Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

TỔNG hợp đề THI NGỮ văn TUYỂN SINH vào 10 HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.1 KB, 32 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỪA THIÊN HUẾ
ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN QUỐC HỌC
Năm học: 2009 - 2010

Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phót
--------------------------------------------------

Câu 1: (1,5 điểm)
Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới :
“ Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre
giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh
hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu !”
(Cây tre Việt Nam - Thép Mới)
1.1 Xác định các phép tu từ từ vựng có trong đoạn trích. Phân tích ngắn gọn giá trị của các phép tu
từ đó.
1.2 Xét về cấu tạo, câu văn “ Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.” thuộc
kiểu câu gì ? Vì sao ?
Câu 2: (2,0 điểm)
Trong văn bản tự sự :
2.1 Người kể chuyện có vai trò gì ?
2.2 Người kể chuyện có thể xuất hiện trong những ngôi kể nào ?
2.3 Xác định ngôi kể và ưu thế của việc lựa chọn ngôi kể trong hai tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa
(Nguyễn Thành Long) và Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê).
Câu 3: (2,5 điểm)
Suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu thương.
Câu 4: (4,0 điểm)
4.1 Tại sao trong suốt bài thơ Ánh trăng, Nguyễn Duy đều dùng từ “vầng trăng”, đến cuối bài lại là


“ánh trăng” ?
4.2 Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc - đủ cho ta giật mình” giúp ta hiểu thêm gì về nhân vật trữ
tình trong bài thơ ?
4.3 Trong cuộc đời, khi nào con người nên có những lúc “giật mình” như thế ?
Em hãy lí giải những vấn đề nêu trên bằng một bài văn.
-------------- Hết --------------SBD thí sinh: ----------------

Chữ kí GT 1: --------------------------------

0


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN QUỐC HỌC
THỪA THIÊN HUẾ
Năm học: 2009 - 2010
ĐỀ CHÍNH THỨC

Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phót
-------------------------------HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu hỏi
Câu 1
(1,5 điểm)

Nội dung trả lời
1.1 - Xác định phép tu từ :
+ Phép điệp ngữ ( tre, giữ, anh hùng)
+ Phép nhân hóa (tre)
- Phân tích giá trị của hai phép tu từ trên :

+ Phép điệp ngữ: Nhấn mạnh hình ảnh cây tre với nhiều chiến
công; tạo sự nhịp nhàng cho câu văn.
+ Phép nhân hóa: Làm cho hình ảnh cây tre gần gũi với con
người, gây ấn tượng mạnh cho người đọc.
1.2 - Xét về mặt cấu tạo, câu văn “ Tre…lúa chín.” thuộc kiểu
câu đơn.
- Vì câu trên chỉ có một kết cấu C-V.

Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

1


Câu 2
(2,0 điểm)

2.1 Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự :
Dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện
( giới thiệu nhân vật và tình huống; tả người, tả cảnh; đưa ra
những nhận xét, đánh giá về những điều được kể…).
2.2 Người kể chuyện có thể xuất hiện trong các ngôi kể :
- Ngôi thứ nhất: Người kể chuyện là một nhân vật trong
truyện và xưng tôi.
- Ngôi thứ ba: Người kể chuyện giấu mình nhưng có mặt khắp

nơi trong văn bản.
2.3 Xác định ngôi kể, ưu thế của sự lựa chọn ngôi kể trong
hai tác phẩm :
* Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long):
+ Ngôi kể: Ngôi thứ ba - người kể chuyện giấu mình, nhưng
có mặt khắp nơi trong văn bản.
+ Ưu thế: Giúp người kể chuyện có thể vừa linh hoạt miêu tả
bao quát các đối tượng, vừa đưa ra những nhận xét, đánh giá
về nhân vật, tạo nên cái nhìn nhiều chiều, giọng kể đa dạng,
phong phú…

0,25
0,25

0,25
0,25

0,25
0,25

* Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê):
+ Ngôi kể: Ngôi thứ nhất - người kể chuyện là Phương Định,
nhân vật chính xưng tôi.
+ Ưu thế: Phù hợp với nội dung tác phẩm; tạo điều kiện thuận
lợi để tác giả thể hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy
nghĩ của nhân vật một cách sâu sắc.
Câu 3
(2,5 điểm)

■ Yêu cầu về kỹ năng :

- Học sinh viết bài có kết cấu ba phần: Mở - Thân - Kết; bài
viết có văn phong phù hợp (nghị luận xã hội), có thể kết hợp
các phương thức biểu đạt; học sinh biết cách giải thích,
chứng minh, phân tích … để làm sáng tỏ vấn đề.
- Bố cục hợp lí, chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy; bài sạch, chữ rõ;
khuyến khích những bài viết sáng tạo và độc đáo.
■ Yêu cầu về kiến thức : Học sinh nêu suy nghĩ của bản thân
về ý nghĩa của tình yêu thương. Đây là đề bài mở, học sinh có thể
trình bày bằng nhiều cách. Sau đây là một số gợi ý :
- Học sinh nắm bắt được nội dung vấn đề: Ý nghĩa sâu sắc,
lớn lao, kì diệu của tình yêu thương. (có thể là tình cảm yêu
thương người thân, gia đình, quê hương, bạn bè … và rộng
hơn là tình yêu thương giữa con người với con người.)
- Trình bày được các ý chính :
+ Tình yêu thương đem đến cho con người niềm vui hạnh
phúc, lòng tin yêu; tiếp thêm sức mạnh để con người có thể
vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
+ Tình yêu thương giúp con người biết thông cảm, thấu hiểu,
vị tha …để con người có cơ hội hiểu nhau, sống tốt đẹp, thân

0,25
0,25

0,5
0,25

0,5

0,5


0,5
2


ái với nhau hơn.
+ Tình yêu thương có thể cảm hóa cái xấu; bắc nhịp cầu nhân
ái, xóa bỏ những ngăn cách, hận thù …
Câu 4
(4,0 điểm)

■ Yêu cầu về kỹ năng :
- Học sinh viết bài văn có kết cấu ba phần: Mở - Thân - Kết;
cần gắn ba câu hỏi của đề bài trong cùng một kết cấu bài văn,
không trả lời từng câu hỏi một; bài thể hiện kỹ năng nghị luận
về đoạn thơ, hướng tới lí giải vấn đề xã hội.
- Văn phong phù hợp; bố cục hợp lý; diễn đạt trôi chảy, bài
sạch, chữ rõ; khuyến khích những bài viết sáng tạo và độc đáo
trong cách cảm nhận.
■ Yêu cầu về kiến thức :
- Học sinh nắm chắc ý nghĩa của bài thơ, đặc biệt là khổ cuối
để lí giải các vấn đề trong ba câu hỏi.
- Sau đây là một số gợi ý :
* Tại sao trong suốt bài thơ Ánh trăng, Nguyễn Duy đều
dùng từ “vầng trăng”, đến cuối bài lại là “ánh trăng” ?
+ “vầng trăng” là hình ảnh được nhân hóa, trở thành bạn
đồng hành của nhân vật trữ tình trong nhiều hoàn cảnh cuộc
sống…
+ “ánh trăng” là hình ảnh được ẩn dụ, mang ý nghĩa biểu
trưng sâu xa cho nhiều vấn đề mang tính triết lí, trong đó quan
trọng là sự soi chiếu, ám ảnh…

* Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc - đủ cho ta giật
mình” giúp ta hiểu thêm gì về nhân vật trữ tình trong bài
thơ ?
+ Nhân vật trữ tình là con người có chiều sâu nội tâm với
những cảm nhận tinh tế, sâu xa.
+ Nhân vật trữ tình luôn có sự nhìn nhận, soi chiếu lại mình.
+ Nhân vật trữ tình sống ân tình, ân nghĩa, trải qua nhiều biến
động cuộc đời, dẫu có lúc lãng quên song không hề thay đổi
bản chất.
* Trong cuộc đời, khi nào con người nên có những lúc “giật
mình” như thế ?
+ Con người nên có những lúc “giật mình” trước khi, trong
khi và cả sau khi làm một việc gì đó, nhất là với những vấn đề
có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng.
+ Con người phải luôn có những lúc “giật mình” như thế
trước mọi biến động của xã hội và của chính bản thân để điều
chỉnh và hoàn thiện mình hơn.

0,25

0,5

0,25

1,0

1,5

0,75


------------------- Hết --------------------3


- Giám khảo chú ý phát hiện và trân trọng những bài làm sáng tạo.
- Điểm toàn bài không làm tròn.

4


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỪA THIÊN HUẾ
ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI TUYỂN SINH THPT TP. HUẾ
Khóa ngày 24.6.2010
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
-------------------------------------------

Câu 1 : (1.5 điểm)
1.1 Trình bày khái niệm thành ngữ.
1.2 Trong các tổ hợp từ sau đây, tổ hợp nào là thành ngữ, tổ hợp nào là tục ngữ ?
a. vắt chanh bỏ vỏ
b. giơ cao đánh khẽ
c. ăn quả nhớ kẻ trồng cây
d. ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
e. nước mắt cá sấu
g. đi một ngày đàng, học một sàng khôn
Câu 2 : (2.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

“Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.
(…)Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai với các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải
lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu
tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong
thế kỉ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.

(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Ngữ Văn 9, Tập 2, tr.27, 28)
2.1 Xác định các thành phần biệt lập có trong văn bản.
2.2 Xác định các hình thức liên kết câu trong văn bản.
Câu 3 : (2.5 điểm)
Từ cảm nhận về ý nghĩa câu thơ :
" Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.”
(Chế Lan Viên, Con cò, Ngữ Văn 9, Tập 2, tr.46)
em hãy viết bài văn (dài không quá một trang giấy thi) về tình mẹ con, trong đó có sử dụng khởi ngữ
và biện pháp tu từ so sánh (gạch chân, xác định).
Câu 4 : (4.0 điểm)
Vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam qua hai nhân vật : Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh
Khuê) và anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long).
------------- HẾT --------------

SBD Thí sinh : -------------------------------------------

Chữ kí Giám thị 1:

5


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỪA THIÊN HUẾ

ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI TUYỂN SINH THPT TP. HUẾ
Khóa ngày 24.6.2010
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu hỏi
Câu 1
(1.5 điểm)

Câu 2
(2.0 điểm)

Câu 3
(2.5 điểm)

Nội dung trả lời
1.1 Trình bày khái niệm thành ngữ :
Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo ổn định, biểu thị một ý nghĩa
hoàn chỉnh.
1.2 Phân loại thành ngữ và tục ngữ :
- Thành ngữ : a. vắt chanh bỏ vỏ
b. giơ cao đánh khẽ
e. nước mắt cá sấu
- Tục ngữ : c. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
d. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
g. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
* Chú ý : Sai 1-2 tổ hợp từ/ loại, trừ 0.25 điểm.

2.1 Xác định các thành phần biệt lập có trong văn bản :
- Thành phần tình thái : “có lẽ”
- Thành phần phụ chú :“những người chủ thực sự của đất nước trong
thế kỉ tới”
2.2 Xác định các hình thức liên kết câu trong văn bản :
- Phép liên tưởng : “ con người”,“lớp trẻ ” (câu 1-3)
- Phép lặp : “hành trang” (câu 1-2), “muốn” (câu 2-3)
- Phép thế : “(hành trang) ấy” (câu 1 và ý đoạn trước), “(Muốn) vậy
” (câu 2-3), “(điều) đó” (câu 2-3)
♦ Yêu cầu về kỹ năng :
- Bài viết có kết cấu ba phần : Mở - Thân - Kết ; dài không quá một
trang giấy thi ; có sự kết hợp giữa văn phong nghị luận văn học và nghị
luận xã hội, có lí lẽ và dẫn chứng xác đáng.
- Bài có sử dụng khởi ngữ và biện pháp tu từ so sánh (gạch chân, xác
định).
♦ Yêu cầu về kiến thức :
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều hướng. Sau đây là những gợi ý :
+ Nêu cảm nhận về ý nghĩa câu thơ :
" Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.”
* Chú ý : Học sinh nên hiểu ý nghĩa câu thơ theo hai chiều : vừa là lời
ru thể hiện tình mẹ yêu con, gắn bó với con suốt đời; vừa là tình con
mãi hướng về mẹ, dẫu trải qua những biến đổi lớn lao trong cuộc
đời.
+ Nêu và trình bày các biểu hiện của tình mẹ con.
+ Lí giải nguồn gốc, ý nghĩa của vấn đề.
* Chú ý : Học sinh cần trình bày với tình cảm chân thành, sâu sắc.

Điểm
0,5


0.5
0.5

0.25
0.25
0.25
0.5
0.75
0.25
0.5

0.5

0.75
0.5
6


Câu 4
(4.0 điểm)

♦ Yêu cầu về kĩ năng :
- Bài viết có kết cấu ba phần : Mở - Thân - Kết ; nắm chắc kĩ năng làm
bài nghị luận văn học.
- Bố cục hợp lý ; dẫn chứng chọn lọc, phù hợp ; lí lẽ xác đáng ; diễn
đạt trôi chảy, bài sạch, chữ rõ.
♦ Yêu cầu về kiến thức : (Cho điểm kết hợp với yêu cầu kĩ năng)
- Học sinh hiểu được vấn đề vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam qua hai
nhân vật : Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)

và anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long).
- Học sinh có thể phân tích sóng đôi hay lần lượt từng nhân vật ; có
thể nêu điểm chung về vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trước hoặc sau
khi phân tích điểm riêng của hai nhân vật.
Sau đây là một số gợi ý :
+ Điểm chung : Hai nhân vật tiêu biểu cho :
▪ Tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến oai hùng chống đế
quốc Mĩ cứu nước ; giàu nhiệt huyết, niềm tin và ước vọng ; tự
nguyện cống hiến và hi sinh cho đất nước;
▪ Tuổi trẻ Việt Nam đầy sức thanh xuân ; dũng cảm trong chiến
đấu, hăng say trong lao động ; giàu mộng mơ, hồn nhiên, lạc quan,
yêu đời, gắn bó với tập thể…
+ Điểm riêng :
▪ Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) là
cô gái thanh niên xung phong làm nhiệm vụ trinh sát phá bom trên tuyến
đường Trường Sơn ; giàu xúc cảm tinh tế và mơ mộng, lãng mạn ; vừa
trẻ trung, có tâm hồn trong sáng, vừa gan dạ, quả cảm, sống hết mình
với đồng đội …
→ Tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
▪ Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) là
chàng trai làm công tác khí tượng ở vùng cao Sa Pa; có lẽ sống đẹp
“mình vì mọi người”, có ý thức trách nhiệm và tận tuỵ trong công
việc, ý thức tự trau dồi tri thức và tâm hồn trong cuộc sống; có tấm
lòng nhân hậu, sống cởi mở, chân thành, khiêm tốn với mọi người,
hoà hợp với thiên nhiên ...
→ Tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam trong dựng xây đất nước.
* Chú ý : Học sinh cần có sự liên hệ với tuổi trẻ trong thời đại ngày
nay.

0.5

0.5

1.5

1.5

----------------- Hết ------------------

7


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỪA THIÊN HUẾ
ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
Khóa ngày 24.6.2011
Môn : NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1. (2.0 điểm)
1.1. Trình bày khái niệm và tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh.
1.2. Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn trích sau đây :
“ Ông lão náo nức bước ra khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi thẳng
ra lối huyện cũ. Ở đây, những tốp người tản cư mới ở dưới xuôi lên đứng ngồi lố nhố cả dưới mấy
gốc đa xù xì, cành lá rườm rà ken vào nhau, rải xuống mặt đường và bãi cỏ một vùng bóng mát
rộng. Ông lão ngồi vào một cái quán gần đấy. Hút một điếu thuốc lào, uống một hụm chè tươi
nóng, ông chóp chép cái miệng ngẫm nghĩ ; bao nhiêu ý nghĩ vui thích chen chúc trong đầu óc.”
(Kim Lân, Làng, Ngữ văn 9, tập một, tr.164)
Câu 2. (3.0 điểm)

Viết bài văn (dài không quá một trang giấy thi) có sử dụng lời dẫn trực tiếp, phép liên kết thế và
một thành phần biệt lập (gạch chân, xác định) nêu suy nghĩ của em về lời dặn dò của người mẹ ở đoạn
kết văn bản Cổng trường mở ra :
" Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế
giới kì diệu sẽ mở ra.”
(Lý Lan, Ngữ văn 7, tập một, tr.7)
Câu 3. (5.0 điểm)
3.1. Ghi lại theo trí nhớ khổ cuối của bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
và đoạn hai của bài thơ Nói với con (Y Phương).
3.2. Hãy phân tích hai đoạn trích vừa ghi ở câu 3.1 để làm rõ vẻ đẹp tinh thần của người Việt
Nam.
------------- HẾT --------------

8


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỪA THIÊN HUẾ
ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
Khóa ngày 24.6.2011
Môn : NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
HƯỚNG DẪN CHẤM

A. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh,
tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn, giám khảo cần linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm ; chú

ý khuyến khích các bài làm có cảm xúc và sáng tạo.
B. Đáp án và thang điểm

Câu hỏi
Câu 1
(2.0 điểm)

Câu 2
(3.0 điểm)

Nội dung trả lời
1.1. Trình bày khái niệm và tác dụng của từ tượng hình, từ
tượng thanh.
* Khái niệm :
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái, kích
thước…của sự vật, hiện tượng tự nhiên và con người.
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên và con người.
* Tác dụng :
- Từ tượng hình, từ tượng thanh có khả năng gợi tả hình ảnh, âm
thanh một cách cụ thể, sinh động, chân thực, có giá trị biểu cảm cao ;
giúp cho người đọc, người nghe như thấy được, nghe được đối tượng
miêu tả. Từ tượng hình, từ tượng thanh thường được dùng trong văn
miêu tả và tự sự.
1.2. Xác định các từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn
trích.
- Có 5 từ tượng hình : lố nhố, xù xì, rườm rà, chen chúc
- Có 1 từ tượng thanh : chóp chép
* Ghi chú : Thiếu 1-2 từ, trừ 0.25 điểm.
Viết bài văn (dài không quá một trang giấy thi) có sử dụng lời
dẫn trực tiếp, phép liên kết thế và một thành phần biệt lập (gạch

chân, xác định) nêu suy nghĩ của em về lời dặn dò của người mẹ ở
đoạn kết văn bản Cổng trường mở ra.
♦ Yêu cầu về kĩ năng
- Bài viết có kết cấu ba phần : Mở bài - Thân bài - Kết bài ; dài không
quá một trang giấy thi ; có văn phong nghị luận xã hội, có lí lẽ và dẫn
chứng xác đáng ; có sử dụng lời dẫn trực tiếp, phép liên kết thế và một
thành phần biệt lập (gạch chân, xác định).
♦ Yêu cầu về kiến thức (Cho điểm kết hợp với yêu cầu kĩ năng)
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều hướng. Sau đây là những gợi ý :
+ Đây là lời dặn dò, cũng là lời động viên, khích lệ của người mẹ
dành cho con mình trong ngày đầu tiên đi học.

Điểm

0.25
0.25
0.75

0.75

1.0

0.25
0.25
9


+ Mỗi người cần phải biết can đảm mở cánh cửa tương lai của chính
mình.
+ Lời dặn dò vừa khẳng định giá trị của mỗi người, vừa nhấn mạnh

vai trò và ý nghĩa to lớn của nhà trường trong việc giáo dục nhân cách,
bồi dưỡng tri thức cho mỗi người và toàn xã hội.
Câu 3
(5.0 điểm)

3.1. Ghi lại theo trí nhớ khổ cuối của bài thơ Bài thơ về tiểu đội
xe không kính (Phạm Tiến Duật) và đoạn hai của bài thơ Nói với
con (Y Phương).
* Cho điểm :
- Chép đúng hai đoạn trích : 0.5 điểm/ đoạn trích
- Sai 3-4 lỗi (từ, dấu câu, chính tả…) : trừ 0.25 điểm
3.2. Phân tích hai đoạn trích để làm rõ vẻ đẹp tinh thần của
người Việt Nam.
♦ Yêu cầu về kĩ năng
- Bài viết có kết cấu ba phần : Mở bài - Thân bài - Kết bài ; có văn
phong nghị luận văn học ; nắm chắc kĩ năng làm bài phân tích về
đoạn thơ.
- Bài có bố cục hợp lý ; phân tích sâu sắc, làm rõ vấn đề theo yêu cầu
của đề ; diễn đạt trôi chảy, bài sạch, chữ rõ.
♦ Yêu cầu về kiến thức (Cho điểm kết hợp với yêu cầu kĩ năng)
- Đề bài có hai yêu cầu :
+ Phân tích hai đoạn trích (nghệ thuật và nội dung).
+ Làm rõ vẻ đẹp tinh thần của người Việt Nam qua hai đoạn trích từ
Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật và Nói với con
của Y Phương.
- Học sinh có thể phân tích sóng đôi hay lần lượt từng đoạn trích.
Sau đây là một số gợi ý :
1. Khổ cuối của bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính
(Phạm Tiến Duật)
a. Nghệ thuật :

Ngôn ngữ, hình ảnh chọn lọc, sinh động, gợi tả, gợi cảm, giàu hàm
ý ; bút pháp trữ tình kết hợp tự sự, miêu tả, nghị luận ; thể thơ tự do
linh hoạt, ấn tượng ; sử dụng biện pháp tu từ và dấu câu có giá trị nghệ
thuật đặc sắc ; giọng thơ dí dỏm, sôi nổi ...
b. Nội dung :
- Hiện thực gian khổ, thiếu thốn và khốc liệt mà người lính trải qua
trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
- Những người lính lái xe Trường Sơn luôn trong tư thế hiên ngang
với tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn, nguy hiểm,
quyết tiến lên, chiến đấu ngoan cường vì miền Nam thân yêu.
 Người Việt Nam trong cuộc kháng chiến oai hùng tự nguyện cống
hiến và hi sinh cho đất nước ; giàu nhiệt huyết, niềm tin và khát
vọng ; vượt qua hiểm nguy, gian khổ để giải phóng quê hương …

1.5

1.0

0.5

0.5
0.5
0.5

0.5

0.5
10



2. Đoạn hai của bài thơ Nói với con
(Y Phương)
a. Nghệ thuật :
Ngôn ngữ, hình ảnh chọn lọc, sinh động, gợi tả, gợi cảm, giàu hàm
ý ; bút pháp trữ tình kết hợp tự sự, nghị luận ; thể thơ tự do linh hoạt ;
sử dụng lối nói giàu hình ảnh của người miền núi một cách sinh động
và chân thực ; giọng thơ tâm tình thiết tha, trìu mến ...
b. Nội dung :
- Cuộc sống vất vả, nhọc nhằn của người đồng mình – người lao động
miền núi.
- Người đồng mình là những con người có cuộc sống vất vả, nghèo
khó nhưng luôn bền bỉ, mạnh mẽ, khoáng đạt, thủy chung ; người
đồng mình mộc mạc, chân chất nhưng giàu có về tâm hồn, niềm tin, ý
chí.
 Người Việt Nam trong cuộc sống đời thường cần cù, nhẫn nại, gắn
bó với cộng đồng ; giàu tình nghĩa, ý chí, nghị lực ; vượt qua gian
nan, thử thách để xây dựng quê hương …
 Cả hai đoạn trích đều đã khẳng định được vẻ đẹp tinh thần của
người Việt Nam trong những hoàn cảnh khác nhau.
* Chú ý : Học sinh cần nhấn mạnh đến tính truyền thống của các vẻ
đẹp trên.

0.5
0.5

-----------------------HẾT ----------------------

11



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC: 2012-2013
THỪA THIỂN HUẾ
Khóa ngày: 24/6/2012
Môn thi : NGỮ VĂN
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (2.0 điểm)
1.1. Trình bày khái niệm từ trái nghĩa. Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong thơ văn.
1.2. Xác định và nêu ngắn gọn giá trị của việc sử dụng từ trái nghĩa trong ngữ liệu sau :
Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?
(Ca dao)
Câu 2. (3.0 điểm)
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười (...)
(Y Phương, Nói với con, Ngữ văn 9, tập hai, tr.72)
Từ những lời thơ trên, em hãy viết bài văn (dài không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ
của em về ý nghĩa của mái ấm gia đình, trong đó có sử dụng ít nhất một khởi ngữ, một thành phần
biệt lập phụ chú, phép liên kết thế (gạch chân, xác định).
Câu 3. (5.0 điểm)
Vẻ đẹp tình yêu quê hương, đất nước của con người Việt Nam qua hai nhân vật: ông Hai trong
Làng (Kim Lân) và Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê).
------Hết------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không được giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:………………………………Số báo danh:…………………………………
Chữ ký của giám thị 1:…………………………Chữ ký của giám thị 2 :……………………...


12


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC: 2012-2013
THỪA THIỂN HUẾ
Khóa ngày: 24/6/2012
Môn thi : NGỮ VĂN
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 120 phút
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh,
tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn, giám khảo cần linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm ; chú
ý khuyến khích những bài làm có cảm xúc và sáng tạo.
B. Đáp án và thang điểm
Câu hỏi
Câu 1
(2.0 điểm)

Câu 2
(3.0 điểm)

Nội dung trả lời
1.1. Trình bày khái niệm từ trái nghĩa. Tác dụng của việc sử
dụng từ trái nghĩa trong thơ văn.
 Khái niệm :
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều
nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
 Tác dụng :

- Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương
phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
1.2. Xác định và nêu ngắn gọn giá trị của việc sử dụng từ trái
nghĩa trong ngữ liệu :
- Các cặp từ trái nghĩa: lên (thác) – xuống (ghềnh)
(bể) đầy – (ao) cạn
- Giá trị sử dụng: Những cặp từ trái nghĩa được gợi ra từ bài ca dao đã tạo
nên hình ảnh tương phản trong cuộc sống đầy bất trắc, gian khổ của người
nông dân xưa ; ẩn ý lời than thân, trách phận của họ đối với xã hội phong
kiến đã đưa họ vào cuộc sống khốn khổ như thế.
Từ những lời thơ mở đầu bài thơ Nói với con (Y Phương), em hãy
viết bài văn (dài không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em
về ý nghĩa của mái ấm gia đình, trong đó có sử dụng ít nhất một khởi
ngữ, một thành phần biệt lập phụ chú, phép liên kết thế (gạch chân, xác
định).
 Yêu cầu về kĩ năng
- Bài viết có kết cấu ba phần : Mở bài - Thân bài - Kết bài ; dài không quá
một trang giấy thi ; có văn phong nghị luận xã hội, có lí lẽ và dẫn chứng
phù hợp ; có sử dụng ít nhất một khởi ngữ, một thành phần biệt lập phụ
chú, phép liên kết thế (gạch chân, xác định).
 Yêu cầu về kiến thức (Cho điểm kết hợp với yêu cầu kĩ năng)
Học sinh có thể làm bài theo nhiều hướng. Sau đây là những gợi
ý:
+ Những câu thơ đã gợi về hình ảnh của một mái ấm gia đình và hạnh

Điểm

0.5

0.5

0.5
0.5

1.0

0.5

13


phúc ấy được đo bằng tiếng cười, bước chân của con trẻ trong vòng
tay nâng niu của cha mẹ.
+ Với mỗi người, mái ấm gia đình là nơi chúng ta được chăm sóc,
nuôi dưỡng, được yêu thương, được dạy dỗ để trưởng thành ; gia đình
có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nhân cách của trẻ ; một gia đình
đầm ấm, hạnh phúc sẽ tạo nên sự bình yên trong tâm hồn con người
và bình yên trong xã hội.
+ Nếu gia đình tan vỡ, con trẻ sẽ là những nạn nhân đau đớn, bất hạnh
nhất và những bậc làm cha, làm mẹ cần có trách nhiệm gìn giữ mái ấm
gia đình ấy ...
Câu 3
(5.0 điểm)

Vẻ đẹp tình yêu quê hương, đất nước của con người Việt Nam
qua hai nhân vật: ông Hai trong Làng (Kim Lân) và Phương
Định trong Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê).
 Yêu cầu về kĩ năng
- Bài viết có kết cấu ba phần : Mở bài - Thân bài - Kết bài ; có văn
phong nghị luận văn học ; nắm chắc kĩ năng làm bài nghị luận về tác
phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

- Bài có bố cục hợp lý ; biết phân tích, làm rõ vấn đề theo yêu cầu của
đề ; lí lẽ xác đáng, dẫn chứng chọn lọc ; diễn đạt trôi chảy, bài sạch,
chữ rõ.
 Yêu cầu về kiến thức (Cho điểm kết hợp với yêu cầu kĩ năng)
- Học sinh hiểu được vấn đề: vẻ đẹp tình yêu quê hương, đất nước
của con người Việt Nam qua hai nhân vật: ông Hai trong Làng (Kim
Lân) và Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê).
- Học sinh có thể phân tích sóng đôi hay lần lượt từng nhân vật ; có
thể phân tích cách thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của hai nhân
vật trước hoặc sau khi đánh giá vẻ đẹp tình yêu quê hương, đất nước
của con người Việt Nam.
Sau đây là một số gợi ý :
1. Những biểu hiện tình yêu quê hương, đất nước của hai nhân vật:
a) Ông Hai trong Làng (Kim Lân) :
- Tình yêu quê hương, đất nước trong người nông dân này đó chính là
sự hòa quyện giữa tình yêu làng và lòng yêu nước sâu sắc theo cách
riêng của mình:
+ Yêu làng, ở nơi tản cư, ông lão luôn nhớ về làng Chợ Dầu.
+ Khi nghe tin làng theo Tây, ông lão đau xót vô cùng và qua diễn
biến nội tâm - thực chất là tâm trạng và suy nghĩ về danh dự, lòng tự
trọng của người dân làng Chợ Dầu, của người dân Việt Nam - từ tình
yêu làng ông đã đi đến một tình cảm lớn lao hơn đó là tình yêu cuộc
kháng chiến chống Pháp, yêu Cụ Hồ - một biểu hiện của lòng yêu
nước sâu sắc.
+ Tâm trạng, thái độ vui mừng và hành động của ông Hai khi nghe tin
làng được cải chính.
 Ông Hai tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp của người nông
dân Việt Nam trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân

1.0

0.5

1.0

1.5

14


Pháp.
b) Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê):
- Tình yêu quê hương, đất nước ở cô gái trẻ thanh niên xung phong
được thể hiện qua nhiệm vụ trinh sát phá bom trên tuyến đường
Trường Sơn.
- Công việc rất hiểm nguy nhưng Phương Định vẫn vượt qua nhờ có
lí tưởng sống cao đẹp, tinh thần gan dạ, dũng cảm, có bản lĩnh và
nhân cách (qua diễn biến tâm lí Phương Định trong một lần phá
bom), sống hết mình vì đồng đội ...
 Phương Định tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến
chống Mỹ.
2. Vẻ đẹp tình yêu quê hương, đất nước của con người Việt Nam :
- Cả hai tác phẩm đi vào miêu tả và ngợi ca vẻ đẹp tình yêu quê
hương, đất nước của con người Việt Nam.
- Vẻ đẹp đó thể hiện trong bất kì mọi hoàn cảnh, mọi lĩnh vực, trong
lao động, chiến đấu ... là kết tinh sức mạnh tinh thần làm nên thắng
lợi của hai cuộc kháng chiến ; đó là nét bền vững đã trở thành truyền
thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
-----------------------HẾT ----------------------

1.5


1.0

15


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2014-2015
THỪA THIÊN HUẾ
Khóa ngày 30 tháng 6 năm 2014
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời
gian
làm
bài:
120 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Câu 1: (2,0 điểm)
1.1. Nêu các biện pháp chính được dùng để liên kết hình thức giữa các câu trong đoạn và các
đoạn trong văn bản.
1.2. Chỉ ra các phép liên kết câu trong đoạn văn sau:
Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một hang dưới chân cao điểm. Con đường
qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa! Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai
bên đường không có lá xanh.
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Câu 2: (3,0 điểm)
Đọc hai mẩu tin sau:
- Vào những ngày đầu tháng 11/2013 vừa qua, dư luận đau lòng khi chứng kiến hình ảnh bé
Nguyễn Thành Đức (3 tuổi, ở TP HCM) với những vết thương bầm tím, những vết bỏng trên khắp cơ
thể. Cháu Đức đã bị chính cậu của mình đánh đập, chích thuốc vào chân để ép đi ăn xin.
(Theo ngày 02/01/2014)

- Vào trung tuần tháng 12/2013, đoạn video clip ghi lại cảnh “tra tấn” trẻ em mầm non một
cách tàn nhẫn của các “bảo mẫu” tại nhà giữ trẻ tư nhân Phương Anh (TP HCM) đã gây “choáng
váng” đối với các bậc phụ huynh và toàn thể xã hội.
(Theo ngày 11/02/2014)
2.1. Hai mẩu tin trên nói đến sự việc, hiện tượng gì? Thái độ của em trước sự việc, hiện tượng
đó.
2.2. Viết một đoạn văn (dài không quá 20 dòng giấy thi) có sử dụng một thành phần biệt lập và
câu cầu khiến (gạch chân, xác định) để bày tỏ suy nghĩ của em về vấn đề làm thế nào để trẻ em được
sống trong bình yên và tình yêu thương.
Câu 3: (5,0 điểm)
3.1. Ghi lại theo trí nhớ khổ đầu và khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương ( Ngữ Văn
9, tập 2).
3.2. Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về hai khổ thơ vừa ghi.
------- Hết ------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:………………………………Số báo danh:…………………………………
Chữ ký của giám thị 1:………………………… Chữ ký của giám thị 2:……………………...

16


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỪA THIÊN HUẾ
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2014-2015
Khóa ngày 30 tháng 6 năm 2014
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

HUỚNG DẪN CHẤM

A. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh
cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của của bộ môn, giám khảo cần linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang
điểm,chú ý khuyến khích các bài làm có cảm xúc và sáng tạo.
B. Đáp án và thang điểm
Đáp án
Câu 1: (2.0 điểm)
1.1. Các biện pháp chính để liên kết hình thức giữa các câu trong đoạn và các
đoạn trong văn bản:
- Phép lặp từ ngữ.
- Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng.
- Phép thế.
- Phép nối.
1.2. Các phép liên kết câu trong đoạn văn:Chỉ cần học sinh chỉ rõ ba phép liên
kết sau:
- Phép lặp: Chúng tôi, đường, hang.
(đúng 2 từ:0,25đ)
- Phép đồng nghĩa: Ba cô gái-ba người.
-Phép thế: Chúng tôi-Ba cô gái
Câu 2:(3,0 điểm)
2.1. Hai mẩu tin trên nói về sự việc, hiện tượng gì? Thái độ của em trước sự
việc, hiện tượng đó.
- Sự việc, hiện tượng được nói đến là nạn bạo hành, ngược đãi và lạm dụng
trẻ em…
- Thái độ: Lên án,phê phán…
2.2. Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về vấn đề :Làm thế nào để trẻ em được sống
trong bình yên và tình yêu thương ?
a.Yêu cầu về kĩ năng:
- Đoạn văn(không xuống dòng),dài không quá 20 dòng giấy thi.

- Văn phong nghị luận xã hội, lập luận chặt chẽ; sai ít lỗi, bài sạch, chữ rõ.
- Có một thành phần biệt lập, câu cầu khiến (gạch chân, xác định).
b. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ theo nhiều cách, nhưng phải hợp lý và thuyết
phục. Sau đây là một số gợi ý:
- Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy, bảo vệ và chăm sóc trẻ em
chính là bảo vệ và xây đắp hạnh phúc cho mỗi gia đình và toàn xã hội.
- Để trẻ em đươc sống trong bình yên, phải lên án, đấu tranh, ngăn chặn, xoá
bỏ nạn bạo hành trẻ em; truyên truyền, vận động mọi người tham gia bảo vệ trẻ em; xã
hội cần có những biện pháp đủ mạnh để răn đe, phòng ngừa nạn bạo hành trẻ em.

Điểm

0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25

0, 5
0.5

0,25
0,5

0,25
0,5
17



- Để trẻ em được sống trong tình yêu thương, cần nâng cao nhận thức và đạo
đức của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội; đối xử với các em bằng tấm lòng nhân 0,5
hậu, thái độ tôn trọng; hãy dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất.
Câu 3:(5.0 điểm)
3.1. Ghi lại theo trí nhớ khổ đầu và khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn
Phương (Ngữ Văn 9, tập 2).
- Ghi đầy đủ, chính xác , không sai lỗi chính tả, từ, dấu câu.
- Sai 1-3 lỗi trừ 0,25 điểm ; từ 4-6 lỗi trừ 0,5 điểm ; từ 7-8 trừ 0,75 điểm ; từ 8-10
lỗi trừ 1,0 điểm.
3.2. Viết bài văn trình bày cảm nhận về hai khổ thơ.
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài văn , bố cục ba phần: Mở- Thân- Kết.
- Văn phong nghị luận văn học, diễn đạt trôi chảy, cảm xúc chân thành.
- Sai ít lỗi, bài sạch, chữ rõ.
b. Yêu cầu về kiến thức:(Cho điểm kết hợp với kĩ năng)
Đề bài yêu cầu trình bày cảm nhận về hai khổ thơ, thực chất là nêu cảm nhận về
giá trị nội dung và nghệ thuật của hai khổ thơ. Sau đây là một số gợi ý:
*Khổ đầu:
- Nghệ thuật:
+ Cách xưng hô con-Bác vừa gần gũi, ấm áp, vừa trang trọng ,thành kính.
+ Hình ảnh hàng tre vừa tả thực vừa ẩn dụ.
+ Giọng thơ thiết tha, sâu lắng.
- Nội dung:
+Tâm trạng xúc động nghẹn ngào của người con từ chiến trường miền Nam
được ra viếng Bác.
+ Những suy ngẫm về hình ảnh hàng tre biểu tượng cho dân tộc Việt Nam: sức
sống bền bỉ, kiên cường, bất khuất, không bao giờ chịu khuất phục…
*Khổ cuối:

- Nghệ thuật:
+ Hình ảnh ẩn dụ con chim, đoá hoa, cây tre vừa thực vừa mang ý nghĩa sâu
xa.
+Điệp ngữ muốn làm vừa khẳng định ước nguyện vừa tạo âm hưởng thơ láy
quyện , thiết tha, sâu lắng.
-Nội dung:
+ Nỗi xúc động, lưu luyến trước khi về miền Nam của tác giả.
+ Ước nguyện được ở bên Bác mãi mãi của nhà thơ.
*Khái quát: Hai khổ thơ có sự gắn kết thời gian, sự kiện, hình ảnh, cảm xúc
tạo sự liền mạch, hô ứng. Người đọc hiểu và đồng cảm với những cảm xúc, tình cảm
của nhà thơ khi viếng lăng Bác.
------------------ HẾT----------------

1,0

0,5

0,75

0,75

0,75

0,75
0,5

18


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THỪA THIÊN HUẾ
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2015-2016
Khóa ngày 09 tháng 6 năm 2015
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

I. Phần Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc kỹ hai ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ngữ liệu 1:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
(Dẫn theo Ngữ văn 8, Tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr.16)
Ngữ liệu 2:
Về Tam Giang giữa một ngày tháng sáu, trước mắt tôi Tam Giang phô bày vẻ bình yên cổ tích
toát lên từ xóm chài lúp xúp đầy tiếng cười con trẻ, từ những cụm đò nằm im trong dáng cổ xưa, lặng
lẽ và an nhiên như thuở mới khai sinh hình hài (…) Bên chợ Đầm xưa cũ, tôi mãi miên man về hình
ảnh trong đôi mắt tuổi thơ tôi một thời - hình ảnh những mớ cá tôm còn lách tách trên treẹc theo vai
những o bán cá chân đất chạy bộ qua quãng đồng dài để đến chợ làng trong những buổi sớm mai.
(Nguyễn Đăng Hựu, Quăng chài trên Tam Giang, Tạp chí Sông Hương số đặc biệt T.12-13)
Câu 1: (0,5 điểm)
Ngữ liệu 1 được trích từ tác phẩm nào? Nêu tên tác giả.
Câu 2: (0,5 điểm)
Về mặt nội dung, hai ngữ liệu trên có điểm chung gì?
Câu 3: (1,0 điểm)
Xác định biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong hai câu thơ cuối của ngữ liệu 1. Nêu ngắn
gọn tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 4: (1,0 điểm)
Xét về cấu tạo, câu cuối của ngữ liệu 2 thuộc kiểu câu gì? Vì sao?
II. Phần Tập làm văn (7,0 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm)
Trong bài thơ Mây và sóng, Ra-bin-đra-nát Ta-go viết:
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ.
Còn trong bài thơ Mẹ ốm, Trần Đăng Khoa cũng viết:
Mẹ là đất nước tháng ngày của con.
Từ những ý thơ trên, hãy viết một đoạn văn (không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ
của em về ý nghĩa của Tình mẹ.
Câu 2: (4,0 điểm)
2.1. Ghi lại theo trí nhớ khổ cuối bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy) và khổ cuối bài thơ Sang thu
(Hữu Thỉnh).
2.2. Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về hai khổ thơ vừa ghi ở câu 2.1.
----------- Hết -----------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:………………………………Số báo danh:………………………
19


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỪA THIÊN HUẾ
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2015-2016
Khóa ngày 09 tháng 6 năm 2015
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

HUỚNG DẪN CHẤM - ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
(Hướng dẫn chấm - Đáp án - Thang điểm có 03 trang)

A. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh
cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của của bộ môn, giám khảo cần linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang
điểm, chú ý khuyến khích các bài làm có cảm xúc và sáng tạo.
B. Đáp án và thang điểm
Câu hỏi
Câu 1
(0,5 điểm)
Câu 2
(0,5 điểm)
Câu 3
(1,0 điểm)

Câu 4
(1,0 điểm)
Câu 1
(3,0 điểm)

Nội dung trả lời
I. Phần Đọc hiểu (3,0 điểm)
Ngữ liệu 1 được trích từ tác phẩm nào? Nêu tên tác giả.
- Ngữ liệu 1 được trích từ bài thơ Quê hương
- Tác giả: Tế Hanh
Về mặt nội dung, hai ngữ liệu trên có điểm chung gì?
Điểm chung về nội dung của hai ngữ liệu: khung cảnh và cuộc sống sinh
hoạt của người lao động làng chài.
Xác định biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong hai câu thơ
cuối của ngữ liệu 1. Nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ đó.
- Biện pháp tu từ từ vựng trong hai câu thơ cuối của ngữ liệu 1:

So sánh: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
(Xác định: 0,25 điểm, dẫn ngữ liệu: 0,25 điểm)
- Tác dụng: làm nổi bật vẻ đẹp mạnh mẽ, đầy sức sống của con thuyền
khi ra khơi chinh phục biển cả.
Xét về cấu tạo, câu cuối của ngữ liệu 2 thuộc kiểu câu gì? Vì sao?
- Xét về cấu tạo, câu cuối của ngữ liệu 2 thuộc kiểu câu đơn.
- Vì câu được cấu tạo bởi một kết cấu chủ ngữ - vị ngữ.
II. Phần Tập làm văn (7,0 điểm)
Trong bài thơ Mây và sóng, Ra-bin-đra-nát Ta-go viết:
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ.
Còn trong bài thơ Mẹ ốm, Trần Đăng Khoa cũng viết:
Mẹ là đất nước tháng ngày của con.
Từ những ý thơ trên, hãy viết một đoạn văn (không quá một trang
giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của Tình mẹ.
a) Yêu cầu về kĩ năng
- Học sinh viết đoạn văn nghị luận, văn phong nghị luận xã hội (không
xuống dòng, dài không quá một trang giấy thi) có kết cấu 3 phần: Mở

Điểm
0,25
0,25
0,5

0,5
0,5
0,5
0,5

0,5


20


đoạn - Thân đoạn - Kết đoạn.
- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, bài sạch, chữ rõ.
b) Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách, nhưng lí lẽ, dẫn
chứng phải hợp lý và thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý:
- Nội dung, ý nghĩa các câu thơ:
+ Hai câu thơ nói lên tình cảm mẹ con yêu thương, gắn bó.
+ Tình mẹ lớn lao mà cũng vô cùng gần gũi…
- Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của Tình mẹ:
+ Tình mẹ là tình cảm vô tận, thiêng liêng, bất diệt, không giới hạn bởi
không gian và thời gian.
+ Tình mẹ có sức nâng đỡ dịu dàng bền bỉ, là chỗ dựa bình yên nhất cho
con trên mọi nẻo đường đời.
+ Mỗi người cần hiểu, trân trọng tình mẹ và biết phê phán những biểu
hiện thờ ơ, vô cảm, bất hiếu với cha mẹ.
Câu 2
2.1. Ghi lại theo trí nhớ khổ cuối bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy) và
(4,0 điểm) khổ cuối bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh)
- Khổ cuối bài Ánh trăng: Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
- Khổ cuối bài Sang thu: Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
(Ghi chính xác mỗi khổ thơ, không sai lỗi chính tả, từ, hình thức, dấu

câu; sai từ 2-3 lỗi: trừ 0,25 điểm)
2.2. Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về hai khổ thơ vừa ghi
ở câu 2.1
a) Yêu cầu về kĩ năng
- Học sinh viết bài văn nghị luận có kết cấu 3 phần: Mở bài - Thân bài Kết bài, văn phong nghị luận văn học (kiểu bài nghị luận về một đoạn
thơ, bài thơ)
- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; bài sạch, chữ rõ.
b) Yêu cầu về kiến thức (Cho điểm kết hợp với yêu cầu kĩ năng)
Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về hai bài thơ, đặc biệt là hai khổ
cuối mỗi bài, có thể trình bày cảm nhận theo một số định hướng sau:
Cảm nhận về khổ thơ cuối bài Ánh trăng
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ năm chữ, giọng điệu tâm tình.
+ Từ ngữ biểu cảm, hình ảnh thơ giàu sức gợi…
- Nội dung:
+ Ánh trăng là hình ảnh tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên, là nghĩa
tình bao dung, độ lượng của đất nước, nhân dân.
+ Sự “giật mình” thức tỉnh của con người về thái độ sống ân tình, thủy
chung với quá khứ.

0,5

0,75
0,75
0,5

0,5

0,5


0,75

0,5
0,5

21


Cảm nhận về khổ thơ cuối bài Sang thu
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ năm chữ, giọng điệu nhẹ nhàng giàu chất suy tư.
+ Hình ảnh thơ vừa có ý nghĩa tả thực vừa mang tính ẩn dụ gợi nhiều suy
ngẫm…
- Nội dung:
+ Những biến chuyển của cảnh sắc thiên nhiên từ cuối hạ sang đầu thu
nhẹ nhàng mà rõ rệt.
+ Những suy ngẫm sâu sắc về con người và cuộc đời: trải qua những
bước thăng trầm, con người càng trở nên điềm tĩnh, chín chắn và vững
vàng hơn.
Khái quát chung
Là phần kết của mỗi tác phẩm, hai khổ thơ đều sử dụng thể thơ năm chữ
với giọng thơ tâm tình, nhẹ nhàng, ngôn ngữ giản dị, biểu cảm, hình ảnh
ẩn dụ gợi nhiều suy tưởng, từ đó bộc lộ những suy ngẫm sâu sắc về con
người và cuộc đời.
(Lưu ý: Giám khảo phát hiện và trân trọng những bài viết có cảm nhận
riêng, ý sáng tạo)

0,5

0,5


0,25

22


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
THỪA THIÊN HUẾ
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 20162017
Khóa ngày 09 tháng 6 năm 2016
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

I. Phần Đọc hiểu: (3,0 điểm)
Đọc kĩ hai ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ngữ liệu 1:
“Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên
anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của
con bé bỗng xôn xao.”
(Dẫn theo Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.198)
Ngữ liệu 2:
“Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường”
(Dẫn theo Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.156)
Câu 1: (1,0 điểm)

Hai ngữ liệu trên được trích từ những tác phẩm nào? Nêu tên tác giả.
Câu 2: (1,0 điểm)
Xác định và cho biết tác dụng của thành phần tình thái trong câu đầu tiên của ngữ liệu 1.
Câu 3: (1,0 điểm)
Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ cuối của ngữ liệu 2.
II. Phần Tập làm văn: (7,0 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm)
Trong bài thơ Nói với con, nhà thơ Y Phương có viết:
“Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc...”
Từ ý nghĩa của những câu thơ trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận (không quá một trang giấy
thi) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương.
Câu 2: (4,0 điểm)
2.1. Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê được trần thuật từ lời của
nhân vật nào? Theo em, sự lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung câu
chuyện?
2.2. Trình bày cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn nói trên bằng một
bài văn.
------- Hết ------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
23


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
THỪA THIÊN HUẾ
ĐỀ THI CHÍNH THỨC


KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 20162017
Khóa ngày 09 tháng 6 năm 2016
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

HƯỚNG DẪN CHẤM – ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
(Nội dung có 03 trang)
A. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh
cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của của bộ môn, giám khảo cần linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang
điểm, chú ý khuyến khích các bài làm có cảm xúc và sáng tạo.
B. Đáp án và thang điểm
Phần

Câu
1

2
I

3

II

1

Nội dung
Điểm

Đọc hai ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu
Hai ngữ liệu trên được trích từ những tác phẩm nào? Nêu tên tác
giả:
- Ngữ liệu 1 được trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà, tác giả
0,5
Nguyễn Quang Sáng.
- Ngữ liệu 2 được trích từ bài thơ Ánh trăng, tác giả Nguyễn Duy.
0,5
Xác định và cho biết tác dụng của thành phần tình thái trong câu đầu
tiên của ngữ liệu 1:
- Thành phần tình thái trong ngữ liệu 1: chắc, hình như.
0,5
- Tác dụng: thể hiện những nhận định có tính phỏng đoán của người
kể chuyện (nhân vật bác Ba) về những suy nghĩ diễn ra trong lòng
0,5
anh Sáu trước lúc chia tay con gái (bé Thu).
Xác định và chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ
cuối của ngữ liệu 2:
- Biện pháp nhân hóa: vầng trăng đi qua ngõ. Tác dụng: khiến vầng 0,5
trăng sinh động, có hồn như con người.
- Biện pháp so sánh: vầng trăng đi qua ngõ/ như người dưng qua
0,5
đường. Tác dụng: làm nổi bật sự hờ hững, vô tình của nhân vật trữ
tình với vầng trăng.
Từ ý nghĩa của những câu thơ trong bài thơ Nói với con của Y
Phương, viết đoạn văn nghị luận (không quá một trang giấy thi)
trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương.
a) Yêu cầu về kĩ năng
- Học sinh viết đoạn văn nghị luận (không quá một trang), văn
phong nghị luận xã hội; kết cấu 3 phần: Mở đoạn - Thân đoạn - Kết

đoạn;
- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, bài sạch, chữ rõ.

0,5

24


×