Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO VIỆT NAM QUYỂN III

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.4 MB, 145 trang )


K I Ế N T R Ú C
P H Ậ T G I Á O
V I Ệ T N A M
QUYỂN III

Nguyễn Bá Lăng

2015


Kiến Trúc Phật Giáo Việt Nam Quyển III
© Nguyễn Bá Lăng và con cháu
Liên lạc:
Nguyễn Bá Luyện,

Hình Bìa
Chùa Vĩnh Nghiêm, Sàigòn, Việt Nam


Lời Tựa
Kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng bắt đầu viết bộ sách Kiến Trúc Phật Giáo Việt Nam từ
năm 1965. Quyển 1 và 2 được xuất bản năm 1971 tại Sài Gòn và 2001 tại Paris. Bản
thảo quyển 3 vừa viết xong thì kiến trúc sư ra đi năm 2005.
Bộ sách vừa là một biên khảo về kiến trúc vừa là một tạp ghi về văn hóa và lịch sử
Việt Nam. Bộ sách trình bầy những khái niệm về nét đặc thù của kiến trúc Phật Giáo
Việt Nam và của riêng một số ngôi chùa. Tác giả đưa ra những nhận xét về sự phát
triển của kiến trúc Phật Giáo Việt Nam qua từng miền đất nước, và từng giai đoạn
lịch sử cho đến khoảng năm 2000. Bộ sách ghi lại những sự kiện, hình ảnh về nhân
vật, xã hội, lịch sử và văn hóa liên quan đến các ngôi chùa Việt Nam. Tác giả đã viết
bộ sách từ những cuộc khảo sát, bảo tồn cổ tích, xây dựng mà tác giả tham dự, và từ


những gì đã nghe, thấy và nghiên cứu.
Tác giả viết về sự hủy hoại các di sản mỹ thuật và văn hóa quý báu của tổ tiên do
chiến tranh, cuồng sân, đố kị hoặc chủ trương tác hại cố ý của các chế độ cầm quyền.
Tập sách biểu lộ hoài bão suốt đời của tác giả - trân trọng gìn giữ các công trình văn
hóa của tiền nhân cho các thế hệ sau, và đóng góp vào các công trình mới. Cho đến
khi gần ra đi, kiến trúc sư vẫn không ngừng làm việc với bộ sách.
Để tiếp tục hoài bão của thân phụ, chúng tôi đã cố gắng hoàn tất bộ sách này. Chúng
tôi xin cám ơn tất cả các nhà khảo cứu, học giả, các cơ quan, các vị hảo tâm đã phát
hành các sách, tài liệu, và hình ảnh, in hay đăng ở trên mạng internet, về kiến trúc,
Phật Giáo và lịch sử Việt Nam mà bộ sách này đã tham khảo hoặc trích dẫn.
Với những khám phá và nghiên cứu không ngừng về Phật giáo, lịch sử và văn hóa
Việt Nam, bộ sách ắt hẳn còn nhiều sai sót. Chúng tôi xin cám ơn trước cho những
chỉ bảo và phê bình để học hỏi và hoàn chỉnh bộ sách này.
Chúng tôi cũng xin cám ơn Viện Việt Học tại Westminter, California đã có nhã ý phát
hành bộ sách về kiến trúc Phật Giáo Việt Nam này như một đóng góp khiêm nhường
của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng vào kho kiến thức văn hóa Việt Nam mà Viện Việt
Học đang gìn giữ và phát huy.
Các con của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng
Paris, Sydney, Canberra và Los Angeles
Tết Ất Mùi, tháng 2 – 2015


Kiến Trúc Phật Giáo Việt Nam – Quyển III

Mục Lục
Mục Lục .................................................................................................................................. 1
1 Ðạo Phật Với Đất Cũ Phù Nam, Chiêm Thành ................................................................... 3
1.1 Phù Nam ....................................................................................................................... 3
1.2 Miền Trung ................................................................................................................... 4
2 Các Chúa Nguyễn Ở Đàng Trong Với Phật Giáo .............................................................. 8

2.1 Nguyễn Hoàng .............................................................................................................. 8
2.2 Các Chúa Nguyễn sau Nguyễn Hoàng ......................................................................... 9
3 Phật Gíao Đàng Trong ....................................................................................................... 14
3.1 Nhân duyên phát triển ................................................................................................. 14
3.2 Các thiền sư và chùa ................................................................................................... 16
4 Hoằng Hoá Của Các Thiền Sư Ở Đồng Nai - Gia Định.................................................... 29
4.1 Một số thiền sư được biết ........................................................................................... 29
4.2 Tổ đình Long Thiền và các vị danh tăng .................................................................... 30
4.3 Các chùa khác được các thiền sư miền Trung khai sơn.............................................. 32
5 Nét Đặc Thù của Kiến Trúc Phật Giáo Đàng Trong ......................................................... 34
5.1 Phối trí bình đồ. .......................................................................................................... 34
5.2 Hình khối: Mặt ngoài .................................................................................................. 38
5.3 Các hình thể mái ......................................................................................................... 40
5.4 Sườn nhà bên trong ..................................................................................................... 40
6 Nhà Tây Sơn và Phật Giáo ................................................................................................ 41
7 Các Vua Nhà Nguyễn Và Phật Giáo ................................................................................. 44
8 Những Danh Tăng và Chùa Thời Nhà Nguyễn ................................................................. 48
9 Kiến Trúc Chùa Đàng Trong và Vùng Đất Mới Dưới Triều Nguyễn ............................... 55
9.1
Chùa có hai lầu chuông trống. .................................................................................... 55
9.2 Chùa kiểu chữ Tam (三) ............................................................................................. 56
10
Những Cảnh Chùa Danh Tiếng ở Miền Nam ................................................................ 57
11
Trùng Tu, Xây Cất ở Thăng Long Dưới Triều Nguyễn ................................................. 68
11.1
Thăng Long tang thương ......................................................................................... 68
11.2
Xây dựng ở Thăng Long lúc khởi đầu Nhà Nguyễn ............................................... 69
11.3

Từ triều Minh Mạng đến Thành Thái ...................................................................... 77
12
Kiểu Cách Đền Chùa ở Thăng Long Qua Những Cuộc Trùng Tu Dưới Triều Nguyễn 91
12.1
Về bình đồ: .............................................................................................................. 91
12.2
Về lập diện............................................................................................................... 91
12.3
Cổ đẳng, cổ diêm ..................................................................................................... 92
13
Tôn Giáo, Tín Ngưỡng và Hội Hè Về Cuối Thế Kỷ XIX Sang Nửa Đầu Thế Kỷ XX . 94
13.1
Hội thánh ................................................................................................................. 94
13.2
Hội chùa .................................................................................................................. 97
14
Ảnh Hưởng Tây Phương Trong Kiến Trúc Đền Chùa ................................................. 101
14.1
Ảnh hưởng lên kiến trúc dân dã ............................................................................ 101
14.2
Ảnh hưởng lên kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng................................................... 101
14.3
Một vài công trình xây cất đặc sắc về thập niên 30 thế kỷ XX ............................. 104
14.4
Kiến trúc trang trí .................................................................................................. 107
15
Tình Trạng Đền Chùa ở Hà Nội Hồi Đầu Pháp Thuộc ................................................ 109
16
Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam.................................................................................. 112
16.1

Hội Chấn Hưng Phật Giáo Bắc Kỳ ....................................................................... 112
16.2
Hội An Nam Phật học ........................................................................................... 114

1


Kiến Trúc Phật Giáo Việt Nam – Quyển III
17
Từ Thế Chiến Thứ Hai Đến Cuộc Chiến Việt Pháp 1945-1954 .................................. 116
17.1
Tại Hà Nội: ............................................................................................................ 116
17.2
Tại Bắc Ninh ......................................................................................................... 118
17.3
Tại Tỉnh Hải Dương .............................................................................................. 119
17.4
Tại Hà Đông .......................................................................................................... 120
17.5
Tại Vĩnh Yên ......................................................................................................... 120
17.6
Công cuộc trùng tu do sở Quốc Gia Bảo Tồn Cổ Tích ......................................... 121
18
Từ Hiệp Định Genève Đến Năm 1975 ......................................................................... 125
18.1
Phật Giáo ở miền Nam .......................................................................................... 125
18.2
Phong Trào Tín Ngưỡng Và Xây Cất Tôn Giáo. .................................................. 127
19
Kết ................................................................................................................................ 138

Một số Tài Liệu Tham Khảo hay trích dẫn ............................................................................ 139

2


Kiến Trúc Phật Giáo Việt Nam – Quyển III

1

Ðạo Phật Với Đất Cũ Phù Nam, Chiêm Thành

1.1

Phù Nam

3

Phù Nam là phiên âm Trung hoa
từ danh từ phnom (núi) để chỉ
một quốc gia có thủ đô đóng ở
trên miền đất cao tại nơi biên giới
Miên Việt ngày nay, giữa khoảng
Phnom Da và Angkor Borei, do
một dòng vua mà vua cuối cùng
tên là Rudravarman, mất năm
545.
Miền Nam Việt Nam ngày nay là
một phần đất của Phù Nam xưa.
Di tích lớn nhất tìm thấy ở đây là
khu di chỉ Óc Eo ở chân dẫy núi

Phù Nam với Angkor Borei và Óc Eo
Ba Thê, thuộc tỉnh Long Xuyên.
Thời Phù Nam, thế kỷ IV-V, nơi đây là một hải cảng quan trọng, nơi giao thương giữa Ấn
Độ và Trung Hoa. Trong số các cổ vật tìm thấy ở đây có đủ sản phẩm công nghệ, mỹ nghệ
của hai xứ này, của bản xứ và có cả huy chương và tiền của La Mã. Trong số những di tích
kiến trúc ở đây, người ta tìm ra một cung thờ xây bằng
gạch cùng ngói có phủ men, và một số vật liệu trang trí
kiến trúc. Những di vật kiến trúc hiếm hoi này cho
thấy chúng thuộc văn hoá Ấn Độ.
Trong số cổ vật tìm thấy còn có một pho tượng nhỏ đúc
bằng kim loại, kiểu thức Bắc Ngụy (Trung Hoa) về
khoảng thế kỷ VI, chứng tỏ sự hiện diện của Phật giáo
Bắc Tông ở hải cảng này hoặc là đã có qua đây. Nhưng
có thể khẳng định là Phật giáo đã từng hiện diện và bắt
rễ ở Phù Nam qua các pho tượng Phật tìm thấy ở Bình
Hoà, Đồng Tháp và Sơn Thọ.
Tượng Bình-Hoà tạc bằng gỗ, cao 1,5 m thuộc nghệ
thuật Phù Nam, thế kỷ V, tạc theo thể dáng Phật đứng
thuyết giảng tương tự những pho tượng đồng Thích-Ca,
kiểu Gupta, nhưng thân người hơi uốn sang bên phải.

Tượng Phật Kiểu Gupta

Tượng Đồng Tháp cũng bằng gỗ, cao tới 2,9m cũng
thuộc nghệ thuật Phù Nam về thế kỷ VI-VII. Phật ngồi
trên bệ, tay đặt trên đùi, mặt tròn, tóc xoắn ốc, có núm
nhô trên đỉnh đầu.


Kiến Trúc Phật Giáo Việt Nam – Quyển III


1.2

4

Miền Trung

Miền Trung từ đèo Ngang vào tới Biên-Hoà là đất cũ của Lâm-Ấp, Hoàn-Vương1 và sau rốt
là Chiêm Thành. Những di tích xưa như tượng đá, tháp gạch rải rác từ Bắc xuống Nam của
miền Trung chứng tỏ đạo Bà-la-môn từng ngự trị xứ này. Tuy nhiên đạo Phật cũng đã xuất
hiện ở đây đồng thời với Bà-la-môn do các tu sĩ Ấn Độ đã từng đi theo các thuyền buôn mà
du nhập vào các xứ miền Đông Nam Á và Á Đông khoảng đầu kỷ nguyên Tây lịch. Chứng
tích của những cuộc hoằng hoá này là những pho tượng được tìm thấy ở Pong Tuc (Cam
bốt), ở Sungai (Mã Lai), ở Đồng Dương (Quảng Nam), ở Merbok (Mã-Lai), ở sông Kamara
(đảo Célèbes). Các pho tượng này đều đúc bằng đồng và kiểu giống nhau, hình dung đức
Thích-Ca đứng thuyết pháp, hai tay cũng giơ lên theo thế trấn an. Vai phải và một phần
ngực phải để trần, còn bên trái, ống tay áo chẩy dài xuống tới gần chân. Nếp áo gợn đều
như nước chảy.
Tượng tìm thấy ở đảo Célèbes thuộc đợt trước, theo nghệ thuật Amaravati (Nam Ấn) vào
thế kỷ II-III. Những tượng sau thuộc văn hoá Gupta vào thế kỷ IV-V. Các tượng này cao
từ 55cm tới 75cm, tượng Đồng Dương lớn nhất cao 108cm. Gupta là thời đại văn hoá rực
rỡ nhất của Ấn Độ, đã ảnh hưởng lan rộng ra các nước Á Đông và Đông Nam Á. Sử liệu
Trung-Hoa có ghi lại, một số tăng sĩ gốc người Lâm-Ấp và Phù-Nam có sang Trung-Hoa
vào thế kỷ V và VI như:
 Sanghabala (Tăng-Khải), người Phù-Nam, nổi tiếng vào khoảng năm 495-524 đã được
vời sang Trung-Hoa ; ngài đã dịch bộ luận Ahidhamma và bộ luật Vinaya.
 Mandala (Hoằng-Nhược), Santibodhi (Hiền Trí), Gunavarman (Công-Đức-Khải) đều là
người vùng Nha Trang, Phan-Thiết ngày nay.
Các vị này đem một số kinh điển tiếng Pali sang Trung-hoa để dịch ở đây.
 Nagasena, người Lâm-Ấp, từng làm tăng thống, đi sứ sang Tàu vào thế kỷ VI.

 Chân-Đế không rõ sinh quán ở đâu ; năm 546, bấy giờ đã 48 tuổi, ngài vượt biển từ PhùNam đến Kiến Nghiệp (Nam-Kinh), được Lương Vũ Đế vời vào triều dịch kinh. Như
thế có nghĩa là khi ở Phù Nam, ngài đã từng hoằng pháp và nổi danh rồi. Năm 556, ngài
đến Quảng Châu, được thứ sử Âu-Dương-Nghệ tiếp đãi nồng hậu. Năm 558, Chân-Đế
đáp thuyền sang Tích Lan để sưu tầm thêm kinh điển, nhưng dọc đường gặp bão, phải
ghé lại Hải Nam.
Cho đến năm 560, Chân Đế trở lại Quảng Châu và mất tại đây năm 569, thọ 71 tuổi.
Chân-Đế đã dịch phần nhiều về Phương-Đẳng nhưng quan trọng nhất là đã dịch hết bộ
luận A-Ty-Hàm, làm nền tảng cho Câu-Xá-Tông tại Trung-Hoa. A-Ty-Hàm là bộ luận
căn bản của Nam-tông. Ảnh hưởng bộ luận không những đương thời ở Phù-Nam,

Hoàn Vương, vương quốc tại miền Trung Việt Nam, từ năm 757 đến 859 Tây Lịch, kinh thành ở huyện An
Phước, Ninh Thuận. Hoàn Vương kế tiếp nước Lâm Ấp (192-757 Tây Lịch)
1


Kiến Trúc Phật Giáo Việt Nam – Quyển III

5

Quảng-Đông, Hải-Nam mà còn cả đối với Phật giáo Việt-Nam, nhất là Phật giáo
Nguyên-Thuỷ ngày nay không phải là nhỏ vậy.
Ngày nay còn những di vật chứng minh rằng triều Tống (420-479) và triều Lương (502507) thời Nam-Bắc Triều của Trung Hoa có liên lạc ngoại giao với Chiêm-Thành và PhùNam là những xứ đượm nhiều ảnh hưởng văn hoá Ấn-Độ. Một số quan trọng tranh và
tượng Phật của những xứ này theo kiểu thức Gupta, đã được đem đến Nam-Kinh để làm
cống phẩm. Nay những tranh, tượng này không còn thấy ở miền Hoa-Trung nữa, nhưng
năm 1956, người ta đã tìm ra được cả một kho tàng những tượng Phật, sản phẩm của thế kỷ
VI-VII phản ảnh ảnh hưởng Ấn-Độ của Phù-Nam và Chiêm-Thành trong tàn tích của một
ngôi chùa ở Thành-Đô, tỉnh Tứ-Xuyên. Do đó, người ta suy ra rằng kiểu thức này đã từ
Nam-Kinh ngược dòng sông Dương-Tử lên Thành-Đô rồi lan lên miền Bắc Trung-Hoa để
ảnh hưởng đến những tượng Phật của những triều đại Tề và Chu cùng những tranh bích hoạ
ở Đôn-Hoàng vào cuối thế kỷ VI.

Kiểu thức mới này trông đầy đặn, uyển chuyển hơn kiểu trước. Những tượng kiểu trước
trông dẹt và vạch rõ nét, kiểu sau được tạc đắp đầy lên, thân hình bỗng được nhận rõ bằng
những nếp y phục bó sát người, bằng những nếp vải và bằng những đồ trang sức.
Chiêm-Thành đến thế kỷ IX có vua Indravarman II theo Phật giáo đại-thừa và lập một tu
viện lớn ở thủ-đô Indrapura (‘kinh thành của thần Indra’) tức vùng làng Đồng-Dương, TamKỳ, tỉnh Quảng Nam ngày nay.

Chùa Đồng Dương

Tu viện xây từ năm 875, gồm có ba lớp khuôn viên, kéo dài 150m từ Tây qua Đông và bề
rộng nhất ở hai phần sau là 112m. Ba khuôn viên liên tiếp nhau có tường xây bao quanh và


Kiến Trúc Phật Giáo Việt Nam – Quyển III

6

đều có cổng lớn xây trên đường trục tim để thông sang nhau và để dẫn từ ngoài phía Đông
đi vào. Trong khuôn viên thứ nhất là khuôn viên dài hơn cả tới trên 70m có dựng một kiến
trúc bình đồ chữ nhật kích thước 17m x 40m với 4 hàng cột, để làm chính điện thờ Phật.
Giữa khuôn viên thứ nhì cũng là một kiến trúc chữ nhật nhưng nhỏ hơn, dựng trên nền cao,
có bậc thang để bước lên ở cả bốn mặt. Căn nhà này được dùng làm nơi hội họp. Khuôn
viên thứ ba có bề ngang được chia làm ba ngăn: ngăn giữa 40m x 50m có hai kiến trúc xây
trên đường trục tim và nhiều kiến trúc nhỏ xây rải rác xung quanh. Ngoài hai kiến trúc chữ
nhật ở khuôn viên trước lợp ngói, các kiến trúc khác có tường và mái đều xây bằng gạch
như ở các tháp Chàm khác.
Điểm đặc biệt ở tu viện Phật giáo này là những toà cổng chính dẫn vào mỗi khuôn viên.
Cổng xây đồ sộ như một ngọn tháp-đền thờ (kalan), nhưng có ba cửa với ba cầu thang dẫn
lên, theo nghĩa tam quan như ở kiến trúc Việt-Nam. Trong lòng hai cửa bên có dựng tượng
hộ pháp, được tạc với những cử chỉ rất sống động. Tam quan còn được tôn vẻ đồ sộ bằng
hai cây trụ lớn xây ở hai bên phía trước. Trụ xây dưới là một đế có nhiều cạnh vuông, được

trang trí bằng nhiều nét chạm trổ, điêu khắc. Trên là thân trụ hình ống tròn có chạm gờ chỉ
thành nhiều đốt và lên cao thu nhỏ dần trông tương tự hình dáng những cây bảo tháp của
Việt-Nam và Trung-Hoa. Dọc theo hai bên tường ở những khuôn viên 1 và 3 cũng được
trang trí bằng những cây trụ như vậy nhưng kích thước nhỏ hơn. Ba khuôn viên này nằm
trong một khuôn viên lớn: dài 320m, rộng 152m có toà cổng duy nhất với hai cây trụ
thường lệ xây trên trục tim hướng Đông.
Sau cổng, một bên là hồ nước rộng,
một bên là những dẫy nhà xây bằng
gạch. Phần còn lại xưa có những
kiến trúc bằng vật liệu nhẹ làm rải
rác trong những mảnh vườn hoặc
cánh rừng nhỏ. Trước cổng khuôn
viên này có một con đường dài
763m dẫn thẳng, hướng Đông đến
một khuôn viên chữ nhật lớn, bề
ngang 300m, bề dọc 240m, trong
lòng là một hồ nước rộng.

Tượng Đồng Dương

Thời đại Indrapura (thế kỷ IX-X)
Chiêm-Thành hùng cường thịnh trị,
văn hoá, mỹ thuật biểu lộ nét hùng
mạnh, thấy rõ nhất là ở điêu khắc.
Những pho tượng đá ở ĐồngDương, kể cả tượng Phật, thông
thường có thân hình vạm vỡ, chắc
nịch, nét mặt to, thô đến hoang rợ,
môi dầy, miệng rộng, mũi to, dẹt,
mắt lồi, mày rậm. Tựu trung,
những tượng và điêu khắc của thời

đại này có kiểu nét thật đặc biệt.


Kiến Trúc Phật Giáo Việt Nam – Quyển III

7

Lâm Ấp và Chiêm thành từ thế kỷ VI đến thế kỷ IX phát triển rực rỡ, là thời đại hoàng kim
của nghệ thuật Chàm với những tác phẩm điêu khắc đá chan hoà vẻ hài hoà duyên dáng như
ở Trà Kiệu. Nhưng kể từ sau những cuộc tàn phá của những thái thú người Tầu ở Giao Chỉ,
rồi đến vụ vua Lê Đại Hành đem quân sang trừng phạt Lâm Ấp về việc bắt giam sứ thần Đại
Việt thì kinh thành Indrapura bị tàn phá năm 982. Người Chàm phải thiên đô, lập kinh đô
mới Vijaya (Đồ-Bàn) tại Bình Định ngày nay và từ đó suy dần. Đạo Bà La Môn là quốc
giáo, nhưng đạo Phật vẫn tồn tại, nên khi vua Lý Thánh Tôn đem quân đến Vijaya trừng
phạt Chiêm-Thành năm 1069, có bắt được một nhà sư là Thảo-Đường đem về tôn làm quốc
sư.


Kiến Trúc Phật Giáo Việt Nam – Quyển III

2
2.1

8

Các Chúa Nguyễn Ở Đàng Trong Với Phật Giáo
Nguyễn Hoàng

Trong cuộc dấy binh phù Lê diệt Mạc, Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng, hai người con của
Nguyễn Kim, có nhiều công trạng nên đều được phong quận công. Nhưng binh quyền bấy

giờ nằm cả trong tay người anh rể là Trịnh Kiểm. Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm ghen tị
kiếm chuyện giết đi. Nguyễn Hoàng thấy vậy lo sợ nên cho người đến Cổ Am (tỉnh Hải
Dương) hỏi ý kiến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Được cho hay là ‘Hoành Sơn nhất
đái, vạn đại dung thân’, Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng bèn nhờ chị là Ngọc Bảo nói với
anh rể Trịnh Kiểm cho vào trấn nhậm miền đất phía Nam.
Được phép, năm 1558, Nguyễn Hoàng bèn đem những người thân thích, họ hàng ở huyện
Tống Sơn và quân lính người Thanh (Hóa) Nghệ (An) cùng vợ con đi theo vào đóng ở xã Ái
Tử, huyện Vũ Xương, trấn Thuận Hoá là huyện Đăng Xương, gần tỉnh lỵ Quảng Trị sau
này.
Sự việc đó đã khơi nguồn cho công cuộc xây dựng nghiệp chúa Nguyễn ở Đàng Trong, đối
với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
Nguyễn Hoàng tục danh là chúa Tiên (1558-1613) là người hiền đức, khôn ngoan, thu phục
được nhân tâm và biết thu nạp nhân tài nên được nhiều người kính mến và tin theo. Ông tỏ
ra là người sùng đạo Phật. Sau khi vào trấn đất Thuận Hoá được ít lâu, ông để ý ngay đến
việc xây dựng chùa chiền.
Năm 1601, ông tạo lập chùa Thiên Mụ ở xã Hà Khê (nay là xã An Ninh Thượng, huyện
Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên). Nguyên do là trong một chuyến đi xem phong cảnh đất
nước, đến đây, ông thấy một quả đồi nhô ra sông rộng 2 và nhìn về phía thượng lưu có những
ngọn núi nhấp nhô của dẫy Trường Sơn theo thế hồi long cố tổ, thực rất đáng lưu ý. Ông
bèn hỏi cư dân thì đuợc họ trình rằng: "Theo lời truyền của tổ tiên chúng tôi thì từ thời cổ
xưa, có một vị nữ thần vẫn thường xuất hiện ở đồi này. Đến thời nhà Đường, có Cao Biền
thường đi dò xét những quý địa của nước ta để triệt phá, khi đi đến đây, thấy đất có khí
mạch linh thiêng, y cho đào đầm rạch ở phía sau đồi để triệt yểm đi. Từ đó thần biến mất.
Cho mãi tới thời gần đây người ta mới lại bỗng nhiên thấy xuất hiện một bà già tóc và lông
mày trắng toát nhưng vẻ người thì vẫn trẻ, mặc áo dài đỏ, quần xanh lục, ngồi ờ sườn đồi
mà phán rằng: ‘Rồi sẽ có một vị chân chúa đến mở mang triều đại ở phương Nam này và
lập chùa ở đây để củng cố long mạch cho quốc thái dân an." Nói xong bà biến mất, mọi
người cho rằng bà chính là người nhà trời sai xuống để báo trước điềm lành. Vì vậy đồi này
được gọi là đồi Thiên Mụ’.
Được nghe trình bầy như vậy, Đoan Quốc công vô cùng mừng rỡ và càng vững tin là mình

được mệnh trời, ý Phật để thực hiện việc xây dựng một cơ nghiệp lớn lao. Ông bèn dựng
Sông Linh, nay gọi là sông Hương, do hai nguồn nước Kim Trà và Đan Điền chẩy vào, rất sâu và rộng ở
chỗ nay gọi là bến Tuần. Còn đồi này, theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn, được gọi là núi Nam Sơn,
thuộc xã Hà Khê, huyện Hương Trà, thì nay là đồi Thiên Mụ, xã An Ninh Thượng.
2


Kiến Trúc Phật Giáo Việt Nam – Quyển III

9

chùa ở trên đồi và đặt tên là Thiên Mụ Tự. Sau này, nhiều người đến làm lễ, cầu khấn, thấy
ứng nghiệm nên gọi chùa là Linh Mụ Tự.
Đây là công trình đầu tiên về kiến trúc của các chúa Nguyễn tại Huế, tuy nhiên không phải
là lần đầu tiên chùa được lập ở đây, vì trong Ô Châu Cận Lục của Dương Văn An, là sách ra
đời vào năm 1553 đời Mạc Phúc Nguyên, đã có ghi: ‘chùa (Thiên Mỗ) ở phía Nam xã Gian
Đạm, huyện Kim Trà, nóc ở đỉnh núi, chân gối dòng sông, tưởng như gang tấc bên trời,
vượt hẳn ba nghìn thế giới...’
Ở Quảng Nam tại Trà Kiệu3 năm 1607, chúa Tiên Nguyễn Hoàng cho lập chùa Bảo Châu.
Năm 1609, chúa cho lập chùa Kính Thiên ở Thuận Trạch (tỉnh Quảng Bình).
Sau đó Đoan Quốc Công được nhận thêm trấn Quảng Nam. Sau khi hoàn tất dinh trấn ở xã
Cần Húc, ông cho dựng chùa Long Hưng ở mé Đông gần đó. Những sự xây cất chùa chiền
này chứng tỏ chúa Tiên rất để ý đến đạo Phật. Theo nhận xét của Nguyễn Lang trong Việt
Nam Phật Giáo Sử Luận thì: ‘như vậy trong thâm ý của chúa Nguyễn (Hoàng), đạo Phật có
thể làm nơi nương tựa tinh thần cho công trình lập quốc của dòng họ Nguyễn. Cũng vì vậy
cho nên sau này các chúa Nguyễn đều tỏ vẻ sùng thượng đạo Phật và nhân dân Đàng Trong
cũng nghênh đón các vị du tăng Trung quốc với một tấm lòng chân thật mặn nồng.’

2.2


Các Chúa Nguyễn sau Nguyễn Hoàng

Từ năm 1627 khởi sự cuộc Trịnh Nguyễn phân tranh, đánh nhau bẩy lần, đến năm 1661 mới
chấm dứt, nên trải qua đời các chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (trị vì 1613-1635), chúa
Thượng Nguyễn Phúc Lan (trị vì 1635-1648), không thấy có ghi công cuộc Phật sự nào vì
các chúa bận việc chiến tranh.
Đến năm 1662, chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (trị vì 1648-1687) dạo thuyền qua sông ở xã
Triên Ân, huyện Phú Vang (xã Lai Âm, huyện Từ Vinh) thấy bờ phía Bắc có cây cối xanh
rậm, chim chóc bay đậu, chúa lấy làm mến cảnh ấy, bèn đậu thuyền lại thưởng ngoạn.
Nhận thấy có nền chùa xưa tại đó, chúa bèn khiến tái lập lại chùa, đặt tên là chùa Sùng Hoá.
Sau khi sông Gianh được lấy làm ranh giới phân định Bắc Nam, hoà bình được tái lập, thì
đến năm 1665 chùa Thiên Mụ mới được trùng tu theo sắc chỉ của chúa Nghĩa tức Nguyễn
Phúc Thái (1687-1691)4. Chúa là người rất để ý đến đạo Phật, phong thiền sư Hưng Long
làm quốc sư và, theo lời đề nghị của Hưng Long quốc sư, đã hai lần cho người sang Quảng
Đông mời thiền sư Thạch Liêm. Nhưng đến thời chúa Nguyễn Phúc Chu (trị vì 1691-1725),
Thạch Liêm mới sang Đại Việt và đã ảnh hưởng nhiều đến vị chúa này. Chúa Nguyễn Phúc
Chu tục gọi là chúa Minh hay Quốc chúa, sinh năm 1675, lên ngôi chúa năm 17 tuổi, là
người ham học, viết chữ rất tốt, có khiếu về văn chương lẫn võ bị, lại là người rất hâm mộ
đạo Phật. Thạch Liêm đặt cho ông pháp danh là Hưng Long khi ông thọ bồ tát giới năm 20
tuổi và sau đó thêm đạo hiệu là Thiên Túng Đạo Nhân.
Trà Kiệu là kinh đô cũ của Chiêm Thành. Tại đây, trường Viễn Đông Bác Cổ đã tìm thấy những tác phẩm
điêu khắc đứng vào hàng đầu của mỹ thuật Chàm vào thế kỷ VII.
4
Chúa Nghĩa cho dời phủ từ Kim Long đến Phú Xuân, trồng cây, đắp nền, xây tường, mở lộ, cất dựng cung
vàng, gác ngọc, cực kỳ xa hoa (theo Phan Huy Chú, trong Lịch Triều Hiến Chương, Dư Địa Chí. Cũng theo
sách này thì chúa tên là Nguyễn Phúc Thái).
3


Kiến Trúc Phật Giáo Việt Nam – Quyển III


10

Lên ngôi được một năm, năm 1692 chúa cho sửa chữa chùa Mỹ Am ở núi Mỹ Am (nay là
núi Tuý Vân, chùa là Thánh Duyên). Chùa dựng trên sườn núi, nhìn xuống đầm Hà Trung,
phá Đá Bạc (cũng có tên là Đầm Thuỷ Tú) và bên kia phá là núi Bạch Mã thuộc dẫy Trường
Sơn. Cảnh trí phong quang, non nước mênh mông hùng vĩ. Ở đây cũng bắt đầu vào cửa
biển Tư Dung, nơi mà vua Lê Thánh Tôn khi đi đánh Chiêm Thành năm 1471 ghé ngang
qua có phán rằng ‘Núi sông này khí thế hùng dũng lắm thay, đời sau chắc có kẻ anh hùng
chiếm cứ chỗ này’. Vua bèn làm thơ và ghi chú rằng ‘Các cửa biển duy có cửa biển này,
trên núi dưới biển, hình thế hùng vĩ, ba đào hiểm trở, các vị đế vương lịch đại như Lý Thái
Tông, Lý Thánh Tông, Trần Duệ Tông đi đánh Chiêm Thành đều có trú ở đây.’
Bài thơ như sau:
Lâu thuyền kích cổ đáo Ô Long;
Bách nhị sơn hà5 thử yếu xung.
Liệt chướng huyền nhai thanh xúc xúc,
Kê thiên phách lãng bích trùng trùng.
Tiên triều sự nghiệp truyền di tích.
Nam quốc dư đồ chí cựu phong.
Nạp cấu tàng ô hà hải lượng 6
Cử gian vô xứ bất triều tôn.

Dịch như sau:
Trống vang thuyền đến Ô Long.
Núi sông hiểm yếu tận cùng.
Non cao xanh, dáng sườn đồ sộ,
Biển chập chùng, sóng vỗ dậy trời.
Tiên triều công nghiệp còn đời.
Bản đồ Nam quốc vẽ rành đã lâu.
Lượng cả bao dung không kể xiết.

Như nước chan hòa khắp mọi nơi.

Năm 1695, chúa cho người sang Quảng Đông, Trung Hoa mời thiền sư Thạch Liêm sang
giảng dậy cho quan dân và cũng để chính chúa thọ giáo nữa. Chúa rất khâm phục đạo đức
và kiến thức của thiền sư Thạch Liêm nên đã chịu ảnh hưởng của thiền sư không những về
quan niệm tu hành mà còn cả về những biện pháp trị dân theo giáo lý công minh, nhân đạo
của nhà Phật nữa.
Chúa cũng để ý nâng đỡ những vị cao tăng ở các tỉnh và ban biển ngạch, sắc tứ cùng câu đối
cho nhiều chùa. Những biển ngạch này được ký ở lạc khoản là Thiên Túng Đạo Nhân.
Năm 1710 chúa cho đúc một quả chuông lớn, nặng tới 3285 cân, để treo ở chùa Thiên Mụ.
Thân chuông đứng thẳng theo hình ống được trang trí bằng những tượng hình bát quái, chữ
thọ, đường triện, rồng, thuỷ ba, bát bửu, hoả cầu và có khắc trong bốn ô chữ nhật những
dòng chữ:
‘Quốc chúa Đại Việt Nguyễn Phúc Chu, nối dòng Tào Động chánh tông đời thứ 30, pháp
danh Hưng Long, đúc hồng chung này nặng 3285 cân; để ở Thiên Mụ thiền tự, để vĩnh viễn
cung phụng Tam Bảo, cầu nguyện gió hòa, mưa thuận, quốc thái dân an, chúng sinh trong
pháp giới đều vẹn toàn trí tuệ. Năm Vĩnh Thịnh thứ 6, ngày Phật Đản, tháng tư Canh Dần.’

Bách nhị sơn hà: nơi địa thế núi sông nhà Tần rất hiểm yếu, chỉ hai người là đủ đương cự lại với cả trăm
người (Từ Nguyên)
6
Nạp tang là chứa đựng; ô cấu là vật nhơ bẩn; ý nói là sông biển có độ lượng rộng rãi, bao nhiêu vật ô uế ở
trên cao, núi rừng chẩy về đều dung nạp cả.
5


Kiến Trúc Phật Giáo Việt Nam – Quyển III

11


Quả đại hồng chung này cao trên 2,5 m, đường
kính 1,2 m, đến nay vẫn còn được treo trong một
nhà xây ở phía ngoài, bên trái tam quan.
Năm 1714, chúa trùng tu và làm cho to rộng chùa
Thiên Mụ, uỷ nhiệm cho chưởng cơ Tống Đức
Đạt thực hiện đại công tác này. Chùa bấy giờ
gồm từ ngoài cửa đi vào, có các điện: Thiên
Vương, Ngọc Hoàng, Đại Hùng, Thuyết Pháp
Đường, Tàng Kinh Lâu. Ở hai bên có lầu
chuông, lầu trống, điện Thập vương, Vân Thuỷ
đường, Tứ Vị đường, Thiền đường, điện Đại Bi,
điện Dược Sư. Ngoài ra còn có nhiều cơ sở cho
các sư có nơi ăn ở và học tập (tăng liêu và thiền
xá). Đằng sau trong vườn Tỳ Da lại có vài chục
nhà phương trượng. Tất cả đều rực rỡ vàng son.
Công việc làm một năm thì xong. Quy mô chùa
bấy giờ là đầy đủ nhất.
Khi khánh thành công cuộc khuyếch trương chùa,
chúa cho mở hội lớn. Chúa ở lại chùa cả tháng ăn
Chuông chùa Thiên Mụ
chay, phát chẩn tiền gạo cho người nghèo đói.
Dự hội có cả phiên vương Chiêm Thành là Kế Bà
Tử cùng vương gia và triều thần. Rồi chúa cử một phái đoàn tăng sĩ sang Trung Hoa mua
Đại Tạng kinh và luật luận hơn ngàn quyển đem về cất giữ tại nơi tàng kinh lâu của chùa.
Bài minh của chúa khắc trên bia như sau:
Việt quốc chi nam hề giai thủy, giai sơn,
Bảo sát chi tráng hề, nhật chiếu thiền quan,
Tánh chi thanh tịnh hề, khê hương sàn sàn.
Quốc chi điện an hề, tứ cảnh u nhàn,
Vô vi chi hoá hề, Nho Thích đồng ban,

Ký tư thắng khai hề, nhân quả hồi hoàn.
Kiến tiêu lập đích hề, thành tồn tà nhàn.
lược dịch như sau:
Phương Nam, nước Việt, đây, non xanh, nước biếc.
Chùa Phật tráng lệ, đây, nắng chiếu cửa thiền.
Tự tính trong sạch, này, khác chi suối chảy.
Nước non an bình, này, bốn cảnh thanh nhàn.
Cõi đời hư ảo, này, Khổng, Phật cùng chung.
Ghi chép vào đây, này, nhân quả xoay về
Lập bia truyền lại, này, thật còn, giả tan
Cuối năm 1715, chúa cho tạc 1 tấm bia lớn, bề cao 2,6m, bề rộng 1,2m, dựng trên một con
rùa, tạc bằng cẩm thạch. Trên bia có khắc bài văn của chúa ghi công đức chấn hưng đạo
Phật và việc trùng tu chùa. Bia này dựng trong nhà bát giác được xây đối diện với nhà
chuông ở phía bên hữu tam quan.


Kiến Trúc Phật Giáo Việt Nam – Quyển III

12

Khoảng năm 1738-1744, chúa Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát (trị vì 1738-1765) tự hiệu là
Từ Tế đạo nhân, lại cho trùng tu chùa Thiên Mụ rất tráng lệ và sai người sang Trung Hoa
thỉnh Đại Tạng kinh hơn nghìn bộ, về để tại chùa. Các chúa mấy lần cho người đi thỉnh
kinh, mặc dầu không đủ ba tạng nhưng cũng bù lại phần nào vào số sách thiếu hụt từ hồi
Minh thuộc.
Vũ Vương thích kiến trúc. Chúa xây dựng thêm ở Phú Xuân (nay là kinh thành Huế) nhiều
đình đài, đặt tên, đề biển, như điện Kim Hoa, điện Quang Hoà, các toà Tựu Lạc, Chính
Quan, Trung Hoà, Di Nhiên, cùng đài Sướng Xuân, Kinh Địa các, Triều Dương các, Quang
Thiên các, đình Thuỵ Vân, Hiên Đồng Lạc. Tại bờ phía Nam, trên mạn thượng lưu (làng
Dương Xuân ngày nay) lập phủ Dương Xuân, điện Trường Lạc, hiên Duyệt Võ.

Những kiến trúc này đều nguy nga, rường mái rực rỡ, có hành lang bao quanh, tường thành
vây bọc; cửa ngõ mở thông ra tứ phía, được chạm trổ và trang trí rất công phu. Các toà nhà
được lát nền bằng gạch, đá rất bằng phẳng, trên lát ván gỗ kiền kiền, dưới mái nhà có máng
hứng nước trên chẩy xuống; có cây cối trồng xen cạnh. Những gốc sung, xoài, cây mít lớn
vừa người ôm. Trong vườn sau có hòn non bộ xây với những hòn đá lạ mắt, lại có ao
vuông, với những cây cầu vồng và nhà hóng mát (thủy tạ) cất giữa hồ. Những bức tường
trong, tường ngoài thẩy thẩy được xây dầy đến vài tấc; lại có những tượng hình rồng, hổ,
lân, phụng và hoa cỏ đắp tô bằng mảnh sứ và vôi mầu7.
Đời chúa Nguyễn Phúc Khoát, chùa Kim Tiên ở ấp Bình An, tương truyền do hoà thượng
Bích Phong trùng tu, lại được trùng tu lần nữa năm 1774, sơn thếp xanh vàng rực rỡ. Phía
trước dựng lầu vọng tiên, quy mô tráng lệ. Trước chùa có giếng sâu hơn 30 thước (ta)
(khoảng 12m), nước rất trong sạch. Tương truyền xưa có tiên nữ ban đêm xuống tắm ở
giếng ấy, nên có tên là Giếng Tiên.
Chùa Sơn Tùng ở xã Tùng Sơn, huyện Quảng Điền, cảnh trí u tịch. Vũ Vương Nguyễn
Phúc Khoát cho trùng tu lại năm 1756. Chúa ban cho một tấm biển khắc năm chữ : ‘Sắc Tứ
Sơn Tùng tự’ và những câu đối:
1- Thủy tú sơn minh, hải quốc vô song nguyên phước địa,
Trùng hưng cổ tự, Nam thiên đệ nhất thị Sơn Tùng
Dịch:
Sông đẹp, núi xinh, đất nước này, nơi đâu sánh kịp?
Chùa xưa sửa lại, Sơn Tùng cảnh đẹp nhất trời Nam.
2- Mai ngọc điện xuân phong, độc ái thanh hương cung Phật tọa.
Đào hoa khai lệ nhật, di lai thế sắc ảnh thiền cung.
Dịch :
Cành mai chào đón gió xuân, hương thanh thoát chỉ riêng cúng Phật
Hoa đào mừng báo ngày tươi, ánh hồng chiếu sáng chốn thiền môn.
Lê Quý Đôn có kiểm điểm lại những tên của sông, núi ở xứ Thuận Hoá (Quảng Trị - Thừa
Thiên ngày nay) ghi trong sách Ô Châu Cận Lục của Dương Văn An viết năm 1553 đời
7


Theo Phan Huy Chú trong Lịch Triều Hiến Chương, Dư Địa Chí.


Kiến Trúc Phật Giáo Việt Nam – Quyển III

13

Mạc và nhận thấy: ‘Ngày nay vẫn y nguyên như thế ấy. Chỉ có thành hào trạm bến đò, chùa
và tháp thì ngày nay (năm 1776 viết trong Phủ Biên Tạp Lục) có phần đổi khác so với buổi
trước mà thôi.’
Đại lược về phần chùa, tháp, bấy giờ được ghi như sau:
1.
Chùa Hoá Tự
Chùa Hóa Tự ở về địa phận xã Khang Lộc, gần xã Hữu Bộ. Ở ngoài ngôi chùa ấy, bốn mặt
nhìn ra đều là vũng và đầm nước mênh mông. Ở giữa đầm nước lớn này có một đám đất
đột khởi lên cao như một cái nền nhà.
2.
Chùa Kính Thiên
Chùa Kính Thiên ở về địa phận xã Lệ Thuỷ, gần trạm Bình Giang (thuộc xã Yên Trạch hoặc
xã Tam Duyệt). Cảnh thanh u, chùa ở trong núi nhưng là một chùa lớn tại hạt Tân Bình.
3.
Chùa Đại Phúc
Chùa ở địa phận hai xã Đại Phúc và Tuy Lộc, huyện Lệ Thuỷ. Tại chùa này người ta
thường cầu phúc và cầu mưa rất có linh nghiệm.
4.
Chùa Sùng Hoá
Chùa ở về địa phận xã Lai Ân thuộc huyện Tư Vinh, sông Linh Giang quây bọc phía trước,
đầm lớn bọc đằng sau. Cung tiên rực rỡ, tượng Phật tôn nghiêm.
5.
Chùa Thiên Mụ

Chùa ở giữa núi Sơn Nam, thuộc địa phận xã Hà Khê, huyện Kim Trà (nay là Hương Trà).
6.
Đan Tháp
Tháp Trung Đan ở về địa phận xã Trung Đan, huyện Võ Xương. Tháp này cao có đến một
trăm thước ta (khoảng 40m) (Tháp Chàm này nay đã đổ)
7.
Tháp Dương Lệ
Tháp ở về địa phận xã Dương Lệ, thuộc huyện Hải Lăng (tháp Chàm này nay cũng đã đổ,
chỉ còn lại mấy vật thờ bằng đá và một pho tượng đá được dân chúng địa phương xây một
ngôi miếu để bầy thờ).
Lê Quý Đôn có ghi riêng về ‘Trấn Thuận Hoá (Phú Xuân) có chùa công Thuận An (ở cửa
biển Thuận An), chùa công Kim Luông, chùa công Hà Trung, chùa công Quảng Xuân, chùa
công Thiên Mụ đều là những ngôi chùa lớn danh tiếng. Tại những ngôi chùa kể trên đều có
đặt chức tăng lục. Các chùa còn lại có ty tăng lục, ty nội pháp lục, ty huyền pháp, ty đạo sĩ
lục, ty tứ quý, ty đạo lục, ty lương y và ty trung tượng cơ lương y.’


Kiến Trúc Phật Giáo Việt Nam – Quyển III

3

Phật Gíao Đàng Trong

3.1

Nhân duyên phát triển

14

Phật giáo phát triển và hưng thịnh dưới hai triều đại Lý Trần. Khi nhà Minh xâm lăng Đại

Việt thì, để đồng hoá, họ đã huỷ diệt văn hoá Đại Việt: thiêu hủy, tịch thu hết kinh sách, đập
phá bia ký, chùa miếu. Đến khi Lê Lợi giành được độc lập, lập ra nhà Lê thì nhà Lê sùng
thượng Nho học.
Đến thời Mạc (1527-1593), Phật giáo được hưng phục ít nhiều, nhưng vì tình trạng nội
chiến Nam Bắc triều, nên cũng bị hạn chế. Đến thời Trịnh Nguyễn phân tranh (1600-1778),
Phật giáo mới phát triển trở lại ở cả hai miền Đàng Trong và Đàng Ngoài.
Sau khi vào trấn thủ Thuận Hoá (1558) nhất là từ 1600, Nguyễn Hoàng quyết định phát
triển xây dựng lãnh thổ Đàng Trong để chống lại họ Trịnh xứ Đàng Ngoài. Các chúa tiếp
theo đều sùng mộ đạo Phật, lấy đạo Phật làm điểm tựa chính sách trị dân.
Ngoài ra, sau mấy thế kỷ hết đuổi ngoại xâm đến phân chia nội bộ, nội chiến tương tàn rồi
phân tranh Trịnh Nguyễn, người dân Việt thấm đau cuộc đời vô thường giả tạo nên muốn
tìm nơi nương tựa, an ủi tâm linh ở tôn giáo. Do đó Phật giáo được phục hưng, phát triển ở
cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.
Thiền phái Trúc Lâm bị suy vong từ thời Minh đến nay được phục hưng trở lại ở Đàng
Trong với các thiền sư Viên Cảnh-Lục Hồ, Viên Khoan-Đại Thâm và nhất là thiền sư Minh
Châu-Hương Hải hoạt động trong khoảng thời gian 1660-1682.
Ngoài ra, vào cuối thế kỷ 17, khi nhà Thanh thay thế nhà Minh ở Trung Hoa, một số quân
dân Trung Hoa không phục tòng triều đình mới, bỏ nước ra đi qua xứ Đàng Trong sinh
sống. Trong số đó có một số thiền sư thuộc dòng Lâm Tế và một số ít thuộc thiền phái Tào
Động đã giúp cho sự phát triển hai thiền phái này ở xứ Đàng Trong và vùng đất mới Đồng
Nai-Lục Tỉnh.
Nguyên do sự ra đi của nhiều người Trung Hoa bấy giờ là vì Trung Quốc vừa trải qua một
cuộc thay đổi triều đại: Nhà Thanh thay thế nhà Minh mà đối với phần đông người Trung
Hoa bấy giờ (người Hán) coi Mãn Thanh là ngoại tộc nên không ưa, không hợp tác, thậm
chí đến bỏ ra nước ngoài để khỏi làm tôi của tân triều, như trường hợp 3000 quân nhà Minh
do các tướng Dương Ngạn Địch, Hoàng Tiến, Trần Thượng Xuyên, Trần An Bình đi 50
chiếc thuyền sang xin làm dân Đại Việt năm 1679, và năm 1680, Mạc Cửu rời Lôi Châu
(Quảng Đông) sang mở mang đất Hà Tiên.
Về tín ngưỡng, tân triều Mãn Thanh hết sức phục hưng Nho giáo; đối với Phật giáo tuy có
ủng hộ nhưng không chu đáo lắm, chưa kể có những vụ như đốt chùa Thiếu Lâm; còn tín đồ

Trung Hoa bấy giờ cũng ít để ý đến việc nghiên cứu giáo lý. Đó là những nguyên cớ để
những thiền sư thích đi ra các nước lân bang, nhất là sang Đại Việt nơi mà các sư được đón
tiếp chân thành, nồng nhiệt ở Đàng Trong cũng như ở Đàng Ngoài. Riêng về thế kỷ XVII
đã ghi được sự có mặt ở Đàng Trong của các nhà sư Trung Hoa sau đây:


Kiến Trúc Phật Giáo Việt Nam – Quyển III

15







Thiền sư Minh Hoằng, khai sơn chùa Ấn Tôn (nay là Từ Đàm) ở Thuận Hoá.
Thiền sư Giác Phong, khai sơn chùa Thiên Thọ (nay là Báo Quốc) ở Thuận Hoá.
Thiền sư Từ Lâm, khai sơn chùa Từ Lâm (gần nhà máy nước Huế).
Thiền sư Pháp Bảo, khai sơn chùa Chúc Thánh ở Hội An (Quảng Nam).
Quốc sư Hưng Liên, khai sơn chùa Tam Thai trên Ngũ Hành sơn (Quảng Nam) năm
1695.
 Thiền sư Pháp Hoa, khai sơn chùa Thiên Ấn năm 1694, ở Quảng Ngãi.
 Thiền sư Tế Viên, khai sơn chùa Hội Tông ở Phú Yên.
 Thiền sư Nguyên Thiều, khai sơn chùa Thập Tháp Di Đà ở bên góc Đông Bắc thành Đồ
Bàn, Bình Định và các chùa Quốc Ân năm 1665 và chùa Hà Trung ở cửa Thuận An,
Thuận Hoá.

Chùa Chúc Thánh
Ngoại trừ hai vị Hưng Liên và Thạch Liêm thuộc thiền phái Tào Động, các vị khác đều

thuộc thiền phái Lâm Tế. Hai thiền phái này đã theo nhịp mở mang lãnh thổ mà phát triển
rộng rãi ở miền Nam.
Dưới thời các chúa Nguyễn (1558-1802) có ba thiền phái hoằng hoá ở Đàng Trong:
1) Phái thiền Trúc Lâm với các thiền sư Viên Cảnh-Đại Thâm, Viên Khoan-Lục Hồ và đặc
biệt là tổ sư Minh Châu-Hương Hải. Tổ sư Hương Hải hoằng dương Phật pháp ở Đàng
Trong trong khoảng thời gian 1660-1682, nhưng vì chúa Nguyễn nghi ngờ nên bỏ Đàng
Trong ra Đàng Ngoài hoằng hoá cho đến ngày viên tịch, năm 1715. Nhờ tổ sư Hương
Hải, phái thiền Trúc Lâm phục hưng và phát triển ở Đàng Trong một thời gian và còn


Kiến Trúc Phật Giáo Việt Nam – Quyển III

16

ảnh hưởng tới phái Lâm Tế từ Trung Hoa truyền sang Đàng Trong vào hậu bán thế kỷ
XVII.
2) Phái thiền Lâm Tế ở Đàng Trong do tổ sư Nguyên Thiều-Siêu Bạch và các thiền sư
Minh Vật-Nhất Tri, Minh Giác-Kỳ Phương, Minh Hoằng-Tử Dung, Minh Hải-Pháp Bảo
phổ truyền nhưng có mang nhiều ảnh hưởng của phái thiền Trúc Lâm. Pháp môn tu
hành là Thiền Tông pha Mật Tông chứ không còn thuần tuý là ‘Thiền tham công cán’
của thiền phái Lâm Tế Trung Hoa. Thiền phái này phát triển mạnh ở Đàng Trong và
vẫn còn truyền thừa cho đến ngày nay.
3) Phái thiền Tào Động từ Trung Hoa truyền sang Đàng Trong vào cuối thế kỷ XVII với
hoà thượng Thạch Liêm (Thích Đại Sán) và thiền sư Hưng Liên- Quả Hoằng chỉ hoạt
động thịnh đạt dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) sau đó thì tàn lụi.

3.2

Các thiền sư và chùa


Thiền sư Minh Châu-Hương Hải (1628-1715)
Thiền sư Minh Châu-Hương Hải còn được gọi là Tổ Cầu, tổ tiên quê ở làng Áng Độ, huyện
Chân Phúc, tỉnh Nghệ An. Thiền sư Hương Hải sống ở làng Bình An, huyện Thăng Hoa,
tỉnh.Quảng Nam, đậu hương tiến (cử nhân) năm 18 tuổi (1645). Năm 1652 được chúa Hiền
Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) bổ làm tri phủ Triệu Phong (Quảng Trị) lúc mới 25 tuổi.
Hương Hải bấy giờ đã mến đạo Phật, ông theo cầu Phật pháp với thiền sư Vân Cảnh-Lục
Hồ, được ban pháp hiệu là Minh Châu-Hương Hải.
Thiền sư cùng một đệ tử đi thuyền ra núi Tiêm Bút La, trên cù lao Đại Lãnh ngoài biển
Đông lập am tranh tu hành. Ở đây thiền sư bị ma quỷ thường hiện ra quấy phá, thiền sư cho
rằng đất đó là ác địa nên trở về quê trong đất liền tu hành. Nhưng dân ở đảo thiết tha mời
thiền sư trở lại nên thiền sư cùng đệ tử lên thuyền trở lại. Thiền sư hoằng hoá ở đó suốt tám
năm không gặp trở ngại gì nữa. Đạo hạnh càng ngày càng cao; thêm nghề chữa bệnh giỏi,
danh tiếng đồn xa, chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần cho người ra đảo đón thiền sư về dinh ở
Phú Xuân, thăm hỏi và tham vấn Phật pháp rồi lập Thiền Tịnh Viện ở núi Linh Thái tại cửa
biển Tư Dung để thiền sư cư trú hoằng hoá. Khoảng năm 1667, Quốc Thái phu nhân và ba
công tử, con của chúa Hiền cùng một số quan tướng triều đình chúa Nguyễn đến thọ giới
quy y thiền sư có đến 1300 người.
Được một thời gian, có người ghen ghét tâu với chúa Hiền, vu oan rằng thiền sư mưu đồ
cùng Gia Quận công (làm quan Đàng Ngoài, bị chúa Nguyễn bắt được khi chiếm được bẩy
huyện tỉnh Nghệ An, nhưng rồi tha và cho dậy học ở nội cung chúa) trốn ra Đàng Ngoài
theo chúa Trịnh. Chúa Hiền cho bắt hai người đem điều tra, nhưng không thấy bằng chứng
để kết tội. Tuy nhiên chúa không cho thiền sư ở Thiền Tịnh Viện nữa mà đuổi vào Quảng
Nam.
Do đó cho đến năm Nhâm Tuất, thiền sư cùng khoảng 50 đệ tử dùng thuyền vượt biển ra
Đàng Ngoài. Thuyền ghé vào trấn Nghệ An, ngài vào yết kiến quan trấn thủ. Quan trấn thủ
tâu về triều đình. Chúa Trịnh Tạc (1657-1686) sai Đường Quận công đem thuyền ra Nghệ
An đón rước thiền sư và các đệ tử vào Đông Đô tạm ngụ tại công quán và sai nội giám điều
tra lý lịch. Sau khi điều tra xong, chúa Trịnh Tạc cho mời thiền sư vào triều thăm hỏi và
phong chức Vụ Sử, thưởng 300 quan tiền, mỗi năm cấp 24 lâu thóc, 36 quan tiền, 1 tấm vải



Kiến Trúc Phật Giáo Việt Nam – Quyển III

17

trắng. Đệ tử của thiền sư, mỗi người được cấp mỗi năm 12 lâu thóc và 12 quan tiền. Chúa
Trịnh còn bảo thiền sư vẽ bản đồ lãnh thổ Đàng Trong. Bản đồ vẽ rất rõ ràng, chúa Trịnh
khen ngợi và thưởng cho 2000 quan tiền.
Tháng 8 năm ấy, chúa Trịnh đưa thiền sư đến nhà công quán ở trấn Sơn Tây. Được tám
tháng chúa Trịnh lại đưa thiền sư về ngụ ở trấn Sơn Nam. Chúa ra lệnh cho trấn thủ Sơn
Nam xây cất am và trích ra ba mẫu đất công để thiền sư cư trú và tu hành. Lúc đó thiền sư
đã 56 tuổi (1683). Ở đây thiền sư chuyên tâm vào việc dịch kinh ra chữ Nôm được 30
quyển, cho khắc bản in và ấn hành. Năm 1700, thiền sư sang hành đạo ở chùa Nguyệt
Đường gần thị trấn Phố Hiến. Lúc đó thiền sư có 70 đệ tử, tất cả đều tinh thông kinh luật.
Thiền sư cho trùng tu lại chùa Nguyệt Đường rộng lớn tráng lệ hơn nhiều và thành một
trung tâm quan trọng phục hưng lại thiền phái Trúc Lâm cho đến ngày nay.
Thiền sư Nguyên Thiều
Thiền sư Nguyên Thiều họ Tạ, pháp tự là Hoán Bích, người huyện Trình Hưng, tỉnh Quảng
Đông, xuất gia năm 10 tuổi, thọ giáo hoà thượng Khoáng Viên tại chùa Bảo Tư.

Chùa Thập Tháp
Năm 1665, sư theo thuyền buôn sang Đại Việt. Lúc đầu ngài cư trú tại phủ Quy Ninh (tức
Bình Định bây giờ), sau lập chùa Thập Tháp Di-Đà8 ở làng Thuận Chánh, huyện Tuy Viễn,
tại cạnh góc Đông Bắc thành Đồ Bàn. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí thì chùa này lập năm
Theo truyền thuyết thì trong việc xây cất, chùa đã dùng đến gạch ở mười cây tháp Chàm đổ nát tại khu vực
chùa, nên gọi là chùa Thập Tháp.
8


Kiến Trúc Phật Giáo Việt Nam – Quyển III


18

1683, nhưng có lẽ đó là năm hoàn tất công cuộc xây cất. Năm 1691, chúa Nguyễn Phúc
Chu ban cho chùa biển ngạch và câu đối.
Kiến trúc chùa Thập Tháp như ngày nay được thấy chứng tỏ công cuộc xây cất quy mô và
lớn lao. Chánh điện là một nhà bình đồ vuông, kiểu ba gian, hai chái giản dị, nhưng cột kèo
vách đố, cánh cửa chấn song đều to mập, dầy dặn; cột thì lớn trên ôm những đòn tay to tròn
bằng những cột nhà dân gian. Những kèo, chính, quyết đều bằng gỗ sao và chạm chữ Phạn.
Hai lớp sân đằng sau có những toà nhà quây bọc thành những ô chữ Khẩu, ghép cả hai lại
thành chữ Nhật. Những toà nhà này đều làm kiểu giản dị nhưng bền chắc.
Sư Nguyên Thiều sau ra Thuận Hoá9 lập chùa Hà Trung thuộc huyện Phú Lộc, rồi lên Xuân
Kinh (Huế), lập chùa Vĩnh Ân (nay là Quốc Ân) và xây tháp Phổ Đồng ở ấp Phước Quả,
quận Hương Thuỷ, gần núi Ngự Bình. Chùa Quốc Ân và tháp Phổ Đồng đến thời Tây Sơn
bị tàn phá. Đến thời Minh Mạng chùa được cất dựng lại như ngày nay.
Chùa Quốc Ân làm kiểu chữ Khẩu tương tự như chùa Thập Tháp nhưng chỉ có một lớp sân
sau, nghĩa là ngắn hơn, nhưng chánh điện làm mái trùng thiềm (hai tầng mái) và trong sân
sau xây bể cạn với non bộ lớn. Tháp Phổ Đồng ở sân trước nay không còn dấu tích gì.
Theo sách Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên thì chúa Nguyễn Phúc Trăn 10 có nhờ thiền sư
Nguyên Thiều sang Trung Hoa mời các danh tăng và thỉnh kinh điển, pháp tượng, pháp khí.
Theo Thích Mật Thể trong Việt Nam Phật Giáo Sử Lược thì sau khi ở Trung Hoa về, thiền
sư Nguyên Thiều được chúa Nguyễn Phúc Trăn uỷ cho tổ chức giới đàn lớn tại chùa Thiên
Mụ. Vào những năm chót, thiền sư về trụ trì tại chùa Hà Trung, tọa lạc tại xã Hà Trung,
huyện Phú Lộc, nơi mà khi trở lại sau chuyến sang Trung Hoa, thiền sư đã thỉnh được một
pho tượng lớn bằng đá trắng: Bạch Y Quán Âm, đem về thờ tại đây.
Thạch Liêm thiền sư đã tả cảnh chùa như sau:
‘Đoái nhìn chùa son, điện ngọc, lấp lánh trong bờ biển, rừng tùng.
Nước mây man mác, chập chùng bóng dương, phảng phất chốn Bồng Lai, Lãng Uyển’
Thiền sư có kèm ba bài thơ, mà ở đây chỉ trích có bài thứ nhất như sau:
Lục liễu thuỳ thùy ẩn Phạm cung,

Chung thanh chiêu đệ mãn hà phong.
Trúc ly thảo kính phù lam yểm;
Thạch hác hà lầu đáo ảnh không
Hầu thực hồng ngư suy thủy thượng,
Đề yên thuý điểu lạc hoa trung.
Vương gia từ miếu âm sung xứ;
Hướng hữu linh quang tạ Hải Đông.

Liễu biếc xanh rờn che thiền quán.
Chuông chùa thanh thoát cợt gió hồng .
Rào tre, đường cỏ, tràn hơi núi.
Hang đá, lầu ngọc, lấp lánh soi.
Cá hồng săn mồi, rung rinh nước.
Chim xanh vui hót, lạc vườn hoa.
Đền miếu Hoàng gia, sao u tịch.
Soi bóng linh thiêng tới Biển Đông.

Theo sự tích chùa Long Thiền, một tổ đình sơn tại Nam Việt của Yết Ma thiền niệm thì thiền sư Nguyên
Thiều có thừa kế thiền sư Bổn Kiều trụ trì chùa Long Thiền ở Biên Hòa trước khi được triệu về Huế.
10
Theo các bài trên Wilkipedia “Chúa Nguyễn” và “Vua Việt Nam” đọc tháng 2 năm 2013, thì không có
chúa Nguyễn Phúc Trăn mà chỉ có chúa Nguyễn Phúc Thái vào khoảng thời gian này.
9


Kiến Trúc Phật Giáo Việt Nam – Quyển III

19

Thiền sư Nguyên Thiều được coi là vị tổ đầu tiên truyền phái Lâm Tế ở Đàng Trong.

Những tăng sĩ vừa Hoa vừa Việt cư trú tại chùa Thập Tháp và chùa Quốc Ân được thiền sư
coi như đệ tử gồm có: Minh-Vật Nhất-Tri, Minh-Giác Kỳ-Phương, Minh-Trí-Nguyệt Hạnh,
Minh-Dung Pháp-Thông, Minh-Lương Nguyệt-An, Thành-Đẳng Minh-Yêu, và Thành
Thiên Pháp Thông.
Tháng 12 năm 1988, người ta đã tìm thấy tháp của thiền sư Siêu-Bạch-Nguyên Thiều ở
chùa Kim Cang tỉnh Đồng Nai. Điều này cho thấy là tổ sư Nguyên Thiều có thể là đã viên
tịch ở chùa Kim Cang tỉnh Đồng Nai chứ không phải ở chùa Hà Trung. Ngoài ra bia ‘Sắc
tứ Hà Trung tự Hoán Bích (Nguyên Thiều) thiền sư tháp ký minh’ cho biết là tổ sư Nguyên
Thiều viên tịch vào ngày 19 tháng 10 năm Mậu Thân (1728) và vị chúa ban bài minh tán
thán công đức tổ sư Nguyên Thiều là chúa Nguyễn Phúc Chú.
Thiền sư Nguyên Thiều bị đẩy ra khỏi chùa Hà Trung vì năm 1692 có người Hoa kiều nổi
loạn ở Bình Thuận rồi năm 1694-1695 có chính biến và nổi loạn do những người mà thiền
sư có liên can. Thiền sư đã rời chùa Hà Trung khoảng năm 1692-1694 vào ẩn tránh ở miền
đất mới tại chùa Kim Cang ở Đồng Nai và hoằng hoá ở vùng này cho tới khi viên tịch.
Năm 1694 có cuộc âm mưu nổi loạn của hai người cháu của chúa Nguyễn Phúc Chu là
chưởng cơ Nguyễn Phước Huệ và chưởng cơ Nguyễn Phước Thông. Bị tố giác, hai người
này và đồng bọn bị chúa giết. Trong khi đó, một Hoa kiều ở phủ Quy Ninh (Quy Nhơn) tên
là Linh ở Quảng Ngãi nổi loạn. Linh xưng là Linh Vương, họp đồ đảng, đúc binh khí, đóng
thuyền, đem quân đánh phá nhiều vùng ở Quảng Ngãi, Quy Nhơn. Có thể có sự kết hợp
giữa Linh Vương, Quảng Phú với Nguyễn Phước Thông, Nguyễn Phước Huệ. Phải đến
năm 1695 Chúa Nguyễn mới dẹp xong. Quân chưa đến sơn trại thì Linh vương đã chết.
Quảng Phú trốn vào Phú Yên bị dân bắt đem nộp.
Quảng Phú là Hoa kiều sống ở Quy Nhơn, chắc là đệ tử của tổ sư Nguyễn Thiều, khai sơn
chùa Thập Tháp. Thông và Huệ có lẽ cũng đã quy y thọ giới với tổ sư Nguyên Thiều. Vì
vậy, ngay từ năm 1694, sau khi âm mưu nổi loạn bị đổ bể, tổ sư Nguyên Thiều cùng các đệ
tử trong thiền phái Lâm Tế như Minh Hải-Pháp Bảo bị liên lụy, phải bỏ chùa trốn đi nơi
khác, đổi pháp danh để lánh nạn. Tổ Nguyên Thiều vào Đồng Nai với pháp danh là Siêu
Bạch, lập chùa Kim Cang ở Bình Thảo (Bến Cỏ, Đồng Nai).
Thiền sư Nguyên Thiều viên tịch năm 1728, thọ 81 tuổi. Đệ tử và đồ chúng lập tháp Hoà
Môn để chôn hài cốt tại xóm Thuận Hoà, làng Dương Xuân Thượng, tỉnh Thừa Thiên.

Chúa Nguyễn Phúc Chu ban cho thuỵ hiệu là Hạnh Đoan thiền sư và lập bia đá dựng năm
1735 ở chùa Quốc Ân do chúa làm bài minh, ca tụng đạo đức thiền sư như sau:
Ưu ưu bát nhã
Đường đường Phạm thất
Thuỷ nguyệt ưu du
Giới trì chiến lật
Trạm tịch cô kiên
Trác lập khả tất
Quán thân bổn không
Hoằng pháp lợi vật

Dịch:
Trí tuệ tuyệt vời,
Oai nghiêm nhà Phật,
Trăng nước nhàn du,
Giữ giới nghiêm ngặt,
Lặng lẽ, kiên cường,
Cao xa tột cùng,
Biết thân huyễn hoặc,
Truyền đạo hóa đời,


Kiến Trúc Phật Giáo Việt Nam – Quyển III

Biến phú từ vân
Phổ chiếu tuệ nhật
Chiêm chi, chiêm chi
Thái sơn ngật ngật

20


Mây từ phủ dụ,
Trời tuệ chan hoà,
Nhìn xem, nhìn xem,
Thái Sơn chót vót.

Trước khi viên tịch, thiền sư có để lại câu kệ sau đây:
Tịch tịch kỉnh vô ảnh
Minh minh châu bất dung
Đường đường vật phi vật
Liêu liêu không vật không

Yên lặng, gương chẳng soi hình.
Sáng trong, ngọc không giữ ảnh.
Rành rành, vật không phải vật.
Vắng vẻ, không chẳng phải không

Thiền sư Tử Dung
Thiền sư pháp tự là Minh Hoằng đã khai sơn chùa Ấn Tôn tức là chùa Từ Đàm ngày nay, ở
núi Long Sơn, làng Bình An, huyện Hương Thuỷ. Thiền sư là người Quảng Đông, có lẽ
qua Đại Việt theo lời mời của thiền sư Nguyên Thiều. Chùa Ấn Tôn được ghi là tạo dựng
năm 1703 nhưng có lẽ thiền sư Tử Dung đã đến cư trú ở đây từ trước khi chùa tạo dựng
xong.
Thiền sư thuộc đời thứ 34 dòng Lâm Tế, trong số các đệ tử đắc pháp với sư có thiền sư Liễu
Quán là người được sư yêu mến nhất. Nhưng thiền sư Liễu Quán không thấy trụ trì ở chùa
Ấn Tôn sau khi thiền sư Tử Dung viên tịch mà lại khai sơn một tổ đình khác là chùa Thiền
Tôn. Những người kế tiếp thiền sư Tử Dung ở chùa Ấn Tôn là: Thát Vinh, Sát Ngữ, Đạo
Trung, Thanh Dũng....

Chùa Từ Đàm (trước gọi là chùa Ấn Tôn)



Kiến Trúc Phật Giáo Việt Nam – Quyển III

21

Thiền sư Từ Lâm11
Thiền sư là tổ khai sơn chùa Từ Lâm là ngôi chùa toạ lạc trên khu đồi xã Dương Xuân
Thượng, huyện Hương Thủy, Thuận Hoá. Có lẽ thiền sư đã sang Đại Việt năm 1697 nghĩa
là hai năm sau giới đàn của thiền sư Thạch Liêm. Thiền sư bấy giờ đã già, làm hoà thượng
đàn đầu cho giới đàn có thiền sư
Liễu Quán đến thọ giới, nên mọi
người đều tôn xưng là Lão hoà
thượng.
Thiền sư viên tịch vào năm nào
không rõ, mộ hiện còn ở chùa Từ
Lâm.
Thiền sư Giác Phong
Thiền sư tới Đại Việt và đã khai
sơn chùa Thiên Thọ tức là chùa
Báo Quốc ở núi Hàm Long (sau
nhà ga Huế hiện nay) năm 1670.

Chùa Báo Quốc – Giếng Hàm Long

Phía Bắc chùa có giếng xưa sâu 4, 5 thước, đáy giếng có đá như hàm rồng, nước theo kẽ đá
phun ra có vị thanh ngọt nên có câu ngạn ngữ "nước giếng Hàm rồng đã trong lại ngọt".
Hồi đầu khai quốc, nước này được múc để vua dùng nên có tên là giếng Cấm.
Thiền sư Liễu Quán, khi còn là du tăng đã tới chùa Thiên Thọ và thụ giáo với thiền sư Giác
Phong vào những năm 1690-1691.

Thiền sư Pháp Bảo (1670-1746)
Thiền sư Minh Hải Pháp Bảo là người Phúc Kiến, đã khai sơn chùa Chúc Thánh tại Hội An
(Quảng Nam) và được coi như tổ dòng thiền Lâm-Tế Chúc-Thánh. Tương truyền thiền sư
được thiền sư Nguyên Thiều mời từ Quảng Đông qua Đại Việt thời chúa Nguyễn Phúc
Thái12 (1687-1691). Sau khi tham dự giới đàn tại chùa Thiên Mụ, thiền sư vào Hội An dựng
chùa Chúc Thánh năm 1696.
Thiền sư Pháp Bảo có bài kệ truyền pháp như sau:

Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, phủ Thừa Thiên thì tương truyền là thiền sư Chính Đản lập ra chùa Từ
Lâm, vậy có lẽ thiền sư Từ Lâm cũng là thiền sư Chính Đản.
12
Một số tài liệu cũ ghi là Nguyễn Phúc Trăn, nhưng các tài liệu mới trên Wilkipedia đọc tháng 2, 2013, ghi
là Nguyền Phúc Thái khẳng định rằng không có chúa Nguyễn Phúc Trăn (‘Chúa Nguyễn’ và ‘Vua Việt
Nam’).
11


×