Tải bản đầy đủ (.doc) (187 trang)

Nghiên cứu tính kháng thuốc bảo vệ thực vật của nhện đỏ nâu oligonychus coffeae nietner (acarina tetranychidae) trên cây chè và biện pháp khắc phục ở miền núi phía bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 187 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
---------------------------------------------------

NGUYỄN MINH ĐỨC

NGHIÊN CỨU TÍNH KHÁNG THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT CỦA NHỆN ĐỎ NÂU Oligonychus coffeae Nietner
(Acarina: Tetranychidae) TRÊN
CÂY CHÈ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
---------------------------------------------------

NGUYỄN MINH ĐỨC

NGHIÊN CỨU TÍNH KHÁNG THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT CỦA NHỆN ĐỎ NÂU Oligonychus coffeae Nietner
(Acarina: Tetranychidae) TRÊN
CÂY CHÈ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM



Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 9 62 01 12
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học
1.

PGS.TS. Lê Văn Trịnh

2.

TS. Nguyễn Thị Nhung

Hà Nội - 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các tài liệu trích dẫn được chỉ rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ đã được sự
cảm ơn.
Hà Nội, ngày…… tháng …… năm 2019
Tác giả luận án

Nguyễn Minh Đức


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận án này, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ về mọi mặt
của các cấp Lãnh đạo, các tập thể và cá nhân.
Trước hết tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới
PGS.TS. Lê Văn Trịnh và TS. Nguyễn Thị Nhung, những người thầy đã tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn về chuyên môn cũng như phương pháp luận trong suốt quá trình
thực hiện đề tài và luôn chia sẻ, động viên tôi hoàn thành luận án này.
Xin cảm ơn đề tài: “Nghiên cứu tính kháng thuốc của nhện đỏ hại cây ăn quả
có múi, chè và biện pháp quản lý ở Việt Nam” thuộc chương trình Đề tài nghiên cứu
cấp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Xin cảm ơn KS. Nguyễn Thị Me đã
giúp đỡ và hướng dẫn phương pháp nghiên cứu về tính kháng thuốc của nhện đỏ
nâu trên cây chè. Chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp trong Nhóm kháng thuốc,
nơi mà tôi đang công tác, sinh hoạt chuyên môn đã luôn chia sẻ kinh nghiệm quí
báu trong nghiên cứu và giúp đỡ tôi trên mọi phương diện. Luận án được thực hiện
tại Bộ môn Thuốc, Cỏ dại và Môi trường, Viện Bảo vệ thực vật. Tôi đã nhận được
sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Viện Bảo vệ thực vật; Tập thể cán bộ Bộ môn Thuốc,
Cỏ dại và Môi trường trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Tôi xin chân
thành cảm ơn những sự giúp đỡ quí báu đã dành cho tôi.Tôi xin gửi lời cảm ơn tới
Lãnh đạo Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Ban đào tạo Sau đại học cùng tập
thể cán bộ và quí thầy cô đã giúp đỡ trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
thực hiện luận án.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Minh Đức


iii
MỤC LỤC

Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

x

Danh mục bảng

xi

Danh mục hình

xiv

MỞ ĐẦU

1

1.Tính cấp thiết của đề tài


1

2. Mục đích, yêu cầu của đề tài

2

2.1. Mục đích

2

2.2. Yêu cầu

2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2

3.1. Ý nghĩa khoa học

2

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

3

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

3


4.1. Đối tượng nghiên cứu

3

4.2. Phạm vi nghiên cứu

3

5. Những đóng góp mới của luận án

3

6. Cấu trúc luận án

4


iv
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU

5

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài

5

1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

6


1.2.1. Nhện đỏ nâu, đặc điểm sinh học, sinh thái và quy luật phát sinh gây

6

hại
1.2.1.1. Nhện đỏ nâu và tác hại của nó trong sản xuất chè

6

1.2.1.2. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, quy luật phát sinh của nhện đỏ

7

nâu
1.2.2. Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trừ nhện đỏ nâu trên cây

8

chè
1.2.3. Tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu hại chè

9

1.2.4. Quản lý tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu hại chè

12

1.2.4.1. Biện pháp canh tác

12


1.2.4.2. Biện pháp sinh học

13

1.2.4.3. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

15

1.2.4.4. Quản lý tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu hại chè trên cơ sở sử

18

dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước

19

1.3.1. Nhện đỏ nâu, đặc điểm sinh học, sinh thái và quy luật phát sinh gây

19

hại
1.3.1.1. Thành phần sâu, nhện hại trên cây chè

19

1.3.1.2. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, tình hình phát sinh phát triển

21



v
của nhện đỏ nâu
1.3.2. Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trừ nhện đỏ nâu trên cây

22

chè
1.3.2.1. Một số nhóm thuốc trừ nhện phổ biến ở Việt Nam

22

1.3.2.2. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trừ côn trùng và nhện nhỏ hại cây

23

chè
1.3.3. Tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu hại chè

25

1.3.4. Quản lý tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu hại chè

26

1.3.4.1. Biện pháp canh tác

26


1.3.4.2. Biện pháp sinh học

26

1.3.4.3. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

28

1.3.4.4. Quản lý tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu

29

CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

31

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

31

2.1.1. Địa điểm nghiên cứu

31

2.1.2. Đặc điểm của hai vùng chè được nghiên cứu

31

2.1.3. Thời gian nghiên cứu


32

2.2. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu

32

2.2.1. Vật liệu nghiên cứu

32

2.2.2. Dụng cụ nghiên cứu

32

2.3. Nội dung nghiên cứu

33


vi
2.4. Phương pháp nghiên cứu

33

2.4.1. Điều tra đánh giá thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng

33

trừ nhện đỏ nâu trên cây chè tại 2 tỉnh Thái Nguyên và Phú Thọ
2.4.2. Nghiên cứu xác định mức độ kháng thuốc của nhện đỏ nâu đối với


34

một số loại thuốc trừ nhện thường sử dụng trong sản xuất chè
2.4.2.1. Phương pháp tạo và duy trì nòi nhện đỏ nâu mẫn cảm từ quần thể

34

nhện đỏ nâu thu ngoài đồng ruộng
2.4.2.2. Phương pháp tạo nòi nhện đỏ nâu kháng thuốc từ quần thể mẫn cảm

35

2.4.2.3. Phương pháp xác định mức độ kháng thuốc của nhện đỏ nâu

35

2.4.3. Đánh giá tốc độ phát triển tính kháng thuốc và khả năng kháng chéo
của nhện đỏ nâu đối với một số loại thuốc trừ nhện thường sử dụng trong

38

sản xuất chè
2.4.3.1. Phương pháp đánh giá tốc độ phát triển tính kháng của nhện đỏ nâu

38

đối với các loại thuốc trừ nhện sử dụng phổ biến trong sản xuất chè
2.4.3.2. Phương pháp đánh giá mức độ suy giảm tính kháng của nhện đỏ


40

nâu sau một số thế hệ không tiếp xúc với thuốc
2.4.3.3. Phương pháp đánh giá khả năng phát triển tính kháng chéo của nhện 40
đỏ nâu với một số nhóm thuốc
2.4.4. Nghiên cứu một số giải pháp quản lý tính kháng thuốc của nhện đỏ

40

nâu hại chè theo hướng tổng hợp
2.4.4.1. Đánh giá ảnh hưởng của các giống chè đến mật độ nhện đỏ nâu

41

2.4.4.2. Đánh giá ảnh hưởng của biện pháp canh tác đến mật độ nhện đỏ nâu 41
2.4.4.3. Biện pháp sinh học

43


vii
2.4.4.4. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để trừ nhện đỏ nâu

44

2.4.5. Xây dựng mô hình và đề xuất giải pháp quản lý tính kháng thuốc của

49

nhện đỏ nâu theo hướng tổng hợp

2.4.5.1. Phương pháp xây dựng mô hình quản lý tính kháng thuốc của nhện

49

đỏ nâu
2.4.5.2. Đề xuất giải pháp kỹ thuật quản lý tính kháng theo hướng tổng hợp

51

2.4.6. Phương pháp tính toán xử lý số liệu

51

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

53

3.1. Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ nhện đỏ nâu

53

trên cây chè tại 2 tỉnh Thái Nguyên và Phú Thọ
3.1.1. Thành phần côn trùng, nhện nhỏ hại cây chè tại Thái Nguyên, Phú

53

Thọ
3.1.1.1. Côn trùng và nhện nhỏ hại chính trên cây chè qua phỏng vấn

53


3.1.1.2. Thành phần côn trùng, nhện nhỏ hại cây chè qua điều tra thực địa

54

3.1.2. Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây chè

57

3.1.2.1. Số lần sử dụng thuốc trên cây chè trong một năm

57

3.1.2.2. Nồng độ, liều lượng thuốc sử dụng

59

3.1.2.3. Chủng loại thuốc BVTV được sử dụng

59

3.1.2.4. Tình hình sử dụng thuốc phòng trừ nhện đỏ nâu tại một số địa

67

phương
3.2. Mức độ kháng thuốc của nhện đỏ nâu đối với một số hoạt chất thuốc
được sử dụng trong sản xuất chè

70



viii
3.2.1. Mức độ kháng thuốc của nhện đỏ nâu với một số họat chất thuốc

70

3.2.1.1. Đối với nguồn nhện đỏ nâu thu tại Thái Nguyên

70

3.2.1.2. Đối với nguồn nhện đỏ nâu thu tại Phú Thọ

73

3.3. Sự phát triển tính kháng thuốc và khả năng kháng chéo của nhện đỏ nâu 75
hại chè
3.3.1. Sự tăng tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu

75

3.3.2. Sự giảm tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu khi không tiếp xúc với

76

thuốc
3.3.3. Khả năng phát triển tính kháng chéo của nhện đỏ nâu với một số hoạt chất 77
3.3.3.1. Khả năng kháng chéo của nhện đỏ nâu đã kháng hoạt chất

77


Abamectin
3.3.3.2. Khả năng kháng chéo của nhện đỏ nâu đã kháng hoạt chất

80

Propargite
3.4. Giải pháp quản lý tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu trên cây chè theo

81

hướng tổng hợp
3.4.1. Sử dụng giống chè

81

3.4.2. Biện pháp canh tác

83

3.4.2.1. Trồng cây che bóng

83

3.4.2.2. Biện pháp đốn cành

84

3.4.2.3. Sử dụng phân bón trên chè


85

3.4.3. Bảo vệ thiên địch tự nhiên

87

3.4.3.1. Thành phần thiên địch tự nhiên của nhện đỏ nâu

87


ix
3.4.3.2. Ảnh hưởng của thuốc đối với thiên địch của nhện đỏ nâu trên cây chè 88
3.4.4. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

90

3.4.4.1. Xác định bộ thuốc bảo vệ thực vật để phòng chống nhện đỏ nâu

90

3.4.4.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

95

3.5. Xây dựng mô hình và đề xuất giải pháp quản lý tính kháng thuốc của

107

nhện đỏ nâu theo hướng tổng hợp

3.5.1. Hiệu quả kỹ thuật của mô hình

107

3.5.1.1. Giảm số lần sử dụng thuốc phòng trừ nhện đỏ nâu

107

3.5.1.2. Kìm hãm tốt sự phát triển quần thể nhện đỏ nâu

109

3.5.1.3. Làm chậm sự phát triển tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu

111

3.5.1.4. Nâng cao hiệu quả trừ nhện đỏ nâu của thuốc BVTV

113

3.5.2. Hiệu quả kinh tế của mô hình quản lý tính kháng thuốc

115

3.5.3. Đề xuất giải pháp quản lý tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu theo

116

hướng tổng hợp cho vùng chè Thái Nguyên và Phú Thọ
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


118

1. Kết luận

118

2. Đề nghị

119

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
XỬ LÝ SỐ LIỆU


x
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu, chữ viết tắt

Diễn giải

BVTV

Bảo vệ thực vật

cs


Cộng sự

LC50

Nồng độ gây chết trung bình 50% số cá thể thí nghiệm

LC95

Nồng độ gây chết trung bình 95% số cá thể thí nghiệm

MH

Mô hình

N.longispinosus

Neoseiulus longispinosus

NMH

Ngoài mô hình

NSP

Ngày sau phun

O.coffeae

Oligonychus coffeae


ppm

Một phần triệu

Ri

Chỉ số kháng thuốc

TP

Trước phun

WHO

Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)


xi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

STT

Trang

3.1

Sâu hại chính trên cây chè qua phỏng vấn nông dân (2014)


54

3.2

Các loài côn trùng và nhện nhỏ hại cây chè tại các điểm điều tra

56

trong năm 2014
3.3

Số lần phun thuốc trừ sinh vật hại trên cây chè trong năm 2014

58

3.4

Nồng độ, liều lượng thuốc được người trồng chè sử dụng

60

trong năm 2014
3.5

Các thuốc BVTV đơn hoạt chất được sử dụng trừ sâu hại trên cây

61

chè năm 2014

3.6

Các thuốc BVTV hỗn hợp được sử dụng trừ sâu hại trên cây chè

63

năm 2014
3.7

Các thuốc BVTV đơn hoạt chất được sử dụng để trừ nhện đỏ nâu

65

trên cây chè năm 2014
3.8

Các thuốc BVTV hỗn hợp nhiều hoạt chất được sử dụng để trừ

67

nhện đỏ nâu trên cây chè năm 2014
3.9

Tình hình sử dụng thuốc BVTV để trừ nhện đỏ nâu trên cây chè tại

68

Thái Nguyên (2014)
3.10


Tình hình sử dụng thuốc BVTV để trừ nhện đỏ nâu trên cây chè tại

70

Phú Thọ (2014)
Mức độ kháng của nhện đỏ nâu thu trên chè ở Thái Nguyên đối
3.11

với một số hoạt chất thuốc đang được dùng tại vùng nghiên cứu

72

(Viện Bảo vệ thực vật, 2014)
Mức độ kháng của nhện đỏ nâu thu trên chè tại Phú Phọ đối với
3.12

một số hoạt chất thuốc đang được dùng tại vùng nghiên cứu (Viện

75

Bảo vệ thực vật, 2014)
3.13

Giá trị LC50 của một số hoạt chất đối với nhện đỏ nâu sau 12 thế hệ
tiếp xúc (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2014 - 2016)

76


xii

3.14 Giá trị LC50 của một số hoạt chất đối với nhện đỏ nâu sau 5 thế hệ

78

không tiếp xúc (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2015-2016)
Khả năng kháng chéo của nhện đỏ nâu thế hệ thứ 12 đã kháng hoạt
3.15 chất Abamectin với một số hoạt chất khác trừ nhện nhỏ (tại Viện

79

Bảo vệ thực vật, 2016)
Khả năng kháng chéo của nhện đỏ nâu thế hệ thứ 18 đã kháng hoạt
3.16 chất Abamectin với một số hoạt chất khác trừ nhện nhỏ (tại Viện

80

Bảo vệ thực vật, 2016)
Khả năng kháng chéo của nhện đỏ nâu thế hệ thứ 23 đã kháng hoạt
3.17 chất Propargite với các hoạt chất khác dùng trừ nhện nhỏ (tại Viện

82

Bảo vệ thực vật, 2016)
3.18 Thành phần thiên địch của nhện đỏ nâu trên cây chè (La Bằng, Đại

88

Từ, Thái Nguyên, 2015)
3.19 Ảnh hưởng của một số thuốc đối với thiên địch của nhện đỏ nâu


90

trên cây chè (La Bằng, Đại Từ, Thái Nguyên, 2015)
3.20 Hiệu lực của một số thuốc sinh học đối với nhện đỏ nâu trong

91

phòng thí nghiệm (tại Viện Bảo vệ thực vật, tháng 10/2014)
3.21 Hiệu lực của một số thuốc hóa học đối với nhện đỏ nâu

92

trong phòng thí nghiệm (Viện Bảo vệ thực vật, tháng 10/2014)
3.22 Hiệu lực một số thuốc sinh học đối với nhện đỏ nâu trong nhà lưới

93

(tại Viện Bảo vệ thực vật, tháng 10/ 2014)
3.23 Hiệu lực của một số thuốc hóa học đối với nhện đỏ nâu trong nhà

94

lưới (Viện Bảo vệ thực vật, tháng 10/2014)
3.24 Hiệu lực của một số thuốc sinh học đối với nhện đỏ nâu ngoài

95

đồng ruộng (La Bằng, Đại Từ, Thái Nguyên, tháng 11/2014)
Hiệu lực của một số thuốc hóa học đối với nhện đỏ nâu trên cây
3.25 chè ở ngoài đồng ruộng (La Bằng, Đại Từ, Thái Nguyên, tháng


96

11/2014)
3.26 Hiệu quả của các loại công cụ phun rải khi phun thuốc Comite

99


xiii
73EC để hiệu quả đối với nhện đỏ nâu (La Bằng, Đại Từ, Thái
Nguyên, tháng 4/2015)
3.27
3.28
3.29
3.30
3.31

3.32

3.33

Hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật đối với trứng nhện đỏ nâu (tại
Viện Bảo vệ thực vật, tháng 4/2015)
Hiệu lực của thuốc đối với nhện non tuổi 1 nhện đỏ nâu (tại Viện
Bảo vệ thực vật, tháng 4/2015)
Hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật với nhện non tuổi 2 nhện đỏ
nâu (tại Viện Bảo vệ thực vật, tháng 4/2015)
Hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật đối với nhện non tuổi 3
nhện đỏ nâu (tại Viện Bảo vệ thực vật, tháng 4/2015)

Hiệu lực của thuốc đối với trưởng thành nhện đỏ nâu (tại Viện Bảo
vệ thực vật, tháng 4/2015)
Hiệu quả luân phiên thuốc trong quản lý tính kháng thuốc
của nhện đỏ nâu (La Bằng, Đại Từ, Thái Nguyên, 2015)
Số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây chè ở trong mô
hình và ngoài mô hình (La Bằng, Đại Từ, Thái Nguyên, 2015-

100
102
103
104
105

107

110

2016) Mức độ kháng với một số thuốc BVTV của nhện đỏ nâu
3.34

trước và sau 2 năm thực hiện mô hình (La Bằng, Đại Từ, Thái

114

Nguyên, 2014- 2016)
3.35
3.36

Hiệu lực của một số thuốc phòng trừ nhện đỏ nâu hại chè
năm 2016 so với năm 2014 tại La Bằng (Thái Nguyên)

Hiệu quả kinh tế của mô hình quản lý tính kháng thuốc của
nhện đỏ nâu hại chè (La Bằng, Đại Từ, Thái Nguyên, 2016)

115
117


xiv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

STT

Trang

2.1

Bản đồ tỉnh Thái Nguyên

33

2.2

Tháp phun

40

3.1


Mật độ nhện đỏ nâu trên các giống chè được trồng không dùng

83

thuốc bảo vệ thực vật tại La Bằng (Đại Từ, Thái Nguyên, 2015)
3.2

Ảnh hưởng của cây che bóng đến mật độ nhện đỏ nâu trên giống

85

chè Trung Du (La Bằng, Đại Từ, Thái Nguyên, 2015)
3.3

Tác động của đốn cành đến quần thể nhện đỏ nâu trên giống chè

86

Trung Du (La Bằng, Đại Từ, Thái Nguyên, 2015)
3.4

Diễn biến nhện đỏ nâu trên giống chè Trung Du ở các nền phân

87

bón khác nhau (La Bằng, Đại Từ, Thái Nguyên, 2015)
3.5

Diễn biến nhện đỏ nâu ở các mặt lá chè Trung Du (La Bằng, Đại


97

Từ, Thái Nguyên, 2015)
3.6

Diễn biến mật độ nhện đỏ nâu ở các tầng tán lá chè giống Trung

98

Du (La Bằng, Đại Từ, Thái Nguyên, 2015)
3.7

Diễn biến mật độ nhện đỏ nâu trên giống chè Trung Du ở trong mô
hình và ngoài mô hình (La Bằng, Đại Từ, Thái Nguyên, 2016)

111


1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Cây chè (Camellia sinensis (L) O. Kuntze) là một trong những cây công
nghiệp được trồng từ lâu đời ở nước ta, là cây thức uống có nhiều giá trị về dược
liệu. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây chè bị nhiều loại sâu bệnh phá
hại. Trong đó, nhện đỏ nâu Oligonychus coffeae Nietner là một trong số các loài
sinh vật hại quan trọng trên cây chè. Nhện đỏ nâu thường phát sinh gây hại trên lá
bánh tẻ và lá già, với mật độ nhện từ 4 - 6 con/lá thì tỷ lệ lá bị hại đạt 20 - 40% và
nương chè bị biến vàng. Khi nhện đỏ nâu phát sinh với mật độ cao từ 6 con/lá trở
lên sẽ làm lá chè có màu từ nâu đỏ đến màu đồng hun, thậm chí làm cây bị rụng lá,
gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây và làm giảm đáng kể năng suất búp chè

(Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Văn Tạo, 2006).
Để hạn chế tác hại của nhện đỏ nâu và các sinh vật hại khác, người trồng chè
đã áp dụng nhiều biện pháp để bảo vệ cây chè, trong đó chủ yếu sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật (BVTV). Trong một năm, người trồng chè tiến hành trung bình khoảng
13 - 16 lần phun thuốc phòng trừ sinh vật hại, thậm chí tới 5 lần phun trong thời
gian sinh trưởng của một lứa hái chè (35 - 45 ngày) và đã sử dụng tới 31 loại hoạt
chất thuốc BVTV khác nhau (Nguyễn Văn Toàn và cs., 2007; Nguyễn Văn Toàn và
Phạm Văn Lầm, 2014). Việc sử dụng thường xuyên và lạm dụng thuốc BVTV trong
sản xuất chè đã gây hiện tượng sinh vật hại quen dần với thuốc và dần hình thành
tính kháng, làm suy giảm số lượng của quần thể các loài thiên địch, gây hiện tượng
tái phát và tạo điều kiện cho những loài sâu hại mới xuất hiện. Ngoài ra, việc lạm
dụng thuốc còn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khoẻ người lao động và để
lại dư lượng thuốc độc hại trong sản phẩm (Nguyễn Công Thuật, 1995; Nguyễn Văn
Hùng và Đoàn Hùng Tiến, 2000). Nhiều loại thuốc trước đây có hiệu lực cao đối với
nhện đỏ nâu, nay đã giảm hiệu lực một cách nhanh chóng. Nguyễn Hữu Giảng
(2001) ghi nhận tại tỉnh Lâm Đồng liều lượng sử dụng thuốc Comite 73EC năm
2001 đã tăng gấp đôi so với năm 1994, nhưng hiệu quả trừ nhện đỏ nâu chỉ đạt
tương đương.
Vì vậy, việc sử dụng thuốc BVTV trên cây chè không thể tách rời với quản lý
tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu và các sinh vật hại khác, đòi hỏi phải có sự


2
quan tâm đúng mức, áp dụng đồng bộ với các biện pháp khác như biện pháp canh
tác, biện pháp sinh học. Tuy nhiên, để sử dụng thuốc hóa học hợp lý cần có những
nghiên cứu chuyên sâu, làm rõ thực trạng và tốc độ phát triển tính kháng thuốc của
nhện đỏ nâu và các sâu hại khác. Từ đó, xây dựng biện pháp quản lý tổng hợp tính
kháng thuốc có hiệu quả kinh tế cao và an toàn môi trường.
Trên thế giới, tính kháng thuốc của các sinh vật hại đã được quan tâm nghiên
cứu từ lâu. Ở Việt Nam, mới có các nghiên cứu tính kháng thuốc với sâu tơ và rầy

nâu, nhưng chưa có nghiên cứu tính kháng thuốc của nhện nhỏ nói chung và nhện
đỏ nâu hại chè nói riêng. Xác định hiện trạng và khả năng kháng thuốc của nhện đỏ
nâu hại chè, làm cơ sở để xây dựng hệ thống các giải pháp quản lý tính kháng thuốc
của nhện đỏ nâu một cách hiệu quả là yêu cầu cấp bách hiện nay. Vì vậy, nghiên cứu
sinh lựa chọn thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tính kháng thuốc bảo vệ thực vật của
nhện đỏ nâu Oligonychus coffeae Nietner (Acarina: Tetranychidae) trên cây chè và
biện pháp khắc phục ở miền núi phía Bắc Việt Nam”.
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Nghiên cứu xác định mức độ kháng thuốc và tốc độ hình thành tính kháng
thuốc của nhện đỏ nâu với các nhóm thuốc đang được sử dụng phổ biến trong sản
xuất. Từ đó, đề xuất một số giải pháp quản lý tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu hại
chè ở miền núi phía Bắc.
2.2. Yêu cầu
Đánh giá được thực trạng sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu hại và nhện
đỏ nâu trên cây chè tại Thái Nguyên và Phú Thọ là vùng sản xuất chè điển hình của
miền núi phía Bắc.
Xác định mức độ kháng thuốc và tốc độ hình thành tính kháng thuốc của
nhện đỏ nâu với các nhóm thuốc trừ nhện đỏ nâu đang được dùng phổ biến tại vùng
chè Thái Nguyên và Phú Thọ.
Đánh giá hiệu quả một số biện pháp phòng trừ nhện đỏ nâu theo hướng quản
lý sinh vật hại tổng hợp trên cơ sở sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học


3
Cung cấp các thông tin, dẫn liệu khoa học mới về mức độ phát sinh, chỉ số
kháng thuốc, tốc độ hình thành tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu đối với 8 nhóm
thuốc bảo vệ thực vật (Avermectin, điều hòa sinh trưởng, Este sulfite, lân hữu cơ,

Pyrazol, Pyrethroid, Pyridazinon, thuốc thảo mộc) hiện đang được dùng phổ biến
trên chè tại Thái Nguyên, Phú Thọ.
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp cơ sở khoa học trong xây
dựng giải pháp quản lý tính kháng của nhện đỏ nâu và biện pháp quản lý tổng hợp
sinh vật hại trên cây chè.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cở sở khoa học xây dựng giải pháp quản lý
tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu trong quản lý tổng hợp sinh vật hại trên cây chè,
góp phần sử dụng thuốc BVTV an toàn và bền vững trong sản xuất chè.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu (O. coffeae Nietner) hại chè.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung đánh giá thực trạng sử dụng thuốc BVTV trên cây chè tại
Thái Nguyên và Phú Thọ là hai vùng chè điển hình ở miền núi phía Bắc.
Mức độ mẫn cảm và tốc độ hình thành tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu đối
với một số thuốc hóa học và sinh học, thảo mộc.
Một số biện pháp giảm thiểu tính kháng thuốc (biện pháp canh tác, sinh học
và sử dụng hợp lý thuốc BVTV) tại vùng chè Thái Nguyên.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Lần đầu cung cấp các dẫn liệu khoa học một cách hệ thống về mức độ
kháng thuốc và tốc độ hình thành tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu hại chè đối với
11 hoạt chất thuốc BVTV (Abamectin, Azadirachtin, Dimethoate, Emamectin
benzoate, Fenpyroximate, Fenpropathrin, Hexythiazox, Matrine, Propargite, Pyridaben,
Rotenone) đang được sử dụng phổ biến trên cây chè ở miền núi phía Bắc.

- Bổ sung dẫn liệu mới về hiệu quả của một số biện pháp hạn chế sự phát
sinh của nhện đỏ nâu và đề xuất biện pháp quản lý tính kháng thuốc của nhện đỏ
nâu trên cây chè.



4
6. Cấu trúc luận án
Luận án có 120 trang, gồm: phần mở đầu, phần nội dung (3 chương), kết luận
và đề nghị với 36 bảng số liệu, 7 hình. Đã tham khảo 125 tài liệu, trong đó có 41 tài
liệu tiếng Việt, 82 tài liệu tiếng Anh, 2 tài liệu trên Internet.


5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI
LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Nhện đỏ nâu (O. coffeae Nietner) là một trong số các loài sinh vật hại phổ
biến trên cây chè ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Khi bị nhện đỏ nâu
gây hại, cây chè sinh trưởng phát triển kém làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất,
chất lượng chè búp.
Để phòng trừ nhện đỏ nâu, người trồng chè đã áp dụng nhiều biện pháp khác
nhau, nhưng chủ yếu là sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật. Việc lạm dụng quá
mức thuốc bảo vệ thực vật dẫn đến một số hậu quả không mong muốn như hình
thành tính kháng thuốc ở côn trùng và nhện nhỏ hại cây trồng, ảnh hưởng đến các
loài thiên địch, làm cho các loài sinh vật vô hại trở thành sinh vật hại và để lại dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm (Rahman et al., 2012a).
Tính kháng thuốc của các loài côn trùng và nhện nhỏ đối với thuốc trừ sâu
hoặc thuốc trừ nhện đã trở thành hiện tượng mang tính toàn cầu. Tính đến năm 1986
trên thế giới đã có tới 447 loài côn trùng và nhện nhỏ kháng thuốc, trong đó có 264
loài gây hại trong nông nghiệp (dẫn theo Nguyễn Công Thuật, 1995).
Các nhà khoa học cho rằng do bản năng sinh tồn của sinh vật, các cá thể sống
sót sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trở nên có sức sống mạnh hơn và có sức
sinh sản cao hơn, nhất là những loài có thời gian vòng đời ngắn (Nguyễn Công
Thuật, 1995). Đặc điểm sinh vật học của các loài nhện nhỏ hại cây trồng là yếu tố

rất quan trọng liên quan tới khả năng hình thành tính kháng thuốc của chúng. Nhện
nhỏ hại cây trồng có thời gian vòng đời ngắn, hoàn thành nhiều thế hệ trong năm,
sức sinh sản cao nên phát triển tính kháng thuốc càng nhanh do mật độ cá thể kháng
thuốc được tích luỹ nhiều hơn, nhanh hơn (Nina, 2001).
Sự sử dụng thuốc trừ nhện thường xuyên cùng với tiềm năng sinh học của
nhện đỏ nâu đã thúc đẩy loài sinh vật hại này phát triển tính kháng nhiều loại thuốc
trừ nhện khác nhau nên việc phòng trừ nhện đỏ nâu trên cây chè thường bị thất bại
(Masahiro et al., 2009).


6
Nauen và Konanz (2005) nhấn mạnh để ngăn chặn và làm chậm sự phát triển
tính kháng thuốc của nhện nhỏ hại cây trồng cần thực hiện các khuyến cáo của Ủy
ban Hành động tính kháng trong đó có việc phát triển các thuốc trừ nhện với kiểu
tác động mới.Theo Stavrinides et al. (2010), cần sử dụng luân phiên các thuốc có
kiểu tác động khác nhau để hạn chế sự phát triển tính kháng thuốc của nhện nhỏ hại
cây trồng. Dùng các biện pháp quản lý sinh vật hại kháng thuốc là giải pháp có hiệu
quả nhất. Muốn vậy, phải phối hợp chặt chẽ các biện pháp trong hệ thống phòng trừ
tổng hợp sinh vật hại (cơ giới, canh tác, sinh học, v.v…) và giảm sự phụ thuộc vào
thuốc BVTV trong phòng trừ sinh vật hại (Nguyễn Trần Oánh, 2012).
Như vậy, việc quản lý tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu trên cơ sở sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật hợp lý trong hệ thống đồng bộ với các biện pháp canh tác,
biện pháp sinh học là vấn đề cần quan tâm đúng mức. Trước hết, phải có những
nghiên cứu chuyên sâu về thực trạng và khả năng hình thành, phát triển tính kháng
thuốc của chúng. Từ đó, xây dựng biện pháp quản lý tổng hợp tính kháng thuốc của
nhện đỏ nâu có hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao, an toàn môi trường.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
1.2.1. Nhện đỏ nâu, đặc điểm sinh học, sinh thái và quy luật phát sinh gây hại
1.2.1.1. Nhện đỏ nâu và tác hại của nó trong sản xuất chè
Theo Jeppson et al. (1975), nhóm nhện nhỏ hại cây trồng thuộc bộ ve bét

Acarina (lớp Arachnida). Trong đó, có hơn 10 họ hại thường gặp trên nhiều loại cây
trồng. Tuy nhiên, chỉ có các loài thuộc 4 họ gây hại cây trồng nặng hơn cả, gồm họ
nhện chăng tơ thật (Tetranychidae), họ nhện chăng tơ giả (Tenuipalpidae), họ nhện u
sần (Eriophytidae) và họ Tarsonemidae.
Các loài nhện nhỏ hại chè được coi là những sinh vật hại nghiêm trọng nhất
ở các vùng trồng chè trên toàn thế giới. Oomen et al. (1982) ghi nhận 4 loài nhện
nhỏ gây hại chính trên cây chè ở hầu hết các nước ở Đông Nam Á. Đó là nhện sọc
trắng Calacarus carinatus, nhện hồng Acaphylla theae, nhện đỏ tươi Brevipalpus
californicus và nhện đỏ nâu Oligonychus coffeae. Nhện đỏ nâu (O. coffeae Nietner)
thuộc họ Tetranychidae. Theo CABI (1997), ký chủ chính của nhện đỏ nâu là cây


7
chè và cây cà phê. Ngoài ra, nhện đỏ nâu còn bắt gặp trên cây đay, bông, sắn, xoài,
long não, dâu tằm, cọ dầu, bạch đàn và đào lộn hột.
Nhện đỏ nâu có phân bố rộng rãi ở một số nước khác như Bangladesh, Ấn
Độ, Sri-Lanka, Đài Loan, Trung Quốc, Burundi, Kenya, Malawi, Uganda, và
Zimbabwe, v.v... Ở Indonesia, loài nhện đỏ nâu được xếp thứ 2 sau loài nhện đỏ tươi
về mức độ tác hại trên cây chè (Jeppson et al., 1975; Roy et al., 2010a).
Trong các loại nhện nhỏ hại cây chè Ấn Độ, nhện đỏ nâu O. coffeae được ghi
nhận lần đầu tiên vào năm 1868 ở vùng Assam, được xem là sinh vật hại chè
nghiêm trọng nhất, xuất hiện ở tất cả các vùng trồng chè và là nguyên nhân gây mất
mùa cho người trồng chè ở Ấn Độ (Muraleedharan et al., 2005; Roy et al., 2014b;
Roy et al., 2016). Nhện đỏ nâu chiếm khoảng 20% trong tổng số sinh vật hại cây
chè ở vùng Terai, Tây Bengal, Ấn Độ (Sarkar và Kabir, 2016). Nhện đỏ nâu gây tổn
thất từ 14 đến 18% cho người trồng chè ở Ấn Độ (Muraleedharan et al., 2005).
1.2.1.2. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, quy luật phát sinh của nhện đỏ nâu
Trong điều kiện phòng thí nghiệm ở miền Nam Ấn Độ, trên giống chè
o


UPASI-10 ở nhiệt độ 25 ± 2 C, ẩm độ 85 ± 5% thời gian ấu trùng tuổi 1 đến tuổi 3
của nhện đỏ nâu trung bình là 8,10 ± 1,65 ngày. Thời gian sống của trưởng thành
đực là 12,60 ± 2,15 ngày, thời gian sống của trưởng thành cái là 24,20 ± 3,50 ngày.
Tỷ lệ đực: cái là 1:2,25. Sức đẻ trứng của trưởng thành cái là 120,80 ± 13,80
trứng/cái (Sudarmani, 2004). Tuy nhiên, theo Ahmet và Sana (1990), sức đẻ trứng
của trưởng thành cái nhện đỏ nâu đạt thấp hơn, chỉ trung bình là 80 trứng/cái trong
thời gian đẻ trứng là 3,0 - 6,5 ngày.
Dutta (2015) đã nghiên cứu ảnh hưởng của 3 giống chè (TV1, TV6 và TV10)
đến đặc điểm sinh học của nhện đỏ nâu vào thời gian tháng 4 - 5, tháng 6 - 7 và
tháng 8 - 9. Thời gian vòng đời của nhện đỏ nâu khi nuôi trên các giống chè thí
nghiệm nêu trên tương ứng kéo dài 12,39 ngày, 14,36 ngày và 13,47 ngày.
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ đến sự sinh trưởng và phát triển
của nhện đỏ nâu cho thấy điều kiện thích hợp cho nhện đỏ nâu phát triển là 20 o

30 C và 49 - 94% ẩm độ (Jeppson et al. (1975). Yếu tố thời tiết đóng một vai trò


8
chính trong sự thay đổi quần thể theo mùa. Nhện đỏ nâu ở vùng Đông Bắc Ấn Độ
phát sinh mạnh từ tháng 3 đến tháng 6, sau đó giảm dần và tiếp tục tăng lên vào
tháng 9 - 10 hàng năm. Thời tiết khô kéo dài trong suốt giai đoạn đầu mùa ra lộc
non ở cây chè thường làm tăng mức độ phát sinh của nhện đỏ nâu. Nhện đỏ nâu ưa
thích ánh sáng mặt trời, những cây chè không được che bóng thường bị nhiễm nhện
đỏ nâu nặng hơn (Das, 1959b). Ở miền Nam Ấn Độ, nhện đỏ nâu xuất hiện quanh
năm và thường gối lứa nhau. Quần thể nhện đỏ nâu đạt đỉnh cao số lượng vào tháng
3 - 4 hàng năm. Nhiệt độ thấp, ẩm độ cao và mưa nặng hạt có ảnh hưởng bất lợi đến
quần thể nhện đỏ nâu (Sudarmani, 2004).
1.2.2. Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trừ nhện đỏ nâu trên cây chè
Tại vùng chè Shizuoka (Nhật Bản), người trồng chè đã phun thuốc trung
bình 16,9 - 21,6 lần/năm để trừ sâu hại và 4,1 - 8,1 lần/năm để trừ bệnh (Takafuji và

Amano, 2001).
Trong những năm gần đây, việc áp dụng thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu
và thuốc trừ nhện nhỏ) trên cây chè đã tăng lên ở Bắc Bengel, Ấn Độ. Thuốc trừ
nhện nhỏ được sử dụng từ tháng 1 đến tháng 6 chiếm 85% (Roy et al., 2008).
Ở Ấn Độ, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây chè đã theo xu hướng
chung của thế giới. Các thuốc trừ sâu phổ biến dùng trên cây chè ở quốc gia này
gồm Propagite 57EC (Omite, Allmite, Simbaa), Fenpropathrin 30EC (Meothrin),
Fenpropathrin 10EC (Danitol), Dicofol 18.5EC (Kelthane, Colonel-S), lưu huỳnh
80% (Thiovit 80%, Ultrasulf 80%), Lime sulphur, Deleltamethrin và Endosulfan
30EC (Muralidharan và Radhakrishnan, 2007). Nhìn chung, thuốc bảo vệ thực vật
được sử dụng trên chè ở Ấn Độ có 13 hoạt chất trừ sâu (Azadirachtin, Deltamethrin,
Diflubenzuron, Dimethoate, Fenvalerate, Fenpropathrin, Flufenoxuron, Fluvalinate,
Phosalone, Profenophos, Quinalphos) và 5 hoạt chất trừ nhện (Dicofol, Ethion,
Fenazaquin, Propagite, Sulfur) (Gurusubramanian et al., 2008).
Trong các thuốc trừ nhện nhỏ hại cây trồng, nhóm lân hữu cơ được sử dụng
nhiều nhất, tiếp đến là nhóm clo hữu cơ và Pyrethroid. Anathakrishnam và
Krishnamurthy (1964) đã khảo nghiệm các thuốc có triển vọng đối với nhện đỏ nâu


9
O. coffeae hại chè trong phòng thí nghiệm ở Nam Ấn Độ. Cây chè được xử lý 2 lần
cách nhau 15 ngày để trừ nhện đỏ nâu. Các thuốc Binapacryl (Acricid), Formothion
(Anthio), Carbophenothion (Trithion), Orthodibrom, Dicofol (Kelthane) và
Thiocron ở nồng độ 0,1%, thuốc Phosphamidon (Dimecron) ở nồng độ 0,02% và
Phenthoate (Cidial) ở nồng độ 0,2% cho hiệu quả phòng trừ rất cao đối với nhện đỏ
nâu hại chè. Thuốc Binapacryl và Dicofol duy trì hiệu lực đối với nhện đỏ nâu O.
coffeae tới 65 ngày sau phun lần đầu tiên.
Các loại hoạt chất trừ nhện như Dicofol, Ethion, Propagite, lưu huỳnh, v.v...
được người trồng chè sử dụng để phòng trừ nhện đỏ nâu. Trong đó, Ethion và
Dicofol được ưa chuộng nhất. Azadirachtin được dùng phối hợp với thuốc Ethion

hay Dicofol cho hiệu quả cao đối với nhện đỏ nâu (Rahman et al., 2007b).
Các loại hoạt chất mới như Pyridaben, Diafenthiuron, Spirodiclofen,
Etoxazole, Accquinocyle và Bifenzile được sử dụng phổ biến trong kiểm soát nhện
đỏ nâu (Hazarika et al., 2009). Trong những năm gần đây, một số thuốc trừ nhện
mới như Propagite, Fenpyroximate, Hexythiazox, Bifenthrin, Fenazaquin và
Spiromesifen được sử dụng để phòng trừ nhện đỏ nâu hại chè (Anonymous, 2012;
Babu và Muraleedharan, 2010; Roy et al., 2014a).
Ở Ấn Độ cho phép sử dụng 13 loại thuốc trừ nhện trên cây chè là Dicofol
18.5EC, Ethion 50EC, Fenazaquin 10EC, Fenpyroximate 5EC/SC, Hexythiazox
5.45EC, Propagite 57EC, Sulfur 80WG, Wettable sulphur 40WP, Micronised liquid
sulphur 52%, Lime sulphur- Polysulphide-S, Spiromesifen 22.9, Bifenthrin 8SC
(Anonymous, 2014).
1.2.3. Tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu hại chè
Việc sử dụng thuốc trừ nhện lặp đi lặp lại đã làm gia tăng sự gây hại trầm
trọng của nhện đỏ nâu đối với cây chè trong những năm qua. Sự giảm tính mẫn cảm
của nhện đỏ nâu đối với các nhóm thuốc trừ nhện có thể là một trong những nguyên
nhân làm tăng mật độ quần thể trên đồng ruộng (Roy et al., 2008; Sarker và
Mukhopadhyay, 2008; Shahoo et al., 2003).


×