Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Báo tăng giảm lao động muộn, DN bị xử lý như thế nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.09 KB, 3 trang )

Báo tăng/giảm lao động muộn, DN bị xử lý như thế nào?
10:12 02/04/19

Khi có sự thay đổi thông tin đóng BHXH thì doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản và tiến hành đăng ký điều chỉnh với cơ quan BHXH. Tuy nhiên, thực tế có
rất nhiều doanh nghiệp chậm trễ trong thủ tục này. Vậy, doanh nghiệp sẽ bị xử lý như thế nào?

1. Chậm báo tăng lao động
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đăng ký tham gia BHXH cho cơ quan
BHXH. Đồng thời, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản và tiến hành đăng ký điều chỉnh với cơ quan BHXH, cụ thể là báo tăng lao động.
Quý thành viên vui lòng xem chi tiết tại công việc:
- Đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN lần đầu.
- Đăng ký điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN: Tăng, giảm lao động tham gia; thay đổi thông tin đơn vị sử dụng lao động; thay đổi mức lương; gia hạn thẻ BHYT.
Vậy trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tăng lao động tham gia bảo hiểm nhưng doanh nghiệp không thực hiện 2 thủ tục trên thì doanh nghiệp được xem là chậm báo tăng lao
động. Có 2 trường hợp xảy ra:


- Chậm báo tăng lao động và không đóng bảo hiểm cho NLĐ:
Hàng tháng, doanh nghiệp sẽ trích tiền đóng BHXH bắt buộc, BHYT,BHTN trên quỹ tiền lương tháng của những NLĐ tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, đồng thời trích
từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN của từng người lao động (NLĐ) theo mức quy định để nộp cho cơ quan BHXH cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ
sở, chi nhánh của doanh nghiệp sẽ đóng tại cơ quan BHXH nơi chi nhánh hoạt động.
Thời hạn đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng là: chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng.
Quý thành viên vui lòng xem thêm tại công việc Trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN.
Như vậy, trường hợp doanh nghiệp chậm báo tăng lao động và không đóng bảo hiểm cho NLĐ là vi phạm quy định về đóng BHXH bắt buộc, BHTN.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền với mức từ 24% đến 30% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời
điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có một trong các hành vi sau đây:
+ Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
+ Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Đồng thời buộc truy thu số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chậm đóng và đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chậm
đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm.
Quý thành viên vui lòng xem thêm tại bài viết Infographic - Những trường hợp bị truy thu bảo hiểm.
- Chậm báo tăng lao động nhưng vẫn đóng bảo hiểm cho NLĐ:


Vì doanh nghiệp báo tăng lao động muộn cho nên trong thời gian báo tăng muộn đó NLĐ được coi là không tham gia bảo hiểm xã hội. Như vậy, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi
phạm hành chính như đối với trường hợp không đóng bảo hiểm nêu trên. Còn việc hàng tháng doanh nghiệp vẫn tiến hành đóng bảo hiểm cho NLĐ này thì cơ quan bảo hiểm
xã hội sẽ coi đây là số tiền đóng thừa. Và cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thể hiện trong thông báo kết quả đóng bảo hiểm (C12-TS ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH)
2. Chậm báo giảm lao động
Khi có phát sinh giảm NLĐ, đơn vị phải kịp thời lập danh sách báo giảm gửi cơ quan BHXH qua hệ thống giao dịch điện tử ngay trong tháng (tính đến ngày cuối cùng của
tháng đó).
Nếu doanh nghiệp báo giảm sau ngày cuối cùng của tháng giảm thì được xem là báo giảm lao động chậm.
Căn cứ điểm 2.1 khoản 2 điều 50 Quyết định 595/QĐ-BHXHquy định:
“Điều 50. Trách nhiệm của người tham gia, đơn vị, Đại lý thu


2. Trách nhiệm của đơn vị, Đại lý thu
2.1. Đơn vị
a) Thực hiện lập, nộp hồ sơ; trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo đúng quy trình, quy định tại Văn bản này và quy định của pháp luật về BHXH, BHYT,
BHTN, BHTNLĐ, BNN. Trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm chậm, đơn vị phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến
hết các tháng đó.”
Bên cạnh đó, Điểm 9.6 Mục 9 Công văn 1734/BHXH-QLThướng dẫn về trường hợp báo giảm chậm như sau:
9. Quy định về cấp và quản lý thẻ BHYT
9.7. …. Nếu báo giảm sau ngày cuối cùng của tháng giảm thì phải phải đóng hết giá trị thẻ BHYT của tháng kế tiếp và thẻ có giá trị sử dụng hết tháng đó. Cơ quan BHXH
không thu hồi thẻ các trường hợp báo giảm.
Ví dụ: NLĐ thôi việc 28/07/2017, doanh nghiệp báo giảm vào ngày 01/08/2017 thì đóng BHYT hết tháng 8/2017; không đóng BHXH, BHTN tháng 8/2017.
Và Điểm 10.3 Mục 10 Công văn 1734/BHXH-QLT quy định:
“10. Thời hạn khai báo hồ sơ
10.3. Khi có phát sinh giảm thì đơn vị báo giảm từ ngày 01 tháng sau, tuy nhiên phải đóng giá trị thẻ BHYT của tháng sau. Trường hợp để không đóng bổ sung giá trị thẻ
tháng sau thì đơn vị có thể lập hồ sơ báo giảm tháng sau bắt đầu từ ngày 28 tháng trước, nhưng sau khi báo giảm thì không được báo phát sinh tháng trước.”
Như vậy, theo quy định trên thì khi phát sinh giảm người tham gia BHYT thì doanh nghiệp phải kịp thời lập danh sách giảm gửi cơ quan BHXH. Trong trường hợp báo giảm
chậm, doanh nghiệp phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng hết tháng đó.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
- Quyết định 595/QĐ-BHXH.

- Nghị định 95/2013/NĐ-CP.
- Công văn 1734/BHXH-QLT.



×