cứ liệu khác
nhau.

-

Cô gái cho biết: “Ở đội em có ba Nguyệt, nhưng một người đã hy sinh rồi”.
(Mảnh trăng cuối rừng, Nguyễn Minh Châu, trang 833)

9


-

Hòa thượng Thích Chơn Thiện - phó pháp chủ Hội đồng chứng minh Giáo

hội Phật giáo Việt Nam viên tịch lúc 10g50 ngày 8-11 tại chùa Tường Vân TP.Huế, hưởng thọ 75 tuổi.

(Báo Tuổi trẻ, )
III)

KẾT LUẬN:

Trong ca dao tục ngữ của tiếng Việt có câu: “ Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa
lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
Thật vậy, việc sử dụng ngôn ngữ như thế nào có ảnh hưởng rất lớn đến tâm thế
của người nghe hay người đọc, đặc biệt đối với các vấn đề dễ đau lòng như khi đề
cập đến cái chết của người thân, người quen. Chính vì vậy, các từ có sử dụng biện
pháp nói giảm nói tránh đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con
người.
Qua bài tiểu luận này, chúng ta có thể tìm hiểu rõ hơn về hai nên văn hóa, thấy
được mặc dù thuộc hai nền văn hóa khác biệt nhau, nhưng cả tiếng Việt và tiếng
Anh đều có những đặc điểm tương đồng được thể hiện rõ trong cách nói tránh khi
diễn tả cái chết.
Hi vọng rằng, người đọc sẽ có được cái nhìn rõ hơn về việc sử dụng từ nói giảm
nói tránh diễn tả từ chết trong tiếng Việt và được đối chiếu so sánh sang tiếng Anh;
đồng thời người đọc cũng sẽ có được một lượng từ vựng đáng kể cả tiếng Việt lẫn
tiếng Anh để có thể sử dụng và ứng dụng tốt nhất vào trong đời sống thực tiễn của
mình, nhằm mục đích đạt kết quả giao tiếp tốt nhất.

IV)

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Lê Quang Thiêm ( 2008). Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Nhà xuất bản


Đại học Quốc gia Hà Nội.

10


2. Nguyễn Như Ý( chủ biên).(1998). Đại từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn

hóa- Thông tin.
3. Nguyễn Viết Toàn( 2007). Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, Uyển ngữ trong

cụm từ diễn đạt cái chết trong tiếng Anh, số 11, 145: 20-24
4. Trương Viên ( 2002). Nghiên cứu uyển ngữ trong tiếng Anh và việc chuyển

dịch sang tiếng Việt, Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Whiteley, O. (1920). Diary of Opal Whiteley. Cảnh 62: The Death of

William Shakespeare. Từ website: />6. Xuân Đức, ( 2007). Bến đò xưa lặng lẽ, Chương 9, từ website:

/>7. Eliecer Crespo Fernández. The language of Death: Euphemism and

Conceptual Metaphorization in Victorian Obituaries.
8. Trần Thị Hồng Hạnh. SOME REMARKS ON LINGUISTIC - CULTURAL

FEATURES OF VIETNAMESE EUPHEMISMS, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời
sống, Số 8- (238)-2015.
9. 101 Euphemisms for Dead, Death or Dying. Từ website:

/>
11




×