B GIO DC V O TO B QUC PHềNG
học viện quân y
ON TRNG TRUNG
NGHIÊN CứU
MộT Số YếU Tố MÔI TRƯờNG Xã HộI
LIÊN QUAN TớI UNG THƯ Cổ Tử CUNG
TạI MộT Số TỉNH PHíA BắC
Chuyờn ngnh: V sinh xó hi hc v t chc y t
Mó s: 62.72.73.15
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
HÀ NỘI - 2012
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI:
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS. TS. LƯƠNG XUÂN HIẾN
2. PGS. TS. LÊ KHẮC ĐỨC
PHẢN BIỆN 1: GS.TS. ĐẶNG ĐỨC PHÚ
PHẢN BIỆN 2: GS.TS. NGUYỄN ĐỨC VY
PHẢN BIỆN 3: PGS.TS. NGUYỄN THỊ THU
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sỹ cấp Trường tại Học viên Quân y.
Vào hồi: 8 giờ 30 phút ngày 18 tháng 4 năm 2012
Có thể tìm luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện Quân y
- Thư viện Thông tin y học
NHỮNG CÔNG TRÌNHNGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Đoàn Trọng Trung, Trần Văn Thuấn, Nguyễn Phi Hùng (2009), “Tình hình ung thư thân tử
cung, cổ tử cung của bệnh nhân đến khám tại bệnh viện K Hà Nội từ 2001-2006”, Tạp chí Y học
thực hành, số 6 (665), tr. 120-121.
2. Đoàn Trọng Trung (2010), “Tìm hiểu mối liên quan giữa một số yếu tố xã hội, môi trường và sức
khỏe với ung thư cổ tử cung ở phụ nữ tại 12 tỉnh Việt Nam”, Tạp chí Y học thực hành, số 11 (741),
tr. 86-87.
3. Đoàn Trọng Trung, Lương Xuân Hiến (2010), “Tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh sản
tới tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung ở phụ nữ miền Bắc Việt Nam”, Tạp chí Y học thực hành, số 12
(745), tr. 48-50.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới, trong mô hình bệnh tật của thế kỷ 21, các bệnh không
nhiễm trùng, trong đó có bệnh ung thư, là nhóm bệnh chủ yếu đe dọa sức khỏe con người. Ung thư cổ tử
cung là loại ung thư có tỷ lệ tử vong cao ở nữ giới sau ung thư vú, đặc biệt là ở các nước đang phát triển,
trong đó có Việt Nam. Đó là một trong những thách thức trong công tác chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ
tại các cơ sở y tế cũng như tại cộng đồng.
Ở Việt Nam, phụ nữ hiện vẫn là lực lượng rất quan trọng trong cơ cấu lực lượng lao động, đa số điều
kiện lao động các ngành nghề chịu nhiều tác động bất lợi và là ngành nghề lao động nặng nhọc. Bên cạnh
đó phải kể đến việc có một tỷ lệ lớn phụ nữ hiện sử dụng các biện pháp kế hoạch hoá gia đình như đặt
vòng tránh thai, dùng thuốc tránh thai, triệt sản bằng thắt vòi trứng và bằng đặt thuốc Quinacrine vào
trong buồng tử cung.
Chính vì thế, một trong những vấn đề liên quan tới ung thư cổ tử cung đang được quan tâm nhiều
hiện nay là liệu các yếu tố môi trường xã hội có tác động lên sự gia tăng tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung ở
phụ nữ Việt Nam. Tới năm 2001, thời điểm trước khi thực hiện đề tài luận án, vẫn chưa có nghiên cứu
nào đi sâu phân tích mô hình ung thư cổ tử cung ở phụ nữ Việt Nam và các yếu tố liên quan trong đó có
việc triệt sản bằng Quinacrine. Mới chỉ có một số ít nghiên cứu tập trung vào việc ghi nhận ung thư cổ tử
cung tại các bệnh viện, hay tiến hành nghiên cứu sàng lọc tiền ung thư cổ tử cung ở cộng đồng trong địa
bàn còn hẹp.
2
Do vậy, chúng tôi tiến hành đề tài "Nghiên cứu một số yếu tố môi trường xã hội liên quan tới ung
thư cổ tử cung tại một số tỉnh phía Bắc" nhằm góp phần đáp ứng các yêu cầu cần thiết nêu trên.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1) Mô tả thực trạng ung thư cổ tử cung tại 12 tỉnh phía Bắc Việt Nam, 2001-2006.
2) Xác định một số yếu tố môi trường xã hội liên quan tới ung thư cổ tử cung tại địa bàn nghiên cứu.
Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài có tính cấp bách, ứng dụng thực tế, giúp ngành Y tế có được các phát hiện mới về đặc điểm
ung thư cổ tử cung, mối liên quan với ung thư cổ tử cung của một số yếu tố trước đây chưa được nghiên
cứu hoặc nghiên cứu chưa đầy đủ ở Việt Nam nói chung, 12 tỉnh nghiên cứu nói riêng.
Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học giúp các nhà hoạch định các chính sách xây dựng các chính
sách, giải pháp can thiệp hợp lý, các nội dung truyền thông giáo dục sức khỏe phù hợp trong việc phòng
chống ung thư cổ tử cung tại cộng đồng. Điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe cho người dân nói chung, phụ nữ nói riêng ở nước ta. Kết quả nghiên cứu cũng là căn cứ khoa
học cho cán bộ y tế lâm sàng tham khảo, ứng dụng trong việc nâng cao chất lượng khám và điều trị ung
thư cổ tử cung.
BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
3
Luận án dài 116 trang (không kể phần mục lục, danh mục, tài liệu tham khảo và phụ lục), gồm 4
chương: Chương 1: Tổng quan tài liệu, 32 trang; Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu, 20
trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu, 28 trang; Chương 4: Bàn luận, 30 trang. Luận án có 34 bảng số
liệu, 11 biểu đồ, 2 hình vẽ và 2 sơ đồ. 140 tài liệu tham khảo: tiếng Việt 55 và tiếng Anh 85.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Hàng năm trên thế giới ước tính có khoảng 471.000 ca ung thư cổ tử cung (CTC) mới được chẩn
đoán, trong đó có khoảng 380.000 ca mắc mới ở những nước đang phát triển và có trên 273.000 ca tử
vong xảy ra. Ở Việt Nam, ung thư CTC là loại ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ Việt Nam; tuy nhiên, tỷ
lệ mắc rất gần với ung thư vú. Tỷ lệ mắc ung thư CTC ở thành phố Hồ Chí Minh rất đặc thù cho các quần
thể có nguy cơ cao trong khu vực nhưng lại cao gấp 4 lần so với tỷ lệ này ở Hà Nội. Tỷ lệ mắc ung thư
CTC ở Hà Nội gần với của các quần thể có nguy cơ thấp. Điều này càng được chú ý hơn khi số người
mắc ung thư ở Việt Nam có chiều hướng đang gia tăng, hiện có khoảng 120.000 người mắc ung thư được
phát hiện, trong số đó có tới một nửa trong số họ đang ở vào giai đoạn cuối của bệnh.
Nghiên cứu của Hirohiko Tsujii ghi nhận tuổi thường gặp của ung thư CTC trong khoảng 50-59. Tác
giả Đặng Thị Phương Loan cũng ghi nhận khoảng tuổi thường gặp là 40-49, tuổi trung bình là 52 và một
nghiên cứu khác của Lê Phúc Thịnh tại TP Hồ Chí Minh cho thấy tuổi hay gặp ung thư CTC là 40-50
tuổi. Trong mối quan hệ giữa ung thư CTC và nghề nghiệp, người ta thấy rằng những phụ nữ là nông dân
chiếm tỷ lệ cao nhất 53,6%. Nghiên cứu của Coker AL cho thấy phụ nữ ung thư CTC có hút thuốc vào
4
thời điểm phát hiện ra bệnh có nguy cơ tử vong về bệnh này cao hơn các phụ nữ khác. Bên cạnh đó,
những phụ nữ không có bảo hiểm y tế hoặc tự chi trả cho việc khám chữa bệnh có nguy cơ tử vong vì căn
bệnh này cũng cao hơn.
Theo nghiên cứu của Martinez, quan hệ tình dục sớm là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ
lây nhiễm vi rút HPV. Người ta thấy rằng bệnh ung thư CTC liên quan đến những kích thích từ bên ngoài
như sinh nở nhiều lần, nạo hút thai nhiều, nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục. Tỷ lệ mắc bệnh được
phát hiện ở mức cao ở những phụ nữ tảo hôn và sinh con quá sớm, sinh con nhiều. Đặc biệt, ở gái mại
dâm, phụ nữ tái hôn trên 3 lần và phụ nữ bị viêm loét CTC, nguy cơ ung thư sẽ cao tới gấp 7 lần so với
người bình thường.
Quinacrine đã được áp dụng như là một biện pháp tránh thai ở nhiều nước trên thế giới. Phương
pháp này lần đầu tiên được nghiên cứu áp dụng ở Chi-lê và sau đó được nhân rộng ở nhiều nước, trong đó
có Việt Nam. Ở Việt Nam, chương trình triệt sản cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bằng Quinacrine đã
được thực hiện từ năm 1989. Đến cuối năm 1993, chương trình bị ngừng để đánh giá lại sau khi nhận
được thư của Tổ chức Y tế Thế giới đề cập rằng Quinacrine có thể gây ung thư phụ khoa đối với người sử
dụng. Đến nay phương pháp triệt sản này vẫn chưa được tiến hành lại vì vấn đề lo ngại trên.
Trên thế giới, đã có một số nghiên cứu tìm hiểu về mối liên hệ của Quinacrine với vấn đề ung thư
phụ khoa. Trong đó đáng kể đến là một nghiên cứu của David C. Sokal (FHI) về các nguy cơ ung thư đối
với phụ nữ triệt sản bằng Quinacrine ở Chi-lê tới năm 1996. Mặc dù nghiên cứu đã đưa ra được kết luận
về việc không có khả năng gây ung thư của Quinacrine, nhưng do cỡ mẫu của nghiên cứu chưa thực sự đủ
5
lớn, số trường hợp ung thư phát hiện được để phân tích chưa nhiều, nên tính thuyết phục của nghiên cứu
cũng thực sự chưa cao.
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về ung thư được thực hiện ở Việt Nam, hiện vẫn còn chưa có các
nghiên cứu trên phạm vi đủ lớn về các loại ung thư phụ khoa, đặc biệt là ung thư CTC. Ở Việt Nam, còn
rất thiếu những nghiên cứu chính thức về các yếu tố nguy cơ phổ biến liên quan tới ung thư CTC và hiện
chưa có nghiên cứu chính thức nào về mối quan hệ giữa ung thư CTC với triệt sản bằng Quinacrine ở phụ
nữ.
6
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa bàn, thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại 12 tỉnh phía Bắc của Việt Nam, bao gồm: Nghệ An, Ninh Bình, Nam
Định, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Phú Thọ.
Các tỉnh này được chọn có chủ định, tiêu chuẩn lựa chọn như sau:
- Là các tỉnh có bệnh viện đa khoa và/hoặc bệnh viện phụ sản cấp tỉnh có đủ khả năng khám lâm
sàng, cận lâm sàng, lấy mẫu và cố định bệnh phẩm ung thư phụ khoa đạt tiêu chuẩn qui định của Bộ Y tế.
- Là các tỉnh có các bệnh viện sau khi được lựa chọn đã đồng ý tham gia nghiên cứu khi được mời.
Thời gian nghiên cứu: 5 năm: Từ 9/2001 - 8/2006
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những phụ nữ sinh vào giai đoạn từ đầu năm 1947 đến hết năm 1966. Các
đối tượng được chia thành 2 nhóm: Nhóm bệnh và nhóm chứng:
+ Nhóm bệnh: Là tất cả những trường hợp phụ nữ trong độ tuổi nghiên cứu trên địa bàn 12 tỉnh
nghiên cứu, bị ung thư CTC nguyên phát, được phát hiện từ các bệnh viện tham gia nghiên cứu và được
xác định bệnh thông qua chẩn đoán mô học hoặc tế bào học.
+ Nhóm chứng: Là những phụ nữ không bị ung thư CTC được lựa chọn ngẫu nhiên từ những người
sống cùng thôn/bản, cùng nhóm tuổi với đối tượng ung thư.
7
2.3. Phương pháp nghiên cứu
* Thiết kế nghiên cứu: thiết kế nghiên cứu bệnh - chứng, trong đó nhóm bệnh bao gồm những phụ
nữ bị ung thư CTC nguyên phát và nhóm chứng bao gồm những phụ nữ không bị ung thư CTC sống cùng
thôn/bản và ở cùng nhóm tuổi với ca bệnh tương ứng.
* Cỡ mẫu của nhóm bệnh:
Được tính theo công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu bệnh chứng:
n=Z
2
(1-α/2)
{1/[p
1
(1-p
1
)] +1/[p
2
(1-p
2
)]
[ln(1-€)]
2
Trong đó: p
1
là tỷ lệ các cá thể phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ được ước lượng cho nhóm bệnh; p
2
là tỷ lệ các cá thể phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ được ước lượng cho nhóm chứng; € mức độ độ chính
xác do nghiên cứu viên lựa chọn; Z
(1-α/2)
là độ tin cậy của nghiên cứu
Sử dụng độ tin cậy là 95% ta có hệ số tin cậy bằng 1,96; kết quả nghiên cứu thăm dò cho giá trị
p
1
=0,047, p
2
=0,019; chọn €=0,5 ta tính được cỡ mẫu cho nhóm bệnh là 608 ca bệnh.
* Cỡ mẫu của nhóm chứng:
Chủ định chọn số ca chứng nhiều gấp 3 lần so với ca bệnh: 608 ca bệnh x 3 ca chứng/ca bệnh = 1824
ca chứng.
* Chọn ca bệnh: Các ca bệnh đang sinh sống tại 12 tỉnh nghiên cứu được lựa chọn ban đầu từ 15
bệnh viện tuyến tỉnh tham gia nghiên cứu của các tỉnh thuộc địa bàn nghiên cứu và 12 bệnh viện Trung
8
ương tại Hà Nội. Việc thu nhận các ca bệnh được dừng lại khi tổng số ca bệnh lớn hơn hoặc bằng cỡ mẫu
đã được tính.
Kết quả 611 ca bệnh được thu nhận và đưa vào nghiên cứu.
* Chọn ca chứng: Một đối tượng ung thư CTC được xác định có 3 đối tượng chứng được chọn ngẫu
nhiên từ những phụ nữ sống cùng thôn bản và sinh cùng khoảng thời gian với đối tượng bị ung thư CTC.
Kết quả số ca chứng thu được: 611 ca bệnh x 3 ca chứng/ca bệnh = 1833 ca chứng
* Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng: Những người phụ nữ đã chuyển đi nơi khác không cùng sống tại địa
phương nữa, không còn khả năng theo dõi. Những người suy giảm tâm thần, không có khả năng hiểu và
đáp ứng được các câu hỏi nêu ra trong khi phỏng vấn. Những phụ nữ từ chối tham gia nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn chẩn đoán: Việc chẩn đoán ung thư để xác định các ca bệnh được tiến hành bằng
phương pháp xét nghiệm mô bệnh học; đây là yêu cầu bắt buộc để chẩn đoán xác định ca bệnh. Trong
một số trường hợp cụ thể do không có bệnh phẩm sinh thiết thì có thể sử dụng phương pháp chẩn đoán
bằng tế bào học và lâm sàng.
* Xử lý bệnh phẩm và chẩn đoán ung thư CTC: Bệnh phẩm sau khi sinh thiết, mổ, được cố định
trong formol 10%, chuyển đúc trên máy chuyển Citadel-2000 của hãng Shandon. Bệnh phẩm sau đó được
nhuộm, đọc trên kính hiển vi quang học bởi các bác sỹ giải phẫu bệnh có kinh nghiệm tại Bệnh viện K Hà
Nội. Quyết định cuối cùng bệnh nhân là ca bệnh hay không do Hội đồng thẩm định thực hiện. Hội đồng
thẩm định gồm 3 giáo sư có uy tín về giải phẫu bệnh và lâm sàng.
* Nội dung nghiên cứu:
9
- Thực trạng ung thư CTC: Phân bố các trường hợp ung thư CTC theo địa bàn nghiên cứu (12 tỉnh),
theo loại ung thư. Đặc điểm của đối tượng ung thưc CTC về nhân khẩu học, y tế, việc sử dụng các biện
pháp tránh thai, thói quen sinh hoạt, lối sống.
- Mối quan hệ với ung thư CTC của các yếu tố môi trường xã hội, gồm: về nhân khẩu học, y tế; về
sinh hoạt, lối sống
* Các biến số trong nghiên cứu:
Các biến sử dụng trong nghiên cứu được chia thành 2 nhóm: Biến độc lập (Các yếu tố có thể liên
quan tới ung thư CTC) và biến phụ thuộc (Ung thư CTC). Cụ thể như sau:
Các biến độc lập:
- Đặc điểm nhân khẩu học, y tế:
+ Độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân…
+ Việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế
+ Tuổi có thai lần đầu, số con hiện sống, tình trạng kinh nguyệt
+ Số lần sinh đủ tháng, mang thai chết lưu, sảy thai, nạo hút thai
+ Số bạn tình/chồng
+ Từng thụt tháo âm đạo, lấy bệnh phẩm tại cơ quan sinh sản
+ Từng điều trị bằng hoóc-môn sau khi mãn kinh
+ Từng bị mắc bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, một số bệnh khác.
+ Tiền sử phẫu thuật cắt buồng trứng
10
+ Áp dụng biện pháp tránh thai: Đặt dụng cụ tử cung, thuốc tránh thai (viên uống, thuốc tiêm, triệt
sản bằng Quinacrine
- Đặc điểm sinh hoạt, lối sống:
+ Bản thân phụ nữ hút thuốc lá, thuốc lào
+ Chồng hút thuốc lá, thuốc lào
Biến phụ thuộc:
Biến phụ thuộc được xác định trong nghiên cứu này là bệnh ung thư CTC ở phụ nữ thuộc diện
nghiên cứu.
* Xử lý số liệu:
- Các số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm FoxPro for Window phiên bản 2.5 và SPSS 13.0.
- Các thông số thống kê được tính toán trong nghiên cứu:
+ Số lượng, tỷ lệ phần trăm, tỷ suất chênh (OR), khoảng tin cậy (CI) 95%.
+ Phân tích đơn biến (sử dụng kiểm định Khi bình phương χ2 ).
+ Các thông số phân tích hồi quy đa biến logistic.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
11
3.1. Thực trạng ung thư cổ tử cung
Biểu đồ 3.1. Độ tuổi của phụ
nữ ung thư cổ tử cung (n=611)
Tỷ lệ ung thư CTC cao nhất gặp ở phụ nữ 46-50 tuổi (31,9%) và thấp nhất ở phụ nữ 31-35 tuổi
(0,3%).
12
Biểu đồ 3.2. Trình độ học vấn của phụ nữ ung thư cổ tử cung (n=611)
Phần lớn các trường hợp ung thư CTC được phát hiện ở phụ nữ có trình độ học vấn tiểu học (15,7%)
và trung học cơ sở (62,2%), có một tỷ lệ nhỏ gặp ở phụ nữ không biết chữ (1,6%).
13
Biểu đồ 3.3. Nghề nghiệp của
phụ nữ ung thư cổ tử cung (n=611)
Đa số các trường hợp ung thư CTC gặp ở phụ nữ là nông dân (61,2%), phụ nữ đã từng là quân nhân
chiếm tỷ lệ thấp nhất (0,3%), số còn lại chủ yếu làm hành chính hoặc buôn bán.
Bảng 3.1. Các loại ung thư cổ tử cung được phát hiện
Loại ung thư Số lượng Phần trăm
1. Ung thư biểu mô vảy không sừng hóa 407 66,6
2. Ung thư biểu mô tuyến 73 11,9
3. Ung thư biểu mô tuyến dạng nội mạc 29 4,7
4. Ung thư biểu mô tuyến vảy không sừng hóa 30 4,9
5. Ung thư biểu mô vảy sừng hóa 8 1,3
14
6. Ung thư biểu mô tuyến nhầy 28 4,6
7. Ung thư biểu mô tế bào nhỏ 13 2,1
8. Ung thư tế bào sáng 7 1,1
9. Ung thư biểu mô vảy loại tế bào kính 7 1,1
10. Khác 9 1,5
Cộng 611 100,0
Trong số các trường hợp ung thư CTC, số ca ung thư CTC loại biểu mô vảy không sừng hóa chiếm tỷ
lệ cao nhất (66,6%), các loại ung thư khác chiếm tỷ lệ thấp hơn.
3.2. Các yếu tố liên quan đến ung thư cổ tử cung
Bảng 3.2. Liên quan giữa trình độ học vấn của phụ nữ với ung thư cổ tử cung
15
Trình độ học vấn
Ung
thư
Không ung
thư
OR
(95%CI)
p
1. Không đi học 10 15
0,46
(0,18-1,13)
>0,05
2. Tiểu học 96 327
1,04
(0,64-1,68)
>0,05
3. Trung học cơ sở 380 1099
0,88
(0,57-1,37)
>0,05
4. Phổ thông trung học 68 190
0,85
(0,51-1,41)
>0,05
5. Trung cấp kỹ thuật 29 110
1,15
(0,64-2,08)
>0,05
6. Cao đẳng/đại học trở lên
28 92 1 -
Không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giữa các nhóm phụ nữ có trình độ học vấn từ trung
cấp kỹ thuật trở xuống so với nhóm cao đẳng/đại học, với (p>0,05).
Bảng 3.3. Liên quan giữa việc có hút thuốc lá của phụ nữ với ung thư cổ tử cung
Hút thuốc lá
(>100 điếu)
Ung
thư
Không
ung thư
OR
(95%CI)
p
Có 8 17 1,42 >0,05
16
(0,56-3,49)
Không 603 1816
Cộng 611 1833
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ ung thư CTC giữa nhóm phụ nữ hút thuốc lá >100
điếu trong suốt cuộc đời so với nhóm còn lại.
17
Bảng 3.4. Liên quan giữa việc có hút thuốc lá của chồng với ung thư cổ tử cung
Hút thuốc lá
(>100 điếu)
Ung
thư
Không
ung thư
OR
(95%CI)
p
Có 420 1038
1,68
(1,38-2,04)
<0,05Không 191 795
Cộng 611 1833
Những phụ nữ có chồng hút thuốc lá (>100 điếu) trong suốt thời gian chung sống có nguy cơ mắc ung
thư CTC cao hơn 1,68 lần so với những phụ nữ còn lại (p<0,05).
Bảng 3.5. Liên quan giữa mức độ hút thuốc lá của chồng với ung thư cổ tử cung
Tổng số điếu đã hút
Ung
thư
Không
ung thư
OR
(95%CI)
p
≥1000 điếu 300 520
2,49
(1,94- 3,20)
<0,05
<1000 điếu 120 518
Cộng 420 1038
Những phụ nữ có chồng (hoặc bạn tình chung sống) hút thuốc lá ≥1000 điếu trong suốt thời gian
chung sống có nguy cơ ung thư cổ tử cung cao hơn 2,49 lần so với nhóm còn lại (p<0,05).
Bảng 3.6. Liên quan giữa mức độ hút thuốc lào của chồng với ung thư cổ tử cung
Tổng số điếu đã hút
Ung
thư
Không
ung thư
OR
(95%CI)
p
≥1000 điếu
210 380
2,15 <0,05
<1000 điếu 104 490
18
(1,65-2,80)Cộng 314 890
Những phụ nữ có chồng (hoặc người tình chung sống) hút ≥1000 điếu thuốc lào trong suốt thời gian
cùng chung sống có nguy cơ mắc ung thư CTC cao gấp 2,15 lần so với những phụ nữ phơi nhiễm ít hơn
(p<0,05).
Bảng 3.7. Liên quan giữa tuổi quan hệ tình dục lần đầu của phụ nữ với ung thư cổ tử cung
Tuổi quan hệ tình
dục lần đầu
Ung
thư
Không
ung thư
OR
(95%CI)
p
<22 tuổi 341 883
1,29
(1,07-1,55)
<0,05
≥22 tuổi 264 884
Chưa có quan hệ 6 66
Cộng 611 1833
Những phụ nữ quan hệ tình dục lần đầu ở độ tuổi <22 có nguy cơ mắc ung thư CTC cao gấp 1,29 lần
so với nhóm phụ nữ còn lại (p<0,05).
Bảng 3.8. Liên quan giữa tuổi mang thai lần đầu của phụ nữ với ung thư cổ tử cung
Tuổi có thai
lần đầu
Ung
thư
Không
ung thư
OR
(95%CI)
p
<22 tuổi 226 535 1,36 <0,05
19
(1,12-1,65)≥22 tuổi 376 1213
Chưa có thai 9 85
Cộng
611 1833
Những phụ nữ mang thai lần đầu ở độ tuổi <22 có nguy cơ mắc ung thư CTC cao gấp 1,36 lần so với
nhóm còn lại (p<0,05).
20
Bảng 3.9. Liên quan giữa số bạn tình/chồng của phụ nữ với ung thư cổ tử cung
Số bạn tình/chồng
Ung
thư
Không
ung thư
OR
(95%CI)
p
≥2 bạn tình/chồng 62 64
3,03
(2,11-4,36)
<0.051 bạn tình/chồng 543 1703
Cộng 605 1767
Những phụ nữ chung sống với ít nhất 2 bạn tình/chồng có nguy cơ mắc ung thư CTC cao gấp 3,03 lần
so với nhóm phụ nữ còn lại (p<0,05).
Bảng 3.10. Liên quan giữa việc mang thai với ung thư cổ tử cung
Từng mang thai
Ung
thư
Không
ung thư
OR
(95%CI)
p
Có 602 1748
3,25
(1,63-6,51)
<0.05Không 9 85
Cộng 611 1833
Những phụ nữ đã từng có thai có nguy cơ ung thư CTC cao hơn so với nhóm chưa từng mang thai
3,25 lần (p<0,05).
Bảng 3.11. Liên quan giữa việc sảy thai của phụ nữ với ung thư cổ tử cung
21
Chỉ số đánh giá
Ung
thư
Không
ung thư
OR
(95%CI)
p
Đã từng sảy thai
Có 169 399
1,37
(1,11-1,69)
<0,05
Không 442 1434
Số lần sảy thai
≥2 lần 123 314
1,35
(0,88-2,06)
>0,05
1 lần 44 83
Không nhớ 2 2
Cộng 169 399
Những phụ nữ đã từng sảy thai có nguy cơ mắc ung thư CTC cao gấp 1,37 lần so với nhóm phụ nữ
không sảy thai (p<0,05). Không phát hiện thấy có sự liên quan giữa số lần sảy thai với ung thư CTC.
Bảng 3.12. Liên quan giữa tình trạng kinh nguyệt với ung thư cổ tử cung
Chỉ số đánh giá
Ung
thư
Không
ung thư
OR
(95%CI)
p
Tuổi lần
đầu
có kinh
10-15 tuổi 256 676
1,23
(1,02-1,49)
<0,05≥16 tuổi 355 1157
Cộng 611 1833
Hiện trạng
kinh
Hiện còn kinh 437 1159 1,46
(1,19-1,78)
<0,05
Đã mãn kinh 174 674