Tải bản đầy đủ (.pdf) (313 trang)

Các di tích tiền óc eo ở vùng tứ giác long xuyên trong quá trình hình thành văn hóa óc eo ở miền tây nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.62 MB, 313 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
-----------------------------------------HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN QUỐC MẠNH

CÁC DI TÍCH TIỀN ÓC EO Ở VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN
TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VĂN HÓA ÓC EO
Ở MIỀN TÂY NAM BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHẢO CỔ HỌC

HÀ NỘI - năm 2019
i


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
-----------------------------------------HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN QUỐC MẠNH

CÁC DI TÍCH TIỀN ÓC EO Ở VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN
TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VĂN HÓA ÓC EO Ở MIỀN
TÂY NAM BỘ

Chuyên ngành: KHẢO CỔ HỌC
Mã số: 9.22.90.17

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHẢO CỔ HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. BÙI CHÍ HOÀNG

HÀ NỘI - năm 2019

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong luận án là trung thực, những kết luận khoa học của luận án này chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu không đúng sự thật, tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2019
Tác giả luận án

Nguyễn Quốc Mạnh

i


LỜI CẢM ƠN

Nội dung nghiên cứu trong luận án là sự tiếp tục một vấn đề đã được đặt ra
từ nhiều thập niên trước về văn hóa Óc Eo, là sự kế thừa những thành tựu đã được
tạo dựng qua nhiều thế hệ nhà khoa học. Tác giả luận văn xin bày tỏ sự trân trọng
và biết ơn sâu sắc đối với đóng góp của các nhà khoa học đã dày công tạo dựng nên
nền tảng cho các lập luận và nhận thức của luận án.
Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ các

bảo tàng trong công tác tiếp cận và xử lý tư liệu gốc như Bảo tàng các tỉnh Long
An, Đồng Tháp, Trà Vinh, Kiên Giang. Đặc biệt là Bảo tàng tỉnh An Giang đã cho
phép tôi được tiếp cận và thực hiện công tác hệ thống, tổng hợp nguồn tư liệu phục
vụ cho nghiên cứu này.
Về mặt tổ chức, lãnh đạo Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ đã tạo điều
kiện tốt nhất để tôi có thể tập trung triển khai các chương trình nghiên cứu. Các bạn
đồng nghiệp trong Trung tâm Khảo cổ học đã chia sẻ, khích lệ, động viên tôi rất
nhiều trong quá trình thực hiện các nghiên cứu liên quan luận án. Học viện Khoa
học xã hội và Khoa Khảo cổ học đã quan tâm, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành đề tài này.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các nhà nghiên cứu là các thành viên
trong hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đã nghiêm khắc góp ý, chỉ ra những hạn chế
và thiếu sót cần điều chỉnh, để tôi có thể bổ sung kịp thời, hoàn thành các mục tiêu
và nhiệm vụ khoa học đặt ra trong luận án.
Các nhà khảo cổ học TS. Đào Linh Côn, PGS.TS. Bùi Chí Hoàng, đã trực
tiếp đào tạo tôi từ buổi đầu nghiên cứu, giúp tôi trưởng thành trong công tác và định
hướng nghiên cứu chuyên sâu, đặt nền tảng cho tôi định hình đề tài nghiên cứu của
chương trình học nghiên cứu sinh.

ii


Sau cùng, tôi kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Bùi Chí Hoàng, là
người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận án. Bằng trách nhiệm, sự tận tâm của
người làm khoa học, thầy đã luôn hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn
thành luận án. Hơn hết, thầy giúp tôi rèn luyện không ngừng để dần trưởng thành
trong học thuật-chuyên môn, hoàn thiện nhân cách cùng tính chuyên nghiệp trong
công tác khoa học và cuộc sống. Thầy truyền cho tôi động lực, sự kiên định, niềm
tin lớn lao để hoàn thành đề tài nghiên cứu này và để tiếp tục con đường khoa học
mà tôi đã chọn.

Tôi chân thành cảm ơn.

iii


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .........................................................................................................

1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, MÔI TRƯỜNG VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN
1.1.1. Lịch sử hình thành vùng Tứ Giác Long Xuyên .........................................

7

1.1.2. Vị trí và đặc điểm địa hình vùng Tứ Giác Long Xuyên ............................. 12
1.1.3. Các khu vực địa lý của vùng Tứ Giác Long Xuyên ................................... 13
1.1.4. Vùng Tứ Giác Long Xuyên trong bối cảnh địa lý miền Tây Nam Bộ ......... 14
1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.2.1. Thời kỳ trước năm 1975............................................................................. 15
1.2.2. Thời kỳ từ sau năm 1975 đến nay .............................................................. 17
1.3. CÁC KHÁI NIỆM VÀ KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
1.3.1. Các khái niệm ........................................................................................... 24
1.3.2. Khung lý thuyết ........................................................................................ 26
1.4. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .............................................................................. 31

CHƯƠNG 2: DI TÍCH, DI VẬT TIỀN ÓC EO Ở VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN


2.1. DI TÍCH
2.1.1. Di tích tiền Óc Eo ở khu vực Núi Sam-Bảy Núi ........................................ 33
2.1.2. Di tích tiền Óc Eo ở khu vực Hà Tiên-Rạch Giá ....................................... 42
2.1.3. Di tích tiền Óc Eo và Óc Eo sớm ở khu vực Thoại Sơn-Núi Sập ................ 45

iv


2.2. DI VẬT
2.2.1. Đồ đá ........................................................................................................ 52
2.2.1.1. Công cụ đá ............................................................................................. 53
2.2.1.2. Dụng cụ chế tác đá ................................................................................. 57
2.2.1.3. Đồ trang sức bằng đá ............................................................................. 58
2.2.2. Đồ thủy tinh .............................................................................................. 60
2.2.3. Đồ kim loại ............................................................................................... 60
2.2.3.1. Đồ vàng ................................................................................................. 60
2.2.3.2. Đồ chì-thiếc ........................................................................................... 61
2.2.4. Đồ đất nung .............................................................................................. 61
2.2.4.1. Tượng đất nung ...................................................................................... 61
2.2.4.2. Dụng cụ chế tác, sản xuất bằng đất nung ................................................ 61
2.2.4.3. Vật liệu kiến trúc-ngói lợp ..................................................................... 63
2.2.5. Đồ gốm ...................................................................................................... 64
2.2.5.1. Phân loại gốm tiền Óc Eo và Óc Eo sớm vùng Tứ Giác Long Xuyên ..... 64
2.2.5.2. Các loại hình gốm tiêu biểu trong các di tích tiền Óc Eo và Óc Eo sớm ở
vùng Tứ Giác Long Xuyên ................................................................................. 80
2.2.5.3. Các loại đồ gốm khác ............................................................................. 91
2.3. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .............................................................................. 93
CHƯƠNG 3: CÁC DI TÍCH TIỀN ÓC EO Ở VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN


ĐẶC TRƯNG, NIÊN ĐẠI VÀ QUAN HỆ VĂN HÓA
3.1. ĐẶC TRƯNG DI TÍCH

v


3.1.1. Phân bố di tích .......................................................................................... 95
3.1.2. Loại hình di tích ........................................................................................ 96
3.1.1.1. Di tích cư trú .......................................................................................... 96
3.1.1.2. Di tích mộ táng ...................................................................................... 99
3.1.1.3. Di tích cư trú-xưởng thủ công ................................................................. 99
3.2. ĐẶC TRƯNG DI VẬT ................................................................................ 101
3.3. NIÊN ĐẠI VÀ PHÂN KỲ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA
3.3.1. Niên đại .................................................................................................... 107
3.3.2. Phân kỳ các giai đoạn phát triển tiền Óc Eo-Óc Eo sớm ở vùng Tứ Giác Long
Xuyên ................................................................................................................. 111
3.4. VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN TRONG BỐI CẢNH VĂN HÓA TIỀN ÓC
EO-ÓC EO SỚM Ở NAM BỘ VÀ KHU VỰC
3.4.1. Quan hệ văn hóa giữa vùng Tứ Giác Long Xuyên với vùng Vàm Cỏ-Đồng
Tháp Mười ......................................................................................................... 115
3.4.2. Quan hệ văn hóa giữa vùng Tứ Giác Long Xuyên với miền Đông Nam Bộ
............................................................................................................................ 123
3.4.3. Quan hệ văn hóa giữa vùng Tứ Giác Long Xuyên với duyên hải miền Trung
Việt Nam ............................................................................................................ 131
3.4. 4. Quan hệ văn hóa giữa vùng Tứ Giác Long Xuyên với khu vực Đông Nam Á
............................................................................................................................ 133
3.4.5. Quan hệ giữa vùng Tứ Giác Long Xuyên với Ấn Độ ................................ 135
3.5. SỰ HÌNH THÀNH ĐÔ THỊ CỔ ÓC EO VÀ VẤN ĐỀ CHỦ NHÂN VĂN
HÓA ÓC EO
3.5.1. Sự hình thành đô thị cổ Óc Eo ................................................................. 137


vi


3.5.2. Vấn đề chủ nhân văn hóa Óc Eo ............................................................... 140
3.6. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................... 143
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .................. 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 153
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 175
BẢN THỐNG KÊ .............................................................................................. 176
BIỂU ĐỒ ........................................................................................................... 200
HÌNH ẢNH ........................................................................................................ 207

vii


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CN

- Anno Domini (Công nguyên).

TCN

- Before Christ (trước Công nguyên).

BCAI

- Bulletin de la Commission Archéoliogique de


l’Indochine (Tập san của Ủy ban Khảo cổ học Đông Dương).
BFEO

- Bulletin de l’Ecole Francaise d’Extrême-Orient (Tập

san của Viễn đông Bác cổ Pháp).
BP

- Before Present (cách ngày nay).

BSEI

- Bulletin de la Société des Études Indochinoises.

ĐNÁ

- Đông Nam Á.

KCH

- Khảo cổ học.

KHXH

- Khoa học Xã hội.

KHXH&NV

- Khoa học Xã hội và Nhân văn.


MSVĐKCHMNVN - Một số vấn đề về khảo cổ học ở miền Nam Việt Nam.
NPHMVKCH

- Những phát hiện mới về khảo cổ học.

nnk

- Những người khác.

Nxb.

- Nhà xuất bản.

pp.

- Page (trang).

TC

- Tạp chí.

TCKCH

- Tạp chí Khảo cổ học.

TGLX

- Tứ giác Long Xuyên.


viii


TPHCM

- Thành phố Hồ Chí Minh.

TTKCH

- Trung tâm Khảo cổ học.

tr.

- Trang.

VHOE

- Văn hóa Óc Eo.

VHOE&VHCĐBSCL- Văn hóa Óc Eo và các văn hóa cổ ở đồng bằng sông
Cửu Long.
VHOE&VQPN

- Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam.

ix


DANH MỤC BẢNG BIỂU SỬ DỤNG TRONG CHÍNH VĂN
Bảng 1.1: Thống kê diễn biến mực nước biển qua các đợt biển tiến-thoái Holocene

[146, tr.75-76].
Bảng 2.1: Thống kê các di tích tiêu biểu thời tiền Óc Eo và giai đoạn Óc Eo sớm ở
vùng Tứ Giác Long Xuyên [108] [109] [148] [172].
Bảng 2.2: Thống kê chung hiện vật phát hiện ở di chỉ Gò Cây Tung [162] [166]
[170] [108].
Bảng 2.3: Thống kê chung hiện vật phát hiện tại di tích An Phú [108] [172].
Bảng 2.4: Thống kê chung hiện vật phát hiện tại di tích Gò Cây Sung [108] [172].
Bảng 2.5: Thống kê hiện vật phát hiện ở di tích Phum Quao [104] [108].
Bảng 2.6: Thống kê hiện vật phát hiện ở di tích Gò Me-Gò Sành [104] [108].
Bảng 2.7: Thống kê hiện vật phát hiện tại di tích K9 (năm 2006) [101].
Bảng 2.8: Thống kê chung hiện vật đá phát hiện ở vùng TGLX [9] [166] [170] [108]
[172].
Bảng 2.9: Thống kê công cụ đá phát hiện ở vùng TGLX [9] [166] [170] [108] [172].
Bảng 2.10: Thống kê đặc điểm nhóm công cụ rìu hình thang đốc hẹp [Tác giả].
Bảng 2.11: Thống kê đặc điểm nhóm công cụ rìu hình thang đốc rộng [Tác giả].
Bảng 2.12: Thống kê đặc điểm công cụ rìu hình vuông sắc cạnh [Tác giả].
Bảng 2.13: Thống kê đặc điểm nhóm phác vật công cụ đá [Tác giả].
Bảng 2.14: Thống kê số liệu, đặc điểm kỹ thuật nhóm rìu đá có vai [Tác giả].
Bảng 2.15: Thống kê số liệu, đặc điểm kỹ thuật nhóm hiện vật cuốc không có vai
[Tác giả].

x


Bảng 2.16: Thống kê số liệu, kích thước nhóm loại hình hiện vật cuốc có vai [Tác
giả].
Bảng 2.17: Thống kê mảnh vỡ công cụ đá tìm thấy trong các di tích ở vùng TGLX
[Tác giả].
Bảng 2.18: Thống kê số lượng vòng trang sức đá ở vùng TGLX [9] [166] [170] [108]
[172].

Bảng 2.19: Thống kê hiện vật vòng đá phát hiện ở vùng TGLX [tác giả].
Bảng 2.20: Thống kê các tỷ lệ kích thước vòng đá ở vùng TGLX [tác giả].
Bảng 2.21: Thống kê hiện vật vòng đá phát hiện ở di tích Rạch Rừng [Tác giả].
Bảng 2.22: Thống kê hiện vật vòng đá phát hiện ở di tích Gò Ô Chùa [41] [64] [tác
giả].
Bảng 2.23: Thống kê số liệu hạt chuỗi thủy tinh ở di tích K9 và Gò Cây Thị [65]
[101].
Bảng 2.24: Thống kê hiện vật gốm-đất nung tiền Óc Eo-Óc Eo sớm vùng TGLX [5]
[6] [9] [32] [108] [111] [166] [170] [172].
Bảng: 2.25: Thống kê chất liệu phân loại được ở các di tích tiền Óc Eo và Óc Eo
sớm ở vùng TGLX [5] [6] [9] [32] [166] [170] [108] [172].
Bảng 2.26: Thống kê tỷ lệ chất liệu gốm loại 1 (“gốm thô truyền thống”) so với các
loại gốm khác ở di chỉ Gò Cây Tung [166] [170].
Bảng 2.27: Thống kê tỷ lệ các loại chất liệu gốm ở di chỉ K9 [101].
Bảng 2.28: Thống kê chất liệu gốm di chỉ Giồng Xoài [4] [5].
Bảng 2.29: Thống kê chất liệu gốm trong lớp cư trú sớm ở di tích Óc Eo-Ba Thê [5]
[111].

xi


Bảng 2.30: Thống kê so sánh tỷ lệ gốm loại 4, loại 5 và 6 trong các di tích tiền Óc
Eo-Óc Eo sớm ở vùng TGLX [tác giả].
Bảng 2.31: Thống kê mảnh đồ đựng gốm các loại phát hiện ở di chỉ Gò Cây Tung
[9] [108] [166] [170] [172].
Bảng 2.32: Thống kê số lượng mảnh thân có và không có hoa văn [9] [108] [162]
[166] [170] [172].
Bảng 2.33: Thống kê các loại hoa văn trên gốm ở di chỉ Gò Cây Tung [9] [108]
[162] [166] [170] [172].
Bảng 2.34: Thống kê so sánh tỷ lệ các loại hoa văn trong các di tích tiền Óc Eo và

Óc Eo sớm ở vùng TGLX [4] [5] [9] [108] [162] [166] [170] [172].
Bảng 2.35: Thống kê tổng hơp loại hình hiện vật cà ràng phát hiện trong các di tích
tiền Óc Eo và Óc Eo sớm ở vùng TGLX [9] [108] [109] [111] [162] [166] [170]
[172].
Bảng 2.36: Thống kê hiện vật cà ràng (loại 1) phát hiện ở di chỉ Gò Cây Tung [9]
[108] [109] [111] [162] [166] [170] [172]
Bảng 2.37: Thống kê chung gốm loại hình 11 (“nồi nấu kim loại”) phát hiện trong
các di tích ở vùng TGLX [9] [108] [109] [111] [162] [166] [170] [172]
Bảng 2.38: Thống kê số lượng mảnh gốm loại hình 10 phát hiện ở di tích Gò Cây
Tung từ năm 1994 đến 2015 [9] [108] [109] [111] [162] [166] [170] [172]
Bảng 2.39: Thống kê tổng hợp theo giai đoạn văn hóa gốm loại hình 10 ở Gò Cây
Tung [tác giả]
Bảng 3.1: Thống kê các di tích tiền Óc Eo tiêu biểu ở vùng Vàm Cỏ-Đồng Tháp
Mười
Bảng 3.2: Bảng Thống kê cao độ các di tích tiền Óc Eo ở vùng TGLX

xii


Bảng 3.3: Thống kê kết quả phân tích niên đại

14

C các di tích Tiền Óc Eo vùng

TGLX
Bảng 3.4: Bảng hệ thống đặc điểm tình trạng công cụ đá ở vùng Tứ Giác Long
Xuyên

xiii



DANH MỤC BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG MINH HỌA TRONG LUẬN ÁN
Biểu đồ 1.1: các đợt dao động nước biển tiến-thoái trong Holocene [146]
Biểu đồ 1.2: diễn biến dao động mực nước biển qua các đợt biển tiến-thoái trong
Holocene - từ 4.300 BP đến 665 AD ở Nam Bộ [Bảng 2.1] [146]
Biểu đồ 2.1: Diễn biến tỷ lệ các chỉ số vòng đá ở vùng Tứ Giác Long Xuyên [bảng
2.19] [bảng 2.20]
Biểu đồ 2.2: tỷ lệ các loại chất liệu gốm giai đoạn 2 - Di tích K9 [bảng 2.27]
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ tỷ lệ các loại chất liệu gốm giai đoạn Óc Eo sớm - di tích Gò
Óc Eo [bảng 2.29]
Biểu đồ 2.4: So sánh tỷ lệ các kiểu loại nhóm loại hình “nồi nấu kim loại” (gốm loại
hình 11) qua các giai đoạn cư trú ở di chỉ Gò Cây Tung [bảng 2.39]
Biểu đồ 3.1: cao độ của các di tích tiền Óc Eo và Óc Eo sớm ở vùng Tứ Giác Long
Xuyên [bảng 2.1]
Biểu đồ 3.2: cao độ các di tích tiền Óc Eo và Óc Eo sớm ở vùng Vàm Cỏ-Đồng
Tháp Mười [bảng 3.1]
Biểu đồ 3.3: diễn biến tỷ lệ dầy:rộng bản vòng đá ở vùng Tứ Giác Long Xuyên
[bảng 2.19]
Biểu đồ 3.4: Xu hướng diễn biến tỷ lệ độ dầy:rộng của bản vòng đá ở di tích Rạch
Rừng (Vàm Cỏ Tây) [bảng 2.21]
Biểu đồ 3.5: so sánh diễn biến tỷ lệ giữa các loại chất liệu gốm ở các di chỉ K9 và
Gò Óc Eo [bảng 2.27] [bảng 2.29]

xiv


DANH MỤC PHỤC LỤC MINH HỌA
Hình 1.1: Bản đồ phân vùng địa hình đồng bằng sông Cửu Long [Tác giả]
Hình 1.2: Bản đồ phân vùng địa chất miền Tây Nam Bộ [218]

Hình 1.3: Bản đồ phân vùng địa hình đồng bằng sông Cửu Long [91]
Hình 1.4: Bản đồ phân bố các đường bờ biển cổ từ 8.000 BP đến nay [165]
Hình 1.5: Các mẫu vỏ sò cổ ở Đồng Tháp Mười và vùng Tứ Giác Long Xuyên [Tác
giả]
Hình 1.6: Bản đồ địa chất và phân bố các di tích tiền Óc Eo-Óc Eo sớm tiêu biểu ở
đồng bằng sông Cửu Long trên các thềm phù sa cổ và giồng cát [Nền: 91; bổ sung:
tác giả]
Hình 2.1: Bản đồ các di tích tiền Óc Eo ở vùng Tứ Giác Long Xuyên [Nền Google
Map; bổ sung: tác giả]
Hình 2.2: Bản đồ các di tích khảo cổ học tiền Óc Eo – Óc Eo và hậu Óc Eo ở vùng
Tứ Giác Long Xuyên [Nền Google Map; bổ sung: tác giả]
Hình 2.3: Cảnh quan di tích Gò Cây Tung [9, tr.217]
Hình 2.4: Sơ đồ phân bố các hố khai quật năm 194,1995 và hố thám sát năm 2007
[166, 170; 9]
Hình 2.5: Mặt cắt bắc-nam Gò Cây Tung và vị trí các hố khai quật, thám sát năm
1994, 1995 và 2007 [9] [166] [170]
Hình 2.6: Khai quật di tích Gò Cây Tung 1994 [166]
Hình 2.7: Cấu trúc ền cư trú đất đắp và dấu tích mộ táng (năm 2007) [9] [172]
Hình 2.8: Mặt cắt địa tầng di chỉ Gò Cây Tung - Hố 95GCT.HII [170]
Hình 2.9: Mặt cắt địa tầng di chỉ Gò Cây Tung - hố thám sát 07GCT.TS4 [9]
Hình 2.10: Các loại hiện vật gốm và đá phát hiện ở Gò Cây Tung [9] [109] [166]

xv


Hình 2.11: Di tích Gò Cây Sung [108: 1, 2] [172: 3, 4]
Hình 2.12: Di tích Gò Cây Trôm [172]
Hình 2.13: Di tích An Phú [108]
Hình 2.14: Di tích Phum Quao [108]
Hình 2.15: Di tích Gò Me - Gò Sành [108]

Hình 2.16: Di tích Gò Châu Thi [106] [108]
Hình 2.17: Di tích K9 [101]
Hình 2.18: Mặt cắt địa tầng di chỉ K9 (hố 06K9.TS6 và 06K9.TS7) [101]
Hình 2.19: Di tích Xoa Ảo [108] [174]
Hình 2.20: Di tích Giồng Cu [7]
Hình 2.21: Các điểm di tích cư trú tiền Óc Eo và Óc Eo sớm (Óc Eo - Ba Thê) [211]
[bổ sung: tác giả]
Hình 2.22: Toàn cảnh khu di tích Óc Eo - Ba Thê [tác giả]
Hình 2.23: Di tích Giồng Xoài […………
Hình 2.24: Hiện vật gốm tiền Óc Eo phát hiện ở di chỉ Giồng Xoài [4] [5]
Hình 2.25: Mặt cắt địa tầng di chỉ Gò Óc Eo và các loại hình gốm tiêu biểu trong di
chỉ cư trú Óc Eo sớm [211] [213]
Hình 2.26: Mặt cắt địa tầng Gò Óc Eo và các loại gốm trong lớp cư trú Óc Eo sớm
[211] [212] [213]
Hình 2.27: Các loại hình di tích, di vật tiêu biểu phát hiện ở Gò Cây Thị [65] [211]
Hình 2.28: Cấu trúc địa tầng di tích Gò Cây Thị [65] [211]
Hình 2.29: Di tích, di vật giai đoạn Óc Eo sớm ở di chỉ Gò Tư Trâm [5] [6]

xvi


Hình 2.30: Cột địa tầng và các loại hiện vật tiêu biểu giai đoạn Óc Eo sớm - di chỉ
Gò Tư Trâm (2002, 2005) [5] [6]
Hình 2.30: Bản vẽ mặt bằng khai quật di tích Linh Sơn Nam 1998 (98OE.LS1)
[210]
Hình 2.31: Di tích kiến trúc, mộ vò Linh Sơn Nam [5] [210] [tác giả]
Hình 2.32: Công cụ đá – các loại rìu không có vai [tác giả]
Hình 2.33: Công cụ đá – bản vẽ các loại rìu không có vai [9] [166] [170] [172]
Hình 2.34: Cuốc, mảnh cuốc không vai, thân hình trụ [9] [tác giả]
Hình 2.35: Công cụ đá - cuốc hình trụ [9] [108] [166]

Hình 2.36: Phác vật công cụ, công cụ hình oval, đục tứ giác [9] [108] [166] [170]
Hình 2.37: Các loại công cụ có vai tiêu biểu ở vùng Tứ Giác Long Xuyên [5] [6]
[172]
Hình 2.38: Sưu tập các loại công cụ đá có vai phát hiện ở vùng Tứ Giác Long
Xuyên [5] [6] [172] [206]
Hình 2.39: Vòng trang sức bằng đá phiến, lõi vòng, bàn mài lõi ở vùng Tứ Giác
Long Xuyên [166] [170] [206]
Hình 2.40: Các loại bàn mài bằng, bàn mài rãnh trong các di tích tiền Óc Eo ở vùng
Tứ Giác Long Xuyên [108] [170]
Hình 2.41: Trang sức bằng đá quý, thủy tinh, kim loại [65] [101]
Hình 2.42: Tượng thú bằng đất nung và chạc gốm [32] [162] [170]
Hình 2.43: Các loại chạc gốm phát hiện trong các di tích tiền Óc Eo và Óc Eo sớm
ở vùng Tứ Giác Long Xuyên [101] [162] [206]
Hình 2.44: Ngói lợp kiến trúc [5] [6]

xvii


Hình 2.45: Bảng phân loại loại hình miệng, chân đế, vòi bình gốm tiền Óc Eo và
giai đoạn Óc Eo sớm ở vùng Tứ Giác Long Xuyên [tác giả]
Hình 2.46: Bảng phân loại loại hình “nồi nấu kim loại”, cà ràng, nắp đậy [tác giả]
Hình 2.47:

Bảng phân loại các loại hình hoa văn gốm tiền Óc Eo và Óc Eo sớm ở vùng

Tứ Giác Long Xuyên [6] [65] [101] [166] [170]
Hình 2.48: Gốm loại hình 1-Đĩa hoặc tô sâu lòng [166] [170]
Hình 2.49: Gốm loại hình 2 [166] [170]
Hình 2.50: Gốm loại hình 3-Tô gốm sâu lòng [101] [109]
Hình 2.51: Gốm loại hình 4-Vò gốm thân hình cầu, vành miệng đắp gờ cao [166]

[170]
Hình 2.52: Gốm loại hình 5-đồ đựng có thân hình cầu, miệng loe xiên khum [166]
[170]
Hình 2.53: Gốm loại hình 6-đồ đựng có miệng loe xiên thẳng, vành bẻ lật [170]
Hình 2.54: Gốm loại hình 7-Vò hình cầu có miệng thấp, vành miệng đắp dầy [7]
Hình 2.55: Loại hình 8-Vò hình cầu có miệng loe xiên khum hoặc miệng tròn khum
[7] [166] [170]
Hình 2.56: Loại hình 9-Đồ đựng hình cầu, vành miệng loe thấp đắp dầy [6] [101]
Hình 2.57: Gốm loại hình 10 - Vò gốm hình cầu có miệng loe xiên [tác giả]
Hình 2.58: Gốm loại hình 11 (“nồi nấu kim loại”) [108] [162] [166] [170]
Hình 2.59: Gốm loại 12 - Cà ràng (“bếp lò”) [Tác giả]
Hình 2.60: Gốm loại hình 12a, 12b, 12c (Cà ràng loại 1, loại 2, loại 3) [170] [tác
giả]
Hình 2.61: Gốm loại 16a-Vò gốm có miệng loe lật, vai hẹp và vai xuôi [101] [5]

xviii


Hình 2.62: Gốm loại 16b-Bình/vò gốm miệng loe xiên [101]
Hình 2.63: Gốm loại 17-Bình gốm có thân hình cầu [5] [6]
Hình 2.64: Gốm loại 18-Tô, bát có đáy tròn [5] [6] [101] [109]
Hình 2.65: Gốm loại 19-Bát bồng chân cao, gốm mịn đen loại 5 [101] [tác giả]
Hình 2.66: Gốm loại hình 20 - Ly chân cao (chất liệu gốm mịn loại 6) [5] [108]
Hình 2.67: Gốm loại hình 21 - Nắp đậy các loại (gốm mịn loại 6) [5] [9] [101] [170]
Hình 2.68: các loại nắp đậu thuộc loại gốm loại hình 14 và loại hình 21 [tác giả]
Hình 2.69: Các loại đồ đựng gốm kiểu Kalanay (di chỉ Gò Tư Trâm) [5] [6]
Hình 2.69: Loại hình hiện vật chai gốm [9] [206] [tác giả]
Hình 2.70: Các loại đồ gốm ngoại nhập [6] [tác giả]
Hình 2.71: Bản dập hoa văn gốm - văn kỹ thuật (văn thừng) [5] [101]
Hình 2.72: Bản dập các loại hoa văn có nguồn gốc ngoại nhập [5] [6] [65] [108]

Hình 3.1: Bản đồ các di tích khảo cổ học tiền Óc Eo và Óc Eo sớm ở Nam Bộ [Nền
bản đồ Nam Bộ, bổ sung: tác giả]
Hình 3.2: Một số loại hình gốm tiêu biểu ở di chỉ Lò Gạch (Long An) [tác giả]
Hình 3.3: So sánh một số loại miệng gốm Gò Cây Tung (giai đoạn 1) với miệng
gốm tiêu biểu ở di chỉ Lò Gạch (Vàm Cỏ Tây) [166] [170] [tác giả]
Hình 3.4: Một số loại hình gốm tiêu biểu ở di chỉ Gò Cao Su (Vàm Cỏ Đông) [tác
giả]
Hình 3.5: Các loại đồ gốm tiêu biểu ở di tích Gò Hàng (Đồng Tháp Mười) [tác giả]
Hình 3.6: Các loại đồ gốm tiêu biểu ở di tích Gò Ô Chùa [72] [137]
Hình 3.7: Loại hình cà ràng, chạc gốm và các loại đồ trang sức ở di tích Gò Ô Chùa
[72]

xix


Hình 3.8: Mộ vò Linh Sơn Nam với mộ vò Gò Ô Chùa, Giồng Lớn, Hòa Diêm [12]
[147] [210] [tác giả]
Hình 3.9: So sánh vò gốm Óc Eo với vò gốm ở di tích Hòa Diêm [147] [tác giả]
Hình 3.10: So sánh gốm Kalanay ở Óc Eo với gốm thuộc truyền thống Kalanay ở
Hòa Diêm [7] [147]
Hình 3.11: Một số loại hình công cụ đá tiêu biểu ở di tích Samrong Sen
(Campuchia) [200]
Hình 3.12: Bảng phân loại loại hình và niên đại của các loại ngói ở Ấn Độ [216]
Hình 3.13: So sánh ngói phát hiện ở phía đông Ấn Độ và vùng Tứ Giác Long
Xuyên [6] [183] [205]
Hình 3.14: Bản đồ phân bố ngói cổ ở Ấn Độ và khu vực Đông Á tư thế kỷ I BC
sang đầu Công nguyên [183]

xx



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn hóa Óc Eo (VHOE) là một bộ phận trong lịch sử hình thành, phát triển
vùng đất Nam Bộ. Nền văn hóa này được xem là cơ sở vật chất của nhà nước cổ đại
ra đời sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á (ĐNÁ)-vương quốc Phù Nam [100,
tr.161]. Sau hơn bảy thập niên phát hiện và nghiên cứu, diện mạo của VHOE dần
được làm rõ, từ không gian phân bố, đặc trưng-quan hệ văn hóa, niên đại… đều đạt
có những thành tựu quan trọng.
Vấn đề nguồn gốc và chủ nhân của VHOE là một đối tượng nghiên cứu quan
trọng và được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm. Paul Pelliot (1903) và George E.
Coedes (1944, 1947) khi nghiên cứu về lịch sử các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á
đều xem văn hóa bản địa được hình thành từ thời tiền sử chính là nền tảng cho sự
tiếp nhận, trao đổi và lan tỏa của văn minh Ấn Độ [15, tr.20, 37] [134, tr.56]. Cơ
tầng bản địa này là nhận tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự hình thành các nhà
nước sớm trong khu vực vào đầu Công nguyên như Phù Nam hay Lâm Ấp.
Ngay buổi đầu khám phá VHOE, từ việc đồng nhất VHOE với văn minh Phù
Nam, L. Malleret đã nhận thấy nó là sản phẩm từ sự kết hợp của nhiều yếu tố văn
hóa ngoại nhập với truyền thống văn hóa bản địa thông qua trao đổi thương mại,
giao lưu [100, tr.178]. Đồng thời ông cũng tìm hiểu mối quan hệ nguồn gốc trực
tiếp giữa VHOE với các văn hóa tiền sử bản địa qua so sánh và phân tích những nét
gần gũi giữa các loại đồ đá, đồ gốm phát hiện ở miền tây sông Hậu với các hiện vật
cùng loại thuộc văn hóa Sa Huỳnh, Đông Sơn, các di tích Cù Lao Rùa, Samrong
Sen, Mlu Prei hay khu vực cao nguyên Trấn Ninh [98, tr.10, 19] [100, tr.179].
Vào cuối thập niên 70 sang đầu thập niên 80 thế kỷ XX, nhiều phát hiện mới
về thời Tiền-Sơ sử Nam Bộ đã góp phần bổ sung cho việc nhận diện nguồn gốc
VHOE. Theo đó, văn hóa này hình thành từ sự kết tinh của hai thành tố nội sinh và
ngoại nhập, hội tụ từ sự phát triển đa tuyến với vai trò cơ bản của cơ tầng bản địa.


1


Những phát hiện ở đáng chú ý đến từ nhiều địa bàn khác nhau, từ cao nguyên
Long Khánh, vùng cận biển Nhơn Trạch (Đồng Nai), Cần Giờ (Tp. Hồ Chí Minh),
bán đảo Long Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu), lưu vực sông Vàm Cỏ, Đồng Tháp Mười
(Long An và Đồng Tháp), đến miền núi sót ở miền Tây Nam Bộ… Qua đó góp
phần nhận diện các yếu tố mầm mống cho sự ra đời của VHOE, về những chuyển
biến mạnh mẽ ở Nam Bộ trong nửa cuối thiên niên kỷ I trước Công nguyên sang
đầu Công nguyên, từ xã hội tiền sử sang thời sơ sử, về mối quan hệ chuyển tiếp
giữa giai đoạn đầu của VHOE (giai đoạn Óc Eo sớm hay Óc Eo sơ kỳ) với giai đoạn
văn hóa trước đó (trước VHOE hay tiền Óc Eo). Quá trình phát triển này được biết
đến phổ biến qua giả thuyết về các “tuyến”, các “con đường” phát triển lên VHOE.
Trên không gian Nam Bộ, vùng TGLX có mức độ tập trung đậm đặc các di
tích khảo cổ học thuộc phạm trù VHOE cũng như thời tiền Óc Eo được xem là có
quan hệ trực tiếp đối với sự hình thành của nền văn hóa này. Những phát hiện khảo
cổ học trên vùng đất này đã góp phần quan trọng cho nhận thức về nền VHOE, bao
gồm nguồn gốc và sự hình thành của nó.
Tuy nhiên, dù đã được nhận diện từ nhiều góc độ tiếp cận, song tình hình tư
liệu hiện nay về VHOE nói chung và vấn đề nguồn gốc VHOE nói riêng đang còn
tản mạn, chưa được thu thập và nghiên cứu đầy đủ. Thực tế này khiến công tác
nghiên cứu và tổng hợp về các vấn đề có liên quan, bao gồm việc nhận diện đặc
điểm hình thành của VHOE còn nhiều nội dung chưa được làm rõ. Nó đặt ra yêu
cầu hệ thống tư liệu để phân tích và tổng hợp, làm rõ các đặc trưng văn hóa là một
nhu cầu cấp thiết hiện nay trong nghiên cứu VHOE, cụ thể là qua đó làm rõ tính kế
thừa trong quá trình phát triển từ thời tiền Óc Eo đến VHOE.
Từ yêu cầu thực tế trên và tính thực tiễn cao đối với việc nghiên cứu và nhận
thức VHOE hiện nay, chủ để “Các di tích tiền Óc Eo vùng Tứ Giác Long Xuyên
trong quá trình hình thành văn hóa Óc Eo ở miền Tây Nam Bộ” được chọn làm
nội dung đề tài luận án tiến sĩ Khoa học lịch sử-chuyên ngành Khảo cổ học. Mục

tiêu của luận án là phân tích, làm rõ đặc trưng văn hóa của thời tiền Óc Eo, mối
quan hệ của nó với giai đoạn đầu của VHOE ở vùng TGLX và đặt trong bối cảnh

2


nhận thức chung về VHOE ở vùng đất Nam Bộ. Đây là cơ sở để xem xét những tiền
đề quan trọng góp phần vào sự hình thành nền văn hóa này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích của luận án
* Mục đích chung: làm rõ mối quan hệ văn hóa giữa thời kỳ tiền Óc Eo và
giai đoạn sớm của VHOE ở Nam Bộ và sự hình thành của nền văn hóa này.
* Mục đích cụ thể:
- Hệ thống toàn bộ tư liệu tiền Óc Eo và Óc Eo sớm ở vùng TGLX.
- Xác định đặc trưng văn hóa, đặc điểm quan hệ văn hóa, niên đại và phân kỳ
các giai đoạn phát triển từ tiền Óc Eo sang giai đoạn đầu của VHOE ở vùng TGLX.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
Nhiệm vụ của luận án để làm rõ các nội dung sau:
- Nội hàm của khái niệm “tiền Óc Eo”.
- Xác định đặc trưng văn hóa của các di tích tiền Óc Eo ở vùng TGLX.
- Làm rõ quan hệ chuyển tiếp từ thời tiền Óc Eo sang văn hóa Óc Eo, cụ thể
là từ giai đoạn tiền Óc Eo sang giai đoạn sớm của VHOE ở vùng TGLX.
- Nhận thức về truyền thống, đặc điểm phát triển và vai trò của các di tích
tiền Óc Eo ở vùng TGLX trong quá trình hình thành VHOE ở miền Tây Nam Bộ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp là các di tích, di vật tiền Óc Eo và giai đoạn
Óc Eo sớm phát hiện ở vùng TGLX. Nghiên cứu so sánh với các di tích, di vật có
liên quan ở miền Tây Nam Bộ và khu vực.


3


×