Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

SU DUNG HOP GIUA PHAT GIAO VOI VAN HOA DAN TOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.78 KB, 3 trang )

Sửù dung hụùp

Ngun: eva.vn

gia Pht giỏo vi vn húa dõn tc
THCH KHễNG T

P

ht giỏo du nhp vo Vit Nam t u Cụng
nguyờn v tn ti, phỏt trin chan hũa vi
dõn tc cho n tn hụm nay ó hn 2.000
nm. Nu thi gian l thc o ca chõn lý
thỡ vi b dy lch s ú, o Pht ó khng
nh chõn giỏ tr ca mt tụn giỏo ln trờn t nc ny.
Pht giỏo khụng xuyờn tc v luụn tụn trng nhng
h t tng, tớn ngng tụn giỏo ó cú trc hoc sau
khi Pht giỏo cú mt ti Vit Nam. Trong cỏc lnh vc
xó hi, vn húa, chớnh tr, c bit l xột trờn khớa cnh
h thng t tng thỡ o Pht ó trc tip hoc giỏn
tip gúp phn hỡnh thnh mt quan nim sng, nhng
giỏ tr, chun mc trong sinh hot ca ngi Vit Nam.
Cú nhng nh nghiờn cu cho rng o Pht ó gúp
phn to nờn ct cỏch con ngi Vit Nam qua nhng

10

VN HO A PHấ T GIA O 15 - 3 - 2016

c tớnh on kt, nhõn ỏi, hũa hiu v bao dung.
Khụng nhng th, giỏ tr t tng v thỏi ng x


Pht giỏo ó hũa quyn vi truyn thng vn húa dõn
tc Vit, tr thnh di sn quý bỏu li cho hu th.
Nhõn dõn Vit Nam ún nhn Pht giỏo, xem l bn
ng hnh cựng dõn tc trong sut tin trỡnh lch s.
Do vy, khi tỡm hiu nhng giỏ tr truyn thng, vn
húa ca Vit Nam thỡ chỳng ta bt gp loi hỡnh vn
húa Pht giỏo ó cú mt cựng vi vn húa dõn tc.
ng thi, khi tỡm hiu quan im, li sng, nim tin
ca ngi Pht t Vit Nam chỳng ta cng nhỡn thy
nhng giỏ tr o c, truyn thng vn húa ngi
Vit Nam. Cú th núi, nim tin tụn giỏo ca tớn Pht
giỏo Vit Nam cú s dung hp gia cỏc giỏ tr truyn
thng vn húa dõn tc vi t tng, trit lý Pht giỏo


được thể hiện qua các quan niệm nhân sinh quan, thế
giới quan, đạo đức, văn học nghệ thuật, kiến trúc điêu
khắc,… cho đến lời ăn tiếng nói trong sinh hoạt hằng
ngày của tín đồ. Nổi bật nhất là các đặc điểm sau:
Sự thờ cúng
Phật giáo vốn là một tôn giáo xuất thế, nhưng Phật
giáo Việt Nam có chủ trương nhập thế. Nhờ tinh thần
nhập thế sinh động Phật giáo đi vào dân gian, dung
nạp với các tín ngưỡng bản địa như thờ các vị thần, các
vị thánh, các vị thành hoàng thổ địa và các anh hùng
dân tộc, ông bà tổ tiên… để cầu xin phước lộc, cầu
xin tất cả  những gì mà cuộc sống con người cần có.
Đây là điều các quốc gia Phật giáo khác không có. Sự
dung hòa này khiến cho Phật giáo có sức sống lâu bền
trong lòng dân tộc. Đồng thời các tín đồ không những

có niềm tin vào Tam bảo mà còn có cả niềm tin vào
các vị thần linh của tín ngưỡng dân gian. Ta dễ dàng
nhận thấy ở tín đồ Phật giáo Việt Nam tính đời trội hơn
tính đạo, họ thích cầu xin phước lộc, bình an hơn là tôi
luyện trí tuệ, học hỏi giáo lý.
Quan niệm tư tưởng, lối sống
Người Việt Nam vốn có đức tính yêu nước, hiếu hòa,
đoàn kết, nhân nghĩa, thủy chung,… biểu hiện trong
các đạo lý, truyền thống như “Uống nước nhớ nguồn,
ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Tôn sư trọng đạo”, “Thương
người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách”, “Ở
hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”… những truyền thống
tốt đẹp đó có nhiều nét tương đồng với giáo lý đạo
Phật như “tứ ân”, “từ bi, hỷ xả”, “vô ngã, vị tha”, “cứu
nhân độ thế”, “nhân quả, nghiệp báo” và tại Việt Nam
nó được hòa quyện, ảnh hưởng sâu đậm đến lối sống,
niềm tin của người Phật tử. Họ tin vào nhân quả, tin sự
chứng giám anh minh của Phật, tin ở hiền gặp lành, tin
có một Phật Bà nghìn mắt, nghìn tay thấu hiểu mọi khổ
đau của chúng sinh, và tin sự trợ giúp của các vị Thần
nơi cửa Phật. Quả thật vậy, sự hòa quyện tương quan
này tạo nên nét đẹp không chỉ trong đời sống tín đồ
Phật giáo mà lan tỏa khắp mọi giai tầng trong xã hội
Việt Nam, từ trong giới bình dân cho đến giới trí thức.
Như vậy, từ khi có mặt ở Việt Nam, Phật giáo đã vận
dụng linh hoạt tinh thần nhập thế tích cực tạo nên sự
kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa giữa văn hóa Phật giáo
và văn hóa dân tộc theo mô thức “Kính Phật – Phụng
đạo” ảnh hưởng sâu đậm đến tình cảm và tiềm thức
của tín đồ Phật giáo.

Văn học
Xét trên khía cạnh nền văn học bác học, văn hóa
Phật giáo đã dung hòa vào văn hóa dân tộc vô cùng
phong phú. Các tác phẩm Cung oán ngâm khúc của
Nguyễn Gia Thiều, Truyện Kiều của Nguyễn Du, cho đến
các tác phẩm văn học thời Lý - Trần đã nói lên một cách

hùng hồn sự đóng góp rất lớn của triết học Phật giáo
cho nền văn học Việt Nam.
Một số tác phẩm văn học dân gian thời Lê - Nguyễn
như truyện Tấm Cám là Phật thoại lưu truyền rộng khắp;
truyện bà Ỷ Lan - một hiện thân của cô Tấm lan rộng
khắp Kinh Bắc; truyện Quan Âm Thị Kính ở Hải Dương là
đỉnh cao của văn học Phật giáo dân gian, trong truyện
này dân gian đã chuyển hóa giới tính của Bồ-tát Quan
Thế Âm từ nam tính ở Ấn Độ sang nữ tính tạo ra Quan
Âm Thị Kính, tượng trưng cho tấm lòng vị tha, cứu nhân
độ thế, tinh thần lạc quan và niềm tin vững chắc vào
một tương lai tươi sáng của người dân Việt Nam. Như
vậy, Phật giáo đã được dân gian tiếp nhận trở thành
Phật giáo dân gian. Đây cũng là một nguyên nhân giải
thích niềm tin của tín đồ Phật giáo Việt Nam mang âm
hưởng dân gian nhiều hơn là Phật giáo chính thống.
Kiến trúc, hội họa
Chúng ta thấy đặc trưng ngôi chùa ở Việt Nam có
sự hài hòa của con người vào thiên nhiên. Con người
và tổng thể có núi, sông, cây cỏ… tạo cảm giác khoan
thai, thanh thoát. Tôn trọng tự nhiên, sống hài hòa với
tự nhiên đã trở thành một trong những lẽ sống của
người Phật tử. Ngoài ra, trong chùa có mái cong, câu

đối, hoành phi, bia đá làm tăng thêm vẻ trang trọng, cổ
kính, tĩnh lặng, huyền hư. Điều này chứng tỏ khuynh
hướng thẩm mỹ trong kiến trúc Phật giáo mang tính
nghệ thuật dân tộc rất cao bởi ảnh hưởng điều kiện và
môi trường sống của người Việt.
Phong tục tập quán
Phong tục tập quán thể hiện tính đặc thù về giá trị
văn hóa mang bản chất truyền thống của mỗi dân tộc.
Phong tục tập quán Việt Nam trong quá trình tồn tại
và phát triển đã chịu nhiều tác động của nhiều trào
lưu văn hóa khác nhau. Trong đó Phật giáo đã dự phần
quan trọng trong việc định hình và duy trì không ít các
tập tục dân gian vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay. Có
thể đề cập đến những tập tục phổ biến trong đời sống
hằng ngày thể hiện niềm tin của người dân Việt Nam
nói chung và tín đồ Phật giáo nói riêng như:
- Lễ hội và hành hương: Chùa là nơi linh thiêng để
gửi gắm niềm tin. Chính niềm tin ấy tạo động lực cho
tín đồ tổ chức hành hương về các Phật tích vào dịp đầu
năm hay các ngày sóc vọng (15 và mồng 1). Họ tin rằng
hái lộc và lễ chùa đầu xuân sẽ đem lại nhiều may mắn và
tốt lành cho bản thân, gia đình trong năm mới. Điều đặc
biệt là vào các dịp lễ hội tưng bừng như Tết Nguyên đán,
Phật đản, Vu-lan báo hiếu, hội Lim, hội Chùa Hương,…
hiện không còn là ngày lễ của riêng Phật giáo mà đã trở
thành ngày lễ chung của rất nhiều người dân Việt Nam.
- Tập tục ăn chay, thờ Phật, phóng sanh và bố thí:
Ăn chay và thờ Phật là việc đi đôi với nhau của tín đồ
Phật giáo Việt Nam. Tuy nhiên, người Phật tử thờ Phật


15 - 3 - 2016 VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O

11


Nguồn: chuahoangphap.com.vn

đã đành, nhiều người không phải là Phật tử cũng dùng
tượng Phật hay tranh ảnh có yếu tố Phật giáo để thờ
cúng, chiêm ngưỡng, trang trí cho cảnh nhà thêm đẹp
và trang nghiêm. Ăn chay cũng vậy, người Việt Nam
không riêng gì tín đồ dù không phải là Phật tử cũng
thích ăn chay. Tập tục này đã ảnh hưởng sâu rộng
trong mọi giai tầng xã hội. Có thể nói ăn chay, thờ Phật
đã trở thành truyền thống văn hóa của người dân Việt
Nam từ xưa đến nay.
Cũng xuất phát từ tinh thần từ bi cứu khổ của đạo
Phật và truyền thống văn hóa đạo đức bao dung, nhân
hậu của dân tộc “lá lành đùm lá rách”, “thương người
như thể thương thân” mà việc từ thiện, bố thí, phóng
sanh đã ăn sâu vào đời sống sinh hoạt của tín đồ. Họ
tin rằng làm việc thiện sẽ gặt hái nhiều phước báo
nên đến ngày rằm và mùng một, tín đồ thường hay
mua chim, cá, rùa… để đem về chùa chú nguyện rồi
phóng sanh. Người ta cũng thích làm phước bố thí và
sẵn sàng giúp đỡ kẻ nghèo khó, hoạn nạn… Tuy nhiên,
trong xã hội hiện đại những biểu hiện mang tính chất
hình thức trên đang dần bị thu hẹp. Thay vào đó tín đồ
thường tham gia vào các hoạt động cứu trợ, tương tế
cho đồng bào gặp thiên tai, hoạn nạn, hay những gia

cảnh gặp khó khăn.
- Tập tục ma chay, cưới hỏi: Về ma chay, người Việt
Nam vốn có truyền thống nhớ ơn tổ tiên, người Việt dù
có đạo hay không có đạo đều nghĩ rằng chết không
phải là hết mà về với ông bà tổ tiên (sanh ký tử quy),
nên ma chay theo phong tục của người Việt Nam trước
đây rất là phiền phức và hao tốn. Tuy nhiên có sự ảnh
hưởng của Phật giáo thì tang lễ diễn ra đơn giản và
trang nghiêm hơn. Khi trong gia đình có người qua đời,
tín đồ đến chùa thỉnh Tăng Ni về nhà để giúp đỡ phần
tang lễ và cầu nguyện cho người chết (thường gọi là

12

VÙN HOÁ A PHÊÅ T GIAÁ O 15 - 3 - 2016

làm ma chay). Ngày nay, các tín đồ thường đem di ảnh,
bát hương, tro cốt người quá cố về chùa để thờ vì niềm
tin rằng người mất nhờ sớm tối nghe lời kinh tiếng kệ
mà nhẹ nhàng siêu thoát về với cõi Phật.
Về cưới hỏi, ở Việt Nam tầm ảnh hưởng của vấn đề
này đến Phật giáo tỏ ra ít phức tạp hơn so với Thiên
Chúa giáo hay Hồi giáo. Trước khi tiến tới hôn nhân,
nhiều đôi bạn trẻ theo truyền thống Phật giáo tự
nguyện đến chùa khấn nguyện Phật phù hộ cho mối
lương duyên của họ được trăm năm hạnh phúc. Đến
ngày cưới hỏi, họ được hướng dẫn về chùa để làm Lễ
hằng thuận trước khi rước dâu. Đó là nghi lễ chúc phúc
ngắn gọn kèm theo một số lời khuyên dạy về đạo đức
làm hành trang cho cuộc sống mới của hai vợ chồng.

Ngoài những hành vi tôn giáo chịu ảnh hưởng của
phong tục tập quán kể trên, chúng ta còn thấy một số
tập tục khác cũng tương đối phổ biến và ít nhiều lan
tỏa trong niềm tin của tín đồ Phật giáo như: đốt vàng
mã, coi ngày giờ, cúng sao hạn, xin xăm, bói quẻ.
Qua việc phân tích trên chúng ta nhận thấy dân tộc
Việt Nam có duyên là đã tiếp nhận đạo Phật và xây
dựng nên Phật giáo Việt Nam, đạo Phật có cái duyên
là tìm được chỗ đứng trong lòng dân tộc Việt Nam…
Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh đó đã thể hiện vai
trò quan trọng về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,
giữ gìn hồn thiêng sông núi.
Các tầng lớp nhân dân trong xã hội đã và đang tìm
thấy ở Phật giáo nhiều giá trị hữu ích. Đây là điều kiện
thuận lợi cho niềm tin vào Phật giáo phát triển. Bởi lẽ
trong bối cảnh đó con người cần đến tôn giáo để gửi
gắm niềm tin, giải tỏa áp lực, nương tựa tinh thần và
nuôi dưỡng hy vọng vào một tương lai tươi sáng, tốt
đẹp hơn cho cá nhân, gia đình, xã hội. 



×