Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế cây chè Trung du của nông hộ trên địa bàn xã Văn Hán huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------

HOÀNG THỊ LÀNH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CHÈ TRUNG DU CỦA NÔNG HỘ
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĂN HÁN, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2014 – 2018

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------

HOÀNG THỊ LÀNH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CHÈ TRUNG DU CỦA NÔNG HỘ
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĂN HÁN, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Lớp

: K46 – PTNT – N02

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2014 – 2018


Giảng viên hướng dẫn : ThS. Bùi Thị Minh Hà

Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Với quan điểm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn
nhằm giúp cho sinh viên nắm vững những kiến thức đã học và vận dụng có
hiệu quả vào thực tiễn, mỗi sinh viên trước khi hoàn thành chương trình đào
tạo của nhà trường đều phải trải qua quá trình thực tập tốt nghiệp. Trong quá
trình nghiên cứu và viết luận văn em đã nhận được sự quan tâm hướng dẫn và
giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm dạy bảo của các thầy - cô giáo
khoa Kinh tế & phát triển nông thôn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
xin chân thành cảm ơn đến UBND xã Văn Hán đã giúp đỡ em hoàn thành
khóa luận một cách tốt nhất.
Đặc biệt em vô cùng biết ơn cô giáo Thạc sĩ: Bùi Thị Minh Hà đã trực
tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em trong quá trình thực tập để em hoàn
thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Trong quá trình thực tập mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng nhưng do
thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế và bước đầu làm quen với
công tác nghiên cứu nên bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót.
Em rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và
bạn bè để bản khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên,ngày….tháng …. năm 2018


ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè năm 2016 của một số nước
trên thế giới .................................................................................. 19
Bảng 2.2: Sản lượng chè thế giới qua các năm 2012-2016 ........................... 20
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất của chè Việt Nam từ năm 2012 – 2016......... 23
Bảng 2.4: 10 thị trường chính nhập khẩu chè của Việt Nam năm 2016 ........ 24
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên 2015-2017 ............. 27
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu thời tiết, khí hậu của địa phương năm 2017 ......... 36
Bảng 4.2. Tình hình sử dụng đất của xã Văn Hán năm 2017 ........................ 38
Bảng 4.3: Tình hình nhân khẩu và lao động của xã (2015-2017) .................. 40
Bảng 4.4: Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Văn Hán.......................... 43
Bảng 4.5: Diện tích, năng suất và sản lượng chè của xã qua 3 năm 2015-2017..... 46
Bảng 4.6: Tình hình nhân khẩu của nhóm hộ nghiên cứu ............................. 50
Bảng 4.7: Đặc điểm các loại đất sản xuất của nhóm hộ nghiên cứu ............. 52
Bảng 4.8: Tình hình sử dụng đất sản xuất của nhóm hộ nghiên cứu. ............ 53
Bảng 4.9: Cơ cấu đất trồng chè của nhóm hộ nghiên cứu ............................. 54
Bảng 4.10: Tình hình trang thiết bị sản xuất của nhóm hộ nghiên cứu.......... 56
Bảng 4.11: Chi phí sản xuất chè Trung Du thời kỳ kinh doanh của hộ năm 2017 . 57
Bảng 4.12: Tình hình sản xuất chè trung du của nhóm hộ nghiên cứu .......... 59
Bảng 4.13: So sánh kết quả sản xuất 1 sào chè trung du của hộ điều tra
trong năm 2017............................................................................. 61
Bảng 4.14: hiệu quả sản xuất chè của nhóm hộ điều tra năm 2017 ............... 63
Bảng 4.15: Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất chè trung du ..... 64


iii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 4.1: Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm chè của các nông hộ xã Văn Hán ..... 48
Hình 4.2: Diện tích, năng suất, sản lượng chè bình quân của hộ ................... 60
Hình 4.3: Kết quả sản xuất chè của hộ.......................................................... 62


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Ý nghĩa

Sở NN & PTNT :

Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn

BQ

Bình quân

ĐVT

Đơn vị tính

FAO

Tổ chức nông lương liên hiệp quốc tế


HTX

Số liệu thống kê của Tổ chức nông lương liên hiệp
quốc tế
Hợp tác xã

SL

Sản lượng

UBND

Ủy ban nhân dân

TC

Tổng chi phí

IC

Chi phí trung gian

GO

Tổng giá trị sản xuất

AV

Giá trị gia tăng


MI

Thu nhập hỗn hợp

Pr

Lợi nhuận

GO/TC

Tổng giá trị sản xuất/Tổng chi phí

VA/TC

Giá trị gia tăng/tổng chi phí

FAOSTAT

CNH - HĐH

Crushing – Tearing – Curing: chè đen sản xuất theo
phương pháp mới qua các công đoạn ép – cắt – vò
xoăn
chè Othordox: Chè đen sản xuất theo phương pháp
truyền thống
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

HKG


Hộ khá - giàu

HN

Hộ nghèo

CTC
OTC


v

MỤC LỤC
Trang
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ i
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................. iv
MỤC LỤC .................................................................................................... v
Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 3
1.4. Cấu trúc của khóa luận ............................................................................ 4
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 5
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................... 5
2.1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế................................................................... 5
2.1.2. Giới thiệu về cây chè ............................................................................ 9
2.1.3. Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất chè ............................................. 11

2.1.4. Tóm tắt đặc điểm một số giống chè .................................................... 12
2.1.5. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất chè ........................................ 13
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 19
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới................................... 19
2.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè của Việt Nam.................................... 22
2.2.3. Tình hình sản xuất chè tại tỉnh Thái Nguyên....................................... 25
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 31
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 31
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 31


vi

3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 31
3.3.1. Phương pháp thu thập số liêu .............................................................. 31
3.4. Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong luận văn......................................... 33
3.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế hàng năm ............................... 33
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 35
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................. 35
4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ............................................................... 35
4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ..................................................................... 39
4.2. Tình hình chung về sản xuất chè của nông hộ xã Văn Hán .................... 46
4.2.1. Tình hình sản xuất .............................................................................. 46
4.2.2. Tình hình tiêu thụ chè của xã Văn Hán ............................................... 47
4.3. Phân tích hiệu quả sản xuất chè của nhóm hộ nghiên cứu ...................... 49
4.3.1. Đặc điểm chung của nhóm hộ điều tra ................................................ 49
4.3.2. Chi phí sản xuất cây chè Trung du của hộ điều tra .............................. 57
4.3.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất chè của hộ ............................................. 59
4.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất chè của nhóm hộ
nghiên cứu. ......................................................................................... 64

4.3.5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất chè trung du tại địa bàn
xã Văn Hán......................................................................................... 67
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 73
5.1. Kết luận ................................................................................................. 73
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 75
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chè Trung du được biết là một loại chè truyền thống có vị thơm, ngọt
hậu, được nhiều người ưa chuộng. Gần 100 năm trước, dưới bàn tay của
những người làm chè Thái Nguyên, những búp chè Trung du được chế biến
thành sản phẩm chè Cánh Hạc – thứ chè đã được phong danh hiệu “Đệ nhất
danh trà”. Từ đó đến nay, sản phẩm chè Trung du vẫn mang hương vị riêng
được người tiêu dung ưa chuộng. Đây chính là chứng minh sống động,
khẳng định chè Trung du là một thứ đặc sản quý của vùng chè Thái Nguyên.
Giống chè này có khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu hạn, chịu rét khá tốt.
Đặc biệt chè Trung du có tính thích ứng cao với các vùng chè, có khả năng
sinh trưởng mạnh, thân cây to, tán chè rộng, độ che phủ lớn, vì vậy có thể
chống xói mòn và rửa trôi, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Chè Trung
du không chỉ phù hợp với sản xuất chè vụ đông mang lại giá trị kinh tế cao
cho người dân mà còn có thẻ trở thành địa điểm đẹp cho du khách thăm
quan mở du lịch địa phương, phát triển ngành du lịch dịch vụ, đa dạng hóa
ngành nghề tai địa phương.
Tỉnh Thái Nguyên là vùng sản xuất chè trọng điểm về cung cấp chè

ngon, sạch đứng thứ 2 sau tỉnh Lâm Đồng. Nghề trồng và chế biến chè đã
đem lại hiệu quả lớn về kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh. Chè được xem là cây
xóa đói, giảm nghèo và làm giàu cho nông dân Thái Nguyên. Theo Sở NN &
PTNT tỉnh Thái Nguyên, hiện nay diện tích chè của tỉnh có hơn 21.585 ha,
trong đó diện tích chè cho sản phẩm 19.647 ha chè kinh doanh, năng suất bình
quân đạt 113,9 tạ/ha chè khô, sản lượng chè búp tươi đạt 223,78 nghìn
tấn/năm.


2

Huyện Đồng Hỷ là vùng sản xuất chè nằm trong dự án quy hoạch phát
triển cây chè theo tiêu chuẩn sạch, an toàn để trở thành vùng nguyên liệu phục
vụ cho chế biến theo tỷ lệ 80% chè xanh và 20% chè đen.
Là một xã thuộc huyện Đồng Hỷ, Văn Hán cũng là một trong những
vùng được quy hoạch và phát triển chè. Với diện tổng diện tích trồng chè lên
đến 885 ha trong đó diện tích chè kinh doanh hơn 700 ha, sản lượng chè búp
tươi đạt 10.620 tấn, đóng góp vào nguồn thu nhập của xã là 80 tỷ đồng chiếm
47,76% tổng thu nhập. Diện tích chè đạt tiêu chuẩn chè VietGAP là 20,6%;
Có 8 xóm được UBND tỉnh Thái Nguyên công nhận là “Làng nghề chè truyền
thống”. Có 2 loại chè được trồng chính trên địa bàn đó là chè Trung du và
Chè cành.
Tuy nhiên, diện tích chè Trung du trên địa bàn xã đều được trồng bằng
hạt từ nhiều năm trước và hiện đang ở cuối kỳ khai thác. Trong quá trình chăm
sóc và canh tác, người dân chỉ tập chung khai thác chưa trú trọng tập trung
thâm canh. Hơn nữa, do nhiều diện tích không được chăm sóc, thu hái đúng kỹ
thuật nên năng suất nương chè ngày một giảm. Cùng với đó, đất trồng chè lâu
năm không được cải tạo theo đúng quy trình hợp lý, không được bón phân hoặc
bón quá ít phân hữu cơ khiến đất trở thành quá chua. Luống chè do bà con đi
lại hái chè nhiều năm, không được cày xới, đất bị dí chặt, khó chăm sóc. Tình

trạng thiếu hệ thống cây cải tạo đất, cây che bóng cũng làm cho các nương chè
nhanh chóng bị thoái hóa khiến nhiều người muốn phá bỏ, chuyển sang trồng
loại chè cành. Vì vậy cần phải có sự đánh giá đúng về thực trạng để thấy rõ
được các tồn tại trong việc sản xuất chè Trung du, từ đó đề ra các giải pháp cải
tạo chè, để giống chè này phát triển bền vững. Việc em tiến hành thực hiện
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế cây chè Trung du của nông hộ
trên địa bàn xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn


3

tốt nghiệp của mình với mong muốn sẽ là cơ sở để góp phần đánh giá đúng
thực trạng, hiệu quả kinh tế của giống chè Trung du được trồng trên địa bàn xã
Văn Hán va thấy rõ được các tồn tại để từ đó đề ra các giải pháp cải tạo, phát
triển giống chè nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của cây
chè Trung du và đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè trên địa bàn
xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất chè
Trung du.
- Phân tích, đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất chè Trung du của các hộ
gia đình.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả kinh tế của cây chè
Trung du.
- Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất chè Trung du đối với các hộ gia đình trên địa bàn xã Văn Hán.
1.3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu đề tài giúp sinh viên củng cố lại những kiến thức cơ bản
và những kiến thức đào tạo chuyên môn trong quá trình học tập trong nhà
trường, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với những
kiến thức ngoài thực tế.
- Nghiên cứu đề tài là cơ sở cho sinh viên vận dụng sáng tạo những
kiến thức đã học vào thực tiễn và là tiền đề quan trọng để sinh viên thấy được
những kiến thức cơ bản cần bổ sung để phù hợp với thực tế công việc sau này.


4

- Nghiên cứu đề tài nhằm phát huy cao tính tự giác, chủ động học tập,
nghiên cứu của sinh viên. Nâng cao tinh thần tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và khả
năng vận dụng kiến thức vào tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và định
hướng những ý tưởng trong điều kiện thực tế.
- Đây là khoảng thời gian để mỗi sinh viên có cơ hội được thực tế vân
dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
1.3.2. Ý nghĩa của thực tiễn của đề tài
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của loại chè này giúp cho người nông dân
biết được hiệu quả của các loại chè và những khó khăn thuận lợi cũng như cơ
hội và thách thức của họ khi sản xuất các loại chè này.
- Góp phần phát triển cây chè tại địa phương một cách bền vững và
hiệu quả nhờ việc nghiên cứu so sánh, đánh giá hiệu quả kinh tế cũng như vấn
đề xoay quanh việc phát triển cây chè.Tận dụng quỹ đất hiện có và chưa khai
thác hoặc thay thế một số cây trồng kém hiệu quả tại địa phương.
- Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở cho các cấp chính quyền địa phương,
các nhà đầu tư đưa ra những quyết định mới, hướng đi mới để phát triển
giống chè phù hợp với địa phương phát triển lâu dài và bền vững.
1.4. Cấu trúc của khóa luận

- Phần 1: Mở đầu.
- Phần 2: Tổng quan tài liệu.
- Phần 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu.
- Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
- Phần 5: Kết luận và kiến nghị.


5

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế
2.1.1.1. Khái niệm, bản chất của hiệu quả kinh tế
* Khái niệm
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt
động kinh tế. Quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ cho
lợi ích của con người, có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh
tế. Nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất
xã hội xuất phát từ những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng[1].
Xuất phát từ góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế đưa ra
nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả theo quan điểm của Mác, đó là việc “tiết kiệm và phân phối
một cách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hoá giữa các ngành”
và đó cũng chính là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động hay tăng
hiệu quả”. "Mác cũng cho rằng “nâng cao năng suất lao động vượt quá nhu
cầu cá nhân của người lao động là cơ sở hết thảy mọi xã hội"
Vận dụng quan điểm của Mác, các nhà kinh tế học Xô Viết cho rằng
“hiệu quả là sự tăng trưởng kinh tế thông qua nhịp điệu tăng tổng sản phẩm
xã hội hoặc thu nhập quốc dân với tốc độ cao nhằm đáp ứng yêu cầu của quy

luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội”.
Khi bàn về khái niệm hiệu quả, cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản
về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả
kinh tế.
Hiệu quả kỹ thuật: là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí
đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem


6

xét tình hình sử dụng nguồn nhân lực cụ thể, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn
lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm[1].
Hiệu quả phân bổ các nguồn lực: là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố
sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên
một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực[1].
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu
quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện
vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong
nông nghiệp[1].
Một số quan điểm khác lại cho rằng, hiệu quả được hiểu là mối quan
hệ tương quan so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết
quả đó. Kết quả sản xuất ở đây được hiểu là giá trị sản phẩm đầu ra, còn
lượng chi phí bỏ ra là giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối quan hệ so sánh
này được xem xét về cả hai mặt (so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối). Như
vậy, một hoạt động sản xuất nào đó đạt được hiệu quả cao chính là đã đạt
được mối quan hệ tương quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để
đạt được kết quả đó.
Có quan điểm lại xem xét, hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa mức độ
biến động của kết quả sản xuất và mức độ biến động của chi phí bỏ ra để đạt
được kết quả đó. Việc so sánh này có thể tính cho số tuyệt đối và số tương

đối. Quan điểm này có ưu việt trong đánh giá hiệu quả của đầu tư theo chiều
sâu, hoặc hiệu quả của việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, tức là hiệu quả
kinh tế của phần đầu tư thêm.
Như vậy: Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là một phạm trù
kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh
trình độ khai thác các nguồn lực và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó trong
quá trình sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh[1].


7

* Bản chất của hiệu quả kinh tế
Khi nghiên cứu về bản chất kinh tế các nhà kinh tế học đã đưa ra những
quan điểm khác nhau nhưng đều thống nhất chung bản chất của nó. Người sản
xuất muốn có lợi nhuận thì phải bỏ ra những chi phí nhất định, những chi phí
đó là: nhân lực, vật lực, vốn…. Chúng ta tiến hành so sánh kết quả đạt được
sau một quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra thì có hiệu quả kinh
tế. Sự chênh lệch này càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại. Bản
chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm
lao động xã hội.
Nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội là hai
mặt của một vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, hai mặt này có mối quan hệ mật thiết
với nhau, gắn liền với quy luật tương ứng của nền kinh tế xã hội, là quy luật
tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nâng
cao hiệu quả kinh tế là đạt được hiệu quả tối đa về chi phí nhất định hoặc
ngược lại, đạt được kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được
hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí để tạo ra nguồn lực, đồng thời phải
bao gồm cả chi phí cơ hội[1].
2.1.1.2. Ý nghĩa của việc xác định hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp
- Biết được mức hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực trong sản xuất

nông nghiệp, các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế để có biện
pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
- Làm căn cứ để xác định phương hướng đạt tăng trưởng cao trong sản
xuất nông nghiệp. Nếu hiệu quả kinh tế còn thấp thì có thể tăng sản lượng
nông nghiệp bằng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, ngược lại đạt
được hiệu quả kinh tế cao thì để tăng sản lượng cần đổi mới công nghệ.
2.1.1.3. Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Hiện nay có 3 quan điểm về hiệu quả kinh tế như sau:


8

• Quan điểm 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả
đạt được và chi phí bỏ ra.
H = Q/C
Trong đó:
H: Hiệu quả kinh tế
Q: khối lượng sản phẩm thu được
C: Chi phí bỏ ra
Quan điểm này phản ánh rõ rệt trình độ sử dụng nguồn lực, xem xét
được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả. Trên cơ sở
đó người ta xem xét đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các đơn vị với nhau, giữa
các ngành sản phẩm, các địa phương khác nhau trong một thời điểm xác định.
• Quan điểm 2: Cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số
giữa kết quả tăng thêm với chi phí tăng thêm.
H = ∆ Q/ ∆ C
Trong đó:
∆ Q: Khối lượng tăng thêm
∆ C: Chi phí tăng thêm


Phương pháp này giúp chúng ta xác định được hiệu quả của một đồng
chi phí đầu tư thêm mang lại là bao nhiêu. Trên cơ sở đó, xác định được hiệu
quả trong quá trình sản xuất, xác định được khối lượng tối đa hóa lợi nhuận.
• Quan điểm 3 : xem xét hiệu quả kinh tế trong phần trăm biến động
giữa chi phí và kết quả sản xuất.
Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa phần trăm tăng thêm của
kết quả thu được và phần trăm tăng thêm của chi phí bỏ ra. Có nghĩa là nếu
tăng thêm 1% chi phí thì kết quả sẽ tăng lên bao nhiêu %.
H=

%∆Q
%∆C


9

% ∆ Q: Phần trăm tăng thêm của kết quả thu được
% ∆ C: Phần trăn tăng thêm của chi phí bỏ ra.
2.1.2. Giới thiệu về cây chè
2.1.2.1. Nguồn gốc
Nhiều công trình khảo sát trước đây cho rằng nguồn gốc của cây chè là
vùng cao nguyên Vân Nam Trung Quốc, nơi có khí hậu ẩm ướt và ấm. Theo
cacstaif liệu của Trung Quốc thì cách đây khoảng 4000 năm, người Trung
Quốc đã biết dung chè làm dược liệu và sau đó mới dung để uống. Cũng theo
các nguồn tài liệu này thì vùng biện giới Tây Bắc nước ta nằm trong vùng
nguyên sản của giống chè tự nhiên trên thế giới.
Năm 1823 R.Bruce phát hiện được những cây chè dại, lá to ở vùng
Atxam (Ấn Độ), từ đó các học giả người Anh cho rằng nguyên sản của cây
chè là ở Ấn Độ chứ không phải là ở Trung Quốc. Trong tất cả các tài liệu gần
đây hầu như không thấy có sự nhất quán nêu lên về nơi xuất xứ của cấy chè.

Những công trình nghiên cứu của Djêmukhatze (1961 – 1976) về phức
catechin của lá chè từ các nguồn gốc khác nhau, so sánh về thành phần các
chất catechin giữa các loại chè được trồng trọt và chè mọc hoang dại đã nêu
len luận điểm về sự tiến hóa sinh hóa cửa cây chè và trên cơ sở đó xác minh
nguồn gốc cây chè. Đjêmukhatze kết luận rằng: những cây chè mọc hoang dại
từ cổ xưa, tổng hợp chủ yếu là (-) - epicatechin và (-) – epicatechin galat, ở
chúng phát triển chậm khả năng tổng hợp (-) epigal catechin và các galat của
nó để tạo thành (+) galocatechin. Nghiên cứu các cây chè dại ở Việt Nam cho
thấy chúng cũng tổng hợp chủ yếu là (-) – epicatechin và (-) – epicatechin
galat (70% tổng số các loại catechin). Khi di thực những cây chè dại này lên
phía Bắc, với các điều kiện khắc nghiệt hơn về khí hậu, chúng sẽ thích ứng
dần với các điều kiện sinh thái khắc nghiệt hơn vè khí hậu, chúng sẽ thích ứng
dần với các điều kiện sinh thái bằng cách có thành phần catechin phức tạp


10

hơn, cùng với sự tạo thành (-) epigalocatechin và các galat của nó. Điều này
có nghĩa là sự trao đổi chất ở đây hướng về phía tang cường quá trình
hiđroxin hóa và galin hóa. Từ những biến đổi sinh hóa này của lá các cây chè
mọc hoang dại và cây chè dược tồng trọt chăm sóc, cho phép đi tới một kết
luận mới “Nguồn gốc cây chè chính là ở Việt Nam”.
Hiện nay chè được phân bố khá rộng trong những điều kiện tự nhiên rất
khác nhau từ 30 vĩ độ nam (Natan – Nam Phi) đến 45 vĩ độ bắc (Gruzia –
Liên Xô) là những nơi có điều kiện tự nhiên rất khác xa vùng nguyên sản.
Chè được trồng ở Nhật Bản năm 805 – 814, Indonesia 1684, Liên Xô,
Xrilanca 1873 – 1840, Ấn Độ 1834 – 1840 và Tasmania (châu Đại Dương)
năm 1940.
Những thành tự gần đây của các nhà nông học Liên Xô cũng như một
số nước khác tạo ra nhiều giống chè mới có khả năng thích ứng trong những

điều kiện khí hậu khác nhau mở ra nhiều triển vọng cho sự nghiệp trồng chè
trên thế giới.
2.1.1.3. Phân loại
Có nhiều bảng phân loại chè nhưng bảng phân loại được nhiều người công
nhận nhất là bảng của Conhen Stuart (1919) đã chia làm 4 thứ chè chính:
+ Chè Trung Quốc lá nhỏ: phân bố chủ yếu ở miền Đông, Đông Nam
Trung Quốc, Nhật Bản. Ở Việt Nam loại chè này có thể tìm thấy ở Lạng Sơn,
Phú Hộ (Phú Thọ).
+ Chè Trung Quốc lá to: nguyên sản loại chè này ở Vân Nam, Tứ
Xuyên (Trung Quốc). Ở Việt Nam, chè này được phân bố nhiều ở vùng trung
du: Phú Thọ,Thái Nguyên, Bắc Giang... do được trồng nhiều ở trung du nên
chè này còn có tên gọi là chè Trung Du.
+ Chè Shan: Nguyên sản của loại chè này là ở Vân Nam - Trung Quốc,
Mianma. Ở nước ta, chè Shan được trồng nhiều ở vùng Tây Bắc, vùng Tây


11

Nguyên (Lâm Đồng) với các giống khác nhau như Shan Mộc Châu, Shan
Tham... đều cho năng suất khá, từ 7 - 8 tấn/ha.
+ Chè Ấn Độ: Được trồng nhiều ở Ấn Độ, Mianma. Ở nước ta, loại chè
này được trồng nhiều ở Nam Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên
với giống chè chủ yếu là PH1.
2.1.3. Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất chè
Chè là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao. Chè đóng vai trò
quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa của con người. Cây chè
được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Với nhiều giống chè khác nhau, chè
mang đến cho thế giới những sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu của hầu hết
người tiêu dùng trên thế giới. Ngoài tác dụng là nước giải khát chè còn được
coi như một loại thần dược phòng và chữa bệnh cho con người, là lớp thực vật

bảo vệ đất và môi trường.
Sản phẩm chè của nước ta không chỉ đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng nội địa mà còn được xuất khẩu nhiều nơi trên thế giới. Góp phần mở
rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản trong nước, đồng thời thu về
nguồn ngoại tệ không nhỏ cho đất nước.
Đối với người nông dân sản xuất chè, ngoài việc tạo công ăn việc làm
ổn định và đem lại thu nhập cho gia đình góp phần dùy trì và nâng cao chất
lượng cuộc sống cho họ. Hầu hết người nông dân làm chè họ ít bị thấp nghiệp
và có thu nhập cao và ổn định hơn hầu hết cây trồng khác trong vùng.
Ngoài giá trị về kinh tế, cây chè đa góp phần bảo vệ môi trường, phủ xanh
đất trống, đồi núi trọc. Vì là cây công nghiệp dài ngày và phát triển tương đối ổn
định (chè trung du chu kì sống khoảng 30 – 40 năm, chè giống mới 15 – 20 năm)
đã góp phần bảo vệ một nền nông nghiệp bền vững cho 1 6 đất nước còn đang
phát triển như nước ta (Lê Tất Khương, Đỗ Ngọc Quý, 2000)[2].


12

Như vậy, việc phát triển sản xuất chè không những góp phần đem lại
hiệu quả kinh tế cho xã hội mà góp phần nâng cao thu nhập cho người nông
dân, cải thiện đời sống ở nông thôn, làm giảm khoảng cách giàu nghèo giữa
thành thị và nông thôn. Không những vậy việc sản xuất chè còn góp phần
thúc đẩy nhanh hơn quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, giảm bớt
khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền khác nhau
trong cả nước.
2.1.4. Tóm tắt đặc điểm một số giống chè
+ Giống chè Trung du (hay còn gọi là chè ta) đây thực chất là giống
chè Trung Quốc, được du nhập vào nước ta từ rất lâu đời, ở vùng Trung Du
Bắc Bộ. Giống có khả năng thích ứng với vùng đất khô cằn, khả năng chịu
sâu bệnh tốt và thích hợp ở mức trung bình cho cả sản xuất chè đen và chè

xanh. Hiện nay, giống này chiếm khoảng 60% tổng diện tích chè của cả nước.
+ Giống chè Lai: Có các loại giống lai phổ biến như LDP1, LDP2 ...
Chè lai có đặc điểm chung là năng suất cao hơn vì búp to hơn, dậy mùi thơm
hơn nhưng vị thường nhạt hơn.
+ Giống chè TRI777: Thuộc biến chủng chè Shan, cây sinh trưởng khá,
búp to có lông tuyết, mật độ búp thấp, góc độ phân cành hẹp, tán tương đối
rộng. Đây là giống thích hợp chế biến chè xanh và chè đen chất lượng cao. Dễ
giâm cành, cây sinh trưởng khoẻ, khi trồng có tỷ lệ sống cao. Khả năng chống
chịu đối với sâu bệnh hại kém: bị bọ xít muỗi và rệp phảy phá hại nặng.
+ Giống mới: Các giống chè mới thường được nhập từ nước ngoài như:
Kim Tuyên, Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, Thúy Ngọc...Các giống này thường có
mùi thơm đặc trưng, hoàn toàn khác mùi hương chè thông thường.
+ Giống Kim Tuyên (Kim Huyên, A17 hoặc dòng 27) có nguồn gốc là
giống vô tính của Đài Loan, được chọn lọc từ tổ hợp lai hữu tính giữa mẹ là
giống Ôlong lá to của địa phương và bố là giống Raiburi của Ấn Độ vào năm


13

1975. Nhập nội vào Việt Nam từ 1994. Trồng ở các tỉnh Lâm Đồng, Yên Bái,
Phú Thọ, Lạng Sơn.
+ Giống chè Phúc Vân Tiên: Có nguồn gốc là giống vô tính của Trung
Quốc, chọn lọc từ tổ hợp lai hữu tính giữa mẹ là giống chè Phúc Đỉnh Đại 7
Bạch Trà và bố là giống chè Vân Nam lá to từ 1957-1971 bởi Viện Nghiên
cứu chè tỉnh Phúc Kiến nhập nội vào Việt Nam năm 2000[10].
Còn nhiều giống chè khác, nhưng trên đây là giống chè phổ biến được
trồng tại Việt Nam. Cách phân biệt của nông dân thì người ta thường gọi
giống chè trung du (chè ta) là giống chè truyền thống vì nó được đưa vào Việt
Nam khá lâu đời (trồng bằng hạt). Giống chè lai (LDP1, LDP2 )
+ Giống chè mới (Giống chè TRI777, Kim Tuyên, Bát Tiên, Phúc Vân

Tiên, Thúy Ngọc...) người ta gọi chung là chè cành mới xuất hiện vài chục
năm trở lại đây và có đặc điểm phân biệt là khi trồng người ta dùng cành ươm
sau đó mang đi trồng.
Nhìn chung các giống chè có những đặc điểm và quy trình chăm sóc
tương đối giống nhau. Tuy nhiên, mỗi loại giống chè có những đặc điểm riêng
nhất định. Sau đây chúng ta xét nhưng đặc điểm chung của cây chè.
2.1.5. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất chè
Cây chè có đặc điểm từ sản xuất đến chế biến đòi hỏi phải có kỹ thuật
khá cao từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch đến chế biến và bảo quản. Vì thế
để phát triển ngành chè hàng hóa đạt chất lượng cao cần phải quan tâm, chú
trọng từ những khâu đầu tiên, áp dụng những chính sách đầu tư hợp lý, loại
bỏ dần những phong tục tập quán trồng chè lạc hậu… Để tạo ra được những
sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao, thu hút khách hàng và các nhà đầu
tư sản xuất trong và ngoài nước. Cây chè là cây trồng mũi nhọn của địa
phương vì thế cần phải thực hiện theo hướng chuyên môn hóa để nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm chè góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống
người dân trồng chè.


14

- Những nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất chè
a. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
Chè là cây chịu ảnh hưởng lớn của các điều kiện sinh thái, nguyên sản
của cây chè là ở vùng khí hậu nhiệt đới. Tuy nhiên trong điều kiện khoa học
kỹ thuật phát triển như hiện nay, bằng con đường lai tạo, chọn lọc, cây chè đã
được trồng ở cả những nơi khác xa so với nguyên sản của chúng. Theo GS.
Đỗ Ngọc Quý thì hiện nay cây chè được trồng ở khắp nơi từ 42 độ vĩ bắc
pochi (Liên Xô cũ ) đến 27 độ vĩ Nam Coriente (Ahentina). Nghiên cứu điều
kiện sinh thái của cây chè là đề cập đến các điều kiện sống thích hợp nhất về

các mặt như khí hậu, đất đai... của cây chè. Nắm vững những yêu cầu sinh
thái của cây chè thì sẽ giúp cho nó sinh trưởng và phát triển tốt. Sau đây ta xét
một số điều kiện sinh thái chủ yếu:
+ Đất đai và địa hình
So với một số cây công nghiệp dài ngày khác thì chè là cây không yêu
cầu khắt khe lắm về đất. Tuy nhiên để cây chè sinh trưởng tốt, nương chè có
nhiệm kỳ kinh tế lâu dài, có khả năng cho năng suất cao và ổn định thì chè
phải được trồng ở những nơi đất tốt[6].
+ Điều kiện khí hậu
Các điều kiện khí hậu có ảnh hưởng lớn nhất đến sự sinh trưởng và
phát triển của cây chè là nhiệt độ, ẩm độ. Theo số liệu các nước sản xuất chè
trên thế giới thì cây chè phát triển tốt ở nhiệt độ từ 15 – 25oC, lượng mưa bình
quân là từ 1.500 – 2.000mm, độ ẩm không khí là 80 - 85%, độ ẩm đất là từ 70
- 80%.
Ánh sáng cũng là nhân tố ảnh hưởng tới quá trình sản xuất chè, yêu cầu
của cây chè với ánh sáng có sự khác nhau giữa các tuổi chè, giống chè. Chè
con cần ít ánh sáng hơn chè lớn, các giống chè lá to yêu cầu ánh sáng ít hơn
các giống chè lá nhỏ.


15

Như vậy, điều kiện sinh thái có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của cây
chè, tới năng suất và chất lượng chè. Do đó, cần nắm bắt được các nhân tố
đó để có những giải pháp cho cây chè phát triển tốt, cho năng suất và chất
lượng cao.
b. Nhóm nhân tố về kỹ thuật
+ Ảnh hưởng của giống chè: Chè là loại cây trồng có chu kỳ sản xuất
dài, giống chè tốt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sản xuất. Do vậy,
việc nghiên cứu chọn, tạo và sử dụng giống tốt phù hợp cho từng vùng sản

xuất được các nhà khoa học và người sản xuất quan tâm từ rất sớm.
+ Tưới nước cho chè: Chè là cây ưa nước, trong búp chè có hàm lượng
nước lớn, song chè rất sợ úng và không chịu úng. Chè gặp khô hạn sẽ bị cằn
cỗi, hạn chế việc hút các chất dinh dưỡng từ đất, khô hạn lâu ngày sẽ làm
giảm sản lượng thậm chí còn chết. Do đó, việc tưới nước cho chè là biện pháp
giữ ẩm cho đất để cây sinh trưởng phát triển bình thường, cho năng suất và
chất lượng cao.
+ Mật độ trồng chè: Để có năng suất cao cần đảm bảo mật độ trồng
chè cho thích hợp, mật độ trồng chè phụ thuộc vào giống chè, độ dốc ,điều
kiện cơ giới hóa. Nhìn chung tùy điều kiện mà ta bố trí mật độ chè khác nhau,
nếu mật độ quá thưa hoặc quá dầy thì sẽ làm cho năng suất sản lượng thấp,
lâu khép tán, không tận dụng được đất đai, không chống được xói mòn và cỏ
dại, vì vậy cần phải bố trí mật độ chè cho hợp lý.
+ Đốn chè: Kỹ thuật đốn chè ở Việt Nam đã được đề cập từ lâu, đầu
tiền từ những kinh nghiệm của thực tiến sản xuất. Trước năm 1945 nhân dân
vùng Thanh Ba -Phú Thọ đã có kinh nghiệm đốn chè kinh doanh: "Năm đốn năm lưu".Những công trình nghiên cứu về đốn chè ở Trại Thí nghiệm chè Phú
Hộ - Phú Thọ từ năm 1946 - 1967 đã đi đến kết luận hàng năm đốn chè tốt
nhất vào thời gian cây chè ngừng sinh trưởng và đã đề ra các mức đốn hợp lý
cho từng loại hình đốn:


16

− Đốn Phớt: Đốn hàng năm, đốn cao hơn vết đốn cũ 3 - 5cm, khi cây
chè cao hơn 70cm thì hàng năm đốn cao hơn vết đốn cũ 1 - 2cm.
− Đốn lửng: Đốn cách mặt đất 60 - 65cm.
− Đốn dàn: Đốn cách mặt đất 40 - 50cm.
− Đốn trẻ lại: Đốn cách mặt đất 10 - 15cm.
+ Bón phân: Bón phân cho chè là một biện pháp kỹ thuật quan trọng
nhằm tăng sự sinh trưởng của cây chè, tăng năng suất và chất lượng chè.

Chính vì vậy, để đảm bảo cho cây chè sinh trưởng tốt và cho năng suất
cao, chất lượng tốt, đảm bảo được mục đích canh tác lâu dài, bảo vệ môi
trường và duy trì thu nhập thì bón phân cho chè là một biện pháp không thể
thiếu được. Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài
nước đều cho thấy hiệu quả của bón phân cho chè chiếm từ 50 - 60%. Hiệu
quả của các biện pháp nông học đối với năng suất chè, kết quả nghiên cứu
trong 10 năm cho (1988-1997) ở Phú Hộ cho thấy:
Đạm và Lân có ảnh hưởng lớn hơn đối với cây chè nhỏ tuổi, lớn hơn
vai trò của tổ hợp Đạm và Kali. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh
trưởng và năng suất chè ở các giai đoạn khác nhau, tác giả Chu Xuân Ái,
Đinh Thị Ngọ, Lê Văn Đức 1998 cho thấy: phân lân có vai trò với sinh trưởng
cả về đường kính thân, chiều cao cây, độ rộng tán của cây con. Bón phân cân
đối giữa N, P, K cho năng suất cao hơn hẳn so với chỉ bón đạm và kali hoặc
chỉ bón mỗi đạm. Thời kỳ đầu của giai đoạn kinh doanh sự sinh trưởng tán
chè tiếp tục đòi hỏi đủ phân P, K nên cơ sở bón đủ đạm. Như vậy, cây chè cần
được cung cấp N, P, K với lượng cân đối hợp lý và thường xuyên. Tuy
nhiên, mỗi giai đoạn cây cần với liều lượng khác nhau với nguyên tắc: từ
không đến có, từ ít đến nhiều, bón đúng lúc đúng cách, đúng đối tượng và
kịp thời.Nếu bón phân hợp lý sẽ giúp cho cây chè sinh trưởng và phát triển
tốt, tăng khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết bất thuận, sâu bệnh
dẫn đến tăng năng suất[6].


17

+ Hái chè: Thời điểm, thời gian và phương thức hái có ảnh hưởng đến
chất lượng chè nguyên liệu, hái chè gồm một tôm hai lá là nguyên liệu tốt cho
chế biến chè, vì trong đó chứa hàm lượng Polyphenol và Caphein cao, nếu hái
quá già thì không những chất lượng chè giảm mà còn ảnh hưởng đến sinh
trưởng phát triển của cây chè.

+ Vận chuyển và bảo quản nguyên liệu: Nguyên liệu chè sau khi thu
hái có thể đưa thẳng vào chế biến, có thể để một thời gian nhưng không quá
lâu chất lượng chè sẽ giảm và có thể bị ôi. Do vậy khi thu hái không để dập
nát búp chè và để trong túi quá lâu.
+ Công nghệ chế biến: Tùy thuộc vào mục đích của phương án sản
phẩm mà ta có các quy trình công nghệ chế biến phù hợp với từng nguyên
liệu đầu vào, nhìn chung quá trình chế biến gồm hai giai đoạn sơ chế và tinh
chế thành phẩm.
Chế biến chè đen gồm các công đoạn: Hái búp chè - Làm héo - Vò Lên men - Sấy khô - Vò nhẹ - Phơi khô. Chè đen thường được sơ chế bằng
máy móc hiện đại với năng suất chất lượng cao, trong các khâu này đòi hỏi
quy trình kỹ thuật phải nghiêm ngặt tạo hình cho sản phẩm và kích thích các
phản ứng hóa học trong búp chè[4].
c. Nhóm nhân tố về kinh tế xã hội
+ Thị trường
Thị trường là một trong những yếu tố quan trọng và có tính chất quyết
định đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh chè. Mục đích cuối cùng của các
nhà sản xuất kinh doanh là tạo ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị
trường, thu đươc nguồn lợi nhuận cao. Chỉ khi nào có nhu cầu của thị trường
thì những người sản xuất mới tạo ra các sản phẩm của mình. Thị trường đóng
vai trò là khâu trung gian giữa người sản xuất và tiêu dùng. Do đó, để sản
phẩm sản xuất ra có chỗ đứng trên thị trường thì các nhà sản xuất cần phải tìm


×