Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

De tai sang kien chien si thi dua cap tinh tuan 03032016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.16 KB, 5 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO TÓM TẮT
(Đề nghị công nhận sáng kiến năm 2015)
I. Sơ lược lý lịch:
- Họ và tên: Ngô Văn Tuấn.
Năm sinh: 25/4/1973.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học kinh tế thủy sản.
- Chức năng, nhiệm vụ được giao: Thực hiện các công việc do lãnh đạo
phòng phân công như sau: Thực hiện công tác thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu
cầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu; Kết hợp cùng anh em
trong phòng kiểm tra thực địa công tác nghiệm thu nạo vét kênh thủy lợi của các
huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh giao cho các đơn vị Trung tâm khai thác công
trình thủy lợi, Chi cục Thủy lợi thực hiện; Báo cáo định kỳ về tiến độ thực hiện
đầu tư xây dựng cơ bản của ngành, báo cáo giám sát đánh giá thực hiện dự án đầu
tư công trình xây dựng 6 tháng, cả năm, báo cáo đột xuất theo yêu cầu về tình hình
đầu tư xây dựng cơ bản cho Ban Giám đốc, UBND tỉnh, báo cáo tình hình thực
hiện công tác đấu thầu 6 tháng và cả năm, các công việc và báo cáo đột xuất khác
do lãnh đạo phòng phân công.
- Chức vụ, đơn vị công tác: Chuyên viên, Phòng Quản lý xây dựng công
trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
II. Nội dung:
1. Sự cần thiết thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp trong công tác, đề
tài nghiên cứu:
Hiện tại, các văn bản quy phạm pháp luật mới đã ban hành và có hiệu lực
thuộc lĩnh vực xây dựng như: Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11
năm 2013, có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 7 năm 2014; Luật Đầu tư công số
49/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014, có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 01 năm
2015; Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014, có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015; Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng


11 năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2015; Nghị định số
63/2014/NĐ-CP, ngày 26 tháng 6 năm 2014, của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, có hiệu lực thi hành từ
ngày 15 tháng 8 năm 2014; Nghị định số 32/2015/NĐ-CP, ngày 25 tháng 3 năm
2015, của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng, có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 5 năm 2015; Nghị định số 37/2015/NĐ-CP, ngày 22 tháng 4 năm
2015, của Chính phủ quy định chi tiết về Hợp đồng xây dựng, có hiệu lực thi hành
từ ngày 15 tháng 6 năm 2015; Nghị định số 44/2015/NĐ-CP, ngày 06 tháng 5 năm
2015, của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng, có
hiệu lực thi hành từ ngày 30 tháng 6 năm 2015; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP,
ngày 06 tháng 5 năm 2015, của Chính phủ về Quản lý chất lượng và Bảo trì công
1


trình xây dựng, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2015; Nghị định số
59/2015/NĐ-CP, ngày 18 tháng 6 năm 2015, của Chính phủ về Quản lý dự án đầu
tư xây dựng, có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 8 năm 2015; Thông tư số
19/2015/TT-BKHĐT, ngày 27 tháng 11 năm 2015, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về
Quy định chi tiết lập báo cáo thẩm định trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu,
có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2016; Thông tư số 22/2015/TTBKHĐT, ngày 18 tháng 12 năm 2015, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Quy định về
mẫu báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư, có hiệu lực thi hành từ ngày 18 tháng 12
năm 2015; Thông tư số 23/2015/TT-BKHĐT, ngày 21 tháng 12 năm 2015, của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư về Quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu, có
hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2016; Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT,
ngày 16 tháng 6 năm 2015, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Quy định chi tiết lập hồ
sơ mời thầu mua sắm hàng hóa, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2015;
Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT, ngày 06 tháng 5 năm 2015, của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư về Quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp, có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 7 năm 2015; Thông tư số 01/2015/TT-BKHĐT, ngày 14 tháng 02
năm 2015, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu

quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu dịch vụ tư vấn, có hiệu lực thi hành từ
ngày 15 tháng 4 năm 2015; Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT, ngày 26 tháng 10
năm 2015, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn
nhà thầu, có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 12 năm 2015; Thông tư số
11/2015/TT-BKHĐT, ngày 27 tháng 10 năm 2015, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về
Quy định chi tiết lập hồ sơ yêu cầu với chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, có
hiệu lực thi hành từ ngày 22 tháng 12 năm 2015...v.v.....
Theo đó, công tác quản lý chất lượng, quản lý khối lượng, quản lý đấu thầu,
quản lý hợp đồng….có nhiều quy định thay đổi (thay đổi về nội dung, quy trình,
hình thức, mô hình tổ chức quản lý dự án, yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ của
các cá nhân tham gia quản lý dự án…) Mô hình quản lý dự án đang được áp dụng
tại các đơn vị trực thuộc (Trừ Ban Quản lý dự án Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Bạc Liêu, Ban Quản lý dự án Khu dân cư, tái định cư rừng phòng hộ
tỉnh Bạc Liêu) theo quy định hiện nay là áp dụng mô hình chủ đầu tư trực tiếp thực
hiện quản lý dự án theo Điều 21, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, ngày 18 tháng 6
năm 2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng, cụ thể là:
(1). Chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn
trực thuộc để trực tiếp quản lý đối với dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình
xây dựng quy mô nhỏ có tổng mức đầu tư dưới 5 (năm) tỷ đồng, dự án có sự tham
gia của cộng đồng và dự án có tổng mức đầu tư dưới 2 (hai) tỷ đồng do Ủy ban
nhân dân cấp xã làm chủ đầu tư.
(2). Cá nhân tham gia quản lý dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và
phải có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận. Chủ đầu tư được
thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực để giám sát thi công và tham gia
nghiệm thu hạng mục, công trình hoàn thành. Chi phí thực hiện dự án phải được
hạch toán riêng theo quy định của pháp luật.

2



Như vậy, trong thời gian tới việc giao các đơn vị trực thuộc ( trừ Ban Quản
lý dự án Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu, Ban Quản lý dự án
Khu dân cư, tái định cư rừng phòng hộ tỉnh Bạc Liêu, Trung tâm nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn Bạc Liêu, Trung tâm Khai thác công trình thủy lợi và
Chi cục Thủy lợi Bạc Liêu) sẽ khó đáp ứng được yêu cầu (Cá nhân tham gia quản
lý dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và phải có chuyên môn nghiệp vụ phù
hợp với công việc đảm nhận) quy định tại Khoản 2, Điều 21 Nghị định số
59/2015/NĐ-CP, ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ. Mặt khác, công tác
quản lý chất lượng, quản lý khối lượng, quản lý đấu thầu, quản lý hợp đồng….có
nhiều quy định, nội dung văn bản, thủ tục thay đổi. Do đó, việc thực hiện các công
tác này gặp nhiều khó khăn, làm ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư xây dựng công
trình.
Để khắc phục tình trạng nêu trên, trong điều kiện Phòng Quản lý xây dựng
công trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn thiếu về biên chế, năng lực
(không thể hướng dẫn, làm thay…các công việc Quản lý dự án tại các đơn vị) nên
đề xuất giải pháp “Nâng cao năng lực tổ chức quản lý dự án tại các đơn vị trực
thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cần thiết.
2. Tên sáng kiến, giải pháp trong công tác, đề tài nghiên cứu: “Nâng cao
năng lực tổ chức quản lý dự án tại các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn”.
3. Nội dung của sáng kiến, giải pháp trong công tác, đề tài nghiên cứu:
3.1. Thực trạng công tác quản lý công trình, dự án: Thực trạng về các
đơn vị quản lý dự án và hình thức tổ chức quản lý dự án năm 2015:
Trong năm 2015, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn áp dụng các hình
thức tổ chức quản lý dự án sau:
+ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành: Ban Quản lý dự án Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Với số lượng biên chế tương đối nhiều, đã
được thành lập từ lâu với nhiệm vụ chuyên trách nên về năng lực và kinh nghiệm
cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ, tuy nhiên, đôi lúc cũng còn bất cập trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ được giao.

+ Ban quản lý một dự án (Ban Quản lý dự án Khu dân cư, tái định cư rừng
phòng hộ tỉnh Bạc Liêu): Mới được thành lập, biên chế ít, chủ yếu sử dụng thực
hiện theo hình thức kiêm nhiệm, một số nhân sự từ đơn vị khác, số lượng cán bộ có
kinh nghiệm, chuyên môn, năng lực quản lý còn hạn chế nên gặp không ít khó
khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
+ Chủ đầu tư sử dụng các phòng, ban, tổ (đơn vị trực thuộc) để quản lý dự
án: Trung tâm quản lý khai thác công trình thủy Lợi, Chi cục thủy lợi, Trung tâm
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (Chủ đầu tư - giao bộ phận trong trung
tâm)…v.v…: Do cán bộ, công chức, viên chức thực hiện quản lý dự án đồng thời
phải thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của đơn vị thời gian, kinh
nghiệm, chuyên môn, năng lực quản lý còn nhiều hạn chế nên gặp không ít khó
khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; Mặt khác, nhân sự tham gia
quản lý dự án chưa đáp ứng được về yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ theo quy định
3


tại Khoản 2, Điều 21 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, ngày 18 tháng 6 năm 2015 của
Chính phủ.
+ Thuê tư vấn quản lý dự án: Áp dụng tại một số đơn vị và đối với các công
trình quy mô nhỏ: Ban Quản lý Vườn chim, Chi cục Kiểm Lâm..v.v...: Công tác
quản lý chưa được tốt do thực trạng về trách nhiệm, năng lực quản lý dự án của các
đơn vị tư vấn còn hạn chế; cơ chế phối hợp giữa chủ đầu tư và đơn vị tư vấn quản
lý dự án chưa tốt.
3.2. Hình thức “Nâng cao năng lực tổ chức quản lý dự án tại các đơn vị
trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” cần nghiên cứu:
- Hình thức tổ chức quản lý dự án do người quyết định đầu tư quyết định
(thường được phê duyệt theo quyết định đầu tư). Theo Quy định tại Điều 62 của
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc
Liêu từ thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2015 chỉ được áp dụng các mô hình quản
lý dự án:

+ (1)- Quy định tại Khoản 4: Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực
thuộc có đủ điều kiện năng lực để quản lý thực hiện dự án cải tạo, sửa chữa có quy
mô nhỏ, dự án có tham gia của cộng đồng;
+ (2)- Quy định tại khoản 3: Thuê tư vấn quản lý dự án đối với dự án sử
dụng vốn ngoài ngân sách, vốn khác và dự án có tính chất đặc thù riêng lẻ; Ban
Quản lý dự án Sở (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành - Quy định
tại Khoản 1, do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập). Trước mắt, vẫn hoạt
động đối với các công trình dự án đã được quyết định đầu tư trước ngày 01 tháng
01 năm 2015, hiện tại Ban Quản lý dự án Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bạc Liêu đang hoàn chỉnh đề án thành lập Ban Quản lý dự án Sở nông nghiệp và
phát triển nông thôn. Đối với Ban Quản lý dự án Khu dân cư, tái định cư rừng
phòng hộ tỉnh Bạc Liêu (Ban quản lý một dự án) theo quy định tại Khoản 2 Điều
62 của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 không còn phù hợp nhưng do đã thành
lập trước ngày Luật Xây dựng có hiệu lực thì không phải chuyển đổi hình thức tổ
chức quản lý dự án (quy định tại Khoản 2, Điều 166 - Điều khoản chuyển tiếp,
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13).
+ Trong năm 2015, ngoài Ban Quản lý dự án Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Bạc Liêu, Ban Quản lý dự án Khu dân cư, tái định cư rừng phòng hộ
tỉnh Bạc Liêu, đề nghị Ban Giám đốc Sở xem xét giao một hoặc hai bộ phận
chuyên môn (đơn vị trực thuộc) có đủ điều kiện năng lực để quản lý thực hiện tất
cả các dự án cải tạo, sửa chữa có quy mô nhỏ, dự án có tham gia của cộng đồng
theo quy định tại Khoản 2, Điều 62 của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, bố trí
nhân sự thực hiện công tác quản lý dự án theo hướng chuyên trách để có đủ thời
gian, kinh nghiệm, năng lực và chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện tốt nghiệp vụ
được giao. Hoặc thành lập Tổ Quản lý dự án với thành viên gồm một số cá nhân
(công chức, viên chức trong ngành) có chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệp, năng
lực phù hợp và thủ trưởng các đơn vị có công trình, dự án liên quan; nhiệm vụ
chính của Tổ là giúp Thủ trưởng các đơn vị thực hiện tốt các công việc quản lý dự
án tại các đơn vị theo một quy trình, thủ tục, nội dung quản lý thống nhất chung
trong ngành.

4


4. Phạm vi áp dụng, khả năng phổ biến: Các chủ đầu tư của các công trình, dự
án theo hình thức Quản lý dự án là: Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án.
5. Thời gian điểm công nhận: Từ tháng 04 năm 2015 đến nay.
6. Hiệu quả mang lại: Qua công tác tăng cường công tác quản lý Quản lý dự
án (thành lập Tổ Quản lý dự án) đã phần nào đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị thực hiện
đầu tư, thực hiện đầu tư xây dựng công trình, nhằm sớm thực hiện hoàn thành công
trình đưa vào sử dụng để phát huy hiệu quả đầu tư xây dựng. Góp phần thực hiện
tốt công tác Quản lý dự án tại các đơn vị trực thuộc nói riêng và thực hiện tốt công
tác Quản lý xây dựng công trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong
năm 2015.
7. Những đơn vị, cá nhân nào đã ứng dụng sáng kiến này (nếu có): Trong thời
gian qua Phòng Quản lý xây dựng công trình đã tham mưu trình Ban Giám đốc Sở
quyết định thành lập các Tổ quản lý dự án để giúp các đơn vị trực thuộc thực hiện
công tác quản lý dự án được tốt hơn (tại Chi cục Thú y đối với dự án Nâng cấp
phòng xét nghiệp bệnh thú y, thủy sản; Dự án SPRCC tại Ban Quản lý dự án Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…).
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG
QUẢN LÝ XDCT

Bạc Liêu, ngày

tháng 3 năm 2016

NGƯỜI BÁO CÁO

Ngô Văn Tuấn
XÁC NHẬN HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

5



×