SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VĨNH PHÚC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 10 NĂM HỌC 2013-2014
ĐỀ ĐỀ XUẤT
Môn: SINH HỌC - THPT
Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1 (1.0 điểm)
Có giả thuyết cho rằng, ti thể và lục lạp có nguồn gốc từ tế bào nhân sơ, ẩn nhập vào tế bào nhân thực
bằng con đường thực bào. Bằng những hiểu biết về cấu trúc và chức năng của hai bào quan này, hãy
chứng minh giả thuyết trên?
Câu 2 (1.0 điểm)
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim? Tại sao khi qua nhiệt độ tối ưu của enzim, nếu
tăng nhiệt độ thì sẽ làm giảm tốc độ phản ứng và có thể gây biến tính enzim?
Câu 3 (1.0 điểm)
a. Tại sao hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng lại được chọn lọc tự nhiên duy trì ở các tế bào cơ
của người, vốn là loại tế bào cần nhiều ATP?
b. Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang tập luyện diễn ra mạnh hay yếu? Vì sao?
Câu 4: ( 1.5 điểm)
a. Tại sao trong quang hợp, pha tối lại phụ thuộc vào pha sáng. Pha sáng và pha tối xảy ra ở đâu trong
lục lạp? Hãy giải thích vì sao lại xảy ra ở đó.
b. Để tổng hợp một phân tử glucozo, chu trình Canvin cần sử dụng bao nhiêu phần tử CO
2
, bao nhiêu
phân tử ATP, NADPH?
c. Giải thích tại sao khi chất độc ức chế một enzim của chu trình Canvin thì cũng ức chế các phản ứng
của pha sáng.
Câu 5 (1.0 điểm)
Nêu chức năng mỗi thành phần hoá học chính cấu tạo nên màng sinh chất theo mô hình khảm động .
Câu 6 (1.5 điểm)
Người ta thực hiện một thí nghiệm sau: phá bỏ thành tế bào cầu khuẩn, trực khuẩn, phẩy khuẩn. Sau
đó cho chúng phát triển trong môi trường đẳng trương.
a. Xác định hình dạng của các loại vi khuẩn trên? Qua thí nghiệm ta có thể rút ra kết luận gì?
b. Vi khuẩn có các đặc điểm gì để thích nghi cao độ với môi trường sống?
Câu 7 ( 1.0 điểm)
a. Giải thích vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm
phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này?
b. Vì sao lại có thể vừa dùng đường để nuôi cấy vi sinh vật và vừa dùng đường để ngâm các loại quả?
Câu 8 ( 1.0 điểm)
Trong cơ thể động vật, hai tế bào nhận biết nhau dựa vào đặc điểm cấu tạo nào trên tế bào? Nêu một số vai
trò quan trọng của sự nhận biết tế bào trong các hoạt động sống của động vật?
Câu 9 (1.0 điểm).
Chuỗi chuyền electron trong hô hấp tế bào sinh vật nhân sơ khác với chuỗi chuyền electron trong hô
hấp tế bào sinh vật nhân thực ở những điểm nào?
Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM SINH HỌC 10 THPT
1
Câu Ý Nội dung Điểm
1 1.0
* Về cấu trúc
- Màng kép, trong đó màng ngoài rất giống màng tế bào nhân thực → màng ngoài là màng
của tế bào nhân thực, màng trong là của VSV nhân sơ đã ẩn nhập vào.
- Có 1 ADN vòng, kép, có riboxom riêng (Riboxom 70S)…, do đó có thể tự tổng hợp
protein riêng → có thể tự sinh sản bằng cách tự sinh tổng hợp mới các thành phần và phân
chia giống như hình thức sinh sản của vi khuẩn
* Về chức năng
- Lục lạp có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhờ quá trình quang hợp, do đó có nguồn
gốc từ vi sinh vật tự dưỡng quang năng
- Ti thể có khả năng phân giải chất hữu cơ trong điều kiện hiếu khí do đó có nguồn gốc từ
sinh vật dị dưỡng hiếu khí
0.25
0.25
0.25
0.25
2 1.0
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim: nhiệt độ, độ pH, nồng độ cơ chất, nồng độ
enzim, chất ức chế enzim.
0.25
Vì:
- Enzim có bản chất là protein, cấu hình không gian ba chiều của protein được ổn định nhờ
các liên kết yếu (liên kết hidro, liên kết đisunfua ).
- Ở nhiệt độ cao, các liên kết yếu này bị phá vỡ làm thay đổi cấu hình không gian của
enzim, do đó trung tâm hoạt động của enzim bị biến đổi không phù hợp với cơ chất nên
enzim mất khả năng xúc tác.
0.25
0.5
3 1.0
a - Mặc dù hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng tế bào cơ của người nói riêng và của
động vật nói chung lại rất cần kiểu hô hấp này vì nó không tiêu tốn oxi. Khi cơ thể vận
động mạnh như chạy, nâng vật nặng các tế bào cơ trong mô cơ co cùng một lúc thì hệ
tuần hoàn chưa kịp cung cấp đủ lượng ôxi cho hô hấp hiếu khí. Khi đó giải pháp tối ưu là
hô hấp kị khí kịp đáp ứng ATP mà không cần ô xi.
0.25
0.25
b - Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang tập luyện diễn ra mạnh, vì khi tập
luyện các tế bào cơ cần nhiều năng lượng, do đó quá trình hô hấp tế bào phải được tăng
cường.
- Nếu tập luyện quá sức, nhiều khi quá trình hô hấp ngoài không cung cấp đủ ô xi cho hô
hấp ở tế bào, các tế bào cơ phải sử dụng quá trình lên men tạo ATP. Khi đó có sự tích luỹ
axit lactic trong tế bào dẫn đến đau mỏi cơ.
0.25
0.25
4 1.5
a - Pha tối của quang hợp phụ thuộc vào pha sáng vì trong pha tối xảy ra sự tổng hợp glucô
cần năng lượng từ ATP và NADPH do pha sáng cung cấp.
- Pha sáng xảy ra ở tilacốit của lục lạp trong màng tilacôit chứa hệ sắc tố quang hợp dãy
chuyền điện tử, phức hệ ATP - synthetaza, do đó đã chuyển hoá NLAS thành năng lượng
tích trong ATP và NADPH.
- Pha tối xảy ra trong chất nền lục lạp, trong chất nền lục lạp chứa các enzim và cơ chất của
chu trình Canvis do đó glucô được tổng hợp từ CO
2
với năng lượng từ ATP và NADPH do
pha sáng cung cấp.
0.25
0.25
0.25
b Để tổng hợp 1 phân tử gluco, chu trình Canvin cần sử dụng 6 phân tử CO
2
, 18 phân tử
ATP, 12 phân tử NADPH.
0.25
2
c Giải thích tại sao khi chất độc ức chế 1 enzim của chu trình canvin thì cũng ức chế các
phản ứng của pha sáng.
- Vì pha sáng cần ADP và NADP
+
, nhưng những chất này lại không được sinh ra khi chu
trình canvin ngừng hoạt động.
0.5
5 1.0
Chức năng mỗi thành phần hoá học chính cấu tạo nên MSC theo mô hình khảm động .
- Phốt phô lipit: là chất lưỡng cực không cho các chất tan trong nước cũng như các chất
tích điện đi qua, và cho các phân tử kích thước nhỏ, không phân cực hay các phân tử tan
trong lipit đi qua.
- Các prôtêin màng: Các kênh vận chuyển các chất, thụ để thu nhập thông tin, các prôtêin
làm nhiệm vụ ghép nối các tế bào trong 1 mô, các enzim tham gia trao đổi
chất
- Colesteron: Làm tăng độ ổn định của MSC.
- Cacbonhidat: Kết hợp với protein làm thành những dấu chuẩn để nhận biết tế bào lạ và tế
bào của chính cơ thể mình
0.25
0.25
0.25
0.25
6 1.5
a - Các vi khuẩn đều có hình cầu: ……………………………………………………
- Kết luận: thành tế bào quy định hình dạng của tế bào vi khuẩn:……………
0.25
0.25
b - Tỉ lệ S/V lớn → hấp thụ và chuyển hóa vật chất nhanh………………………
- Hệ gen đơn giản → dễ phát sinh đột biến trong đó có các đột biến có lợi, đột biến biểu
hiện ngay ra kiểu hình…………………………………………………
- Thành tế bào giúp duy trì áp suất thẩm thấu……………………………………
- Có khả năng hình thành nội bào tử khi gặp điều kiện sống không thuận lợi……
0.25
0.25
0.25
0.25
7 1.0
* Khi nuôi cấy không liên tục: vi khuẩn cần có thời gian để làm quen với môi trường, hình
thành các emzim cảm ứng để phân giải cơ chất.
- Khi nuôi cấy liên tục: do môi trường ổn định, vi khuẩn đã có emzim cảm ứng nên không
có pha tiềm phát
* Dùng để nuôi cấy vi sinh vật vì đường là nguồn dinh dưỡng cho VSV
- Dùng để ngâm các loại quả với nồng độ quá cao sẽ gây co nguyên sinh ở tế bào VSV
(diệt VSV để bảo quản nông sản).
0.25
0.25
0.25
0.25
8 1.0
Trong cơ thể động vật, hai tế bào nhận biết nhau dựa vào đặc điểm cấu tạo nào trên tế bào?
Nêu một số vai trò quan trọng của sự nhận biết tế bào trong các hoạt động sống của động vật?
- Các tế bào nhận biết các tế bào khác bằng các chuỗi hidratcacbon trên màng sinh chất.
Chuỗi hidratcacbon thường ngắn, nhô ra phía ngoài màng. Hầu hết chuỗi hidratcacbon liên
kết cộng hóa trị với prôtêin màng tạo thành glicôprôtêin. Một số liên kết cộng hóa trị với
lipit màng tạo thành các phân tử glicolipit
- Tính đa dạng và vị trí của các phân tử hidratcacbon trên bề mặt màng tế bào giúp cho
chúng có chức năng như những dấu chuẩn để phân biệt tế bào này với tế bào
khác.
- Các hidratcacbon là khác nhau giữa các loại tế bào của cùng một cá thể, giữa các cá
thể cùng loài và giữa các loài.
- Một số vai trò: phân loại các tế bào vào các mô và các cơ quan ở phôi động vật; cơ sở để loại
bỏ các tế bào lạ nhờ hệ thống miễn dịch; tinh trùng nhận ra tế bào trứng trong quá trình thụ tinh v
v
0.25
0.25
0.25
0.25
9 1.0
3
Chuỗi chuyền electron trong hô hấp tế bào sinh vật nhân sơ khác với chuỗi chuyền
electron trong hô hấp tế bào sinh vật nhân thực ở những điểm sau:
- Về vị trí: Ở sinh vật nhân sơ chuỗi chuyền electron nằm ở màng sinh chất, còn ở sinh
vật nhân thực chuỗi chuyền electron nằm ở màng trong của ti thể.
- Về chất mang (chất truyền điện tử): Ở sinh vật nhân sơ, chất mang đa dạng hơn so
với ở sinh vật nhân thực nên chúng có thể thích nghi với nhiều loại môi
trường
- Về chất nhận electron cuối cùng: Ở sinh vật nhân sơ, chất nhận điện tử cuối cùng rất
khác nhau, có thể là nitrat, sunfat, ôxi, fumarat và dioxitcacbon (oxi liên kết), còn ở sinh
vật nhân thực chất nhận là ôxi phân tử ()
2
)
0.25
0.25
0.5
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
…………………
ĐỀ NGUỒN
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 NĂM HỌC 2013-2014
MÔN : SINH HỌC
(Dành cho THPT không chuyên)
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (1,0 điểm). Để 1 sinh vật nào đó là 1 sinh vật sống thì cần phải có các điều kiện nào?
Câu 2(1,0 điểm). Dựa trên đặc điểm cấu tạo và tính chất của phân tử nước, hãy giải thích các hiện tượng
sau:
a. Khi bảo quản rau quả tươi, người ta chỉ để trong ngăn lạnh để chứ không để trong ngăn đá.
b. Khi cơ thể đang ra mồ hôi, nếu có gió thổi sẽ có cảm giác mát hơn.
c. Trên bề mặt phía ngoài của cốc đựng nước đá thường có các giọt nước hình thành.
d. Một số côn trùng (nhện nước, ) có khả năng chạy trên mặt nước mà không bị chìm
Câu 3(1,0 điểm).
a. Trong tế bào thực vật, bào quan nào có khả năng tổng hợp ATP nhờ năng lượng ánh sáng? Nêu cấu
trúc của bào quan đó.
b. Bào quan trên có chứa những loại axit nuclêic nào? Mô tả cấu trúc loại axit nucleic đó?
Câu 4(1,0 điểm).
a. Các tế bào nhận biết nhau bằng các “dấu chuẩn ” có trên màng sinh chất. Theo em dấu chuẩn là hợp
chất hóa học nào? Chất này được tổng hợp và chuyển đến màng sinh chất như thế nào?
b. Nêu những chức năng chính của prôtêin màng trong hoạt động sống của tế bào?
Câu 5(1,0 điểm).
Nêu sự khác nhau giữa quá trình quang hợp và quá trình hô hấp ở sinh vật nhân thực ( vị trí xảy ra,
nguyên liệu sử dụng, sản phẩm tạo thành, vai trò của quá trình)
Câu 6 (1,0 điểm). Viết phương trình tổng quát của pha sáng và pha tối trong quá trình quang hợp của
cây xanh. Tại sao hai pha này lại xảy ra ở hai nơi khác nhau trong lục lạp?
Câu 7(1,0 điểm).
a. Sự thiếu O
2
ảnh hưởng như thế nào đến chuỗi electron hô hấp và quá trình tổng hợp ATP theo cơ chế
hóa thẩm?
b. Nếu trong điều kiện thiếu oxy, người ta làm giảm pH xoang gian màng của ty thể thì điều gì sẽ xảy
ra?
Câu 8(1,0 điểm). Tại sao nói chu trình Crep là trung tâm của các quá trình chuyển hóa vật chất và năng
lượng trong tế bào và cơ thể?
Câu 9(1,0 điểm).
a. Phân biệt các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật. Nước dưa là môi trường gì? Giải thích?
b. Khi nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường không liên tục thì thu hoạch sinh khối vào thời điểm nào là
hiệu quả nhất? Giải thích?
Câu 10(1,0 điểm). Tính hiệu suất sử dụng năng lượng của quá trình hô hấp tế bào từ nguyên liệu là 1
phân tử glucozo, biết 1 phân tử ATP tích trữ được 7,3kcal?
Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SINH 10 – KHÔNG CHUYÊN- NĂM 13-14
4
Nội dung Điểm
1
(1.0đ)
* Điều kiện:
- Phải có cấu trúc tế bào
- Có các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của sự sống:
+ TĐC và NL theo phương thức đồng hóa và dị hóa
+ Sinh trưởng và phát triển
+ Sinh sản
+ Cảm ứng
+ Di truyền và biến dị
0,5
0,5
2
(1.0đ)
a. Do nước đá có thể tích lớn hơn nước lỏng nên khi để rau quả tươi (là dạng vốn đang
chứa nhiều nước) vào ngăn đá, nước trong đó sẽ thành nước đá phá vỡ tế bào làm
hỏng, làm giảm chất lượng của rau quả
b. Do nước trong mồ hôi khi bay hơi phải lấy nhiệt của cơ thể giúp làm giảm nhiệt của
bề mặt cơ thể. Có gió sẽ giúp nước trong mồ hôi bay hơi nhanh hơn làm giảm nhiệt
nhanh hơn tạo cảm giác mát hơn khi không có gió
c. Do hơi nước trong không khí quanh cốc nước đá có nhiệt độ cao hơn thành cốc bị
mất nhiệt khi tiếp xúc với thành cốc hình thành liên kết hidro giữa các phân tử nước trên
bề mặt cốc tạo thành các giọt nước
d. Do sự liên kết giữa các phân tử nước (bằng liên kết hidro) tạo sức căng bề mặt cho
khối nước. Lực này tuy yếu nhưng cũng có khả năng đỡ được một số côn trùng nhỏ giúp
chúng có thể di chuyển được trên mặt nước mà không bị chìm…………………………….
0,25
0,25
0,25
0,25
3
(1,0đ)
a.
- Bào quan đó là lục lạp
- Cấu trúc lục lạp:
+ Thường có dạng hình bầu dục , kích thước trung bình < 10µm
+ Bên ngoài gồm hai lớp màng, bên trong lục lạp chứa chất nền. Trong chất nền có ADN
mạch kép dạng vòng, ribôxôm 70S và một hệ thống các túi dẹt (các tylacôit) xếp chồng lên
nhau tạo thành cấu trúc hạt gọi là grana. Trên màng của tylacôit chứa sắc tố và enzim
quang hợp. Trong chất nền cũng chứa nhiều enzim quang hợp
b.
- Trong lục lạp có ADN và các loại ARN (thông tin, vận chuyển, riboxom)
- Cấu trúc: ADN trần, vòng, kép; ARN 1 mạch hở
0,25
0,25
0,25
0,25
4
(1,0đ)
a.
- Dấu chuẩn là hợp chất glycôprôtêin
- Prôtêin được tổng hợp ở các Ribôxôm trên màng lưới nội chất hạt, sau đó đưa vào trong
xoang của mạng lưới nội chất hạt → tạo thành túi → bộ máy gôngi. Tại đây protein được
hoàn thiện cấu trúc, gắn thêm hợp chất saccarit → glycoprotein hoàn chỉnh → đóng gói→
đưa ra ngoài màng bằng xuất bào
b. Chức năng chính của prôtêin màng gồm:
- Ghép nối 2 tế bào với nhau
- Là thụ thể bề mặt tiếp nhận các thông tin
- Giúp tế bào nhận biết nhau nhờ dấu hiệu nhận biết đặc hiệu ( glicôprôtêin)
- Là các kênh vận chuyển các chất qua màng
- Là enzim màng
0,25
0,25
0,5
5
(1,0đ)
Điểm
phân biệt
Quang hợp Hô hấp
Vị trí xảy ra Lục lạp Tế bào chất, ti thể
Nguyên liệu Chất vô cơ (CO
2
, H
2
O) Chất hữu cơ (glucoz …)
Sản phẩm Chất hữu cơ, oxi CO
2
, H
2
O, một số chất hữu cơ
0,25
0,25
5
trung gian, năng lượng (ATP,
nhiệt)
Vai trò - Tạo ra nguồn hữu cơ từ các
chất vô cơ cho sinh giới.
- Chuyển hóa năng lượng ánh
sáng thành hóa năng.
- Góp phần điều hòa khí hậu
- Giải phóng năng lượng cho
mọi hoạt động sống của tế bào
- Trong quá trình hô hấp, có
tạo ra một số sản phẩm trung
gian làm nguyên liệu cho một
số quá trình sống khác
0,25
0,25
6
(1,0đ)
* Viết PTPU:
- Pha sáng:
12 H
2
O + 12 NADP
+
+ 12 ADP + 18 Pi → 12 NADPH + 18 ATP + 6 H
2
O + 6 O
2
- Pha tối:
6 CO
2
+ 12 NADPH + 18 ATP + 12 H
2
O → C
6
H
12
O
6
+ 12 NADP
+
+ 18ADP + 18 Pi
* Pha sáng xảy ra ở màng tilacoit, pha tối xảy ra ở stroma vì:
- Trên màng tilacoit có định vị các sắc tố quang hợp, hệ enzim của chuỗi truyền electron và
phức hệ ATP synteaza để tổng hợp ATP và NADPH cung cấp cho pha tối
- Trong stroma có hệ enzim khử CO
2
0,25
0,25
0,25
0,25
7
(1.0đ)
a. Không có O
2
để nhận e, H
+
không được bơm vào xoang gian màng của ty thể và hóa
thẩm không xảy ra, photphoryn hóa dừng lại và không tổng hợp được ATP
b. Nồng độ H
+
ở xoang gian màng tăng tạo ra một gradient H
+
mà không cần có sự hoạt
động của chuỗi chuyền e → ATP syntaza có thể hoạt động tổng hợp ATP
0,5
0,5
8
(1.0đ)
Vì:
- Cung cấp năng lượng ATP cho các hoạt động sống……………………………………….
- Tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình sinh tổng hợp………………………
- Đầu mối của nhiều con đường chuyển hóa…………………………………………………
- Tạo ra các coenzim tham gia vào quá trình chuyển hóa……………………………………
0,25
0,25
0,25
0,25
9
(1.0đ)
a.
* Phân biệt môi trường nuôi cấy:
- Môi trường tự nhiên: chưa biết rõ thành phần và hàm lượng các chất.
- Môi trường tổng hợp: đã biết rõ thành phân và hàm lượng các chất.
- Môi trường bán tổng hợp: là môi trường tự nhiên có bổ sung thêm một số chất biết rõ
hàm lượng
* Nước dưa là môi trường tự nhiên. Vì chưa biết rõ thành phần và hàm lượng các chất
trong đó
b.
- Thu hoạch sinh khối vào cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng là tốt nhất
- Vì: Lúc này quần thể VK có sinh khối lớn nhất, ít chất thải nhất, thời gian nuôi cấy không
kéo dài và không tốn thêm thức ăn…………………………………………………………
0,25
0,25
0,25
0,25
10
(1.0đ)
- Năng lượng được tích trữ trong các phân tử ATP: 38 x 7,3= 277,4kcal
- Năng lượng có trong 1 phân tử glucozo: 686 kcal
=> Hiệu suất sử dụng năng lượng: 277,4/686 x100% = 40%
0,25
0,25
0,5
SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2011-2012
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC
(Dành cho học sinh THPT chuyên)
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
6
Câu 1.
Đặc điểm cấu tạo của rễ cây liên quan đến các con đường hấp thụ nước từ đất vào rễ như thế nào?
Câu 2.
Các hoocmôn sinh trưởng có tác động như thế nào đến tính cảm ứng của thực vật? Giải thích?
Câu 3.
a. Tại sao khi tiêm chủng thường tiêm vào tĩnh mạch?
b. Tại sao nhịp tim của trẻ sơ sinh có tần số lớn hơn nhiều nhịp tim của người trưởng thành?
c. Tại sao khi hô hấp nhân tạo nạn nhân phải được nhồi ép lồng ngực và được thổi khí qua miệng?
Câu 4.
a. Tại sao nói: “Chu trình Canvin xảy ra ở mọi loại thực vật”?
b. Một bà nội trợ đặt một túi quả trong tủ lạnh, còn một túi quả bà để quên ở trên bàn. Vài ngày sau, khi
lấy quả ra ăn bà thấy rằng quả để trong tủ lạnh ăn ngọt hơn so với quả để quên trên mặt bàn. Hãy giải
thích hiện tượng trên?
Câu 5.
Nêu ứng dụng của tập tính động vật đối với đời sống con người.
Câu 6.
Sự ra hoa của cây cần điều kiện nào? Trong nông nghiệp để thúc đẩy sự ra hoa của nhiều loại cây trồng,
nhất là cây nhập nội cần chú ý các điều kiện liên quan nào?
Câu 7.
Người ta bố trí thí nghiệm như sau: Dùng 2 miếng giấy lọc tẩm côban clorua đã sấy khô (có màu xanh
da trời) đặt đối xứng nhau qua 2 mặt của lá. Sau đó dùng cặp gỗ hoặc cặp nhựa kẹp ép 2 mảnh kính vào
2 miếng giấy này ở cả 2 mặt của lá tạo thành hệ thống kín. Bấm giây đồng hồ để so sánh thời gian giấy
chuyển từ màu xanh da trời sang màu hồng và diện tích giấy có màu hồng ở mặt trên và mặt dưới lá. Sau
15 phút thu được kết quả ghi trong bảng sau:
Tên cây Diện tích chuyển màu của giấy côban clorua (cm
2
)
Mặt trên Mặt dưới
Cây thược dược 9 11
Cây đoạn 4 9
Cây thường xuân 0 3,7
Em hãy rút ra nhận xét, kết luận và giải thích thí nghiệm trên.
Câu 8.
Ở người nữ, hoocmôn của buồng trứng có tác động ngược như thế nào đến tuyến yên và vùng dưới đồi?
Vai trò của hoocmôn kích dục nhau thai?
Câu 9.
a. Một thí nghiệm với lục lạp tách riêng được thực hiện như sau: Đầu tiên, lục lạp được ngâm trong dung
dịch axit có pH = 4 cho đến khi xoang tilacôit đạt pH = 4, lục lạp được chuyển sang một dung dịch kiềm
có pH = 8. Đưa lục lạp vào trong tối thì lục lạp có tạo ATP không? Phân tử ATP được hình thành bên
trong hay bên ngoài màng tilacôit? Giải thích?
b. Nhịp tim của một loài động vật là 25 nhịp/phút. Giả sử, thời gian nghỉ của tâm nhĩ là 2,1giây, của tâm
thất là 1,5 giây. Tính tỉ lệ về thời gian giữa các pha trong chu kì tim của loài động vật trên?
Hết
Họ và tên SBD
SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC
KÌ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2011-2012
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC
(Dành cho học sinh THPT chuyên)
7
Câu Nội dung Điểm
1
(1,0đ)
Đặc điểm cấu tạo của rễ:
- Biểu bì: Tế bào biểu bì và các lông hút. Nước từ đất được hấp thụ vào rễ qua bề mặt
biểu bì, chủ yếu qua các lông hút. Lông hút làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất
- Vỏ: Được cấu tạo bởi các tế bào nhu mô => tạo ra 2 con đường vận chuyển nước đó là
con đường gian bào và con đường tế bào chất .
- Nội bì: Các tế bào nội bì có vòng đai Caspari bao quanh. Vòng đai Caspari có vai trò
điều chỉnh lượng nước vận chuyển vào mạch gỗ
- Trung trụ: Có mạch gỗ vận chuyển nước từ rễ lên thân
0,25
0,25
0,25
0,25
2
(1,0đ)
- Hoocmôn kích thích sinh trưởng của thực vật có tác động đến tính hướng động và ứng
động sinh trưởng ở thực vật
- Ở hướng động, auxin có tác động đến hoạt động hướng đất và hướng sáng
- Ở ứng động sinh trưởng, auxin và giberêlin có tác động đến vận động quấn vòng, vận
động nở hoa, vận động ngủ - thức
- Cơ chế: Auxin và giberêlin có tác động đến sự phân chia, lớn lên và kéo dài của các tế
bào ở các bộ phận tương ứng trong cơ thể thực vật
0,25
0,25
0,25
0,25
3
(2,0đ)
a. Tiêm vào tĩnh mạch vì:
- Động mạch có áp lực máu mạnh nên khi rút kim tiêm ra dễ gây chảy nhiều máu
- Động mạch nằm sâu trong thịt nên khó tìm thấy
- Tĩnh mạch nằm nông (gần da) nên dễ tìm, tĩnh mạch rộng nên dễ luồn kim tiêm
b.
- Trẻ sơ sinh có kích thước cơ thể nhỏ -> Tỉ lệ S/V lớn -> Mất nhiều nhiệt -> Chuyển
hóa nhanh -> Nhu cầu trao đổi chất cao -> Nhịp tim cao
- Thành tim mỏng, áp lực yếu -> Mỗi lần co bóp tống máu đi ít -> Nhịp tim nhanh
- Cơ thể đang trong giai đoạn sinh trưởng phát triển mạnh -> Trao đổi chất mạnh ->
Lượng máu đến các cơ quan tăng -> Tim đập nhanh
c.
- Ép lồng ngực để đưa không khí từ trong phổi ra ngoài
- Thổi khí vào phổi qua miệng làm giãn phế nang, đưa không khí vào kích thích hành
tủy gây phản xạ hô hấp trở lại
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
4
(1,0đ)
a. Có thể nói rằng: “Chu trình Canvin có ở mọi loại thực vật” vì:
- Ở thực vật C
3
: Cố định CO
2
trong pha tối được thực hiện theo chu trình Canvin
- Ở thực vật C
4
và CAM: Pha tối quang hợp đều có 2 lần cố định CO
2
. Lần 1: PEP nhận
CO
2
và tạo hợp chất 4C. Lần 2: Hợp chất 4C tách CO
2
cung cấp cho chu trình Canvin để
đi tổng hợp đường.
b. Giải thích:
- Quả được bảo quản trong tủ lạnh dưới điều kiện nhiệt độ thấp làm ức chế enzim hô hấp
nên quá trình hô hấp bị giảm cường độ xuống mức tối thiểu tránh tiêu hao lượng đường
trong quả . Vì vậy, quả ngọt hơn so với quả trên bàn
- Quả để trên bàn: Do không được bảo quản nên cường độ hô hấp giữ nguyên làm hàm
lượng đường tiêu giảm nhanh hơn so với quả để trong tủ lạnh. Vì vậy, quả kém ngọt hơn
so với quả để trong tủ lạnh………………………………………
0,25
0,25
0,25
0,25
5
(1,0đ)
Ứng dụng:
- Chọn lọc, thuần dưỡng nhiều động vật hoang rã thành gia súc ngày nay
- Những loài thú hoang rã được thuần hóa sử dụng tập tính săn mồi của chúng để bắt
chuột, trông coi nhà cửa
- Nuôi, gây phát triển nhiều loài côn trùng có lợi (thiên địch) để tiêu diệt sâu hại cây
trồng
- Tạo ra những cá thể đực bất thụ ở nhiều loài côn trùng gây hại, chúng có khả năng giao
phối nhưng không có khả năng sinh sản
0,25
0,25
0,25
0,25
6
(1,0đ)
- Sự ra hoa của cây cần điều kiện: Tuổi cây, florigen, quang chu kì, phitôcrôm và các
điều kiện ngoại cảnh như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm ……. ……………………………
- Các điều kiện liên quan:
0,25
8
+ Dùng giberêlin tạo điều kiện cho sự ra hoa
+ Dinh dưỡng hợp lí (tỉ lệ C/N) để cây ra hoa dễ dàng
+ Dùng tia laze helium-nêon có độ dài bước sóng 632nm chỉ vài giây sẽ chuyển hóa
P630 thành P730 cho cây sử dụng
0,25
0,25
0,25
7
(1,0đ)
* Nhận xét: Diện tích chuyển thành màu hồng của giấy thấm côban clorua ở mặt dưới lá
rộng hơn so với mặt trên của cùng lá đó
* Kết luận: Mặt dưới của lá thoát hơi nước nhiều hơn mặt trên
* Giải thích:
- Khí khổng được sắp xếp nhiều hơn ở mặt dưới của lá do đó mặt dưới của lá thoát hơi
nước nhiều hơn mặt trên làm cho diện tích chuyển thành màu hồng của giấy tẩm côban
clorua rộng hơn so với ở mặt trên
- Riêng ở cây thường xuân là cây sống ở nơi khô cằn nên để tiết kiệm nước, ở biểu bì
trên của lá không có khí khổng và có lớp cutin dày khiến nước không thoát qua mặt trên
của lá……………………………………………………………………
0,25
0,25
0,25
0,25
8
(1,0đ)
* Tác động ngược của hoocmôn buồng trứng lên tuyến yên và vùng dưới đồi.
+ Dưới tác dụng của hoocmôn GnRH của vùng dưới đồi, tuyến yên tiết ra FSH và LH
kích thích buồng trứng tiết ơstrôgen (do nang noãn) và prôgestêrôn (do thể vàng)……
+ Ở giai đoạn đầu chu kỳ kinh nguyệt: Lượng ơstrôgen do nang noãn tiết ra sẽ tác động
ngược lên tuyến yên, kích thích tăng tiết LH, có tác dụng kích thích trứng chín và rụng
+ Ở giai đoạn sau của chu kì: Hàm lượng ơstrôgen và prôgestêrôn tăng cao,gây tác động
ngược lên vùng dưới đồi và thùy trước tuyến yên, ức chế tiết FSH, LH ức chế rụng
trứng……………………………………………………………………………………….
- Vai trò của HCG là duy trì thể vàng tiết ra prôgestrôn do đó trong thời kì mang thai
không có trứng chìn và rụng trứng………………………………………………………
0,25
0,25
0,25
0,25
9
(1,0đ)
a.
- Lục lạp có tạo ATP mặc dù ở trong tối. Vì có sự chênh lệch H
+
giữa 2 bên màng…
- Phân tử ATP được tạo thành bên ngoài màng tilacôit. Vì nồng độ H
+
trong xoang
tilacôit cao hơn bên ngoài nên được bơm ra ngoài và phức hệ ATP- synthase có các núm
xúc tác nằm bên ngoài màng tilacôit………
b.
- Thời gian của 1 chu kì tim là: 60/25 = 2,4 giây. Pha nhĩ co là: 2,4 – 2,1 = 0,3 giây. Pha
thất co là: 2,4 – 1,5 = 0,9 giây………………………………………………………
- Pha giãn chung là: 2,4 – (0,3+ 0,9) = 1,2 giây => Tỉ lệ về thời gian các pha trong chu kì
tim là: 0,3 : 0,9 : 1,2 1 : 3 : 4 …………………………………………………
0,25
0,25
0,25
0,25
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
———————
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 NĂM HỌC 2011 – 2012
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC
Dành cho học sinh THPT chuyên
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề.
———————————
Câu 1.
Độ đa dạng sinh vật được thể hiện như thế nào? Nguyên nhân cơ bản làm giảm độ đa dạng sinh vật?
Câu 2:
a. Vì sao các phân tử nước lại có thể hình thành liên kết hidrô với nhau? Nguyên tử ôxi
trong phân tử
nước có thể tạo được bao nhiêu liên kết hidrô với các phân tử nước khác?
b. Tại sao côlestêrôn rất cần cho cơ thể nhưng cũng có thể gây nguy hiểm cho cơ thể người?
Câu 3.
a. Sự khác nhau cơ bản giữa “nhân” của tế bào nhân sơ với nhân của tế bào nhân thực?
b. Vì sao vi khuẩn lam trước đây được xếp vào nhóm tảo gọi là tảo lam nhưng ngày nay lại được xếp
vào nhóm vi khuẩn?
c. Tế bào vi khuẩn không có ty thể vậy chúng tạo ra năng lượng từ bộ phận nào trong tế bào?
9
Câu 4.
Hãy nêu chức năng của các enzim có trong perôxixôm như: Catalaza, D.aminoaxit-ôxidaza, urat-
ôxidaza? Vì sao trong nước tiểu của nhóm linh trưởng và người có axit uric còn các nhóm động vật khác
thì không?
Câu 5.
a. Dòng năng lượng sinh học là gì? Được dự trữ ở đâu trong các hệ sống?
b. Nêu kiểu dinh dưỡng, nguồn năng lượng, nguồn cacbon, kiểu hô hấp của vi khuẩn nitrat hoá?
Câu 6.
Trong phòng thí nghiệm có 3 dung dịch. Dung dịch 1 chứa ADN xoắn kép, dung dịch 2 chứa amylaza,
dung dịch 3 chứa glucôzơ. Đun nhẹ 3 dung dịch này đến gần nhiệt độ sôi, rồi làm nguội từ từ về nhiệt độ
phòng. Hãy cho biết mức độ biến đổi về cấu trúc xảy ra sâu sắc nhất ở hợp chất nào? Giải thích?
Câu 7.
a. Sự vận chuyển H
+
qua màng sinh học liên quan đến những quá trình trao đổi chất nào diễn ra trên
màng?
b. Nêu các cách nhận biết 2 tế bào con được sinh ra trong nguyên phân với 2 tế bào con được sinh ra
trong quá trình giảm phân I từ tế bào mẹ (2n) ở ruồi giấm đực. Biết quá trình phân bào diễn ra bình
thường.
Câu 8.
a. Hãy kể những chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình. Xà phòng có
phải là chất diệt khuẩn không? Tại sao?
b. Vi khuẩn có những đặc điểm cơ bản nào mà người ta đã sử dụng rộng rãi chúng trong các nghiên cứu
di truyền học hiện đại?
Câu 9.
Ở một chủng vi khuẩn nếu được nuôi cấy trong điều kiện pH = 3 thì thời gian một thế hệ là 30 phút, còn
nếu nuôi cấy ở điều kiện pH = 4 thì thời gian một thế hệ là 20 phút. Đem nuôi cấy 100000 tế bào vi
khuẩn trên trong 3 giờ, một phần ba thời gian đầu nuôi cấy trong môi trường có độ pH = 3, sau đó
chuyển sang môi trường có độ pH = 4. Sau 3 giờ thì số lượng cá thể của quần thể vi khuẩn là bao nhiêu?
Cho rằng không có vi khuẩn nào bị chết và quần thể vi khuẩn luôn giữ ở pha luỹ thừa.
Hết
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
KÌ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011-2012
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC
(Dành cho học sinh THPT chuyên)
Câu Nội dung Điểm
1
(1,0đ)
* Độ đa dạng sinh vật được thể hiện:
- Đa dạng sinh vật được thể hiện qua đa dạng loài …………………………………….
- Đa dạng sinh vật được thể hiện qua đa dạng quần xã và đa dạng hệ sinh thái ……….
* Nguyên nhân cơ bản làm giảm độ đa dạng sinh vật:
- Do con người khai thác quá mức, không có kế hoạch => nguồn tài nguyên sinh vật cạn
kiệt => mất cân bằng sinh thái -> giảm độ đa dạng ……………………………………
- Do ô nhiễm môi trường làm tổn hại nguồn thức ăn, nơi ở, điều kiện sống của sinh vật
dẫn đến tuyệt diệt nhiều loài, nhiều quần xã và hệ sinh thái …………………………….
0,25
0,25
0,25
0,25
2
(1,0đ)
a.
- Các phân tử nước tạo nên liên kết hidrô với nhau bởi vì chúng có tính phân cực.
- Mỗi nguyên tử ôxi trong một phân tử nước có thể hình thành được 2 liên kết hidrô với
các phân tử nước khác
b. Côlestêrôn rất cần cho cơ thể nhưng lại có thể gây nguy hiểm cho cơ thể là do:
- Côlestêrôn là thành phần xây dựng nên màng tế bào, chúng là nguyên liệu dể chuyển
hóa thành các hoocmôn sinh dục quan trọng như testostêron, ơstrôgen…nên chúng rất
cần cho cơ thể
0,25
0,25
0,25
10
- Côlestêrôn khi quá thừa sẽ tích lũy lại trong các thành mạch máu gây nên xơ vữa động
mạch rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến bị đột quị…………………………… 0,25
3
(1,0đ)
a. Sự khác nhau:
- “Nhân” của tế bào nhân sơ chưa có màng nhân còn tế bào nhân thực có màng nhân…
- Về vật chất di truyền: Tế bào nhân sơ chỉ là 1 phân tử ADN dạng vòng không liên kết
với prôtêin còn tế bào nhân thực gồm nhiều phân tử ADN xoắn kép liên kết với các
phân tử prôtêin histôn tạo nên các nhiễm sắc thể………………………………………
b. Vì:
- Vi khuẩn lam có dạng hình sợi, sống trong nước, có sắc tố quang hợp. Tuy nhiên vi
khuẩn lam chưa có nhân thật còn tảo có nhân thật. nên xếp vi khuẩn lam vào nhóm vi
khuẩn là chính xác hơn
c. Tế bào vi khuẩn không có ty thể, chúng tạo ra năng lượng nhờ các enzim hô hấp nằm
trên màng sinh chất của tế bào
0,25
0,25
0,25
0,25
4
(1,0đ)
* Chức năng các loại enzim:
- Enzim catalaza có vai trò phân giải hiđrôperôxit (H
2
O
2
) và biến chúng thành H
2
O
- Enzim D. aminôaxit – ôxidaza có tác động lên các D. axit amin một cách đặc trưng
- Ezim urat- ôxidaza (hay uricaza) có tác dụng phân giải uric là sản phẩm trao đổi chất
của các purin.
* Vì:
- Ở động vật nhóm linh trưởng và người không có enzim urat- ôxidaza nên không phân
giải được axit uric còn ở các động vật khác có enzim urat- ôxidaza
0,25
0,25
0,25
0,25
5
(1,0đ)
a.
- Dòng năng lượng sinh học là dòng năng lượng trong tế bào, được di chuyển từ tế bào
này sang tế bào khác hoặc từ cơ thể này sang cơ thể khác …………………………
- Dòng năng lượng sinh học được dự trữ trong các liên kết hóa học
b. Kiểu dinh dưỡng, nguồn năng lượng, nguồn cacbon, kiểu hô hấp của vi khuẩn nitrat
hoá:
- Kiểu dinh dưỡng là hoá tự dưỡng; Kiểu hô hấp: Hiếu khí
- Nguồn năng lượng: Năng lượng (ATP) thu được từ các phản ứng hoá học; nguồn các
bon: CO
2
0,25
0,25
0,25
0,25
6
(1,0đ)
- Chất bị biến đổi cấu trúc sâu sắc nhất là amylaza. ……………………………………
- Giải thích:
+ Amylaza là enzym có bản chất là prôtêin, vì vậy rất dễ bị biến đổi cấu trúc khi bị đun
nóng (các liên kết hydrô bị bẻ gãy). Amylaza gồm nhiều loại axit amin cấu tạo nên (tính
đồng nhất không cao). Vì vậy, sự phục hồi chính xác các liên kết yếu (liên kết hidrô) sau
khi đun nóng là khó khăn ………………………………………………………
+ ADN khi bị đun nóng cũng bị biến tính (tách ra thành hai mạch) bởi các liên kết hidrô
giữa hai mạch bị đứt gãy; nhưng do các tiểu phần hình thành liên kết hidrô của ADN có
số lượng lớn, tính đồng nhất cao nên khi nhiệt độ hạ xuống, các liên kết hiđrô được tái
hình thành vì vậy, khi hạ nhiệt độ, ADN có thể hồi phục cấu trúc ban đầu
+ Glucôzơ là một phân tử đường đơn. Các liên kết trong phân tử đều là các liên kết cộng
hóa trị bền vững, không bao giờ đứt gãy tự phát trong điều kiện sinh lý tế bào; cũng rất
bền vững khi bị đun nóng trong dung dịch……………………………………………….
0,25
0,25
0,25
0,25
7
(1,5đ)
a.
- Đồng vận chuyển H
+
/lactôzơ, H
+
/saccarôzơ qua màng
- Tổng hợp ATP hóa thẩm từ ADP và P vô cơ nhờ ezim ATP synthetaza
b.
- Cách 1: Phân biệt qua hình thái NST:
+ Nếu các NST trong tế bào con ở trạng thái đơn, tháo xoắn => 2 tế bào con đó sinh ra
qua nguyên phân. ………………………………
+ Nếu các NST trong tế bào con ở trạng thái kép, đóng xoắn => 2 tế bào con đó sinh
0,25
0,25
0,25
11
ra qua giảm phân I…………………………
- Cách 2: Phân biệt qua hàm lượng ADN trong tế bào con:
+ Nếu 2 tế bào con sinh ra có hàm lượng ADN trong nhân bằng nhau và bằng tế bào mẹ
=> 2 tế bào đó sinh ra qua nguyên phân…………………………
+ Nếu 2 tế bào con sinh ra có hàm lượng ADN trong nhân khác nhau (do tế bào con
chứa NST X kép có hàm lượng ADN lớn hơn tế bào con có chứa NST Y kép) và khác tế
bào mẹ (chứa cặp NST XY) thì 2 tế bào con đó sinh ra qua giảm phân I……
0,25
0,25
0,25
8
(1,5đ)
a. Những chất diệt vi khuẩn thường dùng:
- Các chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình: Cồn, nước
gia ven, thuốc tím, chất kháng sinh . .
- Xà phòng không phải là chất diệt khuẩn nhưng có tác dụng loại khuẩn vì xà phòng tạo
bọt và khi rửa vi sinh vật trôi đi
b. Đặc điểm của vi khuẩn:
- Bộ gen đơn giản, thường gồm một NST và ở trạng thái đơn bội
- Sinh sản nhanh vì vậy có thể nghiên cứu trên một số lượng cá thể lớn trong thời gian
ngắn. Có thể nuôi cấy trong phòng thí nghiệm một cách dễ dàng
- Dễ tạo ra nhiều dòng biến dị làm vật liệu để nghiên cứu
- Là vật liệu sinh học nghiên cứu các quá trình biến nạp, tải nạp và tiếp hợp trong di
truyền vi sinh vật
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
9
(1,0đ)
- Thời gian nuôi cấy trong môi trường có PH = 3 là 1 giờ. Số lần phân chia trong thời
gian này là: 60/30 = 2 lần…………………………………………………………………
- Số cá thể vi khuẩn Lactic tạo ra sau 1 giờ là:
N
t
= N
0
. 2
n
= 10
5
.2
2
= 400000 …………………………………………………………
- Thời gian nuôi cấy trong môi trường có PH = 4 là 2 giờ. Số lần phân chia của vi khuẩn
trong thời gian này là 120/20 = 6 lần …………………………………………………….
- Vì môi trường nuôi cấy liên tục nên số cá thể của quần thể vi khuẩn này tạo ra là sau 3
giờ là: N
t
= 4.10
5
.2
6
= 256.10
5
0,25
0,25
0,25
0,25
Hết
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
———————
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 NĂM HỌC 2011 – 2012
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC
Dành cho học sinh THPT không chuyên
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề.
———————————
Câu 1.
Cho sơ đồ về chu trình cố định CO
2
trong pha tối ở cây ngô:
CO
2
-> Axit ôxalô axêtic -> Axit malic
Phôtpho enol piruvat Axit piruvic
Axit malic -> CO
2
Chu trình
Canvin-Benson
(1) (2) (3)
Cho biết tên chu trình trên? Các giai đoạn (1), (2), (3) diễn ra ở vị trí nào? ATP được sử dụng ở giai đoạn
nào trong chu trình trên?
Câu 2.
a. Đa số các loài thực vật khí khổng mở vào ban ngày đóng vào ban đêm. Tuy nhiên, một số loài thực
vật sống trong điều kiện thiếu nước (cây xương rồng, cây mọng nước ở sa mạc ) khí khổng lại đóng
vào ban ngày mở về đêm. Điều này có ý nghĩa gì với chúng. Hãy giải thích cơ chế đóng mở khí khổng
của các loài này?
b. Khi ta bón các loại phân đạm NH
4
Cl, (NH
4
)
2
SO
4
, NaNO
3
cho đất trong thời gian dài sẽ làm thay đổi
đặc tính nào của đất? Giải thích?
Câu 3.
Hệ số hô hấp là gì? Tính hệ số hô hấp của axit stêaric (C
18
H
36
O
2
)? Ý nghĩa của nghiên cứu hệ số hô hấp?
12
Câu 4.
a. Sự tiêu hoá hoá học ở dạ dày diễn ra như thế nào? Thức ăn sau khi được tiêu hoá ở dạ dày được
chuyển xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ có ý nghĩa gì?
b. Sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào?
c. Phân biệt khái niệm hô hấp ngoài và hô hấp trong?
Câu 5:
a. Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi? Nếu tim của một người phụ nữ đập 60 lần trong một
phút, có khối lượng máu trong tim là 120ml vào cuối tâm trương và 75 ml ở cuối tâm thu. Lượng máu
được tim bơm đi trong một phút của người phụ nữ đó bằng bao nhiêu?
b. Huyết áp là gì? Tại sao những người huyết áp thấp hay bị chóng mặt?
c. Hệ tuần hoàn ở sâu bọ có chức năng vận chuyển khí không? Tại sao?
Câu 6.
Điểm khác nhau giữa vận động khép lá, xòe lá ở cây phượng vĩ khi trời tối và sáng với vận động khép
lá, xòe lá của cây trinh nữ khi có va chạm cơ học?
Câu 7:
Xináp là gì? Các thành phần của một xináp hóa học? Sự khác nhau giữa lan truyền xung thần kinh trên
sợi thần kinh có bao miêlin và trên sợi thần kinh không có bao miêlin?
Câu 8.
a. Hãy cho biết cơ sở thần kinh của tập tính?
b. Phân biệt hai hình thức học tập của động vật là học ngầm và học khôn?
SỞ GD VÀ ĐT VĨNH PHÚC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG 11 NĂM 2011 -2012
MÔN: SINH HỌC (THPT không chuyên)
Câu Nội dung Điểm
1
(1.0đ)
* Tên chu trình: Chu trình cố định CO
2
ở thực vật C
4
(Chu trình Hatch-Slack)
* Vị trí xảy ra:
- Giai đoạn (1) xảy ra trong lục lạp của tế bào mô dậu
- Giai đoạn (2), (3) xảy ra trong lục lạp của tế bào bó mạch
* ATP tham gia vào làm biến đổi hợp chất axit piruvic thành phôtpho enol piruvic và tham
gia vào chu trình Canvin
0,25
0,25
0,25
0,25
2
(1,5đ)
a.
- Ý nghĩa: Giúp cây tiết kiệm nước trong điều kiện thiếu nước
- Cơ chế đóng, mở khí khổng của các loài thực vật sống ở vùng thiếu nước:
+ Ban ngày nhiệt độ cao, cây bị hạn, hàm lượng axit abxixic trong tế bào khí khổng tăng kích
thích các bơm ion hoạt động, đồng thời các kênh ion mở dẫn đến ion rút ra khỏi tế bào => P
thẩm thấu của tế bào giảm => giảm sức trương nước => khí khổng đóng
+ Ban đêm nhiệt độ thấp, sức trương nước của tế bào khí khổng tăng => khí khổng mở
b. Khi ta bón các loại phân đạm NH
4
Cl, (NH
4
)
2
SO
4
, NaNO
3
sẽ làm thay đổi độ PH của đất
Vì:
+ Bón phân NH
4
Cl, (NH
4
)
2
SO
4
cây hấp thụ NH
4
+
còn lại môi trường Cl
-
và SO
4
2-
sẽ kết hợp
với H
+
tạo HCl và H
2
SO
4
dẫn đến môi trường axit
+ Bón NaNO
3
cây hấp thụ NO
3
-
còn lại Na
+
kết hợp với OH
-
tạo môi trường bazơ
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3
(1,0đ)
* Hệ số hô hấp (RQ): là tỉ số giữa số phân tử CO
2
thải ra và số phân tử O
2
lấy vào khi hô hấp.
* Hệ số hô hấp của axit stêaric: C
18
H
36
O
2
+ 26O
2
= 18CO
2
+ 18H
2
O => RQ = 0,69
* Ý nghĩa nghiên cứu hệ số hô hấp:
- Cho biết nguyên liệu đang hô hấp là nhóm chất gì qua đó đánh giá tình trạng hô hấp của cây
- Có biện pháp bảo quản nông sản và chăm sóc cây trồng phù hợp
0,25
0,25
0,25
0,25
13
4
(2,0đ)
a.
- Chủ yếu là biến đổi prôtêin thành các chuỗi pôlipeptit ngắn dưới tác dụng của enzim pepsin
với sự có mặt của HCl
- Ý nghĩa của thức ăn xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ:
+ Dễ dàng trung hoà lượng axít trong thức ăn từ dạ dày xuống ít một, tạo môi trường cần
thiết cho hoạt động của các enzim trong ruột (vì có NaHCO
3
từ tụy và ruột tiết ra với nồng độ
cao)
+ Để các enzim từ tụy và ruột tiết ra đủ thời gian tiêu hoá lượng thức ăn đó
+ Đủ thời gian hấp thụ các chất dinh dưỡng
b. Khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào:
- Tiêu hóa nội bào: quá trình biến đổi thức ăn diễn ra bên trong tế bào nhờ hệ thống enzim
- Tiêu hóa ngoại bào: quá trình biến đổi thức ăn diễn ra bên ngoài tế bào, thức ăn được các
enzim phân giải bên ngoài tế bào sau đó mới hấp thụ vào tế bào
c. Phân biệt khái niệm hô hấp ngoài và hô hấp trong:
- Hô hấp ngoài: Sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài
- Hô hấp trong: Sự trao đổi khí giữa tế bào và môi trường bên trong cơ thể
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
5
(1,5đ)
a. Tim hoạt động suốt đời mà không mỏi vì:
- Thời gian nghỉ trong 1 chu kì tim đủ để khôi phục khả năng hoạt động của cơ tim. (Tâm nhĩ
co 0,1s nghỉ 0,7s; tâm thất co 0,3s nghỉ 0,5s; dãn chung là 0,4s)
- Lượng máu bơm/phút của người phụ nữ bằng nhịp đập của tim nhân với lưu lượng tim (thể
tích tâm thu): 60.(120 – 75) = 2700ml/ phút
b.
- Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch
- Những người bị huyết áp thấp hay bị chóng mặt vì máu chảy trong mạch chậm không đủ
cung cấp cho não
c.
- Hệ tuần hoàn ở sâu bọ không tham gia vận chuyển chất khí trong hô hấp
- Vì: Các tế bào của cơ thể trao đổi khí trực tiếp với không khí ở bên ngoài qua hệ thống ống
khí phân nhánh tới tận khe kẽ các mô
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
6
(1,0đ)
* Khác nhau:
Cử động của lá cây phượng Cử động của lá cây trinh nữ
Bản chất Là loại ứng động sinh trưởng
Là kiểu ứng động không sinh
trưởng
Tác nhân kích thích Ánh sáng Sự va chạm cơ học
Cơ chế Do tác động của auxin dẫn đến
sự sinh trưởng không đồng đều
ở mặt trên và mặt dưới lá
Do sự thay đổi sức trương nước
của tế bào chuyên hóa nằm ở
cuống lá, không liên quan tới sinh
trưởng
Tính chất biểu hiện Biểu hiện chậm, có tính chu kỳ
Biểu hiện nhanh hơn, không có
tính chu kỳ
0,25
0,25
0,25
0,25
7
(1,0đ)
- Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với
tế bào khác như tế bào cơ, tế bào tuyến
- Thành phần cấu tạo xináp hoá học: Màng trước, màng sau, khe xináp, chùy xináp có các túi
chứa các chất trung gian hoá học
Trên sợi không có bao miêlin Trên sợi có bao miêlin
- Dẫn truyền liên tục trên sợi trục, tốc độ
lan truyền chậm
- Tốn nhiều năng lượng cho bơm Na
+
/K
+
- Dẫn truyền nhảy cóc từ eo ranvie này đến eo
ranvie khác, tốc độ lan truyền nhanh
- Tốn ít năng lượng cho bơm Na
+
/K
+
0,25
0,25
0,25
0,25
14
8
(1,0đ)
a.
- Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ
- Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện, tập tính học được là chuỗi phản xạ có
điều kiện
b.
-Học ngầm là kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học. Sau này, khi có nhu
cầu thì kiến thức đó tái hiện giúp động vật giải quyết được các tình huống tương tự
- Học khôn là kiểu học có chủ định, có chú ý nên trước một vấn đề mới sinh vật biết phối hợp
các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết các vấn đề đó
0,25
0,25
0,25
0,25
Hết
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VĨNH PHÚC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 11 NĂM HỌC 2013-2014
ĐỀ ĐỀ XUẤT
Môn: SINH HỌC - THPT
Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1: (1.0 điểm)
a. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở cây thân bụi và cây thân thảo? Nêu thí nghiệm chứng minh có
hiện tượng ứ giọt?
b. Vì sao khi cây bị hạn hàm lượng axit abxixic tăng?
Câu 2: (2.0 điểm)
a. Khi quan sát các ruộng cây bị thiếu các nguyên tố khoáng người ta nhận thấy có hai nguyên tố mà
khi cây thiếu một trong hai nguyên tố đều có biểu hiện: lá vàng, vàng lá bắt đầu từ đỉnh lá, sau đó héo và
rụng, ra hoa giảm. Đó là hai nguyên tố nào? Nêu cách kiểm tra sự thiếu hụt nguyên tố đó?
b. Mối quan hệ của nguyên tố phôtpho đối với cây trồng như thế nào? (Dạng hấp thụ. vai trò, triệu
chứng khi thiếu). Vì sao khi bón phân lân cho cây người ta thường đào thành rãnh quanh gốc?
Câu 3: (1.0 điểm)
Ở một số loại hạt (ngô, đậu ) người ta thấy rằng, nếu lấy hạt tươi đem ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu thì
hiệu suất nảy mầm không đạt 100%. Nhưng nếu phơi khô những hạt tươi đó, một thời gian sau đem ngâm nước rồi ủ
ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu thì hiệu suất nảy mầm cao hơn, có thể đạt 100%.
a. Giải thích hiện tượng trên.
b. Nêu cách đơn giản nhất để kiểm chứng giải thích trên.
Câu 4 (1.0 điểm):
Sự đồng hóa cácbon trong quang hợp ở các loài thực vật CAM thể hiện đặc điểm thích nghi với môi
trường sống như thế nào?
Câu 5 (1.0 điểm):
a. Vì sao trong mô thực vật diễn ra quá trình khử nitrat? Thực vật đã có đặc điểm thích nghi như thế
nào trong việc bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng NH
3
đầu độc?
b. Điểm khác nhau cơ bản về cách lan truyền của xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin so
với sợi thần kinh không có bao miêlin. Tại sao xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh có bao
miêlin lại có đặc điểm như vậy?
Câu 6 (1.0 điểm):
Nêu đặc điểm của mao mạch phù hợp với chức năng của chúng. Giải thích tại sao bình thường ở
người chỉ có chừng 5% tổng số mao mạch là luôn có máu chảy qua?
Câu 7 (1.0 điểm):
15
Giải thích cơ chế truyền tin qua xinap hóa học ở người và động vật. Tại sao mặc dù có cả xinap điện
lẫn xinap hóa học, nhưng đại bộ phận các xinap ở động vật lại là xinap hóa học?
Câu 8 (1.0 điểm):
Một người bị bệnh huyết áp kẹt (huyết áp tâm thu - huyết áp tâm trương = 20 mmHg). Bác sĩ cho biết
nguyên nhân huyết áp kẹt là do hẹp van tổ chim trong động mạch chủ. Tại sao hẹp van tổ chim gây ra huyết
áp kẹt? Huyết áp kẹt gây nguy hiểm như thế nào đối với người bệnh?
Câu 9 (1.0 điểm):
Giải thích tại sao động mạch của người không có van nhưng tĩnh mạch phần dưới cơ thể lại có van?
HƯỚNG DẪN CHẤM SINH 11 THPT
Câu Ý Nội dung Điểm
1 1.0
a - Chỉ xảy ra ở cây thân bụi và thân thảo, vì:
+ Khi không khí bão hoà hơi nước, sức hút nước của lá bằng không-> hiện
tượng ứ giọt xảy ra do áp suất rễ.
+ Ap suất rễ thường có giới hạn của nó, phụ thuộc vào loài cây và thường
chỉ đẩy được cột nước cao vài 3 mét và những cây bịu thấp và cây thân cỏ
có độ cao trong khoảng này.
- Thí nghiệm: Úp cây trong chuông thuỷ tinh kín, sau 1 đêm sẽ thấy các
giọt nước ứ ra trên mép lá > Không khia trong chuông thuỷ tinh đã bão
hoà hơi nước, nước bị đẩy từ mạch gỗ lên lá không thoát được thành hơi
đã ứ thành các giọt ở mép lá.
0.25
0.25
0.5
b + Khi thiếu nước, tế bào lá sản sinh ra axit abxixic và hoocmon này kích
thích bơm K
+
, bơm chủ động K
+
ra khỏi tế bào bảo vệ làm giảm áp suất
thẩm thấu-> nước ra khỏi tế bào bảo vệ làm tế bào mất trương đóng khí
khổng.
+ Khi cây thiếu nước hàm lượng axit abxixic được tổng hợp trong rễ cây
và theo mạch xilem lên lá gây ra hiện tượng đóng khí khổng.
3 2.0
- 2 nguyên tố : Nitơ và S.
- Cách kiểm tra: Dùng phân bón: ure( chứa N) hoặc sunphat amon( chứa N
và S).
+ Nếu chỉ thiếu hụt S -> thì ruộng bón sunphat amon sẽ xanh trở lại.
+ Nếu chỉ thiếu N thì cả 2 ruộng sẽ xanh trở lại
0.25
0.25
0.25
0.25
- Dạng hấp thụ: PO
3-
.
- Vai trò:
+ Cấu tạo axit nucleic, prôtêin, ATP…
+ Cần thiết cho sự phân chia tế bào, sự sinh trưởng của mô phân sinh, kích
thích phát triển của rễ, ra hoa quả và hạt.
+ Tham gia tích cực vào quá trình quang hợp, hô hấp, điều chỉnh sinh
trưởng, làm tăng cường hoạt tính Rhizobia và các nốt sần ở rễ.
- Triệu chứng: Toàn thân còi cọc ,lá màu sẫm, khi thiếu trầm trọng lá và
thân có màu tía. Rễ kém phát triển. Chín chậm không có hạt và quả phát
triển kém. Duy trì ưu thế đỉnh ít phân cành. Gây ra việc thiếu các nguyên
tố vi lượng như Zn, Fe( khi thừa).
- Đào thành rãnh quanh gốc, vì: P liên kết chặt với đất ít di động chủ yếu
nhờ khuyếch tán, tốc độ khuyếch tán rất thấp-> tăng cường tiếp xúc với
vùng hoạt động của rễ-> tăng khả năng hút P.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
3 1.0
a - Khi còn tươi, lượng ABA (axit abxixic) cao gây ức chế quá trình nảy
16
mầm. ABA cao làm làm cho các hạt này "ngủ" chờ thời tiết thuận lợi mới
nảy mầm. Điều này thể hiện đặc điểm thích nghi sinh sản với khí hậu.
- Khi phơi khô hạt một thời gian, hoạt tính của ABA bị mất, vì vậy hiệu
suất nảy mầm tăng lên (hiện tượng này thường thấy ở cây một năm).
0.25
0.25
b Cách đơn giản nhất là đo hàm lượng ABA của hạt tươi và hạt đã phơi khô
một thời gian rồi ngâm nước.
0.5
4 1.0
- Quá trình ở thực vật CAM xẩy ra trong pha tối của quá trình quang hợp,
trong đó có sử dụng các sản phẩm pha sáng là ATP, NADPH
2
để khử CO
2
tạo thành các chất hữu cơ.
- Thực vật CAM là nhóm thực vật mọng nước, sống nơi hoang mạc (khô
hạn). để tiết kiệm nước (giảm sự mất nước do thoát hơi nước) và dinh
dưỡng khí (quang hợp) ở nhóm thực vật này có sự phân chia thời gian cố
định CO
2
như sau:
+ Giai đoạn cố đinh CO
2
đầu tiên diễn ra vào ban đêm khi khí khổng mở
+ Giai đoạn tái cố định CO
2
theo chu trình Calvin diễn ra vào ban ngày khi
khí khổng đóng.
Kết luận: do đặc điểm thích nghi với điều kiện sinh thái như vậy, nên đảm
bảo đủ lượng CO
2
ngay cả khi thiếu nước và ban ngày lỗ khí khổng đóng
lại.
(HS có thể trình bày theo cách khác nếu dúng vẫn cho điểm tối đa)
0.25
0.25
0.25
0.25
5 1.0
a - Giải thích: Vì thực vật hấp thụ nito ở 2 dạng: NH
4
+
và NO
3
-
(dạng ô xi
hóa), nhưng trong cơ thể thực vật, nitơ chỉ tồn tại ở dạng khử, do vậy NO
3
-
cần được khử thành amôniac để tiếp tục hình thành aa→tổng hợp Pr
- Đặc điểm thích nghi để tự bảo vệ: Hình thành amit
0.25
0.25
b *Điểm khác nhau cơ bản:
Xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin lan truyền theo kiểu
nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác (tốc độ nhanh). Xung thần
kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin lan truyền liên tiếp từ vùng
này sang vùng khác kề bên (tốc độ chậm).
*Giải thích: - Do bao miêlin có tính chất cách điện nên không thể khử cực
và đảo cực ở vùng có bao miêlin được
0.25
0.25
6 1.0
* Cấu tạo mao mạch phù hợp với chức năng:
- Mao mạch có đường kính rất nhỏ đủ chỉ để cho các tế bào hồng cầu di
chuyển theo một hàng nhằm tối đa hoá việc trao đổi các chất với dịch mô .
- Mao mạch chỉ được cấu tạo từ một lớp tế bào không xếp sít với nhau
nhằm giúp cho một số chất cần thiết và bạch cầu có thể dễ ra vào mao
mạch nhằm thực hiện chức năng vận chuyển các chất và bảo vệ cơ thể.
* Giải thích:
Số lượng mao mạch trong các cơ quan là rất lớn, chỉ cần khoảng 5% số
mao mạch có máu lưu thông là đủ, số còn lại có tác dụng điều tiết lượng
máu đến các cơ quan khác nhau theo các nhu cầu sinh lý của cơ thể.
Lượng máu tới các mao mạch được điều tiết bởi các cơ vòng ở đầu các
động mạch máu nhỏ trước khi tới lưới mao mạch.
0.25
0.25
0.5
7 1.0
Giải thích cơ chế truyền tin qua xinap hóa học. Tại sao mặc dù có cả xinap điện
lẫn xinap hóa học, nhưng đại bộ phận các xinap ở động vật lại là xinap hóa học?
* Cơ chế dẫn truyền xung thần kinh qua xinap: Khi điện thế hoạt động tới
17
đầu cùng của xinap gây khử cực màng sinh chất, làm mở kênh điện dẫn
đến giải phóng Ca2+ vào trong chuỳ xinap. Ca2+ làm bóng tải gắn kết với
màng và giải phóng chất truyền tin axetincolin vào khe xinap. Chất truyền
tin sau đó được gắn vào thụ thể trên màng sau xinap làm xuất hiện thế điện
động ở tế bào sau xinap.
* Ưu điểm của xinap hoá học:
- Việc truyền thông tin tại xinap hoá học dễ được điều chỉnh hơn so với ở
xinap điện, nhờ điều chỉnh lượng chất truyền tin được tiết vào khe xinap.
Ngoài ra, mức độ đáp ứng với tín hiệu ở màng sau xinap cũng dễ được
điều chỉnh hơn.
- Dẫn truyền xung thần kinh theo một chiều.
- Chất trung gian hóa học khác nhau ở mỗi xinap gây ra các đáp ứng khác
nhau.
0.5
0.25
0.25
8 1.0
Giải thích:
- Khi van tổ chim hẹp, lượng máu được tống ra khỏi tâm thất trái trong
giai đoạn tâm thu giảm gây giảm huyết áp tâm thu dẫn đến huyết áp kẹt. .
- Huyết áp kẹt làm giảm áp lực bơm máu, tuần hoàn máu giảm, dễ
gây phì đại tâm thất trái dẫn đến suy tim.
0.5
0.5
9 1.0
Giải thích:
- Tĩnh mạch phần dưới cơ thể có van. Do huyết áp trong tĩnh mạch thấp,
máu có xu hướng rơi xuống phía dưới. Van tĩnh mạch ngăn không cho
máu xuống phía dưới, chỉ cho máu đi theo một chiều về phía tim.
- Huyết áp trong động mạch cao làm cho máu chảy trong mạch nên không
cần van
0.5
0.5
SỞ GD & ĐT
VĨNH PHÚC
…………………
ĐỀ ĐỀ XUẤT
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 NĂM HỌC 2013-2014
MÔN : SINH HỌC
(Dành cho THPT không chuyên)
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: ( 1 điểm)
Vào những ngày nắng nóng, tế bào lỗ khí kiểm soát tốc độ mất nước của cây như thế nào? Tại sao
hiện tượng đó lại vừa có lợi, vừa có hại cho cây trồng?
Câu 2: ( 1 điểm)
Vì sao ở những vùng đất tơi xốp, nhiều mùn thì cây trồng lại xanh tốt?
Câu 3: ( 1 điểm)
a. Tại sao đều không có hô hấp sáng, nhưng thực vật C
4
có năng suất cao còn thực vật CAM có năng
suất thấp hơn?
b. Có ý kiến cho rằng: Các cây rong màu đỏ là các cây có thể sống ở mức nước sâu nhất. Nhận định đó
có đúng không? Vì sao?
Câu 4: ( 1 điểm)
a. Ở thực vật phân giải kị khí có thể xảy ra trong những trường hợp nào? Có cơ chế nào để thực vật tồn
tại trong điều kiện thiếu oxi tạm thời không?
b. Vì sao một số thực vật ở vùng đầm lầy có khả năng sống được trong môi trường thường xuyên thiếu
oxi?
Câu 5: ( 1 điểm)
18
Sự hấp thụ các sản phẩm tiêu hóa diễn ra ở đâu? Đặc điểm cấu tạo nào phù hợp với chức năng hấp thụ
các chất dinh dưỡng?
Câu 6:( 1 điểm)
Đối với một số động vật hô hấp bằng phổi (cá voi, hải cẩu…), nhờ những đặc điểm nào giúp chúng
có thể lặn được rất lâu trong nước?
Câu 7:( 1 điểm)
Hãy cho biết các phát biểu sau đây là đúng hay sai và giải thích.
a. Máu chảy trong động mạch luôn luôn là máu đỏ tươi và giàu O
2
.
b. Nhờ sự đàn hồi của thành động mạch mà huyết áp được duy trì tương đối ổn định trong suốt quá trình
lưu thông trong cơ thể.
c. Người lớn có chu kỳ tim ngắn hơn trẻ em
d. Tim của bò sát có 4 ngăn, máu vận chuyển trong cơ thể trong cơ thể là máu không pha.
Câu 8:( 1 điểm)
Nêu và giải thích sự khác nhau giữa sự dẫn truyền xung thần kinh trong một cung phản xạ và trên
một sợi trục?
Câu 9:( 1 điểm)
Dựa vào đặc điểm cấu tạo và sự dẫn truyền hưng phấn qua xi náp, hãy giải thích tác dụng của các loại
thuốc atropin đối với người và dipteric đối với giun ký sinh trong hệ tiêu hóa của lợn.
Câu 10:( 1 điểm)
Hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh: Hô hấp là một quá trình tỏa nhiệt mạnh và giải thích vì sao?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 11THPT – MÔN SINH
Câu Ý Nội dung Điểm
1 * Vào những ngày nắng nóng, tế bào lỗ khí kiểm soát tốc độ mất nước của
cây:
- Khi trời nóng, khô cây mất nhiều nước, tế bào thực vật sản sinh hoocmon
thực vật là axit abxixic, hoocmon này truyền tín hiệu cho tế bào bảo vệ, K
+
bị
bơm ra khỏi các tế bào, nước bị thoát ra khỏi tế bào bảo vệ khí khổng
đóng lại.
- Khi trời nóng, khô cây mất nhiều nước, cây bị héo, K
+
bị bơm ra khỏi tế bào
hình hạt đậu. Nước đi ra theo sự thẩm thấu, tế bào hạt đậu trở nên mềm, duỗi
ra và khí khổng đóng lại.
* Hiện tượng trên có lợi ở chỗ: Hạn chế sự mất nước của cây, làm cây không
bị heo, chết
* Hiện tượng có hại: Hạn chế sự xâm nhập của CO
2
do vậy làm giảm hiệu
quả quang hợp. Ngoài ra oxi còn bị giữ lại trong khoảng gian bào gây nên hô
hấp sáng ở thực vật C3.
0,25
0,25
0,25
0,25
2 Những vùng đất tơi xốp, nhiều mùn cây trồng xanh tốt vì:
- Trong mùn có nhiều chất hữu cơ, là nguồn dự trữ các chất khoáng và có
nhiều nitơ.
- Đất tơi xốp sẽ thoáng khí, có nhiều oxy, ít khí độc, độ ẩm thích hợp là điều
kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ, đặc biệt là các vi
sinh vật phân giải prôtêin và chuyển hóa nitơ tạo NO
3
-
và NH
4
+
để cung cấp
cho cây.
- Đất tơi xốp, thoáng khí là điều kiện để cho bộ rễ phát triển, hô hấp tốt, từ đó
lấy được nhiều nước và khoáng đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển tốt
0,25
0,5
0,25
3 a a. Vì:
Thực vật CAM sử dụng sản phẩm cuối cùng của quá trình quang hợp tích
0,5
19
b
lũy dưới dạng tinh bột làm nguyên liệu tái tạo chất nhận CO2 của chu trình
CAM, do vậy làm giảm chất hữu cơ tích lũy trong cây năng suất thấp
b. Đúng, vì:
- Màu của tảo chính là màu của ánh sáng phản xạ hoặc xuyên qua. Như vậy
tảo đỏ không hấp thụ ánh sáng đỏ và để quang hợp được, tảo này phải hấp thụ
ánh sáng xanh tím. Ánh sáng xanh tím có bước sóng ngắn nhất trong ánh
sáng mặt trời nên xuyên được đến mực nước sâu nhất.
0,25
0,25
4 a
b
a. - Khi rễ cây bị ngập úng, hạt ngâm trong nước hay cây trong điều kiện
thiếu oxi.
- Có, lúc đó thực vật thực hiện hô hấp kị khí.
Giai đoạn đường phân xảy ra ở tế bào chất:
Glucozoaxit piruvic+ATP+NADH.
Lên men rượu tạo axit lactic hoặc etanol
Axit piruvicetanol+CO2+NL
Axit piruvicaxit lawctic+NL.
b. Một số thực vật:
- Hệ rễ ít mẫn cảm với điều kiện kị khí.
- Trong thân và rễ có hệ thống gian bào thông với nhau dẫn oxi từ thân xuống
rễ.
- Rễ mọc ngược lên để hấp thụ oxi không khí như rễ thở ở sú, vẹt, mắm
0,25
0,25
0,25
0,25
5 - Ruột là bộ phận tiêu hóa quan trọng nhất của cơ quan tiêu hóa và diễn ra sự
hấp thụ các sản phẩm tiêu hóa.
- Đặc điểm cấu tạo của ruột phù hợp với chức năng hấp thụ các chất:
+ Ruột dài.
+ Cấu tạo từ 3 cấp độ: nếp gấp niêm mạc ruột, lông ruột và lông cực nhỏ làm
tăng diện tích bề mặt ruột dẫn đến tăng khả năng hấp thụ.
+ Hệ thống mao mạch và bạch huyết dày đặc.
0,25
0,25
0,25
0,25
6 - Lá lách rất lớn dự trữ nhiều máu, trong máu lượng O
2
rất lớn
- Hàm lượng prôtêin myoglobin cao trong hệ cơ để tích luỹ O
2
- Để bảo tồn O
2
chúng hoạt động cơ ít, thay đổi độ chìm nổi của cơ thể để di
chuyển trong nước 1 cách thụ động
- Nhịp tim và tốc độ tiêu thụ O
2
giảm trong thời gian lặn. Máu cung cấp cho
cơ bị hạn chế trong thời gian lặn.
0,25
0,25
0,25
0,25
7 a. Sai. Máu trong động mạch phổi là máu đỏ thẫm, giàu CO
2
.
b. Sai. Càng xa tim, hệ mạch càng phân nhánh, tiết diện càng lớn, ở mao
mạch tiết diện rất lớn nên huyết áp giảm.
c. Sai. Trẻ em có chu kỳ tim ngắn hơn. Trẻ em có tỉ lệ S/V lớn tiêu hao
năng lượng để duy trì thân nhiệt caođể đáp ứng nhu cầu cơ thể tim phải đập
nhanh hơn do đó chu kỳ tim ngắn hơn người lớn.
d. Sai. Tim bò sát có 4 ngăn (thực chất là 3 ngăn có vách hụt) nên có sự pha
trộn máu ở tâm thất.
0,25
0,25
0,25
0,25
8 - Trong 1 sợi trục thần kinh, nếu kích thích ở 1 điểm bất kì thì xung thần kinh
sẽ lan truyền theo cả 2 chiều.
Vì: Cả 2 bên của điểm bị kích thích, màng vẫn ở trạng thái nghỉ nên dòng
điện động xuất hiện sẽ kích thích cả 2 bên màng làm thay đổi tính thấm và
nơi này sẽ xuất hiện điện hoạt động. Cứ như vậy, xung thần kinh được lan
truyền theo cả 2 chiều.
- Trong 1 cung phản xạ thì xung thần kinh truyền theo 1 chiều từ cơ quan thụ
cảm theo nơron hướng tâm về trung ương, qua nơron trung gian chuyển sang
nơron li tâm đến cơ quan đáp ứng.
Vì: Khi qua xinap, xung thần kinh chỉ truyền theo 1 chiều nhất định nhờ chất
môi giới trung gian được giải phóng từ cúc xinapcủa nơron trước, sẽ được các
0,25
0,25
0,25
0,25
20
thụ thể ở màng sau xinap tiếp nhận và xung thần kinh tiếp tục được truyền đi.
9 - - Dùng thuốc atropin phong bế màng sau xi náp sẽ làm mất khả năng
nhận cảm của màng sau xinap với chất axetylcolin, do đó làm hạn chế hưng
phấn và làm giảm co thắt nên có tác dụng giảm đau
- Thuốc tẩy giun sán dipterec khi được lợn uống vào ruột, thuốc sẽ ngấm vào
giun sán và phá hủy enzim colinesteraza ở các xi náp. Do đó sự phân giải
axetylcolin không xảy ra . Axetylcolin tích tụ nhiều ở màng sau xi nap gây
hưng phấn liên tục , cơ của giun sán co liên tục làm chúng cứng đờ không
bám vào được niêm mạc ruột, bị đẩy ra ngoài
0,5
0,5
10 - Thiết kế thí nghiệm
Lấy 1 kg hạt thóc hoặc đậu, ngô ngâm trong nước, vớt ra, ủ cho nảy mầm:
gói hạt trong túi vải, đặt túi hạt trong hộp xốp cách nhiệt, cắm nhiệt kế vào túi
hạt, theo dõi nhiệt độ trên nhiệt kế. Ghi nhiệt độ theo thời gian, khoảng 30'
một lần (30', 60', 90', 120' ) sẽ thấy khi hô hấp, hạt tỏa nhiệt mạnh (nhiệt kế
tăng lên).
- Giải thích hiện tượng
Sử dụng hệ số hiệu quả năng lượng hô hấp
Số năng lượng tích lũy trong ATP
Hệ số hiệu quả năng lượng hô hấp = x
100%
Số NL chứa trong nguyên liệu hô hấp
Cụ thể là:
Hệ số hiệu quả năng lượng hô hấp =
kcal
ATPkcalx
674
383,7
x 100% = 41%
Như vậy quá trình hô hấp chỉ thu khoảng 41% năng lượng của nguyên liệu
dưới dạng ATP, còn 59% năng lượng của nguyên liệu hô hấp tỏa nhiệt.
0,5
0,5
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
———————
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2011 – 2012
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề.
———————————
Câu 1:
a. Cơ chế nào giúp duy trì ổn định vật liệu di truyền qua các thế hệ cơ thể ở các loài sinh vật?
b. Những hoạt động của nhiễm sắc thể trong giảm phân góp phần tạo sự đa dạng cho sinh giới?
Câu 2:
Ở một loài động vật, xét 100 tinh bào bậc 1 có 2 cặp nhiễm sắc thể ký hiệu AaBb. Trong quá trình giảm
phân của các tinh bào trên có 98 tinh bào giảm phân bình thường còn 2 tinh bào giảm phân không bình
thường (rối loạn lần giảm phân 1 ở cặp nhiễm sắc thể Aa, giảm phân 2 bình thường, cặp Bb giảm phân
bình thường). Xác định số lượng tinh trùng được tạo ra từ 100 tinh bào bậc 1 nói trên và tỉ lệ tinh trùng
ab?
Câu 3:
Căn cứ vào đâu để chia ARN làm 3 loại mARN, tARN, rARN? Nêu chức năng từng loại ARN.
Câu 4:
Phân biệt thường biến với đột biến.
Câu 5:
Hiện nay có rất nhiều cặp vợ chồng tìm đến các biện pháp giúp sinh con trai theo ý muốn. Theo em điều
này nên hay không nên? Vì sao?
21
Câu 6:
Người ta đã ứng dụng loại kĩ thuật nào để tạo ra chủng vi khuẩn E.Coli có khả năng sản xuất hoocmôn
insulin dùng chữa bệnh đái tháo đường ở người? Trình bày các khâu của kĩ thuật đó?
Câu 7:
Hội chứng Đao ở người do dạng đột biến nào gây nên? Nêu cơ chế hình thành và đặc điểm của người bị
mắc hội chứng Đao.
Câu 8:
a. Giới hạn sinh thái là gì? Ảnh hưởng của giới hạn sinh thái đến sự phân bố của loài trong tự nhiên?
b. Động vật đẳng nhiệt và động vật biến nhiệt, nhóm nào có khả năng chống chịu với sự thay đổi của
nhiệt độ môi trường tốt hơn? Vì sao?
Câu 9:
Ở một loài thực vật, cho lai giữa P thuần chủng cây cao - quả vàng với cây thấp - quả đỏ, thu được F
1
.
Cho F
1
lai với nhau thu được F
2
gồm 4 loại kiểu hình với 3648 cây, trong đó có 2052 cây cao - quả đỏ.
Biết mỗi gen quy định một tính trạng.
a. Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai và kiểu gen của P.
b. Không cần viết sơ đồ lai hãy cho biết trong số các cây cao - quả đỏ ở F
2
, tỉ lệ cây cao - quả đỏ thuần
chủng là bao nhiêu?
Hết
Họ và tên thí sinh:……………………………………… SBD………………
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
———————
CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2011 – 2012
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC
———————————
Câu Nội dung Điểm
1
(1,0đ)
a. Cơ chế giúp duy trì ổn định vật liệu di truyền qua các thế hệ cơ thể:
+ Ở các loài sinh sản vô tính: Nhờ cơ chế nguyên phân
+ Ở các loài sinh sản hữu tính: Kết hợp 3 cơ chế nguyên phân, giảm phân và thụ
tinh
0,25
0,25
b. Hoạt động của nhiễm sắc thể trong giảm phân tạo sự đa dạng cho sinh giới:
- Hoạt động tiếp hợp và trao đổi chéo ở kỳ đầu I
- Hoạt động phân li độc lập ở kỳ sau I
0,25
0,25
2
(1,5đ)
* Tổng số tinh trùng tạo ra:
1 tinh bào bậc 1 giảm phân cho 4 tinh trùng => 100 tinh bào bậc 1 giảm phân cho 400
tinh trùng………… ………………
* Tỉ lệ tinh trùng ab:
- Xét riêng cặp nhiễm sắc thể Aa:
+ 98 tế bào giảm phân bình thường cho: 196 tinh trùng A , 196 tinh trùng a
+ 2 tế bào xảy ra rối loạn giảm phân I cho 4 tinh trùng chứa cả A và a (Aa) và 4 tinh
trùng không chứa cả A và a ký hiệu (O) => Tỉ lệ tinh trùng về cặp NST này là:
0,49A: 0,49a: 0,01Aa : 0,01 O
- Cặp nhiễm sắc thể Bb giảm phân bình thường cho 2 loại tinh trùng với tỉ lệ:
0,5B: 0,5b
- Tỉ lệ tinh trùng ab: 0,49a x 0,5b = 0,245
0,25
0,5
0,25
0,5
22
(Học sinh có thể làm theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)
3
(1,0đ)
* Căn cứ vào chức năng người ta chia làm 3 loại ARN
* Chức năng từng loại:
- mARN: Truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp
- tARN: Vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin
- rARN: Là thành phần cấu tạo nên bào quan ribôxôm – nơi tổng hợp prôtêin
0,25
0,25
0,25
0,25
4
(1,0đ)
* Khác nhau giữa thường biến và đột biến:
Thường biến Đột biến
- Những biến đổi ở kiểu hình, không di
truyền
- Nguyên nhân: Ảnh hưởng trực tiếp
của môi trường
- Biểu hiện: Đồng loạt, có hướng xác
định
- Ý nghĩa: Giúp sinh vật thích nghi với
điều kiện môi trường
- Những biến đổi trong vật chất di
truyền, di truyền……………………….
- Nguyên nhân: Do tác nhân vật lí, hóa
học, rối loạn sinh lí, hóa sinh ……
- Biểu hiện: Riêng lẻ, không định hướng
- Có thể có hại, có lợi hoặc vô hại với
sinh vật
0,25
0,25
0,25
0,25
5
(1,0đ)
- Sinh con theo ý muốn là không nên
- Vì: Để sinh tự nhiên, tỉ lệ nam : nữ trong xã hội xấp xỉ 1:1, nếu có nhiều người sinh
con trai theo ý muốn => nam nhiều hơn nhiều so với nữ => mất cân bằng giới
0,5
0,5
6
(1,5đ)
* Để tạo chủng vi khuẩn E. Coli dùng sản xuất hoocmôn insulin là ứng dụng của kĩ
thuật gen (kĩ thuật di truyền)
* Các khâu:
- Khâu 1: Tách ADN NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ
vi khuẩn hoặc vi rút
- Khâu 2: Tạo ADN tái tổ hợp
ADN của tế bào cho và ADN dùng làm thể truyền được cắt ở vị trí xác định nhờ enzim
cắt chuyên biệt, ngay lập tức ghép ADN của tế bào cho vào ADN làm thể truyền nhờ
enzim nối
- Khâu 3: Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã ghép được
biểu hiện
0,5
0,25
0,5
0,25
7
(1,0đ)
- Hội chứng Đao do đột biến lệch bội ở cặp NST thứ 21, dạng (2n + 1)
- Cơ chế hình thành:
+ Trong giảm phân cặp NST 21 ở bố hoặc mẹ không phân li tạo giao tử (n + 1) và
giao tử (n – 1)
+ Trong thụ tinh giao tử (n + 1) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo hợp tử (2n + 1)
phát triển thành người mắc hội chứng Đao
- Đặc điểm của người mắc hội chứng Đao: Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi
hơi thè ra, si đần
0,25
0,25
0,25
0,25
8
(1,0đ)
a. Giới hạn sinh thái và ảnh hưởng của giới hạn sinh thái:
- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh
23
thái nhất định
- Ảnh hưởng của giới hạn sinh thái đến sự phân bố của loài trong tự nhiên: Loài có giới
hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì phân bố rộng ở trong tự nhiên và
ngược lại
b. Điểm khác nhau:
- Động vật đẳng nhiệt có khả năng chống chịu với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường
tốt hơn động vật biến nhiệt
- Vì động vật đẳng nhiệt có cơ chế điều hòa thân nhiệt (sinh nhiệt và tán nhiệt), còn
động vật biến nhiệt thì không
0,25
0,25
0,25
0,25
9
(1,0đ)
a. Xác định qui luật di truyền:
- Xét tỉ lệ cây cao, quả đỏ ở F
2
= 2052/3648 = 9/16 => F
2
cho 16 kiểu tổ hợp = 4 loại
giao tử x 4 loại giao tử => F
1
dị hợp 2 cặp gen, các gen phân li độc lập với nhau
- Cây cao, quả đỏ chiếm tỉ lệ 9/16 => tính trạng cây cao, quả đỏ là các tính trạng trội
- Quy ước: A - Cây cao, a - cây thấp ; B - quả đỏ, b - quả vàng
=> kiểu gen của P: AAbb x aaBB
0,25
0,25
0,25
b. Tỉ lệ cây cao, quả đỏ thuần chủng trong tổng số cây cao, quả đỏ ở F
2
= 1/9 0,25
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
———————
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 NĂM HỌC 2011 – 2012
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC
Dành cho học sinh THPT không chuyên
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề.
———————————
Câu 1.
Kể tên các ngành động vật không xương sống theo thứ tự tiến hóa từ thấp đến cao? Đặc điểm khác nhau
cơ bản giữa nhóm động vật không xương sống và động vật có xương sống?
Câu 2.
a. Tại sao axit nuclêic và prôtêin được xem là hai vật chất cơ bản không thể thiếu của mọi cơ thể sống?
b. Cho các chất: Tinh bột, xenlulôzơ, phôtpholipit và prôtêin. Chất nào trong các chất kể trên không phải
là pôlime? Chất nào không tìm thấy trong lục lạp?
Câu 3.
Với nguyên liệu là củ hành tía hoặc lá thài lài tía. Dụng cụ và hóa chất là kính hiển vi quang học, vật
kính X10, X40 và thị kính X10, X15, lưỡi dao cạo, kim mũi mác, phiến kính, lá kính, ống nhỏ giọt,
nước cất, dung dịch muối ăn (8%), giấy thấm. Hãy nêu cách tiến hành và giải thích kết quả thí nghiệm
co nguyên sinh?
Câu 4.
Nêu các ứng dụng về việc sử dụng enzim ngoại bào ở vi sinh vật với đời sống con người.
Câu 5.
a. Các chất như ơstrôgen, prôtêin được vận chuyển qua màng sinh chất bằng con đường nào?
b. Các tế bào nhận biết nhau bằng các “dấu chuẩn” trên màng sinh chất. Theo em “dấu chuẩn” là hợp
chất nào? Chất này được tổng hợp và vận chuyển đến màng sinh chất như thế nào?
c. Màng trong ti thể có chức năng tương đương với cấu trúc nào của lục lạp? Giải thích?
Câu 6.
a. Giải thích tại sao tế bào cơ co liên tục thì sẽ “mỏi” và không thể tiếp tục co được nữa?
b. Tại sao khi cơ thể chúng ta hoạt động thể dục, thể thao thì các tế bào cơ lại sử dụng đường glucôzơ
trong hô hấp hiếu khí mà không dùng mỡ để hô hấp nhằm tạo ra nhiều ATP hơn?
Câu 7.
a. Tại sao các nhiễm sắc thể phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau của quá trình phân bào? Điều
gì sẽ xảy ra nếu ở kì trước của nguyên phân thoi phân bào không được hình thành?
b. Giả sử một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 10. Xét 15 tế bào sinh tinh chín và 15 tế bào sinh
trứng chín giảm phân bình thường. Xác định số loại tinh trùng và số loại trứng tối đa khác nhau về tổ
24
hợp nhiễm sắc thể có thể được tạo ra trong trường hợp có trao đổi chéo tại một điểm ở một cặp nhiễm
sắc thể tương đồng?
c. Ở vùng sinh sản của một động vật có 4 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân một số lần liên tiếp đòi
hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương 1496 nhiễm sắc thể đơn. Các tế bào con sinh
ra đều giảm phân tạo được 152 giao tử và môi trường phải cung cấp 1672 nhiễm sắc thể đơn. Xác định
bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) và giới tính của loài?
SỞ GD VÀ ĐT VĨNH PHÚC
CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM HSG 10 THPT NĂM 2011 -2012
MÔN THI: SINH HỌC (Không chuyên)
Câu Nội dung Điểm
1
(1.0đ)
* Các ngành động vật không xương sống từ thấp đến cao:
Thân lỗ, ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Chân khớp, Da gai
* Khác nhau giữa nhóm động vật không xương sống và nhóm động vật có xương sống:
Động vật không xương sống Động vật có xương sống
Không có bộ xương trong, bộ xương ngoài
nếu có bằng kitin
Bộ xương trong bằng sụn hoặc bằng xương
với dây sống hoặc cột sống làm trụ
Hô hấp thẩm thấu qua da hoặc bằng ống khí Hô hấp bằng mang hoặc bằng phổi
Thần kinh dạng hạch hoặc chuỗi hạch ở
mặt bụng
Hệ thần kinh dạng ống ở mặt lưng.
0,25
0,25
0,25
0,25
2
(2,0đ)
a.
* Axit nuclêic là chất không thể thiếu vì:
Có chức năng lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền ở các loài sinh vật
* Prôtêin không thể thiếu được ở mọi có thể sống vì:
- Đóng vai trò cốt lõi trong cấu trúc của nhân, của mọi bào quan, đặc biệt hệ màng sinh học
có tính chọn lọc cao
- Các enzim (có bản chất là prôtêin) đóng vai trò xúc tác các phản ứng sinh học
- Các kháng thể có bản chất là prôtêin có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây
bệnh
- Các hoocmôn phần lớn là prôtêin có chức năng điều hòa quá trình trao đổi chất
- Ngoài ra prôtêin còn tham gia chức năng vận động, dự trữ năng lượng, giá đỡ, thụ thể
b.
- Chất không phải là đa phân (pôlime) là phốtpholipit vì nó không được cấu tạo từ các đơn
phân (mônôme)
- Chất không tìm thấy trong lục lạp là xenlulôzơ
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3
(1,0đ)
* Cách tiến hành và giải thích kết quả thí nghiệm co nguyên sinh:
- Lấy một vảy hành màu tía hoặc lá thài lài tía, dùng kim mũi mác tước lấy một miếng biểu
bì mặt ngoài. Dùng lưỡi dao cạo cắt một miếng nhỏ ở chỗ mỏng nhất và đặt lát cắt lên phiến
kính với một giọt nước cất. Đậy lá kính và đưa tiêu bản lên kính hiển vi, xem ở bội giác nhỏ
sau đó chuyển sang xem ở bội giác lớn
- Nhỏ một giọt dung dịch muối ăn 8% ở một phía của lá kính, ở phía đối diện đặt miếng giấy
thấm để rút nước dần dần
- Vài phút sau thấy khối tế bào chất dần tách khỏi thành tế bào từ các góc và sau đó ở các
chỗ khác, cuối cùng làm thành hình như một cái túi. Đó là hiện tượng co nguyên sinh
* Giải thích:
- Do dung dịch muối ăn 8% đậm đặc (môi trường ưu trương) hơn dịch tế bào nên nước đi ra
ngoài tế bào
0,25
0,25
0,25
0,25
4
(1,0đ)
Ứng dụng enzim ngoại bào của vi sinh vật:
- Amilaza (thủy phân tinh bột) dùng làm tương, rượu, công nghiệp sản xuất bánh kẹo, công
nghiệp dệt, sản xuất xirô
- Prôtêaza (thủy phân prôtêin) được dùng để làm tương, chế biến thịt, công nghiệp thuộc da,
0,25
25