Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Phân tích tình hình tài chính của xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu i chi nhánh công ty cổ phần chế biến XNK thủy sản tỉnh bà rịa vũng tàu (baseafood)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.98 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN TICH TINH HINH TÀI CHÍNH CỦA XÍ
NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU ICHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN
XNK THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
(BASEAFOOD)

TÀI CHÍNH – NGÂN HANG
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Ngành:

Giảng viên hướng dẫn: TH.S NGUYỄN TRỌNG NGHĨA
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIỀU DIỄM
MSSV:1154021361

Lớp: 11DTDN03

TP. Hồ Chí Minh, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN TICH TINH HINH TÀI CHÍNH CỦA XÍ
NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU ICHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN
XNK THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU


(BASEAFOOD)

Ngành:
Chuyên ngành:

TÀI CHÍNH – NGÂN HANG
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn: TH.S NGUYỄN TRỌNG NGHĨA
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIỀU DIỄM
MSSV:1154021361

Lớp: 11DTDN03

TP. Hồ Chí Minh, 2015


LƠI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong
khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại Xí nghiệp Chế biến Thủy sản Xuất khẩu I – Chi
Nhánh Công Ty Cổ Phần Chế Biến XNK Thủy Sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
(BASEAFOOD), không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước nhà trường về sự cam đoan này.
Tp.HCM, ngày….tháng….năm….

Nguyễn Thị Kiều Diễm

i



LƠI CAM ƠN
Đầu tiên , em xin gưi lơi cam ơn đên vơi toan thê

quy thầy cô trường Đại Học

Công Nghê TP .HCM noi chung va quy thây cô khoa Kê Toan

-Tài Chính - Ngân

Hang nói riêng, đa tao điêu kiên cho em tham gia vao khóa luận tốt nghiệp hêt sưc bô
ich n ày, tạo điều kiện cho em co thêm kiên thưc vê nganh hoc ma em theo đuôi, góp
phần tạo nền tảng vững chắc cho bản thân em sau khi tốt nghiệp.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến với toàn thế công nhân
viên quy Xí nghiệp Chế Biến Thủy Sản Xuất Khẩu I-Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Chế
Biến XNK Thủy Sản Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đã tạo điều kiện cho em có thời gian thực
tập, nhờ sự giúp đỡ tận tình của quy Xí nghiệp, em đã có thêm nhiều điều kiện để hoàn
thành tốt khóa luận này, một lần nữa xin cảm ơn quy Xí nghiệp.
Đặc biêt, em xin gưi lơi cam ơn sâu săc đên vơi thầy NGUYỄN TRỌNG NGHĨA,
thầy đa tân tinh chi day em tro ng suôt thơi gian lam khóa luận, nhơ sư chi day tân tinh đo
em đa tiêp thu thêm nhiêu kiên thưc bô ich , góp phân lam cho khóa luận của em thêm chi
tiêt va hoàn thiện hơn.
Sau cung, em xin gưi lơi cam ơn đên gia đinh va ban be đã góp phần tạo đông lưc
cho em va tro ng suôt thơi gian lam khóa luận, bạn be đã giúp đỡ em một số vấn đề mà
em chưa thât sư hiêu ro , nhơ đo em mơi co thê hoan thanh tôt

khóa luận của mình . Đê

hoàn thành khóa luận tốt nghiệp vơi đê tai : “PHÂN TICH TINH HINH TÀI CHÍNH
CỦA XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU I-CHI NHÁNH CÔNG
TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XNK THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU” em đa

trải qua qua trinh tim hiêu , phân tich , học hỏi , nhưng do kiên thưc còn hạn chế , kinh
nghiêm ch ưa nhiêu va môt sô ly do khach quan kha c nên không tranh khoi thiếu sót, em
kính mong quy thầy cô n hân xet va bô sung , để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin gưi đên quy thây , cô cung vơi gia đinh va ban be lơi chuc sưc khoe

, lơi

cảm ơn chân thành nhất , và chúc mọi người luôn thành công t rong công viêc va cuôc
sông.

ii


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Tên đơn vị thực tập: .................................................................................................
Địa
.......................................................................................................................

chỉ:

Điện thoại liên hệ: .....................................................................................................
Email: ........................................................................................................................
. NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN:
Họ




tên

sinh

viên:

...................................................................................................
MSSV:.........................................................................................................................
Lớp:.............................................................................................................................
Thời gian thực tập tại đơn vị: Từ........................... đến ...........................
Tại bộ phận thực tập: .................................. ............................................
Trong quá trình thực tập tại đơn vị sinh viên đã thể hiện:
1. Tinh thần trách nhiệm với công việc và y thức chấp hành kỷ luật:
 Tốt
 Khá
 Bình thường
 Không đạt
2. Số buổi thực tập thực tế tại đơn vị:
>3 buổi/ tuần
1-2 buổi/tuần
 Ít đến công ty
3. Đề tài phản ánh được thực trạng hoạt động của đơn vị:
 Tốt
 Khá
 Trung bình
4. Nắm bắt được những quy trình nghiệp vụ chuyên ngành

 Không đạt

 Tốt


 Không đạt

 Khá

 Trung bình

ngày……tháng…..năm……
Đơn vị thực tập
(ky tên và đóng dấu)

3


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN
Họ và tên sinh viên:...................................................................................................
MSSV: ........................................................................................................................
Lớp: ...........................................................................................................................
.
Thời gian thực tập: Từ ........................................... đến ...........................
Tại đơn vị:................................................... ............................................
Trong quá trình viết báo cáo thực tập sinh viên đã thể hiện:
1. Thực hiện viết báo cáo thực tập theo quy đinh:
 Tốt
 Khá
 Bình thường
 Không đạt
2. Thường xuyên liên hệ và trao đổi chuyên môn với Giảng viên hướng dẫn:
 Tốt

 Khá
 Bình thường
3. Đề tài phản ánh được thực trạng hoạt động của đơn vị:

 Không đạt

 Tốt

 Không đạt

 Khá

 Trung bình

TP.HCM, ngày……tháng…..năm……
Giảng viên hướng dẫn
(ky tên, ghi rõ họ tên)

4


MỤC LỤC
Lời mở đầu........................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 Phân tích tài chính doanh nghiệp ............................................................................. 3
1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp ......................................................... 3
1.1.2 Mục đích phân tích tài chính doanh nghiệp .......................................................... 3
1.1.3 Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp........................................................ 4
1.1.4 Trình tự phân tích tài chính doanh nghiệp ............................................................ 5
1.2 Tài liệu và phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp .................................. 6

1.2.1 Tài liệu phân tích ..................................................................................................... 6
1.2.1.1 Thông tin từ hệ thống kế toán............................................................................. 6
1.2.1.2 Thông tin bên ngoài hệ thống kế toán................................................................ 7
1.2.2 Phương pháp phân tích ........................................................................................... 8
1.2.2.1 Phân tích xu hướng .............................................................................................. 8
1.2.2.2 Phân tích cơ cấu ................................................................................................... 8
1.2.2.3 Phân tích tỷ số ...................................................................................................... 8
1.3 Nội dung phân tích..................................................................................................... 9
1.3.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính ................................................................. 9
1.3.1.1 Phân tích bảng cân đối kế toán ........................................................................... 9
1.3.1.2 Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ................................. 11
1.3.2 Phân tích các tỷ số tài chính................................................................................. 12
1.3.2.1 Tỷ số thanh toán................................................................................................. 13
1.3.2.2 Tỷ số quản lý nợ ................................................................................................. 14
1.3.2.3 Tỷ số hiệu quả hoạt động .................................................................................. 15
1.3.2.4 Tỷ số khả năng sinh lời ...................................................................................... 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA XÍ NGHIỆP CHẾ
BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU I-CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN
XNK THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU (BASEAFOOD)
2.1 Tổng quan về Xí Nghiệp Chế Biến Thủy Sản Xuất Khẩu I-Chi Nhánh Công Ty
Cổ Phần Chế Biến XNK Thủy Sản Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ...................................... 20
2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển Công Ty BASEAFOOD và Xí Nghiệp Chế Biến
Thủy Sản Xuất Khẩu I.................................................................................................... 20
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty BASEAFOOD............................... 20
2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Xí Nghiệp Chế Biến Thủy Sản Xuất Khẩu
I ........................................................................................................................................ 21
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, quản lý ......................................................................................... 22
5



2.1.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh ............................................................................ 24
2.1.4 Tình hình xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2012-2014 ............................................ 25
2.1.5 Khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2012-2014 ........... 26
2.1.6 Chíến lược, phương hướng phát triển của xí nghiệp trong tương lai ................ 26
2.2 Phân tích thực trạng tình hình tài chính của Xí Nghiệp Chế Biến Thủy Sản
Xuất Khẩu I .................................................................................................................... 27
2.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính của xí nghiệp ........................................ 27
2.2.1.1 Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán của xí nghiệp giai
đoạn 2012-2014 ............................................................................................................... 27
2.2.1.2 Phân tích tình hình tài chính qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh của xí nghiệp giai đoạn 2012-2014 .................................................................... 40
2.2.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính giai đoạn 2012-2014
.......................................................................................................................................... 48
2.2.2.1 Tỷ số thanh toán................................................................................................. 48
2.2.2.2 Tỷ số quản lý nợ ................................................................................................. 50
2.2.2.3 Tỷ số hiệu quả hoạt động .................................................................................. 51
2.2.2.4 Tỷ số khả năng sinh lời ...................................................................................... 55
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU
I-CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XNK THỦY SẢN TỈNH BÀ
RỊA-VŨNG TÀU (BASEAFOOD)
3.1 Nhận xét chung tình hình tài chính của Xí Nghiệp Chế Biến Thủy Sản Xuất
Khẩu I ............................................................................................................................. 61
3.1.1 Điểm mạnh ............................................................................................................. 61
3.1.2 Điểm yếu – Nguyên nhân ...................................................................................... 62
3.2 Đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao tình hình tài chính của Xí Nghiệp Chế Biến
Thủy Sản Xuất Khẩu I .................................................................................................. 63
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 67
PHỤ LỤC


6


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt

Nghĩa

TS

Tài sản

DT

Doanh thu

LN

Lợi nhuận

CP

Chi phí

TN

Thu nhập

GVHB


Giá vốn hàng bán

HTK

Hàng tồn kho

NNH

Nợ ngắn hạn

TSNH

Tài sản ngắn hạn

TSDH

Tài sản dài hạn

TTS

Tổng tài sản

CĐKT

Cân đối kế toán

BCKQHĐKD

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.2: Khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.3: Tình hình biến động giá trị tài sản giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.4: Tình hình biến động hàng tồn kho giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.5: Tình hình biến động kết cấu tài sản giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.6: Tình hình biến động giá trị nguồn vốn giai doạn 2012-2014
Bảng 2.7: Tình hình biến động kết cấu nguồn vốn giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.8: Cân đối tài sản và nguồn vốn năm 2012
Bảng 2.9: Cân đối tài sản và nguồn vốn năm 2013
Bảng 2.10: Cân đối tài sản và nguồn vốn năm 2014
Bảng 2.11: Tình hình biến động giá trị doanh thu, chi phí, lợi nhuận giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.12: Tình hình biến động kết cấu doanh thu, chi phí, lợi nhuận giai đoạn 20122014
Bảng 2.13: Tỷ số thanh toán hiện thời giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.14: Tỷ số thanh toán nhanh giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.15: Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.16: Tỷ số khả năng trả lãi giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.17: Vòng quay hàng tồn kho giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.18: Vòng quay khoản phải thu giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.19: Vòng quay khoản phải trả giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.20: Vòng quay tài sản ngắn hạn giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.21: Vòng quay tổng tài sản giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.22: Tỷ số lợi nhuận gộp giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.23: Tỷ số lợi nhuận hoạt động giai đoạn 2012-2014
8



Bảng 2.24: Tỷ số lợi nhuận ròng (ROS) giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.25: Tỷ số sức sinh lời căn bản giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.26: Tỷ số sinh lời của tài sản (ROA) giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.27: Tóm tắt phân tích tỷ số tài chính giai đoạn 2012-2014

9


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của xí nghiệp
Biểu đồ 2.1: Tình hình tài sản của xí nghiệp giai đoạn 2012 - 2014
Biểu đồ 2.2: Tình hình nguồn vốn của xí nghiệp giai đoạn 2012 - 2014

1
0


LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Sau những công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu về nhiều mặt từ
chính trị, ngoại giao đến kinh tế, đời sống văn hóa xã hội. Và sau khi trở thành thành viên
của Tổ chức Thương mại thế giới – WTO, các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các
doanh nghiệp trên cả nước có điều kiện thuận lợi để vươn mình, phát triển cùng Đất
nước. Các doanh nghiệp đã vạch ra các chiến lược phát triển cho mình thông qua việc
phân tích tình hình tài chính nhằm hòa mình vào vòng chảy kinh tế xuyên suốt của cả
Quốc gia.
Phân tích tình hình tài chính không những cung cấp thông tin quan trọng nhất cho chủ
doanh nghiệp trong việc đánh giá những tiềm lực vốn có của doanh nghiệp, xem xét khả
năng và thế mạnh trong sản xuất kinh doanh, mà còn thông qua đó xác định được xu

hướng phát triển của doanh nghiệp, tìm ra những bước đi vững chắc, hiệu quả trong một
tương lai gần. Việc phân tích tài chính là một công cụ quan trọng cho công tác quản ly
của chủ doanh nghiệp nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung.
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề phân tích tài chính, em đã chọn đề tài “Phân tích
tình hình tài chính của Xí Nghiệp Chế Biến Thủy Sản Xuất Khẩu I-Chi Nhánh Công
Ty Cổ Phần Chế Biến XNK Thủy Sản Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (BASEAFOOD)” .
2.Mục đích nghiên cứu đề tài
Bất kỳ hoạt động kinh doanh trong các điều kiện khác nhau như thế nào đi nữa cũng còn
tiềm ẩn những khả năng tiềm tàng chưa phát hiện được, chỉ thông qua phân tích tình hình
tài chính doanh nghiệp mới có thể phát hiện để kinh doanh có hiệu quả. Chính vì lẽ đó
mà mục tiêu nghiên cứu của đề tài: “Phân tích tình hình tài chính của Xí Nghiệp Chế
Biến Thủy Sản Xuất Khẩu I-Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Chế Biến XNK Thủy Sản Tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu (BASEAFOOD)” là để đánh giá sức mạnh tài chính, hiệu quả hoạt
động kinh doanh và những hạn chế còn tồn tại của xí nghiệp. Qua việc nghiên cứu đề tài
em có thể vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn, tiến hành xem xét, tổng
hợp phân tích các số liệu, các báo cáo tài chính được xí nghiệp cung cấp, từ các cơ sở đó
đánh giá tình hình tài chính của xí nghiệp. Trên thực tế đó, em mạnh dạn đề xuất một số
giải pháp với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển chung của xí nghiệp.
1


3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng tài chính của Xí Nghiệp Chế Biến Thủy Sản Xuất
Khẩu I.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tình hình tài chính Xí Nghiệp Chế Biến Thủy Sản
Xuất Khẩu I thông qua phân tích các báo cáo tài chính của xí nghiệp trong giai đoạn từ
năm 2012 đến năm 2014.
4.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu được thu thập từ bảng cân đối kế toán, bảng báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2012, 2013, 2014 và các tài liệu khác.

- Phương pháp xử ly số liệu: tiến hành phân tích các số liệu thực tế thông qua các tài liệu,
báo cáo tài chính của cơ quan thực tập. Sử dụng các phương pháp phân tích theo chiều
ngang, phân tích theo chiều dọc, phân tích các tỷ số chủ yếu để so sánh, phân tích, tổng
hợp các biến số biến động qua các năm, qua đó có thể thấy được thực trạng của cơ quan
thực tập trong những năm qua.
- Phương pháp thu thập thông tin: thu thập thông tin từ sách, giáo trình, internet…
5.Giới thiệu kết cấu đề tài
Chương 1: Cơ sở ly luận về phân tích tài chính doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính của Xí Nghiệp Chế Biến Thủy Sản Xuất Khẩu
I-Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Chế Biến XNK Thủy Sản Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
(BASEAFOOD)
Chương 3: Nhận xét chung và một số kiến nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính của Xí
Nghiệp Chế Biến Thủy Sản Xuất Khẩu I-Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Chế Biến XNK
Thủy Sản Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (BASEAFOOD)

2


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 Phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp, công cụ theo một hệ
thống nhất định, cho phép thu thập và xử ly các thông tin kế toán cũng như các thông tin
khác trong quản ly doanh nghiệp, nhằm đưa ra những đánh giá chính xác, đúng đắn về
tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp nhà quản ly kiểm soát
tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cũng như dự
đoán trước những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai để đưa ra các quyết định xử ly phù
hợp tùy theo mục tiêu theo đuổi.
Phân tích tài chính không chỉ là một quá trình tính toán các tỷ số mà còn là quá trình xem
xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về các kết quả hiện hành so với quá khứ nhằm

đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đánh giá những gì đã làm được,
nắm vững tiềm năng, dự kiến những gì sẽ xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp
để tận dụng triệt để các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu.
1.1.2 Mục đích phân tích tài chính doanh nghiệp
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin hữu ích cần thiết cho các chủ
doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà cho vay, các đối tượng quan tâm khác để giúp họ có những
quyết định đúng trong kinh doanh, quan hệ kinh tế.
- Cung cấp những thông tin về tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động nguồn vốn, các
tỷ suất về đầu tư, các tỷ suất biểu hiện khả năng tự tài trợ, khả năng tiêu thụ sản phẩm,
khả năng sinh lời và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ đó giúp cho doanh nghiệp thấy rõ
những mặt mạnh, mặt yếu, nguyên nhân tồn tại để đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm
khắc phục và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Cung cấp thông tin về tình hình công nợ, khả năng thu hồi các khoản phải thu, khả năng
thanh toán các khoản phải trả, giúp doanh nghiệp dự đoán chính xác quá trình phát triển,
đồng thời giúp cho các cơ quan quản ly vĩ mô nắm chắc tình hình kế hoạch hướng dẫn,
kiểm tra doanh nghiệp được hiệu quả.

3


1.1.3 Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường có sự quản ly của nhà nước, có nhiều đối tượng quan tâm
đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như các nhà đầu tư, cung cấp tín dụng ngắn hạn
và dài hạn, các nhà quản ly doanh nghiệp, cơ quan thuế, các cơ quan quản ly nhà nước,
người lao động…Các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp ở các
góc độ khác nhau. Phân tích tài chính giúp cho tất cả các đối tượng có thông tin phù hợp
với mục đích của mình, trên cơ sở đó có thể đưa ra các quyết định hợp ly trong kinh
doanh.
- Các nhà cung cấp tín dụng: Quan tâm đến khả năng doanh nghiệp có thể hoàn trả các
khoản nợ hay không. Tuy nhiên, các chủ nợ ngắn hạn và dài hạn có mối lưu tâm khác

nhau. Các chủ nợ ngắn hạn thường quan tâm đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp
nhằm đáp ứng các yêu cầu chi trả ngắn hạn, còn các chủ nợ dài hạn lại quan tâm đến khả
năng của doanh nghiệp có đáp ứng được yêu cầu chi trả tiền lãi và trả nợ gốc khi đến hạn
không do đó họ phải chú trọng đến khả năng sinh lãi và cả sự ổn định lâu dài của doanh
nghiệp. Trên cơ sở cung cấp những thông tin về các khía cạnh này, phân tích tài chính
giúp cho chủ nợ đưa ra các quyết định về khoản nợ như có chi vay không, thời hạn bao
lâu, vay bao nhiêu.
- Các nhà quản ly doanh nghiệp: Họ cần thông tin để kiểm soát và chỉ đạo tình hình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp do vậy họ phải thường xuyên quan tâm đến mọi khía
cạnh phân tích tài chính. Phân tích giúp họ có định hướng cho các quyết định về đầu tư,
cơ cấu nguồn tài chính, phân chia lợi nhuận, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh để có
biện pháp điều chỉnh phù hợp.
- Cơ quan thuế: Quan tâm đến số thuế mà doanh nghiệp phải nộp. Thông tin tài chính
giúp họ nắm bắt được tình hình thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế đối với ngân sách, số
phải nộp, đã nộp, còn phải nộp.
- Cơ quan thống kê hay nghiên cứu: Thông qua phân tích tài chính có thể tổng hợp các
chỉ tiêu kinh tế của toàn ngành, khu vực hay toàn bộ nền kinh tế để phân tích ở tầm vĩ
mô, đưa ra các chiến lược phát triển dài hạn.
- Người lao động: Họ cũng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp để đánh
giá triển vọng của nó trong tương lai….
4


Như vậy, có thể thấy vai trò cơ bản của phân tích tài chính là giúp cho các đối tượng
quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp có cơ sở vững chắc, đưa ra các quyết
định phù hợp với mục đích của họ thông qua việc cung cấp các thông tin hữu ích.
1.1.4 Trình tự phân tích tài chính doanh nghiệp
-Thu thập thông tin: Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng ly giải
và thuyết minh thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dự
đoán tài chính.

Nó bao gồm những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, những thông tin kế
toán và những thông tin quản ly khác, những thông tin về số lượng và giá trị ...trong đó
các thông tin kế toán phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp, là
những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng. Do vậy, phân tích tài chính trên thực tế là
phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp.
-Xử ly thông tin: giai đoạn tiếp theo của phân tích tài chính là quá trình xử ly thông tin đã
thu thập được.
Trong giai đoạn này, người sử dụng thông tin ở các góc độ nghiên cứu, ứng dụng khác
nhau, có phương pháp xử ly thông tin khác nhau phục vụ mục tiêu phân tích đã đặt ra: xử
ly thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính
toán so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân các kết quả đã đạt được.
-Đưa ra quyết định: Thu thập và xử ly thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều
kiện cần thiết để người sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đưa ra quyết định tài chính.
Đối với chủ doanh nghiệp, phân tích tài chính nhằm đưa ra các quyết định liên quan tới
mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sản của doanh nghiệp, tăng
trưởng, phát triển, tối đa hoá lợi nhuận. Đối với người cho vay và đầu tư vào doanh
nghiệp thì đưa ra các quyết định về tài trợ và đầu tư; đối với nhà quản ly thì đưa ra các
quyết định về quản ly doanh nghiệp.

5


1.2 Tài liệu và phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Tài liệu phân tích
Tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm 2 nguồn cơ bản là thông
tin từ hệ thống kế toán và thông tin bên ngoài hệ thống kế toán.
1.2.1.1 Thông tin từ hệ thống kế toán
Thông tin từ hệ thống kế toán chủ yếu được sử dụng là bảng cân đối kế toán và bảng báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng cân đố i kế toán

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài
sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Bảng cân đối kế toán có y nghĩa quan trọng trong công tác quản ly doanh nghiệp. Số liệu
trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ
cấu tài sản; nguồn vốn và cơ cấu hình thành các tài sản đó. Thông qua bảng cân đối kế
toán có thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh
nghiệp. Trên cơ sở đó, có thể phân tích tình hình sử dụng vốn vào quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Các thành phần của bảng cân đối kế toán gồm:
Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có thuộc quyền quản ly và sử dụng của
doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo. Căn cứ vào số liệu này có thể đánh giá một cách
tổng quát quy mô tài sản và kết cấu các loại vốn doanh nghiệp hiện có đang tồn tại dưới
hình thái vật chất. Xét về mặt pháp ly, số lượng của các chỉ tiêu bên phần tài sản thể hiện
số vốn đang thuộc quyền quản ly và sử dụng của doanh nghiệp.
Phần nguồn vốn: Phản ánh những nguồn vốn mà doanh nghiệp quản ly và đang sử dụng
vào thời điểm lập báo cáo. Về mặt kinh tế, khi xem xét phần nguồn vốn các nhà quản trị
có thể biết trách nhiệm pháp ly của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản ly và sử dụng
ở doanh nghiệp.
Bảng báo cáo kế t quả hoạ t đ ộng kinh
doanh

6


Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình
hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Số liệu trên báo cáo

7



này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm
năng về vốn, lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm quản ly kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm:
Phần I: Lãi, lỗ: Phần này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau
một kỳ hoạt động (lãi hoặc lỗ). Các chỉ tiêu này liên quan đến doanh thu, chi phí và các
nghiệp vụ bất thường để xác định kết quả của từng loại hoạt động cũng như toàn bộ kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa
vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.
1.2.1.2 Thông tin bên ngoài hệ thống kế toán
Thông tin từ bên ngoài hệ thống kế toán được sử dụng để phân tích nguyên nhân ảnh
hưởng, các yếu tố ảnh hưởng của môi trường kinh doanh cũng như các chính sách của
doanh nghiệp tác động đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như thế nào.
Các thông tin này chia thành 3 nhóm : thông tin chung về tình hình kinh tế, thông tin về
ngành kinh doanh của doanh nghiệp và thông tin về đặc điểm hoạt động của doanh
nghiệp:
- Thông tin chung về tình hình kinh tế: phản ánh tình hình chung về kinh tế tại một thời
kì nhất định có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các thông tin về
tăng trưởng hay suy thoái kinh tế, tỉ lệ lạm phát, thông tin về lãi suất ngân hàng, tỷ giá
hối đoái…
- Thông tin về ngành kinh doanh của doanh nghiệp: Tính chất cạnh tranh của thị trường,
mức độ yêu cầu công nghệ của ngành…
- Thông tin về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp: Mỗi một doanh nghiệp có đặc điểm
riêng trong tổ chức hoạt động nên để đánh giá chính xác tình hình tài chính, cần nghiên
cứu các đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp như mối liên hệ giữa doanh nghiệp với các
đơn vị khác, chính sách đầu tư…

8



1.2.2 Phương pháp phân tích
1.2.2.1 Phân tích xu hướng
Phân tích xu hướng là tính số tiền chênh lệch và tỷ lệ phần trăm chênh lệch từ năm này so
với năm trước, các tỷ lệ chênh lệch được tính cho nhiều năm ( từ 3 đến 5 năm hoặc lâu
hơn) để thấy được quy mô thay đổi tương quan ra sao với quy mô của số tiền liên quan.
Phân tích xu hướng còn giúp đánh giá các tỷ số tài chính đang biến động theo chiều
hướng tốt đẹp hay trở nên xấu đi khi so sánh các tỷ số trong nhiều năm. Phân tích xu
hướng quan trọng bởi vì nó có thể chỉ ra những thay đổi cơ bản về bản chất của hoạt
động kinh doanh.
1.2.2.2 Phân tích cơ cấu
Phân tích cơ cấu là xác định quan hệ tỷ lệ giữa các khoản mục xuất hiện trên cùng một
cột các báo cáo so sánh với một chỉ tiêu tổng thể nào đó. Đối với báo cáo kết quả kinh
doanh, phân tích cơ cấu được thực hiện bằng cách tính và so sánh tỷ trọng của từng
khoản mục so với doanh thu qua các năm để thấy được khuynh hướng thay đổi của từng
khoản mục. Tương tự, trong phân tích cơ cấu bảng cân đối kế toán chúng ta cũng tính
toán và so sánh tỷ trọng của từng khoản mục tài sản với tổng tài sản và từng khoản mục
của nguồn vốn so với tổng nguồn vốn.
Phân tích cơ cấu có ích trong việc so sánh tầm quan trọng của các thành phần nào đó
trong hoạt động kinh doanh và trong việc chỉ ra những thay đổi quan trọng về cơ cấu của
một năm so với năm tiếp theo .
1.2.2.3 Phân tích tỷ số
Phân tích tỷ số tài chính là việc xác định và sử dụng các tỷ số tài chính để đo lường, đánh
giá tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Có nhiều loại tỷ số tài chính khác
nhau. Dựa vào cách thức sử dụng số liệu để xác định, tỷ số tài chính có thể chia thành ba
loại: tỷ số tài chính được xác định từ bảng cân đối kế toán, tỷ số tài chính được xác định
từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh và tỷ số tài chính được xác định từ cả hai báo cáo
trên. Dựa vào mục tiêu phân tích, các tỷ số tài chính có thể chia thành: tỷ số thanh toán,
tỷ số quản ly nợ, tỷ số hiệu quả hoạt động, tỷ số khả năng sinh lời... Mỗi tỷ số tài chính
phản ánh một nội dung khác nhau về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thực trạng tài


9


chính của doanh nghiệp sẽ được thấy rõ hơn khi so sánh tỷ số kỳ này với kỳ trước, hoặc
so sánh tỷ số của doanh nghiệp với tỷ số của trung bình ngành.
1.3 Nội dung phân tích
1.3.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính
1.3.1.1 Phân tích bảng cân đối kế toán
Phân tích khái quát tình hình tài sả n
Phân tích khái quát tình hình tài sản là đánh giá tình hình tăng, giảm và biến động kết cấu
của tài sản của doanh nghiệp. Qua phân tích tình hình tài sản sẽ cho thấy tài sản của
doanh nghiệp nói chung, của từng khoản mục tài sản nói riêng thay đổi như thế nào giữa
các năm. Doanh nghiệp có đang đầu tư mở rộng sản xuất hay không? Tình trạng thiết bị
của doanh nghiệp như thế nào? Doanh nghiệp có ứ động tiền, hàng tồn kho hay không?...
- Tài sản ngắn hạn: Xem xét sự biến động của giá trị cũng như kết cấu các khoản mục
trong tài sản ngắn hạn nhằm kiểm soát tính phù hợp giữa tình hình tài sản với tình hình
sản xuất kinh doanh.
+Tiền và các khoản tương đương tiền: Phân tích chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương
tiền cho thấy khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Xu hướng chung của tài sản
tiền giảm được đánh giá là tích cực, vì tiền được đưa vào sản xuất kinh doanh, tăng vòng
quay vốn. Nhưng ở mặt khác, vốn bằng tiền giảm làm giảm khả năng thanh toán nhanh
của doanh nghiệp.
+Các khoản phải thu: Các khoản phải thu là giá trị tài sản của doanh nghiệp bị các đơn vị
khác chiếm dụng. Xem xét về tỷ trọng và số tuyệt đối cuối năm so với đầu năm và các
năm trước, các khoản phải thu giảm được đánh giá là tích cực. Tuy nhiên, cần chú y rằng
không phải lúc nào các khoản phải thu tăng lên cũng đánh giá là không tích cực. Chẳng
hạn, trong trường hợp doanh nghiệp mở rộng các quan hệ kinh tế thì khoản này tăng lên
là điều tất nhiên. Vấn đề đặt ra là xem xét số tài sản bị chiếm dụng có hợp ly hay không.
+Hàng tồn kho: Hàng tồn kho tăng lên do quy mô sản xuất mở rộng, nhiệm vụ sản xuất
tăng lên, trong trường hợp thực hiện tất cả các định mức dự trữ đánh giá hợp ly, hàng tồn

kho giảm do định mức dự trữ bằng các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành, tìm
nguồn cung cấp hợp ly…nhưng vẫn đảm bảo sản xuất kinh doanh thì được đánh giá là
10


tích cực. Hàng tồn kho giảm do thiếu vốn để dự trữ vật tư, hàng hóa… được đánh giá
không tốt.
- Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn là nguồn lực được sử dụng để tạo ra thu nhập hoạt động
trong một thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh. Loại tài sản phổ biến nhất là tài sản
hữu hình (bất động sản, nhà máy, thiết bị). Tài sản dài hạn cũng bao gồm tài sản vô hình
như bản quyền, thương hiệu, bằng phát minh sáng chế, lợi thế thương mại và các nguồn
tự nhiên khác. Đánh giá sự biến động về giá trị và kết cấu của các khoản mục cấu thành
tài sản dài hạn để đánh giá tình hình đầu tư chiều sâu, tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật,
thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Xu hướng chung của quá trình phát triển sản xuất kinh doanh là tài sản cố định phải tăng
về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng vì điều này thể hiện quy mô sản xuất, cơ sở vật chất gia tăng,
trình độ tổ chức sản xuất cao…Tuy nhiên, trong trường hợp đầu tư nhà xưởng, máy móc
thiết bị quá nhiều nhưng lại thiếu nguyên liệu sản xuất, hoặc đầu tư nhiều nhưng không
sản xuất do sản phẩm không tiêu thụ được thì là điều không tốt.
Phân tích khái quát tình hình nguồ n
vốn
Phân tích khái tình hình nguồn vốn là đánh giá tình hình tăng, giảm kết cấu và biến động
kết cấu của nguồn vốn của doanh nghiệp.Qua phân tích tình hình nguồn vốn sẽ cho thấy
nguồn vốn của doanh nghiệp nói chung, của từng khoản mục nguồn vốn nói riêng thay
đổi như thế nào giữa các năm. Công nợ của doanh nghiệp tăng, giảm thay đổi như thế
nào. Cơ cấu vốn chủ sở hữu biến động như thế nào...
- Nợ phải trả: Một sự gia tăng của nợ phải trả sẽ đặt gánh nặng thanh toán lên tài sản
ngắn hạn và dài hạn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nếu nợ phải trả
tăng do doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh (tài sản tăng tương ứng) thì biểu hiện
này được đánh giá là tốt.

- Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc
hình thành từ kết quả kinh doanh. Do đó, vốn chủ sở hữu được xem là trái quyền của chủ
sở hữu đối với giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có quyền chủ
động sử dụng các loại nguồn vốn và các quỹ hiện có theo chế độ hiện hành.

11


1.3.1.2 Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra, phân tích,
đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi tiêu sản xuất, giá vốn, doanh thu sản
phẩm vật tư hàng hóa đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động khác và kết
quả kinh doanh sau một kỳ kế toán. Ngoài ra, số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh để
kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước.
Sau cùng, thông qua kết quả hoạt động kinh doanh giúp đánh giá xu hướng phát triển của
doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau.
Phân tích doanh thu
Doanh thu được tạo ra từ dòng tiền vào hoặc dòng tiền vào trong tương lai xuất phát từ
các hoạt động kinh doanh đang diễn ra ở doanh nghiệp. Doanh thu gồm doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính,…
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ doanh thu của
doanh nghiệp. Nó phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất, phản ánh trình độ tổ chức
chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích tình hình doanh thu giúp cho nhà quản ly thấy được ưu, khuyết điểm trong quá
trình thực hiện doanh thu để có thể thấy được nhân tố làm tăng và những nhân tố làm
giảm doanh thu. Từ đó hạn chế, loại bỏ những nhân tố tiêu cực, đẩy nhanh hơn những
nhân tố tích cực, phát huy thế mạnh của doanh nghiệp nhằm tăng doanh thu, nâng cao lợi
nhuận.
Phân tích chi phí
Chi phí là dòng tiền ra, dòng tiền ra trong tương lai hoặc phân bổ dòng tiền ra trong quá

khứ xuất phát từ các hoạt động kinh doanh đang diễn ra trong doanh nghiệp. Chi phí bao
gồm:
- Giá vốn hàng bán: phản ánh tổng giá trị mua hàng hóa, giá thành sản xuất sản phẩm,
dịch vụ đã bán. Giá vốn hàng bán là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh và hiệu quả
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh
thu thuần thu được, doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán. Tỷ lệ này
12


càng nhỏ chứng tỏ việc quản ly trong khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và
ngược lại.
- Chi phí bán hàng: là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ,…
Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần: Phản ánh để thu được một đồng doanh thu
thuần, doanh nghiệp bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng. Tỷ lệ này càng nhỏ chứng tỏ
công tác bán hàng càng có hiệu quả và ngược lại.
- Chi phí quản ly doanh nghiệp: là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động quản ly
kinh doanh, quản ly hành chính và quản ly điều hành chung của toàn doanh nghiệp.
Tỷ lệ chi phí quản ly doanh nghiệp trên doanh thu thuần: Chỉ tiêu này cho biết để thu
được một đồng doanh thu thuần, doanh nghiệp phải chi bao nhiêu chi phí quản ly. Tỷ lệ
này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả quản ly càng cao và ngược lại.
- Chi phí tài chính: bao gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí bản quyền, chi phí hoạt động
liên doanh…phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Yếu tố chi phí thể hiện sự hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp. Nếu chi phí bỏ ra quá lớn hoặc tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của
doanh thu, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nguồn lực không hiệu quả.
Phân tích
nhuận


lợ

i

Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó
phản ánh chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu
tố cơ bản sản xuất như lao động, vật tư,…
Phân tích lợi nhuận thông qua phân tích mối quan hệ giữa tổng doanh thu và tổng chi phí
và mức lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp qua đó đánh giá hiệu quả của các quá trình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là cao hay thấp.
1.3.2 Phân tích các tỷ số tài chính
Tỷ số tài chính là giá trị biểu hiện mối quan hệ hai hay nhiều số liệu tài chính với nhau.
Các tỷ số tài chính được thiết lập để đo lường những đặc điểm cụ thể về tình trạng và
hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
13


×