Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn lê văn thảo nhằm (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 10 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------- ---------HỒ THỊ TÂM

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN
LÊ VĂN THẢO
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Demo Version
SDK
Mã số - Select.Pdf
: 60220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ THỊ HƯỜNG

Huế, năm 2014

1


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Demo Version - Select.Pdf SDK


Tác giả luận văn

Hồ Thị Tâm

2


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ văn, Phòng Đào Tạo Sau
Đại học trường Đại học Sư phạm Huế đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và tri ân sâu sắc tới TS. Lê Thị Hường - Người
cô đã tận tâm, nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn, động viên tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Bằng tất cả tình cảm của mình, tôi xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào
tạo Thừa Thiên Huế, Ban Giám hiệu trường Trung học phổ thông Đặng Huy Trứ,
Ban Giám hiệu trường Trung học phổ thông Hai Bà Trưng, Tổ chuyên môn, những
đồng nghiệp, người thân trong gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi
trong suốt thời gian qua.

Demo Version - Select.Pdf SDK
Huế, tháng 10 năm 2014
Tác giả
Hồ Thị Tâm

3


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa .......................................................................................................... i
Lời cam đoan .......................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ............................................................................................................ iii
Mục lục .................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 6
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ 6
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................... 7
2.1. Những công trình, bài viết về văn xuôi Lê Văn Thảo ......................................... 7
2.2. Những công trình, bài viết về đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Lê Văn Thảo ... 8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 9
3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 9
3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 9
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 10
4.1. Phương pháp cấu trúc - hệ thống .................................................................... 10
4.2. Phương pháp thống kê – phân loại ................................................................. 10
4.3. Phương Demo
pháp loại
hình ...................................................................................
10
Version
- Select.Pdf SDK
5. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 10
6. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................... 10
NỘI DUNG .......................................................................................................... 12
Chương 1: TRUYỆN NGẮN TRÊN HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO NGHỆ
THUẬT CỦA LÊ VĂN THẢO ........................................................................... 12
1.1. Quan niệm sáng tác ...................................................................................... 12
1.1.1. Văn chương - tiếng nói đồng cảm sẻ chia..................................................... 12
1.1.2. Văn chương - tiếng nói chân thật ................................................................. 14

1.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật ................................................................... 17
1.2.1. Bắt đầu cầm bút ở thể loại truyện ngắn........................................................ 17
1.2.2. Định hình phong cách ở tiểu thuyết.............................................................. 23
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN LÊ VĂN THẢO – TỪ THẾ GIỚI
NHÂN VẬT VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI .................. 29
2.1. Thế giới những con người nhỏ bé ................................................................ 29
2.1.1. Những con người chân chất, trung thực ....................................................... 29

4


2.1.2. Những con người “dưới đáy” ...................................................................... 32
2.2. Quan niệm con người vô danh ..................................................................... 34
2.1.1. Những anh hùng vô danh trong chiến tranh ................................................. 34
2.1.2. Những con người mờ mờ nhân ảnh trong cuộc sống đời thường .................. 37
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN LÊ VĂN THẢO TỪ
PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN ........................................................................... 42
3.1. Kết cấu và không gian, thời gian nghệ thuật ............................................... 42
3.1.1. Kết cấu ........................................................................................................ 42
3.1.2. Không gian nghệ thuật ................................................................................. 52
3.1.3. Thời gian nghệ thuật .................................................................................... 60
3.2. Nghệ thuật tạo tình huống ............................................................................ 62
3.2.1. Tình huống bên ngoài .................................................................................. 63
3.2.2. Tình huống bên trong................................................................................... 70
3.3. Ngôn ngữ, giọng điệu .................................................................................... 75
3.3.1. Ngôn ngữ ..................................................................................................... 75
3.3.2. Giọng điệu .................................................................................................. 83
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM
...................................................................................

92
Demo KHẢO
Version
- Select.Pdf SDK

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Truyện ngắn là một thể loại thích hợp với nhiều thời kỳ lịch sử, phản ánh
được nhiều bức tranh xã hội chân thực và sinh động. Dung lượng trong truyện ngắn
không nhiều như trong tiểu thuyết nhưng có thể chuyển tải được một nội dung tư
tưởng lớn, khắc họa được một hiện tượng hoặc một nét bản chất trong quan hệ nhân
sinh, trong đời sống tâm hồn con người.
Từ sau 1975, truyện ngắn trở thành thể loại trụ cột. Truyện ngắn vừa cách tân
vừa nuôi dưỡng truyền thống và đạt thành tựu lớn với sự góp mặt của nhiều thế hệ
nhà văn, nhiều nền văn học địa phương. Trong phạm vi văn học đồng bằng sông
Cửu Long, nhiều nhà văn đã toả bóng đóng góp vào thành tựu đa dạng của văn học
nước nhà như Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Lê Văn Thảo v.v…
1.2. Lê Văn Thảo tên thật là Dương Ngọc Huy, sinh ngày 01/10/1939, tại
huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Thuở nhỏ sống ở Đồng Tháp Mười và Long
Xuyên, lớn lên ở An Giang. Ông học Khoa Toán – Đại học Khoa học Sài Gòn. Sau
khi tốt nghiệp, năm 1962, ông thoát ly lên chiến khu làm công tác văn hóa văn
nghệ. Ông làDemo
người Version
từng tham- gia
nhiều chiến
dịch, trong đó có chiến dịch Xuân
Select.Pdf

SDK
Mậu Thân 1968 lịch sử ở Sài Gòn. Cuộc đời cầm bút viết văn của ông bắt đầu từ
năm 1965 với hai mảng đề tài chính là nông thôn và chiến tranh du kích. Nhưng mãi
đến 1972, Lê Văn Thảo mới công bố tập truyện ngắn đầu tiên Đêm Tháp Mười. Sau
đó, ông đã cho ra đời một khối lượng tác phẩm khá lớn: Ông cá hô (1995), Một
ngày và một đời (1997), Con mèo (1999), Cơn giông (2002), Truyện ngắn chọn lọc
(2003), Tiểu thuyết Con đường xuyên rừng (2006), Lên núi thả mây (2011), Những
năm tháng nhọc nhằn (2012)...
Mặc dù lớn lên và trưởng thành trong những năm gay go của cuộc kháng chiến
chống Mỹ nhưng Lê Văn Thảo lại là nhà văn có quá trình lao động nghệ thuật
nghiêm túc và bền bỉ. Chính điều đó, đã giúp ông đạt được các giải thưởng văn học
cao quý như: Giải A tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1998 và 2003; Giải
thưởng Văn học ASEAN năm 2006 với tiểu thuyết Cơn giông; Giải thưởng Nhà
nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2007; Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 2012 cho các tác phẩm Con đường xuyên rừng và Tuyển tập truyện
ngắn.

6


Dù đạt giải thưởng cao ở lĩnh vực tiểu thuyết, vậy nhưng truyện ngắn vẫn là sở
trường của ông. Chính ở thể loại này, tên tuổi Lê Văn Thảo được khẳng định ngay
từ những năm chống Mỹ và có nhiều đóng góp cho thành tựu của truyện ngắn đồng
bằng sông Cửu Long nói riêng cũng như thành tựu đa dạng của truyện ngắn hiện đại
nói chung.
Truyện ngắn Lê Văn Thảo đa dạng. Dẫu những vấn đề nhà văn nêu ra không thật
lớn lao nhưng từ khi cầm bút đến nay, Lê Văn Thảo luôn hướng đến những vấn đề
gần gũi, thiết thân đối với con người. Nhà văn mong muốn đóng góp nhỏ bé của
mình soi sáng được một vài thân phận người hẩm hiu, bất hạnh, những thành phần
“dưới đáy” - ông nghĩ thời nào cũng có, xã hội nào cũng có, ai cũng thấy là đáng
thương.

1.3. Không phải ngẫu nhiên mà Lê Văn Thảo được mệnh danh là nhà văn của
những người lao động. Nhân vật trong tác phẩm của Lê Văn Thảo là những con
người Nam bộ chân chất, nghĩa khí, sống hoà hợp với thiên nhiên sông nước miền
Nam. Văn phong truyện ngắn của ông giản dị, tự nhiên và giàu giá trị nhân văn.
Chọn đề tài Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Lê Văn Thảo nhằm mục đích khẳng
định phong cách, vị trí của nhà văn trong diện mạo văn học Nam bộ và khẳng định
sự đóng góp Demo
của nhàVersion
văn trong -thành
tựu của văn
học Việt Nam hiện đại. Đồng thời,
Select.Pdf
SDK
triển khai đề tài cũng là dịp để người viết hiểu biết sâu sắc hơn về đặc điểm nghệ
thuật của thể loại truyện ngắn nhằm vận dụng vào lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy
văn học trong nhà trường trung học phổ thông đạt hiệu quả tốt hơn.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những công trình, bài viết về văn xuôi Lê Văn Thảo
Theo Hà Minh, trong Tuyển tập Lê Văn Thảo: Những trang văn thấm đẫm chất
Nam bộ: “Cả truyện ngắn cũng như tiểu thuyết, Lê Văn Thảo viết bằng chất giọng
đặc Nam bộ, không cầu kỳ, trau chuốt. Câu văn gần gũi với lời ăn tiếng nói của
nhân dân. Tình tiết truyện chân thật, mộc mạc và phóng khoáng”; “Đề tài mà Lê
Văn Thảo thể hiện trong hầu hết tác phẩm của mình không phải là những đề tài lớn
lao, trừu tượng, những vấn đề mang tầm vóc xã hội… mà thường là những đề tài rất
đời thường, những câu chuyện rất gần gũi, bình dị” [65].
Lê Thiếu Nhơn trong bài Lê Văn Thảo dõi theo những số phận lặng lẽ (eVăn) đã
viết: “Văn của Lê Văn Thảo không nằm ở ngôn từ, không nằm ở lý lẽ, và cũng
không nằm ở triết thuyết. Văn của Lê Văn Thảo lặn vào tình tiết, lặn vào nhân vật,

7



lặn vào câu chuyện để rồi khi hữu duyên gặp sự tương tác từ phía độc giả thì lập tức
hiển lộ những giá trị thẩm mỹ có sức lay động và ám ảnh”; “Lê Văn Thảo chinh
phục nhiều thế hệ bạn đọc bằng lối kể tự nhiên và nhẹ nhàng. Hầu như không thấy
sự gắng gượng hay dàn dựng nào trong tác phẩm của ông. Ông cứ viết tuần tự và
mạch lạc như chìm nổi cuộc đời vốn thế, như buồn vui con người vốn thế”. [66]
Trong bài Lê Văn Thảo và sự vận động của nhà văn Nam bộ đặc sắc của tác giả
Phạm Minh Thư đăng trên Báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh số 31 (ngày
31/7/2004) có viết: “Mạch viết mới khởi nguồn khi tác giả đã sang tuổi năm mươi,
tuổi không thể không nghĩ đến những vấn đề thiết thân của xứ sở. Thiết nghĩ, thời
gian này cũng là lúc nhà văn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, có sự thâm trầm và tinh tế
cùng những trải nghiệm sâu sắc với cuộc đời khiến cho truyện của ông có sức nặng
của suy ngẫm về tình đời, tình người, về lương tâm và trách nhiệm của người cầm
bút”.
2.2. Những công trình, bài viết về đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Lê Văn Thảo
Trần Nhã Thụy trong bài Nhà văn Lê Văn Thảo: Viết như không và sống như
chơi nhận định: “Biết cách trộn lẫn giữa fiction (hư cấu) và non fiction (phi hư cấu),
với chất humour (hài hước) đặc thù Nam Bộ mà không dùng phương ngữ, Lê Văn
Thảo là mộtDemo
trong sốVersion
ít nhà văn
Việt Nam viết
truyện ngắn đạt đến trình độ "như
- Select.Pdf
SDK
không". Viết như không và sống như chơi”. [69]
Trong bài viết Truyện ngắn Lê Văn Thảo: cái lạ, cái nhạt và cái thật, Huỳnh Như
Phương chú ý đến giọng văn của Lê Văn Thảo, “giọng văn của ông vẫn ổn định:
nhẩn nha, chậm rãi, đôi khi phớt tỉnh mà đay nghiến, pha chút humour nhẹ nhàng,

dung dị mà để lại trong lòng độc giả nhiều dư vị”. Cũng theo tác giả bài báo: “Lê
Văn Thảo đã đưa cái nhạt vào nghệ thuật bằng một giọng kể chuyện bình thản, đạm
mà không nồng, nhưng khi chuyện đã kể hết thì một nỗi buồn sâu thẳm thấm vào
gan ruột” (Lời Bạt in trong tập truyện ngắn Lên núi thả mây của Lê Văn Thảo, Nxb
Văn học – Cty văn hoá và truyền thông Nhã Nam, Hà Nội, 2011). Huỳnh Như
Phương khẳng định rằng: “khi nào cái lạ, cái nhạt và cái thật kết hợp nhuần nhị
trong một truyện ngắn thì Lê Văn Thảo đặc biệt thành công”
Triệu Xuân trong bài Nhà văn Lê Văn Thảo: Văn chương là nỗi niềm và thân
phận: (, Chân dung và phỏng vấn, nguồn: Văn nghệ).
“Nhân vật quen thuộc của Lê Văn Thảo là những con người bình dị, những người
mà người ta kêu bằng vô danh tiểu tốt. Lê Văn Thảo nghiêng về loại nhân vật ít

8


người để ý, những người chịu nhiều cay đắng, thiệt thòi nhưng không bao giờ oán
than cái số kiếp mình phải gánh chịu. Họ chấp nhận và vượt qua tất cả để sống, giản
dị vậy thôi, để sống. Sống như ai, như kiểu nào không quan trọng, mà là để sống
như cái cách mà họ có thể!”; cũng trong bài Nhà văn Lê Văn Thảo: Văn chương là
nỗi niềm và thân phận, Triệu Xuân viết: “Truyện ngắn của Lê Văn Thảo thường
được ông thể hiện qua lời kể ở ngôi thứ nhất. Có gì kể nấy. Chuyện sao kể vậy.
Ngôn ngữ thì đặc chất Nam Bộ, không cầu kỳ, không khoe mẽ, không hề làm dáng
văn chương chữ nghĩa. Tiểu thuyết của Lê Văn Thảo cũng như truyện ngắn, không
cốt làm văn, mà chỉ cốt nói được tính cách con người, tâm trạng con người, hồn cốt
của người dân Nam Bộ”. [71]
Một số bài viết cảm nhận từng truyện ngắn của Lê Văn Thảo như: Trang Thế Hy,
Lời bình một truyện ngắn của Lê Văn Thảo (vannghesongcuulong.org.vn); Hoài
Anh, Lê Văn Thảo - Người nói thơ bằng văn xuôi của Nam bộ. [1]
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là truyện ngắn Lê Văn Thảo, chủ yếu là 4 tập
truyện:
- Con mèoDemo
(1999),Version
Nhà xuất-bản
Văn học. SDK
Select.Pdf
- Hai người cha (2002), Nhà xuất bản trẻ.
- Lên núi thả mây (2011), Nhà xuất bản Văn học.
- Truyện ngắn chọn lọc (2003), Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
Ngoài ra những Tiểu thuyết Một ngày và một đời (1999), Cơn giông (2000),
Những năm tháng nhọc nhằn (2012) cũng được người viết so sánh, đối chiếu để làm
rõ đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi của vấn đề nghiên cứu là đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn
Lê Văn Thảo. Luận văn giới hạn khảo sát một số vấn đề: Thế giới nhân vật và quan
niệm nghệ thuật về con người; Kết cấu, không gian, thời gian nghệ thuật, Nghệ
thuật tạo tình huống, Ngôn ngữ, giọng điệu, nhằm chỉ ra những đặc điểm nghệ thuật
cơ bản trong truyện ngắn của Lê Văn Thảo.

9


4. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này chúng tôi sử dụng những phương pháp sau:
4.1. Phương pháp cấu trúc - hệ thống
Chúng tôi dùng phương pháp này để phân tích, lý giải các yếu tố hình thức và nội
dung tạo nên đặc điểm truyện ngắn Lê Văn Thảo, xác lập những quan hệ của chúng
làm cơ sở để khái quát nhận định.
4.2. Phương pháp thống kê - phân loại

Phương pháp này giúp cho việc tìm hiểu, phân loại các kiểu nhân vật, không
gian, thời gian, cốt truyện, ngôn ngữ, giọng điệu trong khi nghiên cứu đặc điểm
nghệ thuật truyện ngắn Lê Văn Thảo
4.3. Phương pháp loại hình
Với phương pháp này, luận văn tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Lê
Văn Thảo dựa trên những đặc trưng của thể loại truyện ngắn.
Ngoài ra, luận văn sử dụng các thao tác phân tích, tổng hợp và lí thuyết thi pháp
học thể loại để làm rõ đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Lê Văn Thảo
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn trình bày một cách nhìn có hệ thống và toàn vẹn về đặc điểm nghệ
thuật truyện Demo
ngắn củaVersion
nhà văn Lê
Văn Thảo. SDK
- Select.Pdf
Về mặt thực tiễn, luận văn sẽ góp phần khẳng định phong cách Lê Văn Thảo một nhà văn đạt nhiều giải thưởng cao về văn học như Giải thưởng Hồ Chí Minh,
Giải thưởng ASEAN, là nhà văn không những thành công trong lĩnh vực tiểu thuyết
mà còn thành công trong cả lĩnh vực truyện ngắn. Đó là cơ sở để có thể đánh giá sự
nghiệp văn học cũng như những đóng góp của Lê Văn Thảo cho nền văn học Việt
Nam hiện đại.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của luận
văn gồm ba chương:
Chương 1: TRUYỆN NGẮN TRÊN HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO NGHỆ
THUẬT CỦA LÊ VĂN THẢO
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN LÊ VĂN THẢO TỪ THẾ GIỚI
NHÂN VẬT VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN LÊ VĂN THẢO TỪ
PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN


10



×