Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

LY 12 KHXH 312

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.86 KB, 3 trang )

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ DIỆU

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn : VẬT LÝ – Khối: 12 – BAN KHXH
Thời gian làm bài : 50 phút

Mã đề 312
Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s, khối lượng
của electron me = 9,1.10-31 kg, điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19 C.
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6đ) (Gồm 24 câu)
Câu 1: Trong chân không các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng tăng dần là
A. Ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X.
B. Tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia X, tia tử ngoại.
C. Tia X, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại.
D. Tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia X.
Câu 2: Chọn phát biểu đúng về quang trở.
A. Quang trở là một ứng dụng của hiện tượng quang điện ngoài.
B. Khi hấp thụ phôtôn ánh sáng kích thích, electron trong bán dẫn thoát ra khỏi quang trở.
C. Các quang trở chỉ hoạt động được với ánh sáng kích thích là tia tử ngoại.
D. Điện trở của quang trở giảm mạnh khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng?
A. Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ c = 3.108 m/s dọc theo các tia sáng.
B. Phôtôn bị lệch khi chuyển động trong điện trường và từ trường.
C. Năng lượng của một phôtôn không đổi khi truyền trong chân không.
D. Phôtôn của các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì mang năng lượng khác nhau.
Câu 4: Trong thí nghiệm giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là
2,4 mm. Khoảng vân i bằng
A. 2,08 mm

B. 0,48 mm


C. 1,67 mm

D. 0,60 mm
-19

Câu 5: Công thoát của elctron khỏi một tấm kim loại là 7,23.10 J. Nếu chiếu lần lượt vào tấm kim
loại này các bức xạ có bước sóng λ1 = 0,18 µm, λ2 = 0,21 µm, λ3 = 0,28 µm, λ4 = 0,32 µm, λ5 = 0,40
µm thì những bức xạ gây ra được hiện tượng quang điện là
A. λ1 và λ2

B. cả 5 bước sóng

C. λ1, λ2, λ3 và λ4

D. λ1, λ2 và λ3

Câu 6: Một ngọn đèn có công suất 9 mW, phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6625 µm sẽ phát
ra bao nhiêu phôton trong 5 giây?
A. 3.1016 hạt.

B. 1,5.1017 hạt.

C. 1,5.1014 hạt.

D. 3.1019 hạt.

Câu 7: Điều khẳng định nào sau đây sai khi nói về bản chất của ánh sáng?
A. Khi ánh sáng có bước sóng càng ngắn thì tính chất hạt càng thể hiện rõ, tính chất sóng càng ít
thể hiện.
B. Ánh sáng có lưỡng tính sóng – hạt.

C. Khi tính chất hạt thể hiện rõ nét, ta dễ quan sát hiện tượng giao thoa của ánh sáng.
D. Khi ánh sáng có bước sóng càng ngắn thì khả năng đâm xuyên càng mạnh.
Trang 1/3 - Mã đề 312


Câu 8: Chọn phát biểu đúng.
A. Một chùm tia đơn sắc khi đi qua lăng kính sẽ bị tán sắc.
B. Ánh sáng Mặt Trời là tập hợp của 7 ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên từ đỏ đến tím.
C. Trong dải màu của quang phổ liên tục, các ánh sáng có cùng bước sóng.
D. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng xác định trong chân không.
Câu 9: Một lá kẽm được chiếu bằng tia tử ngoại có bước sóng λ = 0,30 µm, giới hạn quang điện của
kẽm là 0,35 µm. Vận tốc ban đầu cực đại của quang êlectron khi thoát ra khỏi kẽm là
A. 4,56.106 m/s.

B. 4,56.104 m/s.

C. 4,56.105 m/s.

D. 4,56.107 m/s.

Câu 10: Cơ thể người, ở điều kiện bình thường có thể phát ra
A. tia X.

B. tia hồng ngoại.

Câu 11: Chọn câu đúng. Tia tử ngoại
A. có bước sóng nhỏ hơn 0,38 µ m
C. có màu tím

C. ánh sáng trắng.


D. tia tử ngoại

B. có bước sóng lớn hơn 0,76 µ m
D. dùng trong bộ điều khiển từ xa.

Câu 12: Gọi nchàm, nlam, nlục, nvàng lần lượt là chiết suất của thủy tinh đối với các tia có màu chàm, lam,
lục, vàng. Sắp xếp nào sau đây là đúng?
A. nchàm < nlam < nlục < nvàng

B. nchàm < nlục < nlam < nvàng

C. nchàm > nlục > nlam > nvàng

D. nchàm > nlam > nlục > nvàng

Câu 13: Nếu ánh sáng kích thích có màu lục, thì ánh sáng huỳnh quang không thể là ánh sáng
A. màu lam

B. màu cam

C. màu đỏ

D. màu vàng

Câu 14: Nếu nguyên tử hydrô bị kích thích sao cho êlectron chuyển lên quỹ đạo N. Số bức xạ tối đa
mà nguyên tử hydrô có thể phát ra khi êlectron trở về lại trạng thái cơ bản là
A. 4

B. 6


C. 7

D. 5

Câu 15: Giới hạn quang điện của kim loại phụ thuộc vào
A. Bước sóng của ánh sáng chiếu vào kim loại.
B. năng lượng của phôtôn chiếu tới kim loại.
C. Bản chất của kim loại.
D. động năng ban đầu của electron khi bật ra khỏi kim loại.
Câu 16: Theo mẫu nguyên tử của Bo, bán kính Bo là r o = 5,3.10-11 m, một electron của nguyên tử
hydro đang chuyển động trên quỹ đạo dừng có bán kính r = 13,25.10-10 m. Quỹ đạo dừng đó là
A. quỹ đạo P

B. quỹ đạo M

C. quỹ đạo O

D. quỹ đạo N

Câu 17: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Y-âng. Khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm,
khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m. Chiếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5µm vào hai khe thì
khoảng cách giữa vân tối thứ 3 ở bên phải vân trung tâm đến vân sáng bậc 5 ở bên trái vân trung tâm

A. 13 mm

B. 11 mm

C. 17 mm


D. 15 mm

Câu 18: Trong thí nghiệm giao thoa với ánh sáng đơn sắc. Biết 2 khoảng vân liên tiếp là 2 mm. Xét
điểm M ở bên phải và cách vân trung tâm 2,4 mm; điểm N ở bên trái và cách vân trung tâm 6,6 mm.
Số vân sáng trên đoạn MN là
A. 10

B. 11

C. 5

D. 9

Trang 2/3 - Mã đề 312


Câu 19: Vạch quang phổ màu lam trong quang phổ vạch của nguyên tử hydro có bước sóng là
A. 0,4848 µm

B. 0,5567 µm

C. 0,6566 µm

D. 0, 4123 µm

Câu 20: Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng êlectron bị bứt ra khỏi tấm kim loại khi
A. chiếu vào tấm kim loại này một bức xạ điện từ có bước sóng thích hợp.
B. chiếu vào tấm kim loại này một chùm hạt nhân heli.
C. cho dòng điện chạy qua tấm kim loại này.
D. tấm kim loại này bị nung nóng bởi một nguồn nhiệt.

Câu 21: Pin mặt trời là ứng dụng của hiện tượng
A. quang dẫn

B. quang điện trong.

C. quang- phát quang. D. quang điện ngoài.

Câu 22: Nguyên tử hydro chuyển tử trạng thái dừng có năng lượng En = - 1,5 eV sang trạng thái dừng
có năng lượng Em = - 3,4 eV. Bước sóng của bức xạ mà nguyên tử hydro phát ra xấp xỉ bằng
A. 0,564 µm

B. 0,546 µm

C. 0,654 µm

D. 0,645 µm
Câu 23: Trong thí nghiệm giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,75 µ m. Khoảng cách giữa
hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1 m. Tại điểm M cách vân trung tâm 6,75 mm

A. vân tối thứ 5

B. vân tối thứ 4

C. vân sáng bậc 4

D. vân sáng bậc 5

Câu 24: Trong thí nghiệm giao thoa với ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp là
1,2 mm. Bề rộng vùng giao thoa là 25 mm. Số vân sáng quan sát được trên màn là
A. 40


B. 21

C. 20

D. 41

-----------------------------------------------

B. PHẦN TỰ LUẬN: (4 đ)
Học sinh làm lại các câu 5, 16, 17 , 18 và 19 bằng hình thức tự luận.
------HẾT------

Trang 3/3 - Mã đề 312



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×