Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

CƠ sở lý LUẬN và THỰC TIỄN về NĂNG lực CẠNH TRANH của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.74 KB, 49 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI


Cơ sở lý luận
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được
đánh dấu bởi sự kiện quan trọng năm 2007, khi Việt Nam
chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương
mại thế giới WTO. Kể từ sau sự kiện này, không ít các đề tài
nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà kinh tế học và đề
tài luận văn cao học đề cập đến vấn đề nâng cao năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, và vấn
đề nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
Việt Nam nói riêng trong thời kì hội nhập.
Đề tài Luận văn thạc sĩ kinh tế “Giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam trong xu thế hội nhập” của tác giả
Phạm Tấn Mến (2008) nêu khái quát lý thuyết về cạnh tranh
và năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong bối
cảnh hội nhập quốc tế. Thông qua việc phân tích hiện trạng
năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam, cùng với những bài học kinh nghiệm rút
ra từ trường hợp của Trung Quốc sau khi Trung Quốc gia
nhập WTO, luận văn đã đưa ra nhóm 09 giải pháp nhằm nâng


cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam trong xu thế hội nhập. Có thể thấy
rằng luận văn đã phân tích trên nhiều mặt về vấn đề năng lực


cạnh tranh của một ngân hàng và nêu ra khá nhiều giải pháp
để giải quyết vấn đề nghiên cứu.
Tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo trong Luận văn thạc sĩ
kinh tế mang tên “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam thời kỳ
hậu WTO” (2008) cũng đã đề cập khái quát đến vấn đề cạnh
tranh và năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại, cùng
với bài học kinh nghiệm rút ra từ trường hợp của ngành ngân
hàng ở Trung Quốc. Luận văn đã đưa ra những đánh giá về
năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Ngoại thương Việt Nam sau khi phân tích thực trạng của đơn
vị này và cũng đã đề xuất các nhóm giải pháp giúp nâng cao
năng lực cạnh tranh của đơn vị. Những lý luận trong luận văn
được đưa ra một cách có hệ thống và khoa học, giúp những
người tiếp cận luận văn có thể có được cái nhìn tổng quát và
toàn diện về vấn đề nghiên cứu.
Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Trương Hoàng
Phương (2008) với đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của


Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long TP.
Cần Thơ trong thời kỳ hội nhập và phát triển” đã nêu lên
những lý thuyết cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
của ngân hàng thương mại. Những phân tích về thực trạng của
đơn vị được nghiên cứu là Ngân hàng Phát triển nhà Đồng
bằng Sông Cửu Long TP. Cần Thơ cũng đã giúp tác giả đưa ra
những giải pháp cho đơn vị nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Luận văn đã thể
hiện khả năng áp dụng vào thực tế khá cao do đã lựa chọn
phạm vi nghiên cứu rất cụ thể, tuy nhiên, cho đến thời điểm

hiện tại, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long
đã được Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt
Nam mua lại nên những nhận định hay những giải pháp đã
được nêu trong luận văn không có nhiều giá trị thực tiễn.
Luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội sau khi chuyển
đổi từ ngân hàng nông thôn lên đô thị” của tác giả Nguyễn
Thị Hồng Ngọc (2008) lại đề cập đến vấn đề năng lực cạnh
tranh của ngân hàng thương mại trên một phương diện khác,
đó là khi đơn vị chuyển đổi hình thức và đặc điểm kinh
doanh. Luận văn cũng đã dựa trên cơ sở lý luận về cạnh tranh


và năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại; những bài
học kinh nghiệm của các ngân hàng trong nước và trên thế
giới; đặc biệt dựa trên những phân tích về thực trạng của đơn
vị nghiên cứu để đưa ra nhóm các giải pháp giúp đơn vị nâng
cao hiệu quả cạnh tranh sau khi chuyển đổi.
Đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Thành
Long (2012) “Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Liên
doanh Việt Nga (VRB) sau khi Việt Nam gia nhập WTO” lại
tiếp cận vấn đề năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong bối
cảnh hội nhập theo hướng khác biệt, đó là xác định phạm vi
nghiên cứu tại một ngân hàng liên doanh nước ngoài. Tuy
cũng dựa trên cơ sở lý luận chung về cạnh tranh và năng lực
cạnh tranh của ngân hàng thương mại nhưng đề tài đã đưa ra
giải pháp chi tiết căn cứ vào tình huống cụ thể của đơn vị tiến
hành nghiên cứu. Song, luận văn được thực hiện vào năm
2012, thời gian này Việt Nam đã gia nhập WTO được 5 năm
và cũng là thời gian Ngân hàng Liên doanh Việt Nga tồn tại ở

thị trường Việt Nam, luận văn chỉ đánh giá dựa vào số liệu
của đơn vị từ 2007 – 2010, do vậy sẽ làm giảm bớt tính thuyết
phục cho việc giải quyết vấn đề nghiên cứu.


Bài viết của NCS. Lê Thị Kim Nhạn đăng trên Tạp chí
Phát triển và Hội nhập số 22(32) phát hành tháng 05−06/2015
với tựa đề “Đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)”
đã sử dụng mô hình CALMS để đánh giá với các yếu tố: hệ
thống kinh doanh lõi và công nghệ; quy mô và mô hình tổ
chức kinh doanh; tiềm lực tài chính, khả năng sinh lời; chất
lượng nguồn nhân lực; thương hiệu, thị phần; dịch vụ ngân
hàng. Tuy nhiên, bài viết chỉ dừng lại ở việc phân tích các
điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị dựa trên những yếu tố nêu
trên, mà chưa đặt đơn vị trong mối liên hệ với các ngân hàng
khác và trong một bối cảnh cụ thể.
Tất cả các nghiên cứu nêu trên đều đề cập đến vấn đề
năng lực cạnh tranh của ngân hàng và có những đặc điểm nổi
trội như sau:
Thứ nhất, sau khi nêu những lý thuyết liên quan đến
cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, các nghiên cứu này lần
lượt đánh giá năng lực cạnh tranh của đơn vị thông qua nhiều
tiêu chí, có thể tổng hợp lại một cách hệ thống những tiêu chí
này như sau:


Tiêu chí về năng lực tài chính: khả năng sinh lời; khả
năng mở rộng nguồn vốn chủ sở hữu; khả năng phòng ngừa
và chống đỡ rủi ro.

Tiêu chí về năng lực hoạt động: khả năng huy động vốn;
khả năng cho vay và đầu tư; khả năng phát triển sản phẩm,
dịch vụ; chất lượng tín dụng.
Tiêu chí về năng lực quản trị, điều hành: cơ cấu, cơ chế,
mô hình hoạt động; khả năng ứng phó của cơ chế điều hành
trước diễn biến của thị trường; khả năng quản trị rủi ro; khả
năng quản trị nguồn nhân lực.
Tiêu chí về năng lực công nghệ thông tin: mức độ áp
dụng công nghệ mới vào hoạt động.
Các tiêu chí khác: mạng lưới chi nhánh; thị phần; danh
tiếng; uy tín và khả năng hợp tác.
Thứ hai, các nghiên cứu đã chỉ ra các giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh tại đơn vị thông qua việc phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh. Các nhân tố được
nêu ra bao gồm:
Môi trường kinh doanh; Sự gia tăng nhu cầu sử dụng
dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế; Sự phát triển của thị
trường tài chính và các ngành phụ trợ liên quan đến ngành
ngân hàng. [“Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của


Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
trong xu thế hội nhập” Phạm Tấn Mến (2008)].
Quá trình hội nhập; Quá trình tiến bộ khoa học công
nghệ; Nhu cầu đòi hỏi từ phía khách hàng; Nhu cầu tăng
trưởng của nền kinh tế. [“Nâng cao năng lực cạnh tranh của
Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long TP.
Cần Thơ trong thời kỳ hội nhập và phát triển” Trương Hoàng
Phương (2008)].
Các nhân tố khách quan (NHTM mới tham gia thị

trường; NHTM hiện tại; sức ép từ phía khách hàng; sự xuất
hiện các dịch vụ mới); Các nhân tố chủ quan (năng lực điều
hành của ban lãnh đạo ngân hàng; quy mô vốn và tình hình tài
chính của NHTM; công nghệ cung ứng dịch vụ ngân hàng;
chất lượng nhân viên; cấu trúc tổ chức; danh tiếng và uy tín
của NHTM; đặc điểm sản phẩm; đặc điểm khách hàng)
[“Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Ngoại thương Việt Nam thời kỳ hậu WTO” Nguyễn
Thị Phương Thảo (2008)].
Yếu tố môi trường quốc tế; Nhân tố môi trường vĩ mô
trong nước (môi trường kinh doanh, hệ thống pháp luật, môi
trường văn hóa, xã hội, chính trị); Yếu tố bên trong ngành
Ngân hàng (nguy cơ từ các ngân hàng mới, nguy cơ từ sản


phẩm thay thế, quyền lực của khách hàng, quyền lực của các
nhà cung cấp, mức độ cạnh tranh trong ngành); Yếu tố bên
trong của NHTM (năng lực điều hành của ban lãnh đạo ngân
hàng, quy mô vốn và tình hình tài chính của NHTM, công
nghệ cung ứng dịch vụ ngân hàng, chất lượng đội ngũ cán bộ,
cấu trúc tổ chức, danh tiếng và uy tín của NHTM, tác nhân về
đặc điểm sản phẩm, tác nhân về đặc điểm khách hàng)
[“Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Liên doanh Việt Nga
(VRB) sau khi Việt Nam gia nhập WTO” Nguyễn Thành Long
(2012)].
Như vậy, mặc dù các nghiên cứu đều có tầm quan trọng
nhất định đối với đơn vị trong việc nâng cao năng lực cạnh
tranh của NHTM, nhưng do sự thay đổi, biến chuyển không
ngừng của nền kinh tế mà các nghiên cứu này nếu đặt trong
bối cảnh hiện tại sẽ không có nhiều giá trị áp dụng và không

tránh khỏi việc tồn tại một số hạn chế như sau:
Các tiêu chí được đưa ra để đánh giá năng lực cạnh tranh
của đơn vị nhưng chưa được hệ thống hóa một cách khoa học,
dẫn đến việc gây khó khăn cho những độc giả khi tiếp cận
nguồn thông tin của đề tài.


Muốn đưa ra được những giải pháp hữu ích cho đơn vị,
cần có những phân tích sâu sắc và xác đáng dựa trên những
nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của đơn vị. Tuy
nhiên những nhân tố này chưa được sắp xếp một cách khoa
học, còn rời rạc, thiếu tính hệ thống, dẫn đến làm giảm đi hiệu
quả của nghiên cứu.
Đặc biệt, hầu hết các nghiên cứu nêu trên được thực hiện
khi Việt Nam gia nhập WTO. Hiện nay, tiến trình hội nhập
của Việt Nam vào nền kinh tế quốc tế đã thêm nhiều sự kiện
nổi bật khác, đó là sự ra đời Cộng đồng kinh tế ASEAN –
AEC với sự tham gia tích cực của Việt Nam vào cuối năm
2015 và việc Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dương − TPP vào đầu năm 2016.
Do vậy, việc tiến hành nghiên cứu về năng lực cạnh
tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương
Tín trong bối cảnh hội nhập hiện nay là điều cần thiết và sẽ
đóng góp một vài giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của đơn vị trong thời kỳ mới.


- Những vấn đề chung về năng lực cạnh tranh của
NHTM
- Lý luận về cạnh tranh

Cạnh tranh được coi là nét nổi bật của nền kinh tế thị
trường. Nhờ có cạnh tranh mà các cá nhân, tổ chức trong nền
kinh tế có được động lực để đổi mới và từng bước phát triển.
Đây dường như là đề tài hấp dẫn đối với các nhà kinh tế học,
bởi từ thế kỷ XVIII, đã xuất hiện những lý thuyết, những học
thuyết liên quan đến vấn đề lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh,
nguồn gốc phát sinh những khái niệm “đối thủ”, “ganh đua”
hay “cạnh tranh”. Khi các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế
bắt đầu phát hiện ra những “đối thủ” của mình, đã không
ngừng tìm cách để “đánh bại”, hay thậm chí “hạ gục” những
“đối thủ” đó nhằm khẳng định vị trí của mình trong nền kinh
tế.
Nhà kinh tế chính trị người Đức, Karl Heinrich Marx
(thường được phiên âm là Các Mác trong các tài liệu tiếng
Việt) cho rằng: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt
giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận


lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi
nhuận siêu ngạch”.
Hai nhà kinh tế học người Mỹ là Paul Anthony
Samuelson và William DawbneyBillNordhaus đã phát biểu về
cạnh tranh trong các nghiên cứu của mình như sau: “Cạnh
tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với
nhau để dành khách hàng hoặc thị trường”.
Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh) thì
cạnh tranh là “sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh
doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng
hóa về phía mình”.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1), “cạnh tranh

(trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người
sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh
trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm
dành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất”.
Các quan điểm nêu trên về cạnh tranh tuy sử dụng những
từ ngữ, thuật ngữ khác nhau nhưng đều chỉ ra rằng:


Cạnh tranh diễn ra trong mối quan hệ của nhiều chủ thể
trong nền kinh tế;
Cạnh tranh giữa các chủ thể này đều nhằm đạt được
những mục tiêu chung về lợi nhuận, về kinh tế.
Đối với ngành ngân hàng, một ngành kinh doanh đặc thù
trong nền kinh tế, khái niệm cạnh tranh giữa các ngân hàng
cũng được xây dựng dựa trên những lý thuyết cơ bản về cạnh
tranh. Các ngân hàng, đặc biệt là các NHTM, hoạt động kinh
doanh trong cùng môi trường, chịu sự chi phối của các yếu tố
về chính trị, pháp luật, thị trường và hầu hết đều cung cấp
những sản phẩm, dịch vụ có tính chất tương đồng nhau. Vì
vậy, nếu muốn cạnh tranh và muốn phát triển trong môi
trường kinh tế đầy cạnh tranh, thì một ngân hàng phải tự tạo
ra cho mình những điểm riêng, nổi trội hơn so với các ngân
hàng khác. Mỗi ngân hàng, để tạo ra cho mình lợi thế trong
cạnh tranh, có thể chọn phương tiện và phương thức khác
nhau. Có thể là sự khác biệt về chất lượng sản phẩm, dịch vụ;
sự khác biệt về cơ chế chính sách ưu đãi cho khách hàng; sự
khác biệt về mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch; sự khác
biệt về khả năng quản trị, điều hành; sự khác biệt về chất
lượng đội ngũ nhân viên; .v.v…



Từ những lý thuyết về cạnh tranh trong nền kinh tế nói
chung, và cạnh tranh trong ngành ngân hàng nói riêng, theo
tác giả, cạnh tranh trong ngành ngân hàng là việc các ngân
hàng tạo ra cho mình những sự nổi bật, sự khác biệt so với
các ngân hàng khác trong quá trình hoạt động, nhằm đạt
được những mục tiêu kinh tế cụ thể, khẳng định danh tiếng
và vị trí của mình trong ngành ngân hàng.
- Năng lực cạnh tranh của NHTM
Nhận thức được tầm quan trọng của cạnh tranh trong sự
tồn tại và phát triển của mỗi mình, mỗi chủ thể trong nền kinh
tế luôn tìm tòi những điểm mạnh, những sự khác biệt, khiến
cho doanh nghiệp, thương hiệu của mình trở nên nổi trội,
thậm chí vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh. Khả năng tìm
kiếm và phát triển được những điểm mạnh, những sự khác
biệt đó còn được gọi là “năng lực cạnh tranh”.
Theo Aldington Report (1985): “Doanh nghiệp có khả
năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và
dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ
khác trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa
với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả


năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ doanh
nghiệp”.
Theo W.Buckley (1988), năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp cần được gắn kết với thực hiện mục tiêu của doanh
nghiệp với 3 yếu tố: các giá trị chủ yếu của doanh nghiệp,
mục đích chính của doanh nghiệp và các mục tiêu giúp doanh
nghiệp thực hiện chức năng của mình.

Theo Diễn đàn kinh tế thế giới WEF (1997) báo cáo về
khả năng cạnh tranh toàn cầu thì năng lực cạnh tranh được
hiểu là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp có thể duy trì vị
trí của nó một cách lâu dài và có ý chí trên thị trường cạnh
tranh, bảo đảm thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ
đòi hỏi tài trợ những mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời
đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra. Năng lực
cạnh tranh có thể chia làm 3 cấp: năng lực cạnh tranh quốc gia
(là năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền
vững, thu hút được đầu tư, đảm bảo ổn định kinh tế, xã hội,
nâng cao đời sống của nhân dân); năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp (là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi
nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong và
ngoài nước, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện


qua hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, lợi nhuận và thị
phần mà doanh nghiệp đó có được); năng lực cạnh tranh của
sản phẩm và dịch vụ (được đo bằng thị phần của sản phẩm
dịch vụ thể hiện trên thị trường, khả năng cạnh tranh của sản
phẩm, dịch vụ phụ thuộc vào lợi thế cạnh tranh của nó, nó dựa
vào chất lượng, tính độc đáo của sản phẩm, dịch vụ, yếu tố
công nghệ chứa trong sản phẩm dịch vụ đó).
Trong nhiều công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế
học trên thế giới về cạnh tranh hay năng lực cạnh tranh, có thể
coi các công trình nghiên cứu của Michael Porter là những tác
phẩm kinh điển và được nhiều người thừa nhận. Ba cuốn sách
được mệnh danh là những cuốn sách gối đầu giường của các
nhà quản trị doanh nghiệp, đó là “Lợi thế cạnh tranh”; “Lợi
thế cạnh tranh quốc gia” và “Chiến lược cạnh tranh”. Trong

các cuốn sách của mình, M.Porter đã đưa ra khía cạnh nghiên
cứu mới về năng lực cạnh tranh, đó là năng lực cạnh tranh của
một doanh nghiệp phải là khả năng doanh nghiệp đó duy trì
được các lợi thế cạnh tranh của mình, bởi lợi thế cạnh tranh
không thể tồn tại mãi mãi, mà có thể bị mất đi khi một doanh
nghiệp khác sở hữu những tiến bộ về khoa học công nghệ hay
quy mô vốn lớn, tiềm lực tài chính mạnh. Chính vì lợi thế


cạnh tranh có thể chuyển từ doanh nghiệp này sang doanh
nghiệp khác trong các bối cảnh khác nhau, nếu doanh nghiệp
nào có khả năng chiếm giữ lợi thế cạnh tranh trong thời gian
dài, ta nói doanh nghiệp đó có năng lực cạnh tranh. Vậy khái
niệm năng lực cạnh tranh còn đi đôi với việc liên tục duy trì
lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Dựa trên những lý thuyết nêu trên về năng lực cạnh
tranh, cũng như dựa vào những đặc thù của ngành ngân hàng,
tác giả đưa ra khái niệm về năng lực cạnh tranh của ngân hàng
như sau: Năng lực cạnh tranh của một ngân hàng là khả
năng ngân hàng đó chiếm ưu thế về lợi thế cạnh tranh
trong một thời gian dài bằng việc cắt giảm chi phí mà vẫn
giữ được chất lượng sản phẩm, dịch vụ trên mức trung
bình, từ dó đảm bảo ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận, hoạt
động an toàn và phát triển bền vững.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
NHTM
Trong quá trình phát triển, muốn nâng cao năng lực cạnh
tranh của mình và đạt được những mục tiêu kinh tế đã đặt ra,
các NHTM luôn phải nỗ lực tìm tòi những cái mới để tạo ra



lợi thế cạnh tranh riêng. Mặt khác, khi tiến hành những biện
pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh, các NHTM phải chịu
sự chi phối và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau đây
- Yếu tố khách quan
Các NHTM không bao giờ có thể tồn tại độc lập mà bắt
buộc phải có những mối liên kết với môi trường bên ngoài,
chính môi trường này đã tạo ra những yếu tố khách quan, tác
động đến quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân
hàng.
Yếu tố về môi trường kinh tế thế giới
Hiện nay xu hướng hội nhập đang được các quốc gia hết
sức quan tâm và lưu ý. Mỗi quốc gia luôn tận dụng những lợi
thế mà mình có để thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên, cho
dù có phát triển đến đâu thì không một quốc gia nào có thể tự
cung tự cấp, tự đáp ứng hết tất cả các nhu cầu của mình, họ
luôn phải đi tìm kiếm các nguồn lực từ bên ngoài để hỗ trợ
cho sự phát triển kinh tế trong nước. Từ đây xuất hiện những
mối liên kết chặt chẽ của một quốc gia đối với các quốc gia
còn lại trên thế giới. Các Diễn đàn kinh tế thế giới, các Tổ
chức kinh tế thế giới, các hiệp ước quốc tế song phương, đa


phương, đa khối về kinh tế đã được thành lập. Do đó, khi có
bất kỳ biến động nào trên thế giới thì các quốc gia đều bị ảnh
hưởng.
Là một thành phần chủ chốt trong sự phát triển kinh tế
của quốc gia, hệ thống các NHTM không tránh khỏi bị ảnh
hưởng của các yếu tố về môi trường kinh tế thế giới. Những
biến động trên thị trường tài chính quốc tế đều sẽ có tác động,

hoặc là tích cực, hoặc là tiêu cực đến thị trường tài chính
trong nước nói chung và hoạt động của hệ thống ngân hàng
nói riêng. Thậm chí, sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường tài
chính quốc tế cũng trở thành nhân tố thúc đẩy hệ thống ngân
hàng trong nước luôn phải đổi mới và tự hoàn thiện. Vì vậy,
các NHTM cần phải tìm mọi biện pháp để nâng cao giá trị và
cải thiện vị thế của mình trên trường quốc tế.
Yếu tố về môi trường kinh tế trong nước
Chính sách, quy định của Nhà nước, cũng như hệ thống
pháp luật, luôn là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động
của các thành phần trong nền kinh tế, đặc biệt là hệ thống
ngân hàng. Các NHTM hoạt động dưới sự chi phối của các
chính sách, quy định và pháp luật về kinh tế của Nhà nước.


Nếu Chính phủ chủ trương thực thi chính sách đóng cửa nền
kinh tế, thắt chặt các quy định liên quan đến sự phát triển của
ngành ngân hàng, điều hiển nhiên là hoạt động của các ngân
hàng trở nên khó khăn hơn. Nếu Chính phủ áp dụng chính
sách mở cửa nền kinh tế, nới lỏng các quy định và hệ thống
pháp luật tạo nhiều điều kiện thuận lợi, thì các ngân hàng sẽ
có cơ hội mở rộng quy mô hoạt động không những ở môi
trường trong nước, mà còn mở rộng ra thị trường quốc tế.
Mặc dù khi mở cửa thị trường cũng đồng nghĩa với việc tạo
thêm áp lực cho ngành ngân hàng, bởi khi đó sẽ có sự góp
mặt của các ngân hàng quốc tế, ngân hàng liên doanh nước
ngoài, sự cạnh tranh sẽ mạnh mẽ hơn bao giờ hết, nhưng điều
này cũng là có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển của các
ngân hàng. Khi có cạnh tranh, các ngân hàng sẽ không ngừng
đổi mới, tạo ra nhiều lợi thế về mọi mặt hoạt động, củng cố

thêm uy tín và danh tiếng trên thị trường tài chính quốc tế.
Yếu tố về các đối thủ cũng là một yếu tố quan trọng ảnh
hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của các NHTM. Điều này
có thể thấy rõ thông qua mô hình Năm lực lượng cạnh tranh
của M.Porter. Năm lực lượng cạnh tranh bao gồm: các ngân
hàng mới, sản phẩm thay thế, quyền lực của khách hàng,


quyền lực của nhà cung cấp và mức độ cạnh tranh trong
ngành. Khi xây dựng chiến lược cạnh tranh, các NHTM
không chỉ phải quan tâm đến những ngân hàng đã có dày dặn
kinh nghiệm hoạt động trong ngành, mà còn cần phải lưu ý
đến những ngân hàng mới, đây là những nhân tố tiềm năng và
chưa có nhiều cơ sở để đánh giá năng lực của chúng, do vậy,
các NHTM không nên chủ quan, xem nhẹ các nhân tố mới.
Thêm vào đó, sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế cũng trở
thành mối đe dọa cho sự phát triển của các NHTM. Một ngân
hàng không thể chỉ mãi dựa vào những sản phẩm sẵn có mà
mình đang cung cấp để phát triển kinh doanh. Ngân hàng đó
cần phải có những nghiên cứu thị trường về những sản phẩm
thay thế bởi nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi theo từng
thời kỳ và từng điều kiện. Hai nhân tố có mối quan hệ trực
tiếp đối với các NHTM là khách hàng và nhà cung cấp. Hai
nhân tố này sẽ góp phần quy định định hướng và khả năng
phát triển sản phẩm của ngân hàng. Như đã nói ở trên, nhu
cầu và thị hiếu của khách hàng sẽ là mục tiêu mà các sản
phẩm dịch vụ của ngân hàng cần phải đạt tới, nhưng muốn
cho ra đời được những sản phẩm dịch vụ có khả năng đáp ứng
tối đa các nhu cầu và thị hiếu của khách hàng thì các NHTM



lại phải dựa vào mối quan hệ với các nhà cung cấp. Và nhân
tố thứ năm có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các
NHTM, đó là mức độ cạnh tranh trong ngành. Nếu sự cạnh
tranh giữa các ngân hàng trong ngành không mấy mạnh mẽ
thì các ngân hàng sẽ rất dễ xảy ra xu hướng ì trệ, không cải
tiến và phát triển sản phẩm dịch vụ mới, không lưu tâm đến
các đối thủ, không đổi mới trong quản trị, điều hành. Nếu các
ngân hàng trong trạng thái cạnh tranh khốc liệt, điều này thôi
thúc các NHTM luôn đặt nhu cầu cải tiến và đổi mới lên hàng
đầu, luôn tìm kiếm và phát triển sự khác biệt làm cho đơn vị
mình trở nên nổi trội và có sức cạnh tranh mạnh so với các
ngân hàng khác. Như vậy, năng lực cạnh tranh của ngân hàng
sẽ tự động được nâng lên, từ đó thúc đẩy sự phát triển của
toàn bộ hệ thống ngân hàng, góp phần phát triển nền kinh tế.
- Yếu tố chủ quan
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của một ngân hàng,
ngoài các yếu tố khách quan tác động, ngân hàng đó đặc biệt
cần củng cố những yếu tố chủ quan, yếu tố nội tại bên trong
đơn vị mình.
Nguồn lực của ngân hàng


Đóng vai trò quan trọng trong các yếu tố chủ quan quyết
định đến thành công của quá trình nâng cao năng lực cạnh
tranh của ngân hàng, yếu tố nguồn lực luôn được quan tâm,
chú trọng. Nguồn lực của ngân hàng có thể chia ra làm hai
loại, nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình.
Nguồn lực hữu hình bao gồm nguồn lực về tài chính, về
nguồn nhân lực, về lực lượng khách hàng, về hạ tầng cơ sở và

về cấu trúc tổ chức.
Nguồn lực về tài chính: Trong bất cứ ngành kinh doanh
nào thì vốn cũng chiếm vai trò quan trọng và quyết định đến
hiệu quả kinh doanh. Hơn nữa, ngân hàng lại là ngành kinh
doanh đặc biệt, kinh doanh tiền tệ, chính vì vậy, quy mô, cấu
trúc và chất lượng nguồn vốn luôn được đặt lên hàng đầu.
Một ngân hàng có tình hình tài chính ổn định sẽ có nhiều điều
kiện để triển khai các giải pháp phát triển và nâng cao năng
lực cạnh tranh.
Nguồn nhân lực: Không ai có thể phủ định tầm quan
trọng của nguồn nhân lực trong sự phát triển của bất kỳ một
doanh nghiệp nào. Một ý tưởng kinh doanh tốt với tiềm lực tài
chính mạnh và một chiến lược hoàn hảo, nhưng đội ngũ nhân


viên, những người thực thi ý tưởng đó, lại không đạt chất
lượng, thì công việc kinh doanh ấy cũng sẽ sớm gặp thất bại.
Ngân hàng là doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ tài chính,
lĩnh vực vô cùng nhạy cảm, do vậy việc sở hữu nguồn nhân
lực tốt sẽ giảm bớt rất nhiều khó khăn trong kinh doanh.
Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm
nguồn nhân lực, bao gồm tập thể lãnh đạo và đội ngũ nhân
viên. Tập thể lãnh đạo với khả năng quản trị, điều hành và
tầm nhìn chiến lược; cộng tác với đội ngũ nhân viên được đào
tạo bài bản, chuyên nghiệp và tâm huyết với công việc, sẽ là
bàn đạp thúc đẩy hơn nữa quá trình nâng cao năng lực cạnh
tranh của các đơn vị kinh doanh nói chung và của ngân hàng
nói riêng.
Lực lượng khách hàng: Sở hữu lực lượng khách hàng
hùng hậu, có chất lượng sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu nhiều

rủi ro trong quá trình hoạt động. Nhiệm vụ của ngân hàng là
di chuyển luồng vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn. Lợi
nhuận của ngân hàng đa phần được đem lại bởi chênh lệch
giữa mức lợi tức nhận được từ việc cấp tín dụng và mức lợi
suất trả cho việc huy động vốn. Nếu không tìm kiếm được
khách hàng trong huy động vốn thì ngân hàng sẽ không có


nguồn vốn để đem cho vay. Nếu lượng khách hàng tín dụng
quá ít thì doanh thu từ hoạt động cấp tín dụng sẽ giảm sút, ảnh
hưởng đến lợi nhuận thu về của ngân hàng.
Hạ tầng cơ sở tưởng chừng như không có liên quan gì
nhiều đến khả năng cạnh tranh của một ngân hàng. Tuy nhiên,
đây sẽ là nền tảng cho các hoạt động của ngân hàng nói
chung. Cơ sở hạ tầng vững chắc, tạo ra môi trường làm việc
thoải mái, thuận tiện cho đội ngũ nhân viên, và hơn hết, sẽ
củng cố hình ảnh và uy tín của ngân hàng trên thị trường.
Cấu trúc tổ chức: yếu tố này không tác động nhiều đến
năng lực cạnh tranh của ngân hàng, nhưng nếu được quan tâm
đúng mức, sẽ giúp cho hoạt động của ngân hàng trơn tru và
thuận lợi hơn. Sắp xếp cấu trúc tổ chức hay lựa chọn mô hình
hoạt động một cách khoa học, hợp lý, sẽ giảm thiểu chi phí
hoạt động, tránh lãng phí, góp phần vào sự phát triển của ngân
hàng, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng so
với các đối thủ.
Nguồn lực vô hình bao gồm nguồn lực về sản phẩm dịch
vụ, về công nghệ và về danh tiếng, uy tín của ngân hàng.



×