Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

XÂY DỰNG mô HÌNH GIẢM BẠCH cầu BẰNG CISPLATIN và CARBOPLATIN TRÊN CHUỘT NHẮT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.59 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG ĐÌNH PHƯỚC

XÂY DỰNG MÔ HÌNH GIẢM BẠCH CẦU
BẰNG CISPLATIN VÀ CARBOPLATIN TRÊN CHUỘT NHẮT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG ĐÌNH PHƯỚC

XÂY DỰNG MÔ HÌNH GIẢM BẠCH CẦU
BẰNG CISPLATIN VÀ CARBOPLATIN TRÊN CHUỘT NHẮT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

Thầy hướng dẫn: PGS.TS. TRẦN MẠNH HÙNG


Thành phố Hồ Chí Minh - 2010


i

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................................3
2.1. BẠCH CẦU ..............................................................................................................................3
2.1.1. Đại cương về bạch cầu ...................................................................................................3
2.1.2. Đặc tính, phân loại và chức năng của bạch cầu...........................................................4
2.1.2.1. Đặc tính của bạch cầu ...............................................................................................4
2.1.2.2. Phân loại và chức năng bạch cầu ..............................................................................4
2.1.2.2.1. Bạch cầu đa nhân trung tính (neutrophil)....................................................5
2.1.2.2.2. Bạch cầu đa nhân ưa acid (eosinophil) ........................................................5
2.1.2.2.3. Bạch cầu đa nhân ưa bazơ (basophil) .........................................................6
2.1.2.2.4. Bạch cầu lympho (lymphocyte)...................................................................7
2.1.2.2.5. Bạch cầu đơn nhân (monocyte) ...................................................................7
2.2. SỰ SUY GIẢM BẠCH CẦU VÀ CÁC THUỐC GÂY SUY GIẢM BẠCH CẦU ...........8
2.2.1. Sự suy giảm bạch cầu - neutropenia .............................................................................8
2.2.2. Thuốc gây suy giảm bạch cầu........................................................................................9
2.2.3. Cisplatin ........................................................................................................................10
2.2.3.1. Dược lực học...........................................................................................................10
2.2.3.2. Dược động học........................................................................................................11
2.2.3.3. Chỉ định...................................................................................................................11
2.2.3.4. Chống chỉ định ........................................................................................................11
2.2.3.5. Độc tính của cisplatin trên hệ tạo máu ....................................................................11
2.2.3.6. Tương tác thuốc ......................................................................................................12
2.2.4. Carboplatin ...................................................................................................................12

2.2.4.1. Dược lực học...........................................................................................................12
2.2.4.2. Dược động học........................................................................................................13
2.2.4.3. Chỉ định...................................................................................................................13
2.2.4.4. Chống chỉ định ........................................................................................................14
2.2.4.5. Độc tính của carboplatin trên hệ tạo máu................................................................14
2.2.4.6. Tương tác thuốc ......................................................................................................14
2.3. YẾU TỐ TĂNG TRƯỞNG HỆ TẠO MÁU............................................................................14
2.3.1. Đại cương về yếu tố tăng trưởng hệ tạo máu .............................................................14
2.3.2. Đặc tính filgrastim (Neulasta, Neupogen) ..................................................................16


ii

2.3.2.1. Dược động học........................................................................................................16
2.3.2.2. Chỉ định...................................................................................................................16
2.3.2.3. Chống chỉ định ........................................................................................................16
2.3.2.4. Tương tác thuốc ......................................................................................................16
2.3.2.5. Tác dụng phụ...........................................................................................................17
2.3.2.6. Liều lượng...............................................................................................................17
2.3.2.7. Cách dùng ...............................................................................................................17
CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................19
3.1. ĐỐI TƯỢNG THỬ NGHIỆM............................................................................................19
3.2. HÓA CHẤT VÀ THUỐC THỬ NGHIỆM .......................................................................19
3.3. PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM......................................................................................20
3.3.1. Phương pháp đếm tổng lượng bạch cầu trên buồng đếm Neubauer .......................20
3.3.1.1. Hóa chất và dụng cụ thí nghiệm..............................................................................20
3.3.1.2. Phương pháp tiến hành............................................................................................20
3.3.1.3. Lựa chọn liều lượng thử nghiệm cisplatin và carboplatin.......................................21
3.3.2. Xây dựng mô hình và xác định các chỉ số huyết học của mô hình trên máy xét nghiệm
huyết học (EXCELL 2280, hãng DREW)..................................................................22

3.3.2.1. Xây dựng mô hình...................................................................................................22
3.3.2.2. Phương pháp tiến hành............................................................................................23
3.3.3. Phân tích kết quả và thống kê số liệu .........................................................................23
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN.....................................................................................25
4.1. KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG GÂY SUY GIẢM BẠCH CẦU CỦA CISPLATIN VÀ
CARBOPLATIN THỰC HIỆN TRÊN BUỒNG ĐẾM NEUBAUER...........................25
4.1.1. Khảo sát tác động gây giảm bạch cầu của cisplatin ..................................................25
4.1.1.1. Cisplatin tiêm phúc mô liều 20 mg/kg trong 3 ngày(0, 1, 2) ..................................25
4.1.1.2. Cisplatin tiêm phúc mô liều 10 mg/kg trong 3 ngày (0, 1, 2) .................................25
4.1.1.3. Cisplatin tiêm phúc mô liều 7.5 mg/kg trong 3 ngày (0, 1, 2) ................................25
4.1.1.4. Cisplatin tiêm phúc mô liều 5 mg/kg trong 3 ngày (0, 1, 2) ...................................25
4.1.1.5. Cisplatin tiêm phúc mô 20 mg/kg liều duy nhất .....................................................25
4.1.1.6. Cisplatin tiêm phúc mô 10 mg/kg liều duy nhất .....................................................25
4.1.1.7. Cisplatin tiêm phúc mô 5 mg/kg liều duy nhất .......................................................26
4.1.1.8. Cisplatin tiêm phúc mô liều 7.5 mg/kg trong 3 ngày (0, 1, 2) + Smecta ................26
4.1.2. Khảo sát tác động gây giảm bạch cầu của carboplatin .............................................27
4.1.2.1. Carboplatin tiêm phúc mô 200 mg/kg liều duy nhất...............................................27


iii

4.1.2.2. Carboplatin tiêm phúc mô 150 mg/kg liều duy nhất...............................................27
4.1.1.1. Carboplatin tiêm phúc mô 100 mg/kg liều duy nhất...............................................27
4.1.3. Lựa chọn mô hình thích hợp cho nghiên cứu ............................................................29
4.2. ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH GÂY SUY GIẢM BẠCH CẦU CỦA CARBOPLATIN VÀ ĐÁP
ỨNG CỦA FILGRASTIM ................................................................................................29
4.2.1. Đánh giá trên thể trọng của chuột thí nghiệm ...........................................................30
4.2.2. Đánh giá trên bạch cầu của chuột thí nghiệm ...........................................................32
4.2.1. Đánh giá trên tiểu cầu, hồng cầu và các chỉ số liên quan của chuột thí nghiệm.....37
4.3. BÀN LUẬN ..........................................................................................................................39

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................................................42
5.1. KẾT LUẬN ..........................................................................................................................42
5.2. ĐỀ NGHỊ ..............................................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Thể trọng và tổng lượng bạch cầu (x103)/mm3 trước và sau khi tiêm carboplatin
.......................................................................................................................28
Bảng 4.2. Bảng theo dõi thể trọng chuột thử nghiệm ................................................. 30
Bảng 4.3. Bảng theo dõi số lượng các loại bạch cầu của chuột thử nghiệm ............. 32
Bảng 4.4. Bảng theo dõi số lượng các loại bạch cầu của chuột thử nghiệm ............. 35
Bảng 4.5. Số lượng hồng cầu, các thông số liên quan và số lượng tiểu cầu ................. 37


v

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Hình thái các loại bạch cầu ............................................................................. 4
Hình 2.2. Bạch cầu đa nhân trung tính (neutrophil)........................................................ 5
Hình 2.3. Bạch cầu đa nhân ưa acid (eosinophil)............................................................ 6
Hình 2.4. Bạch cầu đa nhân ưa bazơ (basophil).............................................................. 6
Hình 2.5. Bạch cầu lympho (lymphocyte) ...................................................................... 7
Hình 2.6. Bạch cầu đơn nhân (monocyte)....................................................................... 8
Hình 2.7. Công thức hóa học của cisplatin.................................................................... 10
Hình 2.8. Công thức hóa học của carboplatin ............................................................... 13
Hình 3.1. Ống hút pha loãng bạch cầu (pipette)............................................................ 20

Hình 3.2. Buồng đếm Neubauer.................................................................................... 20
Hình 3.3. Vùng đếm bạch cầu (ô vuông A, B, C, D) .................................................... 21
Biểu đồ 4.1. Tác động của cisplatin 5 mg/kg, ip trên tổng lượng bạch cầu .................. 26
Biểu đồ 4.2. Tác động của carboplatin 100 mg/kg, ip trên thể trọng và tổng lượng bạch
cầu ở lô thử nghiệm ................................................................................ 28
Biểu đồ 4.3. Thể trọng chuột ở các lô thử nghiệm ........................................................ 30
Biểu đồ 4.4. Số lượng các loại bạch cầu ở các lô thử nghiệm....................................... 33
Biểu đồ 4.5. Số lượng các loại bạch cầu ở các lô thử nghiệm....................................... 36
Biểu đồ 4.6. Số lượng hồng cầu và các chỉ số liên quan ở các lô thử nghiệm .............. 38
Biểu đồ 4.7. Sô lượng tiểu cầu theo dõi ở các lô thử nghiệm........................................ 39


vi

LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy PGS. TS. Trần
Mạnh Hùng, người đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt kiến thức để em có
thể hoàn thành tốt khóa luận của mình.
Em xin trân trọng cảm ơn thầy PGS. TS. Võ Phùng Nguyên đã dành thời gian quý
báu của mình để đọc và nhận xét, qua đó giúp em hoàn thiện khóa luận của mình.
Em xin cám ơn các quý thầy cô, anh chị trong bộ môn đã luôn nhiệt tình giúp đỡ và tạo
điều kiện để em hoàn thành khóa luận một cách thuận lợi nhất.
Em xin cám ơn các anh chị khoa Huyết Học – Bệnh viện Chợ Rẫy đã tận tụy giúp đỡ
em trong suốt thời gian nghiên cứu.
Em xin gởi lời cám ơn chân thành đến toàn thể quý thầy cô giảng dạy tại Khoa Dược - Đại
Học Y Dược TP.HCM, đã tận tình chỉ dạy giúp em trang bị một kiến thức vững vàng và
đầy đủ nhất để tự tin trở thành người dược sĩ có ích cho xã hội, cho đất nước.
Lời cuối cùng, em xin ngàn lời cảm ơn đến ba mẹ em, những bậc sinh thành đã nhọc công
dưỡng dục và luôn quan tâm động viên, sát cánh cùng em để em có được những thành quả
như ngày hôm nay.


Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26/07/2010
Trương Đình Phước


1

Đặt vấn đề

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm gây tỉ lệ tử vong. Hóa trị là liệu pháp điều trị căn
bản và phổ biến nhằm kiểm soát và làm chậm sự phát triển khối u. Tuy nhiên hóa trị
liệu pháp lại đi kèm với một trở ngại đó là tác dụng phụ của các thuốc hóa trị. Độc
tính trên đa cơ quan (hệ tạo máu, niêm mạc tiêu hóa, tóc, sinh dục...) trong đó độc tính
trên tủy xương do thuốc hóa trị gây ra là rất nghiêm trọng. Thuốc hóa trị có thể gây
mất hay suy giảm nặng về số lượng hồng cầu, bạch cầu hạt, tiểu cầu.
Bạch cầu có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của các
mầm bệnh từ bên ngoài như vi khuẩn, nấm, virus… Giảm số lượng bạch cầu sẽ làm
cho người bệnh có nguy cơ cao bị mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, đây cũng là
nguyên nhân chủ yếu gây tử vong cho người bệnh.
Trước đây, tình trạng giảm bạch cầu do thuốc chống ung thư gây ra buộc phải giảm
hoặc ngừng liệu pháp hóa trị, điều đó đã gây rất nhiều khó khăn cho việc điều trị và
kiểm soát bệnh ung thư. Hiện nay việc phát minh và đưa vào sử dụng các yếu tố kích
thích hệ tạo máu như G-CSF (Granulocyte - Colony Stimulating Factor: yếu tố kích
thích dòng bạch cầu hạt), GM-CSF (Granulocyte macrophage – Conoly Stimulating
Factor: yếu tố kích thích dòng bạch cầu hạt - đại thực bào) đã phần nào giải quyết
được khó khăn trên.
Ngoài ra việc phát triển các yếu tố kích thích hệ tạo máu bằng công nghệ vi sinh, công
nghệ gen, sử dụng các thuốc có nguồn gốc dược liệu cũng đang được chú trọng và đẩy
mạnh phát triển. Vì vậy việc xây dựng các mô hình dược lý phù hợp để phục vụ cho

các nghiên cứu này là rất cần thiết. Với mục đích trên, chúng tôi đặt mục tiêu xây
dựng mô hình gây suy giảm bạch cầu trên chuột nhắt bằng hai thuốc hóa trị ung thư là
cisplatin, carboplatin với các mục đích cụ thể sau:


2

9 Khảo sát tác động gây suy giảm bạch cầu của cisplatin.
9 Khảo sát tác động gây suy giảm bạch cầu của carboplatin.
9 Lựa chọn mô hình để nghiên cứu sàng lọc thuốc.

Đặt vấn đề


3

Tổng quan tài liệu

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. BẠCH CẦU [1,3,4]
2.1.1. Đại cương về bạch cầu
Bạch cầu, hay còn gọi là bạch huyết cầu, là một thành phần rất quan trọng của máu.
Chúng là những tế bào có nhân, với nhiều kích thước, hình dạng khác nhau, không chỉ
lưu thông trong máu mà còn hiện diện ở các mạch bạch huyết, lách, các mô liên kết…
Thành phần của bạch cầu rất phức tạp, gồm sắt, calci, lipid, acid ascorbic, hạt
glycogen, một hệ thống enzyme đa dạng và một vài chất diệt khuẩn…
Số lượng bạch cầu ở người trưởng thành bình thường khoảng 4000 - 11000/mm3 máu.
Ở trẻ em và phụ nữ có thai số lượng bạch cầu cao hơn.
Sự tăng hay giảm số lượng bạch cầu trong máu đều cho thấy có sự rối loạn trong cơ
thể. Leukopenia là sự giảm số lượng bạch cầu xuống dưới 4000/mm3 máu, làm cho cơ

thể nhạy cảm hơn với các bệnh truyền nhiễm. Leukocytosis là sự tăng số lượng bạch
cầu lên đến hơn 11000/mm3 máu, đây có thể là sự đáp ứng bình thường của cơ thể để
chống lại các bệnh truyền nhiễm hoặc cũng có thể là kết quả của sự điều chỉnh những
bạch cầu bị phá hủy, còn non hay không bình thường được phóng thích ra trong máu.
Trung bình một người sản xuất ra khoảng 100 triệu bạch cầu một ngày. Thời gian bạch
cầu tồn tại trong máu khoảng 4-5 ngày, khi già cỗi chúng bị tiêu hủy ở khắp nơi trong
cơ thể nhưng chủ yếu là ở phổi, lách và trong lòng ống tiêu hóa. Bạch cầu (chủ yếu
bạch cầu trung tính, đại thực bào) bị tiêu diệt ở các ổ viêm, các vùng cơ thể dễ bị
nhiễm khuẩn như da, phổi, niêm mạc.
Bạch cầu bảo vệ cơ thể bằng cách nhận được thông tin và chống lại các bệnh nhiễm
trùng và các vật thể lạ trong máu, vì thế số lượng bạch cầu tăng cao trong các bệnh
nhiễm khuẩn cấp tính, các bệnh bạch huyết, ngoài ra tăng sau ăn uống, lao động thể
lực… Bạch cầu giảm do nhiễm độc, nhiễm xạ, nhiễm virus, suy tủy, bị lạnh, bị đói, sử
dụng thuốc điều trị ung thư, corticoid, insulin kéo dài…


4

Tổng quan tài liệu

2.1.2. Đặc tính, phân loại và chức năng của bạch cầu
2.1.2.1. Đặc tính của bạch cầu
Bạch cầu có tính xuyên mạch để đến nơi hấp dẫn chúng, chủ yếu là các ổ viêm.
Bạch cầu có thể di chuyển bằng chân giả với vận tốc 40mm/phút.
Bạch cầu có khả năng di chuyển đến gần hay tránh xa ra một số chất tiết hay một vài
độc tố, hiện tượng này gọi là hóa ứng động (chemotaxis). Ngoài ra bạch cầu còn có
tính nhiệt ứng động.
Tính thực bào là đặc tính quan trọng nhất của bạch cầu, là chức năng đặc trưng của
bạch cầu trung tính và đại thực bào (macrophage).


2.1.2.2. Phân loại và chức năng bạch cầu
Theo cách phân chia của Arneth [4] dựa vào số múi của nhân bạch cầu, ông cho rằng
bạch cầu càng già nhân càng chia nhiều múi. Theo đó ở người Việt Nam, tỉ lệ bạch cầu
trong máu như sau: nhân 1 múi chiếm 2 – 4,5%, nhân 2 múi chiếm 21 – 29%, nhân 3
múi chiếm 36 – 42%, nhân 4 múi chiếm 21 – 26%, nhân 5 múi chiếm 3 – 10%. Công
thức này cho phép thăm dò tốc độ sinh sản và phân hủy của bạch cầu.
Theo cách phân loại thông thường, bạch cầu được chia làm bạch cầu đa nhân và bạch
cầu đơn nhân. Cách phân chia này giúp ta xác định được nguyên nhân gây bệnh.
Bạch cầu đa nhân gồm 3 loại: bạch cầu trung tính (neutrophil), bạch cầu ưa acid
(eosinophil), bạch cầu ưa bazơ (basophil); bạch cầu đơn nhân gồm 2 loại: bạch cầu
lympho (lymphocyte) và bạch cầu đơn nhân (monocyte).

Hình 2.1. Hình thái các loại bạch cầu


5

Tổng quan tài liệu

2.1.2.2.1. Bạch cầu đa nhân trung tính (neutrophil) [1,4,20]
Bạch cầu trung tính có chức năng vô cùng quan trọng là thực bào, chúng là hàng rào
bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và các vật thể truyền nhiễm, và
chiếm khoảng 60 - 66% tổng lượng bạch cầu (khoảng 1700 – 7000/mm3).

Hình 2.2. Bạch cầu đa nhân trung tính (neutrophil)

Bạch cầu đa nhân trung tính tăng >70% trong các trường hợp nhiễm trùng cấp, quá
trình làm mủ, viêm tĩnh mạch, nghẽn mạch, nhồi máu cơ tim, viêm phổi, co giật động
kinh, truyền đạm, chảy máu phúc mạc...
Bạch cầu đa nhân trung tính giảm <60% trong các trường hợp sốt rét, cường lách,

nhiễm độc, suy tuỷ.

2.1.2.2.2. Bạch cầu đa nhân ưa acid (eosinophil) [1,4,21]
Bạch cầu ưa acid chiếm tỉ lệ 2 – 11 % số lượng bạch cầu trong máu (50 – 500/mm3
máu). Bạch cầu ưa acid có tính thực bào và hóa ứng động yếu nên ít quan trọng trong
các nhiễm khuẩn thông thường. Tuy nhiên chúng đóng nhiều vai trò quan trọng khác
như: khử độc các protein lạ và các độc tố, làm tan cục máu đông và đặc biệt tăng cao
trong nhiễm kí sinh trùng (giun đũa, giun móc, sán dải heo).


6

Tổng quan tài liệu

Bạch cầu ưa acid trong máu giảm thường gây ra bởi hội chứng Cushing, stress, kích
động, dùng thuốc ACTH…

Hình 2.3. Bạch cầu ưa acid (eosinophil)

2.1.2.2.3. Bạch cầu đa nhân ưa bazơ (basophil) [1,4,21]
Thường chiếm tỉ lệ khoảng 0,5 – 1% tổng bạch cầu trong máu (10 – 50/mm3 máu).
Bạch cầu ưa bazơ phóng thích histamine, bradykinin, serotonin đóng vai trò quan trọng
trong nhiều phản ứng dị ứng, giải phóng heparin có vai trò phòng ngừa quá trình đông
máu trong lòng mạch.
Bạch cầu ưa bazơ tăng thường gặp ở những người tuyến giáp giảm hoạt động, bệnh
bạch cầu tủy. Bạch cầu ưa bazơ giảm trong nhiễm trùng cấp, dùng ACTH...

Hình 2.4. Bạch cầu ưa bazơ (basophil)



7

Tổng quan tài liệu

2.1.2. Bạch cầu lympho (lymphocyte) [1,4,22]
Bạch cầu lympho chiếm khoảng 20 - 25% số lượng bạch cầu (khoảng 1000 –
4000/mm3 máu).
Đây là những tế bào có khả năng miễn dịch của cơ thể, chúng có thể trở thành những tế
bào "nhớ" sau khi tiếp xúc với tác nhân lạ từ bên ngoài và tồn tại lâu dài cho đến khi
tiếp xúc lần nữa với cùng tác nhân ấy, khi ấy chúng sẽ gây ra những phản ứng miễn
dịch mạnh mẽ, nhanh và kéo dài hơn so với lần đầu.
Bạch cầu lympho tăng trong ung thư máu, nhiễm khuẩn máu, nhiễm lao, nhiễm virus
như ho gà, sởi... Giảm trong thương hàn nặng, sốt phát ban hay dùng thuốc như:
prednison, thuốc hóa trị trong ung thư, thuốc kháng HIV…

Hình 2.5. Bạch cầu lympho (lymphocyte)

2.1.3. Bạch cầu đơn nhân (monocyte) [1,4,22]
Bạch cầu đơn nhân chiếm khoảng 2 – 2,5 % số lượng bạch cầu (100 – 1000/mm3 máu),
là dạng chưa trưởng thành của đại thực bào trong máu vì vậy chưa có khả năng thực
bào. Sau khi phóng thích từ tủy xương vào máu tuần hoàn, mono bào sẽ biến đổi và
tăng trưởng thành đại thực bào. Khả năng thực bào của chúng mạnh hơn bạch cầu hạt
trung tính nhiều, chúng có thể thực bào khoảng 100 vi khuẩn. Đại thực bào còn có thể
thực bào các thành phần lớn hơn như hồng cầu chết, ký sinh trùng sốt rét. Ngoài ra,


8

Tổng quan tài liệu


chúng còn có lipase giúp tiêu hoá các vi khuẩn có vỏ bọc lipid dày. Sau khi thực bào,
chúng có thể đẩy các sản phẩm ra và thường sống sót vài tháng.
Các đại thực bào còn có chức năng trình diện kháng nguyên cho các tế bào có thẩm
quyền miễn dịch, khởi động quá trình miễn dịch.

Hình 2.6. Bạch cầu đơn nhân (monocyte)

Tăng số lượng bạch cầu đơn nhân trong máu xảy ra trong các bệnh nhiễm trùng mạn
tính, rối loạn khả năng tự miễn, rối loạn máu và trong bệnh ung thư. Bạch cầu đơn
nhân trong máu giảm mạnh khi dùng thuốc như prednison, các thuốc hóa trị trong ung
thư…

2.2. SỰ SUY GIẢM BẠCH CẦU VÀ CÁC THUỐC GÂY GIẢM BẠCH CẦU
2.2.1. Sự suy giảm bạch cầu – neutropenia [19]
Suy giảm bạch cầu - neutropenia (tiền tố La tinh neutron – trung tính và hậu tố Hi
Lạp πενία - thiếu) là một tình trạng rối loạn huyết học đặc trưng bởi sự suy giảm bất
thường của bạch cầu trung tính, thành phần quan trọng nhất của bạch cầu trong máu.
Suy tủy mạn tính diễn tiến kéo dài trên 3 tháng, suy tủy cấp tính diễn tiến nhanh và
nặng, bệnh nhân có thể chết trong vòng 1 tuần do nhiễm trùng nặng.
Bình thường số lượng bạch cầu trung tính thấp nhất có trong máu ngoại vi là 1200 1500/mm3. Sự nguy hiểm khi bạch cầu trung tính giảm ở các mức độ sau: nhẹ (1000-


9

Tổng quan tài liệu

1500/mm3), vừa (500-1000/mm3), nặng (<500/mm3). Khi lượng bạch cầu trung tính
giảm xuống dưới 500/mm3 máu có thể xuất hiện sự viêm nhiễm nội tại (do những vi
khuẩn nội sinh có trong cơ thể). Nếu số lượng bạch cầu trung tính giảm xuống dưới
200/mm3 máu, thì khả năng chống lại sự viêm nhiễm của cơ thể gần như không còn.

Những bệnh nhân giảm bạch cầu trung tính dễ bị nhiễm khuẩn cơ hội với các triệu
chứng không rõ rệt như sốt, áp-xe gan, tiêu chảy, viêm họng, nhiễm trùng máu và tiểu
buốt thường xuyên. Những bệnh nhân giảm bạch cầu trung tính kéo dài trong ghép tủy
xương hay trong hóa trị liệu ung thư và sử dụng liều cao corticoid thì dễ bị nhiễm nấm,
viêm miệng, viêm lợi, viêm ruột kết, viêm xoang, viêm tai…Các nguyên nhân chính
gây giảm bạch cầu trung tính bao gồm sự giảm sản xuất của tủy xương và gia tăng sự
tiêu hủy bạch cầu.
Giảm sản xuất bạch cầu do thiếu máu không tái tạo, ngộ độc Arsen, ung thư (đặc biệt
ung thư máu), bẩm sinh, nhiễm xạ, thiếu acid folic va B12 và do thuốc.
Gia tăng phá hủy bạch cầu do cơ chế miễn dịch, mẫn cảm của cơ thể, hóa trị liệu kéo
dài trong điều trị ung thư. Ngoài ra chạy thận nhân tạo, nhiễm virus (viêm gan A, B,
nhiễm HIV) cũng làm giảm bạch cầu trung tính.

2.2.2. Thuốc gây giảm bạch cầu
Thuốc trị liệu là nguyên nhân chính trong nhiều trường hợp gây nên sự suy giảm bạch
cầu trung tính, điển hình gây giảm bạch cầu có thể kể đến nhóm kháng sinh β-lactam
(amoxicillin, penicillin), nhóm phenicol (cloramphenicol, amphenicol), nhóm cyclin
(doxicyclin, tetracyclin), lincosamid (lincomycin), thuốc kháng nấm (griseofulvin),
thuốc kháng virus (vidarabin, zidovudin), thuốc trị sốt rét (quindin, quinacrin),
NSAIDs (phenybutazon, phenazon, metamizol…), nhóm an thần, gây ngủ


10

Tổng quan tài liệu

(phenobarbital, carbamazepin, phenytoin…), thuốc kháng giáp tổng hợp (carbimazol,
methimazol), thuốc kháng ung thư (cisplatin, methotrexat…).v.v.
Thuốc gây giảm bạch cầu thông qua các cơ chế như gây độc (phenothiazin), phản ứng
tự miễn (phenobarbital), cơ chế tự phát (ít ổn định, xảy ra với nhiều loại thuốc) và cơ

chế miễn dịch (propylthiouracil, aminopyrin, kháng sinh). Thuốc làm giảm bạch cầu
trung tính nặng liên quan đến liều như thuốc chống ung thư (dẫn xuất platin, 5fluorouracil, cyclophosphamid), liệu pháp xạ trị, thuốc kháng HIV (zidovudin) thường
nguy hiểm và gây ra giảm bạch cầu trung tính cấp tính.

2.2.3. Cisplatin [9,11]
2.2.3.1. Dược lực học
Cisplatin hay cisplatinum, hay cis-diamminedichloroplatinum (II) (CDDP) là hợp chất
của platin gồm 1 nguyên tử platin nối với 2 nguyên tử clo và 2 phân tử amoniac, chỉ
dạng đồng phân quang học cis mới có hoạt tính, có tác dụng độc với tế bào, chống khối
u và là dẫn chất kháng ung thư loại alkyl hóa. Cisplatin tạo thành các liên kết chéo bên
trong và giữa các sợi ADN, nên làm thay đổi cấu trúc của ADN và ức chế tổng hợp
ADN. Ngoài ra, ở một mức độ thấp hơn, cisplatin ức chế tổng hợp protein và ARN.
Thuốc không có tác dụng đặc hiệu trên một pha nào của chu kỳ tế bào.

Hình 2.7. Công thức hóa học của cisplatin.


11

Tổng quan tài liệu

2.2.3.2. Dược động học:
Cisplatin dùng đường tiêm tĩnh mạch nhanh. Sau khi tiêm nhanh vào tĩnh mạch liều
thường dùng, thuốc có thời gian bán thải lúc ban đầu trong huyết tương từ 25 đến 50
phút. Sau đó nồng độ toàn phần của thuốc (kể cả dạng liên kết và dạng không liên kết)
giảm xuống với thời gian bán thải trong huyết tương là 60 - 70 giờ hoặc lâu hơn.
Cisplatin cũng được hấp thu tốt khi tiêm vào trong màng bụng.
Cisplatin phân bố nhiều vào gan, thận, tinh hoàn, tuyến tiền liệt. Thuốc không đi qua
được hàng rào máu não, nên vào dịch não tủy ít. Nồng độ của cisplatin trong dịch não
tủy thấp dù lượng cisplatin được tìm thấy trong bướu não cao.

Cisplatin thải trừ qua mật và ruột rất ít, chủ yếu qua qua thận. Khoảng 15 -25 liều
thuốc được thải ra dưới dạng thuốc còn nguyên vẹn trong 2 - 4 giờ đầu và 20 - 75%
trong 24 giờ đầu.

2.2.3.3. Chỉ định
Cisplatin có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc hóa trị liệu khác để điều trị:
ung thư tinh hoàn đã di căn, ung thư buồng trứng giai đoạn muộn đã được phẫu thuật
hoặc chiếu tia xạ, ung thư đầu và cổ kháng thuốc, ung thư nội mạc tử cung, ung thư
phổi tế bào nhỏ, một số ung thư ở trẻ em (u Wilms), ung thư bàng quang giai đoạn
muộn không còn khả năng điều trị tại chỗ (phẫu thuật, tia xạ) và cisplatin được dùng
đơn độc trong trường hợp này. Không nên coi cisplatin là cách lựa chọn đầu tiên để
chữa ung thư bàng quang, ung thư đầu và cổ, mà chỉ dùng để điều trị các ung thư đó ở
giai đoạn muộn hoặc tái phát.

2.2.3.4. Chống chỉ định
Không được dùng cisplatin trong các trường hợp sau: tổn thương thận, rối loạn thính
giác, suy tủy, có thai và cho con bú, mẫn cảm với cisplatin hoặc hợp chất platinum.

2.2.3.5. Độc tính của Cisplatin trên hệ tạo máu
Cisplatin thường gây ra các tác dụng phụ rất nặng. Thương tổn chức năng thận và nguy
cơ suy tủy xương là hai tác dụng phụ nghiêm trọng đáng chú ý nhất.


12

Tổng quan tài liệu

Suy tủy xương là do sự tích lũy thuốc và phụ thuộc vào liều dùng. Tiểu cầu và bạch
cầu giảm nhiều nhất thường sau 18 - 23 ngày (trong khoảng 7 - 45 ngày) và hầu hết các
bệnh nhân phục hồi sau 39 ngày (khoảng 13 - 62 ngày). Giảm bạch cầu và giảm tiểu

cầu nặng hơn nếu dùng liều trên 50 mg/m2. Chỉ được dùng lại cisplatin khi tiểu cầu
trên 100.000/mm3 và bạch cầu trên 4000/mm3.
Thiếu máu: Hemoglobin giảm trên 2 g/100 ml máu ở một số lớn bệnh nhân, thường sau
nhiều đợt hóa trị. Trong những trường hợp nặng, cần truyền hồng cầu cho bệnh nhân
nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Ðã có báo cáo thấy thiếu máu tiêu huyết có
test Coombs dương tính khi dùng cisplatin ở những người nhạy cảm, dùng Cisplatin
những đợt sau đó có thể làm tăng tiêu huyết.
Suy thận: liên quan đến liều dùng và tích lũy thuốc. Những thay đổi thường gặp nhất là
giảm độ lọc cầu thận (GFR), biểu lộ bằng sự gia tăng creatinin trong huyết thanh và
giảm lượng huyết tương qua thận. Trước và sau khi điều trị bằng cisplatin, nên truyền
nước cho bệnh nhân để giảm độc cho thận. Phải đợi cho chức năng thận trở về bình
thường trước khi điều trị đợt tiếp sau.

2.2.3.6. Tương tác thuốc
Kháng sinh aminoglycoside hoặc thuốc lợi tiểu quai làm trầm trọng thêm độc tính của
cisplatin đối với thận và tai. Cisplatin tạo tủa đen với nhôm vì vậy không được dùng
kim tiêm, ống tiêm, ống thông hay bộ dụng cụ truyền tĩnh mạch có chứa nhôm để tiêm
cisplatin.

2.2.4. Carboplatin [5,12]
2.2.4.1. Dược lực học
Carboplatin tên khoa học cis - diammine (cyclobutane - 1,1 - dicarboxylate - O,O')
platinum (II), cũng là một dẫn xuất của kim loại nặng platin, cùng nhóm và có cùng cơ
chế tác động như cisplatin. Nó gắn vào ADN để tạo ra liên kết chéo bên trong và giữa
hai chuỗi ADN, liên kết chéo này làm thay đổi cấu trúc và ức chế sự tổng hợp ADN.


13

Tổng quan tài liệu


Carboplatin tạo phản ứng và gắn kết ADN động học ở mức thấp hơn và chậm hơn, mặc
dù in vitro ở cùng liều với cisplatin, carboplatin tạo thành cùng một sản phẩm phản
ứng như nhau.

Hình 2.8. Công thức hóa học của carboplatin.

2.2.4.2. Dược động học
Thuốc gắn với protein ít hơn so với cisplatin. Trong 4 giờ đầu, khoảng 29% liều
carboplatin gắn với protein huyết tương và sau 24 giờ, trên 90% liều được gắn vào
protein huyết tương.
Sau khi truyền tĩnh mạch một liều duy nhất trong 1 giờ, nồng độ trong huyết tương của
platinum toàn phần và platinum tự do giảm làm 2 pha. Ðối với platin tự do, trong giai
đoạn đầu, thời gian bán hủy (tα1/2) khoảng 90 phút và trong gian đoạn sau, thời gian bán
hủy (tβ1/2) khoảng 6 giờ. Platin toàn phần có thời gian bán hủy ban đầu giống như đối
với platin tự do, còn giai đoạn sau, thời gian bán hủy của platin toàn phần có thể lâu
hơn 24 giờ.
Carboplatin được bài tiết chủ yếu qua thận. 60 – 80% liều carboplatin được tìm thấy
trong nước tiểu. Hầu như sự bài tiết xảy ra trong 6 giờ đầu với 50-70% được bài tiết.
Trong vòng 24 giờ, 32% của liều dùng được thải ra dưới dạng nguyên vẹn. Cần giảm
liều đối với bệnh nhân có chức năng thận suy giảm.

2.2.4.3. Chỉ định
Dùng đơn trị hoặc phối hợp các thuốc khác chống khối u tân sinh, điều trị loại u ác tính
sau: ung thư biểu mô buồng trứng, ung thư vú tân sinh, ung thư phế quản (tế bào nhỏ
hoặc không nhỏ), khối u ở đầu và cổ, ung thư bàng quang, ung thư tinh hoàn.


14


Tổng quan tài liệu

2.2.4.4. Chống chỉ định
Bệnh nhân có tổn thương thận nặng, có suy tủy nặng, có mẫn cảm với carboplatin hoặc
với các hợp chất platinum, phụ nữ đang có thai hoặc đang cho con bú.

2.2.2.5. Độc tính của carboplatin trên hệ tạo máu
Giảm bạch cầu, tiểu cầu và thiếu máu thường xảy ra khi dùng Carboplatin.
Ức chế tủy xương có hồi phục và phụ thuộc liều. Giảm tiểu cầu và chảy máu hiếm gặp
ở liều thấp (dưới 200 mg/m2). Ở liều cao nhất có khoảng 30% bệnh nhân có giảm tiểu
cầu dưới 5000/mm3 và giảm bạch cầu dưới 2000/mm3, haemoglobin có thể giảm dưới
9,5 g/100ml. Tiểu cầu thường thấp nhất khoảng ngày 14-21 sau khi bắt đầu dùng thuố
và đối với bạch cầu thì vào ngày 14-28. Sau khi ngưng dùng carboplatin 4 – 6 tuần thì
tiểu cầu và bạch cầu trở lại mức bình thường. Chỉ tiếp tục dùng carboplatin khi số
lượng tiểu cầu trở lại trên 100.000/m3 và số lượng bạch cầu trên 4000/mm3 máu.
Ức chế tủy xương nặng hơn nếu bệnh nhân trước đó đã từng trải qua hóa trị liệu hoặc
trên 65 tuổi hoặc tiền căn suy thận.

2.2.2.6. Tương tác thuốc
Khi phối hợp carboplatin với các thuốc ức chế tủy khác, nên điều chỉnh liều lượng để
tránh tác dụng độc do thuốc tích tụ. Do có thể làm tổn thương chức năng thận, tránh
điều trị carboplatin cùng lúc với các kháng sinh aminoglycoside hoặc các thuốc độc
cho thận khác. Carboplatin tương tác với nhôm có trong thành phần của kim, ống tiêm,
ống thông và bộ truyền tĩnh mạch để tạo tủa đen, do vậy không được dùng các vật
dụng này để tiêm truyền carboplatin.

2.3. YẾU TỐ TĂNG TRƯỞNG HỆ TẠO MÁU [13,17]
2.3.1. Đại cương
Bệnh nhân ung thư thường bị giảm bạch cầu vào khoảng giữa mỗi đợt hóa trị liệu, sau
giai đoạn giảm tối đa bạch cầu dần trở lại mức bình thường, sau đó bệnh nhân lại tiếp



15

Tổng quan tài liệu

tục hóa trị đợt tiếp theo. Mỗi đợt giảm bạch cầu sẽ làm bệnh nhân sốt, mệt mỏi và nguy
cơ nhiễm trùng rất cao có thể khiến bệnh nhân tử vong. Vì thế, việc phối hợp thuốc hóa
trị ung thư với một thuốc phục hồi bạch cầu là vô cùng cần thiết.
Hiện nay tại các bệnh viện, trong hóa trị ung thư việc sử dụng phối hợp các yếu tố kích
thích hệ tạo máu để phục hồi lượng bạch cầu trong máu ngày càng được chú trọng, các
chế phẩm thường dùng là: GM-CSF (Granulocyte Macrophage – Conoly Stimulating
Factor: yếu tố kích thích dòng bạch cầu - đại thực bào) và G-CSF (Granulocyte Colony Stimulating Factor: yếu tố kích thích dòng bạch cầu).
G-CSF là một loại cytokine tự nhiên trong cơ thể người có nhiều tác động, được biết
đến với vai trò tăng sinh, biệt hóa và điều hòa hoạt động các tế bào tiền thân bạch cầu
trung tính. Nó được tiết ra chủ yếu từ bạch cầu đơn nhân và đại thực bào, hoạt hóa bởi
nội độc tố, α–TNF và γ–IFN. Các tế bào khác như nguyên bào sợi, tế bào màng trong,
tế bào hình sao, tế bào cơ chất cũng tiết ra G – CSF bởi sự hoạt hóa của LPS, IL-1, α–
TNF. Ngoài ra nhiều loại tế bào carcinoma và tế bào u bạch cầu nguyên bào tủy cũng
tiết ra G-CSF tương tự như trên một cách nhanh chóng.
Filgrastim (biệt dược Neulasta, Neupogen) là một yếu tố kích thích dòng bạch cầu hạt
của người, được sản xuất bằng công nghệ tái tổ hợp ADN và có hoạt tính giống hệt yếu
tố nội sinh kích thích dòng bạch cầu hạt ở người. Filgrastim là một protein không gắn
đường, độ tinh khiết cao, có 175 acid amin. Trong sản xuất, filgrastim được tạo ra từ vi
khuẩn Escherichia coli mà hệ gen của chúng đã được biến đổi do gắn thêm vào một
gen sản xuất ra yếu tố kích thích tạo bạch cầu hạt. Thuốc điều hoà việc sản xuất và huy
động các tế bào hạt trung tính từ tuỷ xương. Trong một số trường hợp giảm bạch cầu
trung tính mạn tính, điều trị cũng làm tăng sản xuất bạch cầu hạt ưa acid và ưa bazơ.
Tăng bạch cầu hạt trung tính phụ thuộc trực tiếp vào liều. Khi ngừng điều trị, bạch cầu
hạt trung tính lưu hành giảm 50% trong vòng 1-2 ngày và trở lại mức bình thường

trong vòng 1-7 ngày.


16

Tổng quan tài liệu

2.3.2. Đặc tính Filgrastim (Neulasta, Neupogen) [13]
2.3.2.1. Dược động học
Hấp thu và thanh thải filgrastim theo kiểu dược động bậc một mà không phụ thuộc rõ
vào nồng độ. Có mối tương quan tuyến tính giữa liều tiêm và nồng độ filgrastim trong
huyết thanh, dù tiêm tĩnh mạch hay tiêm dưới da. Sau khi tiêm dưới da với liều khuyến
cáo, nồng độ trong huyết thanh được duy trì trên 10 nanogam/ml, trong 8 đến 16 giờ.
Thể tích phân bố trung bình 150 ml/kg ở cả người bình thường và người mắc ung thư.
Thời gian bán thải ở cả người bình thường và người mắc ung thư xấp xỉ 3,5 giờ.
Truyền tĩnh mạch liên tục 24 giờ với liều 20 microgam/kg, trong 11 đến 20 ngày, cho
nồng độ filgrastim ổn định trong huyết thanh và không thấy thuốc tích lũy trong thời
gian khảo sát. Người ta chưa xác định được đầy đủ sự chuyển hóa của filgrastim và
không biết thuốc được chuyển hóa hoặc đào thải như thế nào.

2.3.2.2. Chỉ định: Filgrastim được chỉ định ở các bệnh nhân:
Chứng mất bạch cầu hạt do thuốc.
Giảm bạch cầu trung tính có sốt.
Ung thư không do tế bào tủy xương.
Filgrastim có hiệu quả làm tăng số lượng bạch cầu trung tính và làm thuyên giảm bệnh
ở người giảm bạch cầu trung tính nặng, mạn tính, bao gồm cả hội chứng Kostmann và
giảm bạch cầu trung tính chu kỳ, vô căn.

2.3.2.3. Chống chỉ định: Filgrastim không nên dùng ở những bệnh nhân quá mẫn với
sản phẩm hoặc những thành phần của thuốc.


2.3.2.4. Tương tác thuốc: Tính an toàn và hiệu quả của filgrastim khi sử dụng trong
cùng một ngày với các thuốc hóa trị chưa được xác định. Vì tính nhạy cảm của các tế
bào tủy phân chia nhanh với thuốc hóa trị, không nên sử dụng filgrastim trong vòng 24
giờ sau khi hóa trị. Chưa có các thử nghiệm lâm sàng thăm dò tương tác có thể có giữa
filgrastim với các yếu tố tăng trưởng tạo máu và các cytokin khác. Filgrastim không
nên hòa loãng với dung dịch nước muối.


17

Tổng quan tài liệu

2.3.2.5. Tác dụng phụ
Filgrastim dung nạp tốt. Tác dụng không mong muốn phổ biến nhất là đau xương ở
mức độ nhẹ đến vừa, ở khoảng 20% người bệnh. Tác dụng phụ này có thể giải quyết
được bằng các thuốc giảm đau tiêu chuẩn (ví dụ paracetamol) mà không cần ngừng
điều trị. Lactat dehydrogenase, phosphatase kiềm, acid uric và γ-glutamyl-transferase
tăng vừa trong huyết thanh ở 50% số người điều trị.
Đôi khi bệnh nhân có thể đau đầu, khó tiểu, tiêu chảy, gan to, lách to, giảm tiểu cầu,
thiếu máu, chảy máu cam, đôi khi có giảm huyết áp thoáng qua, không cần điều trị.
Số bạch cầu tăng trên 10.000/mm3 xảy ra ở khoảng 5% số bệnh nhân điều trị filgrastim
ở liều > 0,3 µUI/kg/ngày (3 mcg/kg/ngày). Tuy nhiên không ghi nhận tác dụng bất lợi
nào liên quan trực tiếp đến mức độ tăng bạch cầu này.

2.3.2.6. Liều lượng
Liều sử dụng filgrastim là 0,5 µUI (5 mcg/kg tương ứng với 16,6 µl dung dịch tiêm)
tiêm một lần trong ngày.
Với một bệnh nhân 60 kg cần dùng 1 lọ filgrastim 30 µUI. Ở những bệnh nhân được
điều trị bằng hóa trị và ghép tủy tự thân, liều khởi đầu của filgrastim được đề nghị là 1

µUI (10 mcg/kg/ngày) truyền tĩnh mạch liên tục trong 24 giờ hoặc 1MUI (10
mcg/kg/ngày) truyền tĩnh mạch liên tục trong 30 phút hoặc trong 24 giờ. Filgrastim
phải được pha loãng trong dịch truyền glucose 5%.

2.3.2.7. Cách dùng
Điều trị sau hoá trị liệu: liều filgrastim đầu tiên không bao giờ được cho trước ít nhất
24 giờ sau khi ngừng hóa trị liệu. Có thể tiêm dưới da hoặc truyền tĩnh mạch hàng ngày
trong thời gian ngắn 30 phút pha loãng thuốc trong dung dịch glucose 5%. Phải tiếp tục
dùng filgrastim cho tới khi số lượng bạch cầu trung tính dự tính thấp nhất đã vượt qua
và số lượng bạch cầu trung tính đã trở lại mức bình thường. Thời gian điều trị cần thiết


×