Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tư liệu địa lí phổ thông- Đioxxin ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.54 KB, 4 trang )

Dioxin ở Việt Nam
Ngày 28 và 29/03/2006 Hội nghị quốc tế nạn nhân da cam lần đầu tiên được tổ
chức tại Hà Nội. Đại biểu tham dự bao gồm các nạn nhân chất độc da cam đến từ nhiều
nước, các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học...
Xin giới thiệu để cùng bàn luận với bạn đọc một số thông tin liên quan đến chất độc da
cam-dioxin.
Dioxin
Dioxin hiện được dùng để chỉ hàng trăm chất hóa học có mặt trong môi trường. Các hợp
chất xếp trong lớp các chất tương tự dioxin (dioxin-like compounds) được xếp vào ba
nhóm: nhóm 1 bao gồm các polychlorinated dibenzo-p-dioxin (PCDDs)
Một số chất trong nhóm PCDD
, nhóm 2 gồm các polychlorinated dibenzofuran (PCCDs) và nhóm 3 gồm các
polychlorinated biphenyls (PCBs). Nhóm 1 và 2 thường là sản phẩm biến đổi các chất khi
con người đốt chất thải công nghiệp hay nông nghiệp, cháy rừng, sử dụng khí đốt... Trong
khi nhóm 3 (các PCB và các PCB giống dioxin) lại thường được sản xuất có chủ định, sử
dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Để so sánh mức độ gây độc của các chất, tổ chức Y tế
thế giới (WHO) dùng chỉ số TEFs (toxic equivalance factors) để đánh giá. Hiện tại 2,3,7,8-
tetrachlorodibenzo-p-dioxin (tên gọi tắt là TCCD) được đánh giá có mức độ gây độc cao
nhất trong tất cả các chất trên.
2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin
Vào những năm 1940-1960 một số công nhân làm việc trong các nhà may sản xuất hóa
chất và chất diệt cỏ có biểu hiện nhiễm độc dioxin. Năm 1953 một nguời Đức được xác
định chết vì nhiễm dioxin. Năm 1963, một số nạn nhân khác tại Hà Lan cũng được cho là
tử vong vì dioxin. Trong khoảng thời gian từ 1962-1971, Mỹ đã sử dụng một lượng lớn
chất gây rụng lá trong đó sử dụng các chất diệt cỏ trichlorophenol bao gồm chất da cam
(Agent Orange) trong đó có chất độc dioxin. Tuy nhiên chính phủ Mỹ lúc đó cho rằng họ
sử dụng những chất này tại Việt Nam vì trước đó chúng đã được sử dụng rộng rãi ở Mỹ và
các nước khác nhưng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Trong làn sóng phản
đối chiến tranh tại Việt Nam vào cuối những năm 1960 có yêu cầu Mỹ dừng sử dụng chất
gây trụi lá. Sau đó vào những năm 70, 80 các cựu chiến binh Mỹ đưa ra các bằng chứng về
ảnh hưởng của chất làm trụi lá đến sức khỏe của họ và con cái họ đặc biệt là bằng chứng


về ung thư và dị tật bẩm sinh ở trẻ.
Dioxin có mặt ở đâu?
- Dioxin có thể có trong đất, nước, không khí, các mô bào động thực vật và người.
- Khi vào cơ thể động vạt và người, dioxin tích tụ nhiều trong mô mỡ, mô cơ, sữa. Thời
gian để cơ thể chúng ta thải trừ được một nửa lượng dioxin phải mất 10 năm.
Ảnh hưởng của dioxin
Có thể tóm tắt các tác hại do dioxin gây ra dựa trên những kết quả nghiên cứu khoa học
được công bố như sau:
- Dioxin có thể là nguyên nhân gián tiếp của nhiều loại ung thư như ung thư phổi, gan,
thận, ung thư vú, ung thư tủy xương...
- Ảnh hưởng đến quá trình sinh sản và phát triển của bào thai.
- Giảm khả năng miễn dịch của cơ thể
- Gây dị tật bẩm sinh, bệnh đái đường, ảnh hưởng đến da và chức năng của da,tóc
- Ảnh hưởng đến trí não và nhiều ảnh hưởng khác
Nguy cơ nhiễm dioxin
- Những người sống trong vùng bị nhiễm dioxin, làm việc trong các nhà máy hóa chất có
sử dụng hay sản xuất những chất dioxin và giống dioxin... có nguy cơ nhiễm dioxin cao
hơn những đối tượng khác.
- Khi mẹ bị nhiễm, dioxin sẽ có mặt trong sữa
Những quan điểm về mức đọ nhiễm dioxin sau chiến
tranh tại Việt Nam
Rất nhiều nhà khoa học Mỹ, Việt Nam và các nước khác nghiên cứu về chất độc da cam sử
dụng trong chiến tranh Việt Nam, mức độ tồn dư dioxin trong môi trường và ảnh hưởng
của nó đến sức khỏe người dân Việt Nam sống trong vùng bị rải chất độc cũng như thế hệ
con cháu của họ sau này. Nhiều nghiên cứu được tiến hành trên các cựu chiến binh Mỹ và
các nước khác đã từng tham chiến tại Việt Nam. Đa số các nghiên cứu đều khẳng định về
tác hại lâu dài của dioxin trong chất độc da cam. Tuy nhiên, do việc sử dụng các quy trình
nghiên cứu (các protocol) theo chủ ý của tác giả nên một số kết quả phủ nhận mối liên hệ
trực tiếp giữa chất độc da cam và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe người Việt Nam. Một ví
dụ điển hình là Viện Y tế Hoa kỳ (IOM) ước tính lượng dioxin-TCDD trong xấp xỉ 19,5

triệu thùng chất độc da cam Mỹ đã rải trong chiến tranh Việt Nam chỉ khoảng 170kg trong
khi theo cách tính của Stellman và cộng sự (2003) thì khối lượng đó ước tính xấp xỷ
700kg.
Khoa học vẫn tiếp tục lên tiếng
- L. Wayne Dwernychuk cùng các cộng sự Canada và Việt Nam đã công bố trên tạp chí
Chemosphere (2002) về sự tồn tư của dioxin trong các mẫu đất, mỡ cá, mỡ vịt, mẫu máu
và sữa người dân sống tại vùng căn cứ Mỹ dùng làm kho chất độc hóa học. Các tác giả
cũng khảng định chất độc tồn dư trong đất đã làm ô nhiễm nước từ đó xâm nhập vào chuỗi
thức ăn để có mặt trong cơ thể người.
- L. Wayne Dwernychuk trong bài viết trên cùng tạp chí (2005) khẳng đinh cần phải tôn
trọng các thông tin mới về ảnh hưởng của dioxin đến sức khỏe của cựu binh Mỹ và người
dân Việt Nam, những người phải đối mặt với những bất hạnh do dioxin gây ra không chỉ
trong hiện tại mà cả trong tương lai.
- Ngo D. Anh và cộng sự (3/2006)đã tổng hợp và thống kê, sử lý thông tin từ các công
trình nghiên cứu về dioxin đã đưa ra kết luận: Những đứa trẻ có bố mẹ phơi nhiễm chất
độc da cam phải chịu nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao bất kể chúng và bố mẹ của chúng là
người Việt Nam hay người nước khác.
- Ishimura và các cộng sự đã kết luận dioxin ảnh hưởng đến sự tái tạo và phục hồi mạch
quản của nhau thai ở giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai.
Còn rât nhiều công trình nghiên cứu khác được công bố gần đẫy mà trong phạm vi một bài
viết khó có thể tóm tắt hết được.
Hạn chế được ảnh hưởng lâu dài của dioxin?
Các nhà khoa học Nhật Bản (11/2005) đã công bố kết quả nghiên cứu về khả năng dùng
nấm men tái tổ hợp (recombinant yeast S. cerevisiae) và vi khuẩn E.coli tái tổ hợp mang
gene CYP1A1 của chuột hay thể đột biến của gene nay (F240A) có khả năng làm biến đổi
các hợp chất polychlorodibenzo-p-dioxin. Những kết quả đó mở ra hướng sử dụng các tế
bào tiền nhân (prokaryotic cells)làm giảm mức độ ô nhiễm dioxin trong môi trường. ...

×