Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Nguồn gốc của những cái đẹp trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.42 KB, 6 trang )

Nguồn gốc của những cái đẹp trong thơ văn của
Nguyễn Đình Chiểu
Nguyễn Đức Sự
Tạp chí Triết học
Năm nay chúng ta kỷ niệm 170 năm ngày sinh của Nguyễn Đình Chiểu với tất cà sự ngưỡng mộ và
tấm lòng tôn kính tài năng đặc đã và sự cống hiển to lớn của nhà thơ cho sự phát triển nền văn hóa
nước nhà trong suốt mấy thập kỷ kể từ giữa thế kỷ XIX Nguyễn Đình Chiểu có được sự ngưỡng mộ và
tôn kính ấy của bao nhiêu thế hệ kể cả thể hệ ngày nay và thế hệ đã qua là do di sản thơ văn của ông
để lại cho đời sau và những giá trị tinh thần tỏa ra từ những áng thơ văn đó.
Chính những giá trị cao đẹp ấy là kết quả của cả một cuộc đời lao động trí óc nghiêm túc, say mê, tràn
đầy nghi lực và không biết mỏi của Nguyễn Đình Chiểu. Không có một cuộc đời lao động như vậy, thì
không thể nói gì đến những thành công trên địa hạt văn học và tư tưởng. Nhưng một trong những bí
quyết tạo nên những thành công của Nguyễn Đình Chiểu, một nguồn gốc chủ yếu của những giá trị
cao đẹp trong di sản thơ văn của ông, chính là lòng thương dân vô hạn và sự gắn bó suốt đời với nhân
dân của Nguyễn Đình Chiểu, nhất là quan điểm và lập trường của nhân dân khi ông xem xét và giải
quyết mọi vấn đề. Nhân dân đã đùm bọc, cưu mang giúp đỡ ông lúc hoạn nạn, đồng thời đã tạo ra
những điều kiện và môi trường thích hợp cho tài nàng và trí tuệ của ông nảy nở. Đối với ông, nhân dân
lao động như một bà mẹ thần kỳ, chẳng những đem lại cho ông một cuộc sống mãnh liệt, hữu ích và
đầy ý nghĩa, mà cỏn chắp cho ông đôi cánh đủ sức bay tới những đỉnh cao của trí thức và nghệ thuật.
Đó là một sự thật hiển nhiên mà ta có thể dễ dàng nhận thấy qua mấy biểu hiện sau đây trong tác phẩm
của Nguyễn Đình Chiểu:
I.
Từ truyện thơ Lục Vân Tiên
Trong truyện Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu đã dựng lên cả một xã hội trong đó những nhân vật
chính diện tiêu biểu là Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga đã tượng trưng cho tài năng, trí tuệ, nhân
phẩm của con người. Đó là những con người học rộng, tài cao. Tuy mỗi người mỗi vẻ, mỗi nét mặt
khác nhau, nhưng họ đều là những người "cương trực", "khẳng khái", "vị tha" và “trọng nghĩa hiệp".
Họ sẵn sàng cứu giúp người khác không sợ khó khăn nguy hiểm và nêu cao cái nghĩa khí “giữa đường
gặp sự bất bình chẳng tha". Họ kiên trì đứng về lẽ phải mà suy nghĩ và hành động. Những đặc tính cao
đẹp đó cững chính là những đức tính cơ bản của con người Việt Nam nói chung và của nhân dân Nam
Bộ nói riêng. Những đặc tính đó đã hình thành và củng cố trên trường kỳ lịch sử nhất là trong quá trình


dân tộc ta khai phá và mở mang mảnh đất miền Nam của Tổ quốc, cho nên nó đặc biệt thể hiện rõ nét
ở nhân dân Nam Bộ. Những đặc tính đó không những đã được phản ánh trong văn học dân gian mà
còn được khẳng định trong sử sách.
Ở những nhân vật chính diện của truyện Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu đã miêu tả phẩm chất đẹp
đẽ của con người biểu hiện trong các mối quan hệ cha con, vợ chồng, bè bạn, thầy trò... Họ đã ăn ở,
giao tiếp và đối xử với nhau thật là trọn tình vẹn nghĩa, thủy chung. Tinh nghĩa và lòng thủy chung đó
chính là tình cảm đạo đức hồn nhiên trong sáng và lành mạnh vốn nảy sinh từ trong cuộc sống giản dị
của nhân dân lao động.
Hơn nữa trong cuộc đời thực, quần chúng lao động còn có một cách nhìn lạc quan ở tương lai, một
niềm tin vào sự thắng lợi của lẽ phải, của tài năng và nhân phẩm con người. Lẽ dĩ nhiên dưới chế độ
phong kiến, quân chúng lao động không tránh khỏi những giới hạn của lịch sử, cho nên cái nhìn lạc
quan và niềm tin của họ thường gần với quan niệm ác giả ác báo, thiện giả thiện báo. Do bị áp bức và
bóc lột, họ rất mong muốn được giải phóng, mong muốn mọi người ở hiền gặp lành và chính nghĩa
nhất định sẽ thắng, đồng thời những kẻ bạc ác cuối cùng phải đền tội.
Tiến trình phát triển của sự việc và của những tình tiết trong truyện Lục Vân Tiên đã diễn ra theo đúng
như cái nhìn lạc quan và niềm tin như vậy của quần chúng.
Hai nhân vật chính là Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga gặp bao nhiêu tai nạn và trắc trở trên đường
đời, nhưng cuối cùng họ đã vượt qua tất cả để đi đến hạnh phúc.
Tóm lại, nhân dân lao động được phản ánh trong truyện Lục Vân Tiên với tất cả đặc tính và phẩm
chất, sức mạnh và niềm tin của họ. Đó chính là một thành công tuyệt mỹ trong lịch sử văn học nước ta.
Bởi vì trước Nguyễn Đình Chiểu, ở nước ta chưa có một nhà văn nhà thơ nào, kể từ đại thi hào
Nguyễn Du cho đến các tác giả của những truyện nôm bình dân và truyện nôm bác học, lại miêu tả
được sâu sắc, đa dạng tính cách của quần chúng nhân dân như truyện thơ Lục Vân Tiên. Nếu trước
Nguyễn Đình Chiểu, hình ảnh và tính cách của quần chúng lao động mới xuất hiện một cách lẻ loi
thưa thớt, thì với tác phẩm Lục Vân Tiên quần chúng lao động được miêu tả một cách tập trung trên
nhiều khía cạnh. Những đặc tính và phẩm chất của họ không chỉ biểu hiện ở một hoặc hai nhân vật mà
ở một loạt các nhân vật như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Hớn Minh, Vương Tử Trực, ông Ngư,
ông Triều, ông Quán, Tiểu đồng... Điều đó chứng tỏ rằng, nhân dân lao động kể cả những người trí
thức gắn bó với họ đã từ cuộc đời thực bước vào truyện thơ của Nguyễn Đình Chiểu như một lực
lượng xã hội đông đảo, hùng hậu. Chính lực lượng xã hội này đã báo trước tinh thần kháng chiến anh

dũng của nhân dân miền Nam khi thực dân Pháp đặt chân tới. Nhìn thấy sức mạnh của lực lượng xã
hội này, đó chính là một cống hiến vô cùng quý giá của Nguyễn Đình Chiểu vào kho tàng văn hóa của
dân tộc.
Với một nội dung có tính nhân dân sâu sắc như vậy, với một hình thức giản dị phù hợp với nếp suy
nghĩ của quần chúng và với một ngôn ngữ trong sáng được nâng cao từ tiếng nói thân thuộc hàng ngày
của họ, truyện Lục Vân Tiên đã được đông đảo quần chúng say mê ưa thích. Họ vô cùng sung sướng
và xúc động khi tìm thấy ở trong truyện những hình ảnh, những tính cách giống vởi bản thân mình. Do
đó mà các nhân vật trong truyện sống mải trong tâm trí của đông đảo nhân dân qua bao nhiêu thế hệ.
Giá tri tuyệt vời của truyện Lục Vân Tiên chính là ở chỗ đó.
Sở dĩ truyện Lục Vân Tiên có những giá trị tuyệt vời ấy và Nguyễn Đình Chiểu thành công khi viết tác
phẩm này, là vì ông có một sự hiểu biết sâu rộng và nhiều mặt về đời sống của nhân dân nhất là đời
sống của người nông dân miền Đồng Nai, Gia Định. Ông không những thấy rõ nét mặt, dáng điệu, cử
chỉ, hành vi của họ mà còn hiểu được tâm tư, nguyện vọng thầm kín của họ, hơn nữa có một lối nhìn
và giải quyết vấn đề bắt nguồn từ tâm lý và niềm tin của họ.
Nhưng không phải là ngẫu nhiên mà Nguyễn Đình Chiểu lại có được vốn hiểu biết về nhân dân cũng
như có một trái tim và lập trường đồng diệu với nhân dân như thế. Chính cuộc sống của ông đã đưa lại
cho ông tất cả những thứ qúy giá ấy. Đó là một cuộc sống của nhân dân.
Cuộc sống của Nguyễn Đình Chiểu bắt đầu từ một gia đình nhà nho nghèo mà cha mẹ của ông có
nhiều liên hệ và gắn bó thân thiết với nhân dân. Qua sự giáo dục của người cha ngay thẳng và nhất là
của người mẹ dịu hiền, ông đã trực tiếp nhận được dòng sữa tinh thần của nhân dân để mở mang đần
trí óc của mình từ những ngày thơ bé. Khi tật đui mù và bao nhiêu tai họa liên tiếp đến với ông, thì
trong hoàn cảnh éo le và đau xót này, nhân dân lao động như một bà mẹ hiền nâng ông dậy và dang
rộng cánh tay ra đón nhận người con bất hạnh của mình. Từ đây cả cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu,
từ việc ăn ở cho đến việc lấy vợ sinh con, từ công việc làm thuốc, dạy học cho đến việc sáng tác thơ
ca, đều điều hành trong sự giúp đỡ, cứu mang, đùm bọc và trìu mến của nhân dân. Nghề dạy học và
bốc thuốc giúp ông sinh sống nhưng cũng lại tăng thêm sự giao tiếp của ông với các từng lớp người
trong xã hội. Nhờ đó mà tri thức của ông được nhân lên gấp bội và ông có đầy đủ những vốn liếng cần
thiết để sáng tạo nên những hình tượng bất hủ trong truyện Lục Vân Tiên.
II
Nguồn gốc của sự nhận thức về cuộc kháng chiến cứu nước và vai trò của nhân dân trong cuộc kháng

chiến đó.
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, Nguyễn Đình Chiểu bước vào cuộc kháng chiến cứu nước, cũng
với cách nhìn nhận sự việc lành mạnh và dứt khoát như ông đã thể hiện trong truyện thơ Lục Vân
Tiên. Trong những giờ phút thứ thách này của lịch sử, nhận thức và lập trường của ông đã đứng vững,
phát triển và vươn tới đỉnh cao của thời đại.
Trước hết sự nhìn nhận của ông về cuộc kháng chiến cứu nước thấm đượm một chủ nghĩa yêu nước
thiết tha sôi nổi. Đó là chủ nghĩa yêu nước được xây dựng trên nền tảng của lòng thương dân vô hạn,
một lòng thương dân đã hình thành trong suốt cuộc đời gần gũi và gắn bó của ông với nhân dân. Đây
không phải là lòng thương dân của những người trí thức qúy tộc có thiện ý nghiêng mình xuống thông
cảm với quần chúng nghèo khổ ở phía dưới, mà thực sự là lòng thương dân của một người trí thức
cùng cảnh ngộ, cùng lập trường và quan điểm với nhân dân.
Càng thương dân, Nguyễn Đình Chiểu càng yêu nước da diết, càng đau xót khi giặc Pháp dày xéo lên
mảnh đất quê hương, tàn phá xóm làng và gây ra bao cảnh đau thương tang tóc cho nhân dân:
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
Một bàn cờ thế phút sa tay
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bày chim dáo dát bay
Bến Nghé cửa tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuộm mầu mây
Ở Nguyễn Đình Chiểu lòng yêu nước thương dân luôn luôn gắn liền với lòng căm thù địch sâu sắc và
thái độ kiên quyết đánh giặc. Là người trí thức thông cảm với mọi nỗi đau khổ của nhân dân trong
chiến tranh, Nguyễn Đình Chiểu càng thấy rô những tội ác "trời không dung đất không tha" của bọn
thực dân Pháp. Có thể nói, ngay từ khi chúng đặt bàn chán xâm lược lên miền Nam của đất nước ta, thì
những hành động khủng bố dã man, cướp bóc trắng trợn, đầu độc thâm hiểm của chúng đã bị Nguyễn
Đình Chiểu lên án một cách nghiêm khắc, quyết liệt. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một kẻ thù mới
mẻ của dân tộc ta bị tố cáo với những bằng chứng xác thực. Chỉ riêng điểm đó cững đủ chứng tỏ nhận
thức của Nguyễn Đình Chiểu vượt xa các sĩ phu đương thời, nhất là các sĩ phu nắm quyền trong triều
Nguyễn. Đối với ông, không thể có một sự chung sống yên ổn hoặc một sự nghị hòa vô nguyên tắc
nào giữa bọn giặc nước và nhân dân ta đang lâm vào cảnh nước mất nhà tan. Ông nhấn mạnh rằng:
Trời Đông mà gió Tây qua

Hai hơi ấm mát chẳng hòa đau dân.
Đứng trước mối mâu thuẫn gay gắt ấy, thái độ của Nguyễn Đình Chiểu là kiên quyết đứng về phía
nhân dân, đứng trên lập trường bảo vệ độc lập của tổ quốc để chống lại bọn thực dân xâm lược. Theo
ông, việc nhân dân cầm vũ khí chống giặc để bảo vệ quê hương, làng xóm là một điều tất nhiên hợp
với đạo lý. Bởi vì trước mắt người dân mất nước chỉ còn một con đường sống là nắm chắc "cây
thương phá Lỗ" và "giáo tre ngàn dặm đánh Tây".
Là người biểu dương đường lối võ trang chiến đấu ấy, Nguyễn Đình Chiểu đã tán thành chủ trương
nghịch mệnh triều đình và đi với nhân dân để chống giặc của Trương Định. Ông nhận thấy rằng, trong
cuộc kháng chiến này, lòng dân, ý chí chiến đấu cho độc lập dân tộc của nhân dân là tiếng gọi thiêng
liêng nhất đối với người chiến sĩ ngoài mặt trận kể cả những thủ lĩnh của họ. Đó là lập trường đúng
đắn của Nguyễn Đình Chiểu về cuộc kháng chiến cứu nước. Lập trường ấy của ông không hề dao
động, mặc dù trong chiến đấu có thể gặp nhiều tổn thất, thậm chí phải hy sinh cả tính mệnh.
Nguyễn Đình Chiểu tin tưởng một cách sâu sắc rằng sự nghiệp kháng chiến cứu nước của dân tộc ta là
một sự nghiệp “chí nhân đại nghĩa" hoàn toàn phù hợp với lẽ phải và lương tầm của con người, cho
nên cuối cùng sẽ giành được thắng lợi. Vì thế ông khao khát trông đợi ngày giải phóng nhân dân khỏi
nanh vuốt của quân thù như "hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió Đông". Và ngay trong những ngày đen tối
nhất của lịch sử, khi mà quân thù đã chiếm cứ nhiều vùng đất đai của tổ quốc, ông vẫn còn thiết tha hy
vọng:
"Ngày nào trời đất an ngôi cũ
Mừng thấy non sông bắt gió Tây
Niềm tin và hy vọng của Nguyễn Đình Chiểu ở đây tuy chưa phản ánh được quy luật khách quan của
cuộc chiến tranh chống đế quốc nhằm bảo vệ độc lập dân tộc của nước ta hồi cuối thế kỷ XIX, nhưng
rõ ràng đó là niềm chân thành và lành mạnh của quần chúng. Nó có tác dụng cổ vũ tinh thần chiến đấu
của nhân dân ta lúc đương thời.
Nhưng điểm thành công nhất trong sự nhận thức của Nguyễn Đình Chiểu chính là ở chỗ ông đá nhìn
thấy sức mạnh của nhân dân trong cuộc kháng chiến cứu nước. Ông đã giành những áng thơ văn hùng
hồn sôi nổi và chói lọi nhất để nói về những chiến sĩ vốn là những người nghèo khổ lam lũ xuất thân
từ "dân ấp dân lân". Ông diễn tả và ngợi ca một cách đầy nhiệt tình tinh thần anh dũng và tư thế lẫm
liệt của họ trên chiến trường. Dưới con mắt của ông, những nông dân nghèo khổ ấy không phải chỉ là
những người đáng yêu, những người ủng hộ và tham gia kháng chiến, mà còn là động lực chủ yếu của

công cuộc cứu nước và là những chiến sĩ kiên cường nhất trong chiến đấu. Có thể nói, quan điểm nhân
dân, nhất là quan điểm về vai trò của nhân dân trong chiến tranh cứu nước ở Nguyễn Đình Chiểu đã
đạt tới một đỉnh cao. Bởi vì các thế hệ trước và đương thời nhiều lắm cũng mới chỉ nhận thấy nhân
dân là lực lượng hậu thuẫn và là một thành phần tham gia vào cuộc chiến tranh đó.
Tóm lại, sự nhìn nhận của Nguyễn Đình Chiểu về cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc ta hồi cuối
thế kỷ XIX, tuy không tránh khỏi những hạn chế của lịch sử, nhưng đó là một sự nhìn nhận tiến bộ. Nó
đã thực cự góp phần thúc đẩy và nâng cao sự nhận thức của người đương thời về những vấn đề cấp
bách của sự nghiệp cứu nước.
Sự nhìn nhận đó của Nguyễn Đình Chiểu cững là sự tiếp tục và phát triển thêm một bước những nhận
thức của ông đã thể hiện trong tác phẩm Lục Vân Tiên về những quan hệ xã hội và nhân cách của con
người, cũng như về sức mạnh và phẩm chất cao đẹp của nhân dân. Nhưng khi thực dân Pháp xâm lược
nước ta, với quan điểm lập trường nhân dân và với lòng yêu nước thương dân vô hạn, ông đã nêu lên
được những kiến giải tích cực về ý nghĩa và mục tiêu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhất là ông
cũng thấy rõ vai trò quan trọng và khí phách anh hùng của nhân dân trong cơn thử thách ác liệt của
chiến tranh.
Chỉnh trong cơn thử thách này của lịch sử, quan điểm và lập trường nhân dân của Nguyễn Đình Chiểu
được củng cố. Ông càng gắn bó với nhân dân, càng chung vai sát cánh với nhân dân trong cuộc chiến
đấu chống Pháp. Ông đã cùng nhân dân chạy giặc cùng nhân dân kháng chiến. Ông không những
chống giặc bằng ngòi bút mà còn liên lạc với đốc binh Là, với Trương Định và tham gia vào những
hoạt động trong chiến đấu của nhân dân. Nỗi thống khổ của nhân dân trong cơn binh lửa, cũng như
bước tiến quân và tiếng kèn xung trận của nghĩa quân luôn luôn vang động trong trái tim và khối óc
của Nguyễn Đình Chiểu. Cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân đã đem vào trong tư tưởng của ông có
khi thế mạnh mẽ, cái sức sống quật cường của một dân tộc trong lúc hiểm nghèo. Như vậy là do gắn
mình với cuộc chiến đấu của nhân dân và kiên định lập trường nhân dân mà Nguyễn Đình Chiểu đã tự
xác định cho mình một thái độ đúng đắn, một tình cảm trong sắng, một nhận thức tương đối chính xác
về cuộc đấu tranh chống xâm lược ở nước ta lúc đương thời.
III
Quan điểm và lập trường vận dụng các khái niệm của Nho giáo.
Nguyễn Đình Chiểu xuất thân từ một gia đình nhà Nho và được đào tạo dưới môi trường Nho học.
Ông lại sống dưới chế độ phong kiến triều Nguyẫn, một triều đại tôn sùng Nho giáo đến tột mức.

Trong tình hình ấy, Nguyễn Đình Chiểu không thể tránh khỏi sự ràng buộc của hệ tư tưởng Nho giáo,
càng không thể không vận dụng các khái niệm của Nho giáo để diễn đạt tư tưởng của mình. Nhưng
điều đáng lưu ý là ông đã đưa một nội dung đầy tính nhân dân và dân tộc vào trong các khái niệm của
Nho giáo. Vì thế mà ở ông những khái niệm đó mất dần những yếu tố tiêu cực và hấp thụ được thêm
nhiều yếu tố tích cực có ích cho nhân dân trong cuộc sống lao động và chiến đấu bào vệ tổ quốc.
Đối với Nguyễn Đình Chiểu, khái niệm nhân nghĩa biểu thị một lòng thương người mênh mông sâu
thẳm như đại dương. Mà lòng thương người của Nguyễn Đình Chiểu trước hết là thương dân, nhất là
dân nghèo khổ, là thương những người dân lương thiện mà lại bất hạnh và bị chà đạp. Đến những
người ăn mày là những người cùng cực nhất của xã hội không ở ngoài lòng nhân ái của ông:
Đứa ăn mày cũng trời sinh
Bệnh còn cứu đặng thuốc dành cho không
Nguyễn Đình Chiểu còn đặc biệt dành một tình thương sâu sắc cho những người có tài đức, có khi tiết
trong sạch nhưng lại không được triều đình trọng dụng, hoặc bị oan uổng hay gặp tai nạn. Đó là trường
hợp của các nhân vật lịch sử như Nguyên Lượng, Nhan Uyên, Hàn Dũ... hoặc những nhân vật mà ông
sáng tạo ra trong truyện thơ của mình như Vân Tiên, Nguyệt Nga, Kỳ Nhân Sư... Còn khái niệm
"nghĩa" của nho giáo khi được Nguyễn Đình Chiểu vận dụng lại càng có những thay đổi lớn về mặt
nội dung, càng thể hiện những giá trị đạo đức đầy sức sống trong quan hệ phong phú giữa nhân dân lao
động. Các nhân vật chính diện của Nguyễn Đình Chiểu từ Nguyệt Nga, Vân Tiên đến Hớn Minh, Tiểu
đồng... đều là những con người hành động vì nghĩa một cách tự giác và đầy nhiệt tình.
Nhìn một cách tổng quát, khái niệm nhân nghĩa do Nguyễn Đình Chiểu vận dụng vì gắn liền với
những yêu cầu của nhân dân và của thời đại, cho nên nó đặc biệt được ông nhấn mạnh trên hai ý nghĩa
cơ bản: một là nhân nghĩa phải biểu hiện thành việc làm điều thiện nhằm cứu giúp người khác ra khỏi
khó khăn, hoặc bảo vệ hạnh phúc của người khác trong cơn nguy biến. Hai là nhân nghĩa phải góp
phần duy trì sự hòa thuận êm đẹp trong gia đình và bảo vệ cuộc sống yên vui trong độc lập và tự do
của đất nước, trước hết là bảo vệ tổ quốc khi có giặc ngoại xâm. Cho nên:
Mến nghĩa bao đành làm phản nước
Có nhân nào nỡ phụ tình nhà
Ngoài khái niệm nhân nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu còn đề cập đến nhiều khái niệm khác của Nho giáo
như “trung hiếu”, “tiết hạnh”. Ông quan niệm rằng đạo trung quân là cần thiết cho mọi người. Nhưng
ông đòi hỏi một ông vua được mọi người tôn thờ phải là ông vua hiền tài thương dân yêu nước. Ông

vua ấy phải tượng trưng cho hạnh phúc của nhân dân và nền độc lập tự chủ của đất nước.
Ở Nguyễn Đình Chiểu, khái niệm trung thường gắn với khái niệm hiếu. Nhưng qua sự vận dụng của
ông, khái niệm hiếu của Nho giáo cũng do ông nhắc và trở nên gần gũi với nhân dân hơn. Hiếu ở ông
là lòng biết ơn, tốn kính cha mẹ, là trách nhiệm trông nom săn sóc cha mẹ với tất cả tình cảm sâu nặng
của người con.
Sự vận dụng mấy khái niệm Nho giáo trên đây ở Nguyễn Đình Chiểu cũng đủ chứng minh rằng, ngay
khi Nho giáo đã lỗi thời, một người trí thức đứng trên quan điểm và lập trường nhân dân vẫn có khả
năng đưa vào những khái niệm của Nho giáo những giá trị cao đẹp vốn nảy sinh trong cuộc sống của
đông đảo quần chúng lao động.
Ngày nay, đọc lại những tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, chúng ta hết sức trân trọng những thành
công mà ông đã đạt được nhưng cũng cảm thấy một cách thấm thía rằng, chính những thành cũng đó,
chính những giá trị cao đẹp trong thơ văn của ông có liên hệ mật thiết với quan điểm lập trường nhân
dân và lòng yêu nước thương dân vô hạn của ông, nhất là có liên hệ cuộc đời gắn bó với nhân dân của

×