BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
Tư liệu địa lí phổ thông
ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM
ĐỀ THI ĐẠI HỌC ,CAO ĐẲNG NĂM 2009
Môn thi: ĐỊA LÝ, Khối C
(Đáp án- thang điểm có 04 trang)
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu Ý Nội dung Điểm
I Tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta. Ảnh hưởng của thiên nhiệt nhiệt đới
đến nông nghiệp.
2,00
1 Tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta 0,50
-Tính chất nhiệt đới : Vị trí địa lí nước ta nước ta nằm trọn trong vùng nhiệt đới của
nửa cầu Bắc. Bất cứ nơi nào trên lãnh thổ nước ta một năm có 2 lần Mặt Trời mọc thiên
đỉnh, khiến cho lãnh thổ nước ta ở đâu cũng nhận được lượng nhiệt lớn vì vậy hằng năm
trên cả nước đều nhận được lượng bức xạ lớn (130Kcal/cm
2
/năm), cân bằng bức xạ
quanh năm dương (75Kcal/cm
2
/năm), ; nhiệt độ trung bình năm cao trên 20
0
C (từ 23-
27
0
C) ( trừ vùng núi cao); nhiều nắng : tổng số giờ nắng từ 1600- 3000 giờ/ năm tổng
nhiệt độ hoạt động trong năm trên 8000
0
C.
-Tính chất ẩm: Nước ta là một bán đảo , nằm trên bờ biển Đông ( thuộc Tây Thái Bình
Dương ). Nhờ tác động của Biển Đông , cùng các khối khí xuất phát và vượt qua các
vùng biển nóng - ẩm khác nhau , khi đến nước ta lại gặp các địa hình chắn gió và các
nhiễu động của khí quyển đã tạo nên mưa lớn, lượng mưa trung bình từ 1500-2000
mm/năm . Những nơi có sườn núi đón gió biển hoặc núi cao – lượng mưa tới 3500-
4000mm/năm . Độ ẩm tương đối trên 80% ( trừ một số vùng khuất gió như: Tây Nghệ
An, cực Nam Trung Bộ có độ ẩm kém hơn).
0,25
0,25
2 Ảnh hưởng của thiên nhiệt đới gió mùa đến nông nghiệp 1,50
a)- Tích cực:
-Đất: Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa , nước ta có tài nguyên đất
phong phú , với nhóm đất phù sa ở đồng bằng, nhóm đất feralit (đỏ vàng , đỏ nâu)…
phát triển trên nhiều loại đá mẹ khác nhau , chủ yếu ở vùng đồi núi , đây là nguồn tài
nguyên đặc biệt quan trọng cho sản xuất nông nghiệp , tạo điều kiện để trồng lúa và hoa
màu , trồng cây công nghiệp hàng năm và lâu năm , phát triển đồng cỏ để chăn nuôi gia
súc , phát triển rừng…
-Biển: Nước ta có vùng biển rộng nằm trên Biển Đông , một biển nhiệt đới ở Tây Thái
Bình Dương , giàu các sinh vật biển ( chủ yếu có nguồn gốc nhiệt đới); ven biển nhiều
đảo , vùng vịnh , cửa sông ,vừa có giá trị đánh bắt , vừa có giá trị nuôi trồng hải sản.
-Nước: Trên đất liền lại nhiều sông ngòi , kênh rạch ao hồ , diện tích đất mặn nước vừa
là nguồn nước , nguồn phù sa quan trọng cho trồng trọt , vừa mở ra khả năng lớn để nuôi
trồng thủy sản,…đưa nước ta thành quốc gia có ngành thủy sản phát triển.
- Khí hậu+ sinh vật: Nước ta có nguồn nhiệt ,ẩm cao , số giờ nắng nhiều ; phần lãnh thổ
phía Bắc có mùa đông lạnh ,… tạo điều kiện cho nông nghiệp tăng vụ , tăng năng suất
cây trồng , vật nuôi ; đa dạng hóa nông sản ( nhiệt đới , cận nhiệt ,ôn đới).
b)-Tiêu cực:
- Bên cạnh những thuận lợi thì thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa cũng nhiều khó khăn ,
hạn chế cho sản xuất nông nghiệp:
+ Xói mòn , rửa trôi đất màu có tốc độ nhanh, đặc biệt trên đất dốc với lớp phủ thực vật
bị tàn phá .
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
1
+ Qua trình mặn hóa . phèn hóa đất trồng ở những vùng trũng, ven kênh rạch, sông ngòi
và vùng đất thấp ven biển gây khó khăn, tốn kém trong việc cải tạo những loại đất trồng
này.
+ Biển Đông và vùng Tây Thái Bình Dương nhiều bão và áp thấp nhiệt đới , hằng năm
gây hại không nhỏ cho trồng trọt , nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với những biến động thất thường gây trở ngại nhiều
cho nông nghiệp : úng ngập , hạn hán , rét đậm , rét hại … đã phát sinh nhiều dịch bệnh
cho cây trồng , vật nuôi … làm cho sản xuất nông nghiệp trở nên bấp bênh.
0,25
II Chuyển dịch cơ cấu trong lãnh thổ trong công nghiệp. Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng
công nghiệp cao
3,00
1 Chuyển dich cơ cấu lãnh thổ trong công nghiệp 1,50
-Việc phát huy thế mạnh của từng vùng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế và tăng cường
hội nhập quốc tế đồng thời cùng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành đã dẫn tới sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và phân hoá sản xuất giữa các vùng trong cả nước, trong đó có công
nghiệp.
-Những năm đầu xấy dựng chủ nghĩa xã hội, việc cải tạo và xây dựng mới một số trung
tâm công nghiệp đã dẫn đến hình thành một mạng lưới trung tâm công nghiệp ở đồng
bằng và trung du Bắc Bộ như: Hà Nội.., Việt Trì.., Hải Phòng.., Nam Định..cũng thời
gian này ở Miền Nam đã xây dựng thành phố Sài Gòn, Biên Hoà, Đà Nẵng thành các
trung tâm sản xuất hàng tiêu dùng, nhất là dệt và chế biến thực phẩm.
-Những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, phần lớn các cơ sở công
nghiệp phía các tỉnh phía Bắc sa sút, nhất là công nghiệp nặng, làm cho các vùng ĐBSH,
TD& MNBB giảm tỉ trọng rất mạnh. Trong khi đó ĐNB nhờ phát huy các thế mạnh của
mình đã chiếm tỷ trọng cao về công nghiệp so với cả nước (chiếm 56% năm 2006).
-Hiện nay trong cả nước đã hình thành được các khu vực tập trung công nghiệp, các cụm
công nghiệp với mức độ chuyên môn hoá và hợp tác hoá cao..(DC), đã hình thành được
các trung tâm công nghiệp rất lớn như TP Hồ Chí Minh, các trung tâm công nghiệp lớn
như Hà Nội, Biên Hoà
-Cả nước đã hình thành các vùng (địa bàn) kinh tế trọng điểm, cùng với việc quy hoạch
các tam giác tăng trưởng ở ĐBSH (HN- HP- QN) và tứ giác động lực ở ĐNB ( TPHCM-
TDM- BH- VT) tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với công nghiệp.
-Sự phân bố công nghiệp nước ta hiện nay bên cạnh chịu tác động của lịch sử, nguồn
nguyên liệu, yếu tố thị trường còn đặc biệt quan tâm đến vấn đề môi trường, chính trị và
an sinh xã hội.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2 Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất cả nước vì: 1,50
- Vị trí địa lí thuận lợi : tiếp giáp với những vùng giàu tài nguyên , thuận lợi cho sự giao
lưu với các vùng và các nước…là trung tâm địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam..
- Tài nguyên và nguồn nguyên liệu dồi dào :
+ Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước …ngư trường lớn…nguồn
nguyên liệu…
+ Nơi tập trung khoáng sản dầu khí trữ lượng lớn nhất cảng nước ta và đang được khai
thác có hiệu quả.
-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật hoàn thiện nhất cả nước .
-Tập trung lực lượng lao động có trình độ kĩ thuật và tay nghề cao của cả nước , người
dân ở đây rất nhạy bén với cơ chế thị trường.
- Có đường lối phát triển năng động, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
III Tính giá trị xuất khẩu, nhập khẩu. Vẽ biểu đồ. Nhận xét 3,00
2
1 Tính: 0,50 0,50
GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA THỜI KÌ 1988- 2007
(Đơn vị: triệu USD)
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu
1988 1.038,4 2.756,7
1990 2.404,0 2.752,4
1992 2.580,7 2.540,7
1995 5.448,9 8.155,4
1999 11.540,0 11.622,0
2005 32.233,0 36.881,0
2007 (sơ bộ) 48.561,4 62.682,2
0,50
2 Vẽ biểu đồ 1,50
a)-Xử lí sô liệu:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU NƯỚC TA
THỜI KÌ 1988- 2007
(Đơn vị: %)
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu
1988 100,0 100,0
1990 231,5 99,8
1992 248,5 92,2
1995 524,7 295,8
1999 1.111,3 421,6
2005 3.104,1 1.337,9
2007 (sơ bộ) 4.676,6 2.273,8
b)- Vẽ:
-Biểu đồ đường chung gốc: Năm 1988= 100,0
-Chính xác về khoảng cách chia trên hai trục
-Có chú giải và tên biểu đồ
-Chính xác về đối tượng thể hiện trên biểu đồ (không ghi số liệu lên biểu đồ trừ 0,25
điểm)
0,50
1,00
3 Nhận xét:
a)-Tình hình chung:
Cả quy mô cơ cấu, tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu, nhập khẩu kéo theo tổng giá trị
cũng thay đổi.
b)-Quy mô:
Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng liên tục (DC). Xuất khẩu tăng 4.676,6% năm 2007 so
với năm 1988 . Nhập khẩu tăng 2273,8% thời gian tương đương.
c)Cán cân, cơ cấu (tương quan giữa xuất và nhập)
-Cán cân chủ yếu là âm trừ 1992 ( dương 40,0 triệu USD), cơ cấu không đồng đều và có
nhiều biến động ( DC)
+Không đồng đều:
+Biến động:
d)-Tốc độ tăng:
Tăng nhanh trong đó tốc độ tăng của giá trị xuất khẩu nhanh hơn nhập khẩu (DC).
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
PHẦN RIÊNG
IV.a Tài nguyên du lịch nước ta phong phú và đa dạng 2,00
1-Tài nguyên du lịch tự nhiên .
-Về mặt địa hình : đa dạng , bao gồm cả đồng bằng , đồi núi và hải đảo tạo nên nhiều 0,25
3
cảnh quan đẹp . Cả nước có hơn 200 hang động cacxtơ, tiêu biểu là vịnh Hạ Long,
Phong Nha – Kẻ Bàng và “ Hạ Long cạn” ở Ninh Bình..
-Nước ta có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ , trong đó có những bãi dài tới 15 – 18 km ,
tiêu biểu là ở Duyên hải Nam Trung Bộ….
-Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa khá thuận lợi cho các hoạt động du lịch , sự đa dạng của
khí hậu tạo thuận lợi để thu hút du khách .
-Tài nguyên nước cũng tạo thế mạnh để phát triển du lịch, tiêu biểu là các hệ thống
sông , các hồ tự nhiên, các suối nước nóng, nước khoáng… có sức thu hút cao đối với du
khách…
-Tài nguyên sinh vật phong phú với hơn 30 vườn quốc gia và hàng trăm loại động vật
hoang dã , thủy hải sản…
2-Tài nguyên du lịch nhân văn của nước ta rất phong phú với lịch sử hàng ngàn
năm dựng nước và giữ nước .
- Cả nước hiện có khoảng 4 vạn di tích văn hóa – lịch sử các loại , trong đó có 2,6 nghìn
di tích được xếp hạng. Các di sản văn hoá tiêu biểu là Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Di tích
Mỹ Sơn cùng các cồng chiêng Tây Nguyên và Nhã nhạc cung đình Huế…
- Các lễ hội diễn ra khắp nơi và suốt cả năm , trong đó tập trung nhất là sau tết cổ
truyền . Tiêu biểu là Lễ hội chùa Hương , Đền Hùng….
- Ngoài ra còn có các làng ngề , bản sắc riêng của các dân tộc , các loại hình văn hóa dân
gian , ẩm thực …
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
IV.b Trong việc sản xuất lương thực , Đồng bằng Sông cửu Long luôn có sản lượng
lương thực bình quân theo đầu người cao hơn so với Đồng Bằng Sông Hồng
2,00
Đồng bằng Sông Cửu Long luôn có sản lượng lương thực bình quân theo đầu người cao
hơn Đồng Bằng Sông Hồng vì:
-Diện tích trồng lương thực của Đồng bằng Sông Cửu Long lớn hơn của Đồng Bằng
Sông Hồng…(DC)
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi , ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.
+ Đất đai màu mỡ , trong đó phải kể đến đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu là loại
đất tốt có thể sản xuất thâm canh.
+Địa hình tương đối bằng phẳng, không bị chia thành các ô trũng như ĐBSH vì vậy cho
phép ĐBSCL tiến hành cơ giới hoá trong sản quy mô lớn…
+ Khí hậu cận xích đạo , giàu nhiệt , có lượng ánh sáng dồi dào , lượng mưa và độ ẩm
lớn . Tổng số giờ nắng 2200- 2700 giờ. Nhiệt độ trung bình 25- 27
0
c . Lượng mưa trung
bình 1300- 2000mm. Thời tiết ít biến động , hầu như không có bão . Thích hợp cho sự
sinh trưởng và phát triển của cây trồng vật nuôi .
+ Nguồn nước phong phú với phần hạ lưu sông Mê Công cung cấp một lượng nước tưới
lớn để thau chua rửa mặn cũng như cung cấp phù sa cải tạo ruộng đồng.
- Đồng bằng sông Cửu Long ít chịu ảnh hưởng của sức ép dân số . Năm 2006 dân số của
đồng bằng sông Hồng là 18 ,2 triệu người , trong khi đó dân số của vùng Đồng bằng
sông Cửu Long mới đạt khoảng 17,4 triệu người.
-ĐBSH là nơi có lịch sử khai thác lãnh thổ sớm, lại là vùng có mức độ tập trung công
nghiệp cao, có nhiều thành phố, trung tâm kinh tế lớn, tính chất của nền sản xuất chủ yếu
là công nghiệp và dịch vụ... đang chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế…
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
ĐI ỂM TO ÀN B ÀI THI: I + II + III + IV.a ( hoặc IV.b) = 10,00 điểm
Nếu thí sinh làm bài không theo dàn ý như trong đáp án, nhưng đủ ý và chính xác thì vẫn được điểm
tối đa theo thang điểm đã quy định
Hết
4