Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

De thi DH 2009 (so 6)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.71 KB, 5 trang )

TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2009
PHAN NGỌC HIỂN - CÀ MAU Môn thi : LỊCH SỬ - KHỐI C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Trình bày ngắn gọn những thắng lợi trên mặt trận quân sự của quân dân ta
từ 1946 – 1954 ?
Câu II (3,0 điểm)
Nêu những thắng lợi của quân dân miền Nam sau Hiệp đònh Pari
(27/1/1973)? Tác dụng của nó đối với cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ?
Câu III (2,0 điểm)
Nêu hoàn cảnh lòch sử, nội dung cơ bản của đường lối đổi mới đất nước về
kinh tế và chính trò của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986 – 2000) ?
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc câu IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn (3,0 điểm)
Từ sau “chiến tranh lạnh”, thế giới có những thay đổi như thế nào? Sự thay
đổi đó ảnh hưởng như thế nào đến các quốc gia dân tộc trên thế giới ở thế kỷ
XXI ?
Câu IV.b. Theo chương trình nâng cao (3,0 điểm)
Hãy nêu những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa ngày nay ? Tại
sao nói: Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát
triển ?
.......................Hết.....................
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thò không giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (2,0 đ)
- Mở đầu kháng chiến toàn quốc chống Pháp (19/12/1946) quân ta chủ động tiến
công Pháp ở thủ đô Hà Nội và các đô thò khác ở phía Bắc, nhằm tiêu hao, giam chân đòch,


phá tan âm mưu “đánh úp” của chúng, chuyển đất nước sang thời chiến, chuẩn bò cho cuộc
chiến đấu lâu dài, toàn dân, toàn diện.
- Chiến dòch Việt Bắc thu – đông 1947, là chiến dòch phản công đầu tiên của ta
giành thắng lợi. Cuộc kháng chiến chống Pháp chuyển sang giai đoạn mới: Pháp buộc phải
chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài” với ta.
- Chiến dòch Biên giới thu – đông 1950, là chiến dòch tiến công lớn đầu tiên của ta
giành thắng lợi, mở ra giai đoạn phát triển của cuộc kháng chiến.
- Từ 1951 – 1953, ta liên tiếp mở những chiến dòch tiến công đòch nhằm tiêu diệt
sinh, giải phóng đất đai, phá tan âm mưu đẩy mạnh chiến tranh của thực dân Phap và can
thiệp Mỹ, giữ vững thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
- Thắng lợi lớn nhất là chiến cuộc đông – xuân 1953 – 1954 và đỉnh cao là chiến
dòch lòch sử Điện Biên Phủ đã giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng quyết đònh này đã
chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.
- Thắng lợi của chiến dòch ĐBP cùng với sự ủng hộ của nhân dân thế giới, buộc thực
dân Pháp phải kí Hiệp đònh Giơnevơ (21/7/1954), lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Câu II (3,0 đ)
a. Những thắng lợi của quân dân miền Nam:
- Sau Hiệp đònh Paris 1973, Mó vẫn tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính
quyền Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp đònh Paris, tiến hành
chiến dòch “tràn ngập lãnh thổ”, mở những cuộc hành quân “bình đònh - lấn chiếm” vùng
giải phóng của ta, tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Nhân dân miền Nam
tiếp tục chống âm mưu và hành động mới của Mó và chính quyền Sài Gòn, đạt một số kết
quả nhất đònh.
- Tháng 7/1973, Hội nghò Trung ương lần thứ 21 nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách
mạng miền Nma trong giai đoạn hiện tại là tiếp tục cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân
bằng con đường cách mạng bạo lực, phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu
tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trò, ngoại giao. Thực hiện nghò quyết 21, quân dân
miền Nam kiên quyết đánh trả đòch, bảo vệ và mở rộng vùng giải phóng.
- Cuối năm 1974 đầu năm 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự Đông – Xuân vào
hướng Nam Bộ, trọng tâm là đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, giành thắng lợi

lớn trong chiến dòch đánh Đường 14 – Phước Long, loại khỏi vòng chiến 3000 đòch, giải
phóng Đường 14, thò xã và toàn tỉnh Phước Long. Chính quyền Sài Gòn phản ứng mạnh, đưa
quân chiếm lại nhưng thất bại, còn Mó chỉ phản ứng yếu ớt, dùng áp lực từ xa.
- Nhân dân miền Nam đẩy mạnh đấu tranh chính trò, ngoại giao, tố cáo Mó và chính
quyền Sài Gòn vi phạm Hiệp đònh Paris, nêu cao tính chính nghóa cuộc chiến đấu của nhân
dân ta, đòi lật đổ chính quyền Nguyễn Văn thiệu, thực hiện các quyền tự do, dân chủ.
- Tại vùng giải phóng, nhân dân ta ra sức khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, tăng
nguồn dự trữ chiến lược cho cuộc chiến đấu hoàn thành giải phóng miền Nam.
b. Tác dụng :
- Những thắng lợi trên đã làm cho thế và lực giữa ta và đòch thay đổi có lợi cho ta :
Lực lượng của ta ngày càng lớn mạnh; lực lượng của đòch đã suy yếu cả về chính trò, tinh
thần và sức chiến đấu. Tất cả điều đó làm cho thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam
nhanh chóng chín muồi.
- Vùng giải phóng được xây dựng vững mạnh, đảm bảo yêu cầu của hậu phương tại
chỗ cho tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.
Câu III (2,0 đ)
a. Hoàn cảnh lòch sử :
- Sau 10 năm thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1985), cách mạng
XHCN ở nước ta đạt nhiều thành tựu và ưu điểm đáng kể, song cũng gặp không ít khó khăn,
khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước kết là về kinh tế – xã hội.
- Nguyên nhân cơ bản: do ta mắc phải “sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ
trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”
- Để khắc phục sai lầm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, Đảng và nhà nước ta
phải tiến hành đổi mới.
- Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của
cách mạng KHKT.
- Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của Liên Xô và các nước XHCN khác
=> Đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải đổi mới.
b. Nội dung đường lối đổi mới
- Đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (12.1986), được điều chỉnh, bổ sung và phát triển

tại Đại hội VII (1991), VIII (1996), IX (2001).
- Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của CNXH, mà làm cho những mục tiêu ấy
được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về CNXH, những hình thức,
bước đi và biện pháp thích hợp.
Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế và chính trò đến tổ chức, tư tưởng, văn
hóa. Đổi mới kinh tế và chính trò gắn bó mật thiết, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.
* Về kinh tế: Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, bao cấp, hình thành cơ chế thò
trường; Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, nghề, nhiều quy mô, trình
độ công nghệ; Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo đònh hướng XHCN, mở
rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
* Về chính trò : Xây dựng Nhà nước XHCN, Nhà nước của dân, do dân và vì dân;
Xây dựng nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân; Thực hiện chính
sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghò, hợp tác.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Câu IV.a. (3,0 đ)
a. Từ sau “chiến tranh lạnh”…..
- Chủ nghóa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô tan rã, khối Vaxava và khối SEV tự giải
thể, trật tự thế giới hai cực bò sụp đổ, thế giới đang tiến tới xác lập trật tự đa cực, nhiều
trung tâm với sự vươn lên đua tranh mạnh mẽ của các cường quốc như Mỹ, Liên minh châu
u, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc.
- Do sự tan rã của Liên Xô, dựa vào sự vượt trội về kinh tế, khoa học-kỹ thuật và
quân sự, giới cầm quyền Mỹ ráo riết tiến hành nhiều chính sách và biện pháp để thiết lập
một trật tự thế giới “đơn cực” để Mỹ làm bá chủ thế giới. Tuy nhiên, giữa tham vọng to lớn
làm bá chủ thế giới và khả năng hiện thực của Mỹ là một khoảng cách không nhỏ.
- Hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng
tâm, đẩy mạnh sản xuất, chạy đua phát triển kinh tế, tham gia các liên minh kinh tế…
- Hoà bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực tình hình lại không ổn đònh
với những cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài (bán đảo Bancăng, một nước
châu Phi và Trung Á)
- Với sự tiến triển của xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển, các dân tộc hy vọng về

một tương lai tốt đẹp của loài người, nhưng sự kiện ngày 11/9/2001 ở Mỹ mở đầu một thời
kỳ biến động lớn, đặt các quốc dân tộc đứng trước thách thức của chủ nghóa khủng bố. Nó
gây ra những tác động lớn, phức tạp đối với tinh hình chính trò thế giới và quan hệ quốc tế.
b. nh hưởng đến các quốc gia dân tộc trên thếù giới…
-Đứng trước những thời cơ phát triển thuận lợi: Giao lưu, hợp tác về mọi mặt, tiếp
thu văn hoá và khoa học công nghệ, học hỏi kinh nghiệm, mở rộng thò trường ….vươn lên
theo kòp thời đại.
-Đối mặt với những thách thức vô cùng gay gắt: Cạnh tranh quyết liệt; nguy cơ của
chủ nghóa khủng bố; dễ bò hoà tan về chính trò, xã hội, văn hoá vv
Câu IV.b. (3,0 đ)
a. Những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa là :
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn, nhất là các công ty
khoa học – kó thuật.
- Sự ra đời của các tổ chức liên kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực :
IMF, EU, ASEAN, APEC, ASEM…
b. Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát
triển:
* Thời cơ :
- Từ sau Chiên tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế
giới bò đẩy lùi. Xu thế chung của thế giới là hòa bình, ổn đònh và hợp tác phát triển.
- Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng
điểm; tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực và quốc tế.
- Các nước đang phát triển có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư, kó thuật, công
nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài, nhất là tiến bộ khoa học – kó thuật, để có thể “đi
tắt đón đầu”, rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.
Như thế, bối cảnh chung của thế giới là có nhiều cơ hội và thuận lợi cho các nước
trong công cuộc phát triển đất nước. Vấn đề là các nước phải có tầm nhìn và không bỏ lỡ
thời cơ.

* Thách thức :
- Các nước đang phát triển phải nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm
con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế : phát huy thế mạnh, hạn
chế đến mức thấp nhất những rủi ro, bất lợi và cả sai lầm để có những bước đi thích hợp, kòp
thời.
- Phần lớn các nước đang phát triển đều từ điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ
dân trí thấp, hạn chế nhiều về nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Sự cạnh tranh quyết liệt của thò trường thế giới và các quan hệ kinh tế quốc tế còn
nhiều bất bình đẳng, gây nhiều thiệt hại đối với các nước đang phát triển.
- Vốn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay nợ.
- Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữa truyền thống
và hiện đại.
- Những nguy cơ về ô nhiễm môi trường (khí hậu, nguồn nước, đất đai, xử lí chất
thải…).
------------------------------

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×