Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

đề thi thử THPTQG năm 2019 địa lí THPT chuyên thái bình lần 3 có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.67 KB, 10 trang )

SỞ GD VÀ ĐT THÁI BÌNH
THPT CHUYÊN
_____________
Mã đề: 234

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA – LẦN 3
NĂM HỌC 208 – 2019
Môn: Địa lí
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh:…………………………. Số báo danh. …………………………………………
Câu 1. Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở ven các thành phố lớn là do
A. Gắn với nguồn thức ăn đã chế biến và cơ sở thú y.
B. Việc chăn nuôi bò sữa đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao.
C. Miền núi việc vận chuyển sữa đến nơi chế biến khó khăn.
D. Gắn với cơ sở chế biến sữa và thị trường tiêu thụ.
Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, trung tâm công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
có quy mô từ 9 – 40 tỉ đồng là:
A. Hạ Long.
B. Việt Trì.
C. Cẩm Phả.
D. Thái Nguyên
Câu 3. Cho biểu đồ:

Biểu để trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1990 – 2014.
B. Tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1990 – 2014
C. diện tích, năng suất, sản lượng lúa ở nước ta trong giai đoạn 1990 – 2014.
D. Sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng lúa ở nước ta trong giai đoạn 1990 – 2014.
Câu 4. Việc hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng trong việc giải quyết các vấn đề về Biển
Đông có ý nghĩa quan trọng nhất là:


A. tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực.
B. tăng cường tình đoàn kết giữa các nước
C. giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
D. bảo vệ được lợi ích chính đáng của nước ta.
Câu 5. Điều kiện thuận lợi nhất cho nuôi trồng thủy sản nước lợ ở nước ta là có nhiều:
A. sông suối, kênh rạch, ô trũng ở đồng bằng
B. đầm phá, các ô trũng ở đồng bằng và ao hồ.


C. của sông rộng và các mặt nước ở đồng ruộng.
D. bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn.
Câu 6. Nguyên nhân chủ yếu tạo điều kiện cho gió mùa đông bắc có thể xâm nhập sâu vào miền Bắc
nước ta là do
A. vị trí địa lí nằm trong vành đai nội chí tuyến.
B. vị trí địa lí gần trung tâm của gó mùa mùa đông.
C. có địa hình chủ yếu là đổi và các vùng núi thấp.
D. hướng vòng cung các dãy núi Đông Bắc hút gió.

TỔNG DÂN SÓ, DÂN SỐ THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: Nghìn người)
Năm
2000
2005
2009
2011
2015
Tổng số
77631
82392
86025

87840
91709,8
Thành thị
18725
22332
25585
27888
31067,5
Nông thôn
58906
60060
60440
59952
60642,3
(Nguồn: Niêm giám thống kê Việt Nam 2016, NXB thống kê, 2017)
Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu dân số của nước ta phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 2000 –
2015, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất
A. Đường
B. Miền
C. Cột
D. Kết hợp
Câu 10. Điểm khác biệt lớn nhất trong sản xuất điện của miền Nam so với miền Bắc nước ta là:
A. có các nhà máy nhiệt điện với công suất lớn hơn
B. có các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than antraxit
C. có nhiều nhà máy thủy điện với công suất lớn hơn
D. xây dựng được nhà máy điện nguyên tử và điện gió
Câu 11. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết phần lớn diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy
sản tập trung ở vùng
A. Trung du miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 12. Tây Nguyên có thể thành lập các vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn là do:
A. thị trường tiêu thụ rộng, công nghiệp chế biến nhiều.
B. đất badan có tầng phong hóa sâu, giàu dinh dưỡng.
C. có nhiều cao nguyên xếp tầng, khí hậu cận xích đạo.


D. đất đai phân bố tập trung trên những mặt bằng rộng.
Câu 13. Việc quy hoạch và hình thành các vùng nông nghiệp nước ta, cơ sở quan trọng hàng đầu là dựa
trên:
A. điều kiện kinh tế - xã hội các vùng.
B. điều kiện sinh thái nông nghiệp
C. trình độ thâm canh của từng vùng.
D. khả năng chuyên môn hóa sản xuất.
Câu 14. Mục đích chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông nghiệp ở vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc là:
A. tạo ra nhiều nông sản để phục vụ xuất khẩu.
B. tăng các sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao.
C. đẩy mạnh phát triển các cây trồng trong vụ đông.
D. phù hợp với các thế mạnh về tự nhiên của vùng.
Câu 15. Địa hình thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu là đặc điểm của vùng núi
A. Tây Bắc
B. Trường Sơn Bắc
C. Đông Bắc
D. Trường Sơn Nam.
Câu 16. Các nước Đông Nam Á có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, chủ yếu do:
A. khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa.
B. vị trí nằm trong các vành đại sinh khoáng.
C. nằm trên đường di cư của nhiều sinh vật.

D. nằm kề sát vành đai lửa Thái Bình Dương.
Câu 17. Suy giảm đa dạng, sinh học nước ta không thể hiện ở sự suy giảm về
A. nguồn gen quý.
B. tốc độ sinh trưởng của sinh vật.
C. các hệ sinh thái.
D. số lượng và thành phần loài.
Câu 18. Căn cứ Atlat Địa lí Việt trang 14, cho biết đỉnh núi nào sau đây cao nhất dãy Trường Sơn Nam?
A. Chu Yang Sin.
B. Ngọc Linh.
C. Lang Bi An.
D. Bi Duop.
Cân 19. Đất phèn chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do
A. địa hình bằng phẳng với ba một giáp biển.
B. chưa xây đựng hệ thống đê sông, để biển.
C. mùa khô ở đây đến sớm và kết thúc muộn.
D. địa hình thấp với nhiều ô trùng rộng lớn.
Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
nào sau đây có giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu?
A. Hà Nội.
B. Đồng Nai.
C. Hải Phòng.
D. Bà Rịa - Vũng Tàu
Cân 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây có quy mô
GDP lớn nhất ở Đồng bằng sông Hồng?
A. Hải Phòng.
B. Hà Nội.
C. Hải Dương.
D. Bắc Ninh.
Câu 22. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết gió Tây khô nóng hoạt động chủ yếu ở vùng
khi hậu nào?

A. Tây Bắc Bộ.
B. Trung và Nam Bắc Bộ .
C. Tây Nguyên.
D. Bắc Trung Bộ.
Câu 23. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết các khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây
thuộc vùng Đông Nam Bộ?
A. Xa Mát, Bờ Y.
B. Xa Mát, Mộc Bài.
C. Mộc Bài, Bờ Y.
D. Mộc Bài, Đồng Tháp.
Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết dãy núi nào sau đây có hướng vòng
cung?
A. Con Voi.
B. Pu Đen Đinh.
C. Hoàng Liên Sơn.
D. Ngân Sơn.
Câu 25. Vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhất đối với việc phát triển thủy sản ở Bắc Trung Bộ là:
A. tăng cường khai thác thủy sản xa bờ.
B. đẩy mạnh việc nuôi trồng thủy sản.
C. phát triển nhanh công nghiệp chế biến.
D. hạn chế khai thác nguồn lợi ở ven bờ.


Câu 26. Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 – 2014
Năm
Tổng sản lượng
Sản lượng khai thác
Sản lượng nuôi trồng


2005
3466,8
1987,9
1478,9

2008
4602,0
2136,4
2465,6

2010
5142,7
2414,4
2728,3

(Đơn vị: Nghìn tấn)
2014
6333,2
2920,4
3412,8

(Nguồn: Niêm giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng khai thác.
B. Sản lượng nuôi trồng tăng nhiều hơn sản lượng khai thác
C. Tỉ trọng khai thác thủy sản có xu hướng ngày càng giảm.
D. Sản lượng nuôi trồng luôn lớn hơn sản lượng khai thác
Câu 27. Cho biểu đồ sau đây:

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng về sản lượng số sản phẩm của ngành

công nghiệp năng lượng ở nước ta giai đoạn 1995 - 2014?
A. Sản lượng dầu thô tăng trong giai đoạn 1995 - 2014.
B. Sản lượng than tăng nhanh hơn sản lượng dầu thô.
C. Sản lượng dầu thô tăng liên tục qua các năm.
D. Sản lượng điện tăng nhanh hơn hai sản phẩm còn lại.
Câu 28. Biện pháp để giảm sức ép dân số ở bằng sông Hồng hiện nay là
A. đẩy mạnh quá trình đô thị hóa
B. chuyển cư tới các vùng khác
C. tăng cường xuất khẩu lao động
D. xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí.
Câu 29. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp Lào và Trung
Quốc?
A. Lai Châu
B. Lào Cai
C. Điện Biên
D. Sơn La
Câu 30. Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí đã ảnh hưởng lớn nhất đến việc sử dụng lao động và
A. Khai thác tài nguyên.
B. Ô nhiễm môi trường.
C. Nâng cao mức sống.
D. Vấn đề việc làm
Câu 31. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết tỉnh duy nhất thuộc vùng Trung du và miền
núi Bắc Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là:


A. Thái Nguyên.
B. Phú Thọ.
C. Quảng Ninh.
D. Bắc Giang.
Câu 32. Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững thể hiện ở

A. Nhịp độ tăng trưởng cao và có cơ cấu kinh tế hợp lí
B. Nhịp độ tăng trưởng nền kinh tế cao và khá ổn định.
C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao bảo vệ môi trường.
D. cơ cấu kinh tế có hợp lí và bảo vệ được tài nguyên.
Câu 33. Biện pháp quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả sản xuất cây công nghiệp, cây dược liệu, rau
quả cận nhiệt và ôn đới ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A. phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến.
B. phát triển mạng lưới giao thông vận tải.
C. trồng mới các giống cây cho năng suất cao.
D. mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản.
Câu 34. Ý nghĩa quan trọng nhất đối với Duyên hải Nam Trang Bộ khi xây dựng các tuyến đường ngang
nối các cảng biển với Tây Nguyên là:
A. phát triển kinh tế các huyện phía tây.
B. mở rộng các vùng hậu phương cảng.
C. xây dựng nhiều khu kinh tế cửa khẩu.
D. hình thành thêm mạng lưới đô thị mới.
Câu 35. Vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển là:
A. vùng đặc quyền kinh tế.
B. lãnh hải.
C. nội thủy.
D. tiếp giáp lãnh hải
Câu 36. Ngành hàng không có bước tiến rất nhanh do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Chiến lược phát triển táo bạo, nhu cầu thị trường lớn.
B. Lao động tình độ cao, lượng khách du lịch quốc tế lớn.
C. Lượng khách du lịch quốc tế lớn, xu thế toàn cầu hóa.
D. Đảm bảo tính an toàn cao, chiến lược phát triển táo bạo.
Câu 37. Mục đích chủ yếu để các nước Đông Nam Á phát triển mạnh ngành trồng cây công nghiệp là:
A. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
B. Xuất khẩu sản phẩm, thu ngoại tệ.
C. Giải quyết tốt việc làm cho người dân.

D. đáp ứng nhu cầu của khu vực đông dân.
Câu 38. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có cơ
cấu ngành đa dạng nhất?
A. Đà Nẵng.
B. Quảng Ngãi.
C. Nha Trang.
D. Quy Nhơn.
Câu 39. Ở nước ta, khu vực có tình trạng hạn hán kéo dài nhất trong năm là:
A. đồng bằng Nam Bộ.
B. vùng thấp Tây Nguyên.
C. các thung lũng khuất gió miền Bắc
D. Vùng biển cực Nam Trung Bộ.
Câu 40. Tiêu chí nào sau đây không dùng để phân loại các đô thị ở nước ta thành 6 cấp đô thị?
A. Chức năng.
B. Mật độ dân số.
C. Số dân.
D. Các khu công nghiệp,
----------- HẾT ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


ĐÁP ÁN
1-D

2-A

3-A

4-A

5-D


6-D

7-B

8-B

9-B

10-A

11-B

12-D

13-B

14-B

15-B

16-B

17-B

18-B

19-D

20-D


21-B

22-D

23-B

24-D

25-B

26-D

27-C

28-D

29-C

30-A

31-C

32-A

33-A

34-B

35-D


36-A

37-B

38-A

39-D

40-D

( – Website đề thi – chuyên đề file word có lời giải chi tiết)

Quý thầy cô liên hệ đặt mua word: 03338.222.55
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: D
Việc chăn nuôi bò sữa lại phát triển ở ven các thành phố lớn là do:
- Các thành phố lớn tập trung đông dân số, nhu cầu về sữa của người dân lớn, thị trường rộng mở.
- Sữa là nguyên liệu khó bảo quản và đòi hỏi quy trình chế biến khép kín với kĩ thuật tiên tiến mới có thể
mang lại giá trị kinh tế cao và tránh hư hỏng. Do vậy cần phân bố ở các thành phố là nơi có điều kiện cơ
sở vật chất kĩ thuật hiện đại, các cơ sở chế biến phát triển. Ngoài ra việc vận chuyển đến thị trường tiêu
thụ được diễn ra nhanh chóng hơn, đặc biệt với các loại sữa tươi.
=> Nguyên nhân khiến chăn nuôi bò sữa phát triển ở ven thành phố là do gắn với cơ sở chế biến và thị
trường tiêu thụ.
Câu 2: A
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26 kết hợp Atlat trang 3, ta thấy ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
có các trung tâm công nghiệp Thái Nguyên, Việt Trì và Cẩm Phả có quy mô dưới 9 nghìn tỉ đồng, còn Hạ
Long là trung tâm công nghiệp có quy mô từ 9 – 40 tỉ đồng.



Câu 3: A
Căn cứ vào dạng biểu đồ: biểu đồ đường, đơn vị %=> Biểu đồ trên thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích,

lạnh giá ở Đông Bắc và lạnh ở miền Bắc.
Câu 7: B
Đông Nam Bộ nằm trong vùng có khí hậu cận xích đạo với một mùa mưa – khô sâu sắc. Mùa khô gây ra
hiện tượng thiếu nước trầm trọng cho hoạt động sản xuất công - nông và sinh hoạt. Chính vì vậy, phát
triển thủy lợi và thay đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với từng mùa vụ là một trong những biện pháp quan
trọng nhất nhằm đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ.
Câu 8: B
Tài nguyên du lịch (tự nhiên hay nhân văn) là yếu tố quan trọng nhất để thành lập các điểm du lịch và
cũng là yếu tố để phát triển các loại hình du lịch. Ví dụ: Ở biển không thể phát triển du lịch mạo hiểm leo
núi, trượt tuyết,... hay ở các nơi chùa, công trình kiến trúc không thể phát triển du lịch ẩm thực, tắm
biển,...
Câu 9: B
- Căn cứ vào bảng số liệu: 2 đối tượng (thành thị, nông thôn), 5 mốc năm. - Yêu cầu đề bài: thể hiện sự
chuyển dịch cơ cấu dân số,...
-> Biểu đồ miền là biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu dân số của nước ta phân theo
thành thị và nông thôn giai đoạn 2000 – 2015.
Câu 10: A
Ở miền Nam có các nhà máy nhiệt điện với công suất lớn chạy chủ yếu bằng dầu và khí. Ở miền Bắc các
nhà máy nhiệt điện chạy bằng than với công suất nhỏ hơn.
Câu 11: B
Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, ta thấy, phần lớn diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản tập
trung ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (kí hiệu màu xanh nước biển).
Câu 12: D
Ở Tây Nguyên đất đai, đặc biệt là đất badan màu mỡ tập trung trên các cao nguyên với diện tích rộng lớn.
Sự phân bố tập trung trên những mặt bằng cao nguyên rộng lớn là điều kiện để thành lập các vùng chuyên
canh cây công nghiệp có quy mô lớn, đặc biệt là các cây công nghiệp cà phê, cao su, điều,...
Câu 13: B



Việc quy hoạch và hình thành các vùng nông nghiệp nước ta, cơ sở quan trọng hàng đầu là dựa trên các
điều kiện sinh thái (các yếu tố khí hậu, đất đai,... ). Từ đó, có những chính sách phát triển các loại cây
trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, hướng đến thị trường xuất khẩu.
Câu 14: B
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nhưng hiện nay, để nâng cao vị
thế của vùng hơn nữa thì cần tập trung giải quyết một số vấn đề chủ yếu liên quan đến từng ngành kinh tế.
Trong ngành nông nghiệp, cần chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng
cao,... (SGK/197 địa lí 12 cơ bản).
Câu 15: B
Trường Sơn Bắc gồm nhiều dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc – đông nam. Trường Sơn
Bắc thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu,... (SGK/30 địa lí 12 cơ bản).
Câu 16: B
Các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng nằm gần vành đai snh khoáng Thái Bình Dương
và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải nên giàu có nguồn tài nguyên khoáng sản hết sức phong phú và
đa dạng với một số khoảng sản tiêu biểu như dầu mỏ, khí đốt, quặng sắt, than đá,...
Câu 17: B
Sinh vật ở nước ta có tính đa dạng cao nhưng đang bị suy giảm. Sự suy giảm tính đa dạng sinh học của
nước ta biểu hiện ở các mặt: suy giảm số lượng, thành phần loài, kiểu hệ sinh thái và nguồn gen.
- Suy giảm diện tích và chất lượng rừng: rừng nguyên sinh bị phá hoại, diện tích rừng giảm, rừng giàu bị
thu hẹp, còn lại chủ yếu là rừng thứ sinh, rừng mới phục hồi, độ che phủ rừng còn thấp
- Suy giảm đáng kể số lượng các loài động vật hoang dã và nguồn gen động thực vật quý hiếm.
- Nhiều loài mất dần, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng (gồm khoảng 100 loài thực vật, 62 loài thú, 29
loài chim).
- Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguồn hải sản của nước ta cũng bị suy giảm rõ rệt. Tuyên
=> Suy giảm đa dạng sinh học không thể hiện ở tốc độ tăng trưởng của sinh vật
Câu 18: B
Căn cứ Atlat Địa lí Việt trang 14, ta thấy đỉnh núi cao nhất dãy Trường Sơn Nam là đỉnh Ngọc Linh
(2598m), còn đỉnh Chư Yang Sin (2405m), Lang Bi An (2167m) và đỉnh Bị Duop (2287m).

Câu 19: D
Đất phèn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích lớn nhất, phân bố chủ yếu ở vùng Tứ Giác Long
Xuyên, Đồng Tháp Mười và trung tâm bán đảo Cà Mau. Nguyên nhân chủ yếu do địa hình thấp với nhiều
ô trũng ngập nước, trong điều kiện yếm khí, kết hợp các chất hữu cơ đã phân hủy và sự tham gia của vi
sinh vật sẽ tạo thành pyrit (FeS và FeS2) có chứa lưu huỳnh. Đây là thành phần hóa học tạo nên độ phèn
trong đất.
Câu 20: D
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, ta thấy thành phố Hà Nội và Hải Phòng nhập khẩu lớn hơn
xuất khẩu, TP. Hồ Chí Minh nhập khẩu và xuất khẩu gần tiến tới cân đối, Bà Rịa – Vũng Tàu là thành
phố có giá trị xuất lớn hơn nhập khẩu.
Cân 21: B
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, ta thấy Hà Nội là trung tâm kinh tế có quy mô GDP lớn nhất ở
Đồng bằng sông Hồng trên 100 nghìn tỉ đồng, tiếp theo là Hải Phòng có quy mô kinh tế từ 15 – 100 nghìn
tỉ đồng, các trung tâm kinh tế Phúc Yên, Nam Định và Hải Dương có quy mộ GDP dưới 10 nghìn tỷ
đồng.
Câu 22: D
Tuyên Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, ta thấy gió Tây khô nóng hoạt động chủ yếu ở vùng khi
hậu Bắc Trung Bộ (kí hiệu màu xanh lá cây).


Câu 23: B
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29 kết hợp Atlat trang 3 – kí hiệu chung, ta thấy các khu kinh tế
cửa khẩu thuộc vùng Đông Nam Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là Hoa Lư (Bình Phước), Xa Mát, Mộc Bài
(Tây Ninh).
Câu 24: D
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, ta thấy các dãy núi có hướng vòng cung ở nước ta là Sông
Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều. Các dãy núi Con Voi, Hoàng Liên Sơn và dãy Pu Đen Định đều
có hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Câu 25: B
Vấn đề mang ý nghĩa quan trọng nhất đối với việc phát triển thủy sản ở Bắc Trung Bộ hiện nay là đẩy

mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản. Đây là hướng phát triển hợp lí vừa góp phần khai thác có hiệu quả
các tiềm năng về mặt nước nuôi trồng tự nhiên của vùng (đầm phá, vũng vịnh...) vừa hạn chế việc đánh
bắt quá mức thủy sản ven bờ. Đặc biệt các mô hình nuôi trồng thủy sản nước lợ nước mặn phát triển
mạnh đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển.
Câu 26: D
Qua bảng số liệu trên, rút ra nhận xét sau:
- Sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng đều tăng.
+ Sản lượng khai thác tăng 932,5 nghìn tấn.
+ Sản lượng nuôi trồng tăng 1933,9 nghìn tấn (tăng nhanh và nhiều hơn khai thác).
- Năm 2005 sản lượng và tỉ trọng thủy sản khai thác lớn hơn sản lượng và tỉ trọng thủy sản nuôi trồng
nhưng tỉ trọng thủy sản khai thác ngày càng giảm (giảm 57,3% - 2005 xuống còn 46,1% - 2014, tức là
giảm đi 11,2%). Như vậy, sản lượng nuôi trồng luôn lớn hơn sản lượng khai thác là không đúng (năm
2005 nuôi trồng nhỏ hơn khai thác)->D sai.
Câu 27: C
Qua biểu đồ trên, rút ra nhận xét sau:
- Sản lượng dầu thô tăng nhưng không ổn định, trong giai đoạn 1995 – 2005 tăng thêm 10,9 triệu tấn
nhưng giai đoạn 2005 – 2014 giảm nhẹ - giảm đi 1,1 triệu tấn. Tuy nhiên, nhìn chung cả giai đoạn 1995 –
2014 tăng thêm 9,8 triệu tấn. -> Như vậy, sản lượng dầu thô tăng liên tục qua các năm là sai (ý C sai).
- Sản lượng than tăng nhanh và tăng thêm 32,7 triệu tấn. Sản lượng than tăng nhanh hơn sản lượng dầu
thô và tăng gấp khoảng 3,3 lần.
- Sản lượng điện tăng liên tục và tăng nhanh hơn sản lượng than và dầu thô.
Câu 28: D
Đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta và dân số của vùng ngày càng tăng do
dân cư ở các vùng lân cận chuyển tới tìm kiếm việc làm và định cư,... dân số đông gây nên sức ép lớn về
kinh tế - xã hội, môi trường và tài nguyên. Để giảm sức ép dân số ở vùng thì một trong những biện pháp
quan trọng là xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí nhằm nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và
hiệu quả, tạo nhiều việc làm góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho lao động, tăng thu nhập nâng cao
đời sống dân cư...
Câu 29: C
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, xác định được tỉnh có đường biên giới giáp với cả Lào và Trung

Quốc là Điện Biên.
Câu 30: A
Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí đã ảnh hưởng lớn nhất đến việc sử dụng lao động và khai thác tài
nguyên. Vì vậy, việc phân bố lại dân cư và nguồn lao động trên phạm vi cả nước là hết sức cần thiết.
Câu 31: C


Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, ta thấy các tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
gồm 7 tỉnh và thành phố, đó là Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh và
Vĩnh Phúc. Như vậy, Quảng Ninh là tỉnh duy nhất thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm trong
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Câu 32: A
Một nế kinh tế tăng trưởng bền vững thể hiện ở nhịp độ tăng trưởng cao và có cơ cấu kinh tế hợp lí giữa
các ngành nông – công và dịch vụ.
Câu 33: A
Mạng lưới cơ sở chế biến nông sản của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chưa tương xứng với tiềm
năng của vùng. Trong khi đó, lợi thế sản xuất cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới
của vùng rất lớn, đặc biệt hơn các vùng khác. Việc phát triển công nghiệp chế biến sẽ nâng cao giá trị của
saản phẩm, tạo thuận lợi cho việc trao đổi, buôn bán, xuất khẩu nông sản,...
Câu 34: B
Ý nghĩa quan trọng nhất đối với Duyên hải Nam Trang Bộ khi xây dựng các tuyến đường ngang nối các
cảng biển với Tây Nguyên là mở rộng các vùng hậu phương cảng và giúp Duyên hải Nam Trung Bộ mở
cửa hơn nữa (SGK/165 địa lí 12 cơ bản).
Câu 35:D
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của
nước ven biển. Trong vùng này, Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc
phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư,... (SGK/15 địa lí 11 cơ bản).
Câu 36: A
Ngành hàng không là ngành còn non trẻ nhưng có những bước tiến rất nhanh nhờ có chiến lược phát triển
táo bạo, nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất. Nước ta có 22 sân bay, trong đó có 5 sân bay quốc tế.

Câu 37: B
Các nước trong khu vực Đông Nam Á chủ yếu là các nước đang phát triển nên cần nhiều vốn cho phát
triển kinh tế. Phát triển cây công nghiệp vừa dùng để tiêu thụ trong nước, vừa có giá trị xuất khẩu thụ lại
nguồn ngoại tệ lớn nên ở vùng Đông Nam Á phát triển mạnh các loại cây công nghiệp dài ngày như cà
phê, cao su, điều, ca cao,...
Câu 38: A
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, ta thấy trung tâm công nghiệp Đà Nẵng có 10 ngành, Quảng
Ngãi có 3 ngành, Quy Nhơn 4 ngành, Nha Trang 8 ngành và trung tâm công nghiệp Phan Thiết 3 ngành.
Như vậy, Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp có cơ cấu ngành đa dạng nhất, tiếp đến là Nha Trang,...
Câu 39: D
Ở nước ta, khu vực có tình trạng hạn hán kéo dài nhất trong năm là ở các tỉnh ven biển cực Nam Trung
Bộ. Đặc biệt là ở hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận xảy ra tình trạng hoang mạc hóa ngày càng nặng nề,
có những bãi cát rộng 20km,...
Câu 40: D
Dựa vào các tiêu chí chủ yếu như số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân phi nông nghiệp,... mạng
lưới đô thị nước ta được phân thành 6 loại (loại đặc biệt, loại 1,2,3,4,5) (SGK/79 địa lí 12 cơ bản).



×