Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Thực trạng phương pháp xây dựng định mức lao động tại công ty cổ phần cơ khí 120

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.33 KB, 36 trang )

NHÓM 6
BỘ MÔN: TỔ CHỨC VÀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

LỜI MỞ DÂU

A.

Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung và
doanh nghiệp snar xuất nói riêng ngày trở nên gay gắt. Việc tìm ra các biện pháp nhằm
nâng cao năng suất lao động, tăng cường hiệu quả sản xuất cũng như đảm bảo phát triển
nguồn nhân lực một cách toàn diện chính là yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp phát
triển ổn định và tăng khả năng cạnh tranh của mình.
Tổ chức định mức lao động là một khoa học nghiên cứu các biện pháp kết hợp tối
ưu các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất sẽ giúp các doanh nghiệp đạt được điều đó.
Định mức lao động chính là cơ sở của tổ chức khoa học. Sản xuất càng phát triển, vai trò
của định mức lao động ngày càng được khẳng định và nâng cao.
Để hiểu rõ hơn các biện pháp, quá trình xây dựng định mức lao động mà doanh
nghiệp đã và đang sử dụng để xây dựng và hoàn thiện định mức lao động của doanh
nghiệp mình. Khi áp dụng những phương pháp này thì doanh nghiệp nhận thấy những ưu
nhược điểm của phương pháp. Hiệu quả từ việc sử dụng các phương pháp này mang lại
những lợi ích gì cho doanh nghiệp. Vì vậy nhóm 6 quyết định nghiên cứu “ Các phương
pháp xây dựng định mức lao động tại công ty cổ phần cơ khí 120. Thực trạng, ưu, nhược
điểm và phương hướng hoàn thiện xây dựng định mức lao động tại công ty.” Kết cấu đề
tài của nhóm gồm có:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2:Thực trạng phương pháp xây dựng định mức lao động tại công ty cổ
phần cơ khí 120. Ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp đó
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện xây dựng định mức lao động tại công ty
Mặc dù, đã có sự chuận bị và chủ động trong việc lựa chọn đế tài nghiên cứu.
Nhưng do có sự hạn chế về kiến thức chuyên sâu và hoạt động thực tiễn cho nên bài viết
của nhóm chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm 6 rất mong nhận


được sự đóng góp ý kiến của thầy giáo, để cho bài tiểu luận của nhóm được tốt hơn.

NỘI DUNG

B.
I.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT


1. Định mức lao động
1.1.
Khái niệm

Định mức lao động là lượng hao phí lao động được quy định để sản xuất mottj đơn
vị sản phẩm hoặc hàn thành một khối lượng công việc đúng tiêu chuẩn chất lượng trong
điều kiện tổ chức và kỹ thuật nhất định.
Định mức lao động được biểu hiện bằng:
Mức thời gian để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm ( theo giừo, phút, giây...) hoặc số
lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu chất lượn phải hoàn thành với một người hay một
nhóm người có trình độ lành nghề nhất điịnh trong một đơn vị thời gian trong điều
kiện tổ chức và kỹ thuật nhất định
• Định mức lao động bao hàm hai vấn đề cơ bản:
 Mức lao động là lượng lao động hao phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm hay
khối lượng công việc theo tiêu chuẩn nhất định đáp ứng với điều kiện tổ chức kỹ
thuật nhất định.
 Quy định mức lao động phải dựa trên cơ sở nghiên cứu các điều kiện tổ chức kỹ
thuật thực hiên công việc, tổ chức lao động và tổ chức sản xuất một cách khoa
học có tính đến các yếu tố kinh tế kinh tế, tâm sinh lý xã hội của người lao động.



Để xác định mức lao động người ta thường chia nhỏ quá trình lao động tành các
bước công việc (nguyên công), tổ hợp thao tác, thao tác.... từ đó xác định mức lao động
đối với các yếu tố này và tổng hợp thành định mức lao độn đối với công việc.
Bước công việc (nguyên công) là một phần của quá trình sản xuất do một người
lao động hay một nhóm người thực hiện liên tục một đơn vị công việc được giao
tại một nơi làm việc với một đối tượng lao động vụ thể, đặc trưng của bước côn
việc là sự cố định của các yếu tố : người lao động, đối tượng lao động và nơi làm
việc cụ thể.
• Thao tác là bộ phân của bước công việc (nguyên công) là tổng hợp các động tác
lao động thực hiện liên tục với công cụ, thiết bị, đối tượng lao động nhất định
nhằm đạy được mục tiêu nhất định (của thao tác)
• Tổ hợp thao tác: là tổng hợp các thao tác lao động của người lao dộng khi thực
hiện một phần của bước công việc


Trong sản xuất thương mai hay dịch vụ thì bước công việc( nguyên công) là đối
tượng trực tiếp để định mức lao động. Việc lấy các thao tác hay tổ hợp thao tác làm đối
tượng lao động để xác định định mức là rất khó khăn vì nó quá chi tiết, khó khăn cho
việc quản lý định mức lao động và kém hiệu quả ngược lại lấy cả quy trình sản xuất làm
đối tượng lao động để xác định định mức lao động cũng khôgn được vì định mức của quy
trình sản xuất phải xác định từ định mức của các yếu tố cấu thành là nguyên công.
1.2.

Vai trò


a. Định mức lao động là cơ sở để tổ chưc lao động xã hội
Định mức lao động là cơ sở để xác định nhu cầu lao động trong tổ chức/ doanh
nghiệp về số lượng, chất lượng và cơ cấu với mỗi khâu , mỗi bộ phận tổ

chức/doanh nghiệp.
• Định mức lao động giúp loại bỏ những lãng phí trong quá trình lao động cả về
người lao động, thời gian lãng phí trong quá trình lao động do loại bỏ được những
động tác thừa, do sự phối hợp nhịp nhàng ăn khớp giữa các khâu, công việc,
nghiệp vụ trong quá trình hoạt động.
• Định mức lao động mang tính liên tiếp cho nên đòi hhỏi người lao độn phải phấn
đấu, nỗ lực nâng cao hoạt động chuyên môn, thể chất, phẩm chất nghề nghiệp để
đạt được mức này tạo sự cạnh tranh trong lao động từ đó nâng cao hiệu quả hoạt
động của tổ chức/ doanh nghiệp
• Định mức lao động là cơ sở khoa học cho phân công và hiệp tác lao động giúp bố
trí , phân công sử dụng lao động hợp lý; tăng cườn kỷ luật lao động và đánh giá
kết quả hoạt động của nười lao động.


b. Định mức lao động là biện pháp quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm và hạ giá thành sản phẩm
Định mức lao động được xây dựng, tính toán trên cơ sở trung bình tiên tiến, đảm
bảo kích thích người lao động(vì phải phấn đấu mới đạt) , khai thác tối đa tiềm
năng lao động khi tính đến các yếu tố thế lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề
nghiệp và các yếu tố tâm lý, xã hội của người lao động gắn với môi trường, hoàn
cảnh cụ thể.

Định mức lao động tính đến hao phí lao động để hoàn thành một khối lượng sản
phẩm nhất địnhắn với yêu cầu chất lươngj sản phẩm, do giảm thiểu lãng phí thời
gian lao động do đó góp phần nâng cao năng suất lao động , hạ giá thành và đảm
bảo chất lượng sản phẩm.
• Định mức lao động nghiên cứu các biện pháp kinh tế , kỹ thuật, công nhệ và con
người trong lao động nên góp phần huy động và khai thác tối đã các nguồn lực
cho hoạt động của tổ chức / doanh nghiệp từ đó nân cao hiệu quả hiệu động của
tổ chức/doanh nghiệp.



c. Định mức lao động hợp lý làm cơ sở khoa học, thực tiễn cho các chiến lược, kế hoạch
của tổ chức/ doanh nghiệp.


Các mục tiêu , biện pháp , các chỉ tiêu của kế hoạch được hinhg thành trên cơ sở
các định mức kinh tế, kỹ thuật và lao đoọn - việc xác định chính xác xá định mức
này, trong đó có định mức lao động sẽ góp phần đảm bảo các chiến lược, kế
hoạch, khai thác tối đa các nguồn lực , đảm bảo hiệu quả và tính khả thi cao vì các
định mức lao động đã cân nhắc, tính toán nhằm đảm bảo phát huy tối đa yếu tố
con người hoạt động gắn với việc huy động và sử dụng các nguồn lực khác.




Định mức lao động cho phép tổ chức/ doanh nghiệp xác định đầy đủ , chính xác
về số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động, gắn với yêu cầu chuyên môn, bậc
trình độ trong điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể là công cụ quan trọn để xác định
các chiến lược, kế hoạch của tổ chức/doanh nghiệp

d, Định mức lao động là cơ sở để đánh giá, đãi ngộ
Định mức lao động phản ánh mức hao phí lao động của người lao động và là cơ sở
để đánh giá kết quả lao động của người lao động thông qua đó thấy được năng lực,
trình độ của người lao động, thấy được năng suất, chất lượng và hiệu quả công
việc mà họ tạo ra do đó là cơ sở cho đãi ngộ nhân lực.
• Định mức lao động phản ánh mức hao phí lao động trong hoạt động của người lao
động, tính đến hao phí sức lực cơ bắp, trí lực, thân kinh tâm lý từ đó khi xác định
mức tiền công phải dựa trên cơ sở tính toán những hao phí này của người lao
động.

1.3.
Nguyên tắc xây dựng định mức lao động


Khi xây dựng và điều chỉnh định mức lao động phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:









Định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm, kể cả sản phẩm quy đổi phải
được hình thành từ định mức nguyên công và từ định mức biên chế của bộ phận
cơ sở và bộ phận quản lý.
Quá trình tính toán định mức lao động phải căn cứ vào các tiêu chuẩn kỹ thuật quy
định cho sản phẩm, quy trình công nghệ, chế độ làm việc của thiết, kinh nghiệm
tiên tiến, các quy định của nhà nước đối với lao động.
Mức lao động quy định phải là mức trung bình tiên tiến
Khi thay đổi công nghệ kĩ thuật sản xuất, điều kiện làm việc nói chung phải điều
chỉnh mức lao động cho phù hợp
Mức lao động mới áp dụng hoặc điều chỉnh phải được áp dụng thử 3 tháng rồi sau
đó mới hoàn thiện và ban hành chính thức.
Tổ chức/ doanh nghiệp cần phải có hội đồng định mức lao động để tổ chức xây
dựng hoặc rà soát, điều chỉnh định mức lao động. Thành phần hội đồng gồm giám
đốc( thủ trưởng cơ quan), một số thành viên đủ chuyên môn, nghiệp vụ do giám
đốc lựa chọn( trong đó có thành viên của bộ phận, tổ chức, nhân sự phụ trách
mảng này), đại diện chấp hành công đoàn.


Phân loại mức lao động:
a. Theo phương pháp định mức: mức lao động được chia thành
• Mức phân tích khảo sát
• Mức phân tích tính toán thoe các tiêu chuẩn định tính
• Mức thống kê
• Mức kinh nghiệm
• Mức so sánh
1.4.


• Mức bình nghị
b. Theo đối tượng định mức: mức lao động được chia thành
• Mức chi tiết: là mức lao động xây dựng cho một nguyên công hoặc bước công

việc
• Mức mở rộng: là mức lao động được xây dựng cho một quá trình tổng hợp gồm
nhiều nguyên công hay bước công việc
• Mức lao động cho một đơn vị sản phẩm: là tổng hao phí lao động cho một đơn vị
sản phẩm, bao gồm hao phí lao động công nghệ, lao động phục vụ, lao động quản

c. Theo hình thức tổ chức lao động
Mức lao động chia thành: mức lao động cá nhân và mức lao động tập thể
• Mức lao động cá nhân là mức lao động được xây dựng cho nguyên công hay bước
công việc.. được giao cho từng cá nhân thực hiện trong điều kiện tổ chức kỹ thuật
nhất định
• Mức lao động tập thể: là mức lao động xây dựng cho các công việc, nhiệm vụ giao
cho một tập thể lao động( bộ phận, nhóm, tổ, đội) thực hiện trong điều kiện tổ
chức kỹ thuật nhất định
d. Theo phạm vi áp dụng: mức lao động được chia thành mức lao động thống nhất , mức

cơ sở và mức mẫu
• Mức lao động cơ sở là mức lao động do các tổ chức/doanh nghiệp tự xây dựng và
áp dụng trong điều kiện tổ chức kỹ thuật, đặc thù hoạt động của tổ chức/doanh
nghiệp cụ thể
• Mức lao động thống nhất là mức lao động được xây dựng cho các quá trình sản
xuất, được mẫu hóa hoặc cho các quá trình sản xuất có điều kiện lao động giống
nhau. Mức lao động thống nhất được chia thành mức thống nhất ngành và nhà
nước ( liên ngành)
• Mức mẫu: là mức được xây dựng cho các quá trình công nghệ mẫu trong điều kiện
tổ chức- kỹ thuật khi trình độ tổ chức – kĩ thuật này chỉ đạt ở một số tổ chức,
doanh nghiệp, mức mẫu do đó chỉ là mức có tính chất hướng dẫn, khuyến khích áp
dụng.
e. Theo hình thức phản ánh chi phí lao động
Mức lao động được thể hiện qua:
• mức thời gian
• mức sản lượng
• mức phục vụ
• mức thời gian phục vụ
• mức biên chế và mức nghiệp vụ.
2. Phương pháp định mức lao động trong doanh nghiệp
2.1.
Các phương pháp định mức lao động chi tiết
2.1.1. Phương pháp thống kê kinh nghiệm
a. Khái niệm


Phương pháp thống kê kinh nghiệm là phương pháp thống kê định mức cho một
mước công việc nào đó, dựa trên cơ sở các số liệu thống kê về năng suất lao động
của nhân viên thời kì đã qua, có sự kết hợp với kinh nghiệm bản thân của cán bộ
định mức, trưởng bộ phận hoặc nhân viên

b. Trình tự xác định gồm 4 bước:
Bước 1: thống kê năng suất lao động của các nhân viên thực hiện bước công việc cần
định mức.
Bước 2: tính giá trị trung bình của năng suất lao động
Bước 3: tính năng suất lao động trung bình tiên tiến
Bước 4: kết hợp năng suất lao động trung bình tiên tiến với kinh nghiệm của bản thân cán
bộ định mức, trưởng bộ phận hoặc nhân viên để giải quyết định mức, sau đó mới giao
cho nhân viên
c. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp thống kê kinh nghiệm
• Ưu điểm:
 Phương pháp này đơn giản, tốn ít công sức, thu thập, thu thập số liệu dễ

dàng có thể xây dựng hàng loạt mức lao động trong thời gian ngắn. Trong
chừng mực nào đó, nhờ có sự vận dụng giá trị trung bình tiên tiến kết hợp
với kinh nghiệm sản xuất – kinh doanh của cán bộ định mức, trưởng bộ
phận, nhân viên, do đó cũng loại trừ được phần nào sai lệch của mức lao
động do hạn chế của phương pháp so với các phương pháp xác định mức có
căn cứ kỹ thuật.
• Nhược điểm:
 Không xác định được những thao tác, động tác thừa và các loại thời gian
lãng phí để loại bỏ chúng, không xác định được các bộ phận tiên tiến hơn do
đó không tạo ra được bước công việc hợp lý, rút ngắn thời gian thực hiện
bước công việc.
 Không khai thác và áp dụng được những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến và
những khả năng tiềm tàng trong sản xuất, kìm hãm nâng cao NSLĐ
 Có thể hợp thức hóa các sai sót cũ
 Mức xây dựng được có thể thấp hơn sơ với năng lực thực sự của NLĐ, từ đó
không có tác dụng khích lệ, kích thích tăng NSLĐ.
d. Biện pháp nhằm giảm thiểu hạn chế của phương pháp định mức lao động theo
phương pháp thống kê kinh nghiệm

• Phải thiết kế các biểu mẫu thống kê có tính khoa học, hợp lý cao. Số liệu
thống kê phải đồng chất, phản ánh rõ ràng và trung thực.
• Phải bố trí những người thực sự có năng lực, có kinh nghiệm chuyên môn
thống kê và định mức lao động để làm công tác định mức
2.1.2. Phương pháp thống kê phân tích


a.

Khái niệm

Phương pháp thống kê phân tích là phương pháp định mức cho một bước công việc
nào đó dựa trên cơ sở các số liệu thống kê về năng suất lao động của nhân viên thực hiện
bước công việc ấy, kết hợp với việc phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động của
nhân viên tại nơi lào việc qua khảo sát thực tế.
b. Trình tự xác địn

Trình tự xác định bao gồm 4 bước:
Bước 1, 2, 3: Giống hoàn toàn như phương pháp thống kê kinh nghiệm
Bước 4: kết hợp năng suất lao động trung bình tiên tiến với việc phân tích tình hình sử
dụng thời gian lao động của nhân viên tại nơi làm việc qua khảo sát thực tế.
Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp thống kê phân tích
• Ưu điểm: đơn giản, dễ tính, độ chính xác cao hơn phương pháp thống kê kinh
nghiệm. Kết hợp năng suất lao động trung bình tiên tiến với phân tích tình hình sử
dụng thời gian lao động của người lao đọng tại nơi làm việc nên đã loại trừ được
các loại thời gian lãng phí trông thấy.
• Nhược điểm:
Phương pháp này cũng có những nhược điểm giống như phương pháp thống kê
thuần túy nhưng ưu điểm hơn là đã loại trừ được thời gian lãng phí trong ngày
2.1.3. Phương pháp phân tích tính toán

a. Khái niệm
c.

Phương pháp phân tích tính toán là phương pháp định mức kỹ thuật lao động dựa
trên cơ sở phân tích kết cấu bước công việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian,
các chứng từ kỹ thuật và tiêu chuẩn các loại thời gian để tính mức thời gian cho bước
công việc
b. Trình tự xây dựng mức:

Bước 1 : Tạo ra kết cấu bước công việc hợp lý :
Chia nhỏ bước công việc ra các bộ phận hợp thành, loại bỏ các bộ phận thừa, thay
thế những bộ phận lạc hậu bằng bộ phận tiên tiến , sau đó thiết kế kết cấu BCV hợp lý.
Bước 2: Tạo ra quy trình công nghệ chi tiết cho bước công việc ở mức độ hợp lý nhất,
làm cơ sở cho việc xác định mức lao động đứng đắn, chính xác và có tính khả thi.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian để hoàn thành từng bộ phận
của bước công việc . Xác định trình độ lành nghề mà người lao động cần có để hoàn
thành bước công việc theo nguyên tắc bậc công nhân tương ứng với bậc công việc. Xác
định chế độ làm việc tối ưu.


Bước 3: Xác định mức lao động.
Dựa vào bảng tiêu chuẩn định mức kỹ thuật lao động để xác định các thời gian
chuẩn cần phải hao phí để thực hiện từng bộ phận cụ thể của bước công việc và thời gian
thực hiện những nhiệm vụ có liên quan để hoàn thành bước công việc
Tùy vào các loại chuẩn thời gian có được và loại hình sản xuất khác nhau mà có thể áp
dụng công thức khác nhau để tính định mức.
c. Ưu điểm và nhược điểm
• Ưu điểm
 Định mức được xây dựng nhanh, chính xác
 Đã có nghiên cứu hợp lý hóa tổ chức sản xuất

 Định mức có căn cứ kỹ thuật
• Nhược điểm: Độ chính xác của định mức được xác định hoàn toàn phụ thuộc

vào các tài liệu tiêu chuẩn dung để định mức.
d. Điều kiện thực hiện:
• Doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh phải tương đối ổn định quy trình làm việc
đơn giản và mang tính chất lập lại.
• Cán bộ định mức phải giỏi nghiệp vụ, hiểu biết sâu về kỹ thuật
• Có đủ tài liệu về tiêu chuẩn định mức kỹ thuật lao động
2.1.4. Phương pháp phân tích khảo sát
a. Khái niêm
Phương pháp phân tích khảo sát là phương pháp định mức lao động có căn cứ kĩ thuật
dựa trên cơ sở phân tích kết cấu bước công việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời
gian , các tài liệu kỹ thuật và tài liệu khảo sát việc sử dụng thời gian của người lao động
ngay tại nơi làm việc để tính mức lao động cho bước công việc
b.

Trình tự xây dựng mức:

Bước 1: Tạo ra kết cấu bước công việc hợp lý:
Chia nhỏ bước công việc ra các bộ phận hợp thành về mặt công nghệ cũng như về
mặt lao động. Loại bỏ các bộ phận thừa. Thay thế những bộ phận lạc hậu bằng bộ phận
tiên tiến.
Bước 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian để hoàn thành từng bộ
phận của bước công việc. Xác định trình độ lành nghề mà người lao động cần có để hoàn
thành bước công việc theo nguyên tắc bậc công nhân tương ứng với bậc công việc. Xác
định chế độ làm việc tối ưu.
Bước 3: Đảm bảo các điều kiện tổ chức – kỹ thuật đúng như quy định ở nơi làm việc và
chọn người lao động có năng suất trung bình tiên tiến, nắm vững kỹ thuật sản xuất – kinh
doanh, có thái độ đúng đắn và sức khỏe trung bình để tiến hành khảo sát. Việc khảo sát



hao phí thời gian trong ca làm việc của nhân viên đó tại nơi làm việc bằng chuppj ảnh và
bấm giờ.
c.


Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm :
 Mức được xây dựng chính xác, khoa học, tiên tiến
 Thông qua việc xây dựng mức, có thể cải tiến được tổ chức sản xuất, tổ
chức lao động
 Mức có cả căn cứ kỹ thuật, căn cứ thực tế
 Đã tận dụng được kinh nghiệm tiên tiến
 Dùng phương pháp này có thể xây dựng các loại tiêu chuẩn định mức kỹ

thuật lao động
• Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian và công sức để thực hiện khảo sát
d. Điều kiện thực hiện của phương pháp
• Sản xuất – kinh doanh phải tương đối ổn định
• Cán bộ định mức phải giỏi nghiệp vụ, hiểu biết sâu về kỹ thuật
• Đầu tư thời gian, kinh phí và công sức
2.1.5. Phương pháp so sánh điển hình
a. Khái niệm:
Phương pháp so sánh điển hình là phương pháp xây dựng mức lao động cho các
bước công việc dựa trên cơ sở so sánh hao phí thời gian thực hiện BCV điển hình và
những nhân tố ảnh hưởng quy đổi để xác định định mức
b. Trình tự xây dựng mức:

Bước 1: Xác định bước công việc điển hình.

Chia các bước công việc cần xây dựng mức ra thành các nhóm bước công viêc có
đặc điểm và kết cấu của quy trình công nghệ tương đối giống nhau ( mỗi nhóm gồm các
bước công việc gần giống nhau)
Mỗi nhóm chọn một ( hoặc một số ) bước công việc điển hình ( thường nên chọn các
bước công việc có tuần xuất xuất hiện lớn nhất ) ( sản xuất nhiều nhất )
Bước 2: Xác định quy trình công nghệ hợp lý và các điều kiện tổ chức – ký thuật để thực
hiện các bước công việc điển hình
Bước 3 : Xây dưng mức lao động có căn cứ ký thuật cho bước công việc điển hình bằng
phương pháp phân tích tính toán hoặc phương pháp phân tích khảo sát .
Bước 4 : Xác định hệ số quy đổi Ki cho từng BCV so sánh với BCV điển hình của nhóm.
Mời các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề hiểu biết sâu về kỹ thuật và
quy trình công nghệ tham gia để cùng xác định các hệ số chuyển đổi.


Coi hệ số K của BCV điển hình là K1 = 1
Nếu điều kiện tổ chức - kỹ thuật và các nhân tố ảnh hưởng của bước công việc đó hoàn
toàn giống bước công việc điển hình thì Ki = 1.
Nếu điều kiện tổ chức - kỹ thuật và các nhân tố ảnh hưởng của bước công việc đó thuận
lợi hơn bước công việc điển hình thì Ki < 1
Nếu điều kiện tổ chức - kỹ thuật và các nhân tố ảnh hưởng của bước công việc đó khó
khăn hơn bước công việc điển hình thì Ki > 1
Giá trị cụ thể của Ki do cán bộ định mức và các chuyên gia căn cứ vào việc phân tích tình
hình thực tế quyết định
Bước 5: Căn cứ vào mức lao động của bước công việc điển hình và các hệ số đổi Ki
Doanh nghiệp tính mức lao động có căn cứ kĩ thuật cho mỗi bước công việc trong nhóm
bằng các công thức
Mtgi =Ki. Mtg1
Msli
Trong đó :
: Mức lao động có căn cứ kỹ thuật về hao phí thời gian của BCV thứ i trong quy trình sản

xuất kinh doanh
: Mức lao động có căn cứ kỹ thuật về mặt hiện vật của BCV thứ i trong quy trình sản xuất
kinh doanh
: Hệ số quy đổi của BCV thức i so với BCV thứ i so với BCV điển hình
c.







Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm :
Có thể xây dựng được hàng loạt mức lao động trong thời gian ngắn , ít công sức.
Nhược điểm :
Độ chính xác không cao và việc xác định chính xác hệ số quy đổi gặp khó khăn.
Biện pháp khắc phục:
Thu hẹp quy mô của nhóm : Phân các bước công việc theo từng nhóm nhỏ , mỗi
nhóm chỉ nên có từ 5-10 BCV để mức độ chênh lệch và điều kiện tổ chức - kỹ
thuật của các bước công việc trong mỗi nhóm ít , việc lựa chọn BCV điển hình sẽ
thuận lợi hơn ndo dễ đại diện cho cả nhóm.

 Chọn BCV điển hình phải thật chính xác , tiêu biểu cho cả nhóm


 Xây dựng mức của BCV điển hình thật chính xác bằng phương pháp phân tích tính

toán hoặc phương pháp phân tích khảo sát
 Xác định hệ số quy đổi cho các BCV trong nhóm thật chính xác bằng cách phân

tích, so sánh điều kiện tổ chức kỹ thuật,hao phí thời gian thực hiện của từng BCV
trong nhóm với BCV điển hình .
2.2.
Phương pháp định mức lao động tổng hợp
2.2.1. Phương pháp định mức lao động tổng hợp cho một đơn vị sản phẩm
a. Khái niệm và ý nghĩa của định mức lao động cho một đơn vị sản phẩm:
• Khái niệm:
Mức lao động tổng hợp cho một đơn vị sản phẩm là lượng lao động cần và đủ
hoàn thành một khối lượng công việc đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những
điều kiện tổ chức – kỹ thuật nhất định..
• Ý nghĩa: Mức lao động tổng hợp có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp, thể
hiện ở chỗ:
 Là cơ sở để lập kế hoạch tổ chức lao động, sử dụng lao động phù hợp vs quy
trình công nghệ, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
 Là cơ sở để xây dựng đơn giá tiền lương và trả lương gắn với năng suất, chất
lượng và kết quả công việc của người lao động
 Là một trong những cơ sở để hoạch toán chi phí đầu vào, đề xuất các biện pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp
b. Đơn vị tính:
Đơn vị tính của mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm là: giờ - người, là số giờ
quy đổi cho một người thực hiện công việc quy định
Đơn vị này có ý nghĩa là số giờ quy đổi cho một người thực hiện được quy định
c. Nguyên tắc xây dựng mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm: Trong xây dựng

mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
• Được tính trên cơ sở xem xét, kiểm tra và tính toán xác định từ hao phí lao
động hợp lý để thực hiện các bước công việc ( nguyên công)
• Căn cứ vào chế độ làm việc, kết hợp với các phương pháp lao động hợp lý,
có sự chấn chỉnh tổ chức sản xuất – kinh doanh, tổ chức lao động và quản lý.
• Trường hợp đã có tiêu chuẩn hoặc mức nguyên công của ngành và liên ngành

đúng với điều kiện tổ chức – kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp thì có
thể tính định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm theo những tiêu
chuẩn hoặc mức nguyên công của ngành và liên ngành
d. Phương pháp xác định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm: Để định mức
lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm, doanh nghiệp tiến hành theo các bước sau
đây:
• Phân loại lao động:


 Phân loại lao động là việc phân chia lao động thành lao động trực tiếp tham gia

sản xuất kinh doanh; lao động phụ trợ, phục vụ và lao động quản lý để định mức
hao phí thời gian lao động theo từng loại, làm cơ sở xác định mức lao động
tổnghợp cho đơn vị sản phẩm.
 Việc phân loại lao động phải căn cứ vào tính chất ngành nghề, tổ chức lao động.
Điều kiện tổ chức sản xuất – kinh doanh, tổ chức lao động khác nhau thì phân
loại lao động khác nhau, vì vậy doanh nghiệp phải có hệ thống các tiêu thức
đánh giá, phân loại lao động cho phù hợp
 Trong thực tế có thể phân loại lao động như sau:
 Lao động trực tiếp (T m) : Là những lao động trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh theo quy trình nhằm cung cấp một sản phẩn phẩm hàng hóa
hoặc dịch vụ cho thị trường. Ví dụ, lao động chính bao gồm như:
- Người lao động trực tiếp tham gia bán sản phẩm
- Người lao động đóng goid, bảo quản sản phẩm.
- Người vận chuyển hàng hóa đến nơi giao hàng theo hợp đồng.
 Lao động phụ trợ, phục vụ (Tphụ trợ):Là những lao động không trực tiếp thực
hiện nhiệm vụ của quá trình công nghệ sản xuất kinh doanh nhưng có nhiệm
vụ phục vụ cho lao động chính hoàn thành quá trình công nghệ sản xuất - kinh
doanh sản phẩm. Lao động phụ trợ, phục vụ được xác định căn cứ vào các
chức năng, nhiệm vụ phục vụ. Lao động phụ trợ được phân thành nhiều nhóm

chức năng phục vụ sản xuất – kinh doanh khác nhau, bao gồm:
- Tổ chức sản xuất – kinh doanh:
- Cung cấp năng lượng và bảo dưỡng thiết bị
- Kiểm tra kỹ thuật
- Phục vụ kho tàng
- Bảo hộ lao động
 Lao động quản lý (Tquản lý): là những người làm công tác quản lý doanh nghiệp,
thuộc các nhóm chức danh như: ban giám đốc doanh nghiệp, kế toán trưởng,
viên chức chuyên môn,… bao gồm các chức năng cụ thể sau:
- Chức năng quản lý kinh tế
- Chức năng quẩn lý hành chính
 Công tác chuẩn bị: Để tiến hành tính tổng chi phí lao động tổng hợp cho đơn
vị sản phẩm hàng hóa, doanh nghiệp phải làm tốt công tác chuẩn bị nội dung
sau:
- Xác định đơn vị sản phẩm
- Thu thập tài liệu
 Tính định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm:
- Tính tổng chi phí lao động của mức lao động tổng hợp cho đơn
vị sản phẩm theo công thức sau:
TTH = Tnv + Tpt + TQL


Phương pháp tính từng loại chi phí lao động thành phần từ công thức
trên như sau:
 Tính chi phí lao động trực tiếp:

Tnv = ∑i =1 T ngci
n

Tngci là chi phí lao động định mức cho nguyên công lao động trực tiếp (bước công

việc) thứ i trong kinh doanh sản phẩm hàng hóa theo quy định.
Cách tính Tngci: Mức nguyên công là mức thời gian của nguyên công đó. Nguyên
công là một công đoạn, một bước, một đơn vị công việc nhỏ nhất trong quá trình sản
xuất – kinh doanh.
Ta có thể dùng công thức:
- Công thức 1:

Tngc =

1
M sl1

(giờ - người/sản phẩm)

Hoặc các công thức tính khác đã nghiên cứu ở trên.
Trong đó:
Tngc: Mức thời gian để thực hiện một nguyên công
Msl1: Mức lao động về mặt hiện vật trong một giờ của nguyên công
-

Công thức 2:

Tngc


=

n

t


i =1 i

n

Trong đó:
Tngc: Mức thời gian để thực hiện một nguyên công
ti: Thời gian của nguyên công thực hiện trong điều kiện tổ chức kỹ thuật i
n: Số nguyên công thực hiện trong các điều kiện tổ chức kỹ thuật khác nhau
-

Công thức 3:
Tngc=Ttg.n

Trong đó:


Tngc: Mức thời gian để thực hiện một nguyên công
Ttg: Mức thời gian của nhóm
n: Số người trong nhóm (có quy định cụ thể tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật cho mỗi
người và đã xét đến cấp bậc trung bình, bình quân quy đổi)
 Tính chi phí lao động phụ trợ (Tphụ trợ):

Trường hợp 1:
n

T pt = ∑ Tđvi .Qđvi
i =1




Trong đó:
Tpt: Chi phí lao động phụ trợ.
Tđvi: Thời gian định mức cho đơn vị dịch vụ i.
Qđvi: Số lượng dịch vụ định mức thứ i cho một đơn vị sản phẩm hàng hóa.
n: Số loại hình công việc dịch vụ phục vụ phụ trợ cần thiết để hoàn thành
1 sản phẩm chính
Trường hợp 2:

pi .∑i =1 T pti
n

T ptspi =

S đmi

Trong đó:
Tptspi: Chi phí lao động phụ trợ cho một đơn vị sản phẩm i
pi: Tỷ trọng chi phí lao động trực tiếp định mức cho loại sản phẩm i trong tổng chi
phí lao động trực tiếp định mức của doanh nghiệp
Sđmi: Sản lượng định mức cho 1 chu kỳ i
n: Số loại sản phẩm sử dụng chung dịch vụ phụ trợ
Trường hợp 3:
Tpt=Tnv.P
Trong đó:
Tpt: Chi phí lao động phụ trợ cho một đơn vị sản phẩm i
Tnv: Tỷ trọng theo mức biên chế lao động phụ trợ so với lao động trực tiếp trong
doanh nghiệp



P: Chi phí lao động trực tiếp cho một đơn vị sản phẩm
 Tính chi phí lao động quản lý cho một đơn vị sản phẩm

Thường chi phí lao động quản lý được tính dựa vào: Tổng chi phí lao động trực
tiếp sản xuất – kinh doanh và lao động phụ trợ cho một đơn vị sản phẩm:
Tkd=Tnv+Tpt
Tỷ trọng biên chế lao động làm công tác quản lý so với lao động trực tiếp sảnxuất
 kinh doanh trong doanh nghiệp và lao động phụ trợ (KQL)

Tql=Tkd.kql (ngày - người/sản phẩm)
Với : Tỷ trọng số người làm quản lý trong tổng số công nhân viên chức của doanh
nghiệp.

k ' ql
k ql =
1− k ' ql
 Tổng chi phí lao động định mức cho một đơn vị sản phẩmTrước hết, ta phải

tổng hợp chi phí lao động cho đơn vị sản phẩm ở công đoạn sản xuất – kinh
doanh, sau đó tổng hợp chi phí lao động cho đơn vị sản phẩm ở chi nhánh và
cuối cùng là tổng hợp chi phí lao động cho một đơn vị sản phẩm củatoàn
doanh nghiệp theo công thức đã nêu ở trên là:
Tth=Tcn+Tpt+Tql (ngày - người/sản phẩm)
2.2.2. Phương pháp định mức lao động tổng hợp theo định biên
a. Nguyên tắc:

Định mức lao động theo định biên áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh không thể xây dựng định mức lao động cho từng đơn vị sản phẩm. Áp dụng
phương pháp này đòi hỏi phải xác định số lao động định biên hợp lý cho từng bộ phận lao
động trực tiếp tham gia sản xuất – kinh doanh, lao động phục vụ và lao động quản lý của

toàn doanh nghiệp.
b. Phương pháp xác định mức lao động tổng hợp theo định biên
• Phân loại lao động : phân loại lao động thành lao động chính ( trực tiếp sản xuất –

kinh doanh ) , lao động phụ trợ và phục vụ , lao động bổ sung và lao động quản lý
là cơ sở để xác định định biên lao động theo từng loại cho từng bộ phận và cả
doanh nghiệp




Xác định khối lượng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh , hằng năm doanh nghiệp phải
xác định cụ thể nhiệm vụ sản xuất , kinh doanh và phương án cân đối với các điều
kiện để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Từ đó xác định cơ cấu , số lượng
lao động chính, lao động phụ trợ và phục vụ hợp lý để thực hiện nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh.Đối với lao động quản lý thì căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ ,khối
lượng công việc và chế độ thời gian làm việc , nghỉ ngơi hoặc định mức nhiệm vụ
để xác đinh phù hợp với các nhiệm vụ , khối lượng công việc của từng bộ

phậnquản lý phải triển khai thực hiện trong năm.
• Định biên lao động cho từng bộ phận : doanh nghiệp phải xác định cơ cấu , số
lượng và bố trí , sắp xếp các loại lao động theo chức danh nghề nghiệp , công việc
phù hợp với yêu cầu thực hiện khối lượng nhiệm vụ sản xuất , kinh doanh của


từng bộ phận đó.
Việc xác định thực hiện theo các bước sau :
 Phân tích , mô tả công việc
 Phân tích và lựa chọn phương án tổ chức lao động hợp lý để thực hiện công
việc.

 Bố trí lao động phù hợp ( Có đủ trình độ chuyên môn - kỹ thuật , khả năng
thực hiện công việc theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật , tiêu chuẩn chuyên môn

, nghiệp vụ) vào từng vị trí để thực hiện công việc .
c. Tổng hợp mức lao động định biên chung của doanh nghiệp
Sau khi định biên lao động phù hợp cho từng bộ phận, tính tổng hợp mức lao động
định biên chung của doanh nghiệp theo công thức sau:
LĐB=Lnv+Lpt+Lbs+Lql
Trong đó:
LĐB: Lao động định biên của doanh nghiệp, đơn vị tính là người
Lnv: Định biên lao động trực tiếp sản xuất - kinh doanh
Lpt: Định biên lao động phụ trợ và phục vụ
Lbs: Định biên lao động bổ sung để thực hiện chế độ ngày, giờ nghỉ theo quy định
của pháp luật lao động đối với lao động trực tiếp, phụ trợ và phục vụ
Lql: Định biên lao động quản lý.


Tính Lnv: Được tính theo định biên lao động trực tiếp hợp lý cho từng bộ phận của
đội, chi nhánh, cửa hàng hoặc tổ chức tương đương trong đơn vị thành viên của doanh
nghiệp.
Tính Lpt: Được tính theo khối lượng công việc phụ trợ và phục vụ sản xuất, kinh
doanh và tính theo quy trình công nghệ, trên cơ sở đó xác định L pt bằng định biên hoặc tỷ
lệ % so với định biên lao động trực tiếp (Lnv).
Tính Lbs: Định biên lao động bổ sung được tính cho 2 loại doanh nghiệp:


Đối với doanh nghiệp không phải làm việc cả ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ
hàng tuần, định biên lao động bổ sung tính như sau:

Số ngày nghỉ theo chế độ quy định của pháp luật lao động bao gồm:

Số ngày nghỉ phép được hưởng lương bình quân cho 1 lao động định biên trong
năm.

Số ngày nghỉ việc riêng được hưởng lương tính bình quân trong năm cho một lao
động định biên theo thống kê kinh nghiệm của năm liền kề.
Số thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn đối với người làm công việc đặc biệt
nặng nhọc, độc hại nguy hiển (quy đổi ngày) tính bình quân trong năm cho lao động định
biên.


Đối với doanh nghiệp phải làm việc cả ngày lễ, tết và ngày nghỉ hàng tuần,
định biên lao động bổ sung tính như sau:
+
X

Tính Lql: Cách xác định Lql giống như cách xác định Tql nêu trên, chỉ khác
đơn vị tính của Lql là người.
3. Quá trình xây dựng định mức lao động trong doanh nghiệp ( Hoàng Thị Nhi ) Mức
lao động được xây dựng thông qua quy trình 4 bước sau:
3.2.1. Chuẩn bị tư liệu và căn cứ xây dựng mức lao động:
• Tư liệu để định mức lao động bao gồm:
 Quy trình làm việc
 Mô tả công việc cho các vị trí
 Báo cáo năng suất lao động, báo cáo kết quả kinh doanh,…



 Báo cáo sử dụng lao động
 Dự báo bán hàng, kế hoạch kinh doanh


Các căn cứ để xây dựng mức lao động:
 Vị trí chức danh,trong cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
 Nhu cầu tự nhiên của người lao động
 Điều kiện làm việc
 Mục tiêu, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, kế hoạch sản
xuất kinh doanh của nhà quản trị
 Quan điểm của nhà quản trị
3.2.2. Xây dựng tiêu chuẩn định mức lao động và lựa chọn phương pháp định mức
phù hợp


Trên cơ sở tính chất, đặc điểm các chức danh trong doanh nghiệp, doanh nghiệp
tiến hành xác định các tiêu chuẩn định mức lao động và sử dụng các phương pháp định
mức lao động khác nhau để tính toán mức lao động phù hợp cho các vị trí.
a. Xây dựng tiêu chuẩn định mức lao động:

Tiêu chuẩn dùng để định mức lao động là những đại lượng biểu hiện về mặt số
lượng, chất lượng, tiến độ,… của các laoij công việc hay các chức năng, nhiệm vụ
cụ thể mà người lao động phải thực hiện.
• Phân loại tiêu chuẩn:
 Phân loại theo nội dung tiêu chuẩn:
 Tiêu chuẩn thời gian: Là những đại lượng quy định về thời gian dùng để định
mức cho những bước công việc.
 Tiêu chuấn số lượng sản phẩm
 Tiêu chuẩn số lượng người làm việc: Là những quy định về số lượng lao động
cần thiết để hoàn thành một chức năng hoặc đơn vị khối lượng công việc
 Phân loại theo kết cấu tiêu chuẩn:
 Tiêu chuẩn bộ phận: Là những đại lượng hao phí thời gian quy định cho
từng thao tác công việc.
 Tiêu chuẩn tổng hợp: Là những đại lượng hao phí thời gian quy định cho

những yếu tố công việc lớn như: Tổng hợp thao tác, tổng hợp các bước thực
hiện công việc.
 Phân loại tiêu chuẩn theo phạm vi và mục đích sử dụng:
 Tiêu chuẩn doanh nghiệp: Là những tiêu chuẩn chỉ dùng để định mức cho
những loại công việc riêng biệt của doanh nghiệp đó, do doanh nghiệp xây
dựng và doanh nghiệp này không sử dụng tiêu chuẩn ngành hay thống nhất.
 Tiêu chuẩn ngành: Là những tiêu chuẩn dùng để xây dựng mức cho những
công việc trong phạm vi một ngành. Tiêu chuẩn ngành do cơ quan quản lí
của chủ sở hữu xây dựng cho từng ngành và để tính mức trong các doanh
nghiệp của ngành.


 Tiêu chuẩn thống nhất: Là những tiêu chuẩn dùng để định mức cho những

việc hoặc những sản phẩm giống nhau của các ngành hay các doanh nghiệp
khác nhau. Tiêu chuẩn thống nhất do nhà nước ban hành và thường được
xây dựng cho những công việc phổ biến trong ngành kinh tế quốc dân.
b. Lựa chọn phương pháp định mức lao động phù hợp:
• Đối với công tác định mức lao động cho vị trí thực hiện các hoạt động đặc trưng
của doanh nghiệp thương mại thì phương pháp có thể sử dụng là:
 Phương pháp thống kê kinh nghiệm
 Phương pháp thống kê phân tích
 Phương pháp phân tích tính toán
 Phương pháp phân tích khảo sát
• Đối với công tác định mức lao động cho vị trí thực hiện các công việc thuộc các
bộ phận chức năng trong doanh nghiệp, phương pháp định mức có thể sử dụng:
 Phương pháp thống kê kinh nghiệm
 Phương pháp thống kê phân tích
 Phương pháp so sánh điển hìn
3.2.3. Thiết lập bản thuyết minh mức lao động:

Thuyết minh mức lao động là một văn bản mô tả, trình bày các số liệu gốc được
dùng để lập dự thảo các mức lao động, xác định tiêu chuẩn của quá trình được định mức
cũng như trình bày các phép tính có liên quan tới việc xác định các trị số mức lao động
a. Phần mở đầu:
• Xác định sự cần thiết phải lập dự thảo mức lao động (do yêu cầu của quá trình










b.

mới…)
Xác định các phương pháp được lựa chọn để lập dự thảo mức lao động
Mô tả địa điểm tiến hành nghiên cứu
Thời gian và khối lượng công tác nghiên cứu: số lần quan sát, tổng thời gian quan
sát (tính bằng giờ)…
Các tài liệu được sử dụng để lạp dự thảo mức lao động, các tài liệu quan sát thu
thập mới cũ, các tiêu chuẩn quy định
Phương pháp và ngày tiến hành quan sát để định mức, độ chính xác của việc ghi
chép thời gian. Trường hợp kết hợp nhiều phương pháp hoặc mức độ ghi chép
chính xác khác nahu thì ghi rõ số lần quan sát nào, phần tử nào của quá trình xảy
ra trường hợp đó.
Các điều kiện đặc biệt khi làm việc.
Đơn vị đo chính của các quá trình được định mức và lí do lựa chọn

Năng suất lao động trong thời gian quan sát.
Người thực hiện việc nghiên cứu: Tên, chức vụ, thuộc đơn vị nào
Xác định tiêu chuẩn quá trình:
• Những yêu cầu về số lượng, chất lượng, tiến độ,… của công việc.


Tổ chức và kỹ thuật thực hiện quá trình được định mức lao động: Nội dung
phương pháp và trình tự thực hiện từng phần tử của quá trình; sự phân công lao
động tổ chức và phục vụ nơi làm việc, điều kiện và biện pháp bảo đảm an toànvệ sinh lao động,…
• Thành phần công việc: Danh mục các phần tử quá trình( Các bước, thao tác
thực hiện), các căn cứ của sự phân chia quá trình các phần tử, các đơn vị đo
sản phẩm phần tử và tính hợp lý của các đơn vị đó.
• Thành phần người lao động thực hiện quá trình về số lượng và cơ cấu, chát
lượng việc sử dụng thực tế thời gian làm việc.
c. Dự thảo hao phí lao động cho từng phần của quá trình:
• Dự thảo hao phí lao động cho từng phần từ tác nghiệp, xác định hệ số tính đổi
tương ứng sang đơn vị đo chính của quá trình được định mức lao động.
• Dự thảo hao phí lao động cho công tác chuẩn bị ( Phương pháp và cơ sở để tính).
• Dự thảo hao phí thời gian nghỉ giải lao và nhu cầu cần thiết cá nhân (Phương pháp
và cơ sở để tính).
d. Tính trị số mức hoàn thành của phần tử:
• Tổng hợp các hao phí lao động của tất cả các phần tử tác nghiệp của quá trình.
• Tính hao phí lao động đầy đủ của mức.
• Xác định cơ cấu, số lượng lao động hợp lý thực hiện quá trình.
e. Kết luận:
• So sánh mức dự thảo và mức hiện hành(nếu có).
• Nêu rõ kết luận của việc áp dụng thử mức lao động tại doanh nghiệp, ý kiến của
người lao động cũng như kiến nghị của họ.
• Tính hiệu quả kinh tế của việc đưa ra mức và áp dụng thường xuyên.
f. Ngày tháng năm và xác nhận của người lập dự thảo và người kiểm tra dự thảo:

Ngày… tháng … năm…..
Ngày… tháng … năm…..
Người lập dự thảo
Người kiểm tra dự thảo
3.2.4. Quyết định mức lao động


Trên cơ sở mức dự thảo và mức hiện hành (nếu có), cũng như tính kinh tế của việc
đưa ra mức áp dụng và áp dụng thường xuyên, hội đồng định mức của doanh nghiệp sẽ
quyết định định mức lao động, giám đốc doanh nghiệp ký quyết định ban hành.
Trong doanh nghiệp thương mại, các quyết định về mức lao động thường liên quan tới:


Hoạt động đánh giá tài chính trong giao đoạn phát triển bao gồm việc mở mang phát
triển của tổ chức, tắng doanh số bán hàng, thu hút khách hàng mới…trong giai đoạn
duy trì hiệu quả quản lý hoạt động và chi phí, các số liên quan đến lợi nhuận và chi
phí, hiệu quả sử dụng lao động,…, giai đoạn thu lợi là những đán giá chủ yếu liên
quan đến lợi nhuận và thời gian hoàn vốn.


Hoạt động đánh giá việc thỏa mãn khách hàng, đánh giá được lựa chọn đối với khách
hàng tiềm năng cần phải đánh giá về giá trị khách hàng nhận được với những mối liên
hệ về thời gian, chất lượng, hiệu quả và dịch vụ, giá thành, và những giá trị khác. (Ví
dụ: Mức độ hài lòng, tăng thị phần,…)
II.
THỰC TRẠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG
TẠI XÍ NGHIỆP KẾT CẤU THÉP ( NHÀ MÁY CƠ KHÍ 120)
1. Giới thiệu chung:
1.1.
Khái quát chung về nhà máy cơ khí 120



Tên doanh nghiệp: Nhà máy cơ khí 120
Địa chỉ: số 609 – Đường Trường Định – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Ngành nghề kinh doanh: Cơ khí
1.2.

Qua trình hình thành và phát triển:

Nhà máy Cơ khí 120, thuộc Tổng công ty Cơ khí Việt Nam được thành lập vào
tháng 7 năm 1947 tại chiến khu Việt Bắc. Trong suốt 60 năm hoạt động sản xuất kinh
doanh với bề dày kinh nghiệm trong việc sản xuất, chế tạo sản phẩm Kết Cấu Thép, Nhà
máy đã dần khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường, chiếm được uy tín, sự
tin cậy của bạn hàng trong cả nước.
Từ năm 1992 - 1993, Nhà máy Cơ khí 120 đã tham gia đấu thầu và thắng thầu trong
việc sản xuất, chế tạo 1.800 tấn cột thép mạ kẽm núng nóng cho ĐZ500kV Bắc Nam và
đã được Tổng Công ty Điện lực Việt nam đánh giá là đơn vị hoàn thành tốt kế hoạch,
đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Từ năm 1994 - 1996, Nhà máy Cơ khí 120 đã từng bước khẳng định chỗ đứng
vững chắc của mình trên thị trường sản phẩm Kết cấu thép bằng việc liên tiếp thắng thầu
trong việc sản xuất, chế tạo sản phẩm Kết cấu thép mạ kẽm nhúng nóng cho các đường
dây tải điện từ 35kV - 220kV, với khối lượng 2.200tấn.
Năm 1996 - 1997 cho đường dây từ 110kV - 220kV của Tổng Công ty Điện lực
Việt nam, Nhà máy Cơ khí 120 đã được Tổng Công ty Điện lực Việt nam giao kế hoạch
sản xuất với khối lượng 1.300tấn các loại.
Đặc biệt từ năm 1998 đến nay, Nhà máy Cơ khí 120 đã sản xuất hàng loạt Dầm câu
thép cho Giao thông Nông thôn - DTĐP - L=30m được Bộ GTVT đánh giá cao và cấp
bằng khen.
Năm 1998 đến nay, Nhà máy Cơ khí 120 đã liên tục thắng thầu trong việc sản xuất,
chế tạo Cột truyền hình có khẩu độ từ 75m - 125m do Ban QLDA mạng Phát hình Quốc

gia là Chủ đầu tư cho các địa phương: Cột truyền hình Hạ Long H = 125m , 02 cột truyền
hình Thái Bình - Ninh Bình H = 125m đã được đưa vào hoạt động, đảm bảo chất lượng.


Năm 2002, Nhà máy đã thắng thầu với khối lượng 1.000tấn cho tuyến ĐZ220kV
Nam Định - Thái Bình, 136 tấn cho cột truyền hình Phan Thiết H = 125m.
Đầu năm 2003, với phương thức tham gia thầu cạnh tranh, Nhà máy Cơ khí 120 đã
liên tiếp thắng thầu với khối lượng 1.403 tấn cho tuyến ĐZ110KV Bắc Giang - Thái
Nguyên, công trình 720 tấn cho tuyến ĐZ110KV Na Dương - Lạng Sơn.
Năm 2004 - 2005 Nhà máy đã được chọn là nhà thầu cho công trình ĐZ500kV Hà
Tĩnh - Thường Tín do Ban QLDA Công trình điện Miền Bắc làm chủ đầu tư với khối
lượng 508 tấn, Công trình ĐZ220kV Sesan3 - Pleiku (901 tấn), do Ban QLDA các Công
trình điện Miền Trung làm chủ đầu tư, Gói thầu cung cấp cột Ăngten thép cho Ban
QLDA Phát triển điện lực với khối lượng 129 tấn và gần đây nhất Nhà máy đã được lựa
chọn là nhà thầu cho Công trình: Chế tạo Tháp Ăngten phát thanh - truyền hình VH75m
tại Sìn Hồ - Lai Châu do Ban QLDA Phát thanh làm chủ đầu tư, Cột Ăngten H=80M
Dung Quất cho XN XLắp Công trình - Cty Viễn thông Quân đội.
Tháng 01/2005 Nhà máy lại vừa thắng thầu gói thầu Xây lắp cột THình VH107
ĐăkNông do Ban QLDA Phát thanh làm chủ đầu tư và Công trình ĐZ220kV Đồng Hới Huế (1.143 tấn) của Ban QLDA các công trình điện Miền Trung.
Cuối năm 2005, Nhà máy trúng thầu gói thầu thi công xây 2 cột Anten tự đứng cao
49m và 45m do Bưu điện tỉnh Cao Bằng làm chủ đầu tư.
Nhà máy cũng đã và đang thực hiện các Hợp đồng từ cuối năm 2006 và đầu năm
2007 đó là tiến hành sản xuất và bàn giao công trình cột truyền hình Lai Châu và cột
anten tự đứng cao 75m cho trạm phát sóng FM - 10kW tại Bà Nà - Đà Nẵng, cột anten
65m huyện Bạch Long Vĩ, cột anten 80m Công an Hải Phòng của Công ty Công trình
Viettel và Hợp đồng của Công ty Điện lực Hải Phòng: cung cấp cột anten 65m khu công
nghiệp Tràng Duệ - Hải Phòng, Hợp đồng cung cấp cột thép cho đường dây 220, 110kV
Ô Môn - Thốt Nốt (1.730 tấn) và đường dây 110, 220kV Tân Định - Bến Cát (1.083 Tấn)
của Ban QLDA Các công trình điện miền Nam.
Với mục tiêu thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm Kết cấu thép năm 2007 là 8.000

tấn, Nhà máy đang không ngừng đầu tư trang thiết bị công nghệ, nhà xưởng, bể mạ kẽm
nhúng nóng, tăng cường thêm đội ngũ Cán bộ , Kỹ sư, Công nhân bậc cao, thợ lành nghề.
Vào năm 2004 Nhà máy đã chính thức đưa dây chuyền Cắt đột thép góc điều khiển số
CNC đi vào hoạt động...
Với những thành tích đã đạt được cùng với sự cố gắng không ngừng của Tập thể
Lãnh đạo, CBCNV trong Nhà máy, Nhà máy Cơ khí 120 tin tưởng rằng sản phẩm Kết
cấu thép của Nhà máy sẽ đảm bảo được Chất lượng, tiến độ ngày một vững mạnh, ngày
một uy tín hơn trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo các sản phẩm Cột thép nói riêng và sản
phẩm Kết cấu thép nói chung.


1.3.

Loại hình sản xuất , kinh doanh

Trước năm 1986, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy được thực hiện theo
chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước giao để phục vụ ngành giao thông vận tải. Tuwfkhi
chuyển sang cơ chế kinh tế, Nhà máy tự xây dựng kế hoạch ssanr xuất, mua sắm vật tư
thiết bị, bán hàng theo giá cả và quan hệ cung cầu trên thị trường. Hiện nay, nhệm vụ sản
xuất kinh doanh chính của Nhà máy Cơ khí 120 là:
Phục vụ ngành giao thông vận tải như sản xuất các sản phẩm kết cấu thép phục vụ
thi công cầu, phà, đường bộ, đường sắt, sản xuất phụ kiện và lắp ráp xe máy, sửa
chữa xe máy công trình, kinh doanh xe máy, ô tô,…
• Phục vụ ngành điện và truyền hình như sản xuất đường dây 110KV – 500KV, cột
điện, cột VTV, cột viba, cột anten, cột truyền hình,…
• Phục vụ nhu cầu của các đơn vị khác mà sản phẩm không nằm trong nhiệm vụ sản
xuất như vi kèo, hàng rào xưởng,…
1.4.
Tổ chức bộ máy



2. Thực trạng
2.1.
Bộ máy làm công tác định mức lao động


Hiện nay, công tác định mức lao động tại Nhà máy cơ khí 120 nói chung và tại Xí
nghiệp Kết cấu thép nói riêng là do phòng Tổ chức - lao động đảm nhận. Bộ phận phụ
trách công tác này hiện tại gồm hai cán bộ là Kỹ sư Hà Văn Thủy và chuyên viên chính
kiêm trưởng phòng - Bùi Thanh Hồng. Để hiểu rõ về thực trạng bộ máy này tại Nhà máy
Cơ khí 120, chúng ta phân tích nó trên Hai mặt số lượng và chất lượng.
Về mặt số lượng, bộ máy này gồm hai cán bộ. Nhưng trên thực tế, trưởng phòng chỉ
có vai trò là người hướng dẫn, chỉ đạo và quyết định cấp trên về công tác này mà không
trực tiếp thực hiện. Do đó, số lượng lương thực của bộ máy này được tính chỉ là một.
Với khối lượng công việc hiện nay cần giải quyết tại Nhà máy Cơ khí 120 nói chung và
tại xí nghiệp Kết câú thép nói riêng, số lượng một cán bộ là không thể đảm bảo kết quả
tốt cho công tác này. thông qua phỏng vấn, cán bộ định mức chủ chốt tại nhà máy cho
biết: “ hiện nay, để đảm bảo cho công tác định mức lao động, bộ máy này cần phải thêm
ít nhất là 2 cán bộ”. Ngoài ra, còn cho biết nguyên nhân của thực trạng này: “Giai đoạn
hiện nay, Nhà máy đang có một số khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cho
nên đối với việc truyền thêm lao động đặc biệt là lao động quản lý được xem xét rất kỹ
lưỡng. Thêm một lao động, đồng nghĩa với việc quỹ tiền lương ngày càng trở nên co hẹp
hơn”.
Về mặt chất lượng, bộ máy làm công tác định mức được xem xét trên hai khía cạnh
trình độ đào tạo và nhận thức về công tác định mức lao động. Trước hết về trình độ đào
tạo, cả hai cán bộ định mức đều có trình đại học và kinh nghiệm làm việc từ 4 năm trở
lên. Tuy nhiên, không ai trong số họ là được đào tạo đúng chuyên ngành. Không những
thế, cả hai còn chưa từng được tham gia một lớp đào tạo bổ sung kiến thức nào. Tất cả
những gì họ có được đều là học tập từ thực tế làm việc. Và Chính điều đó đã ảnh hưởng
không nhỏ đến nhận thức của họ về công tác định mức.

Thông qua phỏng vấn, khi hỏi về nội dung và tầm quan trọng của công tác định
mức lao động, cả hai cán bộ đều cho rằng:”Nội dung của công tác định mức là việc xây
dựng mức cho tất cả các công việc và công tác định mức có ý nghĩa rất quan trọng đối
với quá trình sản xuất kinh doanh của nhà máy”. Lý do mà họ đưa ra để chứng tỏ tầm
quan trọng của công tác này là: “ mức lao động là cơ sở để xây dựng đơn giá tiền lương
và xây dựng kế hoạch sản xuất cho từng tháng, quý và năm”.
Như vậy, nhận thức của họ về công tác định mức lao động còn chưa thực sự toàn
diện. Trước hết, hiểu nội dung của công tác định mức chỉ là việc xây dựng mức cho các
công việc là cách hiểu theo nghĩa hẹp và không đầy đủ về nội dung của công tác này.
Theo cách hiểu đó, nội dung của công tác định mức lao động Mới chỉ hồn ý thứ nhất,
thứ tư và thứ năm trong phần “ nội dung của công tác định mức” mà tác giả đã trình bày
ở phần lý thuyết và thiếu đi ý thứ Hai và thứ ba. Hai ý đó là “ quá trình nghiên cứu đầy
đủ khả năng sản xuất ở nơi làm việc như tổ chức, phục vụ nơi làm việc, tình hình sử
dụng máy móc thiết bị, trình độ, sức khỏe... và trên cơ sở đó đề ra, áp dụng trong thực
tế sản xuất các biện pháp về cải tiến tổ chức sản xuất, cải tiến kỹ thuật”. Thiếu quá trình


nghiên cứu này là một hạn chế rất lớn trong công tác định mức lao động. Bởi thiếu nó,
mức lao động được xây dựng nên vẫn chưa phải là mức lao động hợp lý, nó vẫn hàm
chứa những thời gian lãng phí chưa được loại bỏ. và cũng chính vì hạn chế đó mà họ đã
chưa thấy được tầm quan trọng thực sự của công tác này. Cơ sở để xây dựng đơn giá tiền
lương và xây dựng kế hoạch sản xuất cho tháng, quý và 5 là hai vai trò rất lớn của mức
lao động. Nhưng bên cạnh đó, công tác định mức lao động còn rất nhiều vai trò khác.
Chẳng hạn như mức lao động là tiêu chuẩn để đánh giá kết quả thực hiện công việc, cơ
sở để theo dõi tình hình năng suất lao động; công tác định mức lao động còn có ý nghĩa
rất lớn đối với việc tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, tạo động lực trong lao động,
kỷ luật trong lao động...Tất cả những ý nghĩa đó mới tạo nên tầm quan trọng thực sự của
công tác định mức lao động.
2.2.


Phương pháp và quy trình xây dựng định mức

Quá trình sản xuất sản phẩm tại xí nghiệp kết cấu thép là sản xuất hàng loạt nhỏ
và đơn chiếc. Tại một thời điểm, sản phẩm sản xuất là tương đối đa dạng và phong phú.
Tuy nhiên, sản phẩm ở đây có tính chất quay vòng. sản phẩm của thời kỳ này lại là sản
phẩm của thời kỳ khác sau đó. Chính vì thế, để xây dựng mức lao động cho các loại sản
phẩm tại xí nghiệp kết cấu thép, nhà máy đã lựa chọn phương pháp phân tích Khảo sát
và phương pháp kinh nghiệm. Phương pháp Phân tích khảo sát được dùng để xây dựng
mức cho các loại sản phẩm mới. Còn phương pháp kinh nghiệm thì để xây dựng mức cho
các loại sản phẩm mà trong thời kỳ trước đó đã xây dựng bằng phương pháp phân tích
khảo sát. Tuy một tiến hàng khác nhau, nhưng chúng vẫn có những đặc điểm chung và
tạo nên một quy trình xây dựng mức trung như sau:
Bước 1: Phân chia Quá trình sản xuất thành các công đoạn và xác định cấp bậc
trong việc tương ứng.
Bước này khi tiến hành theo hai phương pháp là rất khác nhau. Cụ thể:


Đối với phương pháp phân tích khảo sát, bước này chủ yếu do phòng Kỹ thuật công
nghệ phụ trách. Căn cứ vào bản vẽ kỹ thuật và quy trình công nghệ sản xuất sản
phẩm, phòng kỹ thuật công nghệ tiến hành phân chia quá trình sản xuất thành các
công đoạn. Đồng thời, Căn cứ vào mức độ phức tạp của mỗi công đoạn để xác định
cấp bậc công việc phù hợp hoàn thành nó. Sau đó, kết quả này được gửi đến phòng
Tổ chức - lao động và được phòng này kiểm tra lại một lần nữa.



Đối với phương pháp kinh nghiệm, bước này lại là chủ yếu do phòng tổ chức - lao
động mà Cụ thể là cán bộ định mức phụ trách. Dựa vào các tài liệu về mức cũ, cán
bộ định mức có thể thực hiện bước này một cách nhanh chóng.


Bước 2: Thực hiện công tác chuẩn bị và tiến hành xây dựng mức


×