Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Tìm hiểu hiệu quả kinh tế sản xuất rau mầm sạch theo phương pháp giá thể hữu cơ tại cơ sở rau mầm sạch Hải Anh thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------

NGUYỄN THỊ ÁNH BIỂN
Tên đề tài:
TÌM HIỂU HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU MẦM SẠCH
THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁ THỂ HỮU CƠ TẠI CƠ SỞ RAU MẦM SẠCH
HẢI ANH - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu
Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2014 – 2018

Thái Nguyên, năm 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------

`
NGUYỄN THỊ ÁNH BIỂN
Tên đề tài:
TÌM HIỂU HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU MẦM SẠCH
THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁ THỂ HỮU CƠ TẠI CƠ SỞ RAU MẦM SẠCH
HẢI ANH - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Lớp

: 46 - PTNT - N02

Khoa


: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2014 – 2018

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Trần Việt Dũng

Thái Nguyên, năm 2018


1

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp:“Tìm hiểu hiệu quả kinh tế sản
xuất rau mầm sạch theo phương pháp giá thể hữu cơ tại cơ sở rau mầm
sạch Hải Anh - Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên” là công trình
nghiên cứu thực sự của bản thân, được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý
thuyết, kiến thức chuyên ngành, tìm hiểu, khảo sát tình hình thực tiễn và dưới
sự hướng dẫn khoa học của thầy giáo Th.S Trần Việt Dũng.
Các số liệu bảng, biểu, và những kết quả trong khóa luận là trung thực, các
nhận xét, phương hướng đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm hiện có.
Một lần nữa em xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên.
Người thực hiện

Nguyễn Thị Ánh Biển


2


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện khóa luận: “Tìm hiểu hiệu
quả kinh tế sản xuất rau mầm sạch theo phương pháp giá thể hữu cơ tại cơ
sở rau mầm sạch Hải Anh - Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên”,
em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, tổ chức và các cá
nhân. Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã
tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên đã đào tạo, giảng dạy, giúp đỡ cho em trong quá trình học tập và
nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, Th.s Trần Việt Dũng đã
trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và giúp đỡ em trong suốt quá trình
nghiên cứu, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa KT&
PTNT đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em. Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến
anh Nguyễn Tiến Anh chủ cơ sở rau mầm sạch Hải Anh đã nhiệt tình, tạo mọi
điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại cơ sở.
Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè đã động viên, giúp đỡ nhiệt tình
và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành khóa luận này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn của em không tránh khỏi
những thiếu sót, sơ suất, em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô
giáo cùng toàn thể các bạn để bài khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!


3

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 4.1: Quy mô sản xuất của cơ sở ........................................................... 24
Bảng 4.2: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của cơ sơ rau mầm sạch Hải Anh
năm 2017 ...................................................................................... 25
Bảng 4.3: Chi phí đầu tư ban đầu của cơ sở sản xuất rau mầm Hải Anh. ...... 33
Bảng 4.4: Mức chi phí trung gian trong quá trình sản xuất rau mầm ............ 34
Bảng 4.5: Sản lượng và doanh thu rau mầm với diện tích 200m2................. 35
Bảng 4.6: Doanh thu từ các sản phầm khác tại cơ sở .................................... 36
Bảng 4.7: Hiệu quả kinh tế của cơ sở trong năm 2017 .................................. 37
Bảng 4.8: Tình hình sản xuất rau mầm bình quân m2 /năm của nhóm hộ
nghiên cứu. ................................................................................... 39
Bảng 4.9: Giá sản phẩm rau mầm ................................................................. 40
Bảng 4.10: Các kênh bán hàng của các cơ sở điều tra................................... 40
Bảng 4.11. Kết quả sản xuất rau mầm của hộ tính bình quân 1m2/năm......... 41


4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu, chữ viết tắt

Ý nghĩa

1

BQ

Bình quân


2

BVTV

Bảo vệ thực vật

3

KT- XH

Kinh tế_ xã hội

4

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

5

ĐVT

Đơn vị tính

6

TP

Thành phố


7

GO

Tổng giá trị sản xuất

8

GO/TC

Tổng giá trị sản xuất/Tổng chi phí

9

HQKT

Hiệu quả kinh tế

10

IC

Chi phí trung gian

11

ITC

Trung tâm Thương mại Quốc tế


12

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

13

SL

Sản lượng

14

SXKD

Sản xuất kinh doanh

15

TC

Tổng chi phí

16

VA

Giá trị gia tăng


17

VA/TC

Giá trị gia tăng/tổng chi phí


5

MỤC LỤC
Trang
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... 2
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................... 4
MỤC LỤC .................................................................................................... 5
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................ 2
1.3. Thời gian và địa điểm thực tập ................................................................ 2
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................. 2
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 4
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................... 4
2.1.1. Sản xuất rau mầm sạch ......................................................................... 4
2.1.2. Đặc điểm của rau mầm sạch theo phương pháp giá thể hữu cơ ............. 6
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong quá trình áp dụng
giá thể hữu cơ trong sản xuất rau mầm sạch ......................................... 7
2.1.4. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ........................... 9
2.2. Cơ sở thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất rau mầm sạch theo
phương pháp giá thể hữu cơ ................................................................. 14

2.2.1. Tình hình thị trường sản xuất và tiêu thụ rau mầm trên thế giới .......... 14
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau mầm tại Việt Nam ......................... 15
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................ 17
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 17
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 17


6

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 17
3.2. Nội dung nghiên cứu hiệu quả kinh tế ................................................... 17
3.2.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 17
3.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 18
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 18
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................. 18
3.3.2. Phương pháp điều tra chọn mẫu phỏng vấn ........................................ 18
3.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin........................................... 19
3.3.4. Hệ thống chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu đề tài................................... 19
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 22
4.1. Khái quát chung tại cơ sở rau mầm sạch Hải Anh. ................................ 22
4.1.1. Đặc điểm điều kiệu tự nhiên ............................................................... 22
4.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của cơ sở rau mầm sạch Hải Anh. 22
4.1.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau mầm sạch tại cơ sở rau mầm sạch
Hải Anh. ............................................................................................. 24
4.1.4. Quy trình sản xuất giá thể hữu cơ ....................................................... 27
4.1.5. Quy trình sản xuất rau mầm sạch tại cơ sở ......................................... 28
4.1.6. Bệnh thường gặp và biện pháp phòng trừ. .......................................... 32
4.2. Đánh giá mức chi phí đầu tư ban đầu và chi phí chung gian trong quá
trình sản xuất rau mầm. ........................................................................ 33

4.2.1. Đánh giá mức chi phí đầu tư ban đầu quá trình sản xuất rau mầm
sạch tại cơ sở sản xuất rau mầm sạch Hải Anh. .................................. 33
4.2.2. Đánh giá mức chi phí trung gian trong quá trình sản xuất rau mầm
sạch tại cơ sở ...................................................................................... 34
4.2.3. Hiệu quả kinh tế của cơ sở trong 1 năm. ............................................. 37
4.4. Kết quả và hiệu quả sản xuất rau mầm của hộ điều tra........................... 38
4.4.1. Tình hình sản xuất rau mầm của hộ. ................................................... 38


7

4.4.2. Tình hình tiêu thụ rau mầm của các hộ điều tra .................................. 40
4.5. Những thuận lợi, khó khăn liên quan đến nội dung thực tập tại cơ sở
rau mầm sạch Hải Anh. ........................................................................ 42
4.5.1. Thuận lợi ............................................................................................ 42
4.5.2. Khó khăn ............................................................................................ 42
4.6. Những hạn chế, thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong quá trình
sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau mầm sạch. ............................................ 43
4.7. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế..................................................... 44
4.8. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sau khi áp dụng giá thể hữu cơ
trong quá trình sản xuất rau mầm sạch.................................................. 44
4.8.1. Giải pháp trong sản xuất. .................................................................... 44
4.8.2. Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm của cơ sở ........................................... 44
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 46
5.1. Kết luận ................................................................................................. 46
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 48
PHỤ LỤC...................................................................................................... 1



1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, với việc xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân
ngày càng được cải thiện con người ngày càng muốn nâng cao nhu cầu cuộc
sống của mình, nhất là vấn đề sức khỏe.
Rau xanh là thực phẩm giàu dinh dưỡng không thể thiếu trong bữa ăn
hàng ngày của mỗi chúng ta. Rau cung cấp các chất khoáng, vitamin, các axit
hữu cơ và nhiều dưỡng chất khác cần thiết cho hoạt động sống của con người
Tuy nhiên, hiện nay phần lớn rau trên thị trường đang bị ô nhiễm do
con người quá lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón. Năng suất tăng
lên nhưng chất lượng rau thì bị giảm sút nghiêm trọng. Mặt khác, xã hội ngày
càng phát triển, tốc độ đô thị hóa ngày càng gia tăng đã làm cho diện tích đất
canh tác bị thu hẹp đi nhiều, nhưng nhu cầu tiêu thụ rau quả của con người lại
không ngừng tăng lên.
Vì vậy, vấn đề sản xuất ra các sản phẩm rau quả vừa có hàm lượng dinh
dưỡng cao vừa đảm bảo vệ sinh an toàn cho người tiêu dùng và không đòi hỏi
diện tích canh tác lớn càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Một trong số
những giải pháp hữu hiệu để sản xuất rau an toàn, cho hiệu quả kinh tế cao là
trồng rau mầm.
Rau mầm là loại thực phẩm sạch, giàu chất dinh dưỡng. Theo các tài
liệu khoa học rau mầm có giá trị dinh dưỡng cao gấp 5 lần rau thường. Rau
mầm dễ trồng, không sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, trồng trong
môi trường sạch không có mầm bệnh và vi sinh vật gây hại cho sức khỏe con
người. Rau mầm chứa nhiều chất xơ, các vitamin E, C, B. phù hợp với mọi
lứa tuổi, đặc biệt trẻ em và người lớn tuổi.



2

Sử dụng rau mầm là một xu hướng phát triển ở Việt Nam, vì đây là loại
rau sạch, giàu dinh dưỡng và đậm đà hương vị. Người Việt Nam cũng đã biết
sử dụng rau mầm làm thức ăn hàng ngày từ lâu mà phổ biến là giá sống.
Trước thực tế đó, đòi hỏi phải có sự đánh giá hiệu quả kinh tế trong
quá trình sản xuất rau mầm. Vì vậy, em lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tìm
hiểu hiệu quả kinh tế sản xuất rau mầm sạch theo phương pháp giá thể
hữu cơ tại cơ sở rau mầm sạch Hải Anh_Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh
Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau mầm sạch theo phương pháp giá
thể hữu cơ tại cơ sở sản xuất rau mầm sạch Hải Anh. Qua đó, đưa ra được các
giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau mầm sạch, rau an toàn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tình hình phát triển sản xuất trong năm 2017 tại cơ sở sản
xuất rau mầm sạch Hải Anh.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sản xuất rau mầm sạch tại sơ sở.
- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn khi trong quá trình sản xuất rau mầm.
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của rau mầm sạch.
1.3. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: Từ ngày 15/1/2018 đến ngày 30/5/2018.
- Địa điểm: Cơ sở rau mầm sạch Hải Anh, Thành phố Thái Nguyên,
Tỉnh Thái Nguyên.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Là nguồn cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu về sau.



3

- Củng cố, áp dụng kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tiễn.
- Nghiên cứu về tình hình phát triển kinh tế xã hội (KT-XH) của địa
bàn nghiên cứu.
- Nâng cao kiến thức kĩ năng và rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế cho
công tác nghiên cứu sau này.
- Xác định cơ sở khoa học, làm sáng tỏ lý luận về phương thức sản xuất
rau mầm sạch tại cơ sở.
- Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp nhận thấy rõ được tầm quan trọng
của quá trình phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế của rau mầm sạch theo
phương pháp áp dụng giá thể hữu cơ trong sản xuất.
- Làm tài liệu tham khảo cho những người quan tâm đến phát triển mô
hình sản xuất rau an toàn.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Sản xuất rau mầm sạch
2.1.1.1. Khái niệm sản xuất

“Sản xuất là việc sử dụng các loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau gọi là
đầu vào hoặc các yếu tố sản xuất, để tạo ra hàng hóa, dịch vụ mới gọi là đầu
ra (hay sản phẩm). Nói ngắn gọn thì sản xuất là việc chuyển hóa các đầu vào
hay tài nguyên thành đầu ra là hàng hóa và dịch vụ. Sản phẩm có thể là hàng

hóa cuối cùng hoặc sản phẩm trung gian” [1].
“Sản xuất là một loại hình hoạt động đặc trưng của con người và xã
hội loài người bao gồm: Sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra
bản thân con người. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau tác động qua lại
với nhau, trong đó sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của
xã hội”[2].
Liên Hiệp Quốc khi xây dựng phương pháp thống kê tài khoản quốc gia
đã đưa ra định nghĩa sau về sản xuất: Sản xuất là quá trình sử dụng lao động
và máy móc thiết bị của các đơn vị thể chế (một chủ thể kinh tế có quyền sở
hữu tài sản, phát sinh tiêu sản và thực hiện các hoạt động, các giao dịch kinh
tế với những thực thể kinh tế khác) để chuyển những chi phí là vật chất và dịch
vụ thành sản phẩm là vật chất dịch vụ khác. Tất cả những hàng hóa và dịch vụ
được sản xuất ra phải có khả năng bán trên thị trường hay ít ra cũng có khả năng
cung cấp cho một đơn vị thể chế khác có thu tiền hoặc không thu tiền.
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các
hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử
dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những
vấn đề chính sau: Sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? giá


5

thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các
nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?
2.1.1.2. Khái niệm phát triển
- Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống
của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã
hội [7].
- Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt
KT-XH của một quốc gia trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng.

- Phát triển kinh tế bền vững:
Theo ngân hàng Thế Giới (WB), 1987 khái niệm phát triển bền vững
được đề cập đến lần đầu tiên đó là:“Phát triển bền vững là sự phát triển đáp
ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu
cầu của các thế hệ tương lai”
2.1.1.3. Ý nghĩa của việc sản xuất rau mầm

- Rau mầm là loại rau có thể thu hoạch sau khi hạt nảy mầm được từ 514 ngày, tùy thuộc vào từng loại rau và nhiệt độ.
- Rau mầm chứa nhiều dinh dưỡng và là nguồn cung cấp rất lớn hàm
lượng protein, vitamin nhóm B, C, E, enzym, các acid amin, khoáng chất và
một số chất chống oxi hóa quan trọng như phenol, glucosinolate,... rất tốt cho
cơ thể. Đặc biệt là với trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai.
Gần đây nhất, các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh rằng rau mầm
có chứa nhiều chất chống ôxi hoá có tác dụng làm chậm quá trình lão
hoá và ngăn ngừa các nguy cơ về ung thư giúp con người luôn tươi trẻ
và khoẻ mạnh.
- Rau mầm là loại rau có thể trồng quanh năm, điều kiện chăm sóc rất
dễ, thời gian trồng ngắn (5 - 7 ngày), đa dạng chủng loại (mầm cải, mầm
muống, mầm đậu hà lan, mầm lạc, các loại đỗ,...) rất thích hợp cho những bà
nội trợ, người già, người về hưu trồng và chăm sóc.


6

- Rau mầm không những đa dạng về chủng loại mà còn có nhiều mùi
vị khác nhau. Mỗi loại mầm đều có thứ vị riêng đặc trưng của từng loại rau.
Một số có vị cay hơi hăng như mầm của các loại cải: Mầm cải trắng, mầm cải
đỏ. Một số khác có vị bùi, ngọt đặc trưng như mầm của một số loại đậu, có
thể ăn sống, làm các món cuộn, trộn dầu giấm, sào hoặc nấu canh.
- Điều kiện trồng hoàn toàn đơn giản chỉ cần một không gian nhỏ như

trong phòng, góc ban công, sân thượng, một bệ cửa sổ nhỏ trong bếp, góc cầu
thang hoặc hàng hiên trước nhà., được trồng trên khay, kết hợp với giá thể
hữu cơ sẽ tạo cho không gian gia đình thêm tươi mát, gần gũi với thiên nhiên.
- Rau mầm là loại rau có độ an toàn cao bởi rau được sản xuất 100%
trên giá thể hữu cơ, được trồng trên khay và sử dụng nguồn nước tưới sạch
bằng nước tiêu dùng của gia đình. Đặc biệt, sử dụng giống có nguồn gốc rõ
ràng và không có chất bảo quản.
- Rau mầm có đặc điểm khó bị ô nhiễm, dễ sản xuất, không yêu cầu
diện tích canh tác lớn. Rau mầm phù hợp với điều kiện sản xuất quy mô hộ
gia đình trong giai đoạn phát triển của đất nước hiện nay, đặc biệt ở các
vùng đô thị.
2.1.2. Đặc điểm của rau mầm sạch theo phương pháp giá thể hữu cơ
2.1.2.1. Khái niệm về giá thể hữu cơ
Rau mầm được gieo trồng 100% bằng giá thể hữu cơ. Giá thể hữu cơ là
kết quả của chủ cơ sở, anh Nguyễn Tiến Anh trực tiếp nghiên cứu sau 3 năm
tìm tòi.
- Giá thể hữu cơ là sự kết hợp của 6 thành phần có sẵn trong tự nhiên
như: mùn gỗ Bồ Đề, mùn gỗ cây Mỡ, bã mía, phân Trùn Quế, bã Cà Phê, sơ
Dừa được trộn theo tỷ lệ nhất định. Điều đặc biệt của giá thể hữu cơ ở đây là
nguồn giá thể có thể sử dụng được mãi mãi. Sau khi rau đã thu hoạch ta tiến


7

hành ủ lại sau 4 đến 6 ngày nguồn giá thể đã phân hủy hết và tạo ra thành
phần thứ 7 chứa nhiều chất dinh dưỡng sinh ra từ ngay chính dễ của rau mầm
- Rau mầm sinh trưởng và phát triển dựa trên nguồn giá thể có trong
mỗi khay. Theo phương pháp này trong quá trình chăm sóc người trồng sẽ dễ
dàng cân bằng được độ ẩm và thuận tiện trong quá trình chăm sóc.
- Thay vì trồng rau dưới đất vừa tốn không gian mà trong dất còn chứa

nhiều hàm lượng sắt, chì,.. và một số chất đọc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Giá thể hữu cơ là những thành phần được chọn lựa rất kĩ trong quá
trình nghiên cứu nên việc sử dụng giá thể trong quá trình sản xuất rau mầm là
việc rất phù hợp, và đem lại hiệu quả cao trong quá trình sản xuất.
2.1.2.2. Ý nghĩa của việc sản xuất rau mầm sạch theo phương pháp giá thể
hữu cơ.
Sản xuất rau mầm sạch theo phương pháp giá thể hữu cơ là việc rất
quan trọng. Qua quá trình này có thể giúp người dân giảm bớt được chi phí ,
diện tích canh tác của hộ và giảm bớt được công lao động. Vì đây là công
việc nhẹ nhàng nên mọi thành viên trong gia đình cũng có thể làm được
nhưng điều quan trọng phải có kỹ thuật và hiểu về bản chất của rau mầm.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong quá trình áp dụng
giá thể hữu cơ trong sản xuất rau mầm sạch
Rau mầm có yêu cầu khá cao trong sản xuất từ ngâm hạt đóng giá thể
vào khay, xử lý hạt sau khi ngâm, gieo hạt, tưới, chăm sóc đến khi thu hoạch
và bảo quản. Vì vậy, muốn có sản phẩm rau mầm đạt chất lượng cần phải chú
ý từng khâu trong quá trình sản xuất. Cần phải thực hiện sản xuất theo hướng
chuyên môn hóa để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần tăng
thêm nguồn thu nhập cho các cơ sở sản xuất. Những nhân tố ảnh hưởng đến
sản xuất rau mầm bao gồm:


8

- Nguồn giống:
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại giống có nguồn gốc khác
nhau. Rau mầm sau khi gieo sẽ được thu hoạch sớm, nhưng trong thời gian
bảo quản giống nhiều loại hạt có sử dụng chất bảo quản nên trong quá trình
trồng cần phải lựa chọn giống an toàn và phù hợp. An toàn cho sức khỏe của
bản thân, gia đình và khách hàng.

Vì vậy, trong quá trình sản xuất cần quan tâm đến chất lượng và nguồn gốc
của giống.
- Giá thể:
100% giá thể sử dụng là giá thể hữu cơ.
Trong quá trình sản xuất cần lựa chọn giá thể sạch, ủ đủ ngày và độ ẩm
hợp lý. Vì vậy, giá thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của
cây rau mầm.
- Nguồn nước tưới:
Nước là nguồn cung cấp độ ẩm cho cây. Trong mỗi quá trình cây sinh
trưởng và phát triển bắt đầu từ khi gieo đến khi thu hoạch đều có kỹ thuật tưới
khác nhau, lượng tưới phải phù hợp với tuổi của cây. Để tránh cho cây bị ủng,
thối gốc,…
- Nhiệt độ và độ ẩm không khí:
Nhiệt độ, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của khay rau. Vào mùa
đông, thời gian được thu hoạch sẽ lâu hơn (đối với mầm cải 7 ngày) và ngược
lại mùa hè sẽ nhanh hơn ( mầm cải 5 ngày).
Độ ẩm không khí là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh của cây.
Trong quá trình chăm sóc, nếu không cân bằng được độ ẩm của giá thể và
lượng nước tưới thì khay rau sẽ bị hỏng hoàn toàn vì khả năng lây bệnh của
rau rất cao.


9

Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến hình thái của mầm. Nhiệt độ thích hợp
nhất cho mầm trong suốt quá trình phát triển là 21-230C, nhiệt độ 28-300C
làm cho mầm phát triển nhanh hơn nhưng lại làm cho mầm hơi bị dài. Đối với
rau mầm trắng cần phải loại bỏ tối đa lượng C02 sinh ra trong quá trình hô
hấp, vì vậy việc duy trì độ thoáng khí và dòng O2 liên tục cho mầm là rất cần
thiết. Để duy trì trong ba ngày đầu tiên cần rửa liên tục 4-5h một lần bằng

nước 220C, mỗi lần rửa phải để nước thoát hết. Trong hai ngày cuối của chu
trình chỉ cần rửa cách thưa hơn 6-8 tiếng/ lần. Chú ý trong cả quá trình luôn
giữ mầm ở trạng thái nhiệt độ thích hợp ổn định không bị tăng nhiệt độ quá và
tránh không bị ngâm trong nước vì nếu một trong hai điều kiện này xảy ra sẽ
làm mầm bị thối và vi khuẩn sẽ lan rất nhanh làm hỏng cả mẻ rau mầm.
- Nhân tố về kinh tế
+ Thị trường và giá cả: Chính là trả lời được ba câu hỏi: Sản xuất cái
gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Tức là cần xác định nhu cầu thị
trường, các thức thực hiện và cuối cùng là phân khúc khách hàng. Nếu xác
định được rõ ràng các vấn đề trên thì việc sản xuất mới đạt hiệu quả.
Thực tế cho thấy, hiện nay thị trường nói chung và thị trường nông sản
nói riêng cũng như thị trường rau mầm còn chưa ổn định.
Vì vậy, việc ổn định giá và mở rộng thị trường rất cần thiết trong quá
trình phát triển hiện nay. Bởi năng suất có cao, chi phí có giảm mà sản phẩm
không được thị trường chấp nhận thì cũng không đem lại doanh thu và lợi
nhuận cho người lao động.
2.1.4. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
2.1.4.1. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế
Về HQKT, kết quả tổng quan tài liệu cho thấy, hiện đang tồn tại hai
quan điểm khác nhau về vấn đề này, cụ thể là:


10

* Quan điểm truyền thống
Quan điểm truyền thống cho rằng, nói đến HQKT là nói đến phần còn
lại của kết quả SXKD sau khi đã trừ chi phí. Nhiều tác giả theo quan điểm
này cho rằng, HQKT được xem như là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí
bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm.
Những chỉ tiêu hiệu quả này thường là giá thành sản phẩm hay mức sinh lời

của đồng vốn được tính toán khi kết thúc một quá trình SXKD.
Quan điểm truyền thống trên chưa thật toàn diện khi xem xét đến
HQKT. Sự thiếu toàn diện được thể hiện qua những khía cạnh sau:
Thứ nhất, HQKT được xem xét với quá trình SXKD trong trạng thái
tĩnh, chỉ xem xét hiệu quả sau khi đã đầu tư. Trong khi đó, HQKT lại là một
vấn đề rất quan trọng, không những cho phép chúng ta biết được kết quả đầu
tư mà còn giúp chúng ta xem xét trước khi ra quyết định có nên tiếp tục đầu
tư hay không và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào. Trên phương diện
này, quan điểm truyền thống chưa đáp ứng được đầy đủ.
Thứ hai, quan điểm truyền thống không tính yếu tố thời gian khi tính
toán thu và chi cho một hoạt động SXKD. Do đó, thu và chi trong tính toán
HQKT là chưa đầy đủ và chính xác.
Thứ ba, HQKT chỉ bao gồm hai phạm trù cơ bản là thu và chi. Hai
phạm trù này chủ yếu liên quan đến yếu tố tài chính đơn thuần như chi phí về
vốn, lao động, thu về sản phẩm và giá cả. Trong khi đó, các hoạt động đầu tư
và phát triển lại có những tác động không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà
còn trên cả các phương diện khác nữa. Bên cạnh đó, có những phần thu lợi
hoặc những khoản chi phí mà lúc đầu khó hoặc không lượng hoá được nhưng
lại đáng kể thì lại không được phản ánh ở cách tính theo quan điểm truyền
thống này [4].


11

* Quan điểm hiện đại
Các nhà kinh tế đã đưa ra quan niệm hiện đại về HQKT nhằm khắc
phục những hạn chế của quan điểm truyền thống. Theo quan điểm hiện đại,
khi tính HQKT phải căn cứ vào tổ hợp các yếu tố. Cụ thể là:
- Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối quan
hệ này, cần phân biệt rõ ba phạm trù: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các

nguồn lực và HQKT. Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm (O) thu thêm trên một
đơn vị đầu vào (I) đầu tư thêm. Tỷ số ∂O/∂I được gọi là sản phẩm biên. Hiệu quả
phân bổ nguồn lực là giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí đầu tư
thêm. Thực chất nó là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố giá đầu vào và giá
sản phẩm. Hiệu quả phân bổ đạt tối đa khi doanh thu biên bằng chi phí biên.
Hiệu quả kinh tế là phần thu thêm trên một đơn vị đầu tư thêm. Chỉ đạt được
HQKT khi cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nguồn lực là tối đa.
- Yếu tố thời gian: các nhà kinh tế đương đại đã coi thời gian là một
yếu tố trong tính toán hiệu quả. Cùng đầu tư một lượng vốn như nhau và cùng
có tổng doanh thu bằng nhau nhưng có thể có hiệu quả khác nhau trong những
thời điểm khác nhau.
- Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường: các quan điểm hiện đại cho
rằng hiệu quả về tài chính phải phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với chiến
lược tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững của các quốc gia hiện nay.
Nhận thức được những ưu điểm và hạn chế trong các quan điểm về
HQKT, căn cứ vào điều kiện nghiên cứu cụ thể tại địa bàn, trong nghiên cứu
này, tác giả đã kết hợp cả quan điểm hiện đại với quan điểm truyền thống để
xem xét và tính toán HQKT trong sản xuất và tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn
VietGAP tại địa bàn nghiên cứu.


12

2.1.4.2. Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế
Cho dù theo quan điểm truyền thống hay hiện đại, HQKT luôn liên
quan đến các yếu tố tham gia vào quá trình SXKD. Để xác định được HQKT
của một quá trình SXKD, cần thực hiện những nội dung sau:
- Xác định các yếu tố đầu vào: đó là chi phí trung gian, chi phí sản xuất,
chi phí lao động và dịch vụ, chi phí vốn đầu tư và đất đai, v.v...
- Xác định các yếu tố đầu ra (mục tiêu đạt được): trước hết HQKT là

các mục tiêu đạt được của từng hộ gia đình, từng cơ sở sản xuất phải phù hợp
với mục tiêu chung của nền kinh tế quốc dân, hàng hóa sản xuất ra phải trao
đổi được trên thị trường, các kết quả đạt được là: khối lượng sản phẩm, giá trị
sản xuất, giá trị gia tăng, lợi nhuận, v.v...
Bản chất HQKT, về mặt định lượng là xem xét, so sánh kết quả thu
được và chi phí bỏ ra. Một hoạt động hay một mô hình SXKD chỉ được coi là
có HQKT khi kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra, chênh lệch này càng lớn
thì HQKT càng cao và ngược lại. Về mặt định tính, mức độ HQKT cao là một
nhận định phản ánh sự nỗ lực của từng khâu, của mỗi cấp trong hệ thống sản
xuất, đồng thời phản ánh trình độ năng lực quản lý SXKD cũng như mức độ
gắn kết giữa khả năng giải quyết những yêu cầu, những mục tiêu kinh tế với
những yêu cầu và mục tiêu chính trị - xã hội. Hai mặt định tính và định lượng
là cặp phạm trù của HQKT có quan hệ mật thiết với nhau .
2.1.2.3. Phân loại hiệu quả kinh tế
Mọi hoạt động sản xuất của con người và quá trình áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất đều có mục đích chủ yếu là HQKT.
Tuy nhiên, kết quả của các hoạt động đó không chỉ duy nhất đạt được về mặt
kinh tế mà đồng thời còn tạo ra nhiều kết quả có liên quan đến đời sống KT XH của con người. Những kết quả đạt được ngoài HQKT bao gồm: nâng cao
chất lượng cuộc sống; giải quyết công ăn việc làm; góp phần ổn định chính trị


13

xã hội; trật tự an ninh; xây dựng xã hội tiên tiến; cải tạo môi trường sinh thái;
nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân tức là đạt hiệu quả về mặt
xã hội.
Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, ngoài hiệu quả về kinh tế và xã
hội, còn cần xem xét đến hiệu quả về môi trường. Như vậy, căn cứ theo nội
dung và bản chất, có thể phân thành 3 phạm trù là: HQKT, hiệu quả xã hội và
hiệu quả môi trường. Ba phạm trù này tuy khác nhau về nội dung nhưng lại có

mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.
* Hiệu quả kinh tế: HQKT được hiểu là mối tương quan so sánh giữa
lượng kết quả đạt được về mặt kinh tế và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả
đó. Khi xác định HQKT, nhiều nhà kinh tế thường ít nhấn mạnh quan hệ so
sánh tương đối mà chỉ quan tâm đến quan hệ so sánh tuyệt đối và chưa xem
xét đầy đủ mối quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa đại lượng tương đối và đại
lượng tuyệt đối.
Hiệu quả kinh tế được thể hiện ở mức đặc trưng quan hệ so sánh giữa
lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Một giải pháp kỹ thuật quản lý
có HQKT cao là một phương án đạt được tương quan tương đối giữa các kết
quả đem lại và chi phí bỏ ra. Khi xác định HQKT phải xem xét đầy đủ mối
quan hệ chặt chẽ giữa các đại lượng tương đối và đại lượng tuyệt đối. Hiệu
quả kinh tế ở đây được biểu hiện bằng tổng giá trị sản phẩm, tổng thu nhập,
lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận, mối quan hệ đầu vào và đầu ra.
* Hiệu quả xã hội: Là mối tương quan so sánh về mặt xã hội như: Tạo
công ăn việc làm, tạo thu nhập ổn định và tạo ra sự công bằng xã hội trong
cộng đồng dân cư, cải thiện đời sống nông thôn…
* Hiệu quả môi trường: Là hiệu quả mang tính chất lâu dài, vừa đảm
bảo lơi ích trước mắt, vừa đảm bảo lợi ích lâu dài, nó gắn chặt chẽ với quá
trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên - nước và môi trường sinh thái...


14

Trong 3 phạm trù trên, HQKT là có vị trí trung tâm, có vai trò quyết
định nhất, nhưng HQKT chỉ được coi là đánh giá một cách đầy đủ nhất khi
kết hợp với hiệu quả xã hội và môi trường. Để làm rõ phạm trù HQKT, ta có
thể phân loại chúng theo các tiêu thức nhất định từ đó thấy rõ được nội dung
nghiên cứu của các loại HQKT.
* Căn cứ vào phạm vi và đối tượng các hoạt động kinh tế, có thể phân

chia phạm trù HQKT thành những loại sau:
- HQKT theo ngành là HQKT tính riêng cho từng ngành sản xuất vật
chất như: Công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ,… Trong từng
ngành lớn, có thể xem xét HQKT của những ngành hẹp hơn.
- HQKT quốc dân là HQKT tính chung cho toàn bộ nền sản xuất xã hội.
- HQKT của doanh nghiệp là xem xét HQKT trong hoạt động của từng
doanh nghiệp. Vì mỗi doanh nghiệp hoạt động theo từng mục đích riêng và
lấy lợi nhuận là mục tiêu cao nhất.
- HQKT khu vực sản xuất: Vật chất, phi vật chất và sản xuất dịch vụ.
* Căn cứ vào các yếu tố cơ bản của sản xuất và phương hướng tác
động vào sản xuất thì có thể phân chia HQKT thành những loại sau:
- Hiệu quả sử dụng vốn.
- Hiệu quả sử dụng lao động.
- Hiệu quả sử dụng thiết bị.
- Hiệu quả sử dụng đất đai, năng lượng…
- Hiệu quả áp dụng các tiến bộ KHKT và quản lý.
2.2. Cơ sở thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất rau mầm sạch theo
phương pháp giá thể hữu cơ
2.2.1. Tình hình thị trường sản xuất và tiêu thụ rau mầm trên thế giới
- Các nước sản xuất và tiêu thụ rau mầm mạnh nhất là Nhật Bản, Hàn
Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Úc và Canađa.


15

- Ở Nhật Bản có 50 nhà sản xuất rau mầm, hàng năm sản xuất và tiêu
thụ đuợc 695.000 tấn rau mầm, chủ yếu là mầm củ cải và giá đậu xanh.
- Đài Loan hàng năm tiêu thụ đến 250.000 tấn rau mầm đậu Hà Lan,
400.000 tấn giá đậu xanh và đậu tương .
- Ở Mỹ có tới 475 nhà sản xuất rau mầm, với công suất 300.000 tấn

hàng năm.
- Theo Hiệp hội rau mầm Quốc tế có tới 10% người Mỹ ăn rau mầm
hàng ngày .
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau mầm tại Việt Nam
Rau mầm xuất hiện đầu tiên ở miền Nam Việt Nam vài năm gần đây.
Rau mầm hiện đang được sản xuất ở các hộ gia đình, hộ nông dân với qui mô
khoảng 50kg rau mầm/ ngày. Theo thống kê, toàn thành phố Hồ Chí Minh một
ngày tiêu thụ khoảng 400-500 kg rau mầm các loại. Các loại rau mầm thông
dụng ở Việt Nam ngoài mầm giá đỗ còn có mầm trắng, rau mầm xanh: mầm rau
muống, mầm rau cải củ, mầm rau dền và mầm các loại đậu, đỗ.
Theo Hoàng Văn Ký, kỹ thuật trồng rau mầm với quy mô hộ gia đình
tương đối đơn giản, chỉ cần diện tích khoảng 50m2 là có thể sản xuất được
50kg rau mầm mỗi ngày. Gần đây Bộ NN và PTNT đã công nhận tiến bộ kỹ
thuật cho “Kỹ thuật sản xuất một số loại rau mầm xanh an toàn theo
VietGAP”. [9].
Với thời gian thu hoạch ngắn, tiết kiệm chi phí đầu tư và diện tích. Rau
mầm đã có mặt trên tất cả các tỉnh thành tại Việt Nam như Lào Cai, Sơn La,
Thái Nguyên, Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa, Bến Tre,....
Cơ sở của chị Nguyễn Thị Hoàn ở thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh. Mỗi
ngày, cơ sở của chị Hoàn cung cấp ra thị trường khoảng 40kg rau mầm các
loại gồm: Rau mầm củ cải trắng, củ cải ngọt, củ cải đỏ,... những loại rau mầm
này đã đem lại cho gia đình chị nguồn thu nhập cao và là nguồn thu chính của
gia đình.


16

Đặc biệt, cơ sở của anh Lê Văn Tuấn (Sinh năm 1987) là chủ Công ty
TNHH Sản xuất Công nghệ HB – chuyên sản xuất rau mầm hữu cơ, đạt
doanh thu 4,3 tỷ đồng/ năm, lợi nhuận thu về gần 1,6 tỷ đồng/ năm. Giải

quyết việc làm cho hàng chục lao động với mức thu nhập trung bình 5 triệu
đồng /người/ tháng. Với tổng diện tích hơn 1400 m2, với nhiều chủng loại rau
mầm như: mầm cải trắng, mầm cải đỏ, mầm muống, mầm hướng dương,...
Mỗi ngày, công ty của anh Tuấn cung cấp ra thị trường hơn 3 tạ rau mầm các
loại và anh được mệnh danh là “ tỷ phú rau mầm”.
Với sự phát triển của xã hội hiên nay, rau mầm ngày càng được nhiều
khách hàng tin dùng bởi mức độ an toàn và giá trị dinh dưỡng có trong đó.
Hiện nay, đã có rất nhiều hộ gia đình tự trồng rau mầm trong nhà, hoặc tự mở
cơ sở riêng để phục vụ gia đình và người thân trong gia đình.


×