Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Khảo sát việc quản lý nguồn thuốc kháng virus HIV do chương trình pepfar tài trợ tại một số tỉnh phía bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

Đỗ Thị Ngọc Hòa

KHẢO SÁT VIỆC QUẢN LÝ NGUỒN THUỐC
KHÁNG VIRUS HIV DO CHƯƠNG TRÌNH PEPFAR
TÀI TRỢ TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

Hà nội, năm 2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

Đỗ Thị Ngọc Hòa

KHẢO SÁT VIỆC QUẢN LÝ NGUỒN THUỐC
KHÁNG VIRUS HIV DO CHƯƠNG TRÌNH PEPFAR
TÀI TRỢ TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành: Tổ chức Quản lý Dược
Mã số:



60 73 20

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Bình
Nơi thực hiện:

Trường Đại Học Dược Hà Nội
Tổ chức MSH

Hà nội, năm 2007


Lời cảm ơn!
Tôi vô cùng biết ơn:
Trường Đại Học Dược Hà Nội
Bộ môn Tổ chức Quản lý Dược, trường Đại Học Dược Hà Nội
Quý Thầy, Quý Cô
Tổ chức MSH
Bạn bè và những người thân của tôi
Đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
luận văn.
Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thanh Bình đã tận tình
hướng dẫn để giúp tôi hoàn thành luận văn này.
-----Đỗ Thị Ngọc Hòa-----


i

Mục lục
Danh mục viết tắt ............................................................................................ iii

Danh mục bảng biểu ....................................................................................... iv
Danh mục hình vẽ ............................................................................................ v
Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
Chương 1.

TỔNG QUAN ..................................................................... 3

1.1.

Diễn biến của đại dịch HIV/AIDS trên thế giới ................................3

1.2.

Diễn biến của đại dịch HIV/AIDS tại Việt Nam ...............................5

1.3.

Thuốc kháng virus HIV ......................................................................9

1.4.

Hệ thống tổ chức phòng chống HIV/AIDS và tình hình cung ứng
thuốc ARV tại Việt Nam ...................................................................16
1.4.1. Hệ thống tổ chức phòng chống HIV/AIDS ...................................... 16
1.4.2. Tình hình cung ứng thuốc ARV tại Việt Nam ................................. 17
1.4.3. Cơ chế quản lý cung ứng thuốc ARV............................................... 24

Chương 2.
2.1.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 28
Đối tượng nghiên cứu ........................................................................28
2.1.1. Bệnh nhân ......................................................................................... 28
2.1.2. Thông tin quản lý thuốc ARV .......................................................... 29

2.2.

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................29
2.2.1.
2.2.2.
2.2.3.
2.2.4.
2.2.5.

Chương 3.
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ........................................................................ 29
Thời gian nghiên cứu........................................................................ 30
Các bước tiến hành ........................................................................... 30
Phương pháp sử lý số liệu ................................................................ 30
Đánh giá kết quả ............................................................................... 31

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................... 32
Quá trình lựa chọn và quản lý bệnh nhân điều trị ARV do chương
trình PEPFAR tài trợ ........................................................................32
3.1.1. Lựa chọn bệnh nhân điều trị ARV tại các cơ sở Y tế do chương trình
PEPFAR tài trợ ................................................................................. 33
3.1.2. Hoạt động quản lý bệnh nhân trước điều trị ARV tại các cơ sở Y tế
thuộc chương trình PEPFAR. ........................................................... 39

3.1.3. Quản lý số lượng bệnh nhân điều trị ARV ....................................... 47

3.2.

Quy trình quản lý cấp phát thuốc ARV tại các cơ sở Y tế triển
khai chương trình PEPFAR. ............................................................56


ii
3.2.1. Kênh phân phối thuốc ARV trong chương trình PEPFAR .............. 56
3.2.2. Quản lý thuốc tại các cơ sở Y tế điều trị ARV trong chương trình
PEPFAR ........................................................................................... 58
3.2.3. Chi phí thuốc và tỷ lệ điều trị phác đồ Hàng 1 và Hàng 2 ............... 64

3.3.

Bàn luận chung ..................................................................................66
3.3.1. Về quá trình lựa chọn và quản lý bệnh nhân điều trị ARV do chương
trình PEPFAR tài trợ ........................................................................ 67
3.3.2. Về quy trình quản lý cấp phát thuốc ARV tại các cơ sở Y tế triển
khai chương trình PEPFAR. ............................................................. 70

Kết luận và đề xuất ......................................................................................... 74
Phụ lục ............................................................................................................ 76
Phụ lục A: Tóm tắt một số tên thuốc ARV thông dụng ........................................... 76
Phụ lục B: Xem xét đưa vào điều trị kháng retrovirus khi người bệnh sẵn sàng tuân
thủ điều trị .................................................................................................... 77
Phụ lục C: Bảng giá thuốc được áp dụng cho chương trình PEPFAR ..................... 78
Phụ lục D: Theo dõi tình hình bệnh nhân người lớn bỏ điều trị tại các cơ sở Y tế.. 79
Phụ lục E: Bảng theo dõi tình hình điều trị/bỏ điều trị của bệnh nhân người lớn tại 3

tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh .......................................................... 80
Phụ lục F: Biểu mẫu Báo cáo bệnh nhân người lớn sử dụng thuốc ARV tại cơ sở Y
tế ................................................................................................................... 81
Phụ lục G: Biểu mẫu Báo cáo bệnh nhân trẻ em sử dụng thuốc ARV tại cơ sở Y tế
82
Phụ lục H: Biểu mẫu Báo cáo bệnh nhân thai phụ sử dụng thuốc ARV tại các cơ sở
Y tế ............................................................................................................... 83
Phụ lục I: Biểu mẫu Báo cáo về việc sử dụng và tồn kho thuốc ARV tại các cơ sở Y
tế ................................................................................................................... 84
Phụ lục K: Biểu mẫu theo dõi hạn sử dụng của thuốc ARV .................................... 85
Phụ lục L: Biểu mẫu Báo cáo tổng hợp theo dõi tình hình điều trị bệnh nhân thực tế
so với kế hoạch của bệnh nhân người lớn, bệnh nhân nhi và thai phụ ......... 86
Phụ lục M: Ảnh minh họa về “Hộp thuốc nhắc nhở” sử dụng trong chương trình
PEPFAR ....................................................................................................... 87
Phụ lục N: Bảng điều trị thực tế tính đến tháng 7.2008 ........................................... 88
Phụ lục P: Mẫu thẻ bệnh nhân HIV tham gia điều trị ARV trong chương trình
PEPFAR. ...................................................................................................... 91

Tài liệu tham khảo tiếng Việt ........................................................................ 92
Tài liệu tham khảo tiếng Anh ........................................................................ 94


iii

Danh mục viết tắt
AIDS:

Acquired Immunodeficiency Syndrome
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)


ARV:

Anti-Retrovirus (Kháng Retrovirus)

Bn:

Bệnh nhân

CPC 1:

Công ty Dược phẩm Trung ương 1

CPM:

Center of Pharmaceutical Management
(Trung tâm Quản lý Dược phẩm)

FDA

Food and Drug Administration
(Cơ quan kiểm định chất lượng thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ)

FEFO:

First expiry – First out (Hết hạn trước – Xuất kho trước)

HAART:

Highly active anti-retrovirus therapy
(Liệu pháp kháng Retrovirus hoạt tính cao)


HIV:

Human Immunodeficiency Virus
(Virus gây suy giảm miễn dịch ở người)

MSH:

Management Sciences for Health
(Tổ chức Khoa học Quản lý về Sức khỏe)

PEPFAR:

Presidence Emegency Plan for AIDS relief
(Kế hoạch Phòng chống AIDS khẩn cấp của Tổng thống Hoa
Kỳ)

QT:

Quốc tế

SX:

Sản xuất

UBPC:

Ủy ban phòng chống

USAIDS:


Cơ quan vì sự phát triển Quốc tế Hoa Kỳ

VAAC:

Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam

WHO:

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


iv

Danh mục bảng biểu
Bảng 1.1: Ước tính số người được điều trị và cần được điều trị tại các nước thu nhập thấp
và thu nhập trung bình ( Đơn vị: nghìn người) ........................................................ 12
Bảng 1.2: Bảng so sánh chi phí thuốc theo nguồn gốc sản xuất .......................................... 15
Bảng 1.3: Số lượng bệnh nhân HIV/AIDS tại Việt Nam được tiếp cận điều trị ARV tính
đến ngày 31/7/2007 .................................................................................................. 18
Bảng 3.1: Lịch nhận thuốc ARV của bệnh nhân ................................................................. 45
Bảng 3.2: Tình hình điều trị thực tế tại các tỉnh tính đến tháng 7.2008 .............................. 47
Bảng 3.3: Số lượng bệnh nhân điều trị ARV theo biểu thời gian ........................................ 49
Bảng 3.4: Tỷ lệ bệnh nhân bỏ điều trị/tổng số bệnh nhân điều trị ....................................... 51
Bảng 3.5: Tỷ lệ bệnh nhân bỏ điều trị không lý do/tổng số bỏ điều trị ............................... 53
Bảng 3.6: Tỷ lệ bệnh nhân bỏ điều trị không lý do/tổng số bệnh nhân điều trị ................... 55
Bảng 3.7: Quy tắc nhận thuốc tại cơ sở y tế ........................................................................ 59
Bảng 3.8: Quy tắc lưu kho tại cơ sở y tế.............................................................................. 59
Bảng 3.9: Quy tắc cấp phát thuốc tại cơ sở y tế................................................................... 60
Bảng 3.10: Quy tắc ghi chép sổ sách tại cơ sở y tế.............................................................. 61

Bảng 3.11: Quy tắc báo cáo tại cơ sở y tế............................................................................ 61
Bảng 3.12: Giá thuốc tính theo phác đồ điều trị (Đơn vị: USD) ......................................... 64
Bảng 3.13: Tỷ lệ phác đồ điều trị được sử dụng .................................................................. 65


v

Danh mục hình vẽ
Hình 1.1: Tỷ lệ nhiễm HIV tại 10 tỉnh/thành phố có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất ở Việt Nam
(tính đến thời điểm tháng 9.2007).............................................................................. 6
Hình 1.2: Tình hình HIV/AIDS ở Việt Nam tính đến ngày 31/12/2006 ............................... 7
Hình 1.3: Chu trình cung ứng thuốc .................................................................................... 24
Hình 3.1: Quy trình lựa chọn và quản lý bệnh nhân trong chương trình PEPFAR ............. 32
Hình 3.2: Các tiêu chí lựa chọn bệnh nhân của chương trình PEPFAR .............................. 33
Hình 3.3: Các nguyên tắc lựa chọn bệnh nhân .................................................................... 35
Hình 3.4: Sơ đồ các bước sàng lọc trong quá trình lựa chọn bệnh nhân ............................. 38
Hình 3.5: Sơ đồ chuẩn bị bệnh nhân trước khi điều trị ARV …………………………….40
Hình 3.6: Quy trình Lập hồ sơ quản lý bệnh nhân............................................................... 42
Hình 3.7: Quy trình phát thẻ bệnh nhân tại đơn vị tham vấn xét nghiệm HIV tự nguyện... 43
Hình 3.8: Quy trình phát thẻ bệnh nhân tại cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS ............ 44
Hình 3.9: Biểu đồ tỷ lệ số lượng bệnh nhân người lớn điều trị thực tế của từng địa phương
so với cả nước .......................................................................................................... 47
Hình 3.10: Tỷ lệ số lượng bệnh nhân điều trị thực tế/kế hoạch ........................................... 50
Hình 3.11: Biểu đồ tỷ lệ bỏ điều trị/tổng số bệnh nhân điều trị........................................... 52
Hình 3.12: Biểu đồ số tỷ lệ bỏ điều trị không lý do/tổng số bỏ điều trị .............................. 54
Hình 3.13: Biểu đồ tỷ lệ bỏ điều trị không lý do/tổng số bệnh nhân điều trị ...................... 55
Hình 3.14: Sơ đồ hệ thống phân phối thuốc ARV của chương trình PEPFAR ................... 57
Hình 3.15: Mô hình quản lý dược phẩm tại các cơ sở Y tế điều trị ARV ........................... 58
Hình 3.16: Mô hình quy trình cấp phát thuốc ARV ............................................................ 60
Hình 3.17: Quy trình nhận thuốc ......................................... Error! Bookmark not defined.

Hình 3.18: Quy trình tư vấn cho bệnh nhân khi phát thuốc. Error! Bookmark not defined.
Hình 3.19: Quy trình kiểm tra số thuốc đã phát................... Error! Bookmark not defined.
Hình 3.20: Biểu đồ tỷ lệ phác đồ điều trị thực tế ................. Error! Bookmark not defined.


1

Đặt vấn đề
Sau hơn 25 năm phát hiện ca nhiễm HIV đầu tiên, thế giới của chúng ta
đang phải đối mặt với một đại dịch lớn nhất, nguy hiểm nhất với cả tính chất,
quy mô và phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới. HIV/AIDS không chỉ ảnh
hưởng tới sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng đến an ninh, sự phát triển xã
hội và nòi giống của loài người. Theo công bố của Chương trình phối hợp của
Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) và Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO)
tính đến cuối năm 2006, trên toàn thế giới có khoảng 39,5 triệu người nhiễm
HIV đang còn sống, trung bình mỗi ngày có thêm 14.000 trường hợp nhiễm
HIV mới (2.000 trẻ em và 12.000 người lớn), trong đó 95% là ở các nước
đang phát triển[2], [5], [19].
Việt Nam nằm trong khu vực báo động của châu Á, cũng đã và đang
thật sự phải đối mặt với đại dịch HIV/AIDS. Tháng 12 năm 1990 tại Thành
phố Hồ Chí Minh phát hiện ca nhiễm HIV đầu tiên, và đến 30.11.2006 lũy
tích các trường hợp được báo cáo trên toàn quốc là 116.240 người, trong đó
có 20.151 trường hợp đã chuyển thành AIDS và 11.765 bệnh nhân đã tử vong
do AIDS [5]. Tại miền Bắc, 3 địa phương có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất là Hà
Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.
Tính đến thời điểm hiện tại, mặc dù các tổ chức Y tế, các đoàn thể trên
thế giới, các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội tình nguyện… đã hết sức
nỗ lực ngăn chặn sự lan truyền HIV, nhưng sự lây nhiễm HIV trong cộng
đồng vẫn chưa có dấu hiệu giảm bớt. Chúng ta vẫn chưa tìm ra thuốc diệt trừ
HIV và đại dịch HIV/AIDS vẫn luôn là điểm nóng bỏng của toàn thế giới.

Tuy nhiên việc tìm ra thuốc kháng virus HIV (thuốc ARV) đã mang lại hi
vọng được cứu sống cho nhiều người, đồng thời đang dần làm thay đổi phần
nào nhận thức về HIV/AIDS từ một căn bệnh chết người sang một căn bệnh


2

mạn tính có thể điều trị được. Điều khó khăn là thuốc ARV còn đắt, phải
được sử dụng cả đời và bệnh nhân phải tuân thủ điều trị một cách nghiêm
ngặt trong suốt quá trình điều trị.
Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng rất chú trọng đến việc phát
triển các nguồn lực dành cho các chương trình phòng chống HIV/AIDS. Cùng
với những nỗ lực trong nước, chúng ta còn nhận được rất nhiều sự hỗ trợ
Quốc tế: các dự án điều trị như PEPFAR, Quỹ Toàn cầu, Quỹ Clinton, dự án
ESTHER,… Hiện nay đã có khoảng 7.000 bệnh nhân đã tiếp cận được thuốc
kháng HIV (chiếm khoảng 30% bệnh nhân đủ tiêu chuẩn điều trị) [5].
Chúng ta phải kể đến sự đóng góp của chương trình PEPFAR (Kế
hoạch khẩn cấp phòng chống AIDS của tổng thống Hoa Kỳ) trong việc hỗ trợ
thuốc ARV và xây dựng các chương trình dự phòng, chăm sóc và điều trị
HIV/AIDS áp dụng cho tất cả các cấp trong hệ thống Y tế. Tuy nhiên, chúng
ta đã tận dụng được một cách có hiệu quả các nguồn đầu tư nước ngoài trong
các chương trình phòng chống HIV/AIDS chưa vẫn đang là một câu hỏi đặt ra
cho các nhà quản lý kinh tế và các chuyên gia trong lĩnh vực Y tế.
Để sơ bộ đánh giá thực trạng của các vấn đề liên quan đến việc quản lý
và hiệu quả sử dụng nguồn thuốc ARV ở các cơ sở Y tế triển khai chương
trình PEPFAR tại Việt Nam, tôi tiến hành đề tại "Khảo sát việc quản lý nguồn
thuốc kháng virus HIV do chương trình PEPFAR tài trợ tại một số tỉnh phía
Bắc" với mục tiêu:
• Mô tả quá trình lựa chọn và quản lý bệnh nhân điều trị ARV do chương
trình PEPFAR tài trợ.

• Phân tích quy trình quản lý cấp phát thuốc ARV tại các cơ sở Y tế triển
khai chương trình PEPFAR.


3

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Diễn biến của đại dịch HIV/AIDS trên thế giới
Đại dịch HIV/AIDS xuất hiện ở hầu hết các khu vực trên thế giới vào
khoảng những năm cuối của thập kỷ 70 và những năm đầu của thập kỷ 80.
Trường hợp mắc hội chứng suy giảm miễn dịch đầu tiên được phát hiện tại
Los-Angeles, bang California – Mỹ vào tháng 6 năm 1981. Sau đó nhiều bệnh
nhân tương tự được phát hiện ở Haiiti và Châu Mỹ La-tin trên quần thể những
người đồng tính luyến ái và những người nghiện chích ma túy [20]. Đến năm
1985, khi sinh phẩm chẩn đoán được bán rộng rãi trên thị trường và nhiều nơi
có thể làm xét nghiệm người ta thấy rằng HIV đã lan tràn rất nhanh trên phạm
vi toàn cầu. Hai khu vực Nam và Đông Nam Á, Đông Á Thái Bình Dương
dịch HIV/AIDS xuất hiện muộn hơn vào khoảng những năm cuối của thập kỷ
80, vùng đông Âu và Trung Á phát hiện dịch vào những năm đầu thập kỷ 90.
Như vậy, trải qua hơn 25 năm đấu tranh phòng, chống HIV/AIDS , các quốc
gia trên thế giới đã và đang phải đương đầu với một đại dịch có tính chất nguy
hiểm nhất mà loài người gặp phải. Tuy đã có những thành công nhất định,
nhưng ở bình diện chung và cấp độ toàn cầu có thể thấy nhân loại vẫn chưa có
khả năng ngăn chặn được tốc độ lây nhiễm HIV/AIDS. Dịch HIV/AIDS vẫn
tiếp tục gia tăng và tàn phá nặng nề các khu vực ở châu Phi và tiếp theo là
châu Á. Một số nước châu Phi và vùng cận Sahara có tới hơn 50% bệnh nhân
nhập viện do HIV/AIDS, tuổi thọ bình quân ở khu vực đó chỉ còn 40 tuổi
[19], [29], HIV/AIDS là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại khu vực này,
sự phát triển kinh tế, xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tính trên phạm vi
toàn thế giới, HIV/AIDS đứng thứ 4 trong số những căn bệnh gây tử vong cao

[18].


4

Theo báo cáo của USAIDS và WHO vào thời điểm cuối năm 2006, mỗi
ngày trôi qua thế giới có 14.000 trường hợp nhiễm HIV mới và 95% các
trường hợp này tập trung ở các nước đang phát triển. Chỉ tính riêng năm
2006, có khoảng 4,9 triệu người nhiễm HIV và 2,9 triệu người tử vong do
AIDS. Các khu vực có số người nhiễm HIV cao nhất là châu Phi, vùng cận
Sahara, tiếp đến là khu vực châu Á Thái Bình Dương (Ước tính có khoảng 7,1
triệu người mang vi rút HIV trong toàn khu vực). Cho đến nay, đã có hơn 14
triệu trẻ em bị mồ côi do AIDS. Một số nước như Nigeria, số lượng trẻ em mồ
côi do AIDS đã tăng lên 995.000 trường hợp, Ethiopia là 989.000 trường hợp,
Kenia là 892.000 trường hợp [19]. Hầu hết số trẻ em này đều sống trong hoàn
cảnh khó khăn, không được đến trường và phải sống nhờ vào các quỹ phúc lợi
xã hội. Hình thức lây nhiễm chủ yếu ở các khu vực là qua quan hệ tình dục
khác giới, tiêm chích ma túy và có một vài khu vực hình thức lây truyền chính
là đồng tính nam giới. Ở hầu hết các khu vực, nam giới mắc nhiều hơn nữ
giới, riêng ở khu vực cận Sahara nữ chiếm nhiều hơn nam và hình thái lây
nhiễm chủ yết qua quan hệ tình dục khác giới.
Châu Á phát hiện ra ca nhiễm HIV đầu tiên tại Thái Lan vào năm 1985,
đến cuối những năm 90, Campuchia, Myanmar và Thái Lan công bố dịch
bệnh đáng lo ngại trên lãnh thổ của họ. Năm 2001, toàn bộ khu vực châu Á đã
có 7,1 triệu người nhiễm HIV. Ước tính tại Trung Quốc có khoảng 1,5 triệu
người nhiễm HIV, Ấn Độ có khoảng 3,97 triệu người nhiễm HIV, Thái Lan
có khoảng 670.000 người nhiễm HIV [19]. Dịch tễ học ở khu vực này cũng
có nhiều đặc điểm khác biệt. Tại Thái Lan và Campuchia hình thái lây nhiễm
HIV chủ yếu là qua quan hệ tình dục khác giới, nhưng ở Việt Nam, Trung
Quốc và Malaysia hình thái lây nhiễm vẫn chủ yếu qua tiêm chích ma tuý và

tình trạng lây nhiễm qua đường tình dục khác giới cũng ngày càng tăng.


5

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng HIV/AIDS trên thế giới: nạn
đói nghèo, trình độ dân trí thấp, tình trạng di dân tự do, sự gia tăng các tệ nạn
xã hội đã làm HIV/AIDS gia tăng. Vấn đề sử dụng bao cao su dự phòng lây
truyền HIV qua đường tình dục tuy đã được khuyến khích nhưng rất ít nước
áp dụng. Trong khu vực châu Á, việc dùng chung dụng cụ tiêm chích ma túy
là một trong những hành vi có nguy cơ gây lây truyền HIV nổi trội. Các
nguồn lực ngăn chặn HIV chưa thực sự đồng bộ, khả năng tiếp cận với thuốc
kháng virus HIV còn nhiều hạn chế.
Mức độ nguy hiểm của dịch HIV được đánh giá thông qua tỷ lệ người
nhiễm HIV trong cộng đồng [15] được đánh giá thông qua tỷ lệ người nhiễm
HIV trong 100 người dân như sau:
0.5%: HIV chỉ giới hạn trong đám người có nguy cơ cao.
1%: HIV đang xâm nhập vào quần chúng.
2%: HIV bắt đầu phát triển ở mức độ tăng vọt (theo luỹ thừa).
4%: HIV tăng nhanh ở tốc độ không kìm hãm được

1.2. Diễn biến của đại dịch HIV/AIDS tại Việt Nam
Tháng 12.1990, Việt Nam phát hiện ca nhiễm HIV đầu tiên tại Thành
phố Hồ Chí Minh. Đến cuối năm 2006, lũy tích các trường hợp nhiễm HIV
được báo cáo trên toàn quốc đã là 116.240 và dự báo đến năm 2010, Việt
Nam sẽ có khoảng 311.500 người nhiễm HIV. Theo ước tính, thông thường
lấy số thực phát hiện nhân hệ số 3 thì tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong năm 2003
ở Việt Nam là 0.23% dân số, tập trung cao nhất ở một số tỉnh thành: Quảng
Ninh: 580,47/100.000 dân ~ 0.58%, Hải Phòng: 338,67/100.000 dân ~ 0.38%,
Thành phố Hồ Chí Minh: 249,72/100.000 dân ~ 0.25%, An Giang:

184,36/100.000 dân ~ 0.18%, Hà Nội: 181,38/100.000 dân ~ 0.18% [19].


6

Tớnh n thi im thỏng 9.2007, 10 tnh/thnh ph cú t l nhim HIV cao
nht l Qung Ninh, Hi Phũng, B ra- Vng Tu, An Giang, H Ni, Cao
Bng, Bc Cn, Cn Th, Thnh ph H Chớ Minh v Lng Sn [10]. T l
nhim HIV tớnh trờn 100.000 ngi dõn tớnh n thi im thỏng 9.2007 ti
cỏc tnh/thnh ph ca Vit Nam cú t l cao nhim cao nht cú th c
tham kho trong hỡnh v 1.1 di õy:

6

Cao Bằng
305,98

Quảng Ninh
673,88

1

7

Bắc Cạn
302,16

Hải Phòng
414,90


2

10

Lạng Sơn
280,27

Hà Nội
315,88

5

4

An Giang
330,40

TP. HCM
295,71

9

B.rịaV. tàu
342,69

3

8

Cần Thơ

297,02

7

Hỡnh 1.1: T l nhim HIV ti 10 tnh/thnh ph cú t l nhim HIV cao nht
Vit Nam (tớnh n thi im thỏng 9.2007)
Nh vy, mc nguy him ca i dch HIV Vit Nam mc dự vn
c ỏnh giỏ mc HIV cũn gii hn trong ỏm ngi cú nguy c cao,
cha cú din bin lan trn din rng trong dõn, tuy nhiờn, nhng bin ng v
chiu hng gia tng HIV Vit Nam cho thy Vit Nam cng l mt trong
nhng quc gia ang phi i mt vi nn HIV tng nhanh v khú kim soỏt.


7

Theo số liệu thống kê của Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam [11],
tình hình HIV/AIDS ở Việt Nam tính đến ngày 31/12/2006 được tóm tắt như

12454

13731

104111

12/31/2006

Tích lũy

2005


14200

.2004.

12012

.2003.

16469

.2002.

2001

1121034073

2000

8423
22863

Nhiễm mới

1999

1998

1997

1996


1995

2540

1994

1171

1369

12

1993

1

1992

0

11

0

1991

1

1


1990

20000

1159

40000

1452
3992
1781
5773
2881
8654
5786
14440

60000

1428748360

64829

80000

76841

100000


90380

120000

116565

hình 1.2:

Hình 1.2: Tình hình HIV/AIDS ở Việt Nam tính đến ngày 31/12/2006
Tính đến ngày 1/3/2007 thì các số liệu về tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Việt
Nam được Cục phòng chống HIV/AIDS tổng kết như sau [12]:
• Số trường hợp có HIV phát hiện được trên toàn quốc: 122487
• Số trường hợp chuyển sang giai đoạn AIDS: 22566
• Số trường hợp tử vong: 13157
• Các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện ở:
- 95% các quận huyện
- 45% các xã
- Ước lượng khoảng hơn 100 người nhiễm HIV mới mỗi ngày


8

Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam có liên quan mật thiết với tình trạng tiêm
chích ma túy và mại dâm đặc biệt là qua con đường tiêm chích ma túy, và vẫn
tiếp tục có chiều hướng gia tăng cả trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao và
nhóm đối tượng được coi là không có nguy cơ cao. Đối tượng nhiễm HIV có
xu hướng ngày càng trẻ hóa (Tỷ lệ người nhiễm HIV ở lứa tuổi 20 - 29 là
15% vào năm 1993, và đã tăng lên đến 62% vào cuối năm 2002) [19]. Nguy
cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục tiếp tục gia tăng và khả năng lây
nhiễm HIV ra cộng đồng là rất lớn do gia tăng tỷ lệ nghiện chích ma túy trong

nhóm gái mại dâm, người nghiện chích ma túy, người nhiễm HIV tiếp tục có
quan hệ với gái mại dâm và tỷ lệ sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với
gái mại dâm thấp. Các điều tra trong thời gian gần đây cho thấy tỷ lệ sử dụng
bao cao su trong lớp trẻ chiếm rất thấp và điều này cảnh báo nguy cơ nhiễm
HIV trong lứa tuổi trẻ. Bên cạnh đó, mức độ lây lan của dịch từ nhóm nguy
cơ cao ra cộng đồng biểu hiện qua tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mang
thai và nhóm thanh niêm khám tuyển nghĩa vụ quân sự cũng được cảnh báo là
ngày càng gia tăng. Hiện nay, HIV đã lây truyền ở tất cả 64 tỉnh thành trên
toàn quốc, nhiều tỉnh, thành phố có 100% số xã, phường có người nhiễm
HIV/AIDS [5]. Như vậy, ở Việt Nam, đại dịch HIV/AIDS đã trở thành một
thách thức lớn đối với việc phát triển kinh tế xã hội, giá trị văn hóa và truyền
thống quốc gia. Để đáp ứng với tình trạng này, ngay từ những ngày đầu,
Chính phủ Việt Nam đã xác định HIV/AIDS không chỉ là vấn đề về Y tế mà
còn là vấn đề xã hội, kêu gọi phòng chống HIV/AIDS là trách nhiệm của mọi
người, của mọi gia đình và của toàn xã hội [18], tất cả các ngành, các cấp
cùng tham gia ngăn chặn và dự phòng dịch. Một loạt các chính sách và các
biện pháp mạnh mẽ, toàn diện ra đời của Chính phủ Việt Nam đã góp phần
làm chậm lại quá trình phát triển dịch trong những năm qua. Tuy nhiên, bên
cạnh các nguồn đầu tư của Chính phủ chúng ta cần phải có thêm các nguồn hỗ


9

trợ về tài chính và kỹ thuật từ bên ngoài để công cuộc phòng chống
HIV/AIDS tại Việt Nam nói riêng cũng như khu vực nói chung thật sự mang
lại hiệu quả cao.

1.3. Thuốc kháng virus HIV
Thuốc kháng virus HIV là các loại thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển
và nhân lên của HIV ở những giai đoạn khác nhau trong vòng đời của virus.

Hiện nay có một số nhóm đang được áp dụng điều trị cho bệnh nhân nhiễm
HIV như sau [7],[23]:
• Nhóm chất ức chế men phiên mã ngược tương tự nucleosid (NRTI);
• Nhóm chất ức chế protease (PI);
• Nhóm chất ức chế men phiên mã ngược phi nucleosid (NNRTI);
• Nhóm chất ức chế men phiên mã ngược nucleotid (NtRTI);
• Các chất ức chế hòa nhập.
Với khoảng hơn 20 hoạt chất thuộc 5 nhóm trên, thuốc retrovirus
(thuốc ARV) được sử dụng điều trị cho những bệnh nhân nhiễm HIV với
những mục đích chính như sau [9]:
• Làm giảm tối đa và ngăn chặn lâu dài sự nhân lên của virus
• Phục hồi chức năng miễn dịch
• Giảm tần suất mắc và tử vong do các bệnh liên quan đến HIV
• Cải thiện sức khỏe và kéo dài thời gian sống
• Làm giảm sự lây truyền HIV và ngăn ngừa sự lây nhiễm HIV sau phơi
nhiễm
Việc điều trị ARV là một quá trình đòi hỏi sự tuân thủ tuyệt đối các
nguyên tắc điều trị của cả phía nhân viên chăm sóc Y tế và người bệnh được
điều trị thuốc. Các nguyên tắc điều trị ARV được Bộ Y tế Việt Nam hướng
dẫn cơ bản bao gồm [9]:


10

• Điều trị kháng virus HIV là một phần trong tổng thể các biện pháp
chăm sóc và hỗ trợ về Y tế, tâm lý và xã hội cho người nhiễm HIV.
• Bất cứ phác đồ điều trị nào cũng phải có sự kết hợp của ít nhất 3 loại
thuốc ARV (Liệu pháp kháng retrovirus hoạt tính cao- HAART).
• Sự tuân thủ là yếu tố quan trọng quyết định thành công của điều trị
ARV. Tuân thủ điều trị ARV là uống đủ liều thuốc được chỉ định và

uống đúng giờ.
• Các thuốc ARV chỉ có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus mà không
chữa khỏi hoàn toàn bệnh HIV nên người bệnh phải điều trị kéo dài
suốt đời và vẫn phải áp dụng các biện pháp dự phòng để tránh lây
truyền virus cho người khác.
• Người bệnh điều trị ARV khi chưa có tình trạng miễn dịch được phục
hồi vẫn phải điều trị dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
Phương pháp điều trị kháng retrovirus bắt đầu được áp dụng từ năm
1996 tại các nước đang phát triển và đến nay đã phát triển rộng rãi ra nhiều
nước trên thế giới như Braxin, Thái Lan, Ấn Độ. Tại Braxin, Pháp luật Braxin
quy định bệnh nhân AIDS được điều trị miễn phí. Chính phủ đã dành 300 330 triệu USD/năm cho chương trình HIV/AIDS, trong đó 250 - 270 triệu
USD được dùng để mua thuốc kháng HIV. Để giảm chi phí điều trị, Braxin đã
tự sản xuất 9 loại thuốc kháng HIV, trong đó thuốc sản xuất trong nước chiếm
khoảng 40% tống số thuốc cần cho chương trình điều trị. Bên cạnh đó, Chính
phủ Braxin đã chủ động thảo luận với các công ty thuốc đa quốc gia về việc
cung cấp thuốc kháng HIV đang trong giai đoạn bảo hộ bản quyền cho Braxin
với mức giá hợp lý và kêu gọi các tổ chức phi Chính phủ cùng tham gia hỗ trợ
điều trị cho bệnh nhân AIDS. Đồng thời để giảm tải cho các cơ sở điều trị
HIV/AIDS, Braxin đã áp dụng biện pháp điều trị ngoại trú và điều trị ngay tại
nhà cho bệnh nhân AIDS. Nhờ các biện pháp trên, kể từ 1997 - 2001, Braxin


11

đã giảm được 358.000 lượt người đến bệnh viện và đã tiết kiệm được 1,1 tỷ
USD, giảm nhiễm trùng cơ hội từ 60% đến 80%, giảm tỷ lệ người chết do
AIDS xuống còn 50% [5],. Tại Thái Lan, Việc tiếp cận thuốc kháng HIV của
bệnh nhân AIDS tại Thái Lan được thực hiện dưới nhiều hình thức như:
Chính phủ đã đàm phán với các công ty thuốc đa quốc gia để giảm giá thuốc
kháng HIV, cho phép sản xuất thuốc kháng HIV dưới dạng tên gốc. Nhờ vậy,

chi phí điều trị ARV cho bệnh nhân AIDS giảm xuống còn khoảng 365
USD/bệnh nhân/năm với phác đồ điều trị 3 loại thuốc. Kể từ khi áp dụng công
thức điều trị phối hợp 3 loại thuốc kháng HIV kèm theo điều trị nhiễm trùng
cơ hội bằng thuốc sản xuất trong nước, ngân sách của Chính phủ Thái Lan
dùng cho chương trình phòng chống HIV/AIDS đã tiết kiệm được 40% chi
phí [5], [6].
Đến nay, một số nước khác thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương (bao
gồm Campuchia, Trung Quốc…) đã xây dựng chương trình chăm sóc hỗ trợ
và điều trị HIV/AIDS làm nền tảng cho việc mở rộng điều trị kháng HIV với
sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ về chỉ đạo, tài chính và sự tham gia tích
cực của các ban, ngành, đoàn thể trong xã hội.
Như vậy có thể thấy rằng, khuynh hướng chung toàn cầu là tiếp tục
tăng cường điều trị kháng virus. Đến năm 2006, có gần 700.000 người đã
được điều trị lần đầu tiên. Đến tháng 12/2006 ước tính có 2.015.000 (1.8 – 2.2
triệu) người sống chung với HIV/AIDS ở các nước thu nhập thấp và thu nhập
trung bình đã được điều trị ARV, đạt tỷ lệ 28% (24% - 34%) trên tổng số 7.1
triệu người (6.0 – 8.4 triệu) người cần được điều trị. Khu vực Châu Phi cận
Sahara hiện nay ước tính có hơn 1.3 triệu người đang được điều trị kháng
virus, chiếm tỷ lệ 28% (24% - 33%), nhưng ba năm trước đó chỉ có 100.000
người được điều trị, chỉ đạt tỷ lệ 2%. Trong số những người hiện đang được
điều trị có 67% sống ở Châu Phi cận Sahara, con số này ở thời điểm cuối năm


12

2003 là 25%.Tại vùng Đông, Nam và Đông-nam á, có 280.000 (225.000 –
335.000) người hiện đang được điều trị và tỷ lệ ước tính là 19% (13% - 28%),
tăng bốn lần so với cuối năm 2003, khi đó chỉ có 70.000 người được điều trị.
Mặc dù châu Á chiếm 21% (17% - 25%) trên tổng số cần điều trị toàn cầu
nhưng chỉ có 14% (13% - 15%) những người đang được điều trị sống ở các

nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình ở khu vực này. Có thể tham
khảo những thông tin về tình hình điều trị ARV tại khu vực các nước có thu
nhập thấp và trung bình từ tháng 1.2003 đến tháng 12.2006 trên thế giới qua
bảng 1.1 dưới đây [8].
Bảng 1.1: Ước tính số người được điều trị và cần được điều trị tại các nước
thu nhập thấp và thu nhập trung bình ( Đơn vị: nghìn người)
Số người ước

Số người ước

tính được điều

tính được điều

trị, 12/2005

trị, 12/2003

28%

810

100

(4.100– 5.600)

(24 – 33%)

(730– 890)


(75– 125)

355

490

72%

315

210

(315– 395)

(370– 640)

(55 – 96%)

(295– 335)

(160– 260)

280

1.500

19%

180


70

(225– 335)

(1.000– 2.100)

(13 – 28%)

(150– 210)

(52– 88)

35

230

15%

21

15

(33– 37)

(160– 320)

(11 – 22%)

(20– 22)


(11– 19)

5

77

6%

4

1

Đông

(4– 6)

(43– 130)

(4 – 12%)

(3– 5)

(750 – 1.250)

Tổng

2.015

7.100


28%

1.330

400

(1.795– 2.235)

(6.000– 8.400)

(24 – 34%)

(1.200– 1.460)

(300– 500)

Khu vực địa lý

Châu Phi cận
Sahara
Mỹ latinh và vùng
Caribê
Đông, Nam và
Đông nam Á
Châu Âu và Trung
Á
Bắc Mỹ và Trung

Số người ước


Số người ước

tính được điều

tính cần điều trị,

trị, 2006

2006

1.340

4.800

(1.220– 1.460)

Tỷ lệ bao phủ
điều trị, 12/2006


13

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định một số giới hạn các loại
thuốc và phối hợp thuốc là an toàn và hiệu quả cho việc điều trị HIV/AIDS.
Nghiên cứu này tập trung vàp 22 thuốc kháng virus HIV, trong đó có bao hàm
các thuốc theo khuyến cáo của WHO. Ở Việt Nam, tất cả 22 loại thuốc kháng
virus HIV đơn thành phần và phối hợp thành phần đều thuộc vào sáng chế
được bảo hộ độc quyền, hoặc đã có đơn xin cấp bằng độc quyền sáng chế. Vì
quyền sản xuất và phân phối các sản phẩm thiết yếu bị giới hạn cho những
công ty nhất định, nên một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng virus HIV có

giá rất cao người tiêu dùng không thể tiếp cận được với lượng cần thiết và giá
mà họ có thể chi trả [14].
Việt nam đã tiếp cận thuốc kháng HIV từ năm 2002 trong chương trình
phòng chống HIV/AIDS. Ngân sách thuốc kháng HIV đã được nâng cao dần
qua các năm (2002: 5%; 2003: 7%; 2004: 13%; 2005: 15% nguồn ngân sách
dành cho Y tế) [8].Ngân sách Quốc gia năm 2004 dự tính điều trị cho 3000
vệnh nhân tuy nhiên đến năm 2006 chỉ còn 900 bệnh nhân sử dụng thuốc
ARV từ Chương trình phòng chống HIV/AIDS Quốc gia [4], trong khi đó số
bệnh nhân cần được điều trị ARV ngày càng tăng. Điều này cho thấy việc
chuẩn bị sẵn sàng điều trị thuốc ARV tại các cơ sở Y tế từ Chương trình
phòng, chống HIV/AIDS Quốc gia sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đến nay, chúng
ta đã có 7 doanh nghiệp đã được cấp số đăng ký sản xuất thuốc kháng HIV.
Các doanh nghiệp này có thể sản xuất được các thuốc kháng HIV thuộc danh
mục thuốc thiết yếu của Việt nam hoặc có thể sản xuất theo phương thức
nhượng quyền, gia công cho các công ty nắm giữ bản quyền phát minh, sáng
chế. Với sự hỗ trợ của các dự án, các tổ chức nước ngoài chúng ta đã có
khoảng 7.000 bệnh nhân AIDS được tiếp cận và điều trị bằng các liệu pháp
kháng HIV [8].


14

Theo hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị nhiễm HIV của Bộ Y tế Việt
Nam [9] các phác đồ điều trị ARV được sử dụng điều trị ARV tại Việt Nam
như sau:
Phác đồ Hàng 1 chỉ định cho tất cả các bệnh nhân bắt đầu điều trị ARV.
Cụ thể:
• d4T + 3TC + NVP
• d4T + 3TC + EFV
• ZDV + 3TC + NVP

• ZDV + 3TC + EFV
Phác đồ Hàng 2 chỉ định khi người bệnh được xác định là thất bại điều
trị đối với các phác đồ điều trị ARV hàng 1. Cụ thể như sau:
• TDF + ddl + LPV/r
• TDF + ddl + NFV
• TDF + ddl + SQV/r
• ABC + ddl + LPV/r
• ABC + ddl + NFV
• ABC + ddl + SQV/r
(Tham khảo bảng tên thuốc, biệt dược và ký hiệu viết tắt của thuốc ở
Phụ lục A)
Theo hai đồng tác giả Jakkarit Kuanpoth và Lê Hoài Dương [14] giá
thuốc kháng virus HIV ở Việt Nam cao hơn nhiều giá tốt nhất trên thế giới
hiện nay. Giá hai loại thuốc sản xuất trong nước: Lamivudine 150mg và
Lamivudine + Zidovudine 150+300mg có mức giá thấp hơn đáng kể so với
giá nhập khẩu, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức giá tốt nhất trên thị
trường thế giới. Hai tác giả này đã tìm hiểu và đưa ra bảng so sánh giá thuốc
Lamivudine và viên phối hợp Lamivudine + Zidovudine nhập khẩu và sản
xuất nội địa thị trường Việt Nam. Xin tham khảo thông tin này ở bảng 1.2.


15

Bảng 1.2: Bảng so sánh chi phí thuốc theo nguồn gốc sản xuất
Chi phí tính trên một người một năm (USD)
Lamivudine 150 mg

Lamivudine+Zidovudine
150+300mg


Giá thuốc kháng virus HIV
nhập khẩu (Thuốc của

1860 – 2240

2336

487

949

65

197

(Công ty Hetero, Ấn Độ-

(Công ty Cipla, Ấn Độ-

Giá giao tại nhà SX)

Giá giao tại nhà SX)

công ty gốc)
Giá thuốc sản xuất trong
nước
Giá tốt nhất trên thị trường
QT (Được WHO kiểm
định chất lượng)


Giá cả thuốc tác động đến mức độ sẵn có của thuốc và khả năng tiếp
cận thuốc của bệnh nhân. Bên cạnh đó, giá thuốc ARV còn tác động đến việc
sử dụng thuốc hợp lý hay không. Một trong những nguyên nhân quan trọng
dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc kháng virus HIV không đúng phác đồ hoặc
không tuân thủ đúng thời gian điều trị, không dùng thuốc thường xuyên là giá
thuốc kháng HIV còn rất cao mà khả năng tài chính của người có HIV thì
thường rất hạn chế và tình trạng kinh tế y tế còn chưa đủ đáp ứng cho việc
điều trị cộng đồng miễn phí, trong khi đó thu nhập của những người có HIV
thường rất hạn hẹp do sự kỳ thị xã hội, khó khăn duy trì việc làm hoặc suy
giảm về mặt sức khỏe. Một nhân tố khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
việc điều trị thuốc cho bệnh nhân là sự cung cấp thuốc kháng virus HIV
không thường xuyên, đều đặn ở cả khu vực nhà nước và tư nhân. Kết quả là
một tỷ lệ tương đối lớn những người tiếp cận được thuốc kháng virus HIV sử
dụng thuốc một cách bừa bãi và không có theo dõi của hệ thống Y tế chính
thống. Nguy cơ lớn là HIV sẽ nhanh chóng kháng thuốc, một tỷ lệ lớn bệnh


16

nhân sẽ sớm phải chuyển sang điều trị theo phác đồ Hàng 2 với mức giá cao
hơn rất nhiều so với mức giá của phác đồ Hàng 1 thông dụng, điều đó đồng
nghĩa với việc tăng chi phí điều trị ARV của một bệnh nhân lên cao.
Như vậy, có thể thấy rằng, một nhu cầu rõ ràng và cấp thiết là phải sớm
thực thi một hệ thống cung cấp thuốc toàn diện để đảm bảo cung cấp không
gián đoạn thuốc kháng virus HIV. Lý tưởng là thuốc kháng virus HIV được
phân phối miễn phí cho bệnh nhân, hoặc với một mức phí tượng trưng. Thêm
vào đó, cần phải đào tạo bài bản cho những người kê đơn và phát triển các tài
liệu giải thích tầm quan trọng của việc tuân thủ các phác đồ điều trị hiện đạiphối hợp điều trị 3 loại thuốc đến các cán bộ Y tế, bệnh nhân và những người
hỗ trợ điều trị HIV/AIDS.


1.4. Hệ thống tổ chức phòng chống HIV/AIDS và tình hình cung
ứng thuốc ARV tại Việt Nam
1.4.1. Hệ thống tổ chức phòng chống HIV/AIDS
Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước và
điều phối các hoạt động phòng chống HIV/AIDS thống nhất trên phạm vi cả
nước.
Các tiểu ban chuyên môn
Các tiểu ban khu vực
Hệ điều trị HIV/AIDS bao gồm hệ thống điều trị hoạt động từ trung
ương đến địa phương:
a. 3 trung tâm chăm sóc và điều trị HIV/AIDS :
• Miền Bắc: Viện các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia
• Miền Trung: Bệnh viện đa khoa Trung ương Huế
• Miền Nam: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh


17

b. Các tiểu ban điều trị tỉnh thuộc: ủy ban phòng chống AIDS, Trung
tâm phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh,
thành phố, Văn phòng thường trực phòng chống HIV/AIDS.
c. Các cơ sở điều trị tại tuyến tỉnh:
• Các Phòng khám ngoại trú
• Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện đa khoa tỉnh, một số Bệnh
viện Da liễu, khoa Sản, khoa Nhi…
d. Tại tuyến Huyện:
• Bệnh viện Huyện là đơn vị được giao trách nhiệm thực hiện công
tác điều trị HIV/AIDS.
e. Tuyến xã, phường:
• Trạm Y tế xã, phường là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong

việc chăm sóc, hỗ trợ điều trị bệnh nhân HIV/AIDS tại cộng
đồng
1.4.2. Tình hình cung ứng thuốc ARV tại Việt Nam
Hiện nay việc điều trị bằng ARV tại Việt Nam đã và đang được các cấp
quan tâm, Bộ Y tế Việt Nam xác định công tác điều trị cho người sống với
AIDS là một trong những hoạt động dự phòng HIV tốt nhất [4]. Trong chiến
lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm
nhìn 2020 đã xác định nhóm giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận với các
thuốc điều trị đạc hiệu HIV/AIDS, xây dựng các chính sách về tiếp cận thuốc,
đảm bảo cơ chế thuận lợi cho lưu thông và phân phối thuốc điều trị đặc hiệu
HIV/AIDS. Bảo đảm tính sẵn có, dễ tiếp cận đối vơi thuốc điều trị đặc hiệu
HIV/AIDS [17], [19].


×