Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tính đối thoại trong tiểu thuyết đỗ phấn (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.1 KB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THUỶ TIÊN

TÍNH ĐỐI THOẠI
TRONG TIỂU THUYẾT ĐỖ PHẤN

Demo Version - Select.Pdf SDK
Chun ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ THỊ HƯỜNG

Huế, Năm 2014

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn
là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa
từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả


Demo Version - Select.Pdf SDK
Nguyễn Thị Thuỷ Tiên

ii


Lời Cảm Ơn
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả thầy,
cô giáo trong Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Huế đã
tận tình chỉ bảo và tạo mọi điều kiện để tôi thực hiện đề tài này.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Thị Hường,
người tận tình hướng dẫn, theo sát giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian hoàn thành đề tài này.
Cuối cùng tôi xin dành tất cả những tình cảm sâu sắc nhất
đến gia đình và bạn bè đã quan tâm, động viên, chia sẽ và giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khoá học.
Mặc dù đã nỗ lực hết mình nhưng do hạn chế về thời gian
và kiến thức
chuyên
môn
nên đề tàiSDK
này không tránh khỏi những
Demo
Version
- Select.Pdf
thiếu sót. Tôi chân thành mong muốn nhận được những ý kiến
đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn để đề tài được
hoàn chỉnh hơn.
Huế, tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Thuỷ Tiên

iii

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa .................................................................................................................. i
Lời cam đoan ................................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ...................................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 3
NỘI DUNG ................................................................................................................... 11
CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM VĂN CHƯƠNG CỦA ĐỖ PHẤN – TỪ TƯ DUY
ĐỐI THOẠI.................................................................................................................. 11
1.1. Giới thuyết khái niệm .................................................................................. 11
1.1.1. Khái niệm “đối thoại” ........................................................................... 11
1.1.2. Tính đối thoại trong văn học.................................................................. 13
1.2. Nguyên lí đối thoại của M. Bakhtin ............................................................. 15
1.3. Quan niệm văn chương của Đỗ Phấn ........................................................... 17
CHƯƠNG 2: TÍNH ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT ĐỖ PHẤN – TỪ

Demo Version - Select.Pdf SDK

CẢM QUAN VỀ CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI .................................................. 24
2.1. Đối thoại với hiện thực phi lí ....................................................................... 24
2.1.1. Độ chênh giữa văn minh và văn hóa đô thị ............................................ 24

2.1.2. Tính đối thoại qua bức tranh đời sống tầng lớp thị dân .......................... 31
2.2. Đối thoại với nghệ thuật để xác lập giá trị đích thực .................................... 35
2.2.1. Thị hiếu thực dụng trong nghệ thuật ...................................................... 35
2.2.2. Nghệ thuật truyền thống và hiện đại ...................................................... 40
2.3. Đối thoại để khám phá bản ngã.................................................................... 44
2.3.1. Quá trình tự ý thức của nhân vật ............................................................ 44
2.3.2. Truy tìm bản ngã ................................................................................... 50
CHƯƠNG 3: TÍNH ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT ĐỖ PHẤN - TỪ
PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN ................................................................................... 56
3.1. Kết cấu ........................................................................................................ 56
3.1.1. Kết cấu song thoại ................................................................................. 56

1


3.1.2. Kết cấu vẫy gọi ..................................................................................... 58
3.1.3. Kết cấu liên văn bản ............................................................................. 60
3.2. Đối thoại nhìn từ điểm nhìn trần thuật ........................................................ 65
3.2.1. Điểm nhìn đằng sau - Người kể chuyện toàn tri và chức năng tạo dựng
tình huống đối thoại ........................................................................................ 65
3.2.2. Điểm nhìn bên trong thông qua đối đáp, nhân vật tự kể chuyện mình .... 67
3.2.3. Điểm nhìn bên ngoài và trần thuật bằng vai người khác trong đối thoại . 68
3.3. Ngôn ngữ đa thanh ...................................................................................... 69
3.3.1. Ngôn ngữ người kể chuyện ................................................................... 69
3.3.2. Ngôn ngữ nhân vật ................................................................................ 77
3.4. Giọng điệu................................................................................................... 85
3.4.1. Giọng giễu nhại ..................................................................................... 85
3.4.2. Giọng triết lí .......................................................................................... 89
3.4.3. Giọng hoài nghi ..................................................................................... 93
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 97

Demo Version - Select.Pdf SDK

2


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tiểu thuyết được xem là một thể loại không đông cứng. Tiểu thuyết
không ngừng biến đổi, năng động và linh hoạt. Với tính chất tổng hợp cao, tiểu
thuyết vừa có khả năng bao quát hiện thực rộng lớn, vừa có khả năng đi sâu khám
phá đời tư, tâm hồn con người một cách toàn diện. Phát huy triệt để mọi khả năng
thể loại, tiểu thuyết có cơ hội đối thoại với cuộc đời qua cấu trúc ngôn từ “động”
của nó về cuộc sống bộn bề, phức tạp đến những nỗi niềm thầm kín, sâu thẳm trong
tâm hồn con người. Bằng việc đổi mới tư duy nghệ thuật và quan niệm thể loại, tiểu
thuyết thập niên đầu thế kỉ XXI, vượt qua khung cấu trúc thể loại, đa dạng hóa các
kiểu hình nhân vật, mở rộng khả năng khám phá nhiều mặt khác nhau trong con
người. Qua đó, tiểu thuyết thể hiện sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con
người - đó là đi vào đào sâu tâm hồn, nội tâm con người, chăm chú vào cái tôi đa
trị, bí ẩn của con người, nhằm đột phá và kiến giải một “thực tại mới”. Tiểu thuyết
đã giúp nhà văn đưa tâm điểm của văn học vào trong một trường nhìn mới đầy cởi
mở và đa chiều về giá trị con người “chưa hoàn kết” trong xã hội hiện đại.

Demo Version - Select.Pdf SDK

Sau 1986, tiểu thuyết khẳng định được bước tiến của thể loại với nhiều thành
tựu nổi bật trong hành trình phát triển của toàn bộ nền văn học Việt Nam.
1.2. Đỗ Phấn là nhà văn sáng tác ở nhiều thể loại, chỉ tính riêng tiểu thuyết,
cho đến nay Đỗ Phấn đã định hình phong cách với 5 tác phẩm: Vắng mặt (2010);

Chảy qua bóng tối (2011); Rừng người (2011); Gần như là sống (2013); Con mắt
rỗng (2013 ). Mỗi cuốn sách của ông luôn là những suy tư, chiêm nghiệm về đời, về
người giữa nhịp chảy ồn ã của phố phường.
Mỗi tiểu thuyết của Đỗ Phấn luôn gợi ý cho người đọc về những tình huống
mở. Đến với văn chương muộn hơn những người cùng thế hệ, nhưng những trang
viết của ông luôn bám sát đời sống đương đại. Đỗ Phấn đặc biệt chú ý đến những
"vùng đất nhá nhem" bên lề các thành phố lớn, chính là những nơi tồn tại nhiều mâu
thuẫn của một xã hội hiện đại. Đỗ Phấn không nhìn nhận đời sống, không mô tả nó,
kể về nó mà bước đi trong đó, vừa đi vừa ngẫm ngợi vừa bóc tách và chiêm nghiệm.
Tác phẩm của Đỗ Phấn giàu tính đối thoại, trên từng trang văn của ông là những
trăn trở đầy trách nhiệm với đời.
3


1.3. Tính đối thoại vốn là đặc trưng của tiểu thuyết theo phát hiện của nhà lý
luận Nga M. Bakhtin. Trong triết học nhân bản của Bakhtin, “đối thoại” là phạm trù
nền. Những tổ từ như “giao tiếp đối thoại”, “quan hệ đối thoại” vừa có ý nghĩa phổ
quát, vừa mang sắc thái tâm tình. “Đối thoại là bản chất của ý thức, bản chất của
cuộc sống con người”.
Trong văn chương, cũng như trong cuộc sống, tính đối thoại nội tại ấy của
ngôn từ biểu hiện rất phong phú và đa dạng, nhưng trong mỗi loại hình văn học
khác nhau nó có mặt ở mức độ khác nhau: theo Bakhtin, ở thơ, nhất là thơ trữ tình
thì ít, còn ở văn xuôi, đặc biệt văn tiểu thuyết thì lại rất nhiều. Lời thơ về cơ bản là
lời đơn thanh (một bè), trong tác phẩm thơ chỉ có một tiếng nói trực tiếp và thuần
khiết của nhà thơ nói cái của mình bằng ngôn ngữ của mình. Văn xuôi nghệ thuật,
nhất là văn tiểu thuyết thì khác hẳn.
Nhiều nhà nghiên cứu văn học thế giới và Việt Nam đã vận dụng lý thuyết đối
thoại của Bakhtin để tìm ra tính đối thoại trong các tác phẩm văn học.
Tìm hiểu tiểu thuyết Đỗ Phấn, người viết nhận thấy rằng tính đối thoại cũng
đã được thể hiện khá đa dạng, phong phú, mang lại những giá trị nội dung, tư tưởng


Demo
cho tác phẩm
và gâyVersion
được hiệu- Select.Pdf
ứng thẩm mỹSDK
đáng kể. Tuy nhiên, vấn đề này cho
đến nay vẫn chưa được giới nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam quan tâm.
Chọn đề tài “Tính đối thoại trong tiểu thuyết Đỗ Phấn” bởi người viết cho
rằng chính đặc điểm này đã góp một phần không nhỏ trong việc làm nên giá trị của
tiểu thuyết Đỗ Phấn.
Đề tài nhằm mục đích góp phần chỉ ra những giá trị của tiểu thuyết Đỗ Phấn
trong dòng chảy văn học Việt Nam đầu thế kỉ XXI. Với đề tài “Tính đối thoại trong
tiểu thuyết Đỗ Phấn”, chúng tôi sẽ đi vào một số vấn đề lí luận về tính đối thoại
trong văn chương và trong tiểu thuyết, từ đó soi rọi vào tiểu thuyết của Đỗ Phấn để
tìm ra hiệu ứng thẩm mĩ của chúng.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu về tính đối thoại
M. Bakhtin là nhà nghiên cứu quan tâm đến tính đối thoại trong văn chương.
Hai công trình nghiên cứu có tính cơ sở về vấn đề này đó là Lý luận và thi pháp

4


tiểu thuyết và Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki. Với hai công trình này, M.
Bakhtin đã đi đến khẳng định “tính đối thoại nội tại của ngôn từ”. Theo M. Bakhtin,
tính đối thoại thể hiện rõ ở nhiều phương diện trong tiểu thuyết phức điệu, là đặc
điểm nổi bật của thi pháp tiểu thuyết Đôxtôiepxki.
Theo ông, đối tượng của khoa học nhân văn là toàn bộ phần tồn tại, biết biểu
hiện và biết nói. Con người luôn phải giao tiếp với nhau và “bản chất của ý thức và

ngôn từ không chỉ là phản ánh thế giới mà còn là sự đối thoại giữa cái tôi và người
khác” [4, tr.6]. Đồng thời, nhân vật phải tự bộc lộ tận cùng “con người bên trong
con người bằng đối thoại” [4, tr.7], điều đó làm cho hình thức độc thoại nội tâm đa
dạng hình thành nên “một chủ nghĩa hiện thực khám phá con người bên trong con
người” [4, tr.8]. Với Bakhtin, đối thoại còn là “mối quan hệ qua lại của các tư
tưởng, ý nghĩ, luận điểm khép kín trong một ý thức” [4, tr.18].
Cũng trong công trình Những vấn đề thi pháp của Đôxtôiepxki, Bakhtin đã
khẳng định về tính đa phong cách, đa âm sắc và mâu thuẫn về giá trị trong tư tưởng:
“Tiểu thuyết của Đôxtôiepxki mang tính chất đối thoại. Nó được xây dựng không
phải như là chỉnh thể của ý thức, tiếp nhận một cách khách quan các ý thức khác mà
như một chỉnh thể tác động qua lại của một ý thức. Trong đó không có một ý thức

Demo Version - Select.Pdf SDK

nào trở thành đối tượng từ đầu chí cuối cho một ý thức khác” [4, tr.22]. Chính vì
vậy, trong mỗi tiếng nói luôn có hai tiếng nói đa thanh tranh cãi nhau tạo nên tính
đa nghĩa, hai nghĩa sâu sắc của từng biểu hiện. Đôi khi đó là sự tác động qua lại của
ý thức trong một phạm vi tư tưởng: “Ý thức bắt đầu ở đâu thì ở đó đối với ông bắt
đầu có đối thoại” [4, tr.34]. Bakhtin khẳng định: “Tiểu thuyết đa thanh toàn bộ là
mang tính đối thoại” [4, tr.33]. Như vậy, tất cả mọi thứ trong cuộc sống đều là đối
thoại, tức đối lập có tính đối thoại, phi lí mang tính đối thoại.
Trong tiểu thuyết phải có khoảng cách giữa nhân vật và tác giả. Và ngay cả
các nhân vật trong một cuộc thoại cũng không trùng khít với chính nó. Bởi: “Sự
sống đích thực của nhân cách chỉ có thể được hiểu bằng cách thâm nhập vào nó
dưới dạng đối thoại, một sự đối thoại mà cá nhân tự nó sẽ bộc lộ bản thân một cách
tự do để đáp lại” [4, tr.49]. Đối thoại chính là để hướng tới cái cốt lõi sự thật, con
người trong con người, cái chiều sâu chưa hoàn tất trong con người, đối thoại với ý
thức của người khác, quan niệm của người khác.

5



Theo Bakhtin, truyện ngắn của L. Tônxtôi không có tính đa thanh và đối âm,
không có quan hệ đối thoại giữa tác giả với nhân vật mà là cuộc đối thoại mang
khách thể của nhân vật biểu hiện bằng kết cấu trong trường nhìn của tác giả. Các
nhân vật chỉ hiểu biết và trao đổi với nhau về sự thật của mình, hoặc tán thành nhau
tiến hành đối thoại với nhau.
Với Bakhtin, trong Đôxtôiepxki thì đối thoại không nhất thiết biểu hiện bằng
kết cấu trực tiếp mà “Chỉnh thể tác phẩm chắc sẽ được ông xây dựng như là một đối
thoại lớn mà tác giả là người tổ chức và tham gia cuộc đối thoại đó, nhưng không
dành cho mình lời nói cuối cùng, tức là ông sẽ phản ánh vào tác phẩm của mình bản
chất đối thoại của cuộc sống con người và ý nghĩ con người” [4, tr.63]. Trong lời
văn luôn có những cuộc tiểu đối thoại tranh cãi nhau qua lời văn hai giọng, từ đó
thấy cái hồi âm của cuộc đối thoại lớn.
Đôi khi là những cuộc đối thoại căng thẳng với những người trò chuyện vắng
mặt. Tiểu thuyết có khi là sự cộng hưởng của các tiếng nói của quá khứ - cả quá khứ
và cả quá khứ xa hơn rồi hiện tại, tương lai gây nên tranh cãi.
Và đối thoại trong tiểu thuyết đôi khi cũng để ngỏ cuộc đối thoại, những cuộc

Demo
- Select.Pdf
SDKhết: “Trong các tiểu thuyết của
đối thoại chưa
hoànVersion
tất và không
có dấu chấm
Đôtxtôiepxki tất cả đều hướng tới một tiếng nói mới chưa được nói ra và chưa được
quyết định trước, tất cả đều căng thẳng chờ đợi tiếng nói đó, và tác giả thì không
làm tắc nghẽn con đường của nó bằng sự nghiêm chỉnh đơn nghĩa và phiến diện của
mình” [4, tr.152].

Trong tiểu thuyết luôn luôn có sự giao thoa, cộng hưởng đan xen nhau của các
câu đối đáp của đối thoại công khai với các câu đối đáp của cuộc đối thoại nội tâm
của các nhân vật. Và “một cuộc đối thoại được biểu hiện bên ngoài bằng kết cấu
gắn bó chặt chẽ với một cuộc đối thoại nội tâm, tức tiểu đối thoại và trên một chừng
mực nào đó là dựa vào nó. Và cả hai đối thoại này đều gắn bó với cuộc đối thoại lớn
bao trùm của chúng trong toàn bộ tiểu thuyết” [4, tr.245].
Bakhtin cũng đã miêu tả sự lĩnh hội trong tác phẩm thông qua những phát
ngôn như sau: “Mọi sự lĩnh hội chân thực đều chủ động và đã miêu tả được cái phôi
của câu trả lời. Chỉ sự lĩnh hội chủ động mới có thể nắm bắt được chủ đề (ý nghĩa

6


của phát ngôn) chỉ bằng chính biện pháp trở thành thì sự trở thành mới có thể nắm
bắt. Mọi sự lĩnh hội đều là đối thoại. Sự lĩnh hội thì đối lập với một câu trả lời khác
trong đối thoại. Sự lĩnh hội đi tìm một phần diễn ngôn phi diễn ngôn của người phát
ngôn” [40, tr.51].
Đối với Bakhtin, tiểu thuyết là thành tựu hoàn hảo của văn xuôi. Và cũng chính
vì thế trong tiểu thuyết tính liên văn bản xuất hiện một cách mạnh mẽ nhất: “Còn
trong văn xuôi văn chương và nhất là trong tiểu thuyết, tính đối thoại truyền sinh lực
từ bên trong phương thức chính thức. Tại nơi phương thức đó, diễn ngôn hình dung
ra đối tượng của nó và phương tiện nó biểu hiện đối tượng, biến đổi ngữ nghĩa học và
cấu trúc cú pháp của diễn ngôn. Ở đây chúng ta có thể nói là khuynh hướng tương hỗ
đối thoại trở thành một sự cố của bản thân diễn ngôn, tạo cảm hứng cho nó và kịch
hóa nó từ bên trong trong tất cả các khía cạnh, các phương diện của nó” [40, tr.125].
Đặc trưng của ngôn ngữ tiểu thuyết như Bakhtin nhận định, vốn có “tính phức
âm, tính phân tầng”, từ trong bản chất, “phổ biến là các hình thức kết cấu lai tạo rất
đa dạng và bao giờ cũng được đối thoại hóa ở mức độ này hay mức độ khác”. Song
mức độ “đối thoại” đến đâu lại phụ thuộc vào từng khuynh hướng tiểu thuyết, từng
giai đoạn tiểu thuyết và từng chủ thể riêng biệt. Trong tiểu thuyết không đơn giản là


Demo Version - Select.Pdf SDK

chuyện người này đối thoại với người kia. Tính đối thoại trong tiểu thuyết được thể
hiện trên nhiều cấp độ: đối thoại giữa các nhân vật, đối thoại trong độc thoại, đối
thoại giữa các chiều văn hóa, sự đa nghĩa trong các diễn ngôn nghệ thuật.
Tác phẩm Tội ác và trừng phạt của Đôxtôiepxki là dẫn chứng tiêu biểu của M.
Bakhtin trong quá trình nghiên cứu. Nguyên lí đối thoại của M. Bakhtin là cơ sở lý
thuyết quan trọng để tôi vận dụng để đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này.
Một số công trình nghiên cứu về tính đối thoại trên một số hiện tượng văn học
cụ thể như sau:
Phạm Thành Hưng với bài báo Khả năng đối thoại của một thiên tiểu thuyết,
(Tạp chí Văn học, số 10), năm 1996, đã khai thác khả năng đối thoại giữa tác giả,
nhân vật và người đọc ở tiểu thuyết Công dân Brych của nhà văn Sec I. Otrenasech.
Phạm Thành Hưng khẳng định rằng: “Hình tượng chàng công dân Brych vẫn tiếp tục
đặt ra những câu hỏi cho hiện tại và chứng minh khả năng đối thoại lâu bền của nó”
[21, tr.53-58].

7


Luận án tiến sĩ ngữ văn của Nguyễn Khoa Bằng với đề tài: Thi pháp truyện
ngắn Nam Cao cũng là một công trình nghiên cứu vận dụng lý thuyết tính đối thoại
của M. Bakhtin. Tác giả luận án, cũng đã chỉ ra rằng: “Nếu cần phải khái quát đặc
trưng cơ bản của thi pháp truyện ngắn Nam Cao lại trong một vài từ ngắn gọn, thì đó
là thi pháp đối thoại. Tính đối thoại là nguyên tắc, là biện pháp, là tư tưởng nghệ thuật
của Nam Cao. Tính đối thoại là đặc trưng cấu trúc truyện ngắn Nam Cao (…). Tất cả
mọi yếu tố cấu thành chỉnh thể tác phẩm truyện ngắn Nam Cao đều xoay quanh trục
đối thoại: ngôn ngữ, nhân vật, môi trường, kết cấu, cốt truyện, loại thể” [6].
Lê Huy Bắc trong cuốn Truyện ngắn: Lý luận tác gia và tác phẩm có bài viết

ở chương 9: Đối thoại và tính đối thoại trong Vi hành. Tác giả bài viết đã khái quát
một số vấn đề lý luận về tính đối thoại, từ đó soi rọi vào tác phẩm Vi hành và làm
rõ những biểu hiện của tính đối thoại trong tác phẩm này. Tác giả đã chỉ ra nhiều
dẫn chứng để chứng minh tác phẩm có tính “đối thoại song phương” giữa tác giả và
bạn đọc, thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như “hình thức thư”, “hình thức
đặt câu hỏi theo lối khẳng định”, “nghệ thuật đánh tráo”.
2.2. Lịch sử nghiên cứu về tính đối thoại trong tiểu thuyết Đỗ Phấn

Demo
- Select.Pdf
Đỗ Phấn
là tác Version
giả ngay từ
khi mới xuất SDK
hiện đã tạo dựng được chỗ đứng của
mình trong lòng bạn đọc và giới nghiên cứu phê bình. Có khá nhiều bài viết của các
nhà nghiên cứu viết về tiểu thuyết, truyện ngắn, tản văn của Đỗ Phấn.
Theo Đoàn Ánh Dương với Đỗ Phấn giữa chúng ta: “Sáng tác của Đỗ Phấn
không nhằm bày ra cho người đọc cấu trúc ngôn từ nghệ thuật, cũng không tham
vọng cao đàm khoát luận về giá trị, tư tưởng, tự do, chân lý. Nó chỉ bày ra một sự
thụ cảm cuộc sống một cách có nghệ thuật. Cái nhìn như thế có thể coi là cách thế
sống với nghệ thuật, và vì vậy, cũng là với cuộc đời” [42].
Cũng theo Đoàn Ánh Dương, Đỗ Phấn là nhà văn nhập cuộc khá muộn mằn.
Dường như, quãng thời gian sống, trải nghiệm cuộc sống và trải nghiệm trong nghệ
thuật hội họa đã tích lũy cho nên khi đi vào viết văn, Đỗ Phấn đã chứng tỏ được lợi
thế của mình. “Có trải nghiệm, văn Đỗ Phấn sắc sảo đến chao chát trong việc lột
hiện đời sống thị dân bát nháo. Tìm cái đẹp trong sự bát nháo ấy và cái đẹp của sự
bát nháo ấy là hai biểu hiện rõ rệt nhất của bút lực Đỗ Phấn” [42].

8



Nico trong Gần như là sống - Đỗ Phấn và văn chương phân lập: “Thế giới
mới còn lẫn khuất và thế giới cũ đã biến mất. Con người tin chỉ có thể hạnh phúc
khi vắng mặt hai thế giới này… Ta có thể đi bất tận từ cuộc đời này sang cuộc đời
khác sẽ vẫn chỉ tìm được chính những cuốn sách cũ được xếp đặt trong một trật tự
mới. Nhưng niềm tin của ta sẽ giảm đi mọi cô đơn tuyệt vọng nhất thời… Thành
đang ở đâu, anh ta không thể biết. Bạn đang ở đâu, tôi đang ở đâu, chúng ta phải
tiếp tục đi! Tôi không thể, nhưng tôi sẽ lại đi… Có lẽ Đi là Sống” [51]. Nguyễn
Trương Qúy với Đỗ Phấn viết về một đứt gãy vĩnh viễn: “Tôi yêu Hà Nội vì những
gì nhôm nhoam vô lối của nó. Không có những gì nhôm nhoam ấy e rằng tôi cũng
mất luôn hai cảm giác phẫn nộ và xót xa” [54].
Hay Trong quầng sáng của “Chảy qua bóng tối” Nico nói: “Đọc xong “Chảy
qua bóng tối” người ta lo sợ cho thực tại với những mối quan hệ xã hội nhạt nhẽo
vô cảm, buộc phải nhìn nhận lại mình để thay đổi nhân sinh…đó là thứ ánh sáng
của phản tỉnh mà văn anh mang lại”’’ [52].
Ngoài ra có các bài viết nghiên cứu về Đỗ Phấn như: Phạm Ngọc Tiến với
Đỗ Phấn – Nhà văn khiếm thị và Sống hay là không sống; Việt Quỳnh với Nhà văn
Đỗ Phấn – Người đi ngoài phố; Nguyễn Chí Hoan với Cách nói về cách sống và

Demo Version - Select.Pdf SDK

Song sinh và sự thích thú của việc phân tách, Để có một nhà văn của Đỗ Chu, Hoài
Nam với Cuộc sống ở bên cạnh, Bích Vân với: Lạc lõng trước đời sống đô thị...
Nguyễn Tham Thiện Kế với Đỗ Phấn – Kẻ hạnh phúc vì sự thất vọng; Nguyễn
Xuân Thủy với Đỗ Phấn – Sống trong đô thị, viết về đô thị. Trần Nhã Thụy với Họa
sĩ - nhà văn Đỗ Phấn: Văn chương không cần lắm điều.
Các nhà nghiên cứu đã đi vào rất nhiều khía cạnh khác nhau khi đến với tác
phẩm của ông. Các nhà nghiên cứu này đi vào mổ xẻ mọi ngóc ngách, mọi vấn đề
trong những sáng tác của Đỗ Phấn. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu hệ

thống, quy mô về tính đối thoại trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn. Vì vậy, chúng tôi
muốn đề cập và tìm hiểu rõ nhất về tiểu thuyết Đỗ Phấn ở vấn đề tính đối thoại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tiểu thuyết của Đỗ Phấn, cụ thể năm tiểu
thuyết: Vắng mặt (2010); Rừng người (2011);Chảy qua bóng tối (2011); Gần như
là sống (2013), Con mắt rỗng (2013).

9


Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tính đối thoại trong tiểu thuyết của nhà văn
Đỗ Phấn từ cảm quan về cuộc sống, con người và từ phương thức thể hiện.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, người viết vận dụng những phương pháp nghiên
cứu cơ bản sau:
4.1. Phương pháp thống kê: Với phương pháp này chúng tôi có được tần số
cũng như hiệu quả đối thoại, để có căn cứ đi tới những nhận xét khái quát về tính
đối thoại trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn.
4.2. Phương pháp loại hình: Nhằm phân loại các biểu hiện khác nhau của tính
đối thoại trong tiểu thuyết Đỗ Phấn. Đồng thời, giúp người nghiên cứu làm rõ đặc
trưng tính đối thoại của thể loại tiểu thuyết.
4.3. Phương pháp hệ thống: Nhằm hệ thống hóa các hình tượng mang tính đối thoại.
4.4. Phương pháp so sánh: Với phương pháp này người viết sẽ so sánh tính đối
thoại tiểu thuyết Đỗ Phấn với tính đối thoại trong tiểu thuyết giai đoạn trước và
trong các tiểu thuyết của một số nhà văn cùng thời.
Luận văn được chúng tôi vận dụng nguyên lý đối thoại của M. Bakhtin trong

Demo
Version
- Select.Pdf SDK

quá trình triển
khai đề
tài.
5. Đóng góp của luận văn
Với đề tài “Tính đối thoại trong tiểu thuyết Đỗ Phấn”, luận văn đi đến phát
hiện các phương diện thể hiện tính đối thoại trong tiểu thuyết Đỗ Phấn, đồng thời
chỉ ra sự vận động và phát triển của thể loại tiểu thuyết; cũng như giá trị mang lại
của nó trong văn xuôi nói riêng và trong văn học Việt Nam đương đại nói chung.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung chính được
chia làm ba chương:
Chương 1: Quan niệm văn chương của Đỗ Phấn - từ tư duy đối thoại.
Chương 2: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Đỗ Phấn - từ cảm quan về cuộc
sống và con người
Chương 3: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Đỗ Phấn - từ phương thức thể hiện.

10



×