Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.53 KB, 3 trang )
Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý
hiếm bị xử phạt như thế nào?
Ðiều 190 (BLHS). Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã
quý hiếm
Người nào săn bắt, giết, vận chuyển buôn bán trái phép động vật
hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc vận
chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật đó, thì bị phạt
tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam
giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt từ hai
năm đến bảy năm:
Có tổ chức;
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;
Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc trong thời gian bị cấm;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu
đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ một năm đến năm năm
Người nào vi phạm chế độ sử dụng, khai thác khu bảo tồn thiên nhiên,
vườn quốc gia, di tích thiên nhiên hoặc các khu nhiên nhiên khác
được Nhà nước bảo vệ đặc biệt, đã bị xử phạt hành chính về hành vi
này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba
năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì
bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi
triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Thành phần khí quyển trái đất khá ổn định theo phương nằm ngang và phân