Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Đề thi HSG môn Sinh học lớp 8 cấp huyện (có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (638.43 KB, 63 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN THIỆU HÓA
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 8 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: Sinh học
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 11 tháng 4 năm 2018

(Đề gồm 02 trang)
ĐỀ BÀI
Câu 1: ( 4,0 điểm)
1. Nêu rõ những đặc điểm tiến hóa của bộ xương người so với động vật (ở lớp
thú) theo hướng đứng thẳng và lao động ?
2. Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng
hiệu quả hô hấp? Lấy ví dụ chứng minh.
Câu 2: ( 2.0 điểm)
Khi tiêm phòng bệnh viêm gan B người đó có khả năng miễn dịch với bệnh
viêm gan B. Sau khi mắc bệnh thủy đậu người đó có khả năng miễm dịch với bệnh
thủy đậu. Đó là những loại miễn dịch nào? Vì sao?
Câu 3: ( 3.0 điểm)
1 Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở đâu, gồm những quá trình nào và thực chất của
quá trình tạo thành nước tiểu là gi?
2. Anh Nam và anh Ba cùng đi tiếp máu cho bệnh nhân. Sau khi xét nghiệm thấy
huyết tương của bệnh nhân làm ngưng kết hồng cầu của anh Ba mà không làm ngưng kết
hồng cầu của anh Nam. Bệnh nhân có nhóm máu gì ? Giải thích? (biết rằng anh Nam có
nhóm máu A, anh Ba có nhóm B)
Câu 4: ( 2.0 điểm)
1.Sự khác nhau giữa phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
2. Thực chất sự thành lập phản xạ có điều kiện ? lấy ví dụ thành lập một phản xạ


có điều kiện
Câu 5: ( 2,0 điểm)
1. Ý nghĩa của sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống động vật
và con người?
2 .Quá trình trao đổi khí ở phổi và tế bào diễn ra như thế nào?
Câu 6: ( 2.0 điểm)
1. Bằng kiến thức đã học về sự tiêu hóa ở các đoạn khác nhau của ống tiêu hóa,
hãy chứng minh ruột non là nơi xảy ra quá trình biến đổi hóa học thức ăn mạnh mẽ
và triệt để nhất.
2. Vai trò của gan? Vì sao người mắc bệnh về gan bác sĩ khuyên hạn chế ăn chất béo?
Câu 7: (3.0 đ)
1.Ở trẻ em, nhịp tim đo được là 120- 140 nhịp/phút. Ở vận động viên lúc bình
thường 60 nhịp/ phút. Theo em thời gian của một chu kì tim ở trẻ em, vận động viên
tăng hay giảm?
1


2. Căn cứ vào chu kì chuẩn ở người hãy tính:
- Thời gian của các pha trong một chu kì tim của em bé có 120 nhịp/phút
Câu 8: (2.0 điểm)
Trong khẩu phần ăn hàng ngày của một học sinh lớp 8 có chứa 700 gam Gluxit,
250 gam Protein, 30 gam lipit. Hiệu quả tiêu hóa và hấp thụ gluxit là 90%, Protein là
80%. Lipit 70%.
1.Tính năng lương học sinh đó sản sinh ra trong một ngày khi phân giải hoàn toàn
lượng thức ăn trên ? Biết rằng 1 gam Gluxit cần 0,83 lít o xi và giải phóng 4,3 kcal
1 gam Prôtêin cần 0,97 lít o xi và giải phóng 4,1 kcal
1 gam Li pit cần 2,03 lít o xi và giải phóng 9,3 kcal
2. Nếu hiệu quả tiêu hóa và hấp thụ các loại thức ăn trên là 100% tính Tính năng
lương học sinh đó sản sinh ra trong một ngày, và thể tích khí o xi cần dùng khi phân
giải hoàn toàn lượng thức ăn trên ?

--------------------Hết------------------

2


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN THIỆU HÓA

ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 8 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: Sinh học
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 11 tháng 4 năm 2018
HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu
Nội dung
Điểm
1 1.Nêu rõ những đặc điểm tiến hóa của bộ xương người so với động vật (ở
lớp thú) theo hướng đứng thẳng và lao động
* Đặc điểm cấu tạo của xương đầu:
- Hộp sọ phát triển mạnh chứa bộ não, phần xương mặt ít phát triển ngăn
lại do con người biết chế tạo công cụ lao động và vũ khí tự vệ, biết dùng
0,5
lửa nấu chín thức ăn
- Diện khớp xương sọ và cột sống lùi về phía trước (não phát triển về
phía sau) giữ cho đầu ở vị trí cân bằng trên cổ trong tư thế đứng thẳng.
0,25
* Đặc điểm cấu tạo của cột sống và lồng ngực
- Lồng ngực mở rộng sang 2 bên do 2 chi trên được giải phóng với dáng

đứng thẳng đi bằng 2 chân
0,5
- Cột sống có 4 chỗ cong trong tâm rơi vào chân đế, cột sống như 1 lò xo
làm giảm các chấn động đối với hộp sọ trong lúc chạy nhảy.
* Sự phân hóa giữa chi trên và chi dưới
0,5
- Chi trên:
+ Các xương chi trên nhỏ, chi trên khớp với đai vai khớp nông-> cử động
linh hoạt, phù hợp với hoạt động lao động
+ Xương cổ tay khớp kiểu bầu dục-> bàn tay linh hoạt. ngón cái có thể
0,25
đối diện với tất cả các ngón khác-> cầm nắm dụng cụ dễ dàng
- Chi dưới:
+ Xương chi dưới to khỏe, xương đùi khớp vào xương chậu, khớp cổ
0,25
chân chặt, bàn chân hình vòm,…-> nâng đỡ cơ thể, di chuyển dễ dàng
2. Giải thích qua ví dụ:
- Một người hô hấp bình thường 18 nhịp/ phút hít vào 400 ml khí
0,5
+ Khí lưu thông /phút:
400 ml x 18= 7200 ml
+ Khí vô ích ở khoảng chết: 150 ml x 18 = 2700 ml
+ Khí hữu ích vào phế nang: 7200ml- 2700 ml= 4500ml
0,5
- Nếu người đó thở sâu 12 nhịp/ phút, mỗ nhịp hít vào 600ml khí
+ Khí lưu thông /phút:
600 ml x 12= 7200 ml
+ Khí vô ích ở khoảng chết: 150 ml x 12 = 1800 ml
+ Khí hữu ích vào phế nang: 7200ml- 1800 ml= 5400ml
0,5

Kết luận: khi thở sâu và giảm nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu
0,25
3


2

3

4

quả hô hấp ( 5400ml- 4500ml= 900ml)
- Khi tiêm phòng bệnh viêm gan B người đó có khả năng miễn dịch với
bệnh viêm gan B đó là miễn dịch nhân tạo chủ động.
Vì khi tiêm phòng là đưa vào cơ thể độc tố của vi khuẩn viêm gan B
nhưng đã được làm yếu không có khả năng gây hại, nó kích thích tế bào
bạch cầu tạo kháng thể, kháng thể tạo ra tiếp tục tồn tại trong máu giúp
cơ thể miễn dịch với bệnh viêm gan B
- Sau khi mắc bệnh thủy đậu người đó có khả năng miễm dịch với bệnh
thủy đậu. Đó là những loại miễn dịch tập nhiễm
Vì vi khuẩn gây bệnh thủy đậu vào cơ thể đã tiết ra độc tố Độc tố là
kháng nguyên đã kích thích tế bào bạch cầu sản xuất kháng thể chống lại.
Cơ thể sau khi khỏi bệnh thì kháng thể đó có sẵn trong máu giúp cơ thể
miễn dịch với bệnh thủy đậu.
1. - Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở đơn vị chức năng của thận.
-Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình :
+ Quá trình lọc máu ở cầu thận tạo thành nước tiểu đầu
+ Quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết từ nước tiểu đầu trả lại cho máu
diễn ra ở ống thận
+ Quá trình bài tiết tiếp các chất độc và chất không cần thiết từ máu vào

ống thận tạo nước tiểu chính thức
* Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là lọc máu thải bỏ các chất
cặn bã, các chất độc hại các chất dư thừa ra khỏi cơ thể để duy trì tính ổn
định của môi trường trong.
2. Sau khi xét nghiệm thấy huyết tương của bệnh nhân làm ngưng kết
hồng cầu của anh Ba (nhóm máu B) -> huyết tương bệnh nhân có kháng
thể bê ta (1)
Huyết tương bệnh nhân không làm ngưng kết hồng cầu của anh Nam
(nhóm máu A) -> huyết tương bệnh nhân không kháng thể an pha (2)
Từ (1), (2) -> bệnh nhân có nhóm máu A
1.Sự khác nhau giữa phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
Bảng so sánh tính chất (có 7 tính chất thiếu hoặc sai mỗi tính chất hoặc
so sánh không tương ứng trừ 0,25 điểm )
2. Thực chất sự thành lập phản xạ có điều kiện là thành lập đường liên hệ
tạm thời nối các trung khu vỏ não với nhau
- Lấy ví dụ thành lập một phản xạ có điều kiện: (yêu cầu thể hiện đủ các
bước thành lập một phản xạ có điều kiện )

4

0,5

0,5

0,5

0,5
0,25
0,5


0,75

0,5

0,5
0,5

1,0
0,5
0,5


5

6

1. Ý nghĩa của sự thành lập và ức chế phản xạ có diều kiện đối với đời
sống động vật và con người
- Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi
- Hình thành các thói quen, tập quán tốt, từ bỏ các thói hư tật xấu của con
người
2. - Quá trình trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào diễn ra theo cơ
chế khuếch tán thẩm tấu từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp
- Quá trình trao đổi khí ở phổi :
+ Nồng độ oxi trong không khí phế nang cao hơn trong máu mao mạch
nên oxi khuếch tán từ không khí phế nang vào máu
+ Nồng độ khí cacbonic trong máu mao mạch cao hơn trong không khí phế
nang nên CO2 khuếch tán từ mao mạch máu vào không khí phế nang
- Quá trình trao đổi khí ở tế bào :
+Nồng độ khí o xi máu cao hơn trong tế bào nên O2 khuếch tán từ máu vào

tế bào
+ Nồng độ khí cacbonic trong tế bào cao hơn trong máu nên CO2 khuếch
tán từ tế bào vào máu
1. - Biến đổi hóa học thức ăn ở khoang miệng: chưa đáng kể. Ở miệng
biến đổi hóa học là 1 phần tinh bột chín dưới tác dụng của en zim
Amilaza trong nước bọt tạo thành đường đôi (Man tô zơ), các phân tử
đường đơn chưa được tạo ra. Phần lớn chất gluxit và các chất khác
Protein, li pit đều không được biến đổi về mặt hóa học.
- Biến đổi hóa học thức ăn ở dạ dày: chỉ 1 phần thức ăn Protein dưới tác
dụng của en zim PépSin trong dịch vị tạo thành chuỗi ngắn 3 - 10 a xit
amin. Các loại chất khác không được biến đổi hóa học.
- Biến đổi hóa học thức ăn ở ruột non: Khi thức ăn xuống ruột ở đây nhờ
dịch tụy, dịch ruột có đầy đủ các en zim và dịch mật hỗ trợ biến đổi tất cả
các loại thức ăn ( G, Pr và Li) thành các chất dinh dưỡng đơn giản, hòa
tan, hấp thụ vào máu đi nuôi cơ thể
enzim
enzim
Tinh bột, đường đôi 
 Đường đôi 
 Đường đơn
Prôtêin
Lipít

Dịch mật

enzim

 Peptít

0,25

0,25
0,5

0,25
0,25

0,25
0,25

0,25

0,25

0,25

enzim

 Axit amin

enzim
các giọt lipít nhỏ 
 Axit béo và Glixêrin

- Axit Nucleic --------Nucleaza------- > Nucleotit
Như vậy ruột non là nơi xảy ra quá trình biến đổi hóa học thức ăn mạnh
mẽ và triệt để nhất.
2.*Vai trò của gan:
- Tiết dịch mật giúp tiêu hóa thức ăn
- Dự trữ các chất
5


0,25


- Khử độc các chất trước khi chúng được phân phối cho cơ thế
- Điều hòa nồng độ các chất
* Vì sao người mắc bệnh về gan bác sĩ khuyên hạn chế ăn chất béo vì
người bị bệnh gan chức năng gan kém, dịch mật ít, (mà dịch mật hỗ
trợ tiêu hóa li pit) nên ăn mỡ sẽ khó tiêu và làm bệnh gan nặng thêm
7

8

0,25
0,25
0,25
0,25

1.
- Thời gian chu kì tim ở trẻ em 60 s : 120 = 0,5 s (giảm)
- Thời gian chu kì tim ở vận động viên 60 s : 60 = 1,0 s (tăng)
0,5
2. Căn cứ vào chu kì chuẩn ở người 0,8 s / chu kì ; pha dãn chung= ½ 0.5
chu kì. Pha co tâm nhỉ = 1/3 pha co tâm thất
- Thời gian của các pha trong một chu kì tim của em bé có 120 nhip/phút
2,0
60 s : 120 = 0,5 s
pha dãn chung= ½ chu kì. = 0,5 s x ½= 0,25 s
Pha co tâm nhỉ = 1/3 pha co tâm thất
- Gọi thời gian pha nhĩ co là x giây -> thời gian pha thất co là 3x .

Ta có :
x + 3x = 0,5 – 0,25 = 0,25
 x = 0,0625 giây.
Vậy trong một chu kỳ co dãn của tim ở trẻ em
Tâm nhĩ co hết : 0,0625 giây.
Tâm thất co hết : 0,0625 . 3 = 0,1875 giây.
Pha dãn chung: 0,25 giây
a.Lượng Gluxit được tiêu hóa và hấp thụ là:700 x 90%=630 (g)
0,25
Lượng Protein được tiêu hóa và hấp thụ là:250 x 80%=200 (g)
0,25
Lượng Li pit được tiêu hóa và hấp thụ là:30 x 70%=21 (g)
0,25
Tính năng lương học sinh đó sản sinh ra trong một ngày khi phân giải
hoàn toàn lượng thức ăn trên là
630 x 4,3 +200 x 4,1+ 21x 9,3= 2709 + 820+ 195,3=3724,3( Kcal)
0,25
b. Năng lương học sinh đó sản sinh ra trong một ngày là :
700 x4,3 + 250 x 4,1 + 30 x 9,3 = 3010 + 1025+ 279= 4314 ( Kcal)
0,5
Thể tích khí o xi cần dùng khi phân giải hoàn toàn lượng thức ăn trên là
700 x 0,83 + 250 x 0,97 + 30 x 2,03= 581+ 242,5+ 60,9 = 884,4 (lit)
0,5
--------------------Hết------------------

6


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN VĨNH LỘC

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH KHÁ, GIỎI LỚP 8
NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: Sinh học
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI

Câu 1: (3.0 điểm)
a. Trình bày sự tiến hóa của hệ cơ người so với hệ cơ thú?
b. Phân tích những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và
đi bằng hai chân?
Câu 2: (4.0 điểm)
a. Trình bày cơ chế và ý nghĩa quá trình đông máu?
b. Nêu cấu tạo và chức năng của da ?
Câu 3 : (4.0 điểm)
a. Khi nghiên cứu về chức năng của tủy sống trên một con ếch tủy, một bạn học sinh
vô tình đã làm đứt một số rễ tủy, bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn,
rễ nào bị đứt. Hãy giải thích.
b. Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha.
Câu 4: (3.0 điểm)
a. Trình bày sự trao đổi khí ở phổi và tế bào?
b. Giải thích mối quan hệ qua lại giữa đồng hóa và dị hóa?
Câu 5: ( 4.0 điểm)
a. Trình bày cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng tiêu hóa thức ăn. Gan đảm
nhiệm vai trò gì trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người?
b. Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể
thế nào ?
Câu 6 : (2.0 điểm)
Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 ml máu, thời gian 1 chu kì tim

là 0,8s. Thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 chu kỳ tim, thời gian pha co tâm nhĩ
bằng 1/3 thời gian pha co tâm thất.
1. Tính số lần mạch đập trong một phút.
2. Tính lượng máu tâm thất đã đẩy đi trong một ngày đêm.
3. Tính thời gian của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn chung.

- Họ và tên thí sinh: …………………………………..; Số báo danh ……………
Chú ý: Cán bộ coi giao lưu không được giải thích gì thêm.

7


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN VĨNH LỘC
ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu
1

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH KHÁ, GIỎI LỚP 8
NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: Sinh học
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

HƯỚNG DẪN CHẤM
Nội dung
a. Những đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú là:
- Cơ chi trên phân hoá -> cử động linh hoạt, đặc biệt là cơ ngón
cái rất phát triển.
- Cơ chi dưới tập trung thành nhóm cơ lớn, khoẻ (cơ mông, đùi)

=> di chuyển, nâng đỡ
- Cơ vận động lưỡi phát triển giúp cho vận động ngôn ngữ nói.
- Cơ nét mặt mặt phân hoá giúp biểu hiện tình cảm qua nét mặt.
b. Những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng
thẳng và đi bằng hai chân:
- Chi trên: xương nhỏ, khớp linh hoạt -> giúp cơ thể cân bằng
trong tư thế đứng và đi bằng 2 chân; đặc biệt ngón cái đối diện
được với các ngón khác -> thuận lợi cầm nắm công cụ lao động
- Chi dưới : xương chậu nở rộng, xương đùi to khoẻ -> chống đỡ
và di chuyển. Bàn chân vòm, xương gót phát triển ra sau -> chống
đỡ tốt, di chuyển dẽ dàng
- Lồng ngực nở rộng 2 bên -> đứng thẳng. Cột sống cong 4 chỗ ->
dáng đứng thẳng , giảm chấn động
- Xương đầu : tỉ lệ xương sọ lớn hơn xương mặt vì não phát triển.
Cột sống đính vào xương sọ hơi lùi về trước trong khi não phát
triển ra sau tạo cho đầu ở vị trí cân bằng trong tư thế đứng thẳng .

2

Điểm
3.0
0.25
0.25
0.25
0.25

0.5

0.5


0.5

0.5
4.0

a. Cơ chế đông máu:
- Trong huyết tương có 1 loại protein hòa tan gọi là chất sinh tơ
máu.
- Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu của vết thương,
các tiểu cầu bị vỡ và giải phóng enzim. Enzim này và ion canxi
(Ca2+ )làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu.
- Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành
khối máu đông.
(HS vẽ sơ đồ đúng vẫn được điểm tối đa)
+ ý nghĩa: Giúp cho cơ thể không bị mất nhiều máu.
b. Cấu tạo da gồm 3 lớp:
+ Lớp biểu bì:
8

0.5
0.5

0.5

0.5


- Ngoài cùng là tầng sừng gồm những tế bào đã chết đã hóa sừng,
xếp sít nhau, dễ bong ra.
- Dưới tầng sừng là lớp tế bào sống có khả năng phân chia tạo ra tế

bào mới, trong tế bào có chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da. Các
tế bào mới sẽ thay thế cá tế bào ở lớp sừng bong ra.
+ Lớp bì: Cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt, trong đó có các
thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân
lông, mạch máu…
+ Lớp mỡ dưới da chứa mỡ dự trữ, có vai trò cách nhiệt.
*Chức năng của da là:
- Bảo vệ cơ thể chống lại các yếu tố gây hại của môi trường,
- Điều hòa thân nhiệt
- Nhận biết các kích thích từ môi trường nhờ cơ quan thụ cảm
- Bài tiết qua tuyến mồ hôi.
3
a/- Kích thích rất mạnh lần lượt các chi (bằng dd HCl 3% )
+ Nếu chi đó không co, các chi còn lại co chứng tỏ rễ trước bên đó
bị đứt, rễ trước các chi còn lại không bị đứt.
+ Nếu chi đó co các chi còn lại không co chứng tỏ rễ trước các chi
còn lại bị đứt.
+ Nếu không chi nào co cả chứng tỏ rễ sau chi đó bị đứt.
* Giải thích:
- Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thần
kinh đi qua cơ quan phản ứng (cơ chi)
- Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các cơ quan về
trung ương thần kinh.
b. Tại sao nói dây thần tủy là dây pha vì:
- Dây thần kinh tủy gồm một rễ trước và một rễ sau
+ Rễ trước gồm các nhóm sợi thần kinh vận động dẫn truyền xung
thần kinh từ tủy sống tới cơ quan phản ứng (bắp cơ)
+ Rễ sau gồm các nhóm sợi thần kinh cảm giác dẫn truyền xung
thần kinh từ các thụ quan về tủy sống.
- Qua lỗ gian đốt hai rễ chập lại tạo thành dây thần kinh tủy 

Dây thần kinh tủy là dây pha.
4

0.25
0.25

0.25

0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
4.0
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5

0.5

0.5
0.5
3.0

a. Cơ chế trao đổi khí ở phổi và tế bào:
* Trao đổi khí ở phổi.
- Khí O2 ở phế nang cao hơn trong mao mạch máu nên O2 khuếch
tán từ phế nang vào máu.

- Khí CO2 trong mao mạch máu cao hơn trong phế nang nên CO2
khuếch tán từ máu vào phế nang.
9

0.5
0.5


* Trao đổi khí ở tế bào.
- Khí O2 trong mao mạch cao hơn trong tế bào nên O2 khuếch tán
từ máu vào tế bào.
- Khí CO2 trong tế bào cao hơn trong mao mạch nên khí CO2
khuếch tán từ tế bào vào máu.
b. Mối quan hệ qua lại giữa đồng hóa và dị hóa:
- Đồng hóa và dị hóa tuy trái ngược nhau song gắn bó chặc chẽ với
nhau: Sản phẩm của đồng hóa là nguyên liệu cho dị hóa, năng
lượng do dị hóa giải phóng được cung cấp cho quá trình đồng hóa,
tổng hợp nên chất mới.
5

0.5
0.5

1.0

4.0
a. Đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng tiêu hóa :
- Lớp cơ ở thành ruột non co dãn tạo nhu động thấm đều dịch tiêu
hóa , đẩy thức ăn xuống các phần khác của ruột
- Đoạn tá tràng có ống dẫn chung của dịch tụy và dịch mật đổ vào .

Lớp niêm mạc (đoạn sau tá tràng) có nhiều tuyến ruột tiết dịch
ruột.
-> Như vậy ở ruột non có đầy đủ các loại enzim tiêu hóa tất cả các
loại thức ăn, do đó thức ăn được hoàn toàn biến đổi thành những
chất đơn giản có thể hấp thụ vào máu .
* Vai trò của gan: gan đảm nhiệm các vai trò
- Tiết ra dịch mật, khử các chất độc.
- Điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định
b. Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa
ở ruột non có thể diễn ra như sau:
- Môn vị thiếu tín hiệu đóng nên thức ăn sẽ qua môn vị xuống ruột
non liên tục và nhanh hơn, thức ăn sẽ không đủ thời gian ngấm
đều dịch tiêu hóa của ruột non nên hiệu quả tiêu hóa sẽ thấp.

6

0.5
0.5
0.5
0.5

0.5
0.5

1.0

2.0
0.5
0.5


1. Số lần mạch đập trong một phút: 60: 0,8 = 75 lần
2. Lượng máu tâm thất đã đẩy đi trong một ngày đêm:
75 x70 x24 x60= 7560000 ml= 7560 (l)
3. Thời gian của mỗi pha:
- Co tâm nhĩ: 0,1s
1.0
- Co tâm thất: 0,3s
- Dãn chung: 0,8: 2= 0,4s
Chú ý: Nếu học sinh làm cách khác mà vẫn đúng cũng cho điểm tối đa.
--------------------Hết------------------

10


UBND HUYỆN YÊN LẠC
ĐỀ THI GIAO LƯU HSG LỚP 8 CẤP HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NĂM HỌC 2016 -2017
MÔN: SINH HỌC
( Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian
giao đề)
ĐỀ BÀI
Câu 1 (1,5 điểm):
Phân biệt các loại khớp xương ở người? Vì sao các loại khớp xương có khả
năng cử động khác nhau?
Câu 2 (1,5 điểm):
a. Ở trẻ em, nhịp tim đo được là 120 – 140 lần/phút. Theo em, thời gian của
một chu kỳ tim ở trẻ em tăng hay giảm so với người trưởng thành? Nhịp tim của một
em bé là 120
lần/phút, căn cứ vào chu kỳ chuẩn ở người, hãy tính thời gian của các pha trong một

chu kỳ tim của em bé đó.
b. Khi bị chảy máu mao mạch, sau một thời gian máu không chảy ra khỏi
mạch nữa là do đâu? Tiểu cầu có vai trò gì trong quá trình đông máu?
Câu 3 (2,0 điểm):
a. Ở người, quá trình tiêu hóa quan trọng nhất xảy ra ở cơ quan nào của hệ tiêu
hóa? Giải thích.
b. Gan đóng vai trò gì đối với tiêu hóa, hấp thụ thức ăn? Tại sao người bị bệnh
gan nên kiêng ăn mỡ động vật?
Câu 4 (1,0 điểm):
Để nghiên cứu vai trò và điều kiện hoạt động của enzim nước bọt, bạn Anh
đã làm thí nghiệm sau:
Chọn 4 ống nghiệm đều chứa 5 ml hồ tinh bột loãng, lần lượt thêm vào các ống:
- Ống 1: Thêm 5 ml nước cất
- Ống 2: Thêm 5 ml nước bọt loãng
- Ống 3: Thêm 5 ml nước bọt loãng và vài giọt HCl
- Ống 4: Thêm 5 ml nước bọt đun sôi
Tất cả các ống đều đặt trong nước ấm 37oC trong thời gian từ 15- 30 phút.
a. Hồ tinh bột trong các ống nghiệm có biến đổi không ? Tại sao?
b. Từ đó hãy xác định enzim trong nước bọt hoạt động tốt nhất trong điều kiện
pH và nhiệt độ nào?
Câu 5 (1,5 điểm):
a. Ở phổi người, phế nang có những đặc điểm gì thích nghi với chức năng trao đổi
khí?
b. Hãy giải thích câu nói: “ Chỉ cần ngừng thở 3-5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có
O2 để mà nhận”.
Câu 6 (1,5 điểm):
11


Sự bài tiết nước tiểu diễn ra như thế nào? Vai trò của hoạt động bài tiết đối với

cơ thể người?
Câu 7 (1,0 điểm):
Cơ quan phân tích thị giác gồm những bộ phận nào? Vì sao ảnh của vật hiện
trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất?
---------------Hết--------------( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:................................................................... Số báo danh:..................
--------------------Hết-----------------UBND HUYỆN YÊN LẠC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Câu
Câu
1
1,5đ

ĐỀ THI GIAO LƯU HSG LỚP 8 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2016 -2017
MÔN: SINH HỌC
( Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian
giao đề)
HƯỚNG DẪN CHẤM
Điểm
Mức độ kiến thức cần đạt
* Phân biệt các loại khớp xương ở người:
0,75đ
Khớp bất động
Khớp bán động
Khớp động
Các xương khớp cố Loại khớp mà 2 đầu
Bề mặt 2 xương khớp
định với nhau nhờ xương khớp với nhau nhau có lớp sụn trơn

các răng cưa nhỏ
thường có một đĩa
bóng và đàn hồi. Giữa
hoặc do các mép
sụn làm hạn chế cử
khớp có túi hoạt dịch
xương lợp lên nhau động của khớp
chứa chất dịch nhầy,
kiểu vảy cá
trơn
Không cử động
Cử động được nhưng Phạm vi cử động rộng và
được → tạo thành hạn chế → B.Vệ các linh hoạt → Cơ thể vận
hộp, thành khối → cơ quan quan trọng
động dễ dàng
BV nội quan, nâng
đỡ
VD: Khớp giữa các Khớp giữa các đốt
Khớp giữa các xương
xương sọ và khớp sống, giữa 2 xương
tay, giữa các xương
giữa các xương
háng, giữa các xương chân, khớp giữa hộp sọ
mặt
sườn với cột sống
và đốt sống cổ thứ nhất.
* Các loại khớp xương có khả năng cử động khác nhau? Vì:
- Khớp động có cử động linh hoạt hơn khớp bán động vì cấu tạo của 0,75đ
khớp động có diện khớp ở 2 đầu xương tròn và lớn, có sụn trơn bóng và
giữa có bao chứa dịch khớp.

- Khớp bán động cử động hạn chế vì diện khớp của phẳng và hẹp.
- Khớp bất động không cử động được vì các xương khớp cố định với
nhau.
12


Câu
2
1,5đ

Câu
3


Câu
4
1,0đ

a. Ở người bình thường, tim co dãn theo chu kì. Mỗi chu kì kéo dài 0,8s;
Gồm 3 pha: pha nhĩ co (0,1s), pha thất co (0,3s), pha dãn chung (0,4s).
* Thời gian của 1 chu kỳ tim ở trẻ em là : 60/120 = 0,5s < 0,8s
=> Vậy thời gian của 1 chu kỳ tim ở trẻ em giảm so với người trưởng
thành.
* Tính thời gian của các pha trong một chu kỳ tim của em bé đó.
- Tỷ lệ co tâm nhĩ : co tâm thất : dãn chung = 1: 3: 4
- Thời gian của các pha, ở em bé trên: Tâm nhĩ co 0,0625s; tâm thất co
0,1875s; dãn chung: 0,25s.
b. -Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ các búi tơ máu ôm giữ các
tế bào máu làm thành khối máu đông bịt kín vết rách ở vị trí mạch máu
bị thương.

- Vai trò của tiểu cầu:
+ Bám vào vết rách và bám vào nhanh để tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm
thời vết rách
+ Giải phóng chất sinh tơ máu giúp hình thành búi tơ máu để tạo thành
khối máu đông.
a. Ở người, quá trình tiêu hóa quan trọng nhất xảy ra ở ruột non
* Giải thích:
+ Ở miệng và dạ dày thức ăn được biến đổi chủ yếu về mặt cơ học.
Sự biến đổi hóa học mới chỉ có thức ăn Gluxit và prôtêin được biến đổi
bước đầu.
+ Ở ruột non, có đủ các loại enzim được tiết ra từ các tuyến khác nhau
đổ vào ruột để biến đổi tất cả các loại thức ăn về mặt hóa học thành các
chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
b. * Vai trò của gan:
- Tiết dịch mật để giúp tiêu hóa thức ăn.
- Dự trữ các chất (glicogen, các vitamin: A,D,E,B12).
- Khử độc các chất trước khi chúng được phân phối cho cơ thể.
- Điều hoà nồng độ protein trong máu như fibrinogen, albumin…
* Người bị bệnh gan không nên ăn mỡ động vật vì khi gan bị bệnh, dịch
mật ít. Nếu ăn mỡ thì khó tiêu và làm bệnh gan nặng thêm.
a. Chỉ có ống (2) hồ tinh bột bị biến đổi vì ống (2) có enzim amilaza
trong nước bọt biến đổi tinh bột thành đường mantôzơ (đường đôi)
- Ở ống 1: Nước cất không có enzim biến đổi tinh bột.
- Ở ống 3: Enzim nước bọt không hoạt động ở môi trường axit nên tinh
bột không bị biến đổi.
- Ở ống 4: Enzim nước bọt bị mất hoạt tính khi đun sôi nên tinh bột
không bị biến đổi gì.
b. Vậy nhiệt độ thích hợp cho hoạt động của enzim nước bọt là 37oC
(nhiệt độ cơ thể người). Môi trường thích hợp cho enzim nước bọt hoạt
13


0,5đ

0,25đ

0,25đ

0,5đ

0,2đ
0,2đ

0,2đ

0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,4đ
0,5đ


động là môi trường trung tính:pH = 7,2
0,5đ
Câu
5
1,5đ

Câu
6

1,5đ

Câu
7
1,0đ

a. Đặc điểm của phế nang thích nghi với chức năng trao đổi khí:
- Có số lượng lớn → tăng diện tích bề mặt trao đổi khí
- Có thành mỏng, chỉ gồm một lớp tế bào →thuận lợi cho sự trao đổi khí
- Thành phế nang có nhiều mao mạch máu → tạo nên sự chênh lệch
phân áp khí, thúc đẩy quá trình khuếch tán khí.
- Thành phế nang ẩm ướt → thuận lợi cho sự hòa tan khí……
b.Trong 3-5 phút ngừng thở, không khí trong phổi ngừng lưu thông,
nhưng tim vẫn đập, máu ko ngừng lưu thông qua các mao mạch, trao đổi
khí ở phổi cũng ko ngừng diễn ra, O2 trong ko khí ở phổi ko ngừng
khuếch tán vào máu, CO2 ko ngừng khuếch tán ra. Bởi vậy, nồng độ O2
trong ko khí ở phổi hạ thấp tới mức ko đủ áp lực để khuếch tán vào máu
nữa.
* Sự bài tiết nước tiểu diễn ra như thế nào?
- Sự tạo thành nước tiểu ở đơn vị chức năng của thận gồm 3 quá trình:
+ Quá trình lọc máu ở cầu thận: Màng lọc là vách mao mạch với các lỗ
30-40Ao. Sự chênh lệch áp suất tạo ra lực đẩy các chất qua lỗ lọc →
Tạo thành nước tiểu đầu. Các TB máu và Pr ở lại trong máu.
+ Quá trình hấp thu các chất cần thiết ở ống thận (có sử dụng năng
lượng ATP, các chất được hấp thu lại: các chất dinh dưỡng, H2O, các
ion cần thiết như Na+, Cl-).
+ Quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần thiết ở ống
thận → Tạo thành nước tiểu chính thức và duy trì ổn định nồng độ các
chất trong máu.
- Nước tiểu chính thức vào bể thận, qua ống dẫn nước tiểu xuống bóng

đái chờ thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ vòng ống đái, bóng đái và cơ
bụng.
* Vai trò của hoạt động bài tiết đối với cơ thể người: Bài tiết giúp cơ
thể thải loại các chất cặn bã và các chất độc hại ra môi trường để duy trì
ổn định môi trường trong tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi chất diễn
ra bình thường.
- Cơ quan phân tích thị giác gồm: Các tế bào thụ cảm thị giác (tế bào
nón, tế bào que) nằm trong màng lưới cầu mắt; dây thần kinh thị giác
(dây số II); vùng thị giác ở thùy chẩm.
- Ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất vì: Điểm vàng là nơi
tập trung chủ yếu của tế bào nón, mà tế bào nón có khả năng tiếp nhận
kích thích là ánh sáng mạnh và màu sắc. Mặt khác, một tế bào nón liên
hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua tế bào 2 cực. Nên ảnh của vật
hiện trên điểm vàng sẽ giúp ta nhìn rõ nhất.
--------------------Hết-----------------14

0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ


0,5đ

0,5đ

0,5đ


PHÒNG GD VÀ ĐT
TIỀN HẢI

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2016-2017
Môn: SINH HỌC 8
(Thời gian làm bài 120 phút)
ĐỀ BÀI

Câu 1( 2,5 điểm)
1. So sánh sự khác nhau giữa mô cơ vân và mô cơ trơn?
2. Vì sao nhiệt độ môi trường thay đổi mà thân nhiệt cơ thể người bình thường
luôn ổn định ở 370C và không dao động quá 0,50C?
Câu 2 (2,5 điểm)
1. Khi gặp người bị tai nạn gãy xương em có nên nắn lại chỗ xương bị gãy
không? Vì sao? Gặp người gãy xương cẳng chân em cần phải xử trí như thế nào?
2. Chứng minh xương là một cơ quan sống?
Câu 3 (3 điểm)
1. Giải thích tại sao người lớn tuổi ít vận động cơ bắp không nên ăn thức ăn giàu
chất côlesteron?
2. Ở trẻ em, nhịp đo tim đo được là 120 -140 lần/ phút. Theo em, thời gian của
một chu kỳ tim ở trẻ em tăng hay giảm? Nhịp tim của một em bé là 120 lần/ phút,
căn cứ vào chu kỳ chuẩn ở người, hãy tính thời gian các pha trong một chu kì của em

bé đó.
Câu 4: (3 điểm)
1. Hãy giải thích câu nói: Chỉ cần ngừng thở 3 -5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng
có O2 để mà nhận.
2. Tại sao khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian
rồi mới hô hấp trở lại bình thường?
Câu 5: (3 điểm)
1. Nếu các chất cặn bã trong ruột già vì lí do nào đó di chuyển quá nhanh hoặc
quá chậm so với bình thường thì sẽ dẫn đến hậu quả gì? Giải thích?
2. Có các ống nghiệm A, B, C, D. Mỗi ống A và B chứa 2ml hồ tinh bột, mỗi
ống C và D chứa 2 ml dung dịch vẩn lòng trắng trứng gà. Tiếp tục nhỏ vào mỗi ống
A và C 2ml nước bọt, mỗi ống B và D 2ml dung dịch pepsin. Các ống nghiệm A và
B đo được pH = 7,2, các ống C và D pH = 2,5. Tất cả các ống nghiệm được đặt trong
chậu nước với nhiệt độ duy trì ở 370C trong 15 phút. Hãy cho biết ống nghiệm nào
có phản ứng hóa học xảy ra? Nếu trong cơ thể người thì phản ứng đó có thể xảy ra ở
cơ quan nào của ống tiêu hóa? Giải thích?
Câu 6: (3 điểm)
1. Tại sao ở tuổi dạy thì thường xuất hiện mụn trứng cá?
2. Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì?

15


3. Những hoạt động nào nêu dưới đây làm ảnh hưởng đến việc làm tăng, giảm
lượng nước tiểu ở người? Giải thích?
a. Ăn một lượng lớn thức ăn mặn.
b. Chơi thể thao (như bóng đá).
Câu 7: (3 điểm).
1. Vì sao chấn thương ở sau gáy thường gây tử vong?
2. Một người bị tai nạn giao thông liệt nửa người bên phải. Theo em người đó bị

tổn thương ở vị trí nào trên bộ não? Vì sao?
3. Vì sao người bị bệnh quáng gà không nhìn thấy hoặc thấy rất kém vào lúc
hoàng hôn? Vì sao lúc ánh sáng rất yếu, mắt không nhận ra màu sắc của vật?
--------------------Hết------------------

16


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TIỀN HẢI

.Câu

Ý
1.
(1đ)

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2016-2017
Môn: SINH HỌC 8
(Thời gian làm bài 120 phút)
HƯỚNG DẪN CHẤM
Đáp án
Điểm

Mô cơ vân
Hình trụ dài

Mô cơ trơn
Hình thoi, đầu nhọn

0,25

Tế bào nhiều nhân, có vân
ngang.
Tạo thành bắp cơ, gắn với
xương trong hệ vận động
Hoạt động theo ý muốn

Tế bào có một nhân, không có
vân ngang.
Tạo nên thành của nội quan

0,25
0,25

Hoạt động không theo ý muốn

1
(2,5đ) 2.
Nhiệt độ môi trường thay đổi mà thân nhiệt cơ thể người vẫn ổn
(1,5đ) định ở 370C và không dao động quá 0,50 C là do cơ thể tạo ra sự
cân bằng giữa quá trình sinh nhiệt và quá trình tỏa nhiệt:
+ Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, cơ thể chống nóng bằng cách
giảm sự sinh nhiệt và tăng tỏa nhiệt từ cơ thể ra ngoài: Các mạch
máu dưới da dãn, tăng tiết mồ hôi vì nước được thải ra ngoài sẽ
mang một phần nhiệt của cơ thể tỏa ra môi trường.
+ Khi nhiệt độ môi trường giảm mạnh, cơ thể làm giảm sự tỏa
nhiệt bằng cách co các mạch máu dưới da, co cơ chân lông để
giảm sự thoát nhiệt (giữ nhiệt cho cơ thể).
1.

* Khi gặp người bị tai nạn gãy xương em không nên nắn lại chỗ
(1,5đ) xương bị gãy vì có thể sẽ làm cho đầu xương gãy đụng chạm vào
mạch máu và dây thần kinh và có thể làm rách cơ và da.
* Cách xử trí khi gặp người bị tai nạn gãy xương cẳng chân:
- Đặt nạn nhân nằm yên.
- Dùng gạc hay khăn sạch nhẹ nhàng lau sạch vết thương.
- Tiến hành sơ cứu.
+ Đặt hai nẹp gỗ dài 30-40cm, rộng 4-5cm vào hai bên chỗ xương
2
gãy, đồng thời lót trong nẹp bằng gạc hay vải sạch gấp dày ở chỗ
(2,5 đ)
các đầu xương. Buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương
gãy .
+ Sau khi đã buộc định vị, dùng băng y tế hoặc băng vải băng cho
người bị thương. Băng từ cổ chân vào và quấn chặt quanh vùng
cẳng chân bị gãy. Sau đó chuyển nạn nhân đến bệnh viện.
17

0,25
0,5
0,5

0,5

0,5

0,25
0,25
0,25


0,25


2.
(1đ)

3.
(3 đ)

4.

Xương là một cơ quan sống vì:
- Xương được cấu tạo bởi các phiến vôi do mô liên kết tạo thành,
trong chứa các tế bào xương.
- Tế bào xương có đầy đủ các đặc tính của sự sống: Dinh dưỡng,
lớn lên, hô hấp, bài tiết, sinh sản, cảm ứng…như các loại tế bào
khác.
- Sự hoạt động của các thành phần của xương như sau:
+ Màng xương sinh sản tạo ra mô xương cứng, mô xương xốp.
+ Ống xương chứa tủy đỏ, có khả năng sinh hồng cầu .
+ Xương tăng trưởng theo chiều dài và chiều ngang.
1.
ời lớn tuổi ít vận động cơ bắp không nên ăn thức ăn giàu chất chất
(1đ)
côlesteron vì:
ất côlesterron có nhiều ở trong thịt, trứng, sữa… ăn nhiều sẽ có
nhiều nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch.
Ở bệnh này côlesterron ngấm vào thành mạch kèm theo sự ngấm các
ion canxi làm cho mạch bị hẹp lại, xơ cứng và vữa ra.
ộng mạch bị xơ cứng vữa làm cho sự vận chuyển máu trong mạch

khó khăn, tiểu cầu dễ bị vỡ và hình thành cục máu đông gây ứ
hoặc tắc mạch (đặc biệt nguy hiểm ở động mạch vành nuôi tim
gây nên các bệnh đau tim, ở động mạch não gây đột quỵ).
ộng mạch xơ vữa còn dễ bị vữa gây các tai biến trầm trọng như xuất
huyết dạ dày, xuất huyết não, thậm chí gây chết.
2.
* Thời gian của một chu kì tim ở trẻ em là: 60/120 = 0,5 s < 0,8 s
(2 đ) => Thời gian của 1 chu kì tim ở trẻ em giảm.
* Ta có tỉ lệ thời gian co tâm nhĩ : co tâm thất : pha dãn chung =
0,1: 0,3: 0,4
Vậy thời gian các pha trong chu kì tim của em bé là:
+ Pha nhĩ co: 0,1 x 0,5/0,8 = 0,0625s
+ Pha thất co: 0,3 x 0,5/0,8 = 0,1875 s
+ Pha dãn chung: 0,4 x 0,5/0,8 = 0,25s
(HS làm cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)
1.
- Trong 3-5 phút ngừng thở, không khí trong phổi ngừng lưu
(1,5
thông, nhưng tim vẫn đập, máu không ngừng lưu thông qua các
đ)
mao mạch, trao đổi khí ở phổi cũng không ngừng diễn ra, O2
trong không khí ở phổi không ngừng khuếch tán vào máu, CO2
không ngừng khuếch tán ra.
Vì vậy, nồng độ O2 trong không khí ở phổi hạ thấp tới mức
không đủ áp lực để khuếch tán vào máu nữa.
2.
Khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời
(1,5
gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường, vì:
đ)

- Khi chạy cơ thể trao đổi chất mạnh để sinh năng lượng, đồng
18

0,25
0,25

0,5

0,25
0,25
0,25

0,25
0,5
0,5
0,25

0,25
0,25
0,25
1,0

0,5

0,5


5
(3)


1.
(1 đ)

2.
(2)

6

1.
(1)

2.
(1)
3.
(1)

thời thải ra nhiều CO2.
- Do CO2 tích tụ nhiều trong máu nên đã kích thích trung khu hô
hấp hoạt động mạnh để thải loại bớt CO2 ra khỏi cơ thể.
- Chừng nào lượng CO2 trong máu trở lại bình thường thì nhịp hô
hấp mới trở lại bình thường.
- Nếu chất cặn bã di chuyển chậm dẫn đến táo bón vì nước bị tái
hấp thu quá nhiều.
- Nếu chất cặn bã di chuyển quá nhanh, tái hấp thu nước ít dẫn
đến đi phân lỏng.
* Ống A và D có phản ứng hóa học xảy ra.
* Phản ứng trong ống A có thể xảy ra ở miệng, dạ dày (vào giai
đoạn đầu) và ruột non vì:
- Trong khoang miệng, một phần tinh bột chín bị enzim Amilaza
trong nước bọt biến đổi thành đường Mantozo( to =370C, pH =7,2.

- Trong dạ dày, một phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải nhờ
enzim amilaza (đã được trộn đều từ khoang miệng) thành đường
Mantozơ ở giai đoạn đầu, khi thức ăn chưa trộn đều dịch vị.
- Trong ruột non có đầy đủ các loại enzim phân giải các phân tử
phức tạp của thức ăn: Tinh bột và đường đôi được enzim phân
giải thành đường đơn.
* Phản ứng trong ống D có thể xảy ra ở dạ dày vào giai đoạn sau
khi HCl đã thay đổi làm pH =2,5 và xảy ra ở ruột non
- Ở dạ dày Prôtêin trong dung dịch vẩn lòng trắng trứng bị enzim
Pepsin biến đổi Protein chuỗi dài thành Protein chuỗi ngắn( 3-10
axit amin), trong điều kiện nhiệt độ 370 C, pH = 2,5.
- Trong ruột non có đầy đủ các loại enzim phân giải các phân tử
phức tạp của thức ăn: Prôtêin được en zim phân giải thành axit
amin.
Ở tuổi dạy thì thường xuyên xuất hiện mụn trứng cá vì ở tuổi dạy
thì chất tiết của tuyến nhờn dưới da tăng lên, miệng của tuyến
nhờn nằm ở các chân lông bị sừng hóa làm cho chất nhờn tích tụ
lại tạo nên mụn trứng cá
Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là lọc máu và thải bỏ
các chất cặn bã, các chất độc, các chất thừa khỏi cơ thể để duy trì
tính ổn định của môi trường trong cơ thể.
a, Ăn mặn làm cho lượng muối trong cơ thể tăng dần dẫn đến có
nhu cầu uống nhiều nước để loại bớt muối ra khỏi cơ thể Vì vậy
lượng nước tiểu sẽ tăng.
b, Chơi thể thao hay lao động nặng sẽ dẫn đến ra mồ hôi nhiều,
thở gấp làm thoát nhiều hơi nước do vậy lượng nước bài tiết qua
thận giảm dẫn đến lượng nước tiểu giảm.
19

0,5

0,5
0,5
0,5
0, 25
0,2 5
0,25
0,25

0,25

0,25
0,25

0,25

1,0

1,0

0,5

0,5


7.
(3đ)

1.
Vì hành tủy chứa trung tâm điều hòa hô hấp và điều hòa tim
(0,5đ) mạch. Nếu hành tủy bị tổn thương => ảnh hưởng rất lớn đến hoạt

động hô hấp và hoạt động tim mạch -> dễ tử vong.
2.
- Người đó bị tổn thương bán cầu não trái vì:
(1đ)
- Hầu hết các dây thần kinh não có hiện tượng bắt chéo ở hành
tủy hoặc tủy sống. Do đó mà tổn thương ở một bên đại não sẽ làm
tê liệt các phần cơ thể bên phía đối diện.
3.
* Người bị bệnh quáng gà không thể nhìn rõ vào lúc hoàng hôn
(1,5đ) hay thấy rất kém là vì :
+ Ở màng lưới có hai loại tế bào thụ cảm thị giác là tế bào nón
tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và kích thích về màu sắc, tế
bào que tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu giúp ta nhìn rõ về ban
đêm và không nhận kích thích về màu sắc.
+ Người bệnh quáng gà thiếu vitamin A (vitamin này là nguyên
liệu tạo ra rôđốpsin, thành phần giúp thu nhận ánh sáng của tế bào
que) nên tế bào que sẽ không hoạt động.Vì vậy lúc hoàng hôn ánh
sáng yếu, mắt không nhìn thấy hoặc thấy rất kém.
* Vào lúc ánh sáng yếu không thể nhận ra màu sắc của vật là vì
vào lúc ánh sáng yếu, hoặc không có ánh sáng, tế bào nón không
hoạt động, chỉ có tế bào que hoạt động. Mà tế bào que chỉ có khả
năng tiếp nhận kích thích về ánh sáng chứ không tiếp nhận kích
thích về màu sắc nên không thể nhận ra màu sắc của vật.

0,5

0,5
0,5

0,5


0,5

0,5

Lưu ý : Trong quá trình chấm giám khảo có thể chia nhỏ ý hơn để cho điểm theo
cách trình bày của học sinh cho phù hợp nhưng phải đúng ý theo đáp án. Điểm làm
tròn toàn bài thi tối đa đến 0,25 điểm.
--------------------Hết------------------

20


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THIỆU HÓA
Đề chính thức

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN THI: SINH HỌC – LỚP 8
Thời gian làm bài 150 phút
ĐỀ BÀI

Câu 1.(3.0 điểm):
a. Những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân?
b. Giải thích cơ chế phản xạ của sự co cơ?
Câu 2.(2.0 điểm):
a. Vì sao huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vận chuyển được qua tĩnh mạch
về tim?
b. Giải thích hiện tượng: Khi cơ thể vận động nhiều thì nhịp thở tăng, mồ hôi tiết ra

nhiều?
Câu 3.(3.0 điểm):
a. Anh Hạnh và anh Phúc cùng đi tiếp máu cho một bệnh nhân. Sau khi xét nghiệm
thấy huyết tương của bệnh nhân làm ngưng kết hồng cầu của anh Hạnh mà không ngưng
kết hồng cầu của anh Phúc. Cho biết bệnh nhân có nhóm máu gì? Giải thích? Anh nào có
thể tiếp máu cho bệnh nhân?( Biết anh Hạnh có nhóm máu A, anh Phúc có nhóm máu B)
b. Huyết áp là gì? Khi huyết áp tăng cao có phải lúc đó lượng máu trong cơ thể tăng
lên không?
Câu 4.(2.5 điểm):
a. Đặc điểm cấu tạo trong của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh
dưỡng?
b. Em hiểu thế nào là ăn uống hợp vệ sinh?
Câu 5.(2.0 điểm):
a. Sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào diễn ra nhờ các yếu tố nào?
b. Các cơ, xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để làm
tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và làm giảm thể tích lồng ngực khi thở ra?
Câu 6. (2.0 điểm):
a. Phân biệt quá trình trao đổi chất với quá trình chuyển hóa?
b. Giải thích vì sao da người thường hồng hào vào mùa hè và xanh tái vào mùa
đông?
Câu 7. (3.0 điểm):
a. Nêu chức năng hai loại tế bào thụ cảm ở màng lưới của mắt? Vì sao người bị
quáng gà không nhìn thấy hoặc nhìn thấy rất kém vào lúc hoàng hôn?
b. Trình bày những điểm khác nhau cơ bản giữa cung phản xạ vận động và cung
phản xạ sinh dưỡng?
Câu 8. (2.5 điểm):
a. Thế nào là tuyến nội tiết? tuyến ngoại tiết? Cho ví dụ.
b. Vì sao nói tuyến tụy là tuyến pha?
---------------------- Hết ---------------------Họ và tên thí sinh:……………………………………………., Số báo danh………...


21


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN THIỆU HÓA

ĐỀ THẨM ĐỊNH HSG 8
NĂM HỌC : 2015 – 2016
MÔN SINH HỌC
Thời gian làm bài 150 phút

HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Đáp án
a. Những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng
Câu 1:
(3.0điểm) thẳng và đi bằng hai chân:
- Họp sọ và xương mặt:
+ Họp so lớn hơn chứa não phát triển, lồi cằm phát triển, xương hàm
nhỏ hơn;
+ Diện khớp giữa xương sọ và cột sống lùi về phía trước, giữ cho đầu
ở vị trí cân bằng trong tư thế đứng thẳng;
- Xương thân:
+ Cột sống cong 4 chỗ -> trọng tâm cơ thể rơi vào 2 bàn chân trong tư
thế đứng thẳng;
+ Lồng ngực rộng về 2 bên -> cân bằng trong tư thế đứng thẳng;
+ Xương chậu rộng;
- Xương chi:
+ Xương chi phân hóa;
+ Tay có khớp linh hoạt hơn chân, vận động của tay tự do hơn-> thuận

lợi cho lao động.
+ Chân có xương lớn, khớp chắc chắn, xương gót phát triển, các xương
bàn chân và xương ngón chân khớp với nhau tạo thành vòm để vừa có
thể đứng và đi lại chắc chắn trên đôi chân, vừa có thể di chuyển linh
hoạt.
b.
- Khi có một kích thích tác động vào cơ quan thụ cảm trên cơ thể ->
xuất hiện xung thần kinh theo dây hướng tâm -> trung ương thần
kinh. Trung ương thần kinh phát lệnh theo dây li tâm -> cơ quan
phản ứng => cơ co
- Khi cơ co, các tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ
dày làm cho đĩa sáng ngắn lại, đĩa tối dày lên => bắp cơ ngắn lại
phình to
a. Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vận chuyển được qua
Câu 2:
(2.0điểm) tĩnh mạch về tim là nhờ các tác động chủ yếu sau:
- Sức đẩy tạo ra do sự co bóp của các cơ quanh thành mạch;
- Sức hút của lồng ngực khi ta hít vào;
- Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra;
22

Điểm

0.25 đ
0.25đ

0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ

0.25 đ
0.25 đ

0.5đ

0.5đ

0.25 đ
0.25 đ
0.25đ


- Trong các tĩnh mạch đi từ phần dưới cơ thể về tim (máu chảy
ngược chiều trọng lực) còn có sự hỗ trợ của các van nên máu không
bị chảy ngược
b.
- Khi vận động nhiều, cơ thể tăng dị hóa để sinh năng lượng cung
cấp cho hoạt động của cơ. Một phần năng lượng tạo ra dưới dạng
nhiệt làm cơ thể tăng nhiệt độ.
- Để duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định 370C, cơ thể tăng cường tỏa
nhiệt bằng cách tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi sẽ mang theo một
lượng nhiệt của cơ thể.
- Đồng thời cơ thể cần nhiều ôxi hơn để cung cấp cho quá trình dị
hóa đó =>hô hấp nhanh, mạnh hơn.
=> Vậy tiết mồ hôi, tăng nhịp thở khi vận động nhiều chính là sự tự
điều hòa hoạt động của cơ thể.
a.
Câu 3:
(3.0điểm) - Huyết tương của bệnh nhân làm ngưng kết hồng cầu của anh
Hạnh (Nhóm máu A) =>Huyết tương của bệnh nhân có kháng thể α

(1)
- Huyết tương của bệnh nhân không làm ngưng kết hồng cầu của
anh Phúc (Nhóm máu B) => Huyết tương của bệnh nhân không có
kháng thể  (2)
Từ (1) và (2) => bệnh nhân có nhóm máu B
=> Chỉ có anh Phúc truyền được máu cho bệnh nhân (2 người có
cùng nhóm máu)
b.
- Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch (do tim tạo
ra) khi máu vận chuyển trong mạch.
- Khi huyết áp cao không phải lượng máu trong cơ thể tăng, mà đó
là một hiện tượng bệnh lí của tim mạch cần được chữa trị để khỏi
nguy hiểm đến tính mạng
a. Đặc điểm cấu tạo trong của ruột non phù hợp với chức năng hấp
Câu 4:
(2.5điểm) thụ các chất dinh dưỡng là:
- Mặt trong của thành ruột non có nhiều nếp gấp => diện tích bề
mặt trong của ruột non rất lớn (400-500m2) là điều kiện cho sự hấp
thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao (cho phép một lượng lớn
chất dinh dưỡng thấm qua các tế bào niêm mạc ruột trên đơn vị thời
gian…)
- Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng
lông ruột cũng là điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với
hiệu quả cao (cho phép một lượng lớn chất dinh dưỡng sau khi
thấm qua các niêm mạc ruột được vào mao mạch máu và mạch
23

0.25 đ

0.25 đ


0.25 đ

0.25 đ
0.25 đ

0.5 đ

0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ

0.5 đ
0.5 đ

0.75đ

0.75đ


bạch huyết…).
b. Ăn uống hợp vệ sinh là phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:
- Ăn thức ăn nấu chín, uống nước đã đun sôi;
- Rau sống và các loại trái cây tươi cần được rửa sạch trước khi ăn;
- Không ăn thức ăn bị ôi thiu; Không ăn thức ăn có ruồi, nhặng đậu
vào;
- Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn;
-...
a.
Câu 5:

(2.0điểm) - Sự trao đổi khí ở phổi diễn ra nhờ yếu tố:
+ Sự chênh lệch nồng độ của từng chất khí (CO2, O2) giữa máu và
phế nang;
+ Thành phế nang, thành mao mạch rất mỏng.
- Sự trao đổi khí ở tế bào diễn ra nhờ các yếu tố:
+ Sự chênh lệch nồng độ của từng chất khí (O2, CO2) giữa máu và
tế bào;
+ Màng tế bào và thành mao mạch rất mỏng.
b. Để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và làm giảm thể tích
lồng ngực khi thở ra thì các cơ, xương của lồng ngực đã phối hợp
hoạt động như sau:
- Cơ liên sườn ngoài co làm tập hợp xương ức và xương sườn có
điểm tựa linh động với cột sống sẽ chuyển động theo 2 hướng: lên
trên và sang 2 bên =>lồng ngực nở rộng;
- Cơ hoành co => lồng ngực nở rộng thêm về phía dưới -> thể tích
lồng ngực tăng;
- Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành dãn => lồng ngực thu nhỏ về vị
trí cũ;
- Ngoài ra còn có sự tham gia của một số cơ khác (cơ ức đòn chũm,
cơ nâng sườn, cơ hạ sườn,...) trong các trường hợp hít vào và thở ra
gắng sức.
a.
Câu 6:
(2.0điểm)
Trao đổi chất
Chuyển hóa
- Trao đổi chất là hiện tượng
- Chuyển hóa là quá trình tổng
trao đổi các chất giữa tế bào với hợp các chất đặc trưng, tích lũy
môi trường trong và giữa cơ thể năng lượng và quá trình phân

với môi trường ngoài.
giải các chất đặc trưng thành
chất đơn giản, giải phóng năng
lượng
- Diễn ra bên ngoài tế bào.
- Diễn ra bên trong tế bào.
b. Giải thích:
24

0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ

0.25 đ
0.25đ
0.25 đ
0.25đ

0.25 đ

0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ

0.5 đ

0.5 đ



- Mùa hè nhiệt độ cao, cơ thể tăng tỏa nhiệt bằng phản xạ dãn mao
mạch máu ở dưới da => lưu lượng máu qua các mao mạch dưới da
tăng lên => da hồng hào.
- Mùa đông nhiệt độ thấp, cơ thể chống lại bằng phản xạ co các
mao mạch dưới da để giữ nhiệt cho cơ thể => lưu lương máu qua
các mao mạch dưới da giảm => da thường tái.
a.
Câu 7:
(3.0điểm) - Tế bào nón: Tiếp nhận kích thích ánh sáng và kích thích màu sắc.
- Tế bào que: Nhận kích thích ánh sáng yếu không nhận kích thích
về màu sắc.
- Những người bị quáng gà, tế bào que hoạt động kém, vì vậy vào
lúc hoang hôn (ánh sáng yếu) mắt không nhìn thấy hoặc thấy kém.
b.
Cung phản xạ sinh dưỡng
Cung phản xạ vận động
- Có hạch thần kinh.
- Không có hạch thần kinh.
- Đường li tâm đi qua sợi trước - Đường li tâm đến thẳng cơ
hạch và sợi sau hạch.
quan phản ứng.
- Trung khu ở sừng bên của tủy - Trung khu ở chất xám của đại
sống và trụ não.
não, tủy sống.
- Điều khiển hoạt động của các - Điều khiển hoạt động của hệ
nội quan.
cơ, xương.
a.
- Tuyến ngoại tiết: Sản phẩm (chất tiết) theo ống dẫn đến các cơ
Câu 8:

(2.5điểm) quan xác định hoặc đưa ra ngoài. Ví dụ: Tuyến mồ hôi, tuyến nước
bọt,...
- Tuyến nội tiết: Sản phẩm là hoocmôn, được ngấm thẳng vào máu
đưa đến cơ quan đích. Ví dụ: Tuyến yên, tuyến tụy,...
b.
Nói tuyến tụy là tuyến pha vì tuyến này vừa đóng vai trò là
tuyến ngoại tiết, vừa đóng vai trò là tuyến nội tiết.Cụ thể:
- Tuyến tụy là tuyến ngoại tiết: Các sản phẩm tiết theo ống dẫn đổ
vào tá tràng giúp cho sự biến đổi thức ăn trong ruột non.
- Tuyến tụy là tuyến nội tiết: Ngoài ra, tuyến tụy còn có các tế bào
α tiết hoocmôn glucagôn và tế bào  tiết hoocmôn insulin có chức
năng điều lượng đường huyết trong cơ thể .
*Lưu ý: Học sinh lý giải khác nhưng đúng bản chất vẫn cho điểm tối đa.
---------------------- Hết ----------------------

25

0.5 đ

0.5 đ

0.25 đ
0.25 đ

0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ


0.5 đ

0.5 đ

0.5 đ
0.5 đ

0.5 đ


×