BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC-3
Tư liệu địa lí phổ thông
ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM
ĐỀ THI ĐẠI HỌC ,CAO ĐẲNG NĂM 2009
Môn thi: ĐỊA LÝ, Khối C
(Đáp án- thang điểm có 04 trang)
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu Ý Nội dung Điểm
I
Đặc điểm dân số. Ảnh hưởng của đặc điểm dân số đối với sự phát triển kinh tế-
xã hội và tài nguyên môi trường.
2,00
1 Đặc điểm dân số 1,00
1.1- Việt Nam là nước đông dân
- Năm 2006 dân số nước ta là 84,1 triệu người (2006), thứ 3 ĐNA, 13 trên thế giới.
2. Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ.
- Dân số nước ta tăng nhanh đặc biệt là nửa cuối thế kỷ XX, đã dẫn tới hiẹn tượng
bùng nổ dân số. Tuy nhiên sự bùng nổ dân số diễn ra giữa các giai đoạn, các vùng lãnh
thổ, các thành phần dân tộc với tốc độ và quy mô khác nhau. Biểu hiện rõ nhất là thời
gian gia tăng dân số gấp đôi bị rút ngắn.
-Nhịp độ gia tăng dân số trong các thời kỳ không đều: 1965-75: 3%, 1979-89: 2.1%.
- Thời kỳ 2000-2005 còn1,32% đã giảm đáng kể nhưng vẫn còn cao, mỗi năm tăng
hơn 1 triệu người.
- Dân số trẻ: độ tuổi lao động khoảng 64,0% dân số, trẻ em chiếm 27%, tuổi già chỉ
9,0% (2005).
3. Sự phân bố dân cư không đều
- Mật độ dân số: 254 người/km
2
(2006) , phân bố không đều
a/ Phân bố không đều giữa đồng bằng – miền núi:
+ Đồng bằng: 1/4 diện tích – chiếm 3/4 dân số (ĐBSH cao nhất, 1.225 người/km
2
, gấp
5 lần cả nước.)
+ Miền núi: 3/4 diện tích - chiếm 1/4 dân số (Tây Nguyên 89 người/km
2
, Tây Bắc 69
người/km
2
)
b/ Phân bố không đều giữa nông thôn và thành thị:
+ Nông thôn: 73,1%, có xu hướng giảm.
+ Thành thị: 26,9%, có xu hướng tăng.
0,25
0,25
0,25
0,25
2 Ảnh hưởng của đặc điểm dân số đối với sự phát triển kinh tế- xã hội và tài
nguyên môi trường.
1,00
a/ Ảnh hưởng tích cực:
-Dân số đông nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
-Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ tạo ra nguồn lao động bổ sung lớn, tiếp thu
nhanh khoa học kỹ thuật.
b/ Ảnh hưởng tiêu cực:
- Đối với phát triển kinh tế:
+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp tốc độ tăng trưởng kinh tế.( để tăng 1% dân số thì
mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải đạt 3-4 %, lương thực phải tăng trên 4%)
+ Vấn đề việc làm luôn là thách thức đối với nền kinh tế.
+ Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng được tiêu dùng và tích lũy, tạo nên mâu thuẫn
giữa cung và cầu
+ Chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ.
- Đối với phát triển xã hội:
+ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, thu nhập bình quân đầu người còn thấp.
+ Giáo dục, y tế, văn hóa còn gặp nhiều khó khăn.
- Đối với tài nguyên môi trường:
+ Sự suy giảm các TNTN.
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Không gian cư trú chật hẹp.
0,25
0,25
0,25
0,25
1
II Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình sản xuất lúa và nhận xét 3,00
1 Vẽ biểu đồ 2,00
a-Xử lí số liệu:
Tốc độ tăng trưởng diện tích , năng suất, sản lượng lúa
cả năm của nước ta giai đoạn 1990- 2005.
(Đơn vị: %)
Diện tích Năng suất Sản lượng
1990 100,0 100,0 100,0
1993 108,5 109,4 118,8
1995 112,0 116,0 129,8
1998 121,8 124,5 151,6
2000 126,9 133,3 169,2
2005 121,3 153,8 186,4
b-Vẽ
-Yêu cầu:
+Vẽ tương đối chính xác
+Chia khoảng cách năm và khoảng cách đơn vị đúng
+Có chú giải, ghi số liệu tại các điểm toạ độ.
+Có tên biểu đồ
0,50
1,25
2 Nhận xét: 1,25
a-Nhận xét:
-Trong giai đoạn 1990- 2005 diện tích, năng suất, sản lượng lúa cả năm đều tăng.
+Sản lượng tăng từ 100,0% năm 1990 lên 186.4% năm 2005, trong vòng 15 năm sản
lượng tăng 86,4 %
+Năng suất tăng…. 53,8%
+Diện tích tăng…21,3%
-Tốc độ tăng sản lượng, diện tích và năng suất không đều nhau. Sản lượng lúa có tốc
độ tăng nhanh nhất, tiếp đến là năng suất, tăng chậm nhất là diện tích.
b-Giải thích:
-Diện tích tăng chậm và không đều. Giai đoạn đầu 1990- 2000 do việc mở rộng diện
tích, phục hoá, đặc biệt ở vùng ĐBSCL. Giai đoạ sau giảm (2000- 2005) do chuyển
0,25
0,25
0,25
Tình hình sản xuất lúa cả năm của nước ta giai đoạn
1990- 2005
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
200
1990 1993 1995 19982000 2005
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
(%)
(năm)
2
một phần diện tích trồng lúa sang trồng các cây khác có hiêu quả kinh tế cao hơn.
-Năng suất lúa tăng là do ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trong
việc thâm canh tăng năng suất, đặc biệt là việc đưa giống mới có năng suất cao, phù
hợp với các vùng sinh thái và trồng đại trà trong cả nước.
-Sản lượng lúa tăng một phần là do mở rộng diện tích, song chủ yếu là do tăng năng
suất và tăng vụ.
0,25
0,25
III Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm, vì sao ngành công nghiệp năng lượng
là ngành công nghiệp trọng điểm.
3,00
1 Ngành công nghiệp trọng điểm là: 1,25
a-Là những ngành có thế mạnh lâu dài:
+Nguồn nguyên liệu tại chỗ..
+Thị trường tiêu thụ rộng lớn ( trong nước và ngoài nước)
+Hệ thống cở sở vật chất kỹ thuật
+Nguồn lao động
+Đường lối chính sách..
b-Là những ngành đạt hiệu quả kinh tế cao:
+Hiệu quả về kinh tế…
+Hiệu quả về xã hội
+Tác động về mặt môi trường (giảm thiểu ô nhiễm môi trường)
c-Có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế.
d-Thường chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu ngành công nghiệp.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2 Công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta 1,75
a/ Thế mạnh lâu dài:
*Nguồn nhiên liệu phong phú:
- Than antraxít tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỷ tấn, ngoài ra còn có
than nâu, than mỡ, than bùn…
- Dầu khí với trữ lượng vài tỷ tấn dầu, hàng trăm tỉ m
3
khí.Phân bố…
- Thủy năng có tiềm năng rất lớn, khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông
Hồng (37%) và sông Đồng Nai (19%).
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của người
dân. Xuất khẩu . Năm 2005 giá trị xuất khẩu dầu thô đạt 6,5 tỉ USD
b/ Mang lại hiệu quả cao:
- Đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, phục vụ công cuộc CNH, HĐH. Than, dầu thô
còn có xuất khẩu…
- Nâng cao đời sống nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa…
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
c/ Tác động đến các ngành kinh tế khác:
-Chủ trương của Nhà nước: điện phải đi trước một bước so với các ngành kinh tế
khác
-Tác động mạnh mẽ và toàn diện đến các ngành kinh tế về quy mô, kỹ thuật-công
nghệ, chất lượng sản phẩm.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
PH ẦN RI ÊNG
IVa Tiềm năng phát triển cây công nghiệp dài ngày ở Tây Nguyên 2,00
a/ Thuận lợi:
-Vị trí tiếp giáp với Đông Nam Bộ thị trường tiêu thụ các sản phẩm cây công nghiệp
lớn, phía đông tiếp giáp với Duyên hải Nam Trung Bộ cửa ngõ thông ra biển để trao
đổi hàng hoá với các vùng trong cả nước và với các nước trên thế giới..
-Đất đỏ badan, chiếm 2/3 diệc tích đất đỏ badan cả nước, giàu dinh dưỡng, có tầng
phong hoá sâu, phân bố tập trung với mặt bằng rộng lớn, tương đối bằng phẳng có thể
hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn.
-Khí hậu cận xích đạo, mùa khô kéo dài thuận lợi phơi sấy bảo quản sản phẩm. Khí
hậu có sự phân hóa theo độ cao, các cao nguyên cao 400-500m khí hậu khô nóng thích
hợp cây công nghiệp nhiệt đới nhất là cây cafe.
0,25
0,25
0,25
3
-Hệ thống sông Xê xan, Xrê Pôk và thượng nguồn sông Đồng Nai dồi dồi nguồn
nước, vừa phát triển thuỷ điện đảm bảo sản xuất cho công nghiệp chế biến vừa đảm
bảo nguồn nước tưới cho cây công nghiệp.
-Người dân có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp.
-Chính sách đầu tư của Nhà nước, khuyến khích phát triển và thu hút đầu tư, cũng như
thu hút lao động từ vùng khác đến.
-CN chế biến & mạng lưới GTVT đang được đầu tư xây dựng.
-Thị trường tiêu thụ được mở rộng, nhất là xuất khẩu.
b/ Khó khăn:
-Mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp gây thiếu nước trầm trọng.
-Đất đai bị xói mòn vào mùa mưa.
-Thiếu lao động có tay nghề.
-CSHT kém phát triển nhất là GTVT, công nghiệp chế biến.
c/ Biện pháp ổn định:
-Đầu tư thuỷ lợi để giải quyết nước tưới vào mùa khô, ngăn chặn nạn phá rừng, cần
phát triển vốn rừng.
-Đảm bảo tốt hơn lương thực, thực phẩm cho nhân dân trong vùng.
-Nâng cấp mạng lưới GTVT để dễ dàng trao đổi hàng hoá với vùng khác.
-Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến và thu hút đầu tư nước ngoài.
-Phát triển mô hình kinh tế vườn, nâng cao hiệu quả sản xuất, thu hút lao động từ vùng
khác đến.
-Mở rộng thị trường xuất khẩu
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
IVb Những thế mạnh trong việc khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện ở TD-
MNBB
2,00
a/ Khoáng sản:
Giàu khoáng sản bậc nhất nước ta, rất phong phú, gồm nhiều loại:
-Than: tập trung vùng Quảng Ninh, Na Dương, Thái Nguyên. Trong đó vùng than
Quảng Ninh có trữ lượng lớn nhất và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á-trữ lượng thăm
dò 3 tỷ tấn, chủ yếu than antraxít. Sản lượng khai thác trên 30 triệu tấn/năm. Than
dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy luyện kim, nhiệt điện như Uông Bí (150 MW),
Uông Bí mở rộng (300MW), Na Dương (110MW), Cẩm Phả (600MW)…
-Sắt ở Yên Bái, kẽm-chì ở Bắc Kạn, đồng-vàng ở Lào Cai, bô-xit ở Cao Bằng.
-Thiếc Tĩnh Túc, sx 1000 tấn/năm tiêu dùng trong nước & xuất khẩu.
-Apatid Lào Cai, khai thác 600.000 tấn/năm dùng để sản xuất phân bón.
-Đồng-niken ở Sơn La.
KL: giàu khoáng sản tạo điều kiện thuận lợi phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.
Tuy nhiên các vỉa quặng nằm sâu trong lòng đất đòi hỏi phương tiện khai thác hiện đại
và chi phí cao, CSHT kém phát triển, thiếu lao động lành nghề…
b/ Thuỷ điện:
Trữ năng lớn nhất nước ta.
-Trữ năng trên sông Hồng chiếm 1/3 trữ năng cả nước (11.000MW), trên sông Đà
6.000MW.
-Đã xây dựng: nhà máy thuỷ điện Hòa Bình trên sông Đà (1.900MW), Thác Bà trên
sông Chảy 110MW.
-Đang xây dựng thuỷ điện Sơn La trên sông Đà (2.400MW), Tuyên Quang trên sông
Gâm 342MW.
KL: Đây là động lực phát triển cho vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng
sản, tuy nhiên cần chú ý sự thay đổi môi trường. Tuy nhiên, thủy chế sông ngòi trong
vùng phân hóa theo mùa. Điều đó gây ra những khó khăn nhất định cho việc khai thác
thủy điện…môi trường.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Tổng Câu I + II + III + ( câu IVa hoặc câu IVb) =
10,00
4