Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.38 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI THẢO LUẬN
CHỦ ĐỀ
PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ TÀI CHÍNH
CỦA MỘT DOANH NGHIỆP
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Bibica
Nhóm ngành: Thực phẩm
Giáo viên hướng dẫn : Phạm Tuấn Anh
Nhóm : 05

Hà Nội – 2016


Danh sách thành viên nhóm 5

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

Phạm Thị Phương Loan
Nguyễn Thị Mai
Phạm Thị Mai
Trần Thị Mai


Vũ Chi Mai
Phạm Ngọc Minh –Nhóm trưởng
Nguyễn Thị Nga – N1
Nguyễn Thị Nga –N3
Nguyễn Thúy Nga
Đoàn Thị Kim Ngân

1


NỘI DUNG

I.
II.
III.
IV.

Giới thiệu về công ty Cổ phần BIBICA
Phân tích, đánh giá mô hình quản trị tài sản ngắn hạn của công ty
Phân tích mô hình tài trợ của công ty trong 5 năm
Thiết lập ngân sách tư bản cho một dự án của công ty

2


I.

Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Bibica

1. Những nét cơ bản

Tên công ty: Công ty cổ phần BIBICA
Tên giao dịch: BIBICA
Mã chứng khoán: BBC
Địa chỉ: 443 Lý Thường Kiệt, P.8, Q.Tân Bình, T.P Hồ Chí Minh
Địa chỉ email:
Website: www.bibica.com.vn
Vốn điều lệ: 154,207,820 (VNĐ)
Giấy phép thành lập: Quyết định thành lập số 234/1998/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ
cấp ngày 01 tháng 12 năm 1998.
Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 059167 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp ngày
16/01/1999.
Mã số thuế: 3600363970
2. Lĩnh vực kinh doanh
Sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước trên các lĩnh vực về công nghiệp chế biến bánh kẹo – nha, Xuất khẩu các sản phẩm bánh - kẹo - nha và các loại hàng hóa khác, Nhập khẩu các thiết
bị, công nghệ, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của Công ty. Đầu tư và phát triển sản xuất
nhóm sản phẩm mới: bột ngũ cốc, bột dinh dưỡng, bột giải khát, kẹo viên nén.
3. Địa bàn kinh doanh.
Bibica hiện có 117 nhà phân phối, đại lý và 250 chuỗi siêu thị tại khắp các tỉnh thành trên
toàn quốc và xuất khẩu sang tất các thị trường châu á, châu â, châu mỹ.
4. Đặc trưng ngành nghề.
Trong những năm qua, ngành bánh kẹo Việt Nam có những bước phát triển khá ổn định.Tốc
độ tăng trưởng ngành trong những năm qua đạt 8,3- 8,5%. Bánh kẹo Việt Nam có tiềm năng trở
thành thị trường lớn trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
Tỷ lệ tiêu thụ bánh kẹo bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp so với tốc độ tăng trưởng
dân số. Hiện nay tỷ lệ tiêu thụ mới chỉ khoảng 3,0kg/người/năm. Đồng thời, thị trường bánh kẹo có
tính chất mùa vụ.
Về thị phần phân phối, trong các siêu thị, bánh kẹo Việt Nam luôn chiếm khoảng 70%. Bánh
kẹo các nước lân cận như Thái Lan, Trung Quốc chiếm 20% bánh kẹo Châu Âu chiếm 6-7%.
Tham gia thị trường hiện nay có khoảng 30 doanh nghiệp có tên tuổi. Hầu hết doanh nghiệp
đều chịu biến động về giá sản phẩm do tình hình nguyên liệu đầu vào có sự thay đổi. Giá nguyên

liệu tăng chủ yếu là nguyên liệu nhập khẩu như: đường, bột…
5. Môi trường kinh doanh.
Chính sách của Nhà Nước: Nhà nước đang khuyến khích các doanh nghiệp gia tăng đầu tư
vào ngành bánh kẹo, đặc biệt Nhà Nước thực sự quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng.
Đối thủ cạnh tranh: Thị trường bánh kẹo nước ta hiện nay cạnh tranh khá khốc liệt
HAIHACO là một trong năm nhà sản xuất bánh kẹo lớn nhất cả nước, là đối thủ trực tiếp của
3


BIBICA. Kinh Đô miền bắc với quy mô tương đương về thị phần, năng lực sản xuất và trình độ
công nghệ. Ngoài ra còn có các doanh nghiệp có vốn đầu từ nước ngoài như: Vinabico, Kotobuki…
và các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trong nước. Ngoài ra, với chính sách mở rộng của nhà nước ngày càng
có nhiều đối thủ tiềm ẩn xuất hiện.
Tình hình kinh tế: Mức sống người dân đang ngày một tăng lên, yêu cầu những sản phẩm phải
tăng về chất lượng, số lượng, hình thức, mẫu mã. Đây là cơ hội cũng là thách thức đối với doanh
nghiệp khi ngày càng phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong những năm gần đây lãi
vay ngân hàng cũng giảm là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng quy mô, phát triển sản
xuất. Việt Nam đã gia nhập WTO, việc mở cửa giao thương với các nước khác khiến cho các công
ty sản xuất bánh kẹo lớn trên thế giới cũng dần tham gia vào thị trường, việc thiết lập hệ thống phân
phối của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam, từ đó làm tăng thêm áp lực cạnh tranh cho công ty.
Có sự hợp tác chiến lược với tập đoàn Lotte, nhà sản xuất bánh kẹo lớn nhất Hàn Quốc, trong công
nghệ, bán hàng, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, đồng thời giúp Bibica có thể xuất khẩu sang
Hàn quốc.
Tình hình văn hóa-xã hội: người dân dần quan tâm đến tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, mức độ
chất lượng, vệ sinh thực phẩm, thành phần thực phẩm như: hàm lượng chất béo, chất hóa học tổng
hợp…Dân số Việt Nam đứng thứ 13 thế giới với 90 triệu dân. Đây là con số hấp dẫn cho thị trường
bánh kẹo trong nước . Các doanh nghiệp bánh kẹo uy tín còn phải đối mặt với hàng giả, hàng nhái,
hàng kém chất lượng.
Khoa học – công nghệ: công nghệ sản xuất bánh kẹo trong nước còn lạc hậu, thiếu trang thiết
bị, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, sản phẩm chưa đa dạng. tuy nhiên. BIBICA lại nhận được

sự hậu thuẫn của tập đoàn Lotte về công nghệ sản xuất bánh kẹo, với dây chuyền hiện đại giúp hạ
thấp giá thành, nâng cao chất lượng, tăng tính cạnh tranh. Năng lực sản xuất của công ty lên đến
10000 tấn/năm. Hiện nay, công ty đã cho đi vào hoạt động 2 nhà máy Bibica Miền Đông giai đoạn 2
và Bibica Hưng Yên, tạo điều kiện đẩy mạnh sản xuất.
II. Thực trạng việc sử dụng các mô hình quản trị tài sản ngắn hạn của Công ty cổ phần
Bibica.
1.Quản trị tiền mặt.
a. Tăng tốc độ thu hồi tiền mặt:
Ý nghĩa: doanh nghiệp dần giảm được số lượng vốn bị chiếm dụng, tạo điều kiện thuận lợi
cho doanh nghiệp thực hiện các giao dịch thường xuyên cũng như dễ dàng thực hiện đầu tư.
Hệ số thanh toán ngắn hạn
Hệ số thanh toán tổng quát
Hệ số thanh toán nhanh

Đơn vị
Lần
Lần
Lần

2011
2,014
1,855
1,437

4

2012
2,044
2,029
1,389


2013
2,205
1,893
1,712

2014
2,536
1,772
2,021

2015
2,898
1,665
2,269


Từ chỉ số thanh khoản của công ty BIBICA cho thấy chỉ số thanh toán ngắn hạn và chỉ số thanh
toán nhanh đang có xu hướng tăng. cho thấy hiệu quả của quản lý thu hồi tiền mặt đang được cải
thiện theo các năm.
b. Giảm tốc độ chi tiêu.
Ý nghĩa của việc giảm tốc độ chi tiêu: giúp sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả tăng khả năng
sử dụng vốn đầu tư nhằm mục đích sinh lời.
Hệ số nợ/tổng tài sản
Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu

Đơn vị
%
%


2011
3,4
4.7

2012
3,2
4,3

2013
3,3
4,4

2014
3,2
4,4

2015
2,9
4,2

Từ chỉ số trên cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty ở mức ổn định hệ số nợ/tổng tài
sản và hệ số nợ/vốn chủ sở hữu nhìn chung có xu hướng giảm dần theo các năm trở lại đây Cho
thấy được hiệu quả của sự dụng vốn của công ty đang dần được cải thiện.
c. Hoạch định ngân sách tiền mặt
Dự báo chi phí sản xuất: công ty có chi phí sản xuất cao cho quy mô công ty lớn. cơ sở hạ
tầng với trang thiết bị máy móc tiên tiến công suất hoạt động cao. Chi phí nguyên liệu trực tiếp phụ
thuộc vào nhiều yếu tố của thị trường bên ngoài như chủ yếu là thị trường đường mía, và thị trường
cung cấp các nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất.
Dự báo chi phí ngoài sản xuất: chi phí bán hàng và chi phí quản lý thường niên của công ty
đang có xu hướng giảm cho thấy hiệu quả của việc quản lý ngân sách đang ngày được cải thiện.

Dự báo ngân sách tiền mặt: do hiệu quả từ chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất có thể
suy ra chi ngân sách của tiền mặt công ty đang tăng, hiệu quản sử dụng ngày càng hiệu quả. Tuy
nhiên đồng nghĩa với việc sản xuất tăng công ty cần chủ động điều tiết, quản lý ngân sách cho hoạt
động sản xuất trong những năm tới.
d. Thiết lập mức tồn quỹ tiền mặt.
Mô hình baumol:
Giả sử công ty bắt đầu tuần lễ 0 với tồn quỹ tiền mặt là 1,2 tỷ và số chi vượt quá số thu 600
triệu một tuần.

5


Ta có chi phí cơ hội:
Tồn quỹ tiền mặt ban đầu M
2.400.000.000
1.200.000.000
600.000.000

Tồn quỹ tiền mặt trung bình
M/2
1.200.000.000
6.000.000
3.000.000

Chi phí cơ hội: (M/2)l
I=10%
120.000.000
60.000.000
30.000.000


Tồn quỹ tiền mặt ban đầu: M

Chi phí giao dịch: (T/M)F
F= 1.000.000
13.000.000
26.000.000
52.000.000

Chi phí giao dịch
Tổng nhu cầu chi tiêu tiền mặt
trong kỳ: T
31.200.000.000
31.200.000.000
31.200.000.000

2.400.000.000
1.200.000.000
600.000.000

2. Quản lý khoản phải thu.
Trước tình hình ngành thực phẩm nói chung và chủ trương mục tiêu phát triển của Bibica nói
riêng công ty đã thực hiện mô hình nới lỏng chính sách bán chịu nhằm thu hút ở rộng thị trường
tăng khả năng lợi nhuận.

6


Mô hình nới lỏng chính sách bán chịu

Bảng 2.1. Chỉ tiêu đánh giá các khoản phải thu

Năm
2013

Chỉ tiêu
1. Vòng quay các khoản phải thu (vòng)

5,9

2. Kỳ thu tiền bình quân (ngày)

61

Năm
2014

Năm
2015

6,35

6,2

57

58

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC)
- Vòng quay các khoản phải thu: Việc vòng quay các khoản phải thu ở mức thấp trung bình
6 vòng trong 3 năm gần đây, cho thấy công ty đang bị chiếm dụng vốn ngày càng nhiều. Do khoản
mục phải thu khách hàng, khoản mục phải thu khác của công ty còn ở mức cao nên ban lãnh đạo

công ty cần có những biện pháp để khắc phục tình trạng này, hạn chế tối đa số vốn mà doanh
nghiệp bị khách hàng chiếm dụng.
- Kỳ thu tiền bình quân: Tại Công ty CP Bibica ta thấy kỳ thu tiền bình quân đang ở mức
cao, có nghĩa là công ty mất nhiều ngày để thu hồi các khoản phải thu, khoảng 58 ngày tính đến
năm 2015.
Điều này là do nới lỏng chính sách bán chịu của công ty nhưng không phân tích tín dụng đối
với khách hàng. Lúc này, Bibica nên sử dụng mô hình chính sách thắt chặt bán chịu để giảm các
khoản phải thu về mức hợp lý. Bên cạnh đó, công ty cần đánh giá, phân loại khách hàng dựa vào
lịch sử quan hệ mua bán giữa công ty với khách hàng, hoặc đánh giá hoạt động kinh doanh và tài
chính của khách hàng. Nếu khách hàng tốt thì bán với khối lượng lớn, khách hàng trung bình thì
bán với khối lượng hạn chế, khách hàng yếu kém thì không nên bán chịu. Trong các hợp đồng ký
kết công ty nên có các điều khoản ràng buộc chặt chẽ, quy định rõ phương thức thanh toán, thời
7


gian trả tiền… một cách cụ thể. Công ty cần phải xác định một tỷ lệ chiết khấu hợp lý để công tác
quản lý các khoản phải thu của khách hàng đạt hiệu quả cao nhất. Công ty nên phân loại từng đối
tượng nợ, đôn đốc theo dỏi công nợ và thu nợ. Xử lý về mặt pháp lý đối với trường hợp nợ quá hạn
cố tình dây dưa, chiếm dụng vốn của công ty.
3. Quản trị hàng tồn kho.
a.
Cơ sở lý thuyết.
 Mô hình EOQ ( Economic order quantity )
 Các giả thiết để áp dụng mô hình:
+ Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu hàng năm (D) được xác định và ở mức đều;
+ Chi phí đặt hàng (S) và nhận một đơn hàng không phụ thuộc vào số lượng hàng;
+ Chi phí tồn trữ (H) là tuyến tính theo số lượng hàng tồn kho.
+ Không có chiết khấu theo số lượng hàng hoá: điều này cho phép chúng ta loại chi phí
mua hàng hoá ra khỏi tổng chi phí;
+ Toàn bộ khối lượng hàng hoá của đơn hàng giao cùng thời điểm;

+ Thời gian kể từ khi đặt hàng cho đến khi nhận hàng được xác định

b, Thực trạng việc sử dụng mô hình quản trị hàng tồn kho của CTCP BIBICA.
Trong giai đoạn 2012 – 2014 hàng tồn kho của Công ty CP Bibica luôn duy trì tỷ trọng ở mức
tương đối hợp lý và có xu hướng giảm dần qua các năm do áp dụng hiệu quả mô hình EOQ. Tỷ
trọng hàng tồn kho năm 2013 là 19,44%, năm 2014 là 15,14% và năm 2015 là thấp nhất với
11,51%.
Năm 2014, vòng quay hàng tồn kho là 8,44 tăng 1,49 vòng so với năm 2013. Nguyên nhân là
do tốc độ tăng trưởng của doanh thu năm 2014 lớn hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu thuần.
Vòng quay hàng tồn kho năm 2015 tăng nhẹ lên 8,55 vòng, cao nhất trong vòng 3 năm qua và cao
hơn hẳn so với trung bình ngành là 6,44. Chỉ tiêu này tăng lên chứng tỏ tình hình sản xuất kinh
doanh tốt hơn năm trước. Do tăng trưởng kinh tế những năm gần đây đặc biệt là năm 2015 với mức
8


tăng trưởng GDP đạt 6,68%, doanh nghiệp mở rộng quy mô phát triển. Mức sống người dân đang
ngày một tăng lên. Do đó, nhu cầu về bánh kẹo cũng tăng lên.

III. Đánh giá mô hình tài trợ của công ty cổ phần Bibica.
1. Tổng nợ trên vốn chủ sở hữu.
Năm
2011
2012
2013
2014
2015
Tổng nợ/Vốn CSH
0,37
0,323
0,356

0,393
0,427
Hệ số nợ/Bình quân ngành
0,5639
0,5725
0,4816
0,5323
0,5413
Hệ số nợ từ năm 2011- 2015 tương đối thấp, cho thấy khả năng BBC có tiềm lực tài chính mạnh
mẽ. Do vậy, Bibica chủ yếu dùng nguồn vốn chủ sở hữu để tài trợ cho mô hình kinh doanh của
mình. So với bình quân ngành thì hệ số nợ/VCSH của Bibica thấp hơn.
2. Tài trợ bằng nợ và vốn chủ sở hữu
Bảng thể hiện cơ cấu nguồn vốn ( đơn vị: %)
Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Vốn CSH

73

75

73


71

70

Nợ ngắn hạn

26

24

26

28

29

Nợ dài hạn

1

1

1

1

1

Tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng cả nợ và vốn chủ sở hữu,trong đó nguồn vốn chủ

sở hữu chiếm cao hơn (70%). Vốn chủ sở hữu tăng lên là do lợi nhuận giữ lại qua các năm tăng lên.
Trong 5 năm, doanh nghiệp không phát hành thêm cổ phiếu với số lượng 15420782 cổ
phiếu, giá trị cổ phiếu tăng đều do BBC là Cty có thương hiệu và uy tín trong lĩnh vực sản xuất
bánh kẹo, kênh phân phối mở rộng khắp cả nước và ổn định, doanh thu và lợi nhuận tăng, cơ cấu nợ
vạy thấp và BBC có cổ đông lớn là Tập đoàn LOTTE- đã nhận sự hậu thuẫn lớn về kênh phân
phối ra thị trướng nước ngoài, công nghệ và nguồn vốn đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh,
tăng khả năng cạnh tranh đối với các Cty cùng ngành. Năm 2012, thu nhập trên 1 cổ phiếu giảm
44% so với năm 2011 là do việc kinh doanh gián đoạn sau vụ hỏa hoạn tháng 5/2011.

9


70000
60000
50000
40000
30000
20000

mệnh giá
thu nhập/CP

10000
0

2011

2012

2013


2014

2015

3. Tài trợ bằng nguồn tài trợ dài hạn và nguồn tài trợ ngắn hạn, chủ yếu là tài trợ dài hạn.

Nguồn tài trợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng thấp so với tổng nguồn tài trợ:
Năm
Tín dụng
thương mại
Nợ tích lũy

Vay ngắn
hạn

2011

2012

2013

2014

2015

92,476,793,641

879,711,042


68,005,785,459

66,425,557,466

69,029,602,713

209,357,352,48
3

187,431,321,715 211,942,385,860

240,574,058,43
1

281,964,231,466

876,135,746

2,103,247,640

-

-

474,263,076

Có thể thấy nhu cầu sử dụng vốn lưu động ngắn hạn của doanh nghiệp khá cao tuy có giảm so
với năm 2011 để giải quyết tình trạng thiếu vốn ngắn hạn. Năm 2014 và 2015, Bibica không có
khoản vay ngắn hạn nào. Do công ty chiếm dùng các khoản nợ tích lũy để dùng làm nguồn vốn lưu
động. Điều này giúp công ty không lo khoản nợ phải trả cho các tổ chức tín dụng.

Nguồn tài trợ dài hạn bao gồm cổ phiếu và các khoản vay dài hạn, trong đó cổ phiếu chiếm tỉ
trọng cao. Các khoản vay dài hạn chiếm tỉ trọng thấp và có xu hướng tăng lên. Các khoản phải trả
dài hạn khác bao gồm tiền đặt cọc thuê văn phòng, mua hàng hóa từ khách hàng và ký quỹ ký
cược dài hạn từ khách hàng. Các khoản vay này và các khoản trả trước dài hạn có xu hướng tăng
cao do công ty tiến hành đầu tư vào nhiều hạng mục nâng cấp dây chuyền sản xuất, từ năm 20112015 tăng 149,6%.
4.

Đánh giá mô hình tài trợ.

10


2,500,000,000,000

2,000,000,000,000

1,500,000,000,000

1,000,000,000,000
Tổng tài sản
Tài sản lưu
động
Tài sản cố
định

500,000,000,000

0
2011


2012

2013

2014

2015

Công ty Bibica sử dụng mô hình tài trợ của theo phương án 1: sử dụng toàn bộ nguồn dài hạn(vốn
chủ sở hữu và nợ dài hạn) để tài trợ cho tổng tài sản.
Tài trợ DH cho tổng
5. So sánh với công ty cùng nhóm ngành: Công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa. nhu cầu TS
Tài trợ DH

Công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa sử dụng mô hình tài trợ theo phương án 1: sử dụng
toàn
cho
tổng nhu
bộ nguồn dài hạn(vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn) để tài trợ cho tổng tài sản. Tài sản của công
ty
cầu TS
được tài trợ chủ yếu bằng vốn chủ sở hữu.

Tính toán chi phí sử dụng vốn bình quân ( WACC) của công ty BIBICA
11


Các công thức cần sử dụng: WACC = ( %)
Trong đó: Wi là tỷ trọng của nguồn vốn thứ i ( %)
Ki là chi phí của nguồn vốn thứ i ( %)

Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế = chi phí sử dụng vốn vay trước thuế * ( 1 – Thuế suất thu
nhập của doanh nghiệp )
Thuế suất thu nhập doanh nghiệp của BIBICA là 22%
Ta có bảng:
Năm
CP sd vốn
trước thuế
( giả định)
CP sd vốn sau
thuế

Đơn vị: %
2011
10,23

2012
9,84

2013
10,03

2014
11,54

2015
12,91

7,98

7,68


7,82

9,00

10,07

Tính chi phí sử dụng vốn bình quân của năm 2011:
Tên nguồn vốn
Số liệu (vnd)
Tỷ trọng vốn ( %)
CP sd vốn ( ST)
Nợ vay
211.890.762.223
26,95
7,98 %
Vốn CSH
574.307.296.772
73,05
11,78%
Tổng vốn
786.198.058.995
100
 Chi phí sử dụng vốn bình quân năm 2011 của BBC là WACC = 10,76 %
Tính chi phí sử dụng vốn bình quân của năm 2012:
Tên nguồn vốn
Số liệu (vnd)
Tỷ trọng vốn ( %)
CP sd vốn ( ST)
Nợ vay

189.325.436.737
24,64
7,68%
Vốn CSH
579.052.542.625
75,36
15,05 %
Tổng vốn
768.377.979.362
100
 Chi phí sử dụng vốn bình quân năm 2012 của BBC là: WACC = 13,23 %
Tính chi phí sử dụng vốn bình quân của năm 2013:
Tên nguồn vốn
Số liệu (vnd)
Tỷ trọng vốn ( %)
CP sd vốn ( ST)
Nợ vay
213.413.001.860
26,41
7,82 %
Vốn CSH
594.881.031.203
73,59
14,53 %
Tổng vốn
808.294.033.063
100
 Chi phí sử dụng vốn bình quân năm 2013 của BBC là WACC = 12,76 %
Tính chi phí sử dụng vốn bình quân của năm 2014:
Tên nguồn vốn

Nợ vay

Số liệu (vnd)
251.949.790.138

Tỷ trọng vốn ( %)
28,21 %
12

CP sd vốn ( ST)
9,00 %


Vốn CSH
641.177.373.704
70,08 %
10,94 %
Tổng vốn
893.127.163.842
100 %
 Chi phí sử dụng vốn bình quân năm 2014 của BBC là WACC = 10,21 %
Tính chi phí sử dụng vốn bình quân của năm 2015:
Tên nguồn vốn
Số liệu (vnd)
Tỷ trọng vốn ( %)
CP sd vốn ( ST)
Nợ vay
301.304.231.873
29,92 %
10,07 %

Vốn CSH
705.598.119.592
70,08 %
9,91 %
Tổng vốn
1.006.902.361.465
100 %
 Chi phí sử dụng vốn bình quân năm 2015 của BBC là WACC = 9,96 %

 Chi phí sử dụng vốn bình quân 5 năm của BIBICA là:
= (10,76% +13,23% +12,76% +10,21% + 9,96%)/5 = 11,39%

IV. Lập ngân sách tư bản cho một dự án đầu tư của công ty với các dữ liệu
đầu vào tối giản.
Công ty Bibica đầu tư một dây chyền có giá trị 10 tỷ (kể cả chi phí lắp đặt). Cho rằng tuổi thọ
kì vọng của sản phẩm là 4 năm. Dự kiến doanh thu từ bán sản phẩm mới là 10,5 tỷ VNĐ trong năm
1, tăng 15% năm 2, tăng 25% năm 3 và giữ nguyên không đổi cho đến năm kết thúc dự án. Chi phí
biên đổi ước tính 60% doanh thu. Chi phí cố định là 1tỷ VNĐ. Thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%,
thiết bị được khấu hao theo đường thẳng, nhu cầu vốn lưu động của dự án là 1,5 tỷ, biết suất chiết
khấu của dự án là 10%.
Phần 1: Lập ngân sách tư bản cho dự án đầu tư của Công ty
Bước 1: Ước tính luồng tiền ra ban đầu.
Giá trị của tài sản mới: 10 tỷ (đã trừ các chi phí)
+ Nhu cầu vốn lưu động: 1.5 tỷ
= Luồng tiền ra ban đầu: 11.5 tỷ
Bước 2: Ước tính luồng tăng thuần của khấu hao.
Bảng 1
STT
1
2

3
4
5

Khoản mục
Doanh thu
Biến phi
Định phí
Khấu hao
Thu nhập trước thuế

1
10.500
6.300
1.000
2.500
0.700

2
12.075
7.245
1.000
2.500
1.330
13

3
15.094
9.056
1.000

2.500
2.538

4
15.094
9.056
1.000
2.500
2.538


6
7

Thuế
Lãi ròng

0.196
0.504

0.372
0.958

0.711
1.827

0.711
1.827

Bước 3: Ước tính luồng tiền tăng thêm các năm.

Bảng 2
1
3.200
2.500
0.700
0.196
0.504
2.500
3.004

Thu nhập
- Tăng khấu hao
= EBT
- (+) Tăng (Giảm) Thuế
= EAT
+ Tăng khấu hao
Luồng tiền thuần tăng

2
3.830
2.500
1.330
0.372
0.958
2.500
3.458

Cuối năm
3
5.038

2.500
2.538
0.711
1.827
2.500
4.327

4
5.038
2.500
2.538
0.711
1.827
2.500
4.327

Bước 4: Tính luồng tiền tăng thêm năm cuối.


Luồng tiền tăng thêm năm thứ 4 là 4.327 tỷ đồng
+ Giá trị thu hồi vốn lưu động của TS mới đầu tư: 1.5 tỷ đồng
Như vậy, ta có luồng tiền thuần tăng thêm từ dự án:

Dòng tiền

Cuối năm 0
-11.5

Cuối năm 1
3.004


Cuối năm 2
3.458

Cuối năm 3
4.327

Cuối năm 4
5.827

Phần 2: Phân tích các chỉ tiêu lựa chọn dự án bao gồm NPV, IRR, PBP.
1. Giá trị hiện tại thuần của dự án .
NPV=
Trong đó: Bi (Benefit) - Lợi ích của dự án mà dự án thu được
Ci (Cost) - Chi phí của dự án
r – Tỷ lệ chiết khấu.
n – Số năm hoạt động kinh tế của dự án (tuổi thọ kinh tế của dự án)
i – Thời gian (i = 0,1…n)
Áp dụng công thức tính NPV trên bảng tính excel, suy ra NPV= 1.32 tỷ đồng
Có NPV >0 → dự án đáng giá về mặt tài chính → công ty nên tiến hành thực hiện dự án.

14


2. Tỷ suất sinh lợi nội bộ
Công thức tính IRR: IRR(values,guess)
Trong đó: Values là dòng tiền qua các năm
Guess là ước lượng giá trị cho IRR, nếu bỏ qua không điền thì Guess = 10%.

Ta thấy, IRR = 15% > WACC= 11,39 ( WACC : chi phí sử dụng vốn bình quân)

15


3. Thời gian thu hồi vốn (PBP)
Năm
0
1
2
3
4

Luồng tiền
(11.5)
3.004
3.458
4.327
5.827

Luồng tiền tích lũy

Giá trị đầu tư cần thu hồi

3.004
6.462
8.869
14.696

8.496
4.542
0.215


PP= 3+ = 3,0369 năm.
1. Tỷ lệ lợi ích trên chi phí ( B/C)
B /C = = 1.486 > 1

Với các chỉ tiêu hiệu quả như trên -> dự án đạt hiệu quả về mặt tài chính-> công ty nên thực
hiện dự án.

16



×