Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.19 KB, 20 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1.1.Khái niệm về Ngân hàng thương mại.
“ Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công
ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm,
rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh
toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên”
NHTM là loại hình ngân hàng có số lượng lớn và rất phổ biến trong nền
kinh tế. Sự có mặt của NHTM trong hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế
xã hội đã chứng minh rằng: ở dâu có 1 hệ thống ngân hàng thương mại phát
triển thì ở đó sẽ có sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế.
Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 do Quốc hội khoá X thông qua
vào ngày 12 tháng 12 năm 1997, định nghĩa về Ngân hàng thương mại như sau:
“ Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện
toàn bộ Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”
(Điều 10 Luật các tổ chức tín dụng)
Luật này còn định nghĩa: “Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp
được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của Pháp luật
để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ Ngân hàng với nội dung nhận tiền
gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”
Đạo luật ngân hàng của Cộng hòa Pháp cũng đã chỉ rõ: “Ngân hàng thương
mại là những cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công
chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác, và sử dụng nguồn
nhân lực đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài
chính.
Như vậy, có thể nói rằng NHTM là định chế tài chính trung gian quan
trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế tài
chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ
được huy động, tập trung lại, đồng thời sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho
các tổ chức kinh tế, cá nhân để phát triển kinh tế - xã hội.


- Một số đặc điểm của Ngân hàng thương mại.
1.1.2. Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại.
1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn.
Huy động vốn được coi là hoạt động cơ bản, có tính chất sống còn đối với
bất kỳ một ngân hàng thương mại nào, vì hoạt động này tạo ra nguồn vốn chủ
yếu của các NHTM
Theo luật pháp cho phép, các NHTM được phép huy động vốn bằng nhiều
hình thức sau đây:
*Nhận tiền gửi: Nhận tiền gửi là hinh thức huy động vốn chủ yếu của các
NHTM bao gồm:
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn của các cá nhân
- Nhận tiền gửi có kỳ hạn (tiền gửi tiết kiệm) của các cá nhân, tổ chức,
đoàn thể xã hội.
- Nhận tiền gửi các tổ chức tín dụng khác
* Phát hành giấy tờ có giá: ngân hàng thương mại được quyền phát hành
giấy tờ có giá (kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng…) để huy động vốn có
kỳ hạn và có mục đích sử dụng.
* Các hình thức huy động vốn khác: như vay vốn ở các NHTM khác, vay
vốn tại Ngân hàng Nhà nước.
1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn.
Hoạt động sử dụng vốn là hoạt động cơ bản, ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế
xã hội, vì thông qua hoạt động này mà hệ thống NHTM cung cấp một khối
lượng vốn tín dụng rất lớn cho nền kinh tế, nhờ khối lượng vốn này mà nền kinh
tế sẽ phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.
Hoạt động tín dụng của NHTM gồm có:
- Cho vay (cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn. cho vay lãi hạn…)
- Chiết khấu chứng từ có giá (cho vay gián tiếp)
- Cho thuê tài chính
- Bảo lãnh ngân hàng (tín dụng bằng chữ ký)

- Các hình thức khác (thấu chi, trả góp)
1.1.2.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
Đây là hoạt động quan trọng và có tính đặc thù của NHTM, nhờ hoạt động
này mà các giao dịch thanh toán của toàn bộ nền kinh tế được thực hiện thông
suốt và thuận lợi, đồng thời qua hoạt động này mà góp phần làm giảm lượng
tiền mặt lưu hành trong nền kinh tế.
Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ NHTM gồm:
- Mở tài khoản giao dịch cho các khách hàng là pháp nhân, hoặc thể nhân
trong và ngoài nước.
- Cung ứng các phương tiện thanh toán cho khách hàng
- Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác
- Thực hiện dịch vụ ngân quỹ (thu phát tiền mặt, kiểm đếm, phân loại, bảo
quản vận chuyển tiền mặt…)
- Tham gia hệ thống thanh toán bù trừ trong nước, và hệ thống thanh toán
quốc tế khi được phép.
1.1.2.4. Các hoạt động khác.
Ngoài ba mặt hoạt động nói trên, các NHTM còn được thực hiện các hoạt
động khác, phù hợp với chức năng nghiệp vụ của mình đồng thời không bị pháp
luật nghiêm cấm, các hoạt động bao gồm:
* Góp vốn, mua cổ phần
- Góp vốn, mua cổ phần vào các doanh nghiệp
- Góp vốn, mua cổ phần các tổ chức tín dụng
* Thực hiện việc mua bán chứng từ có giá trên thị trường tiền tệ
* Kinh doanh ngoại hối và vàng
* Kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm
* Thực hiện các nghiệp vụ ủy thác và đại lý
* Cung ứng dịch vụ bảo quản, cầm đồ, cho thuê tủ két sắt
* Cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính tiền tệ và các dịch vụ khác có liên quan
1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.2.1. Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại.
- Cạnh tranh là một hiện tượng gắn liền với kinh tế thị trường, khái niệm
cạnh tranh đã xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển sản xuất, trao
đổi hàng hoá và phát triển kinh tế thị trường.
Có nhiều quan điểm khác nhau khi nói về cạnh tranh, theo từ kiển kinh
doanh của Anh, cạnh tranh được hiểu là “Sự ganh đua, kình địch giữa các nhà
kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất
hoặc cùng một loại khách hàng về phía minh”. Theo quan điểm này, cạnh tranh
được hiểu là các mối quan hệ kinh tế, ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau
tìm mọi biện pháp để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh
thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có
lợi nhất.
Cạnh tranh xuất phát từ hai điều kiện cơ bản là phân công lao động xã hội
và tính đa nguyên chủ thề lợi ích kinh tế, điều này làm xuất hiện các cuộc đấu
tranh giành lợi ích kinh té giữa người sản xuất hàng hoá, cung cấp dịch vụ và
các tổ chức trung gian, thực hiện phân phối lại các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ.
Cuộc đấu tranh này dựa trên sức mạnh về tài chính, kỹ thuật công nghệ, chất
lượng đội ngũ lao động, quy mô hoạt động của từng chủ thể. Mục đích cuối
cùng của các chủ thể kinh tế trong qúa trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích, với
người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận và với người tiêu dùng là tiện ích tiêu
dùng.
Năng lực cạnh tranh là thuật ngữ ngày càng được sử dụng rộng rãi nhưng
đến nay vẫn là khái niệm chung chung và khó đo lường, theo từ điển thuật ngữ
kinh tế học, “năng lực cạnh tranh là khả năng giành được thị phần lớn trước các
đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một thị phần hay
toàn bộ thị phần của đồng nghiệp”.
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) định nghĩa: “năng lực
cạnh tranh là khả năng của các công ty, các ngành, các vùng, các quốc gia hoặc
khu vực siêu quốc gia trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều
kiện cạnh tranh quốc tế trên cơ sỏ bền vững”.

- Dưới các góc độ hoạt động cơ bản, có các lĩnh vực cạnh tranh cơ bản của
Ngân hàng thương mại được phân như sau:
+ Cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn.
+ Cạnh tranh trong lĩnh vực sử dụng vốn.
+ Cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ trung gian của Ngân hàng.
1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại.
* Thị phần.
Yếu tố thị phần: dù là kết quả của quá trình cạnh tranh trong quá khứ,
nhưng nó lại tác động nhiều đến khả năng cạnh tranh trong tương lai. Thị phần
ở đây có thể được thể hiện thông qua số lượng người sử dụng dịch vụ của ngân
hàng so với các ngân hàng khác đối với các sản phẩm cùng loại.
* Tiềm lực tài chính.
Tiềm lực tài chính của một NHTM là khả năng tạo lập nguồn vốn và sử
dụng vốn phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của NH, thể hiện ở
quy mô vốn tự có, chất lượng tài sản, chất lượng nguồn vốn, khả năng sinh lời
và khả năng đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh.
Tiềm lực tài chính là thước đo sức mạnh của bất kỳ một doanh nghiệp nào
tại một thời điểm nhất định, trong đó có các NHTM. Một NHTM có tiềm lực tài
chính tốt phải là NHTM luôn duy trì được hoạt động bình thường và phát triển
một cách ổn định, bền vững trong mọi điều kiện kinh tế, chính trị…. Vì vậy
tiềm lực tài chính của NHTM phải không ngừng được nâng cao và hoàn thiện.
Tiểm lực tài chính của NH được đánh giá trên các yếu tố định lượng và định
tính.
* Yếu tố định lượng: thể hiện nguồn lực tài chính hiện có,gồm các yếu tố
về vốn, chất lượng tài sản, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời…
- Yếu tố vốn.
Vốn của NH được hình thành theo nhiều yếu tố khác nhau như tiền gửi của
khách hàng (đây là nguồn tiền quan trọng nhất và cũng là phần chiếm giữ tỷ
trọng lớn nhất trong tổng nguồn tiển của NH), nguồn vốn ảnh hưởng rất lớn tới
hoạt động, chất lượng của NH, nó cung cấp năng lực tài chính cho quá trình

tăng trưởng, mở rộng quy mô và giúp các NH giảm bớt được rủi ro phá sản,
thua lỗ tài chính…. Nó cũng là cơ sở để NHTM mở rộng hoạt động tới các thị
trường kinh tế tài chính trong khu vực cũng như quốc tế.
Về yếu tố vốn của NH, ta tập trung đánh giá theo các chỉ tiêu:
+ Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn: đây có thể nói là chỉ tiêu đánh
giá lượng vốn huy động, nó ảnh hưởng đến quy mô và hoạt động NH vì hoạt
động kinh doanh cơ bản của NH là huy động cho vay và các hoạt động thanh
toán khác. Khi mà nguồn vốn không ổn định và chất lượng không tốt sẽ làm cho
NH dễ mất khả năng thanh toán và đưa đến thua lỗ.
+ Cơ cấu nguồn vốn và sự thay đổi cơ cấu: khi mà yếu tố này biến động sẽ
ảnh hưởng tới cơ cấu cho vay, đầu tư, bảo lãnh và kéo theo là rủi ro, biến động
về thu nhập. Do vậy cơ cấu về vốn phải có sự ổn định và phù hợp với hoạt động
của NH.
- Chất lượng tài sản.
Quá trình sử dụng vốn chính là quá trình tạo ra các loại tài sản khác nhau
của NH, nên hoạt động chính của NHTM là tìm kiếm các nguồn vốn để sử dụng
nhằm thu được lợi nhuận. Phần lớn tài sản của NH là tài sản tài chính như: các
hợp đồng cho vay, hợp đồng thuê – mua, các khoản tiền gửi….(tài sản sinh lời),
và một phần nhỏ là tài sản cố định như nhà cửa, trang thiết bị….(tài sản không
sinh lời), trong đó cho vay và đầu tư là hai loại tài sản lớn và quan trọng của
NH. Mỗi loại tài sản có những phương thức hình thành khác nhau và có những
mục tiêu khác nhau nhưng đều tập trung đảm bảo an toàn và sinh lời cho NH.
- Khả năng sinh lời.
Sự tồn tại và phát triển của NH chủ yếu dựa vào khả năng sinh lời của NH.
Để đánh giá chỉ tiêu này ta dựa vào 02 tỷ số cơ bản:
+ Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA – Return on assets)
ROA = Lợi nhuận dòng / tổng tài sản bình quân *100
Với chỉ tiêu này cho biết 01 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận,
tài sản có sinh lời càng lớn thì tỷ số này càng lớn.
+ Tỷ suất sinh lời trên vốn tự có (ROE – Return on Equity)

ROE = Lợi nhuận ròng / vốn tự có * 100
Với chỉ số này cho biết 01 đồng vốn sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận và phản ánh hiệu quả hoạt động của NH. Hệ số này càng lớn, khả năng
sinh lời càng lớn.
- Khả năng thanh toán (Tính thanh khoản)
Thể hiện khả năng của NH trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của
khách hàng. Có tác dụng thực hiện chức năng trung gian tài chính, trung gian
thanh toán. NH phải luôn giữ được khả năng thanh toán cao (tính thanh khoản).
Quá trình đáp ứng được khả năng thanh toán của khách hàng một cách thường
xuyên là yêu cầu cần thiết trong công tác quản lý của NH nhằm hạn chế rủi ro,
đây là sự liên quan mật thiết tới sự tồn tại và phát triển của hệ thống NH.
* Yếu tố định tính: Thể hiện khả năng khai thác, quản lý, sử dụng các
nguồn lực tài chính…
- Năng lực công nghệ.
Thời gian gần đây, cùng với sự hỗ trợ của cuộc cách mạng khoa học công
nghệ, các NHTM đã đưa ra thị trường hàng loạt sản phẩm dịch vụ tài chính hiện
đại, các NHTM đã và đang tiến hành xúc tiến các ứng dụng công nghệ vào hệ
thống tự động thay thế cho lao động thủ công hiện nay với mức độ đáng tin cậy,
đặc biệt như trong lĩnh vực: thanh toán bù trừ, nhận tiền gửi qua máy ATM, hệ
thống xử lý, thống kê và tổng hợp các giao dịch hàng ngày.
Những tiến bộ của công nghệ đã hỗ trợ NH xử lý công việc nhanh hơn, tạo
điều kiện thuận lợi hơn trong thu hút và đáp ứng các nhu cầu KH đồng thời giúp
cho NHTM giảm được chi phí kinh doanh, nâng cao vị thế cạnh tranh. Do vậy
các NHTM đang ngày càng gia tăng đầu tư vào các trang thiết bị và phương tiện
hiện đại để dần thay thế những thao tác nghiệp vụ thủ công.
Tuy nhiên, yếu tố con người vẫn có một vai trò quan trọng, mang tính
quyết định trong hoạt động kinh doanh của NHTM, bởi sự phát triển công nghệ
đã giúp cho các NHTM có được những bước đi dài trong đột phá nâng cao chất
lượng dịch vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng, phục
vụ tốt hơn cho công tác thống kê, phân tích hiệu quả các hoạt động kinh

doanh, nhưng những tiến bộ của công nghệ chỉ có thể phát huy, tạo ra những
lợi thế vượt trội khi có sự quản lý và kiểm soát hiệu quả của con người.
- Chất lượng nguồn nhân lực.
Sự phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính NH đòi hỏi nguồn cung
cấp nhân lực rất lớn, nhất là nguồn nhân lực có kinh nghiệm làm việc và đáp
ứng được nhu cầu mới.
+ Về mặt quản lý: Nếu NH quản lý tốt về mặt nhân sự, tài sản, nguồn vốn,
phòng tranh rủi ro tốt nhất thì hoạt động của NH sẽ đảm bảo an toàn và tăng
trưởng, tăng uy tín, thu hút khách hàng.
+ Về nghiệp vụ: Nếu trình độ nghiệp vụ cao, mọi thao tác nghiệp vụ thực
hiện chính xác, hiệu quả, tác phong làm việc nhiệt tình cởi mở, tạo điều kiện cởi
mở cho khách hàng sẽ gây ấn tượng tốt đối với khách hàng. Do khách hàng là
thượng đế, là người có quyền được lựa chọn nên tất nhiên họ sẽ chọn nơi mà
làm họ thoả mái nhất, đạt hiệu quả cao để gửi tiền hay vay tiền và sử dụng các
dịch vụ khác của NH cung cấp.

×