TRƯỜNG THPT PHẠM HỒNG THÁI
KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2009
Môn thi: ĐỊA LÍ
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
(Bản hướng dẫn gồm 02 trang)
A. Hướng dẫn chung
- Thí sinh làm theo cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, giám khảo vẫn cho đủ điểm.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 điểm (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0).
B. Đáp án và thang điểm
Câu Đáp án Điểm
I
(3,0 điểm)
1. Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta
Khu vực đồi núi
* Thế mạnh
- Khoáng sản: Các mỏ phong phú (dẫn chứng) thuận lợi để phát triển nhiều ngành công
nghiệp.
- Rừng giàu có, tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới thuận lợi phát triển nền nông - lâm
nghiệp nhiệt đới.
- Các cao nguyên bằng phẳng, đất đai thuận lợi cho việc xây dựng các vùng chuyên canh cây
công nghiệp.
- Tiềm năng thủy điện lớn. (sông Đà, sông Đồng Nai…).
- Với khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp hấp dẫn du lịch: Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì, Mẫu
Sơn…
1,0
* Hạn chế
- Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông,
cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền.
- Do mưa nhiều, độ dốc lớn miền núi là nơi xảy ra nhiều thiên tai: lũ quét, sói mòn, trượt lở
đất, tại các đứt gãy sâu còn phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương
muối, rét hại…
0,5
Khu vực đồng bằng
* Thế mạnh
- Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản, đặc biệt là gạo.
- Cung cấp cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như khoáng sản, thủy sản và lâm sản.
- Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm
thương mại.
0,5
* Hạn chế Thường xuyên chịu nhiều thiên tai bão, lụt, hạn hán…
0,25
2. Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí; Hậu quả
* Phân bố chưa hợp lí:
- Không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi; giữa thành thị và nông thôn.
- Đồng bằng tập trung 75% dân số (VD: ĐBSH mật độ 1225 người/km
2
), miền núi chiếm
25% dân số, (Vùng Tây Bắc 69 người/km
2
).
- Nông thôn chiếm 73,1% dân số, thành thị chiếm 26,9% dân số.
0,5
* Hậu quả: Sự phân bố dân cư chưa hợp lí ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động, khai
thác tài nguyên. 0,25
1
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu Đáp án Điểm
II
(2,0 điểm)
1. Tỉ trọng của các loại thịt trong tổng số thịt năm 1996 và năm 2005
Sản lượng thịt các loại của nước ta (Đơn vị: %)
Năm Tổng số Thịt trâu Thịt bò Thịt lợn Thịt gia cầm
1996 100 3,5 5,0 76,5 15,0
2005 100 2,1 5,1 81,4 11,4
(Có thể không cần lập bảng mà tính đúng tỉ trọng các loại thịt vẫn cho điểm tối đa).
0,5
2. Vẽ biểu đồ hình 2 tròn thể hiện cho 2 năm, bán kính hình tròn năm 2005 lớn hơn năm
1996.
- Yêu cầu: Có đủ các yếu tố, tương đối chính xác về các đối tượng biểu hiện.
(Nếu sai, thiếu mỗi ý trừ 0,25 đ)
1,0
3. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu sản lượng thịt các loại qua các năm
- Thit trâu và thịt gia cầm giảm tỉ trọng (dẫn chứng).
- Thịt bò và thịt lợn tăng tỉ trọng (dẫn chứng).
0,5
III
(3,0 điểm)
1. Thế mạnh phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên. Các giải pháp chủ yếu
để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở vùng
*Thế mạnh:
- Là vùng có nhiều tiềm năng phát triển cây công nghiệp:
+ Khí hậu có tính chất cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, các cao nguyên cao mát mẻ.
+ Có các cao nguyên xếp tầng đất đỏ ba dan.
+ Thu hút được nhiều lao động, cơ sở chế biến được cải thiện.
- Hiện trạng sản xuất và phân bố:
+ Cà phê: Là cây số 1, diện tích khoảng 450 nghìn ha chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước,
phân bố chủ yếu ở Đắk Lắk (cà phê vối), Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng (cà phê chè)
+ Chè: trồng chủ yếu trên các cao nguyên cao, tỉnh trồng nhiều ở Lâm Đồng, Gia Lai
+ Cao su: là vùng cao su lớn thứ 2, sau Đông Nam Bộ, tỉnh trồng nhiều ở Gia Lai, Đắk
Lắk …
+ Các cây khác: Hồ tiêu, điều…
1,5
* Giải pháp:
- Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
- Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp, để hạn chế những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm…
- Đẩy mạnh khâu chế biến và xuất khẩu.
0,5
2. Biện pháp sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
- Cần có nước ngọt để thau chua rửa mặn vào mùa khô.
- Duy trì và bảo vệ rừng.
- Chuyển dịch cơ cấu nhằm phá thế độc canh.
- Kết hợp khai thác vùng đất liền với mặt biển, đảo, quần đảo.
- Chủ động sống chung với lũ.
1,0
IV
(2,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang công nghiệp), hãy:
1. Sản lượng dầu thô, than sạch, điện của nước ta qua các năm
Năm 1990 1995 2000
Dầu thô (triệu tấn) 2,7 7,6 16,3
Than sạch (triệu tấn) 4,6 8,4 11,6
Điện (tỉ Kwh) 8,8 14,7 26,7
(Nếu không đưa số liệu về sản lượng vào bảng mà các số liệu đều đúng vẫn cho điểm tối đa)
1,0
2. Sự phân bố các mỏ dầu và khí tự nhiên ở nước ta
- Mỏ dầu: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng (thềm lục địa phía Nam).
- Mỏ khí tự nhiên: Tiền Hải (Thái Bình), Lan Đỏ, Lan Tây (thềm lục địa phía Nam).
0,5
3. Tên và sự phân bố (ở vùng nào) của các nhà máy nhiệt điện và thủy điện có công suất
trên 1000MW đã xây dựng ở nước ta
- Nhiệt điện: Phả lại (Đồng bằng sông Hồng), Phú Mĩ (Đông Nam Bộ).
- Thủy điện: Hòa Bình (Trung du miền núi Bắc Bộ).
0,5
2