Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tư duy nghệ thuật thơ nguyễn duy (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ MỸ PHƯƠNG

TƯ DUY NGHỆ THUẬT
THƠ NGUYỄN DUY
CHUYÊN
: LÝ LUẬN
Demo
VersionNGÀNH
- Select.Pdf
SDK VĂN HỌC
MÃ SỐ : 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THÁI HỌC

HUẾ - NĂM 2014

1


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là
trung thực, được các đồng tác giả cho


phép sử dụng và chưa từng được công bố
trong bất kỳ một công trình nào khác.

Tác giả luận văn
Demo Version - Select.Pdf SDK

Nguyễn Thị Mỹ Phương

2


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin cảm ơn:
- PGS. TS Trần Thái Học đã hướng dẫn tận tình, có những góp ý chân thành về
nhiều mặt trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
- Quý Thầy, Cô trường ĐHSP Huế đã tận tình hướng dẫn và có những đóng góp
quý báu về kiến thức, tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành khóa học và luận văn
này.
- Ủy ban nhân dân Tỉnh, Sở Giáo dục – Đào tạo Đồng Nai, Sở Khoa học và Công
nghệ Tỉnh Đồng Nai đã hỗ trợ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành chương trình học tập
và thực hiện luận văn.
- Gia đình, đơn vị công tác, đồng nghiệp đã động viên trong thời gian học tập và
thực hiện luận văn.
Trân trọng -vàSelect.Pdf
biết ơn sự giúp
đỡ quý báu này.
Demo Version
SDK

Đồng Nai, tháng 6 / 2014


Nguyễn Thị Mỹ Phương

3


MỤC LỤC
Trang phụ bìa .......................................................................................................... i
Lời cam đoan ......................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ............................................................................................................. iii
Mục lục ................................................................................................................... 1
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 6
1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài............................................................................. 6
2. Lịch sử vấn đề ..................................................................................................... 8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 13
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 13
5. Đóng góp của luận văn ...................................................................................... 14
6. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................ 14
CHƯƠNG 1: TƯ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN DUY - CƠ SỞ HÌNH
THÀNH VÀ SỰ VẬN ĐỘNG ............................................................................. 17
1.1 Cơ sở hình thành tư duy nghệ thuật thơ Nguyễn Duy ................................. 17
1.1.1 Từ cuộc sống, chiến đấu gắn bó với nhân dân thời kháng chiến chống Mỹ… 17
1.1.2 Kết tinh thành nguyên lí tồn tại của Nguyễn Duy .......................................... 20

Demo Version - Select.Pdf SDK

1.2 Sự vận động trong tư duy sáng tạo của Nguyễn Duy ................................... 22
1.2.1 Những trải nghiệm cuộc đời thể hiện ở không gian và thời gian nghệ thuật... 22
1.2.1.1 Chiều rộng không gian và những trải nghiệm của Nguyễn Duy .................. 23
1.2.1.2 Chiều dài thời gian và những chiêm nghiệm của Nguyễn Duy ................... 27

1.2.2 Khát vọng tìm một nét thơ riêng ................................................................... 30
1.2.3 Tư duy thơ gắn với những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc ................... 33
CHƯƠNG 2: TƯ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN DUY NHÌN TỪ
PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG ............................................................................. 37
2.1 Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Duy ......................................................... 37
2.1.1 Một số vấn đề lí thuyết về cái tôi trữ tình trong thơ ....................................... 37
2.1.2 Những nét đặc trưng của cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Duy .................... 37
2.1.2.1 Cái tôi mang “dấu ruộng dấu vườn” ........................................................... 38
2.1.2.2 Cái tôi của “bài ca phiêu lưu”..................................................................... 40
2.2 Góc nhìn đa diện về quê hương đất nước trong sáng tác của Nguyễn Duy ....... 41
2.2.1 Quê hương ở góc nhìn hiện thực ................................................................... 42
4


2.2.2 “Nhìn từ xa… Tổ Quốc” ............................................................................... 45
2.3 Chân dung con người Việt Nam trong cảm hứng sáng tác của Nguyễn Duy .... 48
2.3.1 Chân dung con người Việt Nam trong kháng chiến ....................................... 49
2.3.2 Chân dung con người Việt Nam giữa đời thường .......................................... 51
2.4 Thơ Nguyễn Duy và những vấn đề thời đại .................................................. 55
CHƯƠNG 3: TƯ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN DUY NHÌN TỪ
PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN ........................................................................... 61
3.1 Thể thơ lục bát và những đóng góp của Nguyễn Duy .................................. 61
3.1.1 Lục bát Nguyễn Duy – “sự phá cách về hình thức văn bản” .......................... 61
3.1.2 Lục bát Nguyễn Duy – “đọc không thuận miệng, nghe không thuận tai” ....... 65
3.1.3 Lục bát Nguyễn Duy – “ca dao vọng về” ...................................................... 67
3.2 Yếu tố “lạ hóa” trong thơ Nguyễn Duy......................................................... 71
3.2.1 “Lạ hóa” trong ngôn ngữ thơ Nguyễn Duy .................................................... 71
3.2.1.1 Ngôn ngữ trong tư duy thơ ......................................................................... 71
3.2.1.2 “Lạ hóa” trong ngôn ngữ thơ Nguyễn Duy ................................................. 72
3.2.2 “Lạ hóa” về giọng điệu ................................................................................. 79

3.2.2.1 Thơ Nguyễn Duy là những câu chuyện tâm tình ........................................ 80

Demo Version - Select.Pdf SDK

3.2.2.2 Thơ Nguyễn Duy hài hước, hóm hỉnh ........................................................ 82
3.3 Thơ Nguyễn Duy và nét độc đáo trong cách tạo lập tứ thơ ......................... 85
3.3.1. Một số khái niệm về tứ thơ .......................................................................... 85
3.3.2. Nét độc đáo trong việc tạo lập tứ thơ của Nguyễn Duy ................................ 86
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 93
PHỤ LỤC

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
1.1 Trong văn học, đặc biệt với thơ ca, việc nghiên cứu “tư duy thơ” như là
một hình thức biểu hiện của tư duy nghệ thuật vẫn là một vấn đề lý luận còn rất mới
mẻ và đầy hấp dẫn. Bởi vì tư duy thơ có khả năng mở ra những cánh cửa đi vào thế
giới nghệ thuật phong phú và bí ẩn của thi ca. Trong tư duy thơ không chỉ đơn
thuần tồn tại yếu tố cá nhân mà còn bao hàm cả yếu tố dân tộc, yếu tố thời đại và
yếu tố nhân loại. Tư duy nghệ thuật có giá trị định hướng về nội dung và nghệ thuật
trong sáng tác của một tác giả. Nghiên cứu tư duy thơ đặt ra một yêu cầu toàn diện
và hệ thống đối với các vấn đề, các hiện tượng thi ca.
Từ trước tới nay trong nghiên cứu thơ ca, người ta chú ý nhiều đến thi pháp,
đến phong cách, đến sự kế thừa và cách tân trên bình diện văn hóa lịch sử mà chưa
chú trọng nhiều đến việc nghiên cứu thơ ca từ góc độ tư duy nghệ thuật, mặc dù đó
là hướng khám phá khả thi, đem lại nhiều triển vọng.
Xuất phát từ những cơ sở trên, trong luận văn này, người viết muốn tiếp cận

vấn đề lý luận
tư duyVersion
thơ trên -cơSelect.Pdf
sở nghiên cứu
thơ của một tác giả cụ thể: tư duy
Demo
SDK
nghệ thuật thơ Nguyễn Duy.
1.2 Thơ ca hiện đại Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt, khẳng định được
nội lực vững bền của nền văn học mang đậm dấu ấn văn hóa, tinh thần dân tộc.
Không thể không kể đến sự đóng góp của cả một thế hệ nhà thơ, đặc biệt là các nhà
thơ thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước và thời kỳ đổi mới. Nguyễn Duy là một
gương mặt tiêu biểu và có những đóng góp nhất định vào sự phát triển chung của
thơ ca Việt Nam. Thơ Nguyễn Duy đã đạt được những thành tựu nổi bật, “Ông đã
góp phần quan trọng đem lại vinh quang cho cả thế hệ thơ trẻ thời chống Mỹ”
(Trần Đăng Suyền). Thời hậu chiến, Nguyễn Duy có những nỗ lực không ngừng
trong việc đổi mới quan niệm về nghệ thuật, sáng tác của Nguyễn Duy “báo hiệu
một dòng chảy mới của thơ hậu chiến, thơ xã hội – đời thường, loại trừ lối tư duy
thần tượng giáo điều cùng lối tụng ca mòn sáo” (Nguyễn Trọng Tạo). Hay như Ngô
Quốc Hưng từng nhận xét: “Nguyễn Duy được coi là Nguyễn Huy Thiệp trong lĩnh

6


vực thơ ca”, và quả thực Nguyễn Duy đã thổi một hơi thở mới mẻ vào thơ ca Việt
Nam hiện đại.
Nhìn lại quá trình sáng tác của Nguyễn Duy, ta nhận thấy thời kháng chiến,
ông đã phản ánh một cách chân thực, sinh động con người Việt Nam trong gian khổ
với vẻ đẹp vừa cần cù chịu thương chịu khó vừa anh hùng biết bao. Thời bình, thơ
Nguyễn Duy mang đậm màu sắc tự sự, có những cảm nhận mới mẻ về con người và

cuộc đời. Trong bối cảnh đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, các nhà thơ trẻ không
ngừng tìm tòi những hướng đi nhằm tạo ra diện mạo mới và phù hợp với yêu cầu
thời đại. Riêng Nguyễn Duy vẫn trung thành với lối sáng tác giản dị và đã khẳng
định được phong cách của mình. Nhận ra tầm quan trọng của bản sắc dân tộc trong
thời đại toàn cầu hóa, thế nên, Nguyễn Duy đã rất có ý thức trong việc sử dụng
ngôn ngữ, chất liệu, hình ảnh gần gũi và thể thơ truyền thống. Với Nguyễn Duy,
những cái đơn sơ, giản dị nhất trong cuộc sống cũng có thể thăng hoa và là nguồn
cảm hứng cho sáng tạo nghệ thuật. Chính vì vậy, đọc thơ Nguyễn Duy ta cảm nhận
được sự chân thành, đời thường mà vẫn đẹp, vẫn thơ. Thơ Nguyễn Duy có cái
duyên ngầm của ca dao, dân ca đồng thời một chút hóm hỉnh của hiện thực cuộc
sống xung quanh.

Demo Version - Select.Pdf SDK

Và thơ Nguyễn Duy được đưa vào giảng dạy trong nhà trường từ chương
trình Tiếng Việt cấp tiểu học (“Tre Việt Nam” – Tiếng Việt lớp 4), trong Ngữ văn
cấp THCS (“Ánh trăng” – Ngữ văn lớp 9) và THPT (“Đò Lèn” – Ngữ văn lớp 12 và
“Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” – Ngữ văn 12 – SGK nâng cao). Thơ Nguyễn Duy còn
được giới thiệu ra nước ngoài. Ông được mời sang Mỹ, sang Đức để thuyết trình,
triển lãm và đọc thơ trong nhiều trường đại học. Nguyễn Duy đã quảng bá thơ Việt
Nam một cách sâu sắc với bạn đọc thế giới.
Chính vì tạo được nét riêng, độc đáo nên Nguyễn Duy trở thành một “hiện
tượng” thơ ca và trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà phê bình, nghiên cứu văn
học. Có quá nhiều các công trình, bài viết, luận văn bàn về thơ Nguyễn Duy. Tuy
nhiên, điểm lại các công trình nghiên cứu, người viết nhận thấy vẫn còn một hướng
tiếp cận chưa có ai quan tâm và nghiên cứu một cách cụ thể, đầy đủ là tư duy nghệ
thuật. Vì vậy, chọn đề tài: “Tư duy nghệ thuật thơ Nguyễn Duy” để nghiên cứu,
một mặt xuất phát từ tình hình phê bình trong thực tiễn, mặt khác muốn từ con

7



đường tiếp cận này khám phá được những điều mới mẻ góp phần khẳng định những
nét đặc sắc trong hành trình sáng tạo của Nguyễn Duy.
2. Lịch sử vấn đề
Thơ ca là một trong các đối tượng nghiên cứu của lý luận phê bình văn học.
Nghiên cứu thơ trên nhiều bình diện nhằm đánh giá một cách khái quát hoặc cụ thể
một hiện tượng thơ ca. Sáng tác của Nguyễn Duy – ngay từ khi mới xuất hiện – đã
được rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình, lý luận văn học quan tâm, đã có nhiều bài
viết, công trình khoa học đề cập đến. Tuy nhiên, tư duy nghệ thuật thơ Nguyễn Duy
vẫn là một phương diện chưa được khám phá toàn diện, cần được tiếp tục nghiên
cứu và khẳng định.
Trong phạm vi tư liệu đã tham khảo, người viết đề cập đến hai loại tư liệu có
liên quan gián tiếp và trực tiếp đến đề tài như sau:
2.1

Những công trình liên quan gián tiếp
Ngay khi một số bài thơ đầu tay của Nguyễn Duy xuất hiện trên thi đàn Việt

Nam vào năm 1972, nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã nhận ra “một thế giới
quen thuộc” và cảm nhận được một điều “anh nhận ra các hương vị cuộc sống xưa
trên đất nước chúng ta”. Nhận định của Hoài Thanh trở thành động lực để Nguyễn

Demo Version - Select.Pdf SDK

Duy tiếp tục phát huy sức sáng tạo, đồng thời mở ra hướng cảm nhận mới về thơ
Nguyễn Duy.
Trải qua hơn một phần tư thế kỷ, đã có nhiều nhà phê bình, nghiên cứu nhận
xét, đánh giá thơ Nguyễn Duy. Việc nghiên cứu chủ yếu tập trung ở các dạng:
nghiên cứu cụ thể những bài thơ, tập thơ như bài viết của Hồ Văn Hải (Từ láy

trong lục bát của Nguyễn Duy, Tiếp cận bài “Tre Việt Nam” từ góc độ ngôn ngữ
học), Đặng Hiển (“Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” của Nguyễn Duy – một bài thơ hay
về mẹ), Lê Quang Hưng (Thơ Nguyễn Duy và tập “Ánh trăng”), Trịnh Thanh Sơn
(Lời bình của Thanh Sơn về bài “Đò Lèn”),…; nghiên cứu khái quát về thơ Nguyễn
Duy như công trình của Từ Sơn (Thơ Nguyễn Duy), Vũ Văn Sỹ (Nguyễn Duy –
người thương mến đến tận cùng chân thật), Nguyễn Đức Thọ (Nguyễn Duy – thi sĩ
đồng quê), Chu Văn Sơn (Nguyễn Duy – thi sĩ thảo dân), Phạm Thu Yến (Ca dao
vọng về trong thơ Nguyễn Duy)…. Những bài phát biểu, trả lời phỏng vấn của chính
nhà thơ về tác phẩm của mình (như trả lời phỏng vấn của Phạm Hoàng và Đỗ
Quyên thực hiện tại Đức: “Tôi nặng nợ với duyên thơ”, bài trả lời phỏng vấn: “Quê
8


hương luôn đau đáu trong thơ tôi”, trả lời phỏng vấn của báo Đại đoàn kết…). Và
một số luận văn nghiên cứu về thơ Nguyễn Duy như các luận văn của Dương Tú
Anh (Phong cách thơ Nguyễn Duy), Mai Thị Thủy Tiên (Thế giới nghệ thuật thơ
Nguyễn Duy)…. Nhìn chung, các tác giả đã tập trung khai thác một vài đặc điểm
nào đó về thơ nói chung hoặc thơ lục bát nói riêng của Nguyễn Duy. Tuy nhiên,
mỗi người đều có cách tiếp cận riêng, nên cũng có những nhận xét, đánh giá không
hoàn toàn thống nhất.
Dù các ý kiến, nhận xét còn có sự khác nhau, thậm chí trái ngược nhau
nhưng hầu hết đều có giá trị, mang ý nghĩa mở đường, gợi mở cho chúng tôi nhiều
điều thú vị khi đi sâu tìm hiểu về tư duy nghệ thuật thơ Nguyễn Duy.
Trong những năm gần đây, khuynh hướng nghiên cứu văn học trên bình diện
thi pháp đã trở nên phổ biến và chiếm vị thế quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu
văn học, mở ra hướng tiếp cận mới đối với một tác phẩm, tác giả văn học. Đến nay,
đã có một số tác giả chọn hướng đi này để giải mã thơ Nguyễn Duy, và đã để lại
những công trình nghiên cứu công phu, thể hiện tính khách quan, khoa học. Các
công trình này đã có những đóng góp nhất định trong việc làm sáng rõ những giá trị
đặc sắc của thơ Nguyễn Duy.


Demo Version - Select.Pdf SDK

2.2 Những công trình liên quan trực tiếp

Sau Hoài Thanh, những nhà nghiên cứu phê bình văn học như Lại Nguyên
Ân, Vương Trí Nhàn, Nguyễn Quang Sáng, Chu Văn Sơn, Nguyễn Trọng Tạo, Đỗ
Minh Tuấn, Phạm Thu Yến… đều có khuynh hướng đi sâu vào tìm hiểu khái quát
về nội dung của thơ Nguyễn Duy.
Bài thơ “Đò Lèn”, ở góc nhìn cảm xúc Trịnh Thanh Sơn cho rằng: “Hình
ảnh người bà thân cò lặn lội hiện lên trước mắt người đọc như những thước phim
quay chậm, chỉ đọc thôi đã muốn trào nước mắt.” [63, tr.14], Đỗ Lai Thúy lại nhìn
ở góc độ phong cách và cho là có “cốt cách hiện đại” [82, tr. 379 – 384].
Trong “Hơi ấm ổ rơm”, Vũ Quần Phương đã chỉ ra được tình cảm của
Nguyễn Duy đối với nhân dân, thấy được “tấm lòng thơm thảo, nhường cơm xẻ áo
của nhân dân ta” [53, tr. 154].
Với “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa”, Đặng Hiển đã khẳng định “những tình cảm
thiêng liêng nhất, sâu xa nhất và thân thương nhất của chúng ta – tình cảm đối với
mẹ” [32, tr.34].
9


Hay trong “Tre Việt Nam”, giáo sư Lê Trí Viễn đã nhận định đó là những
biểu hiện của “phẩm chất con người” [86, tr. 289].
Từ những ý kiến đánh giá này, ta thấy thơ Nguyễn Duy thường hướng đến ca
ngợi vẻ đẹp của con người Việt Nam trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, đặc biệt
là từ những ngày đau thương của chiến tranh.
Trong các tập thơ của Nguyễn Duy, tập “Ánh trăng” được nhiều nhà phê
bình nghiên cứu chú ý nhất, không chỉ vì đây là tập thơ đoạt giải thưởng của Hội
Nhà văn năm 1985 mà vì ở tập thơ này, theo Lê Quang Hưng nhận định: Tiếng nói

của Nguyễn Duy trong “Ánh trăng”, “trước tiên vẫn là tiếng nói của một người lính,
tiếng nói tìm đến những người lính, những đồng đội, để sẻ chia, trò chuyện”. “Ánh
trăng” được nhiều bạn đọc yêu thích trước hết vì nó thực sự là một phần của cuộc
đời, là tiếng nói của một cây bút có trách nhiệm trước cuộc sống xây dựng và chiến
đấu sôi động trên đất nước ta những năm qua”[36, tr.156 – 158]. Trong dòng cảm
xúc trân trọng khi nhận định về tập “Ánh trăng”, Từ Sơn viết: “Tám mươi bài thơ
chọn in trong hai tập “Cát trắng” và “Ánh trăng” chiếm số lượng lớn vẫn là những
bài thơ viết về người lính, về những điều đã cảm nhận trên các nẻo đường chiến
tranh…Nguyễn Duy đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người và bao giờ anh cũng

Demo Version - Select.Pdf SDK

dành những tình cảm tốt đẹp nhất của mình cho đồng đội và cho những người dân
bình thường” [64, tr.2].
Nhà thơ Tế Hanh khẳng định: “Đọc thơ Nguyễn Duy trước hết ta thấy anh
là một người lính đã chiến đấu ở nhiều mặt trận. Hiện nay anh không phải là quân
nhân nhưng những câu thơ anh viết về bộ đội, về cuộc đời quân nhân vẫn là những
câu thơ thấm thía nhất” [30, tr.3].
Có thể nói, mỗi tác giả có cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau về tập thơ này,
nhưng ở họ có một điểm chung: Nguyễn Duy viết từ những tâm sự và trải nghiệm
của chính bản thân nhà thơ – một người lính đã từng trải qua trận mạc – với tư cách
một công dân có trách nhiệm sâu sắc với cuộc đời. Các nghiên cứu này đã chỉ ra
được nét độc đáo của thơ Nguyễn Duy là ông thường cảm xúc – suy nghĩ về những
điều bình dị, cụ thể của đời thường. Đặc điểm này thể hiện trong thơ ông như một
mạch thống nhất, xuyên suốt trong cả cuộc đời sáng tác:“Thơ Nguyễn Duy đưa ta
về một thế giới quen thuộc…Nguyễn Duy đặc biệt thấm thía cái cao đẹp của những
con người, những cuộc đời cần cù gian khổ, không tuổi không tên...Đọc thơ Nguyễn
10



Duy, thấy anh thường hay cảm xúc, suy nghĩ trước những chuyện lớn, chuyện nhỏ
quanh mình…” [72, tr. 5], “Ngoài mảng thơ về đề tài chiến trận, thơ Nguyễn Duy
chủ yếu dành cho những đề tài muôn thuở: tình yêu, con người và đất nước quê
hương…Trong thơ Duy có hầu hết gương mặt các miền đất với những cảnh sắc,
thần thái riêng” [59, tr. 91], “Nguyễn Duy thường nắm bắt những cái mong manh
nhưng vững chắc trong đời: chút rưng rưng của ánh trăng, một tiếng tắc kè lạc về
giữa phố, một dấu chân cua lấm tấm ruộng bùn, một kỉ niệm chập chờn nguồn cội,
một mùi thơm của huệ trắng trong đền, thoáng hư thực giữa người và tiên phật…Và
rồi hồn thơ Nguyễn Duy neo đậu được ở đó” [69, tr. 69], “Nguyễn Duy gắn bó máu
thịt với đất nước mình bằng tình cảm rất cụ thể của người dân…Thơ Nguyễn Duy
có niềm tự hào chính đáng về nhân dân mình, cùng với nỗi buồn thương chính
đáng” [59, tr. 97].
Phương diện được quan tâm và thống nhất trong quan điểm đánh giá chính là
về thể loại. Chính Nguyễn Duy khẳng định: “Những bài thơ lục bát là phần quý giá
nhất của mình” (trả lời phỏng vấn Báo Đại đoàn kết). Văn Giá trong “Một lục bát
về tre” nhận xét: “Lựa chọn thể thơ 6 – 8, một thể thơ thuần chất Việt Nam, tác giả
xử lý thật nhuần nhuyễn, trôi chảy, trau chuốt, không non ép, gượng gạo, vấp váp

Demo Version - Select.Pdf SDK

một chỗ nào. Trong toàn bộ sáng tác của nhà thơ, phần các bài viết theo thể lục bát
không phải là nhiều nhất nhưng anh vẫn được coi là một trong những nhà thơ hiện
đại viết lục bát thành công nhất. Với tất cả những gì đạt được, anh đã góp phần
đem lại một sắc điệu hiện đại cho thể thơ lục bát của dân tộc” [26, tr. 93]. Nguyễn
Thụy Kha cũng nhận định: “Sẵn cái chất hóm hỉnh, dân dã, sâu sắc hơi chua cay
chút chút, Duy quả là thiện nghệ trong cái trò “6&8” này” [37, tr, 204].
Nhà thơ Trần Đăng Khoa, trong lời giới thiệu in ở đầu tập thơ “Nguyễn Duy
– thơ với tuổi thơ” đã chỉ ra sự cách tân của Nguyễn Duy khi sử dụng thể thơ dân
tộc: “Lục bát của Nguyễn Duy rất hiện đại. Câu thơ vừa phóng túng ngang tàng lại
vừa uyển chuyển, chặt chẽ với một bút pháp khá điêu luyện. Nguyễn Duy là người

có công trong việc làm mới thể thơ truyền thống này”[38].
Những đánh giá trên đã khẳng định: thơ lục bát của Nguyễn Duy thực sự có
vị trí quan trọng trong toàn bộ sáng tác thơ ông nói riêng và thơ lục bát đương thời
nói chung.

11


Ngôn ngữ thơ của Nguyễn Duy còn gây nhiều tranh cãi, chưa có sự thống
nhất trong nghiên cứu. Vương Trí Nhàn thì cho thơ Nguyễn Duy là “bản hợp
xướng của những chữ lạ” [46, tr.283]. Nguyễn Quang Sáng thì khẳng định: “Thơ
Nguyễn Duy đượm tính dân tộc và nhuần nhuyễn ngôn ngữ dân gian” [59, tr.96]. Ở
góc độ khác, Hồ Văn Hải chỉ ra đặc trưng trong sử dụng từ ngữ thơ lục bát Nguyễn
Duy: “Sáng tạo từ láy là điểm nổi bật nhất trong lục bát Nguyễn Duy” [28, tr.6].
Phạm Thu Yến lại khái quát: thơ Nguyễn Duy là sự kết hợp giữa “ngôn ngữ đời
thường” và ngôn ngữ “đậm màu sắc hiện đại” [88, tr.79].
Mở đầu cho những đánh giá, nhận định về giọng điệu thơ Nguyễn Duy chính
là ý kiến khẳng định của GS. Lê Trí Viễn khi bình bài “Tre Việt Nam”: “Giọng
điệu bài thơ là lời kể chuyện như kể chuyện cổ tích”[86, tr. 289]. Lại Nguyên Ân
thì tập trung tìm hiểu sự cách tân giọng điệu trong thơ Nguyễn Duy: “Thật ra thơ
Nguyễn Duy nhìn chung vẫn nằm trong giọng điệu trữ tình…Thơ Nguyễn Duy gần
đây thường có thêm sắc giọng thủng thẳng, hơi ngang ngạnh và ương bướng”,
giọng điệu đó, theo ông, làm cho thơ Nguyễn Duy “tăng thêm cái khỏe khoắn mạnh
mẽ vốn là đặc điểm của con người thời nay” [2, tr. 11]. Ngoài ra, thơ Nguyễn Duy
còn một yếu tố tạo nên nét riêng biệt chính là yếu tố hài hước, trào lộng vốn là một

Demo Version - Select.Pdf SDK

trong những biểu hiện của thi pháp ca dao.


Trong số những công trình phê bình nghiên cứu về thơ Nguyễn Duy, có thể
nói, bài viết “Nguyễn Duy – thi sĩ thảo dân” của Chu Văn Sơn là công trình nghiên
cứu công phu, đầy đủ về bản chất, đặc điểm thơ Nguyễn Duy từ quá trình, quan điểm
sáng tác đến nội dung chủ đề và phương thức biểu hiện. Từ những đánh giá đó, Chu
Văn Sơn đã chỉ ra cái bản chất ‘thảo dân” của Nguyễn Duy [60, tr. 38 – 53].
Từ những tìm hiểu trên, người viết nhận thấy, không ít tác giả nghiên cứu thơ
Nguyễn Duy ở nhiều mặt khác nhau và đã có những nhận định sâu sắc. Các công
trình, bài viết, luận văn về thơ Nguyễn Duy là nguồn tư liệu quý giá cho bạn đọc yêu
mến thơ Nguyễn Duy, cho giáo viên giảng dạy thơ Nguyễn Duy trong nhà trường.
Luận văn này có sự kế thừa những thành tựu nghiên cứu trước đó về đặc
điểm nổi bật, cá tính sáng tạo cũng như các số liệu thống kê, phân loại, kiến giải về
thơ Nguyễn Duy. Các ý kiến trên là những gợi ý quan trọng cho người viết thực
hiện đề tài này.

12


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tư duy nghệ thuật thơ Nguyễn Duy tập
trung trên các bình diện: Cơ sở hình thành và quá trình vận động trong tư duy sáng
tạo của Nguyễn Duy, nội dung và phương thức thể hiện.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nguyễn Duy sáng tác ở nhiều thể loại khác nhau như: thơ, tiểu thuyết, bút
ký, phóng sự, kịch thơ… nhưng luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu thơ trữ tình
của Nguyễn Duy.
Cụ thể ở các tập thơ: Cát trắng (1973), Ánh trăng (1984), Mẹ và em (1987),
Đãi cát tìm vàng (1987), Đường xa (1989), Quà tặng (1989), Về (1989), Sáu và
tám (1994), Vợ ơi (1995), Bụi (1997), Tuyển tập thơ Nguyễn Duy (2010).
4. Phương pháp nghiên cứu

Để triển khai nghiên cứu đề tài, người viết sử dụng các phương pháp và thao
tác chủ yếu sau đây:
4.1 Phân tích – Tổng hợp
Đây là phương pháp cơ bản và phổ biến trong nghiên cứu văn học nói chung.

Demo Version - Select.Pdf SDK

Chúng tôi sẽ vận dụng phương pháp này để tiếp cận từng câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ,
bài thơ có tính chất tiêu biểu, điển hình để minh họa cho các luận điểm của luận văn.
4.2 So sánh – Đối chiếu
Mục đích của việc sử dụng phương pháp so sánh – đối chiếu là để khẳng
định nét độc đáo, đặc sắc của thơ Nguyễn Duy trong mối tương quan với các tác
giả, tác phẩm khác ở cả hai chiều lịch đại và đồng đại. Việc sử dụng phương pháp
này giúp chúng tôi có cơ sở tìm hiểu, lí giải và xác định rõ những giá trị cũng như
đóng góp của Nguyễn Duy trên nhiều bình diện khác nhau.
4.3 Thống kê – Phân loại
Đối với từng thành tố trong chỉnh thể, đối với các yếu tố thuộc phương thức,
phương tiện trữ tình trong thơ Nguyễn Duy, khi cần thiết luận văn thực hiện phân
loại và thống kê các con số cụ thể.
4.4 Cấu trúc – Hệ thống
Tư duy nghệ thuật là một chỉnh thể xuất phát từ quan niệm nhân sinh, cá tính
sáng tạo của Nguyễn Duy, luận văn chú trọng tìm ra những thành tố tạo nên chỉnh
13


thể này và quy luật cấu trúc nên nó. Mọi đối tượng, mọi vấn đề khảo sát được chúng
tôi đặt trong tương quan hệ thống, trong quy luật cấu trúc này.
5. Đóng góp của luận văn
- Xác lập và cảm nhận đầy đủ hơn về thơ Nguyễn Duy trên cả phương diện nội
dung và hình thức biểu hiện.

- Giúp người đọc thấy được những nét riêng độc đáo của thơ Nguyễn Duy, đồng
thời, ghi nhận những đóng góp của Nguyễn Duy về sự phát triển thể thơ lục bát, sự
kết hợp ngôn ngữ độc đáo, góp phần đổi mới diện mạo thơ ca Việt Nam hiện đại.
- Xây dựng bộ tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm nghiên cứu thơ
Nguyễn Duy, những tư liệu và kết quả của luận văn sẽ đóng góp một góc nhìn vào
việc nghiên cứu và giảng dạy thơ Nguyễn Duy trong nhà trường tốt hơn, mở ra một
cách nhìn mới về thơ Nguyễn Duy.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội dung
được người viết triển khai thành 3 chương sau:
Chương 1: Tư duy nghệ thuật thơ Nguyễn Duy – cơ sở hình thành và sự vận động.
Chương 2: Tư duy nghệ thuật thơ Nguyễn Duy nhìn từ phương diện nội dung.

Demo Version - Select.Pdf SDK

Chương 3: Tư duy nghệ thuật thơ Nguyễn Duy nhìn từ phương thức biểu hiện

14



×