Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

tóm tắt luấn án tiến sĩ ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến tình hình quản lý sử dụng đất nông nghiệp huyện chương mỹ, thành phố hà nội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 24 trang )




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai được coi là yếu tố vật chất đầu tiên, cơ bản của quá trình sản xuất xã
hội nói chung và hoạt động của các dự án đầu tư nói riêng. Trong vòng hai mươi
năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng đề xướng (từ Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VI), nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung đang chuyển
những bước vững chắc sang vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Hiện nay, ở Việt Nam đã có trên 200 các Khu công nghiệp lớn, gần 300 các
cụm công nghiệp và hàng nghìn các khu đô thị, nơi đây tập trung một lượng lớn các
lực lượng lao động trực tiếp và đóng góp vào ngân sách hàng tỉ USD cho sự phát
triển chung của đất nước.
Huyện Chương Mỹ nằm trong quy hoạch chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai
- Hòa lạc - Sơn Tây, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 20 km về phía Tây Nam đi qua
quận Hà Đông; có đường quốc lộ 6A, đường Hồ Chí Minh và các đường sông chạy
qua. Diện tích tự nhiên của huyện là: 23204,92 ha; Tổng dân số đến năm 2010 là:
29,4 vạn người. Toàn huyện có 2 thị trấn và 30 xã.
Để đánh giá được những thuận lợi và khó khăn cũng như ảnh hưởng của các
dự án đầu tư đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp của huyện chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến tình hình quản lý sử
dụng đất nông nghiệp huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến tình hình quản lý sử dụng đất
nông nghiệp và đề xuất một số giải pháp chủ yếu góp phần hoàn thiện công tác quản
lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Từ kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến quản lý sử dụng
đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội góp phần làm


cơ sở để hoàn thiện chính sách quản lý sử dụng đất nông nghiệp.
Việc nghiên cứu những ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến tình hình quản
lý sử dụng đất nông nghiệp nhằm đưa ra một số giải pháp phục vụ công tác quản lý đất



2
nông nghiệp và các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
Nghiên cứu này còn giúp huyện Chương Mỹ, Nhà nước tổ chức lại việc sử
dụng đất nông nghiệp, hạn chế các quy hoạch chồng chéo, quy hoạch treo, chống
lãng phí quỹ đất nông nghiệp, huỷ hoại đất đai làm vỡ cân bằng sinh thái, gây ô
nhiễm và ảnh hưởng đến môi trường.
4. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số dự án đường giao thông
và khu công nghiệp có sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
Về nội dung: đi sâu nghiên cứu các khía cạnh liên quan đến công tác quản lý
sử dụng đất nông nghiệp không đi sâu vào khía cạnh kỹ thuật. Trọng tâm nghiên
cứu là tác động của các dự án đầu tư đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp và
những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp. Trong
phạm vi nghiên cứu này không đi sâu nghiên cứu về bề vững kinh tế và xã hội.
5. Những đóng góp mới của luận án
Nghiên cứu đóng góp vào cơ sở lý luận và thực tiễn vào chính sách quản lý
và sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Chương Mỹ nói riêng và thành phố Hà Nội
nói chung. Xác định được các yếu tố ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến công tác
quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội.

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý sử dụng đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp: Đối với khái niệm đất nông nghiệp tại Khoản 1, Điều 13,

luật đất đai 2003 quy định: đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất,
nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, làm
muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng.
Sử dụng đất nông nghiệp: Sử dụng đất nông nghiệp là hành vi lấy đất kết
hợp với sức lao động, vốn, để sản xuất nông nghiệp tạo ra lợi ích, tùy thuộc vào
mức độ phát triển kinh tế xã hội, ý thức của loài người về môi trường sinh thái
được nâng cao, phạm vi sử dụng đất nông nghiệp được mở rộng ra các mặt sản



3
xuất, sinh hoạt, sinh thái.
Vai trò của đất đai trong phát triển kinh tế - xã hội: Đất đai giữ vai trò quyết
định tới sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, nó là cơ sở tự nhiên, là tiền đề
cho mọi quá trình sản xuất nhưng vai trò của đất đai đối với mỗi ngành sản xuất lại
có tầm quan trọng khác nhau.
Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33,105 triệu ha, trong đó đất nông
nghiệp có 24,356 triệu ha, diện tích đất canh tác là 9,959 triệu ha. Bình quân diện
tích đất canh tác đạt 1.086,5 m2/người (hình 1)

Hình 1. Cơ cấu phân bố đất sản xuất nông nghiệp
theo vùng của Việt Nam 2010
1.2. Cơ sở lý luận về dự án đầu tư
Theo Luật Đầu tư năm 2005: Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn
trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong
khoảng thời gian xác định”. Tuy nhiên vấn đề dự án đầu tư còn có thể được xem
xét từ nhiều góc độ khác nhau như về mặt hình thức, về góc độ quản lý, về góc độ
kế hoạch hóa, về mặt nội dung.
Phân loại dự án đầu tư: Trong thực tế, các dự án đầu tư rất đa dạng và phong
phú trong nghiên cứu ở đây chúng ta có thể phân loại các dự án dựa trên các căn cứ

sau: Căn cứ vào người khởi xướng; Căn cứ vào tính chất hoạt động dự án; Căn cứ
vào địa phận quốc gia; Căn cứ vào mức độ chính xác của dự án; Căn cứ theo ngành
hoạt động; Căn cứ theo hình thức đầu tư.



4
Các yếu tố liên quan đến dự án đầu tư: Tình hình kinh tế xã hội liên quan
đến dự án đầu tư; Yếu tố thị trường; Phương diện kỹ thuật; Yếu tố tài chính. Yếu tố
hiệu quả kinh tế - xã hội và yếu tố đất đai.
Vai trò của các dự án đầu tư trong phát triển kinh tế - xã hội: Vai trò trong sự
phát triển; Vai trò trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa; Dự án đầu tư là
phương tiện để chuyển dịch và phát triển cơ cấu kinh tế; Dự án đầu tư giải quyết quan
hệ cung - cầu về vốn trong phát triển; Dự án đầu tư góp phần xây dựng cơ sở vật
chất - kỹ thuật nguồn lực mới cho phát triển; Vai trò của dự án đầu tư với phát triển
nguồn nhân lực; Dự án đầu tư góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho nhân dân, cải thiện kinh tế - xã hội của đất nước.

Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu liên quan đến đề tài
Điều kiện tự nhiên của huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội; Các nguồn
tài nguyên thiên nhiên; Tài nguyên nhân văn và du lịch.
Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện như: thực trạng phát triển kinh tế - xã
hội; Dân số, lao động, việc làm và thu nhập; Phát triển kinh tế - xã hội và áp lực đối
với đất đai.
2.1.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Chương Mỹ giai đoạn 2000 - 2010
Hiện trạng sử dụng và biến động đất đai của huyện giai đoạn
2000 - 2010. Quản lý đất đai phân theo đối tượng sử dụng. Công tác quản lý nhà

nước về đất đai của huyện trong giai đoạn 2000 – 2010.
2.1.3. Thực trạng một số dự án đầu tư trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố
Hà Nội giai đoạn 2000 - 2010
Các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của huyện Chương Mỹ,
thành phố Hà Nội giai đoạn 2000 - 2010. Một số các dự án khu công nghiệp và các
điểm công nghiệp giai đoạn 2000 - 2010.



5
2.1.4. Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Chương Mỹ
Các dự án đầu tư và ảnh hưởng của nó đến hiện trạng sử dụng đất nông
nghiệp; Biến động đất nông nghiệp; Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2010;
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; Công tác quản lý nhà nước đối với đất nông
nghiệp. Môi trường trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
2.1.5. Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến môi trường
Đánh giá của các hộ về vấn đề thu hồi đất thực hiện dự án tác động tới môi
trường. Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến môi trường đất, môi trường nước, môi
trường không khí.
2.1.6. Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến kinh tế - xã hội và sinh kế của người
dân huyện Chương Mỹ giai đoạn 2000 - 2010
Ảnh hưởng của các dự án đến tình hình phát triển kinh tế xã hội chung của
huyện Chương Mỹ giai đoạn 2000 – 2010. Ảnh hưởng của các dự án đến sinh kế
của người dân khi bị thu hồi đất.
2.1.7. Đề xuất các giải pháp trong công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp và các
dự án đầu tư
Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện. Nhóm giải pháp đối với các dự án đầu tư trên địa bàn huyện. Nhóm
giải pháp đối với người bị thu hồi đất nông nghiệp.

2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
- Chọn các dự án nghiên cứu.
- Chọn hộ nghiên cứu.
- Tiêu chí và nội dung phiếu điều tra.
2.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu
- Thu thập thông tin số liệu thứ cấp.
- Thu thập thông tin số liệu sơ cấp.
2.2.3. Phương pháp thống kê xử lý số liệu
- Đối với thông tin, số liệu thứ cấp.
- Đối với thông tin số liệu sơ cấp.



6
- Sử dụng phương pháp so sánh, thống kê kinh tế.
2.2.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp chuyên khảo.
2.2.5. Phương pháp lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu môi trường
- Đối với môi trường không khí.
- Đối với môi trường đất.
- Môi trường nước.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Huyện Chương Mỹ có toạ độ địa lý từ 20
0
23’ đến 20

0
45’ độ vĩ bắc và từ
105
0
30’ đến 105
0
45’ độ kinh đông. Phía Đông giáp huyện Thanh Oai, quận Hà Đông;
Phía Nam giáp 2 huyện là Ứng Hoà và Mỹ Đức; Phía Tây giáp huyện Lương Sơn tỉnh
Hoà Bình; Phía Bắc giáp 2 huyện Hoài Đức và Quốc Oai.

















Hình 2. Sơ đồ vị trí của huyện Chương Mỹ trong thành phố Hà Nội

B
Chương Mỹ




7
Huyện có tuyến đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 6 chạy. Huyện gồm 32 đơn vị
hành chính cấp xã và thị trấn. Chương Mỹ có địa hình vừa mang đặc trưng của vùng
đồng bằng châu thổ sông Hồng vừa mang đặc trưng của vùng bán sơn địa. Địa hình
của huyện thoải theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Chương Mỹ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng đồng bằng bắc
bộ, là vùng khí hậu chuyển tiếp giữa vùng núi tây bắc và vùng đồng bằng sông
Hồng. Nguồn nước mặt: Chủ yếu có ở các hồ và các sông qua các xã cùng với hồ
Đồng Sương, hồ Miễu, hồ Văn Sơn. Ngoài ra huyện còn có các hồ chứa nước vừa
và các đầm nhỏ nằm rải rác ở các xã.
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đúng hướng, nhóm ngành nông lâm thuỷ
sản giảm từ 46,90% năm 2000 xuống 22,00% năm 2010; Công nghiệp và xây dựng cơ
bản tăng từ 19,7% năm 2000 lên 42,00% năm 2010; Thương mại và dịch vụ tăng từ
33,4% năm 2000 lên 36% năm 2010. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu các ngành được thể
hiện qua hình 3.

Hình 3. Biểu đồ cơ cấu các ngành kinh tế của huyện qua một số năm
Theo số liệu thống kê năm 2010 dân số toàn huyện là 294.078 người. Tỷ lệ
tăng dân số tự nhiên là 1,18%.
Tổng số hộ trong toàn huyện năm 2010 là 67.587 hộ. Tổng số lao động là
164.390 lao động.



8
3.2. Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện giai đoạn 2000 - 2010

3.2.1. Hiện trạng và biến động đất đai huyện Chương Mỹ giai đoạn 2000 - 2010
a, Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2000: diện tích tự nhiên là 23294,15 ha,
trong đó: Đất nông nghiệp 64,72%; Đất phi nông nghiệp 29,51%; Đất chưa sử dụng
chiếm 5,77% trên tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.
b, Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2005: diện tích tự nhiên là 23.240,92 ha,
trong đó: Đất nông nghiệp 64,89%; Đất phi nông nghiệp 30,25%; Đất chưa sử dụng
chiếm 4,86% trên tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.
c, Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2010: diện tích tự nhiên là 23240,92 ha,
trong đó: Đất nông nghiệp 60,44%; Đất phi nông nghiệp 34,71%; Đất chưa sử dụng
chiếm 4,58% trên tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.
d, Biến động đất đai giai đoạn 2000 - 2010: Giai đoạn 2000 - 2005 diện tích đất
nông nghiệp không có biến động lớn, nhưng đến giai đoạn 2005 - 2010 thì thay đổi rõ
rệt. Nguyên nhân chính là chuyển đất nông nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp.
Đất phi nông nghiệp trong giai đoạn 2000 - 2005 biến động không đáng kể;
nhưng có chiều hướng tăng nhanh trong giai đoạn 2005 - 2010 do chuyển từ đất
nông nghiệp sang phục vụ các dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, phát triển
khu công nghiệp (hình 4).

Hình 4. Biến động đất đai huyện giai đoạn 2000 - 2010
3.2.2. Quản lý đất đai phân theo đối tượng sử dụng
Huyện Chương Mỹ trong giai đoạn 2000 - 2010 có các đối tượng sử dụng



9
đất như sau: Hộ gia đình cá nhân, tổ chức kinh tế, các tổ chức nước ngoài và cá
nhân nước ngoài, các tổ chức khác (chi tiết thể hiện qua bảng 1).
Bảng 1. Diện tích đất đai theo đối tượng sử dụng
trên địa bàn huyện giai đoạn 2000 - 2010
Đơn vị tính: ha

Stt
Đối tượng sử dụng
Năm
2000
Năm
2005
Năm
2010
1
Hộ gia đình cá nhân
13955,79
14169,71
13239,45
2
Các tổ chức kinh tế
1500,30
817,56
1968,49
3
Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài
16,79
25,08
214,07
4
UBND cấp xã
4669,33
2291,78
2350,73
5
Tổ chức khác

1038,27
1104,55
528,76
6
Đất chưa giao cho thuê
2113,67
-
-
7
Diện tích đất theo đối tượng được giao để quản lý
-
4885,47
4939,42
Tổng
23294,15
23294,15
23240,92
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

3.2.3. Công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện trong giai đoạn 2000 - 2010
Công tác quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn huyện từ khi có Luật đất đai
năm 2003, đặc biệt từ sau ngày 01/7/2004 đến nay đã có nhiều chuyển biến tích
cực, từng bước đi vào kỷ cương nề nếp, đúng quy định của pháp luật. Những vi
phạm trong quản lý sử dụng đất đai đã được ngăn chặn xử lý kịp thời, sử dụng đất
theo quy hoạch kế hoạch được duyệt. Cơ quan quản lý đất đai nhìn chung còn
nhiều yếu kém, cán bộ địa chính ở cơ sở còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ.
Tình trạng vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai còn phổ biến. Tranh
chấp đất đai diễn biến phức tạp.
3.3. Thực trạng một số dự án đầu tư trên địa bàn huyện giai đoạn 2000 - 2010
3.3.1. Một số dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông GĐ 2000 - 2010

* Dự án đường Hồ Chí Minh: tổng diện tích thu hồi 56,50 ha qua địa bàn của
7 xã và 1 thị trấn, thu hồi đất canh tác của 439 hộ và thu hồi đất ở của 1630 hộ, xã
bị mất đất nhiều nhất là xã Thủy Xuân Tiên với 11,55 ha.



10
* Dự án đường quốc lộ 6: tổng diện tích thu hồi 22,68 ha, đi qua địa bàn
của 8 xã và 2 thị trấn; Diện tích mất đất của các xã và thị trấn là khá đồng đều và
trong khoảng từ 1,4 đến 3,3 ha. Tổng số hộ sử dụng đất bị ảnh hưởng là 564 hộ,
bao gồm đất nông nghiệp 251 hộ với diện tích là 15,16 ha, đất ở là 214 hộ với
diện tích là 4,42 ha.
* Dự án trục đường kinh tế Bắc - Nam huyện: tổng diện tích thu hồi 238,09
ha, đi qua địa bàn của 12 xã. Tổng số hộ sử dụng đất bị ảnh hưởng là 564 hộ nông
nghiệp, với 204,34 ha đất nông nghiệp bị thu hồi; đất ở là 1 hộ.
* Tóm lại: Trong giai đoạn 2000 - 2010 một số các dự án cơ sở hạ tầng giao
thông lớn bàn huyện có thể cho chúng ta thấy:
- Tổng diện tích đất đai phải thu hồi phục vụ cho 3 dự án là: 317,27 ha trong
đó đất nông nghiệp chiếm 84,37%; Đất phi nông nghiệp chiếm 15,6 % trên tổng số
đất thu hồi của các dự án trên. (Chi tiết được thể hiện qua bảng 2).
- Tổng số các xã, thị trấn trên địa bàn huyện có ảnh hưởng là 24/32 xã thị
trấn trong toàn huyện, với tổng số hộ bị ảnh hưởng là: 3252 hộ. (Đất nông nghiệp là
1254 hộ và đất ở là 1998 hộ).
Bảng 2. Diện tích các loại đất thu hồi phục vụ một số dự án giao thông
Tổng diện tích
thu hồi (ha)
Tổng diện tích
đất NN (ha)
Đất nông nghiệp (ha)
LUA

HNC
CLN
NTS
317,27
267,68
229,74
23,88
8,73
5,33
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

3.3.2. Các dự án khu công nghiệp và điểm công nghiệp
* Khu công nghiệp Miếu Môn: được xây dựng trên địa bàn xã Trần Phú, Mỹ
Lương, Hữu Văn và Hoàng Văn Thụ. Khu công nghiệp này đã sử dụng tổng diện
tích là 487,25 ha đất nông nghiệp, trong đó:
- Đất trồng lúa là 316,00 ha. Đất trồng cây hàng năm còn lại là 94,00 ha. Đất
lâm nghiệp là 50,71 ha. Đất nuôi trồng thủy sản 26,20 ha, số diện tích còn lại là đất
phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng (bảng 3).
- Tổng số hộ bị thu hồi đất nông nghiệp trong dự án khu công nghiệp Miếu



11
Môn là 691 hộ.
Bảng 3. Diện tích đất thu hồi khu công nghiệp Miếu Môn
STT
Loại đất
Tổng
diện tích
(ha)

Phân theo xã
Trần
Phú
Mỹ
Lương
Hữu
Văn
Hoàng
Văn Thụ
1
Đất nông nghiệp
487,25
109,5
151
139,4
87,44
1.1
Đất lúa
316,00
47,85
46,76
139,03
82,36
1.2
Đất trồng cây hàng năm
94,34
24,92
64,34
-
5,08

1.3
Đất trồng cây lâu năm
50,71
35,00
15,71
-
-
1.4
Đất nuôi trồng thủy sản
26,2
1,68
24,16
0,36
-
2
Đất phi nông nghiệp
164,89
78,11
51,03
14,56
21,19
3
Đất chưa sử dụng
4,89
4,89
-
-
-
Tổng cộng
652,14

187,56
202,00
153,95
108,63
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
* Khu công nghiệp Phú Nghĩa: tổng diện tích của khu công nghiệp là 150 ha,
thuộc địa giới hành chính các xã Phú Nghĩa, Ngọc Hoà, Tiên Phương.
Tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trong dự án này là 121,42 ha với 173
hộ bị ảnh hưởng. (Diện tích hiện trạng các loại đất thể hiện ở bảng 4).
Bảng 4. Diện tích đất thu hồi khu công nghiệp Phú Nghĩa
TT
Loại đất
Tổng diện
tích (ha)
Thuộc các xã
Phú
Nghĩa
Tiên
Phương
Ngọc
Hoà
1
Đất nông nghiệp
121,42
71,12
44,3
6,00
1.1
Đất lúa
113,83

65,53
42,3
6,00
1.2
Đất nuôi trồng thủy sản
7,59
5,59
2,00
-
2
Đất phi nông nghiệp
27,46
24,3
2,00
1,25
3
Đất chưa sử dụng
1,12
1,12
-
-
Tổng cộng
150,00
96,45
46,3
7,25
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
* Các điểm công nghiệp: toàn huyện trong giai đoạn 2000 - 2010 quy hoạch
12 điểm công nghiệp với diện tích 119 ha. Diện tích đất nông nghiệp cần là 92,62
ha. Diện tích đất phi nông nghiệp là 26,38 ha với 131 hộ bị thu hồi đất.




12
Tóm lại: Trong giai đoạn 2000 - 2010 một số các dự án xây dựng các khu và
các điểm công nghiệp trên địa bàn huyện cho chúng ta thấy: Tổng diện tích đất nông
nghiệp phải thu hồi là: 701,29 ha.Tổng số hộ bị thu hồi đất là 995 hộ.
3.4. Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp
3.4.1. Dự án đầu tư và hiện trạng hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Chương
Mỹ giai đoạn 2000 - 2010
- Đất nông nghiệp huyện Chương Mỹ năm 2000 là 15074,94 ha, chiếm
64,72% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Năm 2005 huyện Chương Mỹ có
diện tích đất nông nghiệp là 15072,21 ha chiếm 64,79% tổng diện tích đất tự
nhiên. Năm 2010 huyện Chương Mỹ có diện tích đất nông nghiệp là
14061,11ha.
- Theo kết quả điều tra (bảng 5, hình 5) cho thấy: Diện tích đất nông nghiệp
của huyện năm 2010 có 14047,26 ha. So với năm 2000, diện tích đất nông nghiệp
đã giảm 1027,68 ha, bình quân mỗi năm giảm 102,77 ha. Đất sản xuất nông nghiệp
bình quân mỗi năm giảm 98,48 ha. Trong giai đoạn 2000 - 2010 đất giảm nhiều
nhất là đất trồng lúa, tiếp là đất lâm nghiệp.
Bảng 5. Biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2010
Thứ
tự
Loại đất
Diện tích
năm 2010
Diện tích
năm 2000
Tăng(+)
Giảm(-)

Tổng diện tích đất nông nghiệp
14047,26
15074,94
-1027,68
1
Đất sản xuất nông nghiệp
12998,56
13983,35
-984,79
1.1
Đất trồng cây hàng năm
10741,71
11965,32
-1223,61
1.1.1
Đất trồng lúa
9571,83
10786,38
-1214,55
1.1.2
Đất trồng cây hàng năm còn lại
1169,88
1156,94
12,94
1.2
Đất trồng cây lâu năm
2256,85
2018,03
238,82
2

Đất lâm nghiệp
303,84
606,60
-302,76
2.1
Đất rừng sản xuất
93,53
-
93,53
2.2
Đất rừng phòng hộ
138,82
557,6
-418,78
2.3
Đất rừng đặc dụng
71,49
49,00
22,49
3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
599,97
447,91
152,06
4
Đất nông nghiệp khác
144,89
37,08
107,81
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra




13

Hình 5. Biến động trung bình/năm một số loại đất nông nghiệp chính
trong giai đoạn 2000 - 2010
*Ảnh hưởng của các dự án đến biến động đất nông nghiệp trong giai đoạn
2000 - 2010 (bảng 6): đất trồng lúa phục vụ các dự án đã làm giảm 745,27 ha tương
đương với 73,14% tổng số diện tích đất trồng lúa giảm trong 10 năm của huyện.
Bên cạnh đất lúa, đất trồng cây hàng năm còn lại; đất trồng cây lâu năm; đất
nuôi trồng thuỷ sản cũng góp phần vào vấn đề biến động đất nông nghiệp trên địa
bàn huyện mà trực tiếp là các dự án được nghiên cứu.
Bảng 6. Biến động đất nông nghiệp theo hiện trạng và các dự án đầu tư
giai đoạn 2000 – 2010
Thứ
tự
Loại đất
Diện tích Tăng(+)/Giảm(-)
theo hiện trạng giai đoạn
2000 – 2010 (ha)
Diện tích giảm
do các dự án
(ha)
Tổng diện tích đất nông nghiệp
-1027,68
-969,02
1
Đất sản xuất nông nghiệp
-984,79

-929,90
1.1
Đất trồng cây hàng năm
-1223,61
-870,46
1.1.1
Đất trồng lúa
-1214,55
-745,27
1.1.2
Đất trồng cây hàng năm còn lại
+12,94
-125,19
1.2
Đất trồng cây lâu năm
+238,82
-59,44
2
Đất lâm nghiệp
-302,76
-
2.1
Đất rừng sản xuất
+93,53
-
2.2
Đất rừng phòng hộ
-418,78
-
2.3

Đất rừng đặc dụng
+22,49
-
3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
+152,06
-39,12
4
Đất nông nghiệp khác
+107,81
-
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra



14
3.4.2. Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến quy hoạch sử dụng đất huyện
Chương Mỹ giai đoạn 2000 – 2010
Đất nông nghiệp nói chung theo quy hoạch đến năm 2010 giảm 2097,23 ha.
Chi tiết các loại đất khác được thể hiện qua hình 6.








Hình 6. Biến động trung bình/năm một số loại đất nông nghiệp chính
theo quy hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 2000 - 2010

Kết quả nghiên cứu các dự án đầu tư trong giai đoạn 2000 - 2010 cho thấy
các loại đất nông nghiệp phục vụ cho các dự án là 969,02 phân bố như sau: đất
trồng lúa là 745,27 ha; đất trồng cây hàng năm còn lại là 125,19 ha; đất trồng cây
lâu năm là 59,44 ha; đất nuôi trồng thủy sản là 39,12 ha.









Hình 7. Biến động trung bình/năm một số loại đất nông nghiệp chính
theo các dự án trong giai đoạn 2000 - 2010

Loại đất

Loại đất



15
Trong quá trình các dự án thực hiện các dự án đầu tư cho thấy việc sử dụng
đất chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp. Quá trình quy hoạch các huyện đã dành một
quỹ đất khá lớn cho các dự án và vì vậy khi xét về tổng thể thì không tác động nhiều
đến công tác sử dụng đất của toàn huyện. Nhưng khi xem xét một cách cục bộ đến
từng xã trên địa bàn huyện chúng ta thấy ảnh hưởng rất lớn của các dự án đầu tư,
nhất là khi quy hoạch các khu, điểm công nghiệp (bảng 7).
Bảng 7. Biến động đất nông nghiệp theo quy hoạch sử dụng đất

giai đoạn 2000 – 2010 một số xã trên huyện
TT
Tên xã
Diện tích đất
nông nghiệp
năm 2000 (ha)
Diện tích đất
nông nghiệp
năm 2010 (ha)
Đất nông nghiệp phục
khu công nghiệp
2000-2010 (ha)
1
Phú Nghĩa
488,47
151,99
71,12
2
Tiên Phương
513,64
488,90
44,30
3
Ngọc Hòa
419,50
390,54
6,00
4
Trần Phú
765,58

734,73
109,50
5
Mỹ Lương
513,87
504,58
151,00
6
Hữu Văn
373,65
369,48
139,40
7
Hoàng Văn Thụ
746,37
648,10
87,44
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

3.4.3. Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi
của huyện Chương Mỹ giai đoạn 2000 - 2010
Diện tích lúa gieo trồng trong năm trong giai đoạn 2000 - 2010 của vùng
nghiên cứu giảm 1604 ha. Sự giảm diện tích gieo trồng lúa ngoài việc chuyển đổi
sang các mục đích phi nông nghiệp còn chuyển đổi sang trồng rau màu… hoa cây
cảnh và nuôi trồng thuỷ sản. Kết quả tổng hợp diễn biến diện tích, năng suất, sản
lượng một số cây trồng chính được thể hiện ở bảng 8.
Trong quá trình quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cây trồng
của huyện cho đến năm 2010 và trên thực tế cho chúng ta thấy việc khi có các dự
án đầu tư diễn ra trên địa bàn huyện có những ảnh hưởng đến cơ cấu vật nuôi của
huyện trong quá trình thực hiện quy hoạch.




16

Bảng 8. Diễn biến diện tích năng suất một số cây trồng chính
của huyện trong giai đoạn thực hiện các dự án
Tên cây trồng
Giai đoạn 2000 - 2010
2000
2010
Tăng/Giảm (+/-)
1. Lúa cả năm



Diện tích (ha)
19454
17850
- 1604
Năng suất (tạ/ha)
51,8
58,8
10,7
2. Ngô



Diện tích (ha)
1587

1520
- 67
Năng suất (tạ/ha)
34,9
49,5
20,1
3. Lạc



Diện tích (ha)
629
950
321
Năng suất (tạ/ha)
14,1
22,7
13,9
4. Đậu tương



Diện tích (ha)
1401
2910
1509
Năng suất (tạ/ha)
9,2
15,9
11,8

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
Như vậy, việc thực hiện các dự án, có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu cây
trồng, cơ cấu ngành chăn nuôi.
3.4.4. Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến công tác quản lý nhà nước đối với
đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
a, Ảnh hưởng đến giá đất
Giai đoạn 2000 - 2005, giá đền bù đối với đất nông nghiệp thời điểm từ
19.444
đ
/m
2
-71.111
đ
/m
2
(đã có điều chỉnh sau năm 2003).
Giá đất đền bù đối với các dự án thuê đất nông nghiệp giai đoạn năm 2005 -
2010 trung bình là 41700
đ
/m
2
 252.000
đ
/m
2
.
Giá thuê đất cho các đối tượng sử dụng đất theo đơn giá nhà nước cũng
không sát với thực tế ví dụ: Đối với đất sau khi đã thu hồi phục vụ cho phát triển
thương mại và khu công nghiệp, điểm công nghiệp giá cho thuê giao động từ 3.000




17
- 10.000 đồng/m
2
/năm (đối với các chủ sử dụng trong nước). Đối với các chủ sử
dụng đất là nước ngoài giá cho thuê từ 1,5 - 5,0 đô la Mỹ/m
2
/năm.
Trên thực tế đất nông nghiệp được chuyển sang làm khu công nghiệp, trang
trại được chuyển nhượng với giá rất cao như: đất nông lâm nghiệp là 150.000
đồng/m². Đất trong khu công nghiệp là 1,8 triệu/m2. Đất nhà xưởng, kho bãi là 2.33
triệu đồng/m².
Đối với các loại đất khác như đất ở giá đất cũng thay đổi rất lớn so với giá
nhà nước ban hành. Nếu như trước năm 2005 giá đất thổ cư giao động từ 500.000 -
5.000.000đồng/m
2
. Sau khi có các dự án triển khai và đi vào hoạt động giá đất ở
tăng lên gấp nhiều lần ví dụ tại: Quốc lộ 6A, xã Đông Sơn, giá chuyển nhượng: 21
triệu/m
2
; Đất thổ cư thôn Xuân Sen, xã Thủy Xuân Tiên, giá chuyển nhượng 6,50
triệu đồng/m
2
.
Như vậy, các dự án đầu tư về hệ thống giao thông, các khu công nghiệp, các
điểm công nghiệp đã góp phần làm tăng giá đất trên địa bàn huyện Chương Mỹ
trong giai đoạn 2000 – 2010 vừa qua.
b, Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến công tác khiếu nại, tố cáo liên quan
đến đất đai

Đơn thư trong giai đoạn 2000 – 2010 có chiều hướng gia tăng, các vụ việc
tập trung chủ yếu liên quan đến kiến nghị, khiếu nại về công tác bồi thường như dự
án đường Hồ Chí Minh (tại xã Trần Phú và Mỹ Lương, 96 đơn kiến nghị của công
dân, khiếu nại của 52 hộ khiếu nại của công dân). Tại điểm Công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp xã Ngọc Hoà kết luận và trả lời 20 vụ việc mà công dân. Trong cả giai
đoạn chúng ta thấy chỉ xuất hiện nhiều khi các dự án thu hồi đất và triển khai thực
hiện. Địa phương cũng chỉ mới giải quyết được 81,68% số vụ việc.
3.5. Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến môi trường trên địa bàn huyện
3.5.1. Nhận định của người dân về tác động của dự án tới môi trường
Để khảo sát ý kiến đánh giá về môi trường của các hộ khu vực 2 nhóm dự án
về vấn đề môi trường trước và sau khi thu hồi đất chúng tôi tiến hành điều tra. Kết
quả cho thấy có tới 46,67 - 53,50% số hộ trong dự án tự đánh giá môi trường không
có thay đổi so với trước. Môi trường bị ô nhiễm theo đánh giá của người dân chỉ
chiếm trong khoảng 13,17 - 15% số người được điều tra.



18
3.5.2. Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đối với môi trường không khí khu vực
nghiên cứu
Trong giai đoạn 2000 - 2010, đối với các khu vực đã hoàn thiện và đi vào
hoạt động ổn định như khu công nghiệp Phú Nghĩa, đường Hồ Chí Minh, hiện nay
môi trường không khí đều có chất lượng đảm bảo (bảng 9).
Bảng 9. Kết quả phân tích chất lượng không khí
một số vị trí xung quanh các dự án
Đơn vị: μg/m
3
/ngày
TT
Chỉ tiêu

TCCP
Các mẫu khí (K)
K1
K 2
K 3
K 4
K 5
K 6
1
SO
2

125
123
181
115
169
176
190
2
CO
5000
1607
1503
1342
1204
1435
1882
3
NO

2

100
170
112
115
90
134
145
4
Bụi lơ lửng
200
161
156
147
123
370
880
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra
Đối với các khu, điểm công nghiệp và đường giao thông trong giai đoạn san
lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thì hầu hết các khu này đều bị ô
nhiễm bởi bụi lơ lửng. Kết quả phân tích môi trường không khí ở các khu vực này
cho thấy nồng độ bụi lơ lửng dao động từ 370 - 880 μg/m
3
, vượt tiêu chuẩn cho
phép từ 1,23 - 2,93 lần.
3.5.3. Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đối với môi trường nước
- Đối với nước mặt: Theo các số liệu phân tích chất lượng nước mặt tại các
dự án hầu hết đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên trên các mẫu phân tích vẫn
có một số mẫu nước hàm lượng NO

2
-
vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,15 đến
2,425 lần; Hàm lượng NH
4
+
vượt quá tiêu chuẩn cho phép 1,74 lần.
- Đối với nước ngầm: Theo kết quả phân tích thì hầu hết các mẫu phân tích
đều dưới ngưỡng cho phép của tiêu chuẩn Việt Nam, chỉ có Phenola của 1mẫu
nước trong khu công nghiệp Phú Nghĩa là cao hơn ngưỡng cho phép 1,9 lần.
- Đối với nước thải công nghiệp: kết quả phân tích thì hầu hết các thông số
phân tích đề dưới ngưỡng cho phép của Việt Nam.



19
3.5.4. Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đối với môi trường đất
Nhìn chung đất chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. Hàm lượng các nguyên tố này
trong đất ở giới hạn cho phép đối với đất sản xuất nông nghiệp (bảng 10).
Bảng 10. Kết quả phân tích một số kim loại nặng trong đất nông nghiệp
của một số mẫu điển hình
Đơn vị tính: mg/kg đất khô
Stt
Chỉ tiêu
TCCP
Kết quả phân tích một số mẫu đất (MĐ)
MĐ1
MĐ2
MĐ3
MĐ4

MĐ5
MĐ6
1
Cadimi (Cd)
2,0
0,553
0,276
0,498
0,166
0,110
0,138
2
Chì (Pb)
70
10,148
9,676
24,780
27,316
27,848
33,216
3
Arsen (As)
12
0,450
0,130
0,120
0,190
0,160
0,080
4

Đồng (Cu)
70
66,08
68,07
57,11
48,03
55,07
45,07
5
Kẽm (Zn)
200
108
112
98
79
120
100
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)
3.6. Ảnh hưởng của các dự án đến kinh tế - xã hội và sinh kế của người dân
3.6.1. Ảnh hưởng của các dự án đến tăng trưởng kinh tế của huyện trong giai
đoạn 2000 - 2010
Trong giai đoạn 2000 - 2010 GDP bình quân đầu người qua các năm tăng từ
2,4 triệu đồng năm 2000 lên 11 triệu đồng năm 2010. Các dự án đầu tư có ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện trong giai đoạn
2000 - 2010. Cơ cấu nông nghiệp giảm từ 44,0% năm 2000 xuống còn 22,0% năm
2010. Cơ cấu Công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng từ 24,3% năm 2000 lên 42,0%
năm 2010 Cơ cấu Dịch vụ - du lịch tăng từ 31,7% năm 2000 lên 36,0% năm 2010.
3.6.2. Ảnh hưởng của các DA đầu tư đến việc làm của người dân bị thu hồi đất
Khi thu hồi đất thực hiện các dự án, tính theo giá trị trung bình trên số liệu
điều tra cho thấy: có tới 78,50% số lao động có đủ việc làm trên tổng số lao động

được điều tra. Số lao động nông nghiệp vẫn giữ nguyên nghề cũ là 62% trên tổng
số lao động được điều tra. Số lao động chuyển đổi sang nghề mới là 16,50% trên
tổng số lao động được điều tra. Nếu tính trung bình mỗi hộ bị thu hồi đất có 1,5 lao
động rơi vào tình trạng không có việc làm. Mỗi héc ta đất sản xuất nông nghiệp bị
thu hồi có tới 6,5 lao động mất việc phải tìm cách chuyển đổi nghề nghiệp.



20
3.6.3. Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến đời sống người dân có đất nông
nghiệp bị thu hồi
- Phương thức sử dụng tiền bồi thường và hỗ trợ của người dân bị thu hồi
đất. Tính trung bình có tới 16,92% sử dụng tiền bồi thường để xây dựng, sửa
chữa nhà cửa; 18,25% đầu tư vào sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp
trên tổng số người dân được điều tra.
- Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến tình hình ổn định cuộc sống của hộ
gia đình thể hiện các mặt: việc làm, thu nhập Việc chuyển đổi ngành nghề của địa
phương chậm, thu hút lao động ít, chuyển đổi ngành nghề của hộ mang tính chất
tình thế, thiếu bền vững phần lớn là chuyển sang buôn bán nhỏ hoặc đi làm thuê
các công việc phổ thông không ổn định tại địa phương hoặc các đô thị.
- Tiếp cận các cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội sau khi bị thu hồi đất: hầu hết
các dự án trong đều có đóng góp rất lớn cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công
trình phúc lợi xã hội của địa phương nơi thu hồi đất để thực hiện các dự án.
3.6.4. Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến tình hình an ninh, trật tự xã hội
Theo số liệu điều tra thì 51,7% cho rằng trật tự an ninh tốt hơn so với trước khi
thu hồi đất còn 3,3% trả lời tình hình an ninh kém rất nhiều so với trước. Đối với
nhóm khu và điểm công nghiệp số hộ trả lời tình hình an ninh tốt hơn rất nhiều so với
trước là 31,7% cao hơn so với nhóm các dự án đường giao thông và chỉ có 1,6% cho
rằng an ninh kém đi nhiều so với trước.
3.7. Đề xuất các giải pháp trong công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp và

các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Chương Mỹ
3.7.1 Nhóm giải pháp phục vụ công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
- Các giải pháp phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp: hoàn
thiện hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện, trong đó bản đồ địa chính cần
được ưu tiên triển khai đo đạc lại. Đối với công tác quy hoạch sử dụng đất nói
chung và đất nông nghiệp nói riêng đối với tất cả các cấp phải thực hiện một cách
nghiêm túc và khoa học. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra: đối với cơ quan
doanh nghiệp và đối với người sử dụng đất. Giá đất và giá đền bù phải thực hiện
sao cho phù hợp với thực tế, phải cụ thể bằng luật và phải có các dự tính dự báo



21
trung và dài hạn.
- Khai thác, sử dụng quỹ đất nông nghiệp hiện có trên địa bàn huyện: khai
thác đất nông nghiệp theo các vùng trọng điểm: Vùng 1(vùng bãi): vùng này có ưu
thế phát triển các loại cây màu, rau, hoa, cây ăn quả, đặc biệt là cây lúa chất lượng
cao. Vùng 2 (vùng đồng bằng) đây là vùng trọng điểm sản xuất lúa của huyện.
Vùng 3 (vùng bán sơn địa): Hướng phát triển mô hình cá, lúa – cá, chăn nuôi lợn và
cây công nghiệp, cây ăn quả (cam Canh, bưởi Diễn).
- Giải pháp đối với cán bộ quản lý đất đai: nâng cao trách nhiệm của đội ngũ
cán bộ địa chính từ cấp xã đến cấp huyện; Phân công công việc, trách nhiệm cụ thể
cho từng cán bộ và phải công khai đến thôn, xóm. Mỗi tháng tổ chức họp giao ban
cán bộ địa chính xã, thị trấn 1 lần.
- Nâng cao nhận thức của nhân dân: trước hết, phải tuyên truyền pháp luật về
đất đai để cho dân hiểu, dân ủng hộ, phải nâng cao nhận thức của người dân chấp
hành đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, mọi người dân đều có trách
nhiệm bảo vệ đất và sử dụng đất đúng qui hoạch, kế hoạch và có hiệu quả cao nhất.
3.7.2. Nhóm giải pháp đối với các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành

phố Hà Nội
- Giải pháp về chính sách cho các dự án đầu tư.
- Giải pháp về tổ chức thực hiện các dự án đầu tư: Chính quyền địa phương,
chủ đầu tư khi xây dựng phương án đầu tư từng dự án, phải ghi rõ các chi phí đào
tạo nghề cho người có đất bị thu hồi một cách cụ thể, rõ ràng, công khai để người
dân biết và giám sát quá trình thực hiện. Khi chi trả cho dân, chính quyền các địa
phương cần chú ý hướng dẫn người dân trong việc sử dụng hợp lý và có hiệu quả
số tiền được bồi thường hỗ trợ.
- Giải pháp xử lý các dự án “treo”: giải quyết tốt ngay từ khâu đền bù giải
phóng mặt bằng bằng cách theo sát giá thị trường; bảo đảm phối hợp giữa các khâu
xác định, bàn giao chỉ giới quy hoạch và khâu phê duyệt dự án, không để quá chậm
trễ; các dự án phải được đấu thầu công khai để lựa chọn đối tác đủ năng lực và với
mức giá hợp lý. Đặc biệt, huyện giám sát, thanh tra, kiểm tra tiến độ và có chế tài
xử phạt nghiêm đối với các dự án "treo".
- Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện: tiếp tục hoàn
thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài xử phạt phải



22
thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Cần xây dựng đồng bộ hệ
thống quản lí môi trường trong các nhà máy, khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn
quốc tế. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội.
3.7.3. Nhóm giải pháp đối với người bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
- Giải pháp ổn định cuộc sống cho người dân bị thu hồi đất ở: đối với đất ở,
nên áp dụng mô hình tái định cư tại chỗ nhằm bố trí cho người dân ở lại khu đất
của mình sau khi giải phóng mặt bằng nhằm giảm thiểu các biến động, xáo trộn
không mong muốn vê nơi ở và điểu kiện sinh sống, làm việc của người dân. họ vẫn
có thể tiếp tục duy trì sinh kế của mình, đồng thời cho phép hạ thấp các chi phí về
tái định cư cho cả nhà nước và người dân

- Giải pháp đào tạo nghề và bố trí việc làm cho các hộ dân bị thu hồi đất
nông nghiệp: để đảm bảo việc làm, ổn định đời sống cho những hộ bị thu hồi cần
chuyển đổi nghề phải phù hợp theo những hình thức linh hoạt, sát với yêu cầu của
thị trường lao động và phải phân ra từng loại hình cần đào tạo.
- Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho các hộ dân bị thu hồi đất nông
nghiệp: giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế dựa vào tiền bồi thường giải phóng
mặt bằng, hỗ trợ đào tạo nghề và bố trí việc làm mới phi nông nghiệp
- Giải pháp ổn định tâm lý, tập quán, lối sống, văn hóa cho các hộ dân bị thu
hồi đất: có vai trò to lớn trong cuộc sống cộng đồng, giúp cho cộng đồng tin tưởng,
lạc quan, chuyển thành hành động vừa giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt
đẹp, đồng thời phát triển, sáng tạo những giá trị tốt đẹp góp phần vào thực hiện các
nhiệm vụ chính trị, thực tiễn của Thủ đô.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1 . Kết luận
1. Các loại dự án được nghiên cứu trên địa bàn huyện Chương Mỹ trong giai
đoạn 2000 - 2010 gồm các dự án thuộc nhóm hệ thống giao thông và dự án thuộc
nhóm khu công nghiệp và điểm công nghiệp.
- Các dự án thộc nhóm giao thông gồm: dự án đường Hồ Chí Minh; Dự án
đường Quốc lộ 6; Dự án trục đường kinh tế Bắc-Nam của huyện. Tổng diện tích đất
đai phải thu hồi phục vụ cho nhóm dự án này là: 317,27 ha trong đó đất nông



23
nghiệp là 267,68 ha chiếm 84,37% tổng số đất thu hồi của các dự án. Đất phi nông
nghiệp là 48,79 ha chiếm 15,6 % trên tổng số đất thu hồi của các dự án trên. Tổng
số các xã, thị trấn trên địa bàn huyện có ảnh hưởng là 24/32 xã thị trấn trong toàn
huyện, với tổng số hộ bị ảnh hưởng là: 3252 hộ.

- Các dự án thuộc nhóm khu công nghiệp và các điểm công nghiệp: Bao gồm
dự án khu công nghiệp Miếu Môn; Khu công nghiệp Phú Nghĩa; và 12 điểm công
nghiệp trên địa bàn huyện huyện. Tổng diện tích đất phải thu hồi là 894,76 ha;
Trong đó đất nông nghiệp là: 701,29 ha còn lại là đất phi nông nghiệp và đất chưa
sử dụng. Tổng số hộ bị thu hồi đất là 995 hộ.
2. Trong giai đoạn 2000 - 2010, các dự án trên địa bàn huyện Chương Mỹ có
những tác động đến công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp:
- Diện tích đất nông nghiệp giảm đi nhanh chóng để phục vụ cho các dự án.
Trong giai đoạn 2000 - 2010 diện tích đất nông nghiệp giảm 1027,68 ha trong đó
dành cho các dự án là 969,02 ha; như vậy trung bình mỗi năm giảm 96,90 ha.
- Diện tích đất nông nghiệp mất đi dẫn đến diện tích sản xuất nông nghiệp
giảm đi; Số lao động mất việc làm và chuyển đổi việc làm cũng tăng lên. Tính
trung bình cứ 1 ha đất nông nghiệp mất đi sẽ làm ảnh hưởng đến 4,2 hộ gia đình và
ảnh hưởng đến 6,5 lao động.
- Các dự án đầu tư khi thực hiện trên địa bàn huyện đã tác động đến giá đất
nông nghiệp (tăng so với nhà nước khoảng 3 - 5 lần), giá đất ở nhất ở các trục giao
thông chính (tăng so với nhà nước khoảng 7 - 10 lần). Bên cạnh đó các khu và
điểm công nghiệp hình thành còn kéo theo vấn đề về giá các loại dịch vụ trong đó
có vấn đề về nhà ở cho người lao động.
3. Các dự án đầu tư cũng gây ảnh hưởng đến môi trường: cho dù đến nay
chưa xảy ra ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện do các dự án trên mang lại;
nhưng cũng vẫn phải cần được cảnh báo trước; vì hiện nay môi trường bắt đầu có
các dấu hiệu nhiễm bẩn trên khu vực các khu công nghiệp, hay các điểm công
nghiệp (như nhiễm bẩn nước khu công nghiệp Phú Nghĩa).
4. Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến sinh kế của người dân
- Các dự án đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong giai đoạn 2000 - 2010 từ
24,5% năm 2000 xuống còn 10,3% năm 2010.
- Các dự án còn tham gia vào tăng trường GDP hàng năm của huyện, và




24
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 2000 - 2010. Tốc độ tăng trưởng GDP
bình quân 5 năm trở lại đây của huyện đạt 14,6% (năm 2006 - 2010). Trong đó năm
2010 nông – lâm – thủy sản chiếm tỷ trọng 22%, công nghiệp – xây dựng chiếm
42%, Thương mại - dịch vụ chiếm 36%.
- Phân tích các nhân tố cơ bản ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến phát triển
kinh tế xã hội ở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội và sinh kế của người dân
cho thấy: Nhân tố kinh tế - xã hội có tác động ảnh hưởng đến sự tăng trưởng về
công nghiệp, dịch vụ và mở rộng các khu công nghiệp, điểm công nghiệp và các
khu đô thị mới, hạ tầng kỹ thuật kéo theo sự biến động lớn về đất đai. Biến động
đất đai theo hai xu hướng tích cực và tiêu cực đó là: tạo cho người dân nhận thức
và thay đổi tập quán sản xuất, thích nghi dần với nền sản xuất công nghiệp dịch vụ
hàng hóa. Nhưng lại làm cho đất nông nghiệp giảm đi lao động dư thừa, nhàn dỗi
nhất là các đối tượng không được đào tạo hay quá tuổi đào tạo.
5. Các giải pháp được đề xuất cho công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp
và các dự án đầu tư trong luận án này là các nhóm giải pháp có tính khả thi cao,
thiết thực với địa phương và gồm 3 nhóm chính: Nhóm giải pháp cho công tác quản
lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Chương Mỹ. Nhóm giải pháp đối
với các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Chương Mỹ. Nhóm giải pháp đối với đối
tượng bị thu hồi đất nông nghiệp.
2. Kiến nghị
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi còn thấy một số vấn đề cần phải giải
quyết và nghiên cứu tiếp.
1. Các chính sách pháp luật đất đai nhằm nâng cao nhận thức cho người sử
dụng đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng.
2. Cần có các cơ sở khoa học để phân bố lại đất nông nghiệp cho người sử
dụng đất trong thời gian từ 2013 đến các năm tiếp theo.
3. Nghiên cứu đầu tư của các dự án đối với nông nghiệp khi các dự án sử
dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

4. Cần có các chính sách phục vụ cho người sử dụng đất tích cực đầu tư vào
đất đai nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, khai thác đất đai đến mức cao nhất.

×