Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân với trẻ em cần cải thiện môn tiếng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.92 KB, 37 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Đây quả là một cơ hội quý báu khi khoa Công tác xã hội trường Đại học Lao
Động xã hội tổ chức cho sinh viên của khoa đi thực hành tại các địa phương. Đây
sẽ là một trải nghiệm thực tế và mang lại cho bản thân em cũng như các bạn sinh
viên khoa mình những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, nhất là trong môn Công
tác xã hội cá nhân, bởi đây là một học phần đặc thù trong nghề công tác xã hội.
Sinh viên được tiếp xúc với thân chủ tại địa phương nơi thân chủ sinh sống
và làm tất cả các bước trong tiến trình công tác xã hội cá nhân. Điều này góp phần
giúp tăng năng lực của sinh viên và cũng góp phần tăng năng lực của nhiều cá nhân
trong xã hội sau mỗi đợt thực hành. Đây là một điều rất ý nghĩa.
Em rất cảm ơn cô Nguyễn Phương Anh đã tận tình giúp đỡ em từ ngày đầu
khi chưa đặt chân đến địa bàn cho đến ngày cuối khi đã rời khỏi địa bàn. Nhờ
những kiến thức mà các thầy cô truyền đạt chúng em mới có thể hoàn thành tốt
nhiệm vụ và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

BÁO CÁO TRƯỚC THỰC ĐỊA
THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
1. Mục tiêu học phần
1.1. Kiến thức: Sau quá trình thực hành sinh viên vận dụng các kiến thức kỹ năng,
kỹ thuật trong lý thuyết về công tác xã hội cá nhân đã được trang bị vào các hoạt
động tại cộng đồng, từ đó hiểu thêm các bước trong tiến trình làm việc với thân
chủ: Tiếp cận thân chủ, xác định vấn đề ưu tiên, lập kế hoạch giải quyết vấn đề,
triển khai kế hoạch, lượng giá và kết thúc.


1.2. Kỹ năng: Sinh viên áp dụng được các kỹ năng khi làm việc với thân chủ tại
cộng đồng/ cơ sở/ địa phương. Tiếp cận thân chủ, xác định được vấn đề thân chủ,
hỗ trợ thân chủ lên kế hoạch giải quyết vấn đề, cùng thân chủ triển khai kế hoạch,
lượng giá theo từng giai đoạn và đóng ca theo đúng quy định.
Sinh viên có khả năng thực hành phương pháp làm việc với thân chủ, từ đó
nâng cao kỹ năng làm việc của bản thân trong trợ giúp đối tượng. Những kỹ năng


chủ yếu được trang bị: quan sát, lắng nghe, thấu cảm, ghi chép, lập kế hoạch, huy
động nguồn lực.

1.3. Thái độ: Sinh viên phát triển hình thành thái độ làm việc chuyên nghiệp: tuân
thủ theo các quy điều đạo đức nghề nghiệp.
Học phần này tập trung vào việc rèn luyện kỹ năng làm việc với cá nhân
thông qua hoạt động thực địa. Nội dung chủ yếu của học phần này là: Cách tìm
kiếm thân chủ, tiếp nhận thân chủ, thu thập thông tin, xác định vấn đề, lên kế hoạch
giải quyết vấn đề, hỗ trợ thân chủ triển khai kế hoạch, giải quyết các vấn đề nảy
sinh trong quá trình hỗ trợ, lượng giá các kết quả làm được từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm cho cả người học và thân chủ. Học phần này chú trọng tới việc rèn luyện
các kỹ năng làm việc với thân chủ. Với mỗi nội dung công việc sinh viên vận dụng
các kỹ năng trọng tâm khác nhau: quan sát, lắng nghe, thấu cảm, ghi chép, lập kế
hoạch, huy động nguồn lực.

2. Cơ sở thực hành:
- Địa điểm: Xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội
Theo tra cứu thu được thông tin: Đông Phương Yên là một xã thuộc huyện Chương
Mỹ, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Xã Đông Phương Yên có diện tích 6,46 km², dân số năm 1999 là 8573 người, mật
độ dân số đạt 1327 người/km².
- Thời gian: từ 4/4/2018 đến 6/5/2018
- Lớp có 66 sinh viên được chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm thực hành tại 1 thôn ở xã
Đông Phương Yên:


+ Nhóm 1: Thôn Đồi 1
+ Nhóm 2: Thôn Đồi 2
+ Nhóm 3: Thôn Đồi 3
+ Nhóm 4: Thôn Lũng Vị

+ Nhóm 5: Thôn Yên Kiện
+ Nhóm 6: Thôn Đông Cựu.

3. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Đảm bảo tham gia đầy đủ các buổi hướng dẫn trước thực địa.
- Tích cực nhiệt tình tham gia các buổi seminar do các chuyên gia, các nhà thực
hành trình bày.
- Tuân thủ các quy định, nội quy của cơ sở thực hành và các yêu cầu của giáo viên
hướng dẫn, nhà trường và kiểm huấn viên cơ sở.
- Thực hiện các nhiệm vụ đã được thống nhất với giáo viên hướng dẫn và kiểm
huấn viên cơ sở.

4. Hướng dẫn trước thực địa trên lớp
4.1. Yêu cầu của cô trên lớp: sinh viên mang giáo trình “Công tác xã hội với cá
nhân và gia đình”. Ngoài ra mỗi sinh viên được phát thêm các tài liệu hướng dẫn.

4.2. Sản phẩm đầu ra sau đợt thực hành của môn công tác xã hội cá nhân và gia
đình gồm:
- Báo cáo trước thực địa
- Kế hoạch thực hành môn công tác xã hội cá nhân và gia đình của mỗi sinh viên.
Làm chi tiết theo tuần, gồm 5 tuần, mỗi tuần làm gì?
- Báo cáo tiến trình làm việc với một cá nhân hoặc gia đình tại địa phương.


4.3. Tiến trình thực hành công tác xã hội cá nhân: chia làm 5 tuần, mỗi tuần thực
hiện một nội dung. Cô Phương Anh hướng dẫn cách viết kế hoạch chi tiết chi từng
tuần một.
- Tuần 1( từ ngày 5/4-8/4): Tìm kiếm thân chủ trên địa bàn.
+ Có thể tìm thân chủ qua bác trưởng thôn, bí thư, phát bảng hỏi từng nhà, điều tra,
khảo sát, chủ tịch hội phụ nữ, hàng xóm, bất kì người dân nào. Nếu có trường học

có thể đến gặp giáo viên.
+ Chọn thân chủ phù hợp với mình, ca cá nhân có thể giải quyết. Vì vậy, tiêu chí
chọn lựa là theo vấn đề: vấn đề có thuộc quyền hạn, phạm vi, trách nhiệm của tổ
chức mình làm không.
+ Các nhóm đối tượng yếu thế: trẻ em, người già, phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ,
người nghèo, người khuyết tật,…
+ Nhóm đối tượng dễ làm việc: học sinh học dốt, hạn chế giao tiếp, không có người
chơi cùng, học sinh nghiệm game, yêu sớm, bị bắt nạt, ham chơi bỏ học, giao lưu
nhóm bạn xấu,…
- Tuần 2: Thu thập thông tin và xác định vấn đề
+ Làm quen, tạo lập mối quan hệ với thân chủ.
+ Gặp gỡ thân chủ và những người liên quan thân chủ ( bố mẹ, hàng xóm, cô giáo,
bạn bè,…) để thu thập thông tin: Thông tin cá nhân thân chủ ( tên, tuổi, địa chỉ, sức
khỏe, hôn nhân, thu nhập,…); Thông tin vấn đề của thân chủ ( xảy ra thời gian nào,
nguyên nhân, hậu quả,…); Thông tin về hoàn cảnh thân chủ ( bố mẹ, anh chị em,
họ hàng, điều kiện sống, gia cảnh,…).
+ Thu thập thông tin về chính sách, chương trình hỗ trợ thân chủ và vấn đề của thân
chủ.
+ Nguồn lấy thông tin: Thân chủ, người liên quan thân chủ, hồ sơ thứ cấp ( học bạ,
bệnh án, sổ hộ nghèo,…).
+ Sau khi thu thập đủ thông tin, tiến hành xác định vấn đề của thân chủ bằng cách
dùng các công cụ trong công tác xã hội cá nhân: sơ đồ phả hệ, biểu đồ sinh thái,
bảng phân tích mạnh, yếu, cây vấn đề.


* Lưu ý: Cần vẽ đúng và đầy đủ 4 công cụ, đủ 6 bước, dưới mỗi công cụ cần có
chú thích và phân tích chi tiết.
- Tuần 3: Lập kế hoạch hỗ trợ thân chủ giải quyết vấn đề
Người thực hiện: nhân viên xã hội và thân chủ
Cần lập một bảng kế hoạch, tên là “Bảng hỗ trợ thân chủ giải quyết vấn đề” theo

mẫu dưới đây:
Ví dụ: Mục tiêu chung: hỗ trợ thân chủ thoát nghèo.
STT
1

2

Mục tiêu
cụ thể
Hỗ trợ
thân chủ
tiếp cận
nguồn
vốn

Hoạt
động
Tìm hiểu
chính
sách

….



Nguồn
lực
Chính
sách, hội
trưởng

hội phụ
nữ,
trưởng
thôn


Thời gian
12/4-16/4



Người
thực hiện
Nhân
viên xã
hội, thân
chủ

Kết quả
mong đợi
Tiếp cận
được
nguồn
vốn cho
thân chủ






Để lập được kế hoạch hỗ trợ thân chủ giải quyết vấn đề, nhân viên xã hội cần
chuẩn bị đầy đủ các thông tin và nội dung cần thiết, cung như các dụng cụ bút viết,
giấy, thước kẻ,… Tiếp đó hẹn thân chủ một buổi từ 45 phút đến 1 tiếng để ngồi lại
và thảo luận, đưa đến sự nhất trí từ hai bên, thân chủ tự nhìn nhận ra các nguồn lực
bên trong lẫn bên ngoài và hết sức hợp tác.
- Tuần 4: Triển khai các hoạt động.
+ Nhân viên xã hội cần chuẩn bị tâm thế cho thân chủ và các nguồn lực cần thiết.
+ Sau đó, nhân viên xã hội theo dõi và hỗ trợ thân chủ trong việc thực hiện từng
mục tiêu một. Làm đến đâu thì lượng giá đến đấy ( làm bao nhiêu buổi, đạt được
những gì, hạn chế, bài học kinh nghiệm,…). Cần liên tục động viên để thân chủ duy
trì hành trình và bám sát kế hoạch.
- Tuần 5: Lượng giá, kết thúc và chia tay thân chủ


* Lượng giá:
+ Thân chủ: đạt được những kết quả gì? Vấn đề được giải quyết ra sao? Bài học
kinh nghiệm? Nguyên nhân thành công và thất bại.
+ Nhân viên xã hội: đã thực hiện những kỹ năng gì? Việc nào tốt, chưa tốt, nguyên
nhân và hướng khắc phục.
* Có thêm mục đề xuất, kiến nghị: với những người liên quan trực tiếp đến thân
chủ.
+ Thân chủ: tiếp tục làm gì? Làm gì để nâng cao năng lực?
+ Những người liên quan: con cái, giáo viên, bạn bè, học sinh,…
* Khi chia tay cần chuẩn bị tâm thế cho thân chủ, mọi việc diễn ra trong êm đẹp.
* Bài tập trên lớp: mỗi sinh viên viết một bản kế hoạch thực hành công tác xã hội
cá nhân sợ bộ theo mẫu bảng có sẵn.

4.5. Kỹ năng mềm: Ngoài các kiến thức và kỹ năng chuyên môn, cô Phương Anh
còn hướng dẫn lớp các kỹ năng mềm khi đi xuống đến cộng đồng và sinh hoạt với
người dân:

+ Cách xưng hô phù hợp với ban lãnh đạo địa phương và người dân, chủ nhà, hàng
xóm.
+ Cách giải quyết mâu thuẫn với các thành viên trong nhóm
+ Cách bảo quản tài sản: điện thoại, ví tiền, máy tính...
+ Cách đối phó với các đối tượng đặc biệt như nghiện, trộm cắp...
+ Cách ứng xử với bà con trong xóm hay tại gia đình nơi mình ở.
+ Đối với người nhóm trưởng phải là người đi đầu, nắm bắt chính xác các thông
tin, bên cạnh đó phải là người tạo bầu không khí vui vẻ, xử lý xung đột xảy ra trong
nhóm, giúp các thành viên trong nhóm gắn kết với nhau, thích nghi với môi trường
mới. Bên cạnh đó tìm hiểu những mặt hạn chế của từng cá nhân để cả nhóm có thể
thông cảm, hiểu cho nhau.
+ Các thành viên trong nhóm phải có trách nhiệm với công việc của mình


+ Đối với thủ quỹ phải có trách nhiệm kê khai đầy đủ tránh tình trạng thiếu minh
bạch, gây mất lòng tin.

4.6. Giải đáp thắc mắc của sinh viên:
Qua hướng dẫn của cô Phương Anh, sinh viên đã hình dung được sẽ làm những gì
trong hơn một tháng tại cộng đồng. Và một bản kế hoạch là điều bắt buộc nếu
không xuống địa bàn sẽ không biết làm gì và không hoàn thành mọi việc đúng tiến
độ cô yêu cầu.
- Sinh viên hỏi thêm cô cách viết nhật ký, báo cáo trước thực địa và báo cáo thực
hành.
- Môn công tác xã hội cá nhân không phải viết nhật ký.
- Báo cáo trước thực địa:
+ Hình thức: Từ 5-7 trang, mẫu bìa như trong tờ hướng dẫn.
+ Là những thông tin thu thập được về môn học này trước khi xuống địa bàn. Sinh
viên sau khi nghe hướng dẫn và tự tìm hiểu thì cần phải biết rõ là xuống địa bàn
làm gì? Để hoàn thành các sản phẩm đầu ra thì cần gì?

+ Nội dung: báo cáo kết quả học trên lớp, cô giáo hướng dẫn những gì? Làm như
thế nào? Thông tin thu thập được từ giáo viên trên lớp. Kỹ năng, kỹ thuật làm việc.
- Phần cuối cùng là báo cáo, gồm:
+ Mô tả thân chủ
+ Tiến trình công tác xã hội cá nhân hoặc gia đình
+ Đề xuất, kiến nghị
+ Phụ lục: ví dụ, phúc trình tóm tắt, mẫu câu hỏi phỏng vấn thân chủ.

5. Đánh giá, Cảm nghĩ
Sau khi được cô Phương Anh bồi dưỡng cũng như là trau dồi kiến thức thì em cũng
đã rút ra được những điều cần lưu ý và bổ sung cho bản thân như sau:


-Trước tiên cần cần phải trang bị đầy đủ kiến thức, cũng như là kỹ năng chuyên
môn để có thể làm việc tốt với lãnh đạo địa phương và người dân ở đó.
- Phải tích cực rèn luyện và tăng cường kỹ năng chuyên môn để đối phó với những
trường hợp xảy ra ngoài ý muốn một cách tốt hơn.
- Phải tôn trọng cộng đồng vì những người dân là những người rất nhạy bén, bản
thân nhân viên xã hội cần có thái độ thật thà, tôn trọng người dân để thiết lập mối
quan hệ tốt nhận được sự hợp tác cũng như giúp đỡ của họ.
- Khi xuống cộng đồng không chỉ tìm hiểu vấn đề đang tồn tại ở đó mà còn cần tìm
hiểu những vấn đề liên quan như kinh tế, chính trị, địa lý, văn hóa để đi sâu tìm
gốc rễ của vấn đề.
- Vói việc nhiều sinh viên trong một nhóm thì việc mâu thuẫn xảy trước những khó
khăn gặp phải ra là điều khó tráng khỏi, vì vậy các sv cần phải chú ý để cùng nhau
vuợt qua những thử thách đó.
- Em hiểu rằng việc lên kế hoạch cho bản thân, cho nhóm và các hoạt động là vô
cùng cần thiết và quan trọng.
- Cuối cùng, ngoài việc thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao, cũng cần phải tích
cực tham gia các hoạt động mà địa phương tổ chức, điều đó không chỉ giúp gắn kết

mối quan hệ giữa sinh viên và địa phương mà còn thể hiện tinh thần năng động,
nhiệt tình của sinh viên khoa Công tác xã hội trường đại học Lao Động Xã Hội.
Vậy là qua các tài liệu được phát và buổi hướng dẫn thực hành công tác xã hội cá
nhân và gia đình ở trên lớp của cô Phương Anh, tôi đã củng cố lại cho mình những
kiến thức đã học, trang bị thêm một số kiến thức và kỹ năng mới để sẵn sàng xuống
địa bàn và làm việc với thân chủ. Đây là cơ hội để sinh viên vận dụng những lý
thuyết trên lớp vào thực tế, điều quan trong nhất là hành động và rút ra được những
bài học kinh nghiệm cho chính mình.

NỘI DUNG
I. Giới thiệu về địa bàn thực hành
1. Xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội
1.1. Đặc điểm, tình hình chung


Xã Đông Phương Yên nằm ở phía Tây của huyện Chương Mỹ, cách trung tâm Hà
Nội 27km. Phía Đông giáp xã Trường Yên và xã Phú Nghĩa; phía Tây giáp xã Đông
Sơn; phía Nam giáp xã Thanh Bình và xã Trung Hòa phía bắc giáp xã Đồng Quang
huyện Quốc Oai. Với tổng diện tích tự nhiên 645,25 ha trong đó đát sản xuất nông
nghiệp 328,65ha. Xã có 07 thôn ới 2.644 hộ; 11.496 nhân khẩu. Kinh tế của xã
phát triển mạnh về lĩnh vực Thương mại, dịch vụ, CN-TTCN hiện xã có 01 chợ, 47
công ty, doanh nghiệp tư nhân, trên 350 cơ sở SXKD cá thể đang hoạt động. Tình
hình an ninh trật tự được đảm bảo, công tác xây dựng hệ thống chính trị được quan
tâm và có đủ số lượng theo quy định, tình hình sản xuất nông nghiệp đã được cơ
giới hóa (như làm đất, gặt lúa, tưới tiêu… ), việc áp dụng khoa học kỹ thuật và đưa
các loại giống cây trồng có năng suất, giá trị kinh tế áp dụng vào sản xất được đẩy
mạnh, công tác chăn nuôi ổn định và có hướng phát triển theo hướng công nghiệp,
hàng hóa với số lượng lớn( hiện có 04 trang trại, 10 gia trại … với tổng số :
119.250 con gia cầm, 9397 con gia súc). Tỷ lệ người có việc làm thường xuyên
trong độ tuổi lao động toàn xã chiếm tỷ lệ 94% = 6.165 người và người dân có mức

thu nhập năm 2017 là 37,25 triệu đồng/ người. Trong những năm qua đã được
thành phố, huyện, xã đầu tư và nguồn xã hội hóa được đẩy mạnh các công trình
phục vụ phúc lợi được xây dựng mới, chính trang nên bộ mặt nông thông ngày
khang trang, sạch, đẹp.

1.2. Tiêu chí nông thôn mới: Gồm 19 tiêu chí
- Có 9 tiêu chí đạt: Quy hoạch; Thủy lợi; Điện; Cơ sở vật chất văn hóa; Thông tin
và truyền thông; nhà ở dân cư; lao động có việc làm; Giáo dục và đào tạo; Quốc
phòng và an ninh.
- Có 5 tiêu chí cơ bản đạt: Giao thông; trường học; môi trường và an toàn thực
phẩm y tế; hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật.
- Có 5 tiêu chí chưa đạt: Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; hộ nghèo; Tổ chức
sản xuất; văn hóa; thu thập.

2. Thôn Đồi 2, Xã Đông Phương Yên
2.1. Vị trí địa lý:


Thôn Đồi 2 là một trong 6 thôn nằm ở xã Đông Phương yên, huyện Chương Mỹ,
Hà Nội. Phía Bắc giáp với thôn Đông Cựu, phía Nam giáp với xã Thanh Bình, phía
Đông giáp với thôn Đồi 1 và Đồi 3, phía Tây giáp với xã Thanh Bình và xã Đông
Sơn.

2.2. Dân số:
- Thôn Đồi 2 chia làm 3 tổ: gồm tổ 1, tổ 2 và tổ 3.
- Số hộ: 553 hộ
- Số nhân khẩu: 2253 người
- Trong đó có: 20 hộ nghèo , 12 hộ cận nghèo, 4 gia đình chính sách và 3 người
nhiễm chất độc màu da cam.
DANH SÁCH TỔNG HỢP NGƯỜI NHẬN TRỢ CẤP HÀNG THÁNG THÔN ĐỒI 2

Người cao tuổi từ 60 đến dưới 80 tuổi thuộc hộ gia đình nghèo
không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng

5

Người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên

46

Người đơn thân thuộc hộ nghèo đang nuôi 01 con nhỏ

8

Người đơn thân thuộc hộ nghèo đang nuôi 02 con nhỏ trở lên

6

Người khuyết tật nặng

23

Người khuyết tật nặng là người cao tuổi hoặc trẻ em dưới 16 tuổi

9

Người khuyết tật đặc biệt nặng

1

Người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi hoặc trẻ em dưới

16 tuổi

1

Hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với người khuyết tật đặc
biệt nặng

2

Người có công

19


Tổng số

120

2.3. Lịch sử và lễ hội
- Làng Phương Hài tách ra làm 3 thôn: Đồi 1, Đồi 2, Đồi 3. Khi tách ra không được
ghi chép và gắn liền theo lịch sử Đảng bộ.
- Khi tách thôn, đất đai lúc bấy giờ di dân sang ở, được đặt tên là Đồi 2 cho dễ quản
lý 3 thôn dưới.
- Lễ hội thôn Đồi 2 gắn liền với lễ hội thôn Đồi 3. Có 2 lễ hội chính:
+ Lễ hội vào rằm tháng 2 âm lịch hàng năm.
+ Lễ hội tổ chức theo định kỳ 5 năm 1 lần. Có năm tổ chức 2 ngày là 15 và 16 âm
lịch.

2.4. Đời sống kinh tế
2.4.1. Về sản xuất nông nghiệp

Tổng diện tích canh tác trong thôn có 670.100m2. Trong đó: Đất trồng lúa:
460.879m2; Đất lúa màu: 95.920m2; Đất màu; 113.301m2.
Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, thôn đã hoàn thành công tác dồn
điền đổi thửa gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông
nghiệp. Từ đó năng suất cây trồng hàng năm đều tăng cao, năng suất bình quân đạt
220,6kg/ sào. Bình quân 232,4 kg/ người/ năm.

2.4.2. Về chăn nuôi
Chăn nuôi phát triển bền vững. Theo số liệu thống kê, đến tháng 10/2017; Đàn lợn
thịt có trên 985 con, tăng so với 2016 là 105; Lợn nái có trên 123 con; Gia cầm các
loại có trên 1.400; Bò có 16 con; Đàn chó có khoảng 426.


2.4.3. Thương mại, dịch vụ và nghề khác
- Truyền thống làng nghề mây tre gian đan.
- Trong thôn có trên 150 hộ làm các nghề sản xuất, kinh doanh dịch vụ thương mại
và có khoảng trên 850 lao động đàn làm việc ở các công ty, doanh nghiệp trrong và
ngoài nước. Mức thu nhập từ 4,5 – 8 triệu đồng/ tháng.
- Dịch vụ vận tải: Có 118 xe ô tô các loại; Trong đó xe taxi là 92 chiếc, xe tải là 92
chiếc, xe tải là 26. Góp phần phát triển kinh tế, xã hội, số hộ khá giả trong thôn
tăng nhanh. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm đều tăng. Năm 2015: 29,2
triệu đồng/ người/ năm. Năm 2017: 34,5 triệu đồng/ người/ năm.
- Công trình phụ, công trình vệ sinh khép kín đảm bảo hợp vệ sinh 90% các hộ
trong thôn.

2.5. Văn hóa
- Được UBND huyện xét công nhận là làng văn hóa: 2015 – 2017.
- Hàng năm được bình xét số hộ gia đình văn hóa đạt 85%.
- Vào ngày 18/11 hàng năm, ban công tác mặt trận, kết hợp với lãnh đạo thôn tổ
chức tốt “Ngày hội đại đoàn kết toàn đân ở khu dân cư” tại nhà văn hóa thôn để

biểu dương khen thưởng, các gia đình văn hóa tiêu biểu.
- Công tác tuyên truyền vận động:
+ Tích cực hưởng ứng các cuộc vận động đóng góp ủng hộ như: ủng hộ quỹ đền ơn
đáp nghĩa, quỹ ngày vì người nghèo, quỹ hội người cao tuổi, hiến máu nhân đạo.
Năm 2017 hiến được 19 đơn vị máu, tiêu biểu cho phong trào là chi đoàn thanh
niên.
+ Ủng hộ biển đảo (14.500.000 đồng) , quỹ tình nghĩa, trẻ em, ngập mặn miền Nam
(12.500.000 đồng), ủng hộ miền Trung bão lũ , ngập lụt trên 40 triệu đồng,…
- Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao: Ngày càng phát triển và duy trì
đều đặn thường xuyên. Tính đến nay toàn thôn có 01 câu lạc bộ bóng đá nam, 01
câu lạc bộ cầu lông , 02 câu lạc bộ bóng chuyền hơi; có 01 câu lạc bộ dưỡng sinh,
01 câu lạc bộ dạy võ karate,…


- Hàng năm vào dịp lễ, tết nguyên đán, lãnh đạo thôn, Ban công tác mặt trận các chi
hội đoàn thể trong thôn thăm và tặng quà các gia đình chính sách, các hộ có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn trong thôn.

2.6. Chính trị
- Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, HĐND, UBND xã, Chi bộ thôn
Đồi 2, công tác tổ chức thực hiện của lãnh đạo thôn, sự phối hợp của Ban công tác
mặt trận và các chi hội đoàn thể, công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo
dục pháp luật về chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước, các quy định của địa phương được duy trì tổ chức tuyên truyền đến các tầng
lớp nhân dân trong thôn. Chấp hành nghiêm luật nghĩa vụ quân sự, luôn đạt và vượt
chỉ tiêu trên giao.
- Hạn chế trường hợp vi phạm pháp luật, không có trường hợp nào tái nghiện và
phát sinh nghiện mới, không buôn bán sử dụng tàng trữ các chất ma túy, chất gây
nghiện, pháo nổ, văn hóa phẩm độc hại, không có tụ điểm mại dâm, không có điểm
cờ bạc, hành nghề mê tín dị đoan, trộm cắp và các biểu hiện tiêu cực khác. Không

có đơn thư khiếu kiện vượt cấp. Các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân được kịp
thời giải quyết, tình làng nghĩa xóm được nâng lên.

II. Tiến trình trợ giúp
1. Bước 1: Tìm kiếm và tiếp cận thân chủ
Sinh viên được tiếp cận với thân chủ thông qua cơ sở thực hành – thôn Đồi 2
xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ. Vì vậy bước đầu tiên cần thực hiện là
tạo lập mối quan hệ với ban lãnh đạo xã, ban lãnh đạo thôn, các bạn ngành đoàn thể
có liên quan. Giảng viên hướng dẫn – thạc sĩ Nguyễn Phương Anh đã liên hệ đến
cơ sở để đưa 66 sinh viên thực hành môn Công tác xã hội cá nhân và gia đình về
Ủy ban nhân dân xã Đông Phương Yên. Trong buổi gập mặt đầu tiên, ban lãnh đạo
xã Đông Phương Yên cùng hai giảng viên đến từ khoa công tác xã hội trường đại
học Lao động xã hội thạc sĩ Nguyễn Kim Loan và thạc sĩ Nguyễn Phương Anh đã
lên giới thiệu, phát biểu triển khai chương trình thực hành và đưa 6 nhóm về 6 thôn
trong xã đã được phân trước đó. Trưởng thôn và bí thư chi đoàn từng thôn đón các
sinh viên về thôn mình.


Nhóm sinh viên thực hành được phân công là nhóm 2 và theo sựu hướng dẫn
của trưởng thôn đã di chuyển về nhà văn hóa thôn Đồi 2. Tại nhà văn hóa, nhóm
sinh viên ra mắt và giới thiệu với trưởng thôn, bí thư thôn và bí thư chi đoàn thôn,
đồng thời cũng làm rõ các công việc trong thời gian thực hành tại địa bàn. Nhóm
nhận được sự giúp đỡ từ ban lãnh đạo thôn từ những ngày đầu như: tìm nhà, ổn
định chỗ ở, sửa máy bơm nước, quan tâm sinh hoạt,…
Bước tiếp theo cần triển khai là tìm hiểu những thông tin cơ bản về cơ sở
thực hành ví dụ như cơ cấu tổ chức, lịch sử hình thành, mục tiêu hoạt động, những
hoạt động thường niên… Tất cả những thông tin trên được nhóm sinh viên tìm
kiếm và thu thập khi tiếp cận địa bàn thực hành.
Sau đó sinh viên tự tìm kiếm thân chủ cho mình tại địa bàn bằng cách thâm
nhập cộng đồng, tiếp cận với người dân, lấy thông tin từ trưởng thôn, bí thư, chủ

nhà, hàng xóm, người dân sống tại thôn.
* Tiếp cận thân chủ:
+ Tại cuộc họp dân chính: Tối ngày 6/4/2018. Đối tượng nói chuyện: Mẹ thân chủ.
+ Bí thư chi đoàn thôn: Là anh trai của thân chủ.
+ Tại nhà thân chủ: nhóm sinh viên được mời đến nhà anh Nguyễn Đắc Đông – bí
thư chi đoàn thôn đồng thời cũng là anh trai thân chủ. NVXH lặng lẽ quan sát thân
chủ. Thân chủ bê nước và đồ ăn ra mời khách nhưng không nói gì và cúi mặt
xuống, không nhìn vào nhóm sinh viên cũng như anh trai mình. Sau đó thân chủ đi
thẳng vào phòng.
NVXH thường qua nhà thân chủ để làm việc cùng bí thư chi đoàn thôn và
còn nhằm tạo dựng mối quan hệ, sự gắn kết và sự gần giũ, thân thiết với thân chủ.
Sau đó thu thập thông tin và xác định vấn đề cần giải quyết ngay lập tức của thân
chủ.
* Phúc trình tóm tắt:
- Họ và tên đối tượng: N.T.L
- Tuổi 15

Giới tính : Nữ

- Thời gian: 20h00 - 21h00 ngày 12 tháng 04 năm 2018
- Địa điểm: Nhà của thân chủ - thôn Đồi 2 xã Đông Phương Yên.


- Phúc trình lần thứ: 1
- Mục đích: Làm quen với thân chủ. Thân chủ cởi mở trò chuyện với NVXH hơn.
Tạo lập được mối quan hệ và có được niềm tin của thân chủ.
- Người thực hiện: Mai Thu Trang
Nội dung phúc trình:
Hôm nay là buổi làm việc đầu tiền giữa NVXH và L, em trông khá là gầy gò
và mệt mỏi. NVXH bắt chuyện trước và L cũng rất lễ phép trả lời những câu hỏi

của NVXH. NVXh cũng đã qua nhà L 2 lần trước đó và có quen biết a trai của L
nên em tỏ thái độ khá hợp tác. Tuy nhiên L vẫn còn ngượng ngùng và rụt rè, không
dám nhìn thẳng vào mắt của NVXH khi nói chuyện, chỉ trả lời đúng nội dung của
câu hỏi, không nói gì thêm. NVXH tự giới thiệu về bản thân và mục đích của mình
khi đến gặp L là gì. Em lắng nghe chăm chú và NVXH có thể thấy được sự quan
tâm của em. Em nói rằng thấy công việc của NVXH tại địa phương mình rất thú vị
và rất muốn hợp tác vì còn thấy bản thân mình có nhiều điểm cần phải cải thiện.
NVXH nói chuyện, hỏi thăm L và em bắt đầu cởi mở hơn, cũng đã nhìn thẳng vào
NVXH khi nói chuyện. Em cũng đã kể một số chuyện của bản thân ở gia đình và
trường lớp. Trông em khi nói chuyện khá là bình tĩnh tuy nhiên vẫn còn chút tự ti.
Em có biểu hiện hơi buồn và động đậy hai bàn tay khi nói đến chuyện học hành.
Em dành rất nhiều thời gian để học thêm và cảm thấy rất mệt mỏi, nhất là môn
Tiếng Anh. Các môn khác em đều ở mức trung bình khá nhưng môn Tiếng Anh em
lại rất kém. NVXH liền động viên L và chia sẻ rằng có rất nhiều người học Tiếng
Anh rất nhiều nhưng không cải thiện được, đó là do họ học sai phương pháp, chỉ
cần thay đổi cách học thì em có thể tiến bộ trong thời gian rất nhanh. Đôi mắt em
sáng lên và nhìn NVXH với thái độ rất tin tưởng. Em bảo rằng nếu cải thiện điểm
Tiếng Anh của mình em có thể tự tin hơn, vì em không muốn bố mẹ và anh chị
buồn vì chuyện học hành của mình, thậm chí bạn bè cũng sẽ ngưỡng mộ em hơn.
NVXH hứa sẽ giúp em tự cải thiện bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh của
mình. Em trông rất vui và không còn vẻ ngại ngùng nữa. NVXH đã thiết lập được
mối quan hệ với L và có được sự tin tưởng của em. NVXH đưa cho em thông tin
liên lạc và hẹn buổi làm việc lần sau.
*Nhận xét:
- Kỹ năng đã sử dụng:
+ Sử dụng kỹ năng giao tiếp để nói chuyện, làm quen với thân chủ.


+ Sử dụng kỹ năng quan sát để nắm bắt được tâm trạng, thái độ, cử chỉ của thân
chủ.

+ Sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi để nắm bắt được các thông tin cần thiết.
- Kết quả đạt được trong buổi đầu phúc trình:
+ Tạo lập được mối quan hệ tốt với thân chủ, thân chủ cảm thấy tin tưởng vào
NVXH.
+ Biết được mong muốn của thân chủ.
+ Thông qua quan sát thấy được thân chủ còn hơi rụt rè và nhút nhát khi tiếp xúc
với người khác.
- Những thuận lợi và khó khăn khi làm việc với thân chủ:
+ Thuận lợi: Thân chủ đã hợp tác, và chia sẻ với NVXH.
+ Khó khăn: Thân chủ còn rụt rè và nhút nhát
- Mặt mạnh và hạn chế của NVXH:
+ Mặt mạnh: Nhân viên xã hội đã có mối quan hệ với anh trai thân chủ nên dễ dàng
tiếp cận và hỏi chuyện, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức chuyên môn trước khi
tiếp cận với thân chủ.
+ Hạn chế: NVXH lần đầu tiên tiếp xúc với một ca cá nhân trong thực tế, chưa có
kinh nghiệm.

2. Bước 2: Thu thập thông tin
- Thu thập thông tin về:
+ Cá nhân thân chủ: tên, tuổi, địa chỉ, sức khỏe, người thân, thu nhập,…
+ Vấn đề thân chủ: xảy ra khi nào, nguyên nhân, hậu quả,…
+ Hoàn cảnh thân chủ: bố mẹ, anh chị, họ hàng, điều kiện sống của thân chủ.
+ Chính sách, chương trình hỗ trợ thân chủ và vấn đề thân chủ.
- Thu thập thông tin từ các nguồn:


+ Thân chủ.
+ Gia đình và bạn bè thân thiết: Anh trai Đ, mẹ T, chị dâu H.A, bạn thân M.L
+ Trường học: giáo viên chủ nhiệm cô B.
+ Học bạ của thân chủ.

Sau khi làm việc với thân chủ vào buổi đầu tiên, buổi làm việc thứ hai
NVXH sẽ gặp mặt anh trai của thân chủ để thu thập các thông tin cần thiết về thân
chủ và gia đình.
* Phúc trình tóm tắt:
- Họ và tên đối tượng: N.Đ.Đ
- Tuổi: 28

Giới tính : Nam

- Thời gian: 15h00 – 16h00 ngày 14 tháng 04 năm 2018
- Địa điểm: Nhà của nhóm sinh viên - thôn Đồi 2 xã Đông Phương Yên.
- Phúc trình lần thứ: 2
- Mục đích: Thu thập thông tin của thân chủ từ anh trai thân chủ một cách khách
quan. Tiếp cận người thân và người quen của thân chủ.
- Người thực hiện: Mai Thu Trang
Nội dung phúc trình:
Hôm nay NVXH hẹn anh trai của thân chủ - cũng là bí thư chi đoàn thôn đến
nhà mình để trao đổi một số thông tin cần thiết. Do đã có mối quan hệ từ trước với
NVXH nên anh Đ rất nhiệt tình giúp đỡ. Đúng 15h00 anh có mặt tại nhà NVXH và
tươi cười nói chuyện. Tiếp đó NVXH dẫn dắt vào chủ đề về thân chủ. Anh Đ mang
các giấy tờ liên quan như: giấy khai sinh, học bạ cấp 2, giấy báo điểm và nhận xét
của thân chủ. Điều đó giúp NVXH có các thông tin chính xác và khách quan về
thân chủ. Sau đó, NVXH hỏi và ghi chép lại thông tin về gia đình của thân chủ,
cha, mẹ, anh, chị và họ hàng và tình trạng các mối quan hệ đó. Anh Đ có trí nhớ rất
tốt và đã cung cấp các thông tin nhanh và chính xác. NVXH ghi chép lại. Hỏi về
các mặt tốt, anh chia sẻ rằng thân chủ rất chăm chỉ đi học thêm và giỏi nấu ăn.
Điểm các môn trên lớp cũng khá cao duy chỉ có môn tiếng Anh là rất kém. Khi nói
đến hạn chế đó của thân chủ, NVXH nhận ra anh có nét lo lắng và buồn bã trên



mặt. Gặng hỏi thì được anh chia sẻ rằng anh buồn vì thân chủ khá rụt rè và ít nói.
Nguyên nhân là do thân chủ đang rất buồn vì môn tiếng Anh của mình rất kém, kéo
điểm tổng kết chung của em xuống. Hơn nữa, thân chủ có ước mơ thi vào trường
Ngoại Thương nhưng để vào trường đó môn tiếng Anh là điều cần thiết. Về điều
kiện gia đình thì không có mấy nhưng cũng đủ để lo ăn học cho thân chủ, chỉ là
chưa có cách nào giúp em học giỏi môn tiếng Anh. Dù đã đi học thêm tiếng Anh rất
nhiều nhưng có vẻ điều đó cũng không giúp được nhiều. Nắm bắt được những
thông tin đó, NVXH ghi chép và cảm ơn anh Đ đã giúp đỡ và cung cấp thông tin.
Khi ra về anh rất vui vẻ và nói nếu có gì cần giúp đỡ hoặc hỏi thì cứ liên hệ anh.
* Nhận xét:
- Kỹ năng đã sử dụng:
+ Sử dụng kỹ năng vấn đàm để thu thập các thông tin cần thiết và quan trọng.
+ Sử dụng kỹ năng quan sát để nắm bắt được tâm trạng, thái độ, của a Đ.
+ Sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi để nắm bắt được các thông tin cần thiết.
+ Sử dụng kỹ năng ghi chép và lưu trữ hồ sơ công tác xã hội cá nhân.
- Kết quả đạt được trong buổi phúc trình với anh trai thân chủ:
+ Nắm được các thông tin cần thiết về thân chủ.
+ Hiểu được thêm về tình cảm anh trai thân chủ dành cho thân chủ, đây là một
nguồn lực quan trọng.
- Những thuận lợi và khó khăn khi làm việc với anh trai thân chủ:
+ Thuận lợi: Anh Đ nhiệt tình giúp đỡ, hợp tác, có được các giấy tờ qaun trọng về
thân chủ.
+ Khó khăn: Anh Đ khá bận nên ít tiếp xúc với thân chủ, chưa hiểu được tâm tư
tình cảm của em gái.
- Mặt mạnh và hạn chế của NVXH:
+ Mặt mạnh: Nhân viên xã hội đã vận dụng các kỹ năng thu thập thông tin vào
cuộc phỏng vấn anh trai thân chủ.


+ Hạn chế: Chưa thu thập được thông tin về cảm xúc, tình cảm, các yếu tố tâm lý

tuổi mới lớn của thân chủ thông qua anh trai.
* Sau khi gặp gỡ bố mẹ, chị dâu, bạn thân thân chủ, cô giáo chủ nhiệm thân chủ,
NVXH thu thập được các thông tin xoay quanh thân chủ như sau:

2.1. Thông tin thân chủ:
1. Họ tên: Nguyễn Thị Linh
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 20/08/2003
4. Dân tộc: Kinh
5. Quê quán: Thôn Đồi 2, xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
6. Nghề nghiệp: học sinh.
7. Trường: THCS Đông Phương Yên
8. Lớp: 9B
9. Sức khỏe: Bình thường

Chiều cao: 1m53 Cân nặng: 37kg

10. Nơi ở hiện nay: Thôn Đồi 2, xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

2.2. Thông tin về vấn đề thân chủ:
- Nguyên nhân vấn đề:
+ Do môn tiếng Anh ở trường chưa được chú trọng, cô giáo chưa kèm cặp và
khuyến khích học sinh học tiếng Anh.
+ Thân chủ chưa biết cách học hiệu quả và cách tự học ở nhà.
- Diễn biến:
+ Từ cấp 1 thân chủ đã không học được tiếng Anh dẫn đến mất gốc.
+ Thân chủ có điểm kém môn tiếng Anh trên lớp.


+ Không thể sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống,

+ Thân chủ sợ khi đụng đến tiếng Anh.
- Hậu quả:
+ Thân chủ tự ti, rụt rè, nhút nhát.
+ Ảnh hưởng đến chuyện thi đại học của thân chủ bởi thân chủ dự định thi khối D:
Văn, Toán, Anh.

2.3. Thông tin về hoàn cảnh thân chủ:
- Thân chủ sống trong mọt ngồi nhà hai tầng rộng rãi, có điều kiện.
- Bố mẹ thân chủ đều làm ruộng, anh trai lái xe ngoài Hà Nội, hiện đang là nguyên
bí thư chi đoàn thôn Đồi 2. Chị dâu thân chủ đang làm công nhân nhà máy may,
hiện đang mang thai 5 tháng.
- Gia đình thu nhập ổn định, đủ điều kiện cho thân chủ đi học và trang trải cuộc
sống.
- Nghề nghiệp gia đình:
+ Bố mẹ thân chủ đều làm ruộng
+ Anh trai thân chủ lái xe ngoài Hà Nội và là bí thư chi đoàn thôn Đồi 2.
+ Chị dâu thân chủ: làm ở công ty may Midozi Lương Sơn Hòa Bình.

3. Bước 3: Xác định vấn đề thân chủ
Sau khi làm việc với thân chủ qua một thời gian, xây dựng được mối quan hệ
tin tưởng với thân chủ, em đã hẹn thân chủ để cùng xác định vấn đề của thân chủ
gặp phải. Buổi hẹn gặp diễn ra tại nhà của thân chủ. Vấn đề của thân chủ được xác
định bằng các công cụ: sơ đồ phả hệ, biểu đồ sinh thái, bảng phân tích mạnh, yếu
và cây vấn đề.
* Phúc trình tóm tắt:
- Họ và tên đối tượng: N.T.L


- Tuổi 15


Giới tính : Nữ

- Thời gian: 19h30 - 21h20 ngày 16 tháng 04 năm 2018
- Địa điểm: Nhà của thân chủ - thôn Đồi 2 xã Đông Phương Yên.
- Phúc trình lần thứ: 3
- Mục đích: khai thác sâu các thông tin để đánh giá và xác định vấn đề. Cùng thân
chủ vẽ các công cụ một cách chính xác và đầy đủ.
- Người thực hiện: Mai Thu Trang
Nội dung phúc trình:
Hôm nay là buổi gặp lần thứ tư giữa NVXH và L. L đã không còn rụt rè và nhút
nhát khi gặp NVXH. Em đã cởi mở và chủ động chào và hỏi chuyện NVXH. Như
đã hẹn trước, hôm nay sẽ là buổi làm việc thứ ba giữa L và NVXH để cùng nhau
thảo luận và vẽ các công cụ dựa trên những thông tin NVXH đã thu thập được
trước đó và qua làm việc trực tiếp với em ngày hôm nay. L chủ động mời NVXH
lên phòng, sau đó em lấy bút, thước, giấy, bút màu ra và rất hào hứng để làm việc
cùng NVXH. Qua đó, có thể thấy em đã chủ động để tìm hiểu vấn đề và rất mong
muốn để cải thiện nó. Thấy được sự nhiệt tình tham gia của em, NVXH hiểu được
rằng mình cũng đã được em coi như một người bạn để sẻ chia, từ đó mà hiệu quả
công việc cũng được nâng cao. Đầu tiên NVXH cùng thân chủ vẽ sơ đồ phả hệ, có
những lúc thân chủ quên mất tuổi của ông bà và cô chú nhưng NVXH đã thu thập
được các thông tin đó từ trước nên rất nhanh đã vẽ xong sơ đồ phả hệ. Thân chủ
cũng rất vui khi kể về gia đình của mình, chứng tỏ rằng em rất được yêu thương.
Sau đó NVXH cùng L vẽ biểu đồ sinh thái và bảng phân tích mạnh yếu để xác định
được các nguồn lực bên trong và bên ngoài của em. Có vẻ đôi khi L hơi tự ti khi
nói về năng lực của mình, nhất là khi nói về môn tiếng Anh mà em không giỏi. Do
NVXH có kinh nghiệm và đã thành công ở việc học tiếng Anh nên nhanh chóng
xác định được các nguyên nhân gây ra vấn đề của L. Sau khi L thấy được cây vấn
đề, em hiểu ra lý do mình chưa học tốt tiếng Anh là do các yếu tố chủ quan và
khách quan chứ không phải do bẩm sinh. Em cứ nghĩ mình sẽ mãi không học được
môn này và sẽ mất đi nhiều cơ hội trong cuộc sống vì thế mà em tự ti. Nhưng giờ

em đã biết mình có thể học được và có động lực học. Em cảm ơn NVXH đã giúp
đỡ để em hiểu được bản thân và vấn đề của mình, giúp em hết thấy bế tắc. Em vui
vẻ và chủ động hẹn NVXH buổi sau đến để lên kế hoạch giải quyết vấn đề.


* Nhận xét:
- Kỹ năng đã sử dụng:
+ Kỹ năng giao tiếp bằng lời và không lời để tăng cường mối quan hệ với thân chủ.
+ Kỹ năng thấu cảm để hiểu được những cảm giác tự ti, buồn bã và bế tắc của thân
chủ khi nghĩ rằng bản thân mình không có năng lực.
+ Sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi để thu thập thông tin giúp xác định vấn đề.
+ Kỹ năng làm rõ ý để hiểu được vấn đề của thân chủ.
+ Sử dụng kỹ năng ghi chép, vẽ công cụ.
- Kết quả đạt được qua buổi phúc trình:
+ Xác định được vấn đề của thân chủ.
+ Hoàn thành các công cụ cần thiết với sự tham gia tích cực của thân chủ.
+ Tăng sự tin tưởng và hợp tác từ phía thân chủ.
+ Giúp thân chủ vượt qua được rào cản tự ti trước đó của mình.
- Những thuận lợi và khó khăn khi làm việc với thân chủ:
+ Thuận lợi: Thân chủ cởi mở và sẵn sàng làm việc cùng với NVXH hơn.
+ Khó khăn: Thân chủ nhiều lúc chưa chú ý.
- Mặt mạnh và hạn chế của NVXH:
+ Mặt mạnh: Nhân viên xã hội đã biết vận dụng kiến thức và các kỹ thuật trong
công tác xã hội cá nhân khi làm việc với thân chủ.
+ Hạn chế: Nhiều lúc mất tập trung cùng thân chủ nói chuyện phiếm chưa tập trung
công việc.

3.1. Sơ đồ phả hệ của thân chủ



Ông nội

Bà nội

72 t

Bà ngoại
80 t

74t

Cô 46
t

Cô 47
t

Chú
36 t

Bố
49 t

Mẹ 47t
t

Anh
28 t

TC. 14 t


Chú thích:

Nam:

Nữ:

Cưới nhau:

Quan hệ 2 chiều:

Quan hệ 1 chiều:

Quan hệ thân thiết:

Quan hệ xa cách:

* Phân tích:

Chị 23t


Qua sơ đồ phả hệ, có thể thấy rằng thân chủ có mối quan hệ thân thiết với bà
nội mẹ, anh trai và chị dâu. Thân chủ đặc biệt gắn bó và thường tâm sự với chị dâu.
Bố và ông nội cùng với bà ngoại cũng rất yêu quý và thương thân chủ. Ngoài ra
thân chủ còn 2 cô ruột và 1 người chú nhưng 1 cô đã đi lấy chồng xã nên ít quan hệ
và một người chú cũng bận bịu công việc nên ít tiếp xúc với thân chủ. Chỉ có cô
thứ ba là quan tâm và để ý đến thân chủ. Như vậy có thể thấy rằng mối quan hệ họ
hàng của thân chủ rất tốt và có nguồn lực hỗ trợ lớn từ phía gia đình.


3.2. Biểu đồ sinh thái:
Nhà trường
Trạm y tế

Hội phụ nữ

TC

Câu
lạc bộ

Chú thích:
Quan hệ 2 chiều:
Quan hệ 1 chiều:
Quan hệ xa cách:

Gia đình

Chi đoàn
thôn


*Phân tích: Như vậy, ta có thể thấy thân chủ có các nguồn lực là gia đình, nhà
trường giúp đỡ và ủng hộ. Tuy nhiên, thân chủ không tham gia vào các câu lạc bộ
và nhóm trong cộng đồng. Tại thôn Đồi 2 cũng chưa có câu lạc bộ giao lưu tiếng
Anh nên thân chủ chưa có môi trường để cải thiện tiếng Anh của mình.

3.3. Bảng phân tích mạnh, yếu
Thân chủ


Bố mẹ thân
chủ
Anh trai và
chị dâu

Điểm mạnh
- Chăm chỉ, ngoan ngoãn, lễ
phép.
- Thương yêu gia đình.
- Giỏi nấu ăn.
- Chăm chỉ đi học trên lớp và
học thêm.
- Để ý đến chuyện học hành của
thân chủ.
- Gia đình không có mâu thuẫn.
- Đều đi làm kiếm tiền.
- Đều có công việc và thu nhập
ổn định.
- Thân thiết với thân chủ.

Họ hàng

- Thương yêu thân chủ.

Môi trường
sống

- Nhà cửa rộng rãi, sạch sẽ.
- Hàng xóm xung quanh đều là
họ hàng, tốt bụng, giúp đỡ gia

đình thân chủ.

Điểm yếu
- Rụt rè và nhút nhát với người
lạ.
- Sức học ở mức trung bình.
- Kém môn Tiếng Anh.
- Chưa dành nhiều thời gian cho
thân chủ.
- Chưa có định hướng tương lai
cho thân chủ.
- Thường xuyên đi làm xa không
có thời gian giúp đỡ thân chủ.
- Chưa hỗ trợ về chuyện học
hành của thân chủ.
- Các cô đi lấy chồng xa
- Chú bận việc chưa quan tâm
đến thân chủ.
- Ông bà tuổi đã già.
- Là khu dân cư chủ yếu lao
động chân tay.

* Phân tích: Như vậy, thân chủ có sự ủng hộ từ gia đình khá lớn, bản thân thì có nỗ
lực, cố gắng trong chuyện học tập và tương lai, chăm chỉ, ngoan ngoãn, lễ phép,
nhiều bạn bè ủng hộ. Vì vậy, chỉ cần biết sử dụng các nguồn lực bên trong và bên


×