Tải bản đầy đủ (.doc) (166 trang)

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 166 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

QUY HOẠCH
TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH HẢI
DƯƠNG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1928/QĐ-UBND
ngày 30/6/2017 của UBND tỉnh)

HẢI DƯƠNG, 2017


MỤC LỤC
1. Sự cần thiết xây dựng Quy hoạch................................................................................................1
2. Căn cứ xây dựng quy hoạch.........................................................................................................2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu của quy hoạch............................................................................5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu quy hoạch............................................................................5
6. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................................5
7. Kết cấu của quy hoạch.................................................................................................................6
PHẦN I.............................................................................................................................................7
TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI TỈNH HẢI DƯƠNG..............................................................................................................7
1.1. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội......................................................................................7
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên......................................................................7
- Vị trí địa lý: Hải Dương là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trong hai
tuyến hành lang kinh tế (hành lang Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và hành
lang Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh); phía Bắc giáp các tỉnh Bắc Ninh, Bắc
Giang, Quảng Ninh; phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên; phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, có cao
tốc Hà Nội - Hải Phòng kết nối với đường vai đai 3 thủ đô Hà Nội và cảng Đình Vũ - Hải
Phòng; phía Đông giáp thành phố Hải Phòng. Trong đó, thành phố Hải Dương là trung
tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật của tỉnh, nằm trên trục đường quốc lộ 5,
cách Hải Phòng 45 km về phía Đông, cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía Tây. Phía Bắc của


tỉnh có 20 km quốc lộ 18 chạy qua sân bay quốc tế Nội Bài và ra biển qua cảng Cái Lân.....7
1.1.4. Hiện trạng kinh tế - xã hội của tỉnh..................................................................................10
PHẦN II..........................................................................................................................................25
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ TÌNH HÌNH
THỰC HIỆN QUY HOẠCH THƯƠNG MẠI GIAI ĐOẠN TRƯỚC..................................25
2.1.2. Thực trạng phát triển thương mại nội địa........................................................................28
2.3.1. So sánh các chỉ tiêu giữa quy hoạch và thực tế...............................................................57
2.3.2. Thành công, hạn chế và nguyên nhân của thực hiện quy hoạch......................................60
PHẦN III........................................................................................................................................64
PHÂN TÍCH, DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH HẢI DƯƠNG
ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030.................................................................64
3.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến phát triển thương mại tỉnh Hải Dương
thời gian tới.......................................................................................................................................64
3.1.1. Bối cảnh kinh tế khu vực và thế giới...................................................................................64
PHƯƠNG ÁN 1.............................................................................................................................95
PHƯƠNG ÁN 2.............................................................................................................................96


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. Cụm từ viết tắt tiếng Anh
Chữ viết tắt

Giải nghĩa tiếng Anh

Giải nghĩa tiếng Việt

AEC

ASEAN Economic Community


Cộng đồng kinh tế ASEAN

AIFTA

ASEAN – India Free Trade
Argreement

AK FTA

ASEAN - Korea Free Trade Area

AJCEP

ASEAN - Japan Comprehensive
Economic Partnership

Hiệp định thương mại tự do
ASEAN-Ấn Độ
Khu vực mậu dịch tự do ASEANHàn Quốc
Hiệp định đối tác kinh tế toàn
diện ASEAN-Nhật Bản

AFTA

ASEAN Free Trade Area

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

CEPT


Common Effective Preferential
Tariff

Chương trình thuế quan ưu đãi có
hiệu lực chung

EU

European Union

Liên minh châu Âu

EFTA

European Free Trade Association

EAEU

The Eurasian Economic Union

EVFTA

Eu - Viet Nam Free Trade
Argreement

ICD

Inland Container Depot

RCEP


Regional Comprehensive
Economic Partnership

Hiệp định thương mại tự do Việt
Nam-EU
Cảng cạn, điểm thông quan nội
địa
Hiệp định đối tác kinh tế toàn
diện khu vực

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

Trans-Pacific Partnership
Agreement
Vietnam - Korean Free Trade
Agreement
Vietnam – Chile Free Trade
Argreement

Hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dương
Hiệp định thương mại tự do Việt
Nam – Hàn Quốc
Hiệp định thương mại tự do Việt
Nam – Chi Lê


GDP

Gross domestic product

Tổng sản phẩm quốc nội

GRDP

Gross regional domestic product

Tổng sản phẩm trên địa bàn

VietGAP

Viet Nam Good Agriculture Tiêu chuẩn Thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt của Việt Nam
Practices
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới

TPP
VKFTA
VCFTA

WTO

Hiệp hội thương mại tự do châu
Âu
Liên minh Kinh tế Á - Âu



2. Cụm từ viết tắt tiếng Việt
Viết tắt

Giải nghĩa tiếng Việt

ATTP

An toàn thực phẩm

BVMT

Bảo vệ môi trường

CCN

Cụm công nghiệp

CHXD

Cửa hàng xăng dầu

CH

Cửa hàng

CNH- HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa


DV

Dịch vụ

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

KCN

Khu công nghiệp

CCN

Cụm công nghiệp



Giai đoạn

GTVT

Giao thông vận tải

GTGT

Giá trị gia tăng

TMĐT


Thương mại điện tử

TTTMBB

Trung tâm thương mại bán buôn

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TMBLHHXH & DTDVTD

Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội và doanh thu
dịch vụ tiêu dùng

HTX

Hợp tác xã

KN NK

Kim ngạch nhập khẩu

KTTĐ

Kinh tế trọng điểm

VSATTP


Vệ sinh an toàn thực phẩm

XNK

Xuất nhập khẩu

XTTM

Xúc tiến thương mại


DANH MỤC CÁC HÌNH
1. Sự cần thiết xây dựng Quy hoạch................................................................................................1
2. Căn cứ xây dựng quy hoạch.........................................................................................................2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu của quy hoạch............................................................................5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu quy hoạch............................................................................5
6. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................................5
7. Kết cấu của quy hoạch.................................................................................................................6
PHẦN I.............................................................................................................................................7
TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI TỈNH HẢI DƯƠNG..............................................................................................................7
1.1. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội......................................................................................7
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên......................................................................7
- Vị trí địa lý: Hải Dương là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trong hai
tuyến hành lang kinh tế (hành lang Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và hành
lang Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh); phía Bắc giáp các tỉnh Bắc Ninh, Bắc
Giang, Quảng Ninh; phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên; phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, có cao
tốc Hà Nội - Hải Phòng kết nối với đường vai đai 3 thủ đô Hà Nội và cảng Đình Vũ - Hải
Phòng; phía Đông giáp thành phố Hải Phòng. Trong đó, thành phố Hải Dương là trung
tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật của tỉnh, nằm trên trục đường quốc lộ 5,

cách Hải Phòng 45 km về phía Đông, cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía Tây. Phía Bắc của
tỉnh có 20 km quốc lộ 18 chạy qua sân bay quốc tế Nội Bài và ra biển qua cảng Cái Lân.....7
1.1.4. Hiện trạng kinh tế - xã hội của tỉnh..................................................................................10
1.1.4.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế..........................................................................10
1.1.4.2. Thực trạng phát triển một số ngành kinh tế.......................................................................12
1.1.4.3. Phát triển đô thị, giao thông.................................................................................................15

PHẦN II..........................................................................................................................................25
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ TÌNH HÌNH
THỰC HIỆN QUY HOẠCH THƯƠNG MẠI GIAI ĐOẠN TRƯỚC..................................25
2.1.2. Thực trạng phát triển thương mại nội địa........................................................................28
2.1.3.2. Nhập khẩu hàng hóa.............................................................................................................35
2.1.3.3. Cán cân thương mại..............................................................................................................38
2.1.6.2. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu và LPG................................................................................46

2.3.1. So sánh các chỉ tiêu giữa quy hoạch và thực tế...............................................................57
2.3.2. Thành công, hạn chế và nguyên nhân của thực hiện quy hoạch......................................60
PHẦN III........................................................................................................................................64
PHÂN TÍCH, DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH HẢI DƯƠNG
ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030.................................................................64
3.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến phát triển thương mại tỉnh Hải Dương
thời gian tới.......................................................................................................................................64
3.1.1. Bối cảnh kinh tế khu vực và thế giới...................................................................................64
3.2.1.1. Nhóm hàng nông sản............................................................................................................72
3.2.1.2. Nhóm hàng công nghiệp tiêu dùng.....................................................................................77


3.2.1.3. Nhóm hàng nhiên liệu (xăng dầu, khí đốt)...........................................................................77
3.2.2.1. Nhóm hàng nông sản............................................................................................................78
3.2.2.2. Nhóm hàng công nghiệp tiêu dùng......................................................................................79

3.2.2.3. Nhóm hàng nhiên liệu đầu vào.............................................................................................80
3.2.2.4. Nhóm hàng công nghiệp hỗ trợ............................................................................................81
4.3.1.1. Phương án 1 (phương án thấp)............................................................................................94

PHƯƠNG ÁN 1.............................................................................................................................95
4.3.1.2. Phương án 2 (phương án chọn)...........................................................................................96

PHƯƠNG ÁN 2.............................................................................................................................96


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1. Cơ cấu kinh tế của Tỉnh phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2011 - 2015Error:
Reference source not found
Bảng 2. 2. Đóng góp điểm phần trăm tăng trưởng GRDP theo khu vực kinh tế của Tỉnh
giai đoạn 2011 - 2015................................................... Error: Reference source not found
Bảng 2. 3: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn Tỉnh giai đoạn
2011 - 2015................................................................... Error: Reference source not found
Bảng 2. 4 : Một số chỉ tiêu về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Tỉnh và cả nước giai
đoạn 2011 - 2015.......................................................... Error: Reference source not found
Bảng 2. 5. So sánh kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Tỉnh với cả nước và các
tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2011 - 2015.................................28
Bảng 2. 6. So sánh xuất khẩu hàng hóa bình quân đầu người trên địa bàn Tỉnh với cả
nước và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2011 - 2015.......................29
Bảng 2. 7. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2011 - 2015....Error:
Reference source not found
Bảng 2. 8. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Tỉnh giai đoạn 2011-2015....Error:
Reference source not found
Bảng 2. 9. Cơ cấu thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Tỉnh giai
đoạn 2011 - 2015.......................................................... Error: Reference source not found
Bảng 2. 10. Một số chỉ tiêu về nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Tỉnh....Error: Reference

source not found
Bảng 2. 11. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2011 - 2015...Error:
Reference source not found
Bảng 2. 12. Cán cân thương mại trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2011 - 2015Error: Reference
source not found
Bảng 2. 13. Số lượng các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh thương mại trên địa bàn
Tỉnh giai đoạn 2010 - 2014...........................................Error: Reference source not found
Bảng 2. 14. Lực lượng lao động và thu nhập của người lao động trong ngành thương mại
trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2010 - 2014.......................Error: Reference source not found
Bảng 2. 15. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 ............39
Bảng 2. 16. Bán kính phục vụ của chợ trên địa bàn Tỉnh (tính đến 8/2016)............Error:
Reference source not found
Bảng 2.17. Một số chỉ tiêu về mạng lưới cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn Tỉnh
Hải Dương (đến 8/2016)............................................... Error: Reference source not found
Bảng 2. 18. Thực trạng hệ thống siêu thị trên địa bàn Tỉnh đến tháng 8/2016.........Error:
Reference source not found
Bảng 2. 19. Tổng hợp một số chỉ tiêu so sánh giữa Quy hoạch phát triển mạng lưới bán
buôn, bán lẻ địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2015, định hướng đến 2020 và kết quả thực
hiện đến tháng 8/2016..................................................Error: Reference source not found
Bảng 4. 1. Tổng hợp quy hoạch phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến
năm 2025......................................................................Error: Reference source not found
Bảng 4. 2: Tổng hợp quy hoạch phát triển mạng lưới cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên
địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2025 ........................Error: Reference source not found
Bảng 4. 3: Tổng hợp quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị trên địa bàn tỉnh Hải Dương
đến năm 2025 .......................................................... Error: Reference source not found10
Bảng 4.4: Tổng hợp quy hoạch phát triển mạng lưới trung tâm thương mại trên địa bàn
tỉnh Hải Dương đến năm 2025 .................................Error: Reference source not found11


Bảng 4. 5: Danh mục dự án thương mại ưu tiên đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 .......Error:

Reference source not found12
Bảng 4. 6: Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất đầu tư đối với một số loại hình kết cấu hạ tầng
thương mại trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2025.Error: Reference source not
found4
Bảng 4. 7: Tổng hợp nhu cầu sử dụng vốn đầu tư theo loại hình kết cấu hạ tầng thương
mại trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016 - 2025Error: Reference source not
found5


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết xây dựng Quy hoạch
Trong những năm gần đây, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động
thương mại của tỉnh Hải Dương đã có những chuyển biến tích cực và có đóng góp nhất
định vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh. Cùng với những thành
tựu chung của nền kinh tế, ngành thương mại Hải Dương đã được đầu tư và có những
bước tăng trưởng đáng kể. Hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại được cải thiện từng
bước, các loại hình tổ chức thương mại mới đã hình thành, các kênh phân phối hàng
hóa công nghiệp và nông sản đã được định hình góp phần hỗ trợ sản xuất và nâng cao
chất lượng cuộc sống của dân cư trên địa bàn Tỉnh.
Mặc dù vậy, hoạt động thương mại của Tỉnh đến nay vẫn còn nhiều hạn chế. Tổng
mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh còn thấp, đạt 42.188 tỷ
đồng (năm 2016), bằng 1,2% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của cả
nước (cả nước đạt 3.527,4 nghìn tỷ đồng). Mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
bình quân đầu người (năm 2016) trên địa bàn Tỉnh đạt 23,6 triệu đồng/người, bằng 62%
mức bình quân chung của cả nước (cả nước đạt 38,05 triệu đồng/người). Hệ thống hạ
tầng thương mại chuyển biến chậm, đặc biệt là mạng lưới chợ còn nhiều yếu kém, với
cơ sở vật chất lạc hậu; mạng lưới phân phối hàng hóa hiện đại chậm phát triển; hoạt
động xuất nhập khẩu hàng hóa phát triển chủ yếu theo hướng gia công hàng hóa cho
nước ngoài, thiếu bền vững do còn phụ thuộc vào khối các doanh nghiệp FDI.... nên
chưa tạo nhiều động lực đối với tăng trưởng và chuyển dịch kinh tế của Tỉnh. Kim

ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh còn thấp so với tổng kim ngạch xuất khẩu
toàn quốc. Đến hết năm 2016, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Tỉnh đạt 4,547 tỷ
USD, bằng 2,58% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (cả nước đạt 175,9 tỷ USD)…
Trong những năm tới, sẽ có nhiều nhân tố mới tác động đến phát triển ngành
thương mại Hải Dương. Cơ cấu kinh tế của tỉnh sẽ được tích cực chuyển đổi theo “Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng
năm 2030”; đồng thời, tận dụng những lợi thế sẵn có Hải Dương tiếp tục tập trung
nguồn lực khai thác các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội theo
các mục tiêu đã đề ra... Đặc biệt, trong bối cảnh nước ta ngày càng gia nhập sâu vào các
tổ chức quốc tế, quan hệ hợp tác phát triển kinh tế, thương mại giữa Việt Nam với các
nước trên thế giới đang ngày càng được củng cố tăng cường cả về quy mô và chất
lượng. Đến nay, Việt Nam đang tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA),
trong đó 10 FTA đã ký (gồm ATIGA, ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc,
ASEAN - Ấn Độ, ASEAN - Úc, Newzealand, ASEAN - Nhật Bản; Việt Nam - Nhật
Bản, Việt Nam - Chi lê; Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu) và
05 FTA đang hoặc đã kết thúc đàm phán (RCEP, ASEAN - Hồng Kong, Việt Nam - EU,
Việt Nam - EFTA, TPP), cùng với sự hình thành của cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
sẽ tạo ra những cơ hội và thách thức đối với phát triển thương mại của nước ta nói
chung và các địa phương nói riêng, trong đó có Hải Dương...
Tác động của những yếu tố này đòi hỏi ngành thương mại Hải Dương phải có sự
phát triển tương xứng. Một mặt, cần khai thác triệt để lợi ích thương mại từ tiềm năng,
lợi thế của tỉnh, mặt khác, cần tận dụng được những cơ hội từ những yếu tố phát triển


mới để hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của các ngành khác, từ đó nâng
cao hơn nữa vai trò của ngành thương mại không chỉ đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội trên địa bàn tỉnh, mà còn đối với sự phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng, vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các vùng khác trong cả nước.
Trong giai đoạn vừa qua, trên địa bàn tỉnh chưa xây dựng Quy hoạch tổng thể
phát triển thương mại của tỉnh Hải Dương mà mới chỉ xây dựng Quy hoạch phát triển

mạng lưới bán buôn, bán lẻ, cũng như các quy hoạch đối với từng hạng mục của hạ tầng
thương mại như mạng lưới chợ, cửa hàng xăng dầu, cửa hàng LPG... Tuy nhiên, những
quan điểm và định hướng phát triển được xác định trong các quy hoạch này đến nay
không còn phù hợp với điều kiện phát triển mới của tỉnh cũng như của cả nước, cũng
như chưa mang tính định hướng đối với tổng thể ngành thương mại của Tỉnh... Do vậy,
để thực hiện được những yêu cầu trên, trong giai đoạn tới, ngành thương mại Hải
Dương phải đạt được sự phát triển phù hợp về quy mô, cấu trúc của hệ thống phân phối
hàng hoá, sự phân bố hài hoà của các loại hình tổ chức thương mại với phương thức
kinh doanh tiên tiến, hiện đại; đồng thời, phải có những cải cách về chính sách và cơ
chế quản lý thương mại.
Những yêu cầu phát triển trong tương lai của tỉnh đòi hỏi cần xây dựng Quy
hoạch tổng thể phát triển thương mại tỉnh Hải Dương đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030 nhằm khai thác các lợi thế phát triển, thích ứng với tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế và phù hợp với các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải
Dương trong thời kỳ này.
2. Căn cứ xây dựng quy hoạch
- Nghị định 92/2006/NĐ- CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt,
và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định 04/2008/NĐ-CP
ngày 11/01/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP.
- Nghị định 02/2003/NĐ- CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và
quản lý chợ và Nghị định 114/2009/NĐ – CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ sửa đổi
bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và
quản lý chợ;
- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản
lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Nghị định 100/2013/NĐ-CP ngày
03/9/2013 sửa đổi, bổ sung Nghị định 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
- Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 về kinh doanh xăng dầu.
- Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải:
Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ - CP ngày 24 tháng 02
năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông

đường bộ.
- Thông tư số 05/2013/TT - BKHĐT ngày 31/10/2013 về việc hướng dẫn tổ chức
lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.


- Thông tư số 01/2012/TT - BKHĐT ngày 09/02/2012 về hướng dẫn xác định mức
chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy
hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.
- Thông tư số 50/2015/TT-BCT ngày 28/12/2015 Quy định về nội dung, trình tự,
thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, quản lý quy hoạch phát triển ngành công
nghiệp và thương mại.
- Quyết định 1371/2004/QĐ – BTM ngày 24/09/2004 của Bộ Thương mại về
việc ban hành quy chế siêu thị, trung tâm thương mại;
- Quyết định số 23/QĐ - TTg ngày 6/1/2010 Phê duyệt đề án phát triển thương
mại nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 2471/2011/QĐ - TTg ngày 28/12/2011 phê duyệt Chiến lược xuất
nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định 198/QĐ- TTg ngày 25/01/2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến 2020, định hướng đến 2030.
- Quyết định số 795/QĐ - TTg ngày 23/05/2013 2015 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định 1467/QĐ-TTg ngày 24/08/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt đề án phát triển các thị trường khu vực thời kỳ 2015-2020 đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 1012/QĐ - TTg ngày 3/7/2015 phê duyệt quy hoạch phát triển hệ
thống logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 7052/QĐ - BCT ngày 31/12/2010 phê duyệt Quy hoạch phát
triển kết cấu hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải
Phòng - Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2025.

- Quyết định số 6481/QĐ - BCT ngày 26/6/2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể
phát triển mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
- Quyết định số 3098/QĐ - BCT ngày 24/6/2011 phê duyệt quy hoạch tổng thể
phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Quyết định 6184/QĐ- BCT ngày 19/10/2012 phê duyệt quy hoạch phát triển
mạng lưới siêu thị, trung tâm thương cả nước đến 2020, tầm nhìn đến 2030.
- Quyết định 9428/QĐ-BCT ngày 13/12/2013 phê duyệt quy thể phát triển hệ
thống trung tâm hội chợ triển lãm trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030.
- Quyết định số 272/QĐ - BCT ngày 12/01/2015 phê duyệt đề án phát triển
thương mại vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Nghị quyết số 31/2012/NQ - HĐND ngày 06/7/2012 của HĐND tỉnh Hải
Dương về “Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.


- Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hải Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030.
- Quyết định số 1472/QĐ-UBND ngày 16/4/2007 của UBND tỉnh về việc phê
duyệt Dự án Quy hoạch hệ thống bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 1738/QĐ-UBND ngày 06/7/2010 của UBND tỉnh phê duyệt Quy
hoạch phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm
2015, định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 2909/QĐ-UBND ngày 12/11/2015 của UBND tỉnh về việc phê
duyệt Quy hoạch mạng lưới kinh doanh khí hóa lỏng tỉnh Hải Dương đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030
- Quyết định số 3368/QĐ - UBND ngày 28/12/2015 của UBND tỉnh Hải Dương
phê duyệt danh mục dự án quy hoạch năm 2016.
- Quyết định số 987/QĐ - UBND ngày 21/4/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Hải

Dương về việc phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí dự án “Quy hoạch tổng thể phát
triển thương mại tỉnh Hải Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu
(2011-2015) tỉnh Hải Dương được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 42/2013/NQCP ngày 28/3/2013.
- Quy hoạch phát triển các ngành kinh tế, ngành thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội khác trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2020 và năm 2030 đã được phê
duyệt.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện/thành phố/thị xã trên
địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, Quy hoạch chung xây dựng các thị trấn, thành
phố, thị xã của tỉnh Hải Dương...
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVI, nhiệm kỳ 20152020.
- Niên giám thống kê, kết quả điều tra, khảo sát, hệ thống số liệu, tài liệu liên quan.
- QCVN 01: 2013/BCT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kết cửa
hàng xăng dầu.
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam: QCXDVN 07/2010/BXD do Bộ Xây dựng ban
hành ngày 05/02/2010.
- TCVN 6223 - 2011: Yêu cầu chung về an toàn của cửa hàng kinh doanh khí
hóa lỏng.
- TCVN 5684 - 2003: An toàn cháy các công trình dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ Yêu cầu chung.
- TCVN 4530: 2011: Cửa hàng xăng dầu - Yêu cầu thiết kế


3. Mục tiêu quy hoạch
Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Hải Dương đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030 nhằm phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh hiệu quả và bền vững, phù hợp
với mục tiêu, định hướng và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, trong bối
cảnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tái cấu trúc nền kinh tế và hội nhập quốc
tế ngày càng sâu rộng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu của quy hoạch
- Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh

- Các yếu tố phát triển thương mại của tỉnh
- Đánh giá thực trạng phát triển thương mại tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 và kết
quả thực hiện quy hoạch phát triển thương mại giai đoạn trước;
- Đánh giá các yếu tố, nguồn lực tác động đến phát triển thương mại.
- Xây dựng phương hướng phát triển thương mại chủ yếu của tỉnh Hải Dương,
bao gồm: các mục tiêu phát triển, định hướng phát triển ngành, định hướng phân bố các
loại hình tổ chức thương mại, nhất là phương hướng phát triển một số loại hình hạ tầng
thương mại chủ yếu (như chợ, TTTM, siêu thị, cửa hàng xăng dầu...) trên địa bàn tỉnh
đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
- Đề xuất giải pháp và chính sách thực hiện quy hoạch.
- Xây dựng bản đồ thực trạng và quy hoạch phát triển thương mại Tỉnh.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu quy hoạch
- Đối tượng: Hoạt động thương mại tỉnh Hải Dương trong quan hệ với hoạt động
kinh tế - thương mại của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng
và cả nước, với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực…; Tập trung nghiên cứu
đối với một số kết cấu hạ tầng thương mại chủ yếu như chợ, cửa hàng kinh doanh xăng
dầu, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích…
- Phạm vi: Trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- Thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại tỉnh từ năm 2011 đến
2016, qui hoạch phát triển thương mại đến năm 2025, định hướng đến 2030.
- Không gian: Qui hoạch theo không gian hành chính của tỉnh Hải Dương
6. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế được sử dụng để thu thập tài liệu, số
liệu liên quan đến thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các ngành kinh tế, đặc
biệt là kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh, phục vụ nghiên cứu xây dựng dự án
quy hoạch.
+ Phương pháp phân tích, thống kê kinh tế được sử dụng trong việc đánh giá
thực trạng phát triển thương mại của Tỉnh, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, các cơ hội
và thách thức, dự báo xu hướng phát triển của các đối tượng nghiên cứu;



+ Phương pháp chuyên gia được sử dụng trong xây dựng các quan điểm, định
hướng phát triển thương mại của Tỉnh.
+ Phương pháp kịch bản sử dụng trong việc xây dựng và lựa chọn phương án
phát triển thương mại của Tỉnh.
7. Kết cấu của quy hoạch
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung quy hoạch được kết cấu gồm
5 phần như sau.
Phần I: Tổng quan về hiện trạng và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Hải Dương
Phần II: Thực trạng phát triển thương mại tỉnh Hải Dương và tình hình thực
hiện quy hoạch thương mại giai đoạn trước
Phần III: Phân tích, dự báo xu hướng phát triển thương mại tỉnh Hải Dương đến
năm 2025, định hướng đến năm 2030
Phần IV: Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Hải Dương đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030
Phần V: Giải pháp và chính sách thực hiện quy hoạch


PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HẢI DƯƠNG
1.1. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Vị trí địa lý: Hải Dương là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm
trong hai tuyến hành lang kinh tế (hành lang Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
Ninh và hành lang Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh); phía Bắc giáp các
tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh; phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên; phía Nam giáp
tỉnh Thái Bình, có cao tốc Hà Nội - Hải Phòng kết nối với đường vai đai 3 thủ đô Hà
Nội và cảng Đình Vũ - Hải Phòng; phía Đông giáp thành phố Hải Phòng. Trong đó,

thành phố Hải Dương là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật của
tỉnh, nằm trên trục đường quốc lộ 5, cách Hải Phòng 45 km về phía Đông, cách thủ đô
Hà Nội 57 km về phía Tây. Phía Bắc của tỉnh có 20 km quốc lộ 18 chạy qua sân bay
quốc tế Nội Bài và ra biển qua cảng Cái Lân.
Như vậy, vị trí địa lý thuận lợi này tạo điều kiện thuận lợi đối với phát triển kinh
tế - xã hội của Tỉnh nói chung, cũng như thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tạo thuận lợi
đối với phát triển thương mại Tỉnh.
- Địa hình của Tỉnh được chia thành 2 vùng: vùng đồi núi thấp và vùng đồng
bằng. Trong đó, vùng đồi núi thấp nằm ở phía bắc Tỉnh (chiếm khoảng 11% diện tích tự
nhiên của Tỉnh) gồm 13 xã/phường thuộc thị xã Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh
Môn thích hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và các loại cây công nghiệp; Vùng
đồng bằng (chiếm 89% diện tích tự nhiên của Tỉnh) do phù sa sông Thái Bình bồi đắp
tạo nên vùng đất màu mỡ có độ cao trung bình 3 - 4 m, với mực nước cao nhất trong
năm là 410 cm, lưu lượng dòng chảy trung bình cao nhất là 2.910 m 3/s. Địa hình
nghiêng và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Phía Đông của tỉnh có một số vùng
trũng, thường bị ảnh hưởng ngập úng vào mùa mưa, thêm với việc hệ thống sông ngòi
khá dày đặc gồm hệ thống sông Thái Bình, sông Luộc và các trục Bắc Hưng Hải tạo
điều kiện phát triển giao thông đường thủy, nhưng cũng gây khó khăn trong việc đầu tư
đắp đê điều phòng chống lụt bão và ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất.
Như vậy, với đặc điểm địa hình này đã tạo điều kiện thích hợp đối với phát triển
nhiều loại cây trồng, tạo nguồn hàng phục vụ lưu thông hàng hóa trên thị trường, bao
gồm cả thị trường trong Tỉnh, trong nước và ngoài nước, từ đó góp phần thúc đẩy phát
triển thương mại Tỉnh.
- Khí hậu: Tỉnh nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ
rệt (xuân, hạ, thu, đông). Độ ẩm trung bình khoảng 81-84%; Nhiệt độ trung bình năm
khoảng 24.8 °C; Lượng mưa trung bình khoảng 2.074 mm; tháng có lượng mưa lớn
nhất là tháng 6, tháng 9 với lượng mưa 430 mm; tháng hạn nhất là tháng 4 với lượng
mưa chỉ tới 11mm. Điều kiện khí hậu này tạo thuận lợi đối với phát triển các ngành sản
xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, góp phần cung ứng nguồn hàng hóa cho thị
trường trong Tỉnh và xuất khẩu.



- Tài nguyên thiên nhiên: Tỉnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với
nhiều loại khoáng sản, trong đó tập trung chủ yếu là những khoáng sản như than đá;
Bauxit (Lỗ Sơn), thủy ngân (Trại Gạo), sắt; than bùn, phosphorit, tal, đá đôlômit, đá vôi
dùng làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng, kaolin, keratophya, đá sét, đá phiến
sét, sét làm gạch ngói nung, cát dùng san lấp và xây dựng... Ngoài ra, còn có các điểm
nước khoáng nóng, nước nóng ở xã Thạch Khôi (TP. Hải Dương), xã Thanh Thủy
(huyện Thanh Hà)... Các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú này không chỉ góp
phần phát triển ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp khai khoáng mà còn cung
cấp nguồn hàng đối với hoạt động thương mại trên địa bàn Tỉnh.
- Tài nguyên đất: Tỉnh có nguồn tài nguyên đất phong phú, với tổng diện tích đất
là 166.816 ha. Cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn tỉnh cho thấy, đất nông nghiệp chiếm
64,5% và đất phi nông nghiệp chiếm 35,4%. Tuy vậy, đất dành cho sản xuất, kinh
doanh phi nông nghiệp chỉ chiếm 3,5%. Diện tích đất chưa sử dụng trên địa bàn tỉnh là
290 ha; trong đó đất bằng chưa sử dụng là 211 ha, đất đồi núi chưa sử dụng là 34 ha và
núi đá không có rừng cây là 45ha.
- Tài nguyên du lịch: Tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với nguồn tài
nguyên du lịch phong phú như du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng... có sức
hút không chỉ với khách du lịch trong nước mà còn với khách du lịch quốc tế. Đồng
thời, Tỉnh còn nổi tiếng với các di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội truyền thống, văn hóa
dân gian... tạo thuận lợi đối với phát triển du lịch của Tỉnh. Thêm vào đó, các làng nghề
truyền thống vẫn còn tồn tại và phát triển như chạm khắc gỗ, trạm khắc kim hoàn, sản
xuất giày, chế biến lương thực thực phẩm, hàng thêu ren và tơ tằm... đã tạo cơ hội để
phát triển du lịch thăm quan làng nghề. Như vậy, với nguồn tài nguyên du lịch phong
phú đã tạo những điều kiện thuận lợi, góp phần phát triển thương mại gắn với du lịch
trên địa bàn Tỉnh.
1.1.2. Dân số và lao động
* Dân số
- Quy mô dân số: Tính đến cuối năm 2016, dân số trên địa bàn Tỉnh đạt

1.785.818 người, với mật độ dân số đạt 1.064 người/km², cao hơn 3,8 lần so với mức
bình quân chung của cả nước (277 người/km 2) và cao hơn mật độ dân số trung bình của
vùng đồng bằng sông Hồng (994 người/km 2). Trong đó, thành phố Hải Dương có quy
mô dân số cao nhất, với 230.191 người và mật độ dân số cao nhất, đạt 3.168 người/km 2;
đồng thời, thị xã Chí Linh hiện có mật độ dân số thấp nhất, đạt 586 người/km 2.
- Phân bố dân cư: Cơ cấu dân số hiện nay trên địa bàn Tỉnh cho thấy, dân số khu
vực nông thôn chiếm tỷ lệ cao (74,9%), trong khi dân số khu vực thành thị chiếm tỷ lệ
còn khiêm tốn (25,1%). Tỷ lệ tăng dân số khu vực thành thị đạt 4,95% và dân số khu
vực nông thôn giảm 0,73% cho thấy tốc độ đô thị hóa trên địa bàn Tỉnh trong thời gian
qua còn chậm.
* Lao động
- Quy mô và cơ cấu lao động: Đến nay, trong cơ cấu dân số của Tỉnh có khoảng
1.079.541 người trong độ tuổi lao động, chiếm 60,8% tổng dân số. Trong đó, lao động
thành thị chiếm 21,5% và lao động nông thôn chiếm 78,5%.
- Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế không có sự phân hóa rõ nét. Trong
đó, số lượng lao động làm việc trong ngành nông, lâm và thủy sản chiếm khoảng 36%


tổng lao động trên địa bàn tỉnh; đồng thời, lao động trong ngành công nghiệp và xây
dựng chiếm khoảng 35,4% và lao động trong ngành dịch vụ chiếm khoảng 28,6%.
Quy mô và cơ cấu dân số, lao động hiện nay có tác động đến hoạt động thương
mại trên địa bàn Tỉnh. Quy mô dân số ngày càng gia tăng góp phần làm gia tăng nhu
cầu và quỹ mua của dân cư. Tuy nhiên, tỷ lệ dân số và lao động nông thôn lớn, cùng
với tốc độ đô thị hóa chậm cũng ảnh hưởng đến sức mua thị trường, ảnh hưởng đến cơ
cấu thương mại giữa khu vực thành thị, khu vực nông thôn trên địa bàn Tỉnh.
1.1.3. Thu nhập và mức sống dân cư
Thu nhập và đời sống dân cư trên địa bàn Tỉnh trong thời gian qua không ngừng
được cải thiện, biểu hiện qua mức thu nhập bình quân đầu người có xu hướng tăng
nhanh, từ 1,308 triệu đồng người/tháng (năm 2010) lên 3,264 triệu đồng người/tháng
(năm 2016), tăng gần 2,5 lần. Trong đó, thu nhập của dân cư khu vực thành thị tăng 2,2

lần (từ 1,848 triệu đồng/người/tháng năm 2010 lên 4,099 triệu đồng/người/tháng năm
2016); khu vực nông thôn tăng 2,6 lần (từ 1,18 triệu đồng năm 2010 lên 3,022 triệu
đồng năm 2016). Đồng thời, GRDP bình quân đầu người cũng có xu hướng tăng nhanh,
từ 30,39 triệu đồng năm 2011 lên 46,47 triệu đồng năm 2016, tăng 1,5 lần. Điều đó
cũng phần nào phản ánh thu nhập và mức sống của dân cư ngày càng được cải thiện.
Cùng với đó, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn Tỉnh trong giai đoạn này giảm nhanh, từ 9,4%
(năm 2011) xuống 3,6% (năm 2016).
Mức thu nhập bình quân đầu người một tháng của dân cư trên địa bàn Tỉnh (theo
giá hiện hành) cao hơn không đáng kể so với mức bình quân chung của cả nước (3,264
triệu đồng của Tỉnh so với 3,195 triệu đồng của cả nước). Tuy vậy, so với các tỉnh vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, thu nhập bình quân đầu người của Tỉnh còn thấp hơn Hà
Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh.
Như vậy, sự gia tăng thu nhập và mức sống của dân cư ngày càng được cải thiện
thời gian qua có tác động trực tiếp tới sức mua hàng hóa của dân cư, từ đó ảnh hưởng
không nhỏ tới quy mô và cơ cấu thương mại trên địa bàn Tỉnh, đặc biệt là đối với quy
mô của tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn Tỉnh.

Hình 1: Thu nhập bình quân đầu người của các tỉnh vùng KTTĐ Bắc Bộ
Đơn vị tính: Nghìn đồng


Nguồn: Niên giám thống kê cả nước và các tỉnh Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Nội,
Quảng Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hưng Yên năm 2014.
1.1.4. Hiện trạng kinh tế - xã hội của tỉnh
1.1.4.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
* Tăng trưởng kinh tế
Trong thời gian qua, kinh tế của Tỉnh tăng trưởng và phát triển với quy mô
GRDP ngày càng tăng và nhịp tăng trưởng khá cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho các
ngành sản xuất phát triển, từ đó tác động tích cực đối với phát triển thương mại của
Tỉnh. Cụ thể, kinh tế của Tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2015 đạt mức tăng trưởng khá và

ổn định, bình quân tăng 8,23%/năm (GRDP tính theo giá so sánh 2010 tăng từ 45.321 tỷ
đồng năm 2011 lên 62.186 tỷ đồng năm 2015). Tính riêng năm 2016, kinh tế của tỉnh
đạt mức tăng trưởng bình quân 7,9%, cao hơn so với tăng trưởng kinh tế của cả nước
(cả nước tăng 6,21%).
So với cả nước, mặc dù quy mô kinh tế của Tỉnh còn khiêm tốn, bằng 1,84%
GDP cả nước nhưng tăng trưởng kinh tế của Tỉnh giai đoạn 2011 – 2015 cao hơn nhịp
tăng trưởng chung của cả nước trong cùng giai đoạn (cả nước đạt 5,91%/năm).
So với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, quy mô kinh tế của Tỉnh
còn thấp, đứng thứ 4/7 (sau Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh). Đồng thời,
tỉnh có mức GRDP bình quân đầu người thấp nhất trong vùng và thấp hơn nhiều so với
mức bình quân chung của cả nước. Năm 2014, GRDP bình quân đầu người của Tỉnh chỉ
bằng 45% của cả nước và thấp hơn so với Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hà Nội.
Hình 2: GRDP bình quân đầu người của cả nước và vùng KTTĐ Bắc Bộ
Đơn vị tính: Triệu đồng/người/năm

Nguồn: Niên giám thống kê cả nước và các tỉnh Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Nội,
Quảng Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hưng Yên năm 2014.
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong giai đoạn 2011 - 2016, cơ cấu kinh tế trên địa bàn Tỉnh đang chuyển dịch
tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và giảm dần tỷ trọng của
nông, lâm, thủy sản trong GRDP. Cụ thể, tỷ trọng của ngành nông, lâm, thủy sản giảm


nhanh, từ 21,9% (năm 2011) xuống 16,2% (năm 2016); Tỷ trọng của công nghiệp - xây
dựng tăng nhanh, từ 47,3% (năm 2011) lên 52,8% (năm 2016). Tuy nhiên, tỷ trọng của
dịch vụ không ổn định, tăng từ 30,8% (năm 2011) lên 32,2% năm 2013 và giảm còn
30,9% năm 2016.

Hình 3: Cơ cấu kinh tế của Hải Dương năm 2011 và năm 2016
Đơn vị tính: %


Nguồn: Niên giám thống kê (sơ bộ) tỉnh Hải Dương năm 2016.
So với cả nước, cơ cấu kinh tế của Tỉnh chuyển dịch khá nhanh. Trong đó: Tỷ
trọng của ngành nông nghiệp trong GRDP của Tỉnh hiện thấp hơn so với cả nước
(16,2% của Tỉnh so với 16,3% của cả nước); Tỷ trọng của công nghiệp - xây dựng của
Tỉnh cao hơn nhiều so với cả nước (52,8% của Tỉnh so với 32,72% của cả nước). Tuy
nhiên, ngành dịch vụ của Tỉnh có xu hướng phát triển không ổn định và thấp hơn so với
cả nước (30,9% của Tỉnh so với 40,92% của cả nước).
So với các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cơ cấu kinh tế của Tỉnh
chuyển dịch tích cực, theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp dịch vụ, nâng cao
năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển bền vững, đồng thời vẫn giữ vững được
tỷ trọng nông nghiệp chiếm vị trí đáng kể theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu
dùng trong Tỉnh, trong nước và xuất khẩu.
Hình 4: Cơ cấu kinh tế của các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (năm 2014)

Đơn vị tính: %


Nguồn: Niên giám thống kê cả nước và các tỉnh Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Nội,
Quảng Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hưng Yên năm 2014.
Cơ cấu các thành phần kinh tế cho thấy, các thành phần kinh tế được tạo môi
trường thuận lợi và tiếp tục phát triển. Trong đó, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài đang giữ vai trò quan trọng và ngày càng đóng góp lớn vào quy mô nền
kinh tế Tỉnh. Cụ thể, tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ
24,2% (năm 2010) lên 32,2% (năm 2015), trong khi đó, khu vực kinh tế tư nhân chiếm
tỷ trọng 49,2% (năm 2015); tỷ lệ của khu vực kinh tế nhà nước có xu hướng giảm, từ
22,7% năm 2010 xuống 17,9% năm 2015.
Như vậy, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh thời gian qua theo
hướng tích cực đã có tác động tích cực tới phát triển thương mại trên địa bàn Tỉnh.
Trong đó, tăng trưởng kinh tế liên tục và ngày càng cao tạo tiền đề thuận lợi đối với

phát triển thương mại, trên cơ sở gia tăng nhu cầu, sức mua hàng hóa của dân cư,
cũng như tạo nguồn hàng ngày càng lớn cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Đồng
thời, với xu hướng chuyển dịch tích cực về cơ cấu các ngành trong nền kinh tế cũng có
tác động trực tiếp tới cơ cấu thương mại Tỉnh, bao gồm cơ cấu ngành hàng, cơ cấu thị
trường, cơ cấu thương mại truyền thống và hiện đại, cơ cấu các thành phần kinh tế
tham gia...
1.1.4.2. Thực trạng phát triển một số ngành kinh tế
* Nông, lâm, thủy sản
Trong giai đoạn 2011 - 2016, sản xuất nông, lâm, thủy sản duy trì được mức tăng
trưởng tốt. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (theo giá so sánh 2010) tăng từ
14.140 tỷ đồng năm 2010 lên 17.687 tỷ đồng năm 2016 và đạt tốc độ tăng trưởng bình
quân 3,2%/năm. Sản xuất tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, năng suất,
chất lượng, hiệu quả được nâng lên. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1ha đất trồng trọt
và nuôi trồng thủy sản tăng nhanh, từ 95,8 triệu đồng (năm 2010) lên 131,2 triệu đồng
(năm 2016).
Đến nay, trên địa bàn Tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung qui mô
lớn như: vùng vải quả (quy mô trên 10.000 ha, tập trung nhiều nhất tại huyện Thanh Hà
và TX. Chí Linh); vùng hành củ (quy mô 4891 ha, tập trung tại các huyện Kinh Môn,
Nam Sách); vùng củ đậu (quy mô 676 ha, tại các huyện Kim Thành, Kinh Môn); vùng
cà rốt (quy mô 1.415 ha, tập trung tại các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Tứ Kỳ); vùng
bí xanh (quy mô 1.136 ha, tại các huyện Bình Giang, Gia Lộc, Nam Sách); vùng cà
chua (quy mô 1000 ha, tập trung tại các huyện Nam Sách, Thanh Hà, Tứ Kỳ); vùng su
hào, cải bắp, suplơ (tập trung tại các huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện) vùng dưa
hấu, dưa lê (tập trung tại Gia Lộc, Tứ Kỳ, Kim Thành)…
Đối với trồng trọt, giá trị sản xuất của ngành cũng có xu hướng tăng, từ 8.738 tỷ
đồng năm 2010 lên 10.050 tỷ đồng năm 2016 và đạt mức tăng trưởng bình quân
2,2%/năm. Cũng trong giai đoạn này, trên địa bàn Tỉnh đã giữ ổn định diện tích đất
trồng lúa (từ năm 2010 đến 2015 khoảng 123.000 ha) và diện tích cây lương thực có hạt
(khoảng 130.000 ha), đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn.



Đối với chăn nuôi, giá trị sản xuất của ngành tăng từ 3.399 tỷ đồng năm 2010 lên
4.612 tỷ đồng năm 2016, tương ứng đạt nhịp độ tăng bình quân 4,5%/năm. Mô hình
phát triển chăn nuôi tập trung đang hình thành và phát triển. Đến nay, toàn tỉnh có
khoảng 642 trang trại chăn nuôi, trong đó có 07 khu chăn nuôi tập trung, với quy mô
trên 3 ha/khu.
- Thủy sản: Giá trị sản xuất ngành thủy sản năm 2016 đạt 2.630 tỷ đồng, tăng 5,9
lần so với năm 2010. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2016 đạt khoảng 10.847 ha,
tăng 946 ha so với năm 2010; sản lượng thủy sản năm 2016 ước đạt 66,672 tấn, tăng
bình quân 4,8%/năm. Năng lực và chất lượng sản xuất, cung ứng giống thủy sản ngày
càng được cải thiện. Đến nay, toàn tỉnh xây dựng được 9 vùng nuôi trồng thủy sản tập
trung; đặc biệt, mô hình nuôi cá lồng trên sông tiếp tục phát triển tại địa bàn 6
huyện/thành phố/thị xã, với khoảng 1.358 lồng. Đây là một trong những nguồn cung
cấp sản phẩm thủy sản quan trọng đối với thị trường nội Tỉnh.
Như vậy, với sự phát triển và chuyển dịch tích cực trong cơ cấu sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn Tỉnh thời gian qua, đặc biệt với sự hình thành và phát triển các
vùng sản xuất tập trung quy mô lớn đã có tác động tích cực đối với phát triển thương
mại trên địa bàn tỉnh, tạo nguồn hàng phục vụ sản xuất và chế biến, cũng như cung
ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
* Công nghiệp
- Giá trị sản xuất: Trong giai đoạn 2011 - 2016, cùng với sự hình thành và phát
triển của các khu, cụm công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp (giá hiện hành) trên
địa bàn Tỉnh có xu hướng tăng nhanh, từ 80.300 tỷ đồng năm 2011 lên 159.183 tỷ đồng
năm 2016, tương ứng tăng 1,98 lần. Tốc độ tăng trưởng bình quân của giá trị sản xuất
công nghiệp (giá so sánh 2010) trong giai đoạn này khá cao, đạt 14,09%/năm.
- Cơ cấu sản xuất: Giá trị sản xuất công nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng
giảm dần tỷ trọng của khu vực kinh tế trong nước (từ 48,6% năm 2011 xuống 40,5%
năm 2016); đồng thời, tăng nhanh tỷ trọng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (từ
51,4% năm 2011 lên 59,5% năm 2016).
Phân theo ngành công nghiệp, công nghiệp chế tạo, chế biến chiếm 63,8%; công

nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng chiếm 4,1%, công nghiệp khai
khoáng chiếm tỷ trọng 0,5%; công nghiệp cung cấp nước và xử lý rác thải chiếm 0,3%.
- Một số sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp trên địa bàn Tỉnh hiện nay
bao gồm: đá khai thác (8,028 triệu m3), than cốc và bán cốc luyện từ đá (666.000 tấn),
xi măng (8-9 triệu tấn), sắt thép không hợp kim (1,069 triệu tấn), thức ăn gia súc gia
cầm, sản phẩm may mặc, giầy dép thể thao…
- Phát triển các khu/cụm công nghiệp
+ Khu công nghiệp (KCN): Trên địa bàn tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ đã
phê duyệt danh mục quy hoạch phát triển 18 KCN đến năm 2020, với tổng diện tích
quy hoạch là 3517,19 ha. Đến hết năm 2015, có 11 khu công nghiệp được phê duyệt
quy hoạch chi tiết xây dựng, với tổng diện tích 2.224,28 ha, chiếm 63,5% tổng diện tích
KCN trong quy hoạch (gồm: Nam Sách, Đại An, Đại An mở rộng, Phúc Điền, Phúc
Điền mở rộng; Tân Trường, Tân Trường mở rộng; Việt Hòa – Kenmark; Lai Vu; Cộng


Hòa; Lai Cách; Phú Thái; Kim Thành; Cẩm Điền - Lương Điền). Trong đó, 7 KCN do
chủ đầu tư trong nước thực hiện, với tổng vốn đầu tư 4.513 tỷ đồng; có 3 KCN do chủ
đầu tư nước ngoài thực hiện với tổng vốn đầu tư 170,28 triệu USD. Đến tháng 12/2015,
có 10 khu công nghiệp đã được thành lập và thực hiện xây dựng hạ tầng (trong đó, có 8
KCN đã có nhà máy hoạt động), với tỷ lệ lấp đầy bình quân đạt 60%, thu hút nhiều dự
án đầu tư (đến năm 2015, thu hút được 194 dự án trong và ngoài nước, tổng vốn đăng
ký 3.519 triệu USD. Tuy vậy, đến nay đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở một số KCN
còn chậm. Một số KCN đã triển khai xây dựng hạ tầng nhưng còn thiếu đồng bộ, việc
đáp ứng nhu cầu cấp nước, làm đường gom, cấp điện... ở một số KCN chưa kịp thời,
gây khó khăn cho hoạt động của các nhà đầu tư.
+ Cụm công nghiệp (CCN): Các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời
gian qua cũng được chú trọng đầu tư và phát triển. Đến nay, Tỉnh đã xây dựng và phê
duyệt Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm
2020, định hướng đến năm 2025 (Quyết định số 3140/QĐ - UBND ngày 03/12/2015
của UBND tỉnh Hải Dương). Tính đến hết năm 2016, trên địa bàn Tỉnh đã hình thành

và đi vào hoạt động 33 CCN, thu hút được 330 dự án đầu tư (cả trong nước và nước
ngoài), với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 7.649 tỷ đồng, diện tích đất đã được chấp
thuận cho thuê đạt 547,13 ha, tỷ lệ lấp đầy bình quân đạt 62,51%.
- Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề: Trên địa bàn tỉnh hiện có 66 làng nghề.
Nhiều cá nhân trong các làng nghề đã được Tỉnh phong tặng danh hiệu nghệ nhân nghề
TTCN và nhiều sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
(toàn tỉnh đã có 24 Nghệ nhân cấp tỉnh, 93 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
cấp tỉnh, 07 sản phẩm tiêu biểu cấp khu vực phía Bắc).
Như vậy, sự phát triển nhanh của ngành sản xuất công nghiệp trên địa bàn Tỉnh
thời gian qua là một trong những nhân tố thuận lợi đối với phát triển thương mại trên
địa bàn Tỉnh. Cùng với sự hình thành và phát triển của các khu/cụm công nghiệp cũng
như các nghề không chỉ tạo ra các sản phẩm hàng hóa phục vụ lưu thông trên thị
trường trong nước và xuất khẩu mà còn góp phần tích cực đối với giải quyết việc làm,
tăng thu nhập và cải thiện mức sống của dân cư, từ đó thúc đẩy quỹ mua hàng hóa của
dân cư trên địa bàn Tỉnh.
* Dịch vụ
+ Vận tải: Dịch vụ vận tải tăng nhanh đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi
lại và vận chuyển hàng hoá trên địa bàn Tỉnh, tạo thuận lợi đối với hoạt động trao đổi,
giao lưu hàng hóa không chỉ trong Tỉnh mà còn với các tỉnh, vùng khác trong cả nước
và thế giới. Năm 2015, khối lượng hàng hóa được vận chuyển trên địa bàn Tỉnh đạt
53,367 nghìn tấn, chủ yếu qua đường bộ (28,847 nghìn tấn) và đường sông (23,972
nghìn tấn).
Các loại hình dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục,
thể dục thể thao, bưu chính viễn thông… đều phát triển và đã hình thành, phát triển các
loại hình dịch vụ mới như dịch vụ tư vấn, hỗ trợ xúc tiến sản xuất, đầu tư, pháp lý.....
góp phần thúc đẩy các ngành dịch vụ phát triển. Trong đó, dịch vụ ngân hàng phát triển
đa dạng, hoạt động huy động vốn phong phú về kỳ hạn gửi, loại hình tiền gửi, linh hoạt
về lãi suất, chính sách cho vay thông thoáng tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm bớt



khó khăn về vốn, góp phần làm giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực tài chính và
cải thiện năng lực cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp. Đồng thời, dịch vụ bảo
hiểm phát triển với sự tăng nhanh về số lượng công ty bảo hiểm (đến nay trên địa bàn
tỉnh có 15 công ty bảo hiểm đang hoạt động, tăng 7 đơn vị so với năm 2010). Một số
loại hình dịch vụ khác được quan tâm đầu tư và phát triển như: dịch vụ chăm sóc sức
khỏe, dịch vụ thể thao, dịch vụ đào tạo và tư vấn việc làm, giao dịch bất động sản,…
+ Du lịch: Các loại hình du lịch từng bước được phát triển như: du lịch sinh thái,
tâm linh, lịch sử, văn hoá... Do vậy, thu hút khách du lịch trên địa bàn Tỉnh có xu hướng
tăng. Trong đó, số lượng khách du lịch do cơ sở lưu trú phục vụ tăng nhanh, từ 2,2 triệu
lượt người năm 2011 tăng lên 2,85 triệu lượt người năm 2015. Tuy nhiên, số lượt khách
do cơ sở lữ hành phục vụ có xu hướng giảm, từ 7130 lượt người năm 2011 xuống 5882
lượt người năm 2015. Điều này cho thấy dịch vụ du lịch theo tour vẫn chưa thực sự
được phát triển mà chủ yếu là do nhu cầu du lịch tự túc của người dân.
Như vậy, với sự phát triển của các ngành dịch vụ trên địa bàn Tỉnh, đặc biệt là
dịch vụ vận tải, tài chính, bảo hiểm, du lịch… là những nhân tố tác động tích cực đến
phát triển thương mại trên địa bàn Tỉnh.
1.1.4.3. Phát triển đô thị, giao thông
* Phát triển đô thị
Trong giai đoạn vừa qua, đô thị trên địa bàn Tỉnh tiếp tục được củng cố và phát
triển. Đến nay, toàn Tỉnh có 15 đô thị được chia thành 4 cấp, gồm: 01 Thành phố Hải
Dương (đô thị loại II); 01 thị xã Chí Linh (đô thị loại III); thị trấn Kinh Môn (đô thị loại
IV) và 12 thị trấn thuộc các huyện (đô thị loại V) được phân bố tại 10 huyện (huyện
Nam Sách: 01; huyện Kinh Môn: 02; huyện Cẩm Giàng: 02; huyện Kim Thành: 01;
huyện Thanh Hà: 01; huyện Bình Giang: 01; huyện Gia Lộc: 01; huyện Tứ Kỳ: 01;
huyện Ninh Giang: 01; huyện Thanh Miện: 01). Đặc biệt, TP. Hải Dương đang phấn
đấu trở thành đô thị loại I trước năm 2020; Thị xã Chí Linh đang hoàn thành các chỉ
tiêu để lên thành phố trực thuộc tỉnh; huyện Kinh Môn trở thành thị xã; thị trấn Gia Lộc
và thị trấn Kẻ Sặt trở thành đô thị loại IV.
Mặc dù vậy, quá trình đô thị hóa trên địa bàn Tỉnh trong thời gian qua diễn ra
còn khá chậm. Đến nay, tỷ lệ dân số khu vực thành thị còn thấp và tăng chậm. Đến hết

năm 2016 dân số khu vực thành thị chỉ đạt 448.235 người, chiếm 25,1% tổng dân số
của Tỉnh và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 3,41%.
Như vậy, tiến trình đô thị hóa trên địa bàn Tỉnh trong thời gian qua diễn ra khá
chậm cũng đã ảnh hưởng đến cơ cấu và đặc điểm các loại hình tổ chức kinh doanh
thương mại trên địa bàn Tỉnh. Trong đó, phương thức kinh doanh thương mại truyền
thống (như chợ, cửa hàng truyền thống) sẽ phù hợp và phát triển hơn so với các
phương thức kinh doanh hiện đại (như siêu thị và trung tâm thương mại) do tỷ lệ dân
số khu vực thành thị còn thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ dân số khu vực nông thôn.
* Phát triển giao thông
Đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn Tỉnh phát triển khá đồng bộ, bao gồm
đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, phân bố hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi đối với phát
triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nói chung, trong đó có thương mại, cụ thể:


Hệ thống đường bộ trên địa bàn Tỉnh gồm: 189 km đường quốc lộ (7 tuyến:
QL5, QL18, QL37, QL38, QL38B, QL10; QL17B); 39 km đường cao tốc (cao tốc Hà
Nội - Hải Phòng); 332 km đường tỉnh (15 tuyến, với quy mô đường cấp III, IV gồm:
ĐT389, ĐT389 B, ĐT390, ĐT390B, ĐT391, ĐT392, ĐT392B, ĐT392C, ĐT393, ĐT394,
ĐT 395, ĐT 396, ĐT 396B, ĐT 398, ĐT 398B ); 82 km đường gom cao tốc; 12.292 km
đường giao thông nông thôn (gồm đường huyện, đường nội thị, đường xã, đường
thôn…);
Đường sắt: Có 3 tuyến đường sắt dài 73 km, gồm tuyến Hà Nội - Hải Phòng,
Kép - Hạ Long và bến Tắm - Phải Lại.
Đường thuỷ: Có 12 tuyến đường sông do Trung ương quản lý, với chiều dài 296,5
km (sông Thái Bình, sông Thương, sông Luộc, sông Kinh Thầy, sông Kinh Môn và 06
tuyến sông (dài 122 km) do địa phương quản lý. Đây là những tuyến đường thuỷ quan
trọng của khu vực đồng bằng sông Hồng.
Ngoài ra, hiện nay 100% xã, phường trên địa bàn Tỉnh có đường giao thông đến
UBND xã/phường. Các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ và huyện lộ trên địa bàn Tỉnh trong
thời gian qua được đầu tư nâng cấp và cải tạo, đạt chuẩn theo quy định, đường giao thông

nông thôn được nhựa và bê tông hóa.
Như vậy, với hệ thống giao thông ngày càng hoàn thiện và phát triển đồng bộ,
bao gồm cả giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt đã đáp ứng nhu cầu đi lại và
vận chuyển hàng hóa trong và ngoài Tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
của Tỉnh nói chung và thương mại trên địa bàn Tỉnh nói riêng.
1.1.5. Vị trí kinh tế - xã hội của Tỉnh trong tổng thể của vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ và cả nước
Với vị thế địa kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội của Hải Dương có vị trí quan
trọng trong tổng thể vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.
Hải Dương là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước nói chung và của tam
giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nói riêng. Nhiều hành lang vận tải quan
trọng đi qua Hải Dương như: Hành lang Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội -Hải Phòng Quảng Ninh; Hành lang Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Ngoài ra, là một trong bẩy tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hải
Dương không chỉ là một thành tố đóng góp vào sự phát triển chung của vùng KTTĐ
Bắc Bộ, một trong những vùng đầu tàu kinh tế, dẫn đầu khu vực miền Bắc cũng như
thúc đẩy các vùng khác phát triển.
Cùng với đó, vị trí của Tỉnh gần Hà Nội và là tâm của tam giác kinh tế Hà Nội Hải Phòng - Quảng Ninh, với có nhiều tuyến quốc lộ chạy qua như cao tốc Hà Nội Hải Phòng, Quốc lộ 5, Quốc lộ 18, hệ thống đường thủy thuận lợi với 12 tuyến sông
chính, diện tích đất nông nghiệp cao với đất đai màu mỡ được bồi đắp từ phù sa của
Sông Thái Bình. Do vậy, Tỉnh có vị trí quan trọng trong tổng thể của vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ và cả nước.
Đối với sản xuất nông nghiệp, thủy sản: Do nằm gần Hà Nội - thị trường tiêu thụ
lớn của cả nước nói chung và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói riêng nên Hà Nội sẽ


tạo điều kiện thuận lợi đối với phát triển thương mại của Tỉnh, là thị trường tiêu thụ lớn
nông sản, hàng hóa của Tỉnh. Đồng thời, Hà Nội cùng với Hải Dương có khả năng hợp
tác sản xuất giống cây trồng chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của thị trường và đáp
ứng nhu cầu chế biến công nghiệp, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, kinh
nghiệm về sản xuất, gieo ươm hạt giống, vùng rau an toàn đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
Đối với sản xuất công nghiệp: Hải Dương có thể phối hợp với các địa phương

trong quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp tập trung, hợp tác phát triển công
nghiệp chế biến, đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn xuất khẩu theo hướng ưu tiên, có
chọn lọc và tập trung phát triển một số sản phẩm công nghiệp trong lĩnh vực xây dựng
có giá trị gia tăng cao, công nghiệp phụ trợ…
Đối với lĩnh vực thương mại: Hải Dương có thể hợp tác trong xây dựng TTTM,
trong công tác thông tin và xúc tiến thương mại. Theo đó, Hải Dương hợp tác với các
địa phương trong vùng tổ chức các cuộc hội chợ, triển lãm nhằm tăng cường khả năng
liên kết vùng, phát huy lợi thế, tối ưu các nguồn lực trong phát triển, cũng như tham gia
chuỗi liên kết nhằm phát triển các dịch vụ vận tải, kho bãi và tài chính…
Về dịch vụ, du lịch: Hải Dương và các tỉnh có thể hợp tác khai thác có hiệu quả
hoạt động quản lý, kinh doanh du lịch, dịch vụ. Phối hợp tuyên truyền và quảng bá du
lịch, đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho ngành du lịch, hợp tác để xây dựng một số
cơ sở lưu trú, xây dựng các tour du lịch liên địa phương nhằm khai thác lợi thế so sánh
và đặc thù riêng của mỗi địa phương về di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội truyền thống
các làng nghề. Phát triển khu dịch vụ du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tại các khu di tích
Côn Sơn - Kiếp Bạc.
Như vậy, vị thế địa kinh tế tạo cho Tỉnh những cơ hội và thuận lợi cho phát triển
kinh tế, thương mại, từ đó tạo ra tiền đề và điều kiện thuận lợi đối với phát triển kinh tế
xã hội của Vùng và cả nước.
1.2. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương đến năm
2020, định hướng đến năm 2030 tác động đến phát triển thương mại Tỉnh
1.2.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các chỉ tiêu phát triển
kinh tế - xã hội đến năm 2020 và năm 2030
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020
đã xác định một số mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương đến năm
2020 như sau:
- Về kinh tế: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng bình quân 8 ÷ 8,5%/năm;
Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn đến năm 2020: nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ
sản 11%; Công nghiệp, xây dựng 56%; dịch vụ 33%; Tổng sản phẩm bình quân đầu
người đến năm 2020 đạt trên 3.200 USD, thu nhập bình quân theo đầu người đạt 55

triệu đồng; Giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng bình quân 15%/năm; Tỷ lệ vốn đầu tư phát
triển trên địa bàn so với tổng sản phẩm trên đại bàn bình quân đạt 32%/năm; Thu ngân
sách nội địa tăng bình quân 10%/năm trở lên.
- Về xã hội: Cơ cấu lao động đến năm 2020: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy
sản 27%; công nghiệp, xây dựng 42%; dịch vụ 31%. Lao động qua đào tạo đến năm
2020 đạt 75%; trong đó có chứng chỉ đạt 30%; Tỷ lệ xã được công nhận nông thôn mới


×