Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2015 HUYỆN ỨNG HÒA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.71 KB, 47 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - tự do - hạnh phúc

----------***----------

B¸o c¸o thuyÕt minh tæng hîp
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2015
HUYỆN ỨNG HÒA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ứng Hòa, tháng 12 năm 2014


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - tự do - hạnh phúc

-----------***----------

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2015
HUYỆN ỨNG HÒA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

....Ngày...tháng....năm 2014
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

....Ngày...tháng....năm 2014
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ỨNG HÒA

Ứng Hòa, tháng 12 năm 2014


MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
I. SỰ CẦN THIẾT VIỆC LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2015.........1
II. NHỮNG CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2015..............2
1. Căn cứ pháp lý...............................................................................................2
2. Cơ sở thông tin, tư liệu, bản đồ.....................................................................3
III. MỤC TIÊU......................................................................................................3
IV. BỐ CỤC CỦA BÁO CÁO..............................................................................4
V. SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN...............................................................................4
CÁC VĂN BẢN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT DỰ
ÁN.................................................................................................................4
PHẦN 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI. .5
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG........................5
1.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................................5
1.2. Các nguồn tài nguyên.................................................................................5
1.3. Thực trạng môi trường...............................................................................7
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI......................................7
2.1. Tình hình phát triển kinh tế........................................................................7
2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập.....................................................9
2.3. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn.......................10
2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng..........................................................10
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ
MÔI TRƯỜNG...................................................................................................13
PHẦN II KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM
TRƯỚC......................................................................................................15
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM
TRƯỚC...............................................................................................................15
1.1. Đất nông nghiệp.......................................................................................15
1.2. Đất phi nông nghiệp.................................................................................16



II. ĐÁNH GIÁ NHỮNG TỒN TẠI TRONG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT NĂM TRƯỚC...............................................................................19
2.1. Những mặt được.......................................................................................19
2.2. Những mặt tồn tại, hạn chế......................................................................19
III. ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN CỦA TỒN TẠI TRONG THỰC HIỆN KẾ
HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM TRƯỚC..........................................................20
PHẦN III LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2015 HUYỆN ỨNG HÒA
.....................................................................................................................21
3.1. Chỉ tiêu sử dụng đất cấp thành phố phân bổ................................................21
3.2. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT CHO CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC.................22
3.2.1. Chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất..................................22
3.2.2. Nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình cá nhân năm 2015. .22
3.3. TỔNG HỢP VÀ CÂN ĐỐI CÁC CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT...................25
3.3.1. Đất nông nghiệp....................................................................................25
3.2.2. Đất phi nông nghiệp..............................................................................26
3.4. Diện tích các loại đất cần chuyển mục đích.................................................28
3.5. Diện tích đất cần thu hồi...............................................................................32
3.6. Đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong kỳ kế hoạch.................................33
3.7. Danh mục các công trình, dự án trong năm kế hoạch..................................33
3.8. Dự kiến các khoản thu, chi liên quan đến đất đai trong năm kế hoạch sử
dụng đất...............................................................................................................33
3.8.1. Cơ sở tính toán các nguồn thu chi từ đất...............................................33
3.8.2. Dự toán thu, chi.....................................................................................34
PHẦN IV GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT NĂM 2015 HUYỆN ỨNG HÒA.....................................................36
4.1. XÁC ĐỊNH CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ, CẢI TẠO ĐẤT VÀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG...................................................................................................36
4.2. GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH...................................................37
4.2.1. Chính sách về đất đai............................................................................37



4.2.2. Những chính sách nhằm bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp......37
4.2.3. Những chính sách nhằm tiết kiệm sử dụng đất.....................................37
4.2.4. Chính sách về ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ và duy trì cải
thiện môi trường trong việc khai thác sử dụng đất đai....................................38
4.2.5. Chính sách tạo nguồn vốn từ đất để đầu tư trở lại.................................38
4.3. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT........38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................40
I. KẾT LUẬN......................................................................................................40
II. KIẾN NGHỊ....................................................................................................40


DANH MỤC BẢNG
Trang

BẢNG 1. DÂN SỐ VÀ BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ.................................................9
BẢNG 2. KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP NĂM 2014 ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT......................................16
BẢNG 3. KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG
NGHIỆP NĂM 2014 ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT......................................18
BẢNG 4. CÁC KHOẢN THU CHỦ YẾU LIÊN QUAN ĐẾN ĐẤT ĐAI
TRONG NĂM 2015 HUYỆN ỨNG HÒA...............................................35
BẢNG 5. CÁC KHOẢN CHI TRONG KỲ KẾ HOẠCH..............................35


ĐẶT VẤN ĐỀ
I. SỰ CẦN THIẾT VIỆC LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2015
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định “Nhà
nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử
dụng đúng mục đích và có hiệu quả”. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được

thể hiện trong chương IV với 16 Điều của Luật Đất đai năm 2013. Những quy
định nêu trên trong Luật Đất đai năm 2013 đã khẳng định được vai trò, vị trí của
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực sử dụng hợp lý, hiệu
quả, tránh được sự chồng chéo; khắc phục được những khó khăn, bất cập trong
việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Đây chính là căn cứ
để văn bản dưới Luật quy định chi tiết trách nhiệm của UBND các cấp trong
việc rà soát quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất
bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, nhằm
đảm bảo tính khả thi của kế hoạch sử dụng đất, Luật đất đai 2013 quy định “kế
hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm”. Ngoài ra, các văn bản khác
cũng quy định chi tiết kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện: Nghị định
số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật đất đai năm 2013; Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT
ngày 2 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc
lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
Huyện Ứng Hòa gồm 28 xã và 01 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên
18.375,25 ha, dân số 190.679 người. Trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội thời
gian qua cũng như dự kiến phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nhu cầu sử dụng
đất phi nông nghiệp đặc biệt là quỹ đất dành cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật,
khu, cụm công nghiệp, đô thị... sẽ tăng mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Trong
năm 2014, hầu hết các công trình trên địa bàn huyện đã thực hiện theo đúng quy
hoạch được phê duyệt. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạng mục sử dụng đất chưa được
thực hiện nhưng vẫn phù hợp với thực tế của địa phương. Ngoài ra, yêu cầu sử
dụng đất để đáp ứng phát triển các ngành, lĩnh vực năm 2015 trên địa bàn huyện
cũng rất lớn. Chính vì thế, việc lập kế hoạch sử dụng đất năm 2015 là một trong
những vấn đề cấp thiết nhằm đáp ứng kịp thời về yêu cầu quản lý, sử dụng đất một
cách hợp lý, khoa học, tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo sự bền vững về môi trường
1



sinh thái cũng như đảm bảo thực hiện đúng chính sách Pháp luật của Nhà nước về
đất đai.
Nhận rõ tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch sử dụng đất đối với
việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội một cách đồng bộ, thống nhất, hài
hòa giữa các lĩnh vực, được sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, Sở Tài
nguyên và Môi trường, UBND huyện Ứng Hòa tiến hành lập kế hoạch sử dụng
đất năm 2015. Đây sẽ là căn cứ mang tính pháp lý và khoa học làm cơ sở sử
dụng đất, phân bổ hợp lý quỹ đất, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả cao và bền vững
đất đai, thiết lập các hành lang pháp lý cho việc thu hồi đất, giao đất, chuyển mục
đích sử dụng, chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất... phù hợp với yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội.
II. NHỮNG CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2015
1. Căn cứ pháp lý
Căn cứ Luật đất đai năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai năm 2013;
Căn cứ Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 2 tháng 6 năm 2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất;
Căn cứ Thông tư 28/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 Quy định về thống kê,
kiểm kê và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
Căn cứ Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT ngày 15 tháng 03 năm 2010 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật lập và
điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
Căn cứ văn bản số 6391/UBND-TNMT ngày 27/8/2014 của UBND thành
phố Hà Nội về việc lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 cấp huyện, danh mục
dự án, công trình thu hồi đất, danh mục dự án chuyển mục đích sử dụng đất
trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng trên địa bàn thành phố năm 2015;

Căn cứ Văn bản số 4426/STNMT-KHTH ngày 14/8/2014 về việc lập Kế
hoạch sử dụng đất năm 2015 cấp huyện; danh mục các công trình, dự án thu hồi đất
năm 2015; danh mục, công trình dự án chuyển mục đích đất trồng lúa, rừng phòng
hộ, rừng đặc dụng 2015;
Căn cứ Văn bản số 5545/STNMT-KHTH ngày 3/10/2014 về việc hoàn
thành, điều chỉnh, bổ xung Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 cấp huyện; danh mục
2


các công trình, dự án thu hồi đất năm 2015; danh mục, công trình dự án chuyển
mục đích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng các quận, huyện, thị xã
thành phố Hà Nội.
2. Cơ sở thông tin, tư liệu, bản đồ
- Các chương trình, dự án và các nghiên cứu có liên quan trên địa bàn huyện;
- Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH Thành phố Hà Nội đến năm 2030,
tầm nhìn 2050 (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1081 QĐ - TTg
ngày 06/07/2011);
- Quy hoạch chung của thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 (được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg, ngày 26/7/2011);
- Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5
năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội;
- Các quy hoạch ngành có liên quan;
- Kết quả thống kê đất đai năm 2014, bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2014 của huyện Ứng Hòa và các xã, thị trấn trong huyện;
- Niên giám thống kê huyện Ứng Hòa năm 2013;
- Các tài liệu số liệu có liên quan tới lập quy hoạch sử dụng đất.
III. MỤC TIÊU
- Xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2015 để thực hiện mục tiêu chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của các ngành và các vùng lãnh thổ,
là công cụ quản lý không thể thiếu trong việc tổ chức sử dụng đất đai của các

ngành và địa phương.
- Đánh giá toàn diện hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai của năm
trước. Rà soát kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước; xác định các
chỉ tiêu chưa thực hiện được đối với phần diện tích được phân bổ sử dụng cho
các mục đích khác nhau; kết quả phần diện tích phải chuyển đổi mục đích sử
dụng theo kế hoạch sử dụng đất năm trước; các chỉ tiêu không có khả năng thực
hiện; các chỉ tiêu cần phải điều chỉnh, bổ sung trong kế hoạch sử dụng đất năm
2015.
- Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 xây dựng phương án sử dụng đất hiệu
quả, bền vững làm cơ sở pháp lý cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất hợp
lý, tiết kiệm, hiệu quả phục vụ tốt nhất mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh, quốc
phòng của địa phương.

3


IV. BỐ CỤC CỦA BÁO CÁO
Báo cáo: “Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 huyện Ứng Hòa, thành phố Hà
Nội” gồm 4 phần chính sau:
- Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
- Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước
- Lập kế hoạch sử dụng đất
- Giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất
V. SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN
Báo cáo thuyết minh Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 huyện Ứng Hòa,
thành phố Hà Nội, kèm theo hệ thống bảng biểu số liệu.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 huyện Ứng Hòa, thành phố Hà
Nội, tỷ lệ 1:25.000
Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2015 huyện Ứng Hòa, thành phố Hà
Nội, tỷ lệ 1:25.000

Các văn bản có liên quan đến thẩm định và phê duyệt dự án.

4


PHẦN 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Ứng Hòa là huyện đồng bằng nằm phía Nam thành phố Hà Nội.
Tổng diện tích tự nhiên của năm 2013 là 18.375,25 ha, huyện có đường ranh
giới giáp với các địa phương sau:
- Phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ ;
- Phía Đông giáp huyện Phú Xuyên;
- Phía Nam giáp huyện Kim Bảng (tỉnh Hà Nam);
- Phía Tây giáp huyện Mỹ Đức.
Toàn huyện có 28 xã và 01 thị trấn, Ứng Hoà có vị trí thuận lợi là nằm
trên đường quốc lộ 21B, cách quận Hà Đông 30 km về phía Bắc và cách khu du
lịch Chùa Hương 20 km về phía Nam. Huyện có đường 428, đường 78 đi qua và
các đường liên huyện, liên xã tạo cơ hội để giao lưu với thị trường bên ngoài
tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Địa hình đồng bằng, tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ +1,5
mét, cao nhất khoảng +4,0 mét, thấp nhất khoảng +0,6 mét, nghiêng dần từ Bắc
xuống Nam, từ Tây sang Đông. Địa hình phù hợp trồng rau màu, cây công
nghiệp ngắn ngày, nuôi trồng thủy sản và trồng các cây vụ đông.
Nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng, huyện Ứng Hoà mang đặc trưng
của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa đồng
thời là mùa hạ nóng ẩm; mùa đông lạnh, hơi khô và chịu ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc.
Trên địa bàn huyện Ứng Hòa có 2 con sông chảy qua là sông Đáy và sông

Nhuệ. Tuy nhiên, nguồn nước từ sông Nhuệ đang bị ô nhiễm nặng, bắt đầu có
tác động xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân ven sông.
1.2. Các nguồn tài nguyên
1.2.1. Tài nguyên đất
Diện tích tự nhiên toàn huyện đến hết năm 2011 là 18.375,25 ha
Theo số liệu điều tra xây dựng bản đồ đất huyện Ứng Hoà do trung tâm Tài
nguyên và Môi trường thuộc Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp năm 2001,
5


huyện Ứng Hoà có 4 loại đất chính: Đất phù sa được bồi (Pb), đất phù sa không được
bồi, không có tầng glây và loang lổ (P), đất phù sa glây (Pg), đất phù sa úng nước (P).
Nhìn chung, thổ nhưỡng Ứng Hòa thích hợp cho các loại cây hàng năm như
lúa, rau màu và có thể tiến hành thâm canh tăng vụ phục vụ phát triển nông nghiệp.
1.2.2. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt quan trọng nhất trên địa bàn huyện được cung cấp bởi hệ
thống sông ngòi, ao, hồ và lượng mưa hàng năm. Nguồn nước chủ yếu được lấy
từ các sông chính như sông Đáy. Ngoài ra còn có sông Đào Vân Đình chảy từ
huyện xuống. Ngoài nguồn nước mặt của các sông, Ứng Hòa còn có các ao, hồ,
đầm với trữ lượng nước khá lớn phục vụ cho phát triển nuôi trồng thủy sản và
nhu cầu cung cấp nước tại chỗ.
1.2.3. Tài nguyên khoáng sản
Ứng Hoà là một huyện nghèo về tài nguyên khoáng sản. Trên địa bàn
huyện có những loại khoáng sản sau:
- Than bùn: theo thăm dò sơ bộ của một số ngành chức năng thì tài
nguyên than bùn trong huyện tập trung ở 8 xã thuộc khu Cháy (Trung Tú, Đồng
Tân, Hoà Lâm, Trầm Lộng, Minh Đức, Kim Đường, Đông Lỗ, Đại Hùng ) với
trữ lượng chưa xác định cụ thể. Đây là nguồn nguyên liệu làm phân hữu cơ vi
sinh rất tốt cho ngành trồng trọt.
- Cát: Do sông Đáy chảy qua huyện với chiều dài 36,5 km dọc theo các xã

ven sông từ Viên An đến Đội Bình nên cát chủ yếu được tập trung khai thác ở
các xã Viên An, Hoà Nam, Hoà Phú nhằm phục vụ xây dựng cơ bản.
1.2.4. Tài nguyên văn hóa - nhân văn
Ứng Hoà mang đặc trưng vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng gắn liền
với nền văn minh lúa nước, tập quán sản xuất nông nghiệp có từ lâu đời do vậy
trong huyện có tới 131 điểm di tích lịch sử văn hoá công nhận. Một số di tích
đáng chú ý là: đình Hoàng Xá – di tích lịch sử thời Lê, bảo tàng chiếc gậy
Trường Sơn, bảo tàng khu Cháy – quê hương vùng an toàn khu xứ uỷ Bắc Kỳ…
Ngoài ra, còn có một số làng nghề truyền thống: làng dệt vải màn xã Hoà Xá,
làng mây tre đan ở xã Trường Thịnh, Quảng Phú Cầu, Sơn Công. Các làng nghề
này không chỉ duy trì nét truyền thống trong văn hoá mà còn tạo thêm công việc
cho người lao động nhất là trong những lúc nông nhàn, đồng thời tăng thêm thu
nhập, cải thiện đời sống.
6


1.3. Thực trạng môi trường
UBND huyện thường xuyên chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường, thực
hiện tốt việc tuyên truyền, hưởng ứng các hoạt động về bảo vệ môi trường (tuần
lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, ngày môi trường thế giới) nên nhìn
chung môi trường trên địa bàn huyện chưa bị ảnh hưởng nhiều.
Tuy nhiên, do phát triển sản xuất, môi trường ở một số nơi trên địa bàn
huyện cần được chú ý. Các chất thải trong sinh hoạt và sản xuất (đặc biệt là tại
các cụm công nghiệp và làng nghề, khu vực xây dựng cơ sở hạ tầng như các khu
chợ, dịch vụ), việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa
học, sử dụng với liều lượng không hợp lý… là những nguy cơ ảnh hưởng đến
môi trường. Để phát triển bền vững và đảm bảo sức khoẻ cho người dân, trong
thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1. Tình hình phát triển kinh tế

Tổng giá trị sản xuất toàn huyện đạt 7.405 tỷ đồng, đạt 100,34% kế hoạch
so với năm 2012 tăng 5,7% (theo giá so sánh 2010), trong đó:
- Nông nghiệp đạt 2.850,0 tỷ đồng;
- Công nghiệp xây dựng 2.850,0 tỷ đồng;
- Thương mại, dịch vụ 1.723 tỷ đồng.
Cơ cấu kinh tế (theo giá hiện hành):
- Nông nghiệp 42,7%;
- Công nghiệp – xây dựng 36,4%;
- Thương mại, dịch vụ 20,9%.
2.1.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Trong những năm qua, nông nghiệp vẫn được xác định là thế mạnh của huyện
Ứng Hòa. Huyện đã triển khai nhiều chương trình, đề án phát triển kinh tế nông
nghiệp nông thôn, tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh gieo trồng
cây màu, tích cực chỉ đạo đổi mới cơ cấu giống lúa, trà lúa, xây dựng vùng lúa chất
lượng. Người dân trên địa bàn huyện đã thực hiện có hiệu quả việc đổi mới cơ cấu
giống, mùa vụ, tăng cường đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.

7


a) Trồng trọt
Tổng diện tích gieo trồng năm 2013 là 24.695 ha, tăng 513 ha so với năm
2012. Tổng sản lượng quy thóc đạt 131.994 tấn.
Sản xuất vụ xuân: Tổng diện tích sản xuất vụ xuân là 11.246 ha, trong đó
diện tích sản xuất lúa xuân là 10.640, giảm 212 ha so với năm 2012 lúa chất
lượng cao là 3.963 ha. Năng xuất lúa bình quân đạt 64,99 tạ/ha, sản lượng
69.145,0 tấn.
Sản xuất vụ mùa: Tổng diện tích sản xuất vụ mùa là: 10.915 ha. Diện tích
sản xuất lúa là 10.421 ha, giảm 413 ha so với năm 2012. Diện tích cây màu 494
ha, giảm 53,0 ha so với năm 2012. Diện tích lúa chất lượng cao 4.358 ha, năng

suất lúa bình quân đạt 56,35tạ/ha, sản lượng đạt 58.722 tấn.
Tổng diện tích cây vụ đông đạt 2.534 ha, đạt 61% kế hoạch, trong đó diện
tích đậu tương đạt 1.474 ha, ngô 345 ha, khoai lang 95 ha, lạc 27,0 ha, rau các
loại 549,0 ha, các cây khác 44,0 ha.
b) Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản
Năm 2013, huyện có tổng đàn trâu là 588 con, tăng 36,4% so với năm
2012, đàn bò 3.756 con, giảm 7,9% so với năm 2012, đàn lợn 119.591 con, tăng
30,8% so với năm 2012, đàn gia cẩm là 1.348.900 con tăng 18,5%. Trọng lượng
thịt trâu, bò hơi xuất chuồng đạt 311 tấn. Trọng lượng thịt lợn hơi xuất chuồng
đạt 25.976 tấn. Trọng lượng thịt hơi gia cầm xuất chuồng đạt 5.105 tấn. Sản
lượng trứng gia cầm đạt 136 triệu quả.
Trên địa bàn huyện đã hình thành vùng nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi
tập trung ở các xã Phương Tú, Hòa Lâm, Trầm Lộng, Đồng Tân, Trung Tú, Tảo
Dương Văn, Vạn Thái..., trên địa bàn huyện có 117 trang trại, gồm 60 trang trại
chăn nuôi, 43 trang trại nuôi trồng thủy sản, 14 trang trại tổng hợp. Diện tích
nuôi trồng thủy sản đạt 2.350,0 ha, sản lượng ước đạt 15.050 tấn.
2.1.2. Khu vực kinh tế Công nghiệp
Giá trị sản xuất nông nghiệp xây dựng năm 2013 đạt 2.832 tỷ đồng, tăng
4,81% so với năm 2012.
Về xây dựng cơ bản: vốn xây dựng cơ bản năm 2013 đạt 1.805 tỷ so với
năm 2012 tăng 6,1%. Tổng số 201 dự án đang triển khai, thực hiện trên địa bàn
huyện. Trong đó đã xây dựng xong 17 dự án, đang thi công xây dựng 86 dự án,
95 dự án đã và đang lựa chọn nhà thầu và đã lập xong 3 dự án.

8


Một số ngành có mức tăng trưởng khá như: ngành sản xuất các sản phẩm
từ giấy, sản xuất kim loại đúc sẵn, sản xuất trang phục. Trong năm đã tổ chức 8
lớp học nghề, nhân cấy nghề.

2.1.3. Khu vực kinh tế Dịch vụ
Giá trị sản xuất thương mại – dịch vụ đạt 1.723 tỷ đồng, tăng 9,5% so với
năm 2012. Đầu tư xây dựng 3 chợ (chợ Mỹ Cầu, chợ Chòong, chọ Đông Lỗ) với
tổng kinh phí 13,5 tỉ đồng, cải tạo 2 chợ (chợ Thá, chợ Mới) với kinh phí đầu tư
5 tỷ đồng. Thường xuyên kiểm tra việc sản xuất, buôn bán, lưu thông hàng hóa,
hàng giả, hàng kém chất lượng. Triển khai kế hoạch đảm bảo an toàn lao động,
phòng chống cháy nổ tới các xã, thị trấn, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Theo số liệu thống kê năm 2013, huyện có 190.679 người, trong đó dân số
thành thị là 13.442 người chiếm khoảng 7,05%, dân số nông thôn là 177.237
người chiếm 92,95%. Dân số phân bố tương đối đồng đều tại các xã, mật độ dân
số bình quân là 1.042người/km2. Trong thời gian qua, do làm tốt công tác kế
hoạch hóa gia đình nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên được đảm bảo ở mức 1,4%, chất
lượng dân số và tuổi thọ trung bình ngày càng cao.
Bảng 1. Dân số và biến động dân số
2005
195.941

2010
182.865

2013
190.679

Dân số trung bình hàng năm (người)
Phân theo giới tính
Nam
93.516
87.917
91.979

Nữ
102.425
94.948
98.700
Phân theo khu vực
Thành thị
13.568
12.897
13.442
Nông thôn
182.373
169.968
177.237
Tỷ lệ tăng tự nhiên (%)
0,79
0,8
1,4
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2013 huyện Ứng Hòa

Số lao động trên địa bàn huyện chiếm khoảng 57% dân số, trong đó lao
động nông nghiệp chiếm 53%, còn 47% là lao động phi nông nghiệp (chủ yếu là
giáo viên, cán bộ quản lý hành chính và buôn bán nhỏ lẻ).
Những năm gần đây, nhờ có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên số hộ có
thu nhập cao ngày càng nhiều. Đời sống người dân được cải thiện cả về vật chất
và tinh thần.

9


2.3. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

2.3.1. Thực trạng phát triển đô thị
Huyện có 1 thị trấn với tổng diện tích 538,83 ha, chiếm 2,93% tổng diện
tích toàn huyện, mật độ dân số bình quân 2.513 người/km 2 cao hơn rất nhiều so
với các khu vực khác trên địa bàn huyện. Thị trấn Vân Đình là trung tâm chính
trị - kinh tế - văn hóa - xã hội và cũng là địa bàn xây dựng trụ sở các cơ quan
của huyện. Hiện nay, hệ thống cơ sở hạ tầng, các khu chức năng đô thị đã dần
hoàn thiện. Bộ mặt đô thị có bước chuyển biến rõ rệt. Khối lượng xây dựng nhà
ở, công trình công cộng, cơ sở hạ tầng… cũng tăng lên khá nhanh. Ở khu vực
này, dịch vụ thương mại phát triển mạnh đã góp phần quan trọng trong việc tăng
giá trị sản xuất của huyện.
Trong giai đoạn tới, để hoàn chỉnh hệ thống đô thị của huyện, xứng đáng
với vai trò là trung tâm, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, cần thiết phải
hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình phúc lợi công cộng.
2.3.2. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn
Dân cư nông thôn có xu hướng tập trung ở trung tâm xã hoặc nơi có cơ sở
hạ tầng thuận lợi. Bình quân đất ở nông thôn/người là 70m2/người. Ở một số khu
vực, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường nên đã hình thành các tụ điểm có
ưu thế hơn về phát triển kinh tế (đặc biệt là thương mại, dịch vụ) và là cơ sở
hình thành các thị tứ. Vì vậy, nhu cầu mở rộng quy mô các điểm dân cư tập
trung như trên cũng cần được tính đến trong tương lai.
Nhìn chung, cơ sở hạ tầng của hầu hết địa bàn dân cư nông thôn đều ở
mức chưa hoàn chỉnh. Hệ thống giao thông, thủy lợi và các công trình công
cộng như trường học, y tế, chợ, sân thể thao… còn thiếu. Vì vậy, trong giai đoạn
tới, cần bố trí quỹ đất hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao trong sản xuất và sinh hoạt.
2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
2.4.1. Giao thông
Ứng Hòa có hệ thống giao thông phân bố khá hợp lý, ngày càng hoàn
thiện hơn nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất và đời sống
của người dân. Cụ thể:


10


- Đường quốc lộ: Quốc lộ 21B là tuyến trục đường giao thống chính của
huyện cùng với hệ thống cầu, cống với đoạn tuyến chiều qua huyện dài 22 km đã
được mở rộng, nâng cấp rải thảm nhựa theo tiêu chuẩn đường cấp V đồng bằng.
- Đường tỉnh lộ: trên địa bàn huyện có 9 tuyến tỉnh lộ đi qua với tổng
chiều dài khoảng 63,2 km (trong đó 39,7 km được thảm nhựa, 10 km bê tông xi
măng và 13,5 km đường cấp phối).
- Đường huyện: có 30,3 km đường huyện lộ (trong đó 16,1 km được thảm
bê tông, 2,5 km là bê tông xi măng và 11,7 km là đường cấp phối).
Có thể thấy, những năm gần đây, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện
ngày càng hoàn thiện, đặc biệt khi chương trình thực hiện mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới được thực hiện. Tuy nhiên, trong năm tới vẫn cần đầu tư,
nâng cấp một số tuyến để đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
2.4.2. Thủy lợi
Trong những năm qua, huyện đã đầu tư xây dựng nâng cấp và kiên cố hóa
hệ thống công trình thủy lợi: cải tạo nâng cấp các trạm bơm tưới, tiêu (Liên
Phương, Ngọ Xá II, Hồng Quang, Vạn Thái, Hòa Xá), kiên cố hóa kênh dẫn
chính và hệ thống kênh mương nội đồng tương đối hoàn chỉnh (6 kênh tưới tiêu
kết hợp và 6 kênh tiêu chính), về cơ bản đáp ứng cho yêu cầu thâm canh 2 vụ
lúa + vụ đông, đảm bảo diện tích tưới tiêu chủ động lên 94% diện tích đất canh
tác, tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, mùa vụ có hiệu quả, góp
phần tăng vụ, tăng năng suất, sản lượng cây trồng.
Trên địa bàn huyện có 16 hệ thống trạm bơm lớn gồm 115 trạm bơm (54
trạm bơm tưới, 33 trạm bơm tiêu, 28 trạm bơm tưới tiêu kết hợp), 348 máy với
tổng công suất 253 m3/giờ (mỗi trạm 800 – 1.000 m3/giờ). Toàn bộ chiều dài hệ
thống kênh là 73,70 km kênh cấp II, 100,80 km kênh cấp III, trong đó có khoảng
80% được kiên cố hóa.

Nhìn chung, hệ thống các trạm bơm và kênh mương hiện nay (hệ thống
thủy lợi Vân Đình, Cống Thần, Ngoại Độ, Ba Thá ..., và trạm bơm Quảng
Nguyên, Liên Phương, Ngọ Xá, Hồng Quang) có khả năng phục vụ tưới tiêu cho
phần lớn diện tích đất nông nghiệp của huyện (khoảng 10.700 ha). Tuy vậy,
nhiều trạm bơm và hệ thống kênh mương được xây dựng từ lâu, bị bồi lấp, các
thông số kỹ thuật không còn phù hợp, máy móc thiết bị đã xuống cấp, nên năng
lực tưới, tiêu úng cho sản xuất còn bị hạn chế, hệ thống kênh mương nội đồng ở
nhiều xã còn chậm được kiên cố hóa và đang bị xuống cấp, hạn chế tác dụng của
công trình. Hệ thống tưới cho vùng bãi còn nhiều khó khăn.
11


2.4.3. Giáo dục
Sự nghiệp giáo dục – đào tạo luôn được sự quan tâm của các cấp ủy
Đảng, chính quyền và nhân dân. Toàn huyện đã có 23 trường được công nhận
đạt chuẩn quốc gia (trong đó có 1 trường mẫu giáo, 13 trường tiểu học và 9
trường trung học cơ sở).
Trên địa bàn huyện có 01 Trung tâm dạy nghề, 01 Trung tâm hướng nghiệp
và 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên có tổ chức đào tạo nghề cho thanh niên.
Giáo dục dạy nghề mới hình thành quy mô còn nhỏ, chưa đồng bộ về cơ sở vật chất,
đội ngũ giáo viên và ngành nghề đào tạo. Việc liên kết đào tạo còn hạn chế.
Kết quả học tập, chất lượng, hiệu quả giáo dục phổ thông có những
chuyển biến tiến bộ (tỷ lệ học sinh bỏ học thấp 0,01%). Hiệu suất đào tạo (số
học sinh tốt nghiệp cuối cấp so với số học sinh vào học đầu cấp) tăng: cấp tiểu
học đạt 98%, trung học cơ sở: 98,14% và trung học phổ thông; 87,0%).
2.4.4. Y tế
Mạng lưới y tế huyện Ứng Hòa phát triển rộng khắp đến các địa bàn dân
cư, gồm có: Bệnh viện huyện Vân Đình (quy mô 247 giường) được nâng cấp
thành bệnh viện đa khoa khu vực; 3 phòng khám đa khoa khu vực (quy mô 20
giường); 29 trạm y tế xã, thị trấn với tổng số 145 giường bệnh.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được tăng cường, chất lượng hoạt động
y tế được cải thiện. Có 29/29 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia, 100% trạm được
cấp nước sạch. Năm 2013, toàn huyện có 29/29 trạm có bác sỹ và 100% thôn có
y tá.
2.4.5. Văn hóa, thể dục thể thao
Các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao ngày càng phong phú. Đến nay,
số làng được công nhận Làng văn hóa là 98/138 làng; Các lĩnh vực hoạt động
quần chúng, thông tin cổ động, biểu diễn, văn nghệ quần chúng tiếp tục được
duy trì và phát triển. Tuy nhiên, hiện nay, một số nhà văn hóa và sân thể thao ở
các thôn cần mở rộng hoặc quy hoạch mới để đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
2.4.6. Bưu chính viễn thông
Với nhịp độ phát triển nhanh của huyện, của thành phố và của cả nước,
bưu chính viễn thông của huyện mấy năm gần đây đã đạt tốc độ phát triển cao cả
về hạ tầng cơ sở lẫn doanh thu dịch vụ, đảm bảo thông tin liên lạc được thông
suốt, góp phần hữu hiệu trong công cuộc phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh
12


quốc phòng cũng như đáp ứng kịp thời nhu cầu giao lưu, trao đổi thông tin của
nhân dân.
2.4.6. Quốc phòng, an ninh
Trong những năm qua bên cạnh đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề
quốc phòng - an ninh đã được các xã trong huyện chú trọng trên phương châm
kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế. Xây dựng thế trận quốc
phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, nâng cao chất lượng tổng hợp
và sức chiến đấu của các lực lượng vũ trang. Công tác bảo vệ an ninh chính trị
nội bộ, an ninh văn hoá tư tưởng, kinh tế đối ngoại được chú trọng. Phong trào
quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc được duy trì, đảm bảo an ninh vùng biển, hải
đảo... Mối quan hệ giữa các cấp chính quyền và các đơn vị quân đội, an ninh
ngày càng chặt chẽ, tạo mọi điều kiện để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược…

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
VÀ MÔI TRƯỜNG
* Những mặt được:
- Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng - nơi có bước phát triển đáng kể,
giữ được mức tăng trưởng kinh tế (GDP) cao, có ý nghĩa tạo động lực cho phát
triển của cả nước điều này có ý nghĩa rất lớn tạo động lực cho sự phát triển của
Ứng Hòa.
- Cơ cấu kinh tế của vùng đã có bước chuyển dịch quan trọng, nhất là khu
vực công nghiệp và dịch vụ.
- Mạng lưới kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đã được tăng cường
đáng kể về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu phát triển của huyện.
- An ninh chính trị, kinh tế, tư tưởng văn hóa, an ninh thông tin và trật tự
an toàn xã hội được giữ vững.
* Những tồn tại:
- Các ngành kinh tế của Ứng Hòa phát triển chưa tương xứng với tiềm năng
và lợi thế của vùng; các mục tiêu quy hoạch đề ra hầu hết chưa thực hiện được.
- Trong thời gian qua mới chú trọng thực hiện công nghiệp hóa, nội dung
hiện đại hóa chưa đáng kể.
- Cơ cấu kinh tế có bước phát triển song bộc lộ nhiều yếu kém, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế không đạt được mức đề ra.
- Sự phát triển trong từng thời kỳ, trên từng xã còn mang tính tự phát,
công tác quy hoạch còn yếu, không bám sát quy hoạch đề ra.
13


- Nhìn chung, trình độ công nghệ của Ứng Hòa vẫn còn thấp và còn thấp
rất nhiều so với các huyện trong vùng.
- Việc hình thành các loại thị trường còn chậm và chưa đồng bộ, tư duy về
kinh tế thị trường thua kém các tỉnh phía Nam, vẫn còn nhiều yếu tố tự cung tự
cấp, mặt trái của cơ chế thị trường vẫn chi phối không nhỏ.

Nhìn chung, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đã tác động rất lớn
đến việc sử dụng đất đai trong vùng, đặc biệt là việc phát triển đô thị, các khu,
cụm công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đòi hỏi phải
chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông
nghiệp, kéo theo giải quyết công ăn, việc làm cho nông dân không còn đất sản
xuất nông nghiệp, trong khi vẫn phải giải quyết công ăn việc làm cho lao động
thất nghiệp và lao động tăng thêm do tăng dân số tự nhiên.

14


PHẦN II
KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM TRƯỚC
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
NĂM TRƯỚC
1.1. Đất nông nghiệp
Theo phương án kế hoạch sử dụng đất năm 2014 đã được Ủy ban nhân
dân thành phố Hà Nội phê duyệt, diện tích đất nông nghiệp còn 12.686,60 ha.
Kết quả thực hiện đến ngày 31/12/2014 là 12.727,02 ha, còn 40,42 ha chưa thực
hiện, đạt 99,68%. Cụ thể:
- Năm 2014, diện tích đất trồng lúa là 11.170,78 ha; diện tích được duyệt đến
năm 2014 là 10.908,91 ha, đạt 97,66%. Như vậy, đến nay, diện tích đất lúa chuyển
sang các mục đích phi nông nghiệp chưa thực hiện hết, còn 261,87 ha do một số
công trình không thực hiện được như đất chợ, đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đất
phát triển hạ tầng… Đặc biệt các công trình có diện tích lớn như cụm công nghiệp
Bắc Vân Đình,...
- Diện tích đất trồng cây hàng năm khác được phê duyệt là 341,13 ha; đến
năm 2014 thực hiện được 330,91 ha, vượt chỉ tiêu là 10,22 ha, đạt 103,09%.
- Diện tích đất trồng cây lâu năm được duyệt đến năm 2014 là 106,50 ha,
năm 2014 thực hiện là 121,95 ha, còn 15,45 ha chưa thực hiện, đạt 87,33%.

- Diện tích đất nuôi trồng thủy sản được duyệt đến năm 2014 là 1.210,63
ha; năm 2014 đạt 1.025,47 ha, đạt 118,06%, vượt chỉ tiêu được duyệt là 18,06%
- Diện tích đất nông nghiệp khác được phê duyệt là 119,43 ha, đến năm 2014
thực hiện là 77,91 ha, vượt chỉ tiêu là 41,52 ha, đạt 118,06%.
Như vậy, việc chuyển mục đích sử dụng trong nhóm đất nông nghiệp trong
giai đoạn vừa qua chưa đạt chỉ tiêu quy hoạch đã đề ra, trong đó một số loại đất
như đất lúa, đất trồng cây lâu năm chưa đạt chỉ tiêu, ngược lại một số loại đất như
đất trồng cây hàng năm còn lại, đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm
còn lại vượt chỉ tiêu đề ra.

15


Bảng 2. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp năm 2014 đã
được phê duyệt

TT

1

Kết quả thực hiện

DT kế
hoạch
được
duyệt năm
2014 (ha)

Ước thực
hiện đến

31/12/2014
(ha)

Đất nông nghiệp

12.686,60

12.727,02

Tăng (+)
giảm (-)
(ha)
40,42

Đất trồng lúa

10.908,91

11.170,78

261,87

97,66

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước

10.814,13

9.829,91


-984,22

110,01

Chỉ tiêu sử dụng đất

So sánh
Tỷ lệ
( %)
99,68

2

Đất trồng cây hàng năm khác

341,13

330,91

-10,22

103,09

3

Đất trồng cây lâu năm

106,50

121,95


15,45

87,33

4

Đất nuôi trồng thủy sản

1.210,63

1.025,47

-185,16

118,06

5

Đất nông nghiệp khác

119,43

77,91

-41,52

153,29

1.2. Đất phi nông nghiệp

Diện tích đất phi nông nghiệp của huyện được duyệt năm 2014 là 5.657,68
ha. Kết quả thực hiện 31/12/2014 là 5.611,86 ha, diện tích chưa thực hiện được
theo phương án kế hoạch được duyệt là 160,09 ha, đạt 99,19%. Cụ thể:
- Đất quốc phòng: diện tích được duyệt đến năm 2014 là 16,88 ha. Kết
quả thực hiện đến 31/12/2014 là 6,41 ha, đạt 37,97%, diện tích chưa thực hiện
là 10,47 ha.
- Đất an ninh: diện tích đất an ninh được duyệt đến năm 2014 là 7,35
ha. Kết quả thực hiện đến 31/12/2014 là 8,77 ha, đạt 119,32%, vượt chỉ tiêu là
1,42 ha.
- Đất cụm công nghiệp nghiệp: diện tích được duyệt đến năm 2014 là
39,73 ha. Kết quả thực hiện đến 31/12/2014 là 30,23 ha, đạt 76,09%, diện tích
chưa thực hiện là 9,5 ha, do Cụm công nghiệp Bắc Vân Đình chưa được thực
hiện theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và thương mại dịch vụ: diện
tích được duyệt đến năm 2014 là 61,47 ha. Kết quả thực hiện đến 31/12/2014
là 50,35 ha, đạt 81,91%, diện tích chưa thực hiện là 11,12 ha, do một số vị trí
quy hoạch chưa thực hiện như quy hoạch cây xăng, siêu thị,...
- Đất phát triển hạ tầng: diện tích được duyệt đến năm 2014 là 3.124,56
ha. Kết quả thực hiện đến 31/12/2014 là 3.028,32 ha, đạt 96,92%. Diện tích
chưa thực hiện là 96,24 ha, do một số công trình chưa thực hiện như: trục đường
kinh tế Bắc Nam, các tuyến đường liên xã, đường thôn xóm...
16


- Đất có di tích lịch sử - văn hóa: diện tích được duyệt đến năm 2014 là
29,99 ha. Kết quả đạt được đến 31/12/2014 là 28,28 ha, đạt 94,3%, diện tích
chưa thực hiện là 1,71 ha, do công trình Đài kỷ niệm biểu tượng Chiếc gậy
trường sơn kết hợp công viên cây xanh chưa thực hiện.
- Đất bãi thải, xử lý chất thải: diện tích được duyệt đến năm 2014 là
16,07 ha. Kết quả thực hiện đến 31/12/2014 là 12,22 ha, đạt 76,04%, diện tích

chưa thực hiện là 3,85 ha, do một số bãi rác tại các xã như Đồng Tân, Đồng
Tiến, Hòa Lâm, Hòa Nam, Hòa Phú, Hoa Sơn, Minh Đức, Vạn Thái, Viên An,
Trường Thịnh...
- Đất ở nông thôn: diện tích được duyệt là 1.348,09 ha, kết quả thực
hiện đến 31/12/2014 là 1.312,62 ha, đạt 97,37%, diện tích chưa thực hiện là
35,47 ha.
- Đất ở đô thị: diện tích được duyệt là 68,83 ha, kết quả được duyệt đến
31/12/2014 là 69,34 ha, đạt 100,74 ha, vượt chỉ tiêu là 0,51 ha.
- Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp: diện tích được duyệt là 22,35
ha, kết quả thực hiện đến 31/12/2014 là 20,04 ha, đạt 89,66%, diện tích chưa
thực hiện là 2,31 ha, do một số công trình chưa thực hiện được như mở rộng
trụ sở xã Đội Bình, trụ sở xã Hòa Phú, mở rộng xã Hoa Sơn...
- Đất tôn giáo: diện tích được duyệt là 29,29 ha, kết quả thực hiện đến
31/12/2014 là 28,29 ha, đạt 96,59%, diện tích chưa thực hiện là 1,0 ha.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: diện tích được
duyệt là 184,0 ha, kết quả thực hiện đến 31/12/2014 là 172,39 ha, đạt 93,69%,
diện tích chưa thực hiện là 11,61 ha, do một số công trình chưa thực hiện như:
mở rộng nghĩa địa xã Viên An, xã Minh Đức, xã Phù Lưu, xã Liên Bạt, xã
Hoa Sơn, xã Hòa Xá, xã Hòa Nam, xã Đại Hùng, xã Đồng Tiến.
- Đất sản xuất vật liệu xây dựng: diện tích được duyệt là 42,96 ha, kết quả
thực hiện đến 31/12/2014 là 52,02 ha, đạt 121,09%, vượt chỉ tiêu là 9,06 ha.
- Đất sinh hoạt cộng đồng: diện tích được duyệt là 18,50 ha, kết quả thực
hiện đến 31/12/2014 là 7,64 ha, đạt 41,30%, diện tích chưa thực hiện là 10,86 ha.
- Đất tín ngưỡng: diện tích được duyệt là 26,11 ha, kết quả thực hiện đến
31/12/2014 là 21,11 ha, đạt 100%.
17


- Đất sông, ngòi được duyệt là 390,59 ha, kết quả thực hiện đến 31/12/2014
là 446,17 ha, đạt 114,49%, vượt 56,58 ha so với chỉ tiêu.

- Đất có mặt nước chuyên dùng: diện tích được duyệt là 227,0 ha, kết quả
thực hiện đến 31/12/2014 là 308,65 ha, đạt 135,43%, vượt kế hoạch 80,75 ha.
Bảng 3. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2014
đã được phê duyệt

TT

Chỉ tiêu sử dụng đất

Kết quả thực hiện
Diện tích
kế hoạch
So sánh
Ước thực
được duyệt
hiện đến
Tăng (+)
Tỷ lệ
năm 2014 31/12/2014 giảm (-)
( %)
(ha)
(ha)
(ha)
5.657,68
5.611,86 -160,09
99,19
16,88
6,41
-10,47
37,97

7,35
8,77
1,42
119,32
39,73
30,23
-9,05
76,09

14

Đất phi nông nghiệp
Đất quốc phòng
Đất an ninh
Đất khu công nghiệp
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp và
đất thương mại dịch vụ
Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia,
cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
Đất có di tích lịch sử - văn hóa
Đất danh lam thắng cảnh
Đất bãi thải, xử lý chất thải
Đất ở tại nông thôn
Đất ở tại đô thị
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
Đất cơ sở tôn giáo
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà
tang lễ, nhà hỏa táng
Đất SX vật liệu xây dựng, làm đồ gốm


15

Đất sinh hoạt cộng đồng

18,50

7,64

16

Đất cơ sở tín ngưỡng

26,11

26,11

17

Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

390,59

447,17

56,58

114,49

18


Đất có mặt nước chuyên dụng

227,90

308,65

80,75

135,43

19

Đất phi nông nghiệp khác

3,01

3,01

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13

61,47

50,35

-11,21

3.124,56

3.028,32

29,99

28,28

-1,71

94,30

16,07
1.348,09
68,83
22,35
29,29

12,22
1.312,62
69,34
20,04

28,29

-3,85
-35,47
0,51
-2,31
-1,0

76,04
97,37
100,74
89,66
96,59

184,0

172,39

-11,61

93,69

42,96

52,02

9,06

121,09


-10,86

41,30

-96,24

81,91
96,92

100,0

100,0

- Đất phi nông nghiệp khác không có thay đổi so với chỉ tiêu được phê duyệt,
có diện tích là 3,01 ha.
Trong giai đoạn này, một số loại đất như đất cụm công nghiệp, đất sản
xuất kinh doanh còn chưa thực hiện được nhiều so với chỉ tiêu được duyệt. Phần
lớn các loại đất còn lại đều đã được thực hiện theo đúng kế hoạch. Đồng thời,
cũng có những loại đất đã được điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu sử dụng
18


thực tế như đất trụ sở cơ quan, đất ở nông thôn, đất sông ngòi, đất mặt nước
chuyên dùng.
II. ĐÁNH GIÁ NHỮNG TỒN TẠI TRONG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT NĂM TRƯỚC
2.1. Những mặt được
Nhìn chung, việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2014 của huyện đã
theo sát theo Quyết định số 7607/QĐ-UBND ngày 16 tháng 2 năm 2013 về việc
xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm

kỳ đầu (2011 - 2015) của huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội và đã đạt được
những thành quả nhất định như sau:
- Đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai từ
cấp huyện, cấp xã.
- Làm cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác giao đất, cho thuê đất và
chuyển mục đích sử dụng đất.
- Chủ động dành quỹ đất cho phát triển các ngành, các lĩnh vực đáp ứng
nhu cầu sử dụng đất cho xây dựng các khu, cụm công nghiệp, các khu du lịch và
dân cư. Góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, ổn định tình hình xã hội
của huyện.
- Đảm bảo sử dụng đất tiếp kiệm, hợp lý, có hiệu quả và gắn với bảo vệ
môi trường sinh thái.
2.2. Những mặt tồn tại, hạn chế
- Một số danh mục không thực hiện được theo đúng kế hoạch đã đề ra.
- Cơ sở để xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm ở một số xã trong
huyện còn thiếu căn cứ, chưa bám sát vào tình hình thực tế, mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội chung của huyện và địa phương.
- Việc sử dụng đất của một số dự án đã được giao đất, cho thuê đất còn thấp.
- Trong quy hoạch sử dụng đất, vẫn còn những địa phương sử dụng nhiều
đất chuyên trồng lúa, đất có ưu thế đối với sản xuất nông nghiệp, đất đang có
khu dân cư tại những vị trí có hạ tầng kỹ thuật tốt, trong khi có khả năng sử
dụng các loại đất khác.

19


×