Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

đề thi thử THPTQG năm 2019 địa lí THPT chuyên hưng yên lần 3 có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.23 KB, 11 trang )

SỞ GD&ĐT TỈNH HƯNG YÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN

ĐỀ THI KHẢO SÁT LẦN 3 – NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN ĐỊA LÍ– KHỐI 12
Thời gian làm bài: 50 phút, Đề thi có 40 câu
Mã đề: 455

Câu 1: Sản lượng dầu thô của Đông Nam Bộ gần đây tăng nhanh chủ yếu do
A. áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến
B. đẩy mạnh công tác thăm dò, tìm kiếm
C. có và lượng dầu khí lớn ở thềm lục địa
D. có đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề
Câu 2: Nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm cho cơ cấu ngành công nghiệp của vùng Trung du và miền
núi Bắc Bộ đa dạng?
A. Chính sách phát triển kinh tế miền núi của Nhà nước
B. Lao động có nhiều kinh nghiệm sản xuất các ngành công nghiệp truyền thống.
C. Vị trí địa lý thuận lợi cho sự giao lưu với các vùng khác ở trong và ngoài nước
D. Tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng.
Câu 3: Địa hình thấp, phẳng của Đồng bằng sông Cửu Long gây trở ngại nào sau đây cho sản xuất nông
nghiệp vào vụ hè thu?
A. Nước lũ ngập sâu và thời gian kéo dài.
B. Nước mặn xâm nhập trên diện tích rộng.
C. Tăng cường sự bốc phèn, mặn của đất.
D. Vận chuyển nông sản bằng đường thủy.
Câu 4: Cho bảng liệu:
GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2015
(Đơn vị: USD)
Các nước phát triển
Các nước đang phát triển
Tên nước


GDP/người
Tên nước
GDP/người
Hoa Kì
56 116
Cô-lôm-bi-a
6 056
Thụy Điển
50 580
In-đô-nê-xi-a
1 818
Anh
43 876
Ấn Độ
1 598
Niu Di-lân
37 808
Kê-ni-a
1 337
(Nguồn: Niên giám thống kê nước ngoài năm 2016, NXB Thống kê, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, cho biết nhận xét cho sau đây là đúng?
A. GDP bình quân đầu người chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển.
B. Các nước đang phát triển có GDP bình quân đầu người không đồng đều.
C. GDP bình quân đầu người không có sự chênh lệch giữa các thực phát triển và đang phát triển.
D. Các nước phát triển đều có GDP bình quân đầu người là trên 50.000 USD.
Câu 5: Yếu tố nào sau đây không gây trở ngại đối với việc xây dựng các tuyến đường bộ Bắc Nam ở
nước ta?
A. Có nhiều sông, suối đổ ra biển.
B. Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp.
C. Các dãy núi hướng Tây Đông.

D. Địa hình 4 diện tích là đối núi.
Câu 6: Cho bảng số liệu
SỐ DÂN NỮ VÀ NAM CỦA VÙNG ĐÔNG NAM BỘ, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2016
(Đơn vị: nghìn người)
Vùng
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
Nữ
8905,2
8475,6
Nam

7948,7

8755,5
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016)


Tỷ số giới tính của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2016, theo tính toán từ bảng số liệu
trên lần lượt là:
A. 106,6 và 101,7
Câu 7: Cho biểu đồ

B. 51,6 và 50,4.

C. 48,4 và 49,6

D. 93,8 và 98,3

DIỆN TÍCH CHO SẢN PHẨM MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM NƯỚC TA

GIAI ĐOẠN 2010 – 2016
(Nguồn: số liệu Niên giám thống kế Việt Nam năm 2016)
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về điện tích cho sản phẩm một số cây
công nghiệp lâu năm ở nước ta giai đoạn 2010-2016?
A. Diện tích cà phê luôn lớn hơn cao su và điều
B. Diện tích cao su tăng lên liên tục qua các năm.
C. Diện tích điều luôn thấp hơn cà phê và cao su.
D. Diện tích cà phê và điều nhìn chung biến động.
Câu 8: Trước tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng vào mùa khô thì cơ cấu nông nghiệp hợp lý nhất của
bán đảo Cà Mau là
A. tập trung làm thuỷ lợi để đủ nước sản xuất.
B. cân đối giữa trồng lúa và môi trồng thủy sản.
C. chia ruộng thành các ô nhỏ để đủ nước tưới.
D. chuyển hoàn toàn sang nuôi trồng thủy sản.
Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 3, hãy cho biết phát biểu nào sau đây không đúng về lát
cắt AB từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình
A. Độ cao giảm dần từ tây bắc xuống đông nam.
B. Tổng chiều dài của lát cắt khoảng 390 km.
C. Chạy qua địa hình vùng núi, đồi, đồng bằng.
D. Chạy qua hai cánh cung Ngân Sơn, Bắc Sơn.
Câu 10: Loại cây công nghiệp hàng năm không được phát triển mạnh ở Bắc Trung Bộ là
A. mía
B. thuốc lá.
C. lạc
D. đậu tương.
Câu 11: Đối với ngành chăn nuôi nước ta, khó khăn nào sau đây đã được khắc phục?
A. giống gia súc và gia của chất lượng chưa có.
B. Cơ sở thực ăn chăn nuôi không được đảm bảo.
C. hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao và ổn định.
D. dịch bệnh và đe dọa lan tràn trên diện rộng

Câu 12: Cho bảng số liệu
SỐ LƯỢNG GIA SÚC, GIA CẦM NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 – 2016
Năm
Trâu (nghìn con)
Bò (nghìn con)
Lợn (nghìn con) Gia cầm (triệu con
2010
2877,0
5808,3
27373,3
300,5
2011
2712,0
5436,6
27056,0
322,6
2012
2627,8
5194,2
26494,0
308,5


2014
2016

2521,4
2519,4

5234,3

5496,6

26761,4
29075,3

327,7
361,7

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016) Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây
đúng về số lượng là một gia cầm nước ta giai đoạn 2010-2016
A. Số lượng bỏ qua các năm luôn lớn hơn trâu.
B. Số lượng bò và lợn tăng liên tục qua các năm.
C. Số lượng trâu của các tỉnh luôn lớn hơn bò.
D. Số lượng gia cầm giảm liên tục qua các năm.
Câu 13: Để hạn chế tác hại của thiên tại sâu bệnh, hướng đến một nền nông nghiệp sạch và bền vững ở
nước ta, biện pháp hợp lí nhất là
A. điều chỉnh thời vụ gieo trồng thích hợp
B. cung cấp đủ lượng nước tưới.
C. kịp thời sử dụng hóa chất trừ sâu, diệt cỏ.
D. chọn lựa các giống cây trồng ngắn ngày

D. Kết hợp.
Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 28, hãy cho biết Duyên hải Nam Trung Bộ có các
khoảng sản nào sau đây?
A. Than đá, vàng, sắt, đá axit, vonphram, graphit, cát thuỷ tinh, ti tan, bôxit.
B. Than đá, vàng, sắt, asen, đá axit, mica, graphit, cát thuỷ tinh, ti tan, môlipđen.
C. Than đá, vàng, sắt, asen, đá axit, mica, graphit, cát thuỷ tinh, ti tan, bôxit.
D. Than đá, vàng, sắt, asen, đá axit, vonphram, mica, cát thuỷ tinh, ti tan.
Câu 16: Cho biểu đồ



BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC
GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016 – Nhà xuất bản Thống kê, 2017)
Nhận xét nào đúng về tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước Đông Nam Á
A. Cam-pu-chia có tốc độ tăng trưởng cao nhất, ổn định.
B. Bru-nây có tốc độ tăng trưởng liên tục, ổn định.
C. Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất, ổn định.
D. Thái Lan có tốc độ tăng trưởng liên tục, ổn định.
Câu 17: Điều kiện quan trọng nhất để đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở nước ta là
A. phát triển cơ sở chế biến.
B. thị trường xuất khẩu.
C. có nhiều giống cho năng suất cao.
D. nhà nước có chính sách ưu đãi.
Câu 18: Loại rừng nào sau đây của nước ta được trồng với diện tích lớn nhất?
A. Rừng phòng hộ đầu nguồn.
B. Rừng đặc dụng.
C. Rừng sản xuất.
D. Rừng phòng hộ ven biển.
Câu 19: Phải đặt ra vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng Đồng bằng sông Hồng chủ yếu
là do
A. tài nguyên thiên nhiên của vùng không thật phong phú.
B. việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành còn chậm.
C. sức ép dân số đối với kinh tế - xã hội và môi trường.
D. đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng về tác động của hệ thống để đối với đồng bằng sông Hồng?
A. Tiện cho việc tưới, tiêu ruộng đồng.
B. Ngăn chặn tình trạng lũ thất thường.
C. Đất đai ngày càng bị bạc màu hơn.
D. Làm cho địa hình phân bậc cao thấp.

Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng với địa hình của nước ta?
A. Chủ yếu là đồi núi thấp và hướng nghiêng thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
B. Có sự tương phản và thống nhất giữa địa hình khu vực vùng núi với đồng bằng.
C. Núi trẻ có tuổi Tân kiến tạo và tính chất phân bậc phổ biến ở nhiều vùng đồi núi.
D. Cấu trúc của địa hình gồm hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Tiếp giáp hai quốc gia (Trung Quốc, Lào) và hai vùng kinh tế,
B. Là một vùng đồi núi, nhưng lại có vùng biển giàu tiềm năng.
C. Mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc xây dựng kinh tế mở.
D. Có diện tích lớn nhất nước ta, nhưng mật độ dân cư không cao.
Câu 23: Biểu hiện không đúng với quy luật địa đới của thiên nhiên Việt Nam là
A. nhiệt độ trung bình năm cao trên 20%.
B. đất feralit chiếm phần lớn điện tích.


C. chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa
D. Tin phong bán cầu Bắc thổi quanh năm.
Câu 24: Trung Quốc chú trọng đầu tư phát triển kinh tế phía Đông Nam chủ yếu do
A. vị trí thuận lợi cho việc giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới
B. tập trung nhiều tài nguyên nên dễ thu hút các nhà đầu tư từ nước ngoài.
C. lao động đồng, có cảng biển, gần các nước kinh tế phát triển năng động.
D. khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình đồng bằng, đất màu mỡ, bờ biển dài.
Câu 25: Từ đầu năm 1994, Trung Quốc thực hiện chính sách công nghiệp mới, tập trung chủ yếu vào
ngành nào sau đây?
A. Luyện kim màu, điện tử, hóa dầu, điện lực, sản xuất ô tô.
B. Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô, xây dựng
C. Khai thác than, hàng không hóa chất, cơ khí, xây dựng.
D. Hàng không, điện tử, hóa chất, luyện kim, chế tạo máy.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây đúng về ảnh hưởng của địa hình đến chế độ mưa ở nước ta?
A. Các dãy núi cực Nam Trung Bộ song song với hướng cả hai mùa gió nên ít gây mưa cho vùng này.

B. Các dãy núi đâm ngang ra biển gây mưa ở sườn Bắc vào mùa đông, khô hạn ở sườn Nam vào mùa
hạ.
C. Dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió mùa mùa đông gây hiện tượng khô hạn ở vùng Đông Bắc vào mùa
hạ.
D. Núi cao ở biên giới Việt Lào, dãy Trường Sơn Bắc chắn gió Tây Nam vào đầu mùa hạ gây mưa lớn.
Câu 27: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam Trang 9, hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng về chế độ
mưa của TP Hồ Chí Minh so với Hà Nội?
A. Lượng mưa trong mùa khô ít hơn.
B. Số tháng mưa trong mùa mưa ít hơn.
C. Tháng mưa cực đại đến sớm hơn.
D. Lượng mưa trung bình năm ít hơn.
Câu 28: Chất lượng nguồn lao động của nước ta được nâng lên nhờ:
A. tăng cường giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề trong trường phổ thông.
B. tăng cường xuất khẩu lao động sang các nước phát triển.
C. những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục, y tế. .
D. việc đầy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước
Câu 29: Phát biểu nào sau đây không đúng về tác động tích cực khi Việt Nam tham gia kí Hiệp định Đổi
mới toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tháng 3 năm 2018?
A. Mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước thành viên.
B. Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư từ các quốc gia thành viên.
C. Thúc đẩy hoạt động thương mại với thị trường Hoa Kỳ.
D. Thúc đẩy các ngành sản xuất mà nước ta có nhiều lợi thế.
Câu 30: Sản xuất với trình độ thâm canh cao, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp là đặc điểm
của vùng nông nghiệp:
A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 31: Bốn địa điểm trên đất nước ta lần lượt từ Nam lên Bắc là thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang,
Vinh, Hà Nội. Nơi có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau nhất là

A. TP Hồ Chí Minh.
B. Vinh.
C. Nha Trang.
D. Hà Nội.
Câu 32: Phát biểu nào sau đây không đúng với thành tựu của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta từ
sau công cuộc đổi mới năm 1986?
A. Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực I.
B. Hình thành các vùng chuyên canh với quy mô lớn.
C. Tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế nhanh.


D. Vùng núi, biên giới, hải đảo được ưu tiên phát triển.
Câu 33: Trong các tài nguyên du lịch nhân văn của nước ta, có giá trị hàng đầu là
A. di tích văn hóa lịch sử. B. làng nghề cổ truyền. C. Lễ hội truyền thống. D. văn nghệ dân gian.
Câu 34: Sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hoá ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tăng mạnh là
A. lợn
B. gia cầm
C. thuỷ sản nước ngọt
D. dừa
Câu 35: Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp năm 2001, Hà Tĩnh thuộc vùng công nghiệp nào sau đây?
A. vùng 4
B. vùng 2.
C. vùng 5. Sim
D. vùng 3.
Câu 36: Đảo nào sau đây của Nhật Bản phát triển mạnh công nghiệp nặng, đặc biệt là khai thác than và
luyện thép
A. Kiu-xiu.
B. Hô-cai-đô.
C. Hôn-su.
D. Xi-cô-cư.

Câu 37: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu dẫn đến công nghiệp xay xát của nước ta có tốc độ tăng
trưởng nhanh?
A. Nguồn nguyên liệu ổn định.
B. Nhu cầu lớn của thị trường.
C. Hiệu quả kinh tế tương đối cao.
D. Giải quyết được nhiều việc làm.
Câu 38: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, hay cho biết phát biểu nào sau đây không đúng về đề
điểm phân bổ dân tộc nước ta?
A. Các dân tộc ít người phân bổ chủ yếu ở miền núi.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều ngữ hệ nhất.
C. ở đồng bằng chỉ có nhóm ngôn ngữ Việt Mường.
D. Tây Nguyên các dân tộc phân bố khá tập trung
Câu 39: Đặc điểm thiên nhiên nào dưới đây không phải của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
A. Hệ sinh thái rừng ngập mặn phát triển.
B. Nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm lớn.
C. Khí hậu cận xích đạo gió mùa
D. Khí hậu phân mùa sâu sắc
Câu 40: Hiệu quả và chất lượng phục vụ của ngành đường sắt nước ta gần đây đã được tăng lên rõ rệt chủ
yếu là do
A. cải tiến phương thức quản lý, đổi mới và sửa chữa toa xe, mở rộng nhiều tuyến đường.
B. cải thiện phương thức quản lý, tăng cường đầu máy điezel, mở nhiều đường hầm qua núi.
C. cải thiện phương thức quản lý, đóng mới và sửa chữa toa xe, duy tu và bảo dưỡng đường
D. cải thiện phương thức quản lý, tăng cường đầu máy điezel, duy tu và bảo dưỡng đường.
----------- HẾT ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
ĐÁP ÁN
1-A

2-D

3-B


4-A

5-B

6-D

7-A

8-B

9-B

10-D

11-B

12-A

13-A

14-D

15-B

16-C

17-B

18-C


19-B

20-A

21-C

22-C

23-C

24-C

25-B

26-A

27-A

28-C

29-C

30-C

31-D

32-C

33-A


34-B

35-B

36-A

37-B

38-C

39-B

40-C

( – Website đề thi – chuyên đề file word có lời giải chi tiết)


Quý thầy cô liên hệ đặt mua word: 03338.222.55
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: A
Sản lượng dầu thô của Đông Nam Bộ gần đây tăng nhanh chủ yếu do áp dụng công nghệ khai thác tiên
tiến, đem lại hiệu quả cao trong quá trình thăm dò – khai thác.
Câu 2: D
Cơ cấu ngành công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đadạng, nguyên nhân chủ yếu do tài
nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Gồm những thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến
khoáng sản, thủy điện, nhiệt điện, chế biến lâm sản, lương thực thực phẩm...(SGK/145 Địa lí 12 cơ bản)
Câu 3: B
Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình thấp, phẳng, không có hệ thống để điều bao bọc khiến nước mặn
dễ dàng xâm nhập sâu vào đất liền gây trở ngại cho sản xuất công nghiệp vào vụ hè thu.

Câu 4: A
Bảng số liệu cho thấy GDP bình quân đầu người chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và đang phát
triển.
- Hoa Kì có GDP/người cao nhất trong nhóm nước phát triển và gấp: 56116 / 1337= 42 lần Kê-ni-a và
gấp 35 lần Ấn Độ.
- Niu Di-lân có GDP/người gấp: 37808 / 1337 = 28,3 lần Kê-ni-a...
Câu 5: B
Dải đồng bằng ven biển nhỏ hẹp phía Đông là điều kiện thuận lợi để nước ta xây dựng các tuyến giao
thông Bắc – Nam (tuyến đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ 1A). Đây không phải là điều kiện trở ngại cho
giao thông Bắc – Nam.
Câu 6: D
Tỉ số tính = (Dân số nam / Dân số nữ )x 100
=> Áp dụng công thức ta tính được:
- Tỉ số giới tính Đông Nam Bộ năm 2016 là: (7948,7 / 8475,6) x 100 = 93,8
- Tỉ số giới tính Đồng bằng sông Cửu Long năm 2016 là: (8755,5 / 8905,2) x 100 = 98,39
Câu 7: A
Quan sát bản đồ thấy được giai đoạn 2010 – 2014 diện tích cà phê lớn hơn diện tích cao su và điều. Đến
năm 2015 và 2016 diện tích cà phê giảm xuống và thấp hơn diện tích cao su, điều
=> Nhận xét diện tích cà phê luôn lớn hơn cao su và điều là không đúng
Câu 8: B
Trước tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng vào mùa khô thì cơ cấu nông nghiệp hợp lí nhất của bán đảo
Cà Mau là cân đối giữa trồng lúa và nuôi trồng thủy sản.
Biện pháp này vừa góp phần khắc phục được mặt hạn chế về nguồn nước tưới cho cây trồng, vừa phát
huy thế mạnh về diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ ở vùng cửa sông, ven biển và
các cánh rừng ngập mặn.


Câu 9: B
- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, lát cắt có tỉ lệ ngang là: 1: 3000 000, nghĩa là 1cm trên bản đồ
ứng với 30 km (3000 000 cm) trên thực tế.


- Số lượng bò, lợn và gia cầm nhìn chung tăng lên trong cả giai đoạn nhưng còn biển động => nhận xét
tăng/giảm liên tục là không đúng=> loại B, D
- Số lượng bỏ qua các năm luôn lớn hơn trâu -> nhận xét A đúng, C sai
Câu 13: A
Để hạn chế tác hại của thiên tai sâu bệnh ảnh hưởng đến một nền nông nghiệp sạch và bền vững ở nước ta
ta, biện pháp hợp lí nhất là điều chỉnh thời vụ gieo trồng thích hợp. Cụ thể là điều chỉnh lịch thời vụ thích
hợp hơn để tránh các đợt lũ lụt hạn hán đến sớm hoặc muộn; ngoài ra có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng
thích ứng tốt với các đặc điểm thời tiết khí hậu
Câu 14: D
- Đề bài yêu cầu thể hiện “sản lượng” ->thể hiện số lượng của đối tượng
- Bảng số liệu có 2 đơn vị khác nhau (giá trị tuyệt đối), thời gian là 5 năm. an
=> Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sản lượng dầu thô, than và điện của CHND Trung Hoa giai đoạn
2010 – 2015 là biểu đồ kết hợp (cột và đường)
Câu 15: B
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, Duyên hải Nam Trung Bộ có các khoáng sản than đá, vàng, sắt,
asen, đá axit, mica, graphit, cát thủy tinh, titan, molipden. (vùng không có bồ xit và vonfram nên loại đáp
án A, C, D)
Câu 16: C
Biểu đồ cho thấy Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất và tăng liên tục ổn định nhất) trong số 4 quốc
gia. (kí hiệu hình thoi)
Câu 17: B
Điều kiện quan trọng nhất để đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở nước ta là mở rộng thị trường xuất
khẩu. Bởi mục đích quan trọng nhất của sản xuất cây công nghiệp là tạo ra khối lượng nông sản lớn để
xuất khẩu thu ngoại tệ, do vậy khi thị trường xuất khẩu mở rộng sẽ tạo đầu ra thuận lợi, sản xuất có lợi
nhuận cao sẽ kích thích việc mở rộng phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp.


Câu 18: C
Loại rừng được trồng với diện tích lớn nhất ở nước ta là rừng sản xuất.

Câu 19: B
Phải đặt ra vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng chủ yếu là do việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh cũng như vị thế kinh tế của
vùng trong cả nước. Cụ thể là trong cơ cấu ngành kinh tế, nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao, đặc biệt là
cây lúa; công nghiệp – dịch vụ đã có sự phát triển song vẫn còn chậm.
Câu 20: A
- Việc xây dựng hệ thống để điều ở đồng bằng sông Hồng trước hết góp phần ngăn chặn tình trạng lũ lụt
thất thường hệ thống đế cũng làm cho địa hình của vùng có sự phân bậc về độ cao: vùng ngoài để được
bồi đắp phù sa – có độ cao lớn hơn, đất đai màu mỡ, vùng trong để là các ô trũng ngập nước, địa hình
thấp hơn; vùng đất trong để hàng năm không được bồi đắp phù sa kết hợp việc sử dụng không hợp lí đang
dần bị thoái hóa bạc màu => loại đáp án B, C, D.
- Việc dẫn nước tưới tiêu cho cây trồng của vùng là nhờ vào hệ thống kênh mương dẫn nước, không phải
do tác động của hệ thống để.
Câu 21: C
Vùng núi nước ta có lịch sử phát triển lâu dài từ thời Tiền Cambri đến Cổ kiến tạo (vùng núi Hoàng Liên
Sơn và Trung Trung Bộ). Vào thời kì Tân kiến tạo, vận động tạo núi An pơ – Himalaya đã làm cho một
số vùng núi (điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn) được nâng lên và trẻ hóa.
=> Như vậy vùng núi trẻ hiện nay của nước ta (Hoàng Liên Sơn) thực chất đã được hình thành từ thời
Tiền Cambri, Tân kiến tạo chỉ có tác động làm trẻ hóa. Nhận định vùng núi trẻ có tuổi Tân kiến tạo là
không đúng
Câu 22: C
Trunng du và miền núi Bắc Bộ có địa hình chủ yếu là đồi núi, hiểm trở khiến mạng lưới giao thông kém
phát triển. Đây là hạn chế lớn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Nhận định mạng lưới
giao thông của vùng thuận lợi cho việc xây dựng kinh tế mở là không đúng.
Câu 23: C
- Theo quy luật địa đới (sự thay đổi các thành phần tự nhiên theo vĩ độ): nước ta có vĩ độ thấp và thuộc
đới nóng (vùng nội chí tuyến) nên có nhiệt độ trung bình năm cao, có gió Tín phong Bắc bán cầu thổi
quanh năm, quá trình hình thành đất chủ yếu là feralit nên đất feralit chiếm diện tích lớn nhất
a.
=> nhận định A, B, D đúng.

- Gió mùa hình thành do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương, mặt khác sự phân
bố lục địa và đại dương có tính phi địa đới (quy luật địa đ) -> do vậy gió mùa là biểu hiện của tính phi địa
đới, không phải là biểu hiện của tính địa đới.
Câu 24: C
Trung Quốc chú trọng đầu tư phát triển kinh tế phía Đông Nam chủ yếu do đây là khu vực tập trung dân
cư đông đúc đem lại nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, có các cảng biển lớn, vị trí địa
lí thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế với các nước trong khu vực và toàn thế giới (đặc biệt khu vực
Đông Nam Á, Đông Á và Bắc Mĩ)
Câu 25: B
Từ đầu năm 1994, Trung Quốc thực hiện chính sách công nghiệp mới, tập trung chủ yếu vào 5 ngành chế
tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô, xây dựng. (SGK/92 Địa lí 11)


Câu 26: A
Xét lần lượt các đáp án:
- A: Vùng cực Nam Trung Bộ có lượng mưa thấp nhất nước ta, do các dãy núi cực Nam Trung Bộ có
hướng song song với cả hai mùa gió (gió mùa Tây Nam và Tín phong Bắc bán cầu từ biển vào). => A
đúng
- B: Dãy Bạch Mã đâm ngang ra sát biển đón gió Đông Bắc từ biển thổi vào đem lại mưa lớn vào mùa hạ,
vào mùa hạ đón gió mùa Tây Nam kết hợp dải hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn. => nhận xét mùa hạ khô hạn
ở sườn Nam là không đúng
- C: Gió mùa Đông Bắc đem lại mùa đông lạnh nhất ở vùng Đông Bắc nước ta, dãy Hoàng Liên Sơn chắn
gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu về phía Tây Bắc khiến Tây Bắc có mùa đông bớt lạnh hơn => nhận xét
dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió đem lại hiện tượng khô hạn cho Đông Bắc là không đúng
- D: Núi cao ở biên giới Việt - Lào, dãy TSB chắn gió Tây Nam vào đầu mùa hạ tạo nên hiệu ứng phơn
khô nóng cho vùng đồng bằng ven biển phía đông => nhận xét gây mưa lớn vào đầu mùa hạ là không
đúng
Cây 27: A
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trong 9 thấy được: so với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có lượng mưa trong
mùa khô ít hơn. Lượng mưa trong mùa khô chỉ chiếm khoảng 10% cả năm, trong khi Hà Nội là khoảng

20%. Do TP. Hồ Chí Minh thuộc vùng khí hậu cận xích đạo phía Nam với sự phân hóa mưa - khổ sâu
sắc.
Câu 28: C
Nhờ những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế nên chất lượng nguồn lao động của nước ta
ngày càng được nâng lên về mặt thể lực và trình độ chuyên môn.(SGK/73 Địa 12)
Câu 29: C
TPP gồm 11 thành viên là Ca-na-đa, Mê-xi-cô, Úc, Nhật Bản, Xin-ga-po, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Chi-lê,
New Di lân, Pê-ru và Việt Nam.
Việt Nam tham gia kí Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tháng 3
năm 2018 đã có nhiều tác động tích cực trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước thành
viên, đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư từ các nước thành viên, từ đó cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển các
ngành sản xuất mà Việt Nam có nhiều lợi thế nhờ tranh thủ được nguồn lực từ nước ngoài (vốn đầu tư,
khoa học công nghệ, thị trường,...)=>Loại đáp án A, B, D
Hoa Kỳ không tham gia ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
nên hiệp định này không có tác động thúc đẩy hoạt động thương mại giữa nước ta với Hoa Kỳ => C sai
Câu 30: D
Sản xuất với trình độ thâm canh cao, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp là đặc điểm của vùng
nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 31: D
Quan sát đường biểu diễn chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời (SGK/22 Địa lí 10) ta thấy tại
xích đạo Mặt Trời lên thiên định vào 2 ngày 21/3 và 23/9, càng xa xích đạo tiến về chí tuyến Bắc thời
gian 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh càng gần nhau và tại chí tuyến Bắc chỉ còn 1 lần Mặt Trời lên thiên
định vào ngày 22/6.
=> Như vậy trong các địa điểm đã cho, Hà Nội có vĩ độ cao nhất (nằm gần nhất với chí tuyến Bắc) nên có
thời gian giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau nhất.
Câu 32: C


Sau công cuộc Đổi mới năm 1986, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta khá cao. (SGK/8 Địa lí 12).
Nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế nhanh là không đúng.

Câu 33: A
Trong các tài nguyên du lịch nhân văn của nước ta, có giá trị hàng đầu là di tích văn hóa lịch sử. Nước ta
đã có nhiều di tích văn hóa lịch sử được công nhận là di sản văn hóa thế giới như: Phố cổ Hội An, Cố đô
Huế, Di tích Mỹ Sơn
Câu 34: B
Sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hóa ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tăng mạnh là gia cầm
- kí hiệu mũi tên thẳng lên trên. (quan sát bảng 25.2 SGK/109 Địa lí 12)
Câu 35: B
Theo quy Hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001), Hà Tĩnh thuộc vùng công nghiệp số 2. (SGK/127 Địa
lí 12)
Câu 36: A
Đảo Kiu-xiu của Nhật Bản có ngành công nghiệp năng phát triển mạnh, đặc biệt là khai thác than và
luyện thép (SGK/83 Địa lí 11)
Câu 37: B
Công nghiệp xay xát của nước ta có tốc độ tăng nhanh, nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu lớn của thị
trường trong nước và xuất khẩu. Nước ta có dân số đông nên nhu cầu tiêu thụ lương thực lớn, gạo cũng là
sản phẩm xuất khẩu chính của nước ta, hiện nay Việt Nam là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới.
(SGK/150 Địa lí 12 nâng cao)
Cây 38: C
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, khu vực đồng bằng nước ta ngoài nhóm ngôn ngữ chính là Việt Mường (kí hiệu nền màu hồng) còn xen kẽ các nhóm ngôn ngữ khác như nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ –
me và Hán ở vùng ĐBSCL, Đông Nam Bộ.
=> Nhận xét ở đồng bằng chỉ có nhóm ngôn ngữ Việt – Mường là không đúng
Câu 39: B
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt cao, ổn định quang năm, biên độ
nhiệt năm nhỏ.
=> Nhận xét miền có biên độ nhiệt năm lớn là không đúng
Câu 40: C
Hiệu quả và chất lượng phục vụ của ngành đường sắt nước ta gần đây đã được nâng lên rõ rệt, chủ yếu là
do nước ta đã đầu tư cải tiến phương thức quản lí, đóng mới và sửa chữa toa xe, duy tu bảo dưỡng đường
nên hiện nay hiệu quả và chất lượng phục vụ đã được nâng lên rõ rệt. (SGK/166 Địa lí 12 nâng cao)




×