Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.64 KB, 26 trang )


BỘ THƯƠNG MẠI













KẾ HOẠCH TỔNG THỂ

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2006 - 2010




DỰ THẢO 2





















Hà Nội, tháng 3 năm 2005

- 2 -

MỤC LỤC



Tổng quan

Chương I

Những vấn đề chủ yếu liên quan tới sự phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam

Chương II


Quan điểm, mục tiêu và các chính sách phát triển

Chương III

Các chương trình, dự án trọng điểm





- 3 -

TỔNG QUAN

Kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử
Giai đoạn 2006 – 2010


Cho tới năm 2005 thương mại điện tử (TMĐT) đã hình thành ở Việt Nam và đã bước đầu góp
phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của một số doanh nghiệp. Nhà nước đã vạch ra chủ trương,
đường lối chung mở đường cho TMĐT phát triển. Một số hoạt động nghiên cứu và triển khai đã
được các cơ quan nhà nước cũng như các doanh nghiệp tiến hành. Tuy nhiên môi trường pháp lý cho
TMĐT chưa hình thành, nguồn nhân lực còn rất thiếu và yếu, hạ tầng kỹ thuật cho TMĐT chưa thuận
lợi.

Mục tiêu của Kế hoạch là tới 2010 TMĐT sẽ góp phần nâng cao đáng kể năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp nhờ ứng dụng mạnh mẽ TMĐT và nhờ sự công khai, minh bạch và hiệu quả
của nhiều dịch vụ công do các cơ quan nhà nước cung cấp qua mạng.

Để đạt được mục tiêu này, nhà nước sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, đào tạo về TMĐT cho các

doanh nghiệp, kịp thời xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho TMĐT và phát huy vai trò tiên
phong của các cơ quan nhà nước trong việc ứng dụng TMĐT trong mua sắm công.

Sáu chính sách lớn của Kế hoạch sẽ là cơ sở để triển khai nhiều chương trình, dự án cụ thể.
Chính sách thứ nhất là triển khai mạnh mẽ và liên tục hoạt động phổ biến, tuyên truyền, đào tạo về
TMĐT. Chính sách thứ hai là nhanh chóng tạo lập môi trường thuận lợi cho TMĐT với việc ban
hành đầy đủ và đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới TMĐT. Chính sách tiếp theo
là các cơ quan chính phủ ở mọi cấp cần phải đi tiên phong trong việc hỗ trợ và ứng dụng TMĐT.
Chính sách thứ tư và thứ năm là phát triển hạ tầng kỹ thuật cho TMĐT trên cơ sở chuyển giao công
nghệ từ nước ngoài, tổ chức thực thi các quy định pháp luật liên quan tới TMĐT một cách cương
quyết, kịp thời. Cuối cùng, chính sách thứ sáu là tích cực tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về
TMĐT.

Trên cơ sở sáu chính sách này sẽ triển khai nhiều chương trình, dự án cụ thể. Mỗi chương
trình, dự án sẽ do một cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì song song với sự phối hợp chặt chẽ với các
cơ quan khác. Kinh phí triển khai các chương trình, dự án chủ yếu huy động từ toàn xã hội và nguồn
ngân sách hàng năm cấp cho từng cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, nhà nước cần thiết lập Quỹ phát
triển TMĐT từ ngân sách nhà nước để tài trợ cho những dự án khó xác định thuộc thẩm quyền của
một cơ quan cụ thể, hoặc những dự án chỉ cần đầu tư nhỏ nhưng sẽ kích thích mạnh mẽ mọi đối
tượng ứng dụng TMĐT.


- 4 -
Chương I

NHỮNG VẤN ĐỀ CHỦ YẾU LIÊN QUAN TỚI
SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM


I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI


1. Tình hình phát triển chung

Thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới. Tuy nhiên,
sự khác biệt trong ứng dụng TMĐT giữa các nước phát triển và đang phát triển rất lớn. Các nước
phát triển chiếm hơn 90% tổng giá trị giao dịch TMĐT toàn cầu. Gần đây một số nền kinh tế ở châu
Á như Hàn quốc hay Đài loan đã vươn lên vị trí cao trong bảng xếp hạng ứng dụng TMĐT toàn cầu.

Về nhận thức, TMĐT đã trở thành một khái niệm quen thuộc đối với các doanh nghiệp và hầu
hết người dân tại các nước phát triển và đang dần dần trở nên quen thuộc với các doanh nghiệp của
các nước đang phát triển. Doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ các cơ hội của TMĐT và quan tâm
tới việc xây dựng các mô hình kinh doanh TMĐT, đưa TMĐT thành một phần không thể tách rời của
chiến lược phát triển doanh nghiệp.

Về nguồn nhân lực cho TMĐT, mức độ phổ cập công nghệ thông tin (CNTT) đang tăng nhanh,
nhiều trường đại học đã có chương trình đào tạo chuyên ngành về TMĐT. Các doanh nghiệp, đặc
biệt là các công ty đa quốc gia, đã chú trọng tới việc đào tạo cán bộ về TMĐT. Hoạt động quảng cáo,
bán hàng và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khách hàng thông qua mạng Internet đã trở thành một hoạt
động không thể tách rời khỏi thành công của nhiều doanh nghiệp trên phạm vi toàn thế giới.

Về xây dựng chính sách và môi trường pháp lý cho TMĐT, có sự chênh nhau khá rõ rệt trong
việc xây dựng chính sách và môi trường pháp lý cho TMĐT giữa các nước phát triển và đang phát
triển. Các nước đang phát triển hiện còn ở giai đoạn xây dựng chiến lược CNTT quốc gia, chủ yếu
quan tâm các vấn đề về hạ tầng CNTT cơ bản, phát triển nguồn nhân lực, bản địa hóa ứng dụng
TMĐT, xây dựng chuẩn và bước đầu xây dựng khung pháp lý cho TMĐT. Trong khi đó các nước
phát triển đã hình thành chiến lược phát triển TMĐT từ thập kỷ trước và cơ bản đã xây dựng được
môi trường thuận lợi cho sự phát triển của TMĐT.

Về hạ tầng CNTT và truyền thông, phần lớn các nước phát triển đã xây dựng được hạ tầng
tiên tiến về CNTT và TT với tỷ lệ cao các máy tính được nối mạng LAN, WAN và Internet tốc độ

cao. Hơn thế nữa, các nước phát triển, đặc biệt là Hoa Kỳ, tiếp tục thống lĩnh công nghệ phần mềm.
Trong những năm gần đây song song với sự mở cửa khá nhanh thị trường viễn thông, hạ tầng CNTT
và TT của các nước đang phát triển đạt được nhiều tiến bộ, số người sử dụng Internet tăng nhanh, tuy
nhiên về tổng thể thì khoảng cách về hạ tầng CNTT và TT giữa hai nhóm nước này còn cách nhau rất
xa.

Về bối cảnh kinh tế xã hội, TMĐT phát triển thuận lợi nhất ở những nước mà xã hội mang
tính mở, các quan hệ kinh doanh dựa trên chữ tín, nhà nước đã cung cấp những dịch vụ công cần
thiết liên quan tới thương mại và đóng vai trò chất xúc tác cho TMĐT, cộng đồng doanh nghiệp năng
động và đã có kinh nghiệm ứng dụng CNTT. Ngoài ra, quan hệ đối tác chiến lược trên cơ sở hợp tác
thường xuyên và chặt chẽ giữa các doanh nghiệp đã trở thành tập quán kinh doanh trong xã hội và
văn hoá tiêu dùng của người dân và văn hoá doanh nghiệp đã được hình thành với những tiền đề
vững chắc.

Tỷ lệ người sử dụng Internet trên 10.000 người (*)

- 5 -
Khu vực 2002 2001 2000
Thế giới 972 812 647
Châu Phi 100 85 59
Châu Mỹ Latin và Caribbean 669 499 342
Bắc Mỹ 5322 4982 4401
Châu Âu 2079 1799 1391
Châu Á 558 416 307
- Hàn Quốc 5519 5211 4140
- Nhật Bản 4493 3842 2994
- Đài Loan 3825 2490 2810
- Trung Quốc 460 257 173
- Việt Nam (**) 200 152 78
* Nguồn: Báo cáo TMĐT và Phát triển 2003 của UNCTAD

* Nguồn :

2. Tình hình phát triển TMĐT tại một số nước Châu Á

2.1. Trung Quốc

Trung Quốc là nước đứng ngay sau Hoa Kỳ về số người sử dụng Internet. Tuy nhiên, hơn hai
phần ba số người sử dụng Internet tại Trung Quốc chưa bao giờ tiến hành giao dịch mua bán trực
tuyến. Với tiềm năng phát triển thương mại to lớn, tăng trưởng TMĐT của Trung Quốc có ý nghĩa
quyết định cho cả Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và một phần nào đó ảnh hướng không nhỏ tới
TMĐT toàn thế giới. Tuy nhiên, tại Trung quốc hệ thống thanh toán trực tuyến chưa phát triển, hầu
hết các giao dịch B2C được tiến hành dưới hình thức giao dịch trực tuyến nhưng thanh toán vẫn theo
phương thức truyền thống. Hệ thống đảm bảo an toàn trên mạng còn nhiều yếu, có tới 80% người
mua bán trực tuyến có vấn đề liên quan tới an toàn mạng. Thêm vào đó mạng lưới giao thông vận tải
chưa hiệu quả cũng làm giảm lợi ích từ hoạt động TMĐT của các doanh nghiệp.

2.2. Hàn Quốc

Theo đánh giá của OECD, năm 2004 Hàn Quốc đứng thứ nhất trong số 30 nước thành viên của
tổ chức này về mức độ đóng góp của CNTT đối với toàn nền kinh tế cũng như đối với xuất khẩu.
Mức tăng hàng năm của mua bán trực tuyến đạt khoảng 85% trong 2 năm 2001 và 2002. Ước đoán
tổng giá trị TMĐT năm 2002 đạt 29 tỷ USD và sẽ tăng khoảng 10 lần vào năm 2006.

Chính phủ Hàn Quốc rất tích cực hỗ trợ TMĐT phát triển. Năm 2000, Chính phủ đã ban hành
Chính sách toàn diện đối với phát triển TMĐT, năm 2002 Chính phủ tiếp tục ban hành Chiến lược
quốc gia thúc đẩy kinh doanh điện tử.

3. Xu hướng phát triển TMĐT tới 2010

Các nước đang phát triển sẽ là thị trường tiềm năng cho TMĐT do tỷ lệ kết nối Interrnet tăng

nhanh, kinh tế tăng trưởng khá ổn định và nhận thức ngày càng rõ các cơ hội do TMĐT mang lại.
Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ vươn lên dẫn đầu về mức độ ứng dụng TMĐT. Phương thức
kinh doanh B2B tiếp tục chiếm ưu thế so với B2C trong các giao dịch TMĐT toàn cầu. Trong

- 6 -
phương thức B2C, loại hình bán lẻ tổng hợp (siêu thị TMĐT) dù chiếm tỉ lệ không cao trong tổng số
cửa hàng bán lẻ trực tuyến nhưng lại nắm giữ phần lớn giá trị giao dịch B2C trên thị trường ảo. Việc
kết hợp cửa hàng bán lẻ trực tuyến với các kênh phân phối truyền thống vẫn là phương thức kinh
doanh được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

1. Tình hình phát triển tới năm 2004

Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu nhận thức được vai trò quan trọng của TMĐT đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh nhưng chưa biết cách triển khai ứng dụng TMĐT. Tỷ lệ doanh nghiệp đã
lựa chọn công nghệ và bố trí nhân sự phục vụ việc tham gia TMĐT còn thấp, doanh nghiệp cũng
chưa chú trọng đầu tư kinh phí cho đào tạo. Một tỷ lệ rất thấp các doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức
hợp lý để phục vụ việc triển khai những dự án TMĐT hiện tại và tương lai của đơn vị mình. Chi phí
cho việc kết nối Internet đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn tương đối cao, tốc độ đường
truyền chậm là một trong những trở ngại lớn cho các doanh nghiệp tham gia TMĐT.

Nhiều doanh nghiệp chưa đầu tư thoả đáng cho ứng dụng TMĐT do nhà nước chưa thừa nhận
giá trị pháp lý đối với các giao dịch thương mại sử dụng các phương tiện điện tử và các quy định
liên quan về bảo mật, thanh toán, chữ ký điện tử, v.v...

2. Hiện trạng năm 2004 và 2005

Từ năm 2004 nhận thức của các doanh nghiệp về TMĐT thay đổi nhanh. Năm 2002 chỉ có
chưa tới 800 doanh nghiệp có website, đến năm 2004 con số này đã lên đến 3000 và tới đầu năm

2005 con số này là (….). Tuy nhiên, ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp còn ở mức sơ khai. Phần lớn
các website chỉ dừng ở mức cung cấp thông tin khái quát về doanh nghiệp và sản phẩm, chưa thực sự
là công cụ tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp. Việc ký kết hợp đồng điện tử và thanh toán
trực tuyến trong các giao dịch thương mại chưa thực hiện được do thiếu một môi trường pháp lý
thích hợp và các hạ tầng công nghệ tin học và viễn thông cần thiết.

Chính phủ chưa có sự chỉ đạo, hướng dẫn hoặc định hướng chính thức nào và chưa có chính
sách khuyến khích, hỗ trợ cần thiết cho doanh nghiệp. Nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng TMĐT còn
thiếu và chưa đủ trình độ để đáp ứng nhu cầu, mặc dù các trung tâm đào tạo CNTT, các khoa CNTT
vẫn tiếp tục tăng về số lượng.

Tập quán kinh doanh và tâm lý tiêu dùng tại VN cũng chưa hoàn toàn thuận lợi cho các ứng
dụng của TMĐT. Người dân còn chưa quen với phương thức mua hàng gián tiếp, doanh nghiệp cũng
chưa xây dựng được những quan hệ đối tác đủ tin cậy để đưa phương thức B2B vào áp dụng cho các
giao dịch thương mại thường xuyên.

3. Một số hoạt động liên quan tới TMĐT tới 2005

3.1. Đường lối chung


Ngày 17/10/2000, Bộ Chính trị có Chỉ thị 58/CT-TW về đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong
sự nghiệp hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước giai đoạn đến 2010. Chỉ thị nêu rõ:
“Tập trung phát triển các dịch vụ điện tử trong các lĩnh vực tài chính (thuế, kho bạc, kiểm
toán…) ngân hàng, hải quan, hàng không, thương mại, thương mại điện tử…”

Ngày 24/5/2001, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 81/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ
của Chỉ thị 58/TC-TW, trong đó giao nhiệm vụ cho Bộ Thương mại “Tổ chức triển khai
các biện pháp xúc tiến thương mại để hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường trong


- 7 -
và ngoài nước và xuất khẩu sản phẩm CNTT; khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp
nước ngoài có các hoạt động hợp tác, kinh doanh và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam
trong phát triển CNTT; triển khai kế hoạch phát triển TMĐT của Việt Nam và chuẩn bị
tích cực tham gia dự án về TMĐT của ASEAN và các tổ chức kinh tế khu vực, quốc tế”.

3.2. Tổ chức bộ máy


Ngày 3/2/1998, Thủ tướng Chính phủ có Công văn số 363/VPCP-VPUB giao Bộ Thương
mại xây dựng đề án thành lập Hội đồng quốc gia về TMĐT, Bộ Thương mại đã phối hợp
với trên 10 Bộ, Ngành chủ chốt hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án vào đầu
tháng 4/1999. Tuy nhiên, Hội đồng này không được thành lập.

Ngày 14/2/2001, Bộ trưởng Bộ Thương mại có Quyết định số 0113/2001/QĐ-BTM thành
lập Ban Chỉ đạo ứng dụng và phát triển TMĐT. Ban Chỉ đạo đã xây dựng Đề án phát triển
TMĐT giai đoạn 2001-2005 và đã trình Chính phủ vào tháng 6/2001. Đề án này cũng
chưa được phê duyệt.

Ngày 16/1/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định 29/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ
của Bộ Thương mại. Nghị định giao Bộ Thương mại chức năng quản lý nhà nước về
TMĐT và thành lập Vụ Thương mại điện tử để tham mưu cho Bộ thực hiện chức năng
này.

3.3 Hoạch định chính sách về TMĐT


Ngày 9/3/1999, Thủ tướng Chính phủ có Công văn số 944/VPCP-TCQT giao Bộ Thương
mại lập Phương án từng bước tham gia và ứng dụng TMĐT ở Việt Nam. Bộ Thương mại
phối hợp với Tổng cục Bưu điện trình Thủ tướng Chính phủ Phương án từng bước tham

gia và ứng dụng TMĐT ở Việt Nam.

Ngày 25/1/2002, Thủ tướng Chính phủ có Công văn số 68/VPCP-TH giao Bộ Thương
mại làm đầu mối xây dựng Pháp lệnh TMĐT. Bộ Thương mại đã hoàn thành Dự thảo 6
Pháp lệnh này vào cuối năm 2003.

Tháng 11/2003 Quốc Hội quyết định xây dựng Luật Giao dịch điện tử và thu hút dự thảo
Pháp lệnh TMĐT vào luật này.

Ngày 17/7/2002, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 95/2002/QĐ-TTg giao Bộ
Thương mại chủ trì dự án Tổ chức triển khai và phát triển TMĐT thời kỳ đến 2005. Dự án
này mới bắt đầu triển khai giai đoạn đầu.

3.4 Nghiên cứu khoa học


Ngày 28/6/1999, Thủ tướng Chính phủ có Công văn số 3148/TC-HCSN giao Bộ Thương
mại xây dựng Dự án quốc gia về “Kỹ thuật TMĐT”. Bộ Thương mại làm đầu mối, phối
hợp với trên 20 Bộ, Ngành triển khai nghiên cứu 14 tiểu dự án và xây dựng một báo cáo
tổng hợp của Dự án từ tháng 9/1999, hoàn tất các thủ tục nghiệm thu Dự án vào đầu năm
2002.

Năm 2001, Bộ Thương mại đã tổ chức nghiên cứu đề tài khoa học cấp nhà nước (Đề tài
KC.01-05) về một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử
nghiệm.

Một số bộ ngành và nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã tiến hành các nghiên cứu và thử
nghiệm ở mức độ khác nhau về các khía cạnh liên quan tới TMĐT.

3.5 Hợp tác quốc tế



Ngày 13/6/2000, Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế có Thông báo số 56/UB-TV giao Bộ
Thương mại làm đầu mối tổng hợp, xây dựng Hiệp định khung eASEAN. Bộ Thương mại

- 8 -
đã phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan để xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ký
Hiệp định khung eASEAN vào tháng 11/2000.

Ngày 4/10/2002, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 5549/VPCP-TCQT thông báo ý
kiến của Phó Thủ tướng Vũ Khoan về việc đồng ý giao Bộ Thương mại làm đầu mối Việt
Nam tham gia AFACT (Tổ chức tạo thuận lợi cho Thương mại và kinh doanh điện tử khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương).

Bộ Thương mại, Bộ Bưu chính Viễn thông, Bộ Khoa học và Công nghệ và một số cơ
quan nhà nước khác đã chủ động tham gia hợp tác quốc tế về các chủ đề liên quan tới
TMĐT trong cả khuôn khổ hợp tác đa phương với APEC, ASEM, UNCITRAL, v.v...
cũng như song phương với một số nước như Hàn quốc, Nhật bản.

4. Xu hướng phát triển trong giai đoạn 2006 – 2010

Việt Nam đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế cao trong giai đoạn 2006 – 2010 và coi phát triển
thương mại mạnh mẽ, đặc biệt là xuất khẩu, là một yếu tố quan trọng để đạt được mục tiêu phát triển
kinh tế. Hội nhập kinh tế quốc tế trở nên sâu sắc và toàn diện với việc gia nhập WTO và cuối năm
2005 hoặc trong năm 2006 cũng sẽ góp phần tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của TMĐT.
Quốc Hội và Chính phủ cũng quyết tâm xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho TMĐT. Giai
đoạn 2001 – 2005 TMĐT đã bắt đầu hình thành ở Việt Nam, giai đoạn 5 năm tiếp theo sẽ chứng kiến
sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT.

Có thể dự đoán các doanh nghiệp có quan hệ đối tác mạnh với nước ngoài sẽ là lực lượng đi

tiên phong ứng dụng TMĐT ở Việt Nam, đồng thời các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn cần sự hỗ trợ
của Nhà nước để có thể tiếp thu những ứng dụng tiên tiến của TMĐT một cách hiệu quả. Loại hình
giao dịch thương mại B2B sẽ dần dần chiếm ưu thế.

III. NHỮNG THÁCH THỨC CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

Mặc dù cơ hội cho sự phát triển TMĐT tại Việt Nam trong năm năm tới là to lớn nhưng các
thách thức cũng rất nặng nề. Tại thời điểm xuất phát của giai đoạn này Việt Nam phải đương đầu với
một số thử thách chủ yếu sau.

1. Nguồn nhân lực cho TMĐT còn thiếu


Phần lớn doanh nghiệp mới nghe nói tới TMĐT nhưng chưa biết tới lợi ích, các điều kiện
tham gia TMĐT

Tuyệt đại đa số dân chúng chưa biết tới khái niệm TMĐT

Các cơ quan nhà nước mọi ngành, mọi cấp chưa biết tới khái niệm TMĐT

Mới có rất ít lãnh đạo doanh nghiệp và cán bộ quản lý có kiến thức ban đầu về TMĐT

Một số trường đại học bắt đầu quan tâm tới đào tạo về TMĐT nhưng đội ngũ giảng viên
hầu như chưa hình thành

Số công chức nhà nước biết tới TMĐT rất ít, được đào tạo manh mún từ năm 2000 nhờ sự
hỗ trợ của một số dự án song phương và đa phương.

Chưa hình thành nguồn nhân lực đáp ứng việc ứng dụng, chuyển giao và phát triển công

nghệ về TMĐT, kỹ năng kinh doanh TMĐT, giải quyết tranh chấp trong TMĐT

Chương trình đào tạo nguồn nhân lực CNTT theo Quyết định 95

2. Môi trường pháp lý và chính sách chưa hình thành

2.1 Khung pháp lý:

- 9 -

Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu: đang xây dựng Luật giao dịch điện tử, Luật
Thương mại (sửa đổi) , Bộ Luật dân sự (sửa đổi).

Nghị định Chữ ký số và chứng thực điện tử

Cần nhiều văn bản pháp quy khác, nhưng tới 2005 vẫn chưa có kế hoạch cụ thể để xây
dựng và ban hành.

2.2 Chiến lược, chính sách

Một số tư tưởng chỉ đạo lớn về TMĐT vẫn quá mơ hồ: Chiến lược phát triển kinh tế xã
hội 2001 - 2010 của Đại hội Đảng IX, Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị

Chưa có chiến lược phát triển TMĐT dài hạn

Chưa có chính sách, giải pháp cụ thể nào được ban hành

2.3 Vấn đề thực thi các qui định pháp luật

Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Giao dịch điện tử và một số luật khác: có thể mất

vài năm mới ban hành đủ

Thực thi luật kém

3. Hạ tầng ICT còn yếu


Hạ tầng mạng viễn thông, đặc biệt là Internet

Máy tính các loại

Các phần mềm ứng dụng

An ninh, an toàn mạng

4. Các thách thức khác

4.1 Bộ máy quản lý còn non yếu

Mới chính thức giao Bộ Thương mại thống nhất quản lý nhà nước về TMĐT vào đầu năm
2004, nguồn lực còn hạn chế.

Chưa có các tổ chức hỗ trợ TMĐT thuộc nhà nước hoặc phi lợi nhuận.

Chưa có cơ quan thống kê về TMĐT

4.2. Bối cảnh kinh tế - xã hội chưa thuận lợi

Chính phủ điện tử còn non yếu, chưa cung cấp các dịch vụ công thiết yếu cho TMĐT: hải
quan điện tử, thuế điện tử, cấp phép xuất nhập khẩu điện tử, đăng ký đầu tư điện tử, v.v...


Tâm lý, tập quán mua bán: mua bán trực tiếp,

Văn hóa doanh nhân, chữ tín của doanh nghiệp, khai man giá trị mua bán, mua bán hóa
đơn, v.v...

- 10 -
Chương II

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN


I. QUAN ĐIỂM

1. Phát triển TMĐT sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy thương mại và nâng cao sức cạnh tranh
của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới.

Thương mại điện tử tạo ra cơ hội mới giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường, giảm chi phí
giao dịch, tiết kiệm thời gian, nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng, v.v... qua đó nâng cao sức
cạnh tranh của mình. Trong giai đoạn 2006 – 2010, Việt Nam sẽ hội nhập sâu sắc và toàn diện vào
nền kinh tế thương mại quốc tế. Việt Nam có thể gia nhập WTO vào cuối năm 2005 hoặc trong năm
2006, hoàn thành việc cắt giảm thuế quan theo AFTA trong ASEAN, thực hiện đầy đủ các cam kết
với Hoa Kỳ theo Hiệp định Thương mại song phương, tham gia ký kết và triển khai Hiệp định
thương mại tự do ASEAN – Trung quốc (ACFTA) cũng như nhiều cam kết quốc tế khác liên quan
tới thương mại. Đồng thời với việc tiếp tục mở cửa thị trường trong nước theo lộ trình của các cam
kết quốc tế, hàng hoá và doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội rất lớn để thâm nhập thị trường toàn
cầu. Phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử sẽ giúp các doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội mới.

2. Doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt ứng dụng và phát triển TMĐT.


Doanh nghiệp là người bán, người mua, người phát triển phát triển công nghệ lớn nhất. Chính
mỗi doanh nghiệp sẽ tự quyết định có tham gia thương mại điện tử hay không, tham gia như thế nào,
vào thời điểm nào, sẽ đầu tư nhân lực và nguồn lực ra sao, v.v... Nói cách khác, doanh nghiệp là lực
lượng nòng cốt đối với việc ứng dụng và phát triển thương mại điện tử.

3. Nhà nước có vai trò tạo ra môi trường thuận lợi, cung cấp nhiều dịch vụ công hỗ trợ cho
TMĐT và tích cực ứng dụng TMĐT

Mặc dù doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt, đóng vai trò quyết định trong ứng dụng và phát
triển thương mại điện tử nhưng Nhà nước đóng vai trò quan trọng. Nhà nước có nhiệm vụ tạo ra môi
trường thuận lợi cho ứng dụng và phát triển thương mại điện tử, xây dựng khung khổ pháp lý, thiết
lập sự cạnh tranh lành mạnh, hỗ trợ tạo ra cơ chế giải quyết tranh chấp, bí mật riêng tư, bảo vệ người
tiêu dùng, v.v... Đồng thời, Nhà nước cũng là khách hàng rất lớn của các doanh nghiệp, chiếm tỷ
trọng đáng kể trong các giao dịch thương mại.

Nhà nước có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công hỗ trợ cho thương mại điện tử như hải quan
điện tử, thuế điện tử, đăng ký đầu tư điện tử, cấp phép nhập khẩu điện tử, v.v... Nếu nhà nước không
hoàn thành tốt nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công này thì thương mại điện tử cũng rất khó phát
triển một cách toàn diện và mạnh mạnh mẽ.

4. Nhà nước và doanh nghiệp cần chủ động, tích cực trong hợp tác quốc tế để tạo ra môi
trường thuận lợi, thu hút công nghệ tiên tiến cho sự phát triển TMĐT

Thương mại điện tử mang tính toàn cầu. Ngay từ năm 1998, Hội nghị bộ trưởng lần thứ hai
của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã nhấn mạnh thương mại điện tử trên phạm vi toàn cầu
đang tăng trưởng nhanh chóng và tạo ra nhiều cơ hội mới cho thương mại. Các thành viên cũng cam
kết tiếp tục duy trì thực tế không đánh thuế hải quan đối với các giao dịch điện tử qua biên giới. Năm
2001 WTO tiếp tục khẳng định thương mại điện tử tạo ra nhiều cơ hội mới nhưng đồng thời cũng đặt
ra những thách thức mới cho thương mại của mọi thành viên, dù là thành viên phát triển hay đang

×