Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

De tai đánh giá thực trạng hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe tại TTYT huyện mai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.56 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU…………………………………………………….2
3. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU……………………………………3
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………….7
5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN…………………………………...8
5.1. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động TT-GDSK………………..8
5.2. Nguồn nhân lực hoạt động TT-GDSK………………………………………..13
6. KẾT LUẬN………………………………………………………………………19
7. KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………20
8. TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………21
9. PHỤ LỤC………………………………………………………………………...23
Phụ lục 1. Danh sách các bảng………………………………………………………
Phụ lục 2. Phiếu điều tra……………………………………………………………..

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người, là nhân tố quan trọng trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mục tiêu của Tổ chức Y tế thế giới cũng
như tất cả các thành viên khác là : Sức khỏe cho mọi người( Health for People).
Theo Tổ chức Y tế thế giới : Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về
thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải chỉ bao gồm tình trạng không có
bệnh hay thương tật. Có rất nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe con người bao
gồm : xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị, môi trường và sinh học. Giáo dục sức
khỏe được dùng những phương pháp và kỹ thuật học thích hợp để bảo vệ và nâng
cao sức khỏe cho mọi người thông qua một loạt quá trình được sử dụng để thay
đổi những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chính vì vậy truyền thông giáo dục sức khỏe là nhiệm vụ số 1 trong 10 nội
dung chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) mà Đảng, Nhà nước và ngành Y tế


luôn coi trọng và khẳng định công tác TT-GDSK là một phần không thể thiếu
được trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân (CSSKND). Đẩy
mạnh hoạt động TT-GDSK là rất cần thiết và là cách tiếp cận có hiệu quả cho
chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

2


TT-GDSK là hoạt động mang tính xã hội và áp dụng các phương pháp hợp lý
để thông tin và gây tác động đến quyết định của mỗi cá nhân và cộng đồng nhắm
nâng cao sức khỏe, bao gồm quá trình giúp đỡ, động viên để mọi người hiểu được
vấn đề sức khỏe của họ và từ đoa lựa chọn được cách giải quyết vấn đề thích hợp.
TT-GDSK là một quá trình thường xuyên, liên tục và lâu dài và nó tác động đến ba
lĩnh vực của đối tượng được TT-GDSK: Kiến thức của đối tượng về vấn đề sức
khỏe, thái đọ của đối tượng đối với vấn đề sức khỏe và thực hành hay hành vi ứng
xử của đối tượng để giải quyết vấn đề sức khỏe, bệnh tật.
Trung tâm Y tế huyện Mai châu trong nhiều năm cũng đã và đang triển khai
và thực hiện nhiều chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe như: chăm sóc sức
khỏe bà mẹ trẻ em, chăm sóc phụ nữ sau sinh, chăm sóc bệnh nhân HIV ….mới nhất
năm 2017-2018 Trung tâm Y tế huyện Mai Châu được dự án Norred hỗ trợ một số
phương tiện, trang thiết bị truyền thông, đã xây dựng được các góc truyền thông tại
các khoa lâm sàng tuy nhiên để đánh giá thực trạng truyền thông tại TTYT huyện
Mai Châu bao gồm cơ sở vật chất, phương tiện có đầy đủ không? kỹ năng truyền
thông của Nhân viên Y tế thế nào? Kết quả truyền thông đạt được ra sao? Do đó
chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học “Đánh giá thực trạng truyền thông
giáo dục sức khỏe tại trung tâm Y tế huyện Mai châu năm 2019” với 02 mục tiêu:
1- Mô tả thực trạng nguồn lực và các hoạt động TT- GDSK tại Trung tâm Y
tế huyện Mai Châu năm 2019.
2- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động truyền thông giáo
dục sức khỏe tại các Trung tâm Y tế huyện Mai Châu.


3


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
1. Các khái niệm cơ bản
1.1.Thông tin:
Chủ yếu là cung cấp thông tin một chiều từ nguồn phát đến người nhận tin,
thường khó thu thập được thông tin phản hồi từ người nghe, người nhận đến
nguồn phát tin.
1. 2.Tuyên truyền:
Là lập đi lập lại một loại thông tin 1 chiều nhưng nhiều lần, vào nhiều thời
điểm khác nhau, nhiều dạng khác nhau mang tính hấp dẫn khiến cho đối tượng
lúc đầu chưa tin nhưng rồi lâu dần cũng phải tin. Một trong những dạng đó là
quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1.3. Định nghĩa giáo dục sức khỏe ( Health Education)
- Giáo dục sức khỏe cũng giống như giáo dục chung đó là quá trình tác
động nhằm thay đổi kiến thức , thái độ và thực hành của con người. Phát triển
những thực hành lành mạnh mang lại tình trạng sức khỏe tốt nhất có thể được cho
con người.
Như vậy : GDSK cung cấp các kiến thức mới làm cho đối tượng được giáo
dục hiểu biết rõ hơn các vấn đề sức khỏe bệnh tật, từ đó họ có thể nhận ra các vấn
đề sức khỏe bệnh tật liên quan đến bản thân , gia đình, cộng đồng nơi họ đang
sinh sống, dẫn đến thay đổi tích cực giải quyết các vấn đề bệnh tật sức khỏe
- Có thể nhận thấy rằng định nghĩa này nhấn mạnh đến 3 lĩnh vực của giáo
dục sức khỏe là:
+ Kiến thức của con người về sức khỏe
+ Thái độ của con người về sức khỏe
4



+ Thực hành của con người về sức khỏe
- Cũng từ định nghĩa trên cho thấy giáo dục sức khỏe là một quá trình nên
cần tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài bằng nhiều biện pháp khác nhau chứ
không phải là một công việc có thể làm một lần là xong. Vì vậy, để thực hiện
công tác giáo dục sức khỏe chúng ta phải có sự đầu tư thích đáng, hết sức kiên trì
thì mới đem lại hiệu quả cao.
- Giáo dục sức khỏe chính là quá trình dạy học có mối quan hệ qua lại 2
chiều. GDSK không chỉ là cung cấp thông tin một chiều mà là quá trình tác động
qua lại hai chiều và hợp tác giữa người giáo dục sức khỏe và đối tượng được giáo
dục sức khỏe. ở đây vai trò của giáo dục sức khỏe là tạo những hoàn cảnh thuận
lợi cho mọi người tự giáo dục mình. Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự
học, quá trình đó diễn ra thông qua sự nổ lực của người học ( đối tượng được giáo
dục sức khỏe) với sự giúp đỡ, tạo ra hoàn cảnh thuận lợi của người dạy. Từ sơ đồ
trên cho thấy mối quan hệ giữa người làm giáo dục sức khỏe và đối tượng được
giáo dục sức khỏe. Người làm công tác giáo dục sức khỏe không chỉ dạy cho học
viên của mình mà còn học từ học viên của mình. Thu nhận thông tin phản hồi là
vấn đề hết sức quan trọng mà người làm công tác giáo dục sức khỏe cần phải hết
sức coi trọng, để kịp thời điều chỉnh bổ sung những thông tin thiếu sót làm cho
các chương trình giáo dục sức khỏe thêm sinh động và thu hút sự quan tâm của
cộng đồng.
- Giáo dục sức khỏe không chỉ là cung cấp các thông tin chính xác , đầy đủ
về sức khỏe bệnh tật mà còn nhấn mạnh đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến hành
vi sức khỏe con người như là: nguồn lực hiện có, sự lãnh đạo của cộng đồng, hổ
trợ xã hội, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe...Vì thế GDSK sử dụng nhiều phương
pháp khác nhau để giúp cho mọi người hiểu được hoàn cảnh riêng của họ và chọn
các hành động tăng cường sức khỏe thích hợp.
1.5. Mục tiêu giáo dục sức khỏe:
Mục tiêu cơ bản của giáo dục sức khỏe là giúp cho mọi người:

- Xác định những vấn đề và nhu cầu sức khỏe của họ.
- Hiểu rõ những điều gì họ có thể làm được để giải quyết những vấn đề sức
khỏe, bảo vệ và tăng cường sức khỏe bằng những khả năng của chính họ cũng
như sự giúp đỡ từ bên ngoài
- Quyết định những hành động thích hợp nhất để tăng cường cuộc sống
khỏe mạnh.

5


- Giáo dục sức khỏe góp phần thực hiện một trong những quyền của con
người là quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe

2.Vị trí và tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe
2.1. Vị trí và mối liên quan của giáo dục sức khỏe trong chăm sóc sức khỏe
ban đầu.
- Mục tiêu của Tổ chức y tế thế giới cũng như của tất cả các thành viên là:
“ Sức khỏe cho mọi người”. Mục tiêu này có thể đạt được chỉ khi tất cả các thành
viên trong cộng đồng cũng như cán bộ y tế cùng cố gắng nổ lực thực hiện trong
công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Trong những năm gần đây, vai trò của
GDSK ngày càng có vị trí quan trọng công tác chăm cóc sức khỏe.
- Chăm sóc sức khỏe ban đầu được coi như một phương tiện hữu hiệu để
đạt được mục tiêu này. Chăm sóc sức khỏe ban đầu đáp ứng những nhu cầu sức
khỏe thiết yếu của đại đa số nhân dân với giá thành thấp nhất có thể được. Thực
hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu là trách nhiệm của các cán bộ y tế, của các cơ sở
y tế và cũng là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và cộng đồng. Trong
nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu, truyền thông và giáo dục sức khỏe có vị trí
hết sức quan trọng.
- Trong thực tế, các cá nhân và gia đình chịu trách nhiệm về những quyết
định ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Ví dụ: Một bà mẹ quyết định sẽ mua những

loại thực phẩm nào cho gia đình và chế biến như thế nào. Các gia đình quyết định
khi nào thì đưa người nhà đi khám chữa bệnh và đến cơ sở y tế nào là thích hợp.
- Vì vậy, để giúp cho người dân có những quyết định đúng đắn có lợi cho
sức khỏe của họ, người dân cần phải được cung cấp những kiến thức cần thiết,
huấn luyện những kỹ năng và thực hành những điều có lợi cho sức khỏe. Bởi
vậy :
- GDSK đã được tuyên ngôn Alma Ata (1978) coi như giải pháp hàng đầu
để thực hiện chiến lưọc sức khỏe toàn cầu.
- Sau hội nghị Alma Ata, ngành Y tế Việt nam cũng đã đưa GDSK lên chức
năng số một của tuyến Y tế cơ sở trong 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu.
- Trong chăm sóc sức khỏe ban đầu , Giáo dục sức khỏe giữ vị trí quan
trọng bậc nhất, bởi vì nó tạo điều kiện để chuẩn bị , thực hiện và củng cố kết quả
các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu khác.
2. 2. Vai trò của truyền thông giáo dục sức khỏe:
6


- Vai trò của công tác TT-GDSK trên thế giới: Truyền thông giáo dục sức
khỏe (TT-GDSK) có vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe (CSSK)
cộng đồng vì thế đã được Tổ chức y tế Thế giới (TCYTTG) xếp là nội dung số
một trong các nội dung về Chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) mà hội nghị
Alma Ata năm 1978 về CSSKBĐ đã nêu ra và là giải pháp hữu hiệu góp phần
nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật tại cộng đồng.
- Vai trò của công tác TT-GDSK ở Việt Nam: Năm 1980, Chính phủ đã
chỉ đạo triển khai thực hiện Chiến lược chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở Việt Nam.
Từ kinh nghiệm thực tiễn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nước ta
bổ sung thêm 2 nội dung, vì vậy ở nước ta có 10 nội dung chăm sóc sức khoẻ ban
đầu, trong đó giáo dục sức khoẻ vẫn là nội dung đứng ưu tiên thứ nhất. Nhận thức
được vai trò quan trọng của TT-GDSK trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, Đảng,
Nhà nước và Bộ Y tế rất quan tâm đến hoạt động TT-GDSK. Nghị quyết số 46NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị đã khẳng định công tác

thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe là một trong những nhiệm vụ quan
trọng và giải pháp chủ yếu để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
trong tình hình mới. Truyền thông giáo dục sức khỏe góp phần tích cực trong
tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về y tế, trang
bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng có
thể chủ động phòng bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn luyện thân thể, hạn chế
những lối sống và thói quen có hại với sức khỏe, phòng chống dịch bệnh và tham
gia hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, góp phần tạo ra sự bình
đẳng trong CSSK.
- Ngày 22/9/2011, Bộ Y tế ra Quyết định số 3447/2011/QĐ-BYT ban hành
Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020, bao gồm 10 tiêu chí trong đó
tiêu chí số 10 có nội dung là truyền thông giáo dục sức khỏe, như vậy công tác
TT-GDSK vẫn được chú trọng.

7


- Để củng cố mạng lưới, nâng cao chất lượng công tác truyền thông giáo
dục sức khỏe góp phần thực hiện chuẩn Quốc gia về Y tế xã, ngày 07/6/2011 Bộ Y
tế ban hành Quyết định số 1827/2011/QĐ-BYT về việc phê duyệt Chương trình
hành động truyền thông giáo dục sức khỏe giai đoạn 2011-2015. Quyết định này
một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của công tác truyền thông giáo dục sức
khoẻ.
- Đối với tuyến cơ sở, công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ được xác
định là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Ngày 22/02/2002, Ban chấp hành
Trung ương Đảng (khoá IX) đã ban hành chỉ thị số 06 – CT/TW, về Củng cố và
hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở.
- Trạm y tế xã phường có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của Y tế cơ
sở, giúp cho Hệ thống Y tế Việt Nam đạt được nhiều thành tựu về chăm sóc và
bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân trong các thập kỷ qua. Một nhiệm vụ trọng tâm của

y tế xã, phường và không thể thiếu được, đó là công tác truyền thông giáo dục
sức khỏe.
- TT-GDSK thực chất là tạo ra môi trường hỗ trợ quá trình thay đổi hành vi, kiến
thức, thái độ và cách thực hành của mõi người nhằm nâng cao sức khỏe cho họ và
cả cộng đồng.

- Đối với nhà quản lý
+ Đưa thông tin tới người bệnh/cộng đồng về các chính sách y tế .
+ Minh bạch trong cung cấp dịch vụ y tế
+ Quảng bá, giới thiệu dịch vụ tế à giúp NB nhận biết và sử dụng dịch vụ
8


+ Tư vấn, hướng dẫn giáo dục chăm sóc sức khỏe
+ Nhận phản biện/góp ý từ bệnh nhân/cộng đồng à chính sách hiệu quả,
thực tế hơn.
- Đối với cán bộ Y tế:
+ Thay đổi nhận thức và sự tuân thủ các quy định, quy trình trong bệnh
viện của cán bộ y tế (đáp ứng tiêu chí đánh giá chất lượng BV, giúp giảm
sai sót y khoa …)
+ Thông tin chính sách chế độ đãi ngộ (lợi ích (vật chất, tinh thần); lương,
thưởng; đào tạo nâng cao năng lực, kỹ năng; nhân sự …)
+ Tạo môi trường làm việc tích cực
+ Duy trì “văn hóa chất lượng dịch vụ bệnh viện” (thi đua, giám sát …)
- Đối với người bệnh và cộng đồng
+ Người bệnh được cung cấp thông tin và tham gia vào quá trình điều trị,
chăm sóc
+ Thắc mắc, than phiền … của người bệnh/người nhà bệnh nhân được
nhanh chóng thảo luận, giải quyết
+ Giảm bớt sự căng thẳng, lo lắng, tổn thương tinh thần của người bệnh .

+ Thay đổi nhận thức và sự tuân thủ các quy định trong bệnh viện của bệnh
nhân/người nhà bệnh nhân.
+ Giám sát cải tiến chất lượng bệnh viện.
3. Thực trạng truyền thông giáo dục sức khỏe tại Trung tâm Y tế huyện
Mai Châu
Tổ truyền thông giáo dục sức khỏe Trung tâm Y tế huyện Mai Châu được
thành lập và hoạt động gắn liền với công tác chăm sóc và điều trị bệnh. Từ năm
2018 nhờ sự hỗ trợ của Dự án Norred đã hỗ trợ được một số phương tiện truyền
thông như: Máy ảnh, máy chiếu, máy in laser, ti vi 43 in, tài liệu tranh ảnh, 01 góc
truyền thông tại khoa Nhi, hơn thế nữa tổ chức nhiều lớp đào tạo kỹ năng truyền
thông cho đội ngũ Bác sỹ, Điều dưỡng.
9


Nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tại Trung tâm Y
tế huyện Mai Châu, Tổ Truyền thông GDSK đã chủ động xây dựng kế hoạch
công tác Truyền thông GDSK và tổ chức thực hiện kế hoạch, đồng thời hướng
dẫn các khoa lâm sàng và khám bệnh xây dựng các góc truyền thông phù hợp với
đặc điểm của từng khoa, Tổ truyền thông hướng dẫn các khoa xây dựng kế
hoạch công tác truyền thông hàng năm và tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hiệu
quả, vai trò của công tác truyền thông giáo dục sức khỏe.
Tiếp tục cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động TT- GDSK tại TTYT
là một trong những mục tiêu mà TTYT huyện Mai Châu đang thực hiện quyết
liệt. Đây là cơ sở, tiền đề cho những hoạt động chuyên môn đẩy mạnh công tác
truyền thông, đồng thời quảng bá hình ảnh của Bệnh viện.

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:


10


Bác sỹ, Điều dưỡng phụ trách công tác TTGDSK và các nguồn lực,
cơ sở vật chất thiết bị phục vụ cho hoạt động truyền thông tại TTYT Mai Châu từ
01-10/2019
2.2. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1/2019 đến tháng 10/2019
2.3. Địa điểm nghiên cứu: Tại 05 khoa lâm sàng và Khoa Khám Bệnh
TTYT huyện Mai Châu.
2.4. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
2.5. Mẫu nghiên cứu:
2.5.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Là Bác sỹ, Điều dưỡng phụ trách công tác TTGDSK tại TTYT huyện Mai
Châu tự nguyện tham gia nghiên cứu
- Là Bác sỹ, Điều dưỡng tại TTYT huyện Mai Châu đang công tác tại thời
điểm nghiên cứu.
- 60 bệnh nhân tại 05 khoa lâm sàng và khoa khám Bệnh tự nguyện tham
gia nghiên cứu.
2.5.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
- Nhân viên hợp đồng, học việc, học sinh thực tập
- Nhân viên nghỉ thai sản, đi học trong thời gian nghiên cứu
2.6. Phương pháp thu thập thông tin:
Sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn đã được thử nghiệm để điều tra với sự tham
gia của các nhân viên Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe.
2.7. Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Đặc điểm cơ sở vật chất , phương tiện thiết bị của góc truyền thông
- Tuổi, giới của đối tượng nghiên cứu.
- Đào tạo
- Điểm đánh giá:

* Cán Bộ truyền thông
11


+ Tốt: 80-100 điểm
+ Khá: 70-79 điểm
+ Trung bình: 50- 69 điểm
+ Yếu: dưới 50 điểm
2.7. Phương pháp xử lý số liệu:
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel

12


CHƯƠNG 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động TT-GDSK
Bảng 3.1: Cơ sở thiết bị, nhân lực phục vụ hoạt động TT- GDSK chung tại
TTYT Mai Châu.
Có trang thiết bị
Máy tính
Máy in Laser
Máy điện thoại bàn
Bàn, ghế tư vấn
Ghế ngồi truyền thông trực
tiếp
Kệ đựng tài liệu truyền
thông
Ti vi từ 21”-32”
Đầu CD

Máy ảnh kỹ thuật số
Mê ga phôn (Loa cầm tay)
Tăng âm, loa nén, micro
Máy chiếu
Đài Cassette 2 cửa băng, ổ
đĩa CD, USB
Bảng viết di động



Không
Số lượng
Tỷ lệ %
0
0
4
67
01
10
0
0

Số lượng
06
02
05
06

Tỷ lệ %
100

33
90
100

60

100

0

0

04

67

2

33

02
01
02
01
02
02

33
16
33

16
33
33

4
5
4
5
4
4

67
84
67
84
67
67

02

33

4

67

02

33


4

67

Nhận xét:
Qua bảng 3.1 ta nhận thấy trang thiết bị phục vụ hoạt động TT-GDSK ở các
Khoa,phòng trung tâm Y tế huyện Mai Châu còn thấp, đặc biệt là một số trang
thiết bị cần thiết cho hoạt động truyền thông còn thiếu thốn nhiều như bảng di
động TT-GDSK (33%), máy ảnh kỹ thuật số (33%), loa cầm tay còn sử dụng
(16%), máy chiếu (33%),…Các trang thiết bị không đáp ứng theo Quyết định số
2420/QĐ-BYT về Danh mục trang thiết bị và phương tiện làm việc của các Trung

13


tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe từ tuyến trung ương đến trung tâm tuyến
huyện.
Bảng 3.2: Cơ sở thiết bị, nhân lực phục vụ hoạt động TT- GDSK chia theo
từng khoa lâm sàng và khám Bệnh

Thiết bị, phương tiện

Nội
TH

Ngoại
-CSSKS
S

Hồi

sức
cấp

LCK

YHCT

Tổng

01
0
0
01
10

01
0
01
01
10

05
01
04
05

01
01
01
01

10

01
0
01
01
10

cứu
01
0
01
01
10

trực tiếp
Kệ đựng tài liệu truyền 01

01

0

0

0

thông
Ti vi từ 21”-32”
Đầu CD
Máy ảnh kỹ thuật số

Mê ga phôn (Loa cầm

01
01
01
0

0
0
0
0

0
0
0
0

0
0
0
0

0
0
0
0

01
01
01


tay)
Tăng âm, loa nén, micro 0
Máy chiếu
01
Đài Cassette 2 cửa băng, ổ 01

0
0
0

0
0
0

0
0
0

0
0
0

0
01

đĩa CD, USB
Bảng viết di động

0


0

0

0

0

Máy tính bàn
Máy in Laser
Máy điện thoại bàn
Bàn, ghế tư vấn
Ghế ngồi truyền thông

01

50
02

0

01

Nhận xét : Qua bảng 3.2 ta nhận thấy trang thiết bị phục vụ hoạt động TTGDSK ở các Khoa,phòng trung tâm Y tế huyện Mai Châu còn thấp, đặc biệt là
một số trang thiết bị cần thiết cho hoạt động truyền thông còn thiếu thốn nhiều
như bảng di động TT-GDSK (1/5khoa), máy ảnh kỹ thuật số (1/5 khoa), máy

14



chiếu,…Các trang thiết bị không đáp ứng theo Quyết định số 2420/QĐ-BYT về
Danh mục trang thiết bị và phương tiện làm việc của các Trung tâm Truyền thông
Giáo dục sức khỏe từ tuyến trung ương đến trung tâm tuyến huyện.

Bảng 3.3: Góc truyền thông, vị trí và trang thiết bị tại góc truyền thông
Chỉ số
Góc
truyền
thông

Số lượng Tỷ lệ %
06
100


Không

0

Phòng tư vấn

02

33

Vị trí
Tường, hành lang các phòng
Vị trí khác
Trang

Tủ nhiều ngăn đựng tài liệu
Bàn để sách, mô hình
thiết bị tại
Ghế dài
góc
truyền

Giá treo tranh apphich

4

67
0
03
06
06

50
100
100

06

100

thông
Nhận xét:
Qua bảng 3.3 ta thấy 100% Các khoa/phòng đều có góc truyền thông. Vị trí góc
truyền thông nằm ở nhiều nơi, chủ yếu là đặt ở tường, hành lang các phòng nhiều
người qua lại (67%) và ở phòng tư vấn 33%. Tuy nhiên trang thiết bị tại các góc

truyền thông còn chiếm tỷ lệ thấp như tủ nhiều ngăn đựng tài liệu (50 %).

15


Bảng 3.4. Tài liệu phục vụ công tác truyền thông


Tài liệu

Số lượng

Tỷ lệ %

Không
Số lượng Tỷ lệ %

Panô tuyên truyền
Apphich tuyên truyền
Tờ rơi/tờ bướm/tờ gấp tuyên
truyền
Tranh lật/tranh tư vấn/sách
tranh
Sách mỏng/sách nhỏ
Bản tin Sức khỏe cộng đồng
Bản tin Sức khỏe cho mọi nhà
Nhận xét:
Bảng 5.5. Hoạt động TT-GDSK tại TTYT Mai Châu
Chỉ số


Số
lượng

Truyền thanh qua hệ thống
loa
Tư vấn
thông tổ chức tại các Nói chuyện sức khỏe
Truyền thông bằng tranh
khoa
ảnh, tờ rơi
Khác
Nội dung truyền thông
Các bệnh mãn tính
Phòng chống dịch bệnh
Các xử trí ban đầu
Các hình thức truyền

16

Tỷ lệ %


Khác
Nhận xét:
5.2. Nguồn nhân lực hoạt động TT-GDSK
Bảng 5.6. Đặc điểm đối tượng (Nhân lực thực hiện TTGDSK)
Chỉ số
Tuổi

Giới tính


Trình độ học vấn

Thời gian công tác tại
TYT

Thời gian làm công tác
TT-GDSK
Công tác TT-GDSK là
kiêm nhiệm
Tập huấn kỹ năng TTGDSK

Số lượng
Từ 20-30 tuổi
Từ 31-40 tuổi
Từ 41 – 55 tuổi
Từ 55 – 60 tuổi
Nam
Nữ
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Trung cấp Y/Dược
Đại học/ cao đẳng
Trên đại học
Khác
< 1năm
1- 5 năm
5-10 năm
10-20 năm
>20 năm

< 1năm
1- 5 năm
5-10 năm
10 – 20 năm
> 20 năm

Không

Không

Nhận xét:

17

Tỷ lệ %


Bảng 5.7. Kiến thức cơ bản về TT-GDSK của cán bộ phụ trách TT-GDSK tại
TTYT huyện Mai Châu
Số

Chỉ số

lượng

Phòng bệnh.
Chữa bệnh.
Vai trò của công Tăng cường sức khoẻ.
Tăng tuổi thọ trung bình.
tác TT-GDSK

Từng bước cải thiện giống nòi.
Và góp phần thực hiện kinh tế trong y tế.
Giúp cho đối tượng tự quyết định và có trách
nhiệm về những hoạt động và biện pháp bảo

Mục đích của
TT- GDSK

vệ sức khỏe của mình.
Giúp họ tự giác chấp nhận và duy trì các lối
sống lành mạnh, từ bỏ thói quen, tập quán có
hại cho sức khỏe.
Giúp họ biết sử dụng các dịch vụ y tế có thể
có được để giải quyết các nhu cầu sức khỏe
và các vấn đề sức khỏe của mình.
Là bao gồm những việc làm (hành động) có

Hành

vi

khỏe

sức liên quan đến một vấn đề sức khoẻ.
Là những ý nghĩ liên quan đến sức khỏe
Là việc làm ảnh hưởng không tốt đến sức

Các thành phần
của hành vi sức
khỏe

Các bước thay
đổi hành vi
Các

loại

hình

khỏe
Nhận thức
Thái độ
Niềm tin
Thực hành
Nhận ra hành vi có hại
Quan tâm tới hành vi mới
Đặt mục đich/chuẩn bị thay đổi
Làm thử/đánh giá
Từ chối/chấp nhận
Tư vấn sức khỏe

18

Tỷ lệ %


truyền
trực tiếp
Các kỹ

thông Thảo luận nhóm

Nói chuyện sức khỏe

năng Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng quan sát
truyền
thông
Kỹ năng khuyến khích, động viên, khen ngợi
trực tiếp hiệu Kỹ năng nói, đặt câu hỏi, thuyết phục
quả
Đánh giá truyền Trước khi truyền thông
Trong khi truyền thông
thông khi nào?
Sau khi tuyền thông
Điều kiện làm Kiến thức về chuyên môn, truyền thông
công tác TT- Kỹ năng Truyền thông GDSK
GDSK của cán
bộ

Có đầy đủ các tài liệu TT-GDSK

Nhận xét:
Bảng 5.8. Hoạt động TT- GDSK của cán bộ phụ trách hoạt động TT-GDSK
Chỉ số

Số lượng

Tư vấn sức khỏe
Làm mẫu/trình diễn
Các hình thức truyền
Thảo luận nhóm sức

thông
khỏe
Nói chuyện sức khỏe
<5 lần/tuần
Số lần thực hiện truyền >=5 lần/tuần
Khi có nhu cầu
thông
Không hoạt động
Nhận xét:

19

Tỷ lệ %


Bảng 5.9. Sử dụng tài liệu truyền thông của cán bộ phụ trách công tác TTGDSK
Chỉ số

Số lượng

Tỷ lệ %

Phát cho đối tượng khi đến

Sử dụng tờ rơi

Sử dụng apphich

Sử dụng tờ Sức khỏe
cộng đồng


tư vấn sức khỏe
Phát cho đối tượng khi đến
khám bệnh
Để ở góc truyền thông cho
mọi người xem
Dán tại các góc truyền thông
Dán tại phòng tư vấn
Dán dọc hành lang
Phân phối cho cộng tác viên
Để tại góc truyền thông cho
mọi người đọc
Phân phối cho người dân khi
đến khám bệnh

Nhận xét:

CHƯƠNG 4
DỰU KIẾN BÀN LUẬN
4.1.Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị phụ vụ công tác
TTGDSK tại TTYT huyện Mai Châu.
4.2. Thực trạng nguồn lực phục vụ hoạt động truyền thông.
4.3. Kết quả hoạt động truyền thông thông qua lượng giá kiến thức người
bệnh/NNBN

20


DỰ KIẾN KẾT LUẬN


21


DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ

8. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe tỉnh Bắc Ninh - Đánh giá
thực trạng và những yếu tố liên quan đến hoạt động phòng Truyền thông giáo dục
sức khỏe các Trạm Y tế tỉnh Bắc Ninh năm 2010.
2. Khoa Y tế công cộng - Đại học Y Dược Huế - Giáo trình “Truyền thông
Giáo dục sức khỏe” năm 2011.
3. Trung tâm Truyền thông Giáo dục Giáo dục sức khỏe tỉnh Thừa Thiên
Huế - Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về truyền thông giáo dục sức khỏe
của cán bộ y tế xã, phường tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011.
4. Bộ Chính trị (2005). Nghị quyết 46-NQ/TW về công tác bảo vệ, chăm
sóc sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới. Hà Nội
5. Bộ Y tế (2011). Quyết định số 3447/ QĐ - BYT ngày 22/9/2011 của Bộ
Y tế về việc ban hành hướng dẫn Chuẩn Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011- 2020
năm 2011. Hà Nội.

22


6. Sở Y tế thành phố Đà Nẵng (2012). Kế hoạch số 2534/KH - SYT ngày
16/11/2012 của Sở Y tế thành phố Đà Nẵng về Thực hiện Chương trình hành động
Truyền thông giáo dục sức khỏe thành phố Đà Nẵng đến năm 2015.
7. Sở Y tế thành phố Đà Nẵng. Quyết định số 1290/QĐ-SYT ngày
22/7/2010 của Sở Y tế thành phố Đà Nẵng về việc Ban hành quy chế hoạt động
mạng lưới truyền thông giáo dục sức khỏe thành phố Đà Nẵng.
8. Bộ Y tế (2010). Quyết định số 2420/QĐ - BYT ngày 07/07/2010 của Bộ

Y tế về việc ban hành Danh mục trang thiết bị và phương tiện làm việc của các
Trung tâm truyền thông GDSK. Hà Nội
9. Bộ Y tế (2011). Quyết định số 1827/ QĐ - BYT ngày 07/6/2011 của Bộ Y
tế về việc phê duyệt chương trình hành động truyền thông Giáo dục sức khoẻ giai
đoạn 2011-2015. Hà Nội.
10. Bộ Y tế (2010). Quyết định số 2419/QĐ-BYT ngày 07/7/2010 của Bộ Y
tế về việc ban hành tiêu chuẩn định mức trong xây dựng trụ sở làm việc Trung
tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương;

23


9. PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh sách các bảng
Bảng 5.1. Thông tin chung về Trung tâm Y tế huyện Mai Châu
Bảng 5.2. Góc truyền thông, vị trí và trang thiết bị tại góc truyền thông
Bảng 5.3. Những trang thiết bị phục vụ TT-GDSK tại Trung tâm
Bảng 5.4. Tài liệu phục vụ công tác truyền thông
Bảng 5.5. Hoạt động TT-GDSK tại Trung tâm
Bảng 5.6. Đặc điểm đối tượng
Bảng 5.7. Kiến thức cơ bản về TT-GDSK của cán bộ phụ trách TT-GDSK tại
Trung tâm
Bảng 5.8. Hoạt động TT-GDSK của cán bộ phụ trách hoạt động TT-GDSK
Bảng 5.9. Sử dụng tài liệu truyền thông của cán bộ phụ trách công tác TT-GDSK

24


Phụ lục 2. Phiếu điều tra
Mã số phiếu:..............

Ngày điều tra:............
Khoa : .......................
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN
THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN MAI CHÂU
• Hướng dẫn thu thập thông tin:
-

Khoanh tròn vào đáp án lựa chọn (Trong phần số)

-

Những câu hỏi có nhiều đáp án có thể chọn nhiều đáp án

STT

Câu hỏi

Trả lời

THÔNG TIN CHUNG
A1

A2

A3

A4

A5


A6

1. Từ 20-30 tuổi
2. Từ 31-40 tuổi
Anh/chị bao nhiêu tuổi?
3. Từ 41 – 55 tuổi
4. Từ 55 – 60 tuổi
1. Nam
Giới tính
2. Nữ
1. Trung học cơ sở
2. Trung học phổ thông
Trình độ học vấn cao nhất 3. Trung cấp Y/Dược
của anh/chị
4. Đại học/ cao đẳng
5. Trên đại học
6. Khác (ghi rõ):…………………..
1. < 1năm
2. 1- 5 năm
Thời gian công tác tại TYT
3. 5-10 năm
4. 10-20 năm
5. > 20 năm
1. < 1năm
Thời gian làm công tác TT- 2. 1- 5 năm
GDSK
3. 5-10 năm
4. > 10 năm
Anh/chị làm công tác TT- 1. Có
GDSK là kiêm nhiệm

2. Không

25


×