Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu định lượng selen trong một số chế phẩm thuốc viên nang mềm bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.22 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC D ư ợ c HÀ NỘI

NGƯYỄN THỊ THANH NHÀI

NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SELEN
TOONG MỘT SỐ CHẾ PHẨM t h u ố c v iê n
NANG MỀM BẰNG PHƯƠNG PHÁP
QUANG P H ổ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH : K IỂ
M

Dược HỌC

NGHIỆM T IIU ốC - ĐỘC C IlẤ l’

MÃ SỐ: 6 0 .7 3 .1 5

Người hướng dẫn K hoa học:
PGS. TS. T R Ị NH VĂN L ẨU
THS. BÙI T H ỊH
A
Ò

HÀ NÔI - 2004



£ Ờ 3 & ẨM ƠQl
^ĩvatHỊ quá trình thựe hiện đề tà i nùi) tôi đã nhận đtiọe iự quan túm,
hướng, íỉẫtt, tị ì úp đô' của eáa thầụ oô (ỊÌátì, các cán f)ộ nhân ữỉèn phòtnị M ỹ

(ịPhẩm —'Diên ~KìĨ!H Qlụhiêm. (Dổi lồng kúth trọntỊ I)à hiêi on sâu iÁe, tồi
đùn cltáti iíiành cúm tín.:
^JrS. ^ ĩr ìt ilt rO ă n M ẩ u — (D iê n t n iỉin ụ (V iê n D d v n i Q íạ íù è n t .

'TtíirS. (Bùi ^7h i '7f)ồtí —^ĩriiỉitHỊ pliòniị /lííf rp h u m
(Viên J£iè'm Olạhiệm.

ttã h'tt'e íìê p IiiiÓihị d ẫ n tậ n tìn h ũhơ tò i trứng. it!(ít q u á trìn h thư a hiên o à
hoàn thành luận oún.
r~Jôì cũng, xin ỉ>ài/ tó lồi cảm tín châu thành tới:
r()4ẬcS. Q^S. T/YÍ// CJủ ( ỉn —CfvtiiUuj bộ môn ^ôtìá fj)ỉiâii r~7ú‘h 'Đãi ítoe rí)iùit‘ 1f)à Qỉôì.
rDcỲ. 'ìiíỊnụỉit (Dãn 7ỉf)à aà các dán hộ nhăn oiỉti ỊiliàntỊ M ỹ r/)!nún.

rĐã ạiúft ĩtữ ơà ĩtónụ íịÓịì nhũn (Ị tị Liêu qtiụ hán oỉto tòi trứnạ. thòi gian
ỉ ỉn 1C hiên điề tài.
Qlhăti dip. nàIf tôi t‘ũn(j dùn tràn iron tị cảm on eăa thầy, eê ạìáơ trimạ
(Ban (}iúm hiên, pliòttụ ^Đàớ tao sau (Tại hoe trtỉtìtnị rf)ụì ltt)t‘ ^Dtiổi'
QlẬi đã tạo mọi điều kiên thuận lời đế tôi hoàn thành luận oán HÌHỊ.


3ôà Qiồi, tìiỊíttậ 20 titíítiạ^ 11 năm 2004.

rf)iS. QỉgẨiựltt

7 /íi


^ĩlmnlt Qthài


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
ĐẶT VẤN ĐỂ
Chương 1: T ổN G QUAN
1.1.
VÀI NÉT VỀ NGUYÊN T ố SELEN
1.1.1.
Đặc điểm
1.1.2.
Phân bố
1.1.3.
Vai trò của Selen đối với cơ thể
1.1.4.
Độc tính của Selen
1.1.5.
Nhu cầu Selen của con người
1.2.
CÁC DẠNG THUỐC CHỨA SELEN
1.3.
TÌNH HÌNH NGHIÊN c ứ u VỀ SELEN TRONG NUỚC
1.4.

CÁC PHUƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG SELEN
1.5.
PHUƠNG PHÁP QUANG PHổ HẤP t h ụ n g u y ê n t ử
1.5.1.
Cơ sở lý thuyết của phương pháp A AS
1.5.2.
Các quá trình thực hiện trong phép đo A AS
1.5.3.
Kỹ thuật nguyên tử hoá mẫu bằng ngọn lửa
1.5.4.
Cac yếu tố ảnh hưởng
1.6.
PHƯƠNG PHÁP VÔ Cơ HOÁ MAU
1.6 .1.
Phương pháp vô cơ hoá khô
1.6.2.
Phương pháp vô cơ hoá ướt
1.6.3.
Phương pháp vô cơ hoá trong lò vi sóng
1.6.4.
Phương pháp lên men
1.6.5.
Tác nhân vô cơ hoá
1.6.6.
Xử lý mẫu để xác định Selen trong một số đối tượng cụ thể
Chương 2: Đ ố i TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c u t i
2 .1 .
ĐÔÌ TƯỢNG NGHIÊN c ú u
2.2.
THIẾT BI VÀ HOÁ CHAT

2.3.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3: THỤC NGHIỆM - KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1.
KHẢO SÁT, NGHIÊN c ú u ĐlỀU KIỆN VÔ c ơ HOÁ MAU
3.2.
KHẢO SÁT, NGHIÊN c ú u , XÂY DỤNG QUI TRÌNH ĐỊNH
LƯỢNG SELEN BẰNG PHƯƠNG PHÁP F - AAS, KỸ THUẬT
HOA HƠI TRỰC TIẾP

1
3
3
3
4
5
9
10
10
12
13
16
17
19
20
22
23
23
23
23

24
24
25
27
27
28
29
33
33
33


3.2.1.
3.2.2.
3.2.3.
3.2.4.
3.2.5.
3.2.5.1.

Khảo sát các điều kiện đo
Xây dựng qui trình vô cơ hoá mẫu và chiết Selen
Chuẩn bị dung dịch chuẩn và thử
Tiến hành
Đánh giá phương pháp
Khảo sát khoảng tuyến tính giữa nồng độ và độ hấp
thụ của Selen.
3 2 .5.2.
Khảo sát qui trình vô cơ hoá
3 .2 .5 3 .
Xấc định độ lặp lại của phương pháp

3 2 .5.4.
Xác định độ đúng của phương pháp
3.2.5.5. So sánh phương pháp đường chuẩn và phương pháp
thêm đường chuẩn
3.3.
KHẢO SÁT, NGHIÊN c ú u , XÂY DỤNG QUI TRÌNH ĐỊNH
LUỢNG SELEN b ằ n g p h ư ơ n g p h á p F - AAS, KỸ THUẬT
HYDRID HOÁ.
3.3.1.
Khảo sát các điều kiện đo
3.3.2.
Xây dựng qui trình vô cơ hoá mẫu và chiết Selen
3.3.3.
Chuẩn bị dung dịch chuẩn và thử
3.3.4.
Tiến hành
3.3.5.
Đánh giá phương pháp
3.3.5.1.
Khảo sát khoảng tuyến tính giữa nồng độ và độ hấp
thụ của Selen.
3 3 .5.2.
Khảo sát qui trình vô cơhoá
3.3.5.3.
Xác định độ lặp lại của phương pháp
3 3 .5.4.
Xấc định độ đúng của phương pháp
3.4.
ĐỊNH LƯỢNG SELEN TRONG CHẾ PHAM b ằ n g p h ư ơ n g
PHÁP QUANG PHỔ HẤP THỤ u v - VIS

3.4.1.
Chuẩn bị các dung dịch
3.4.2.
Tiến hành
3.4.3.
Kết quả định lượng
3.5.
SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP
3.6.
BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ
KẾT LUẬN VÀ ĐỂ NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

34
35
35
36
36
36
37
37
40
41

42
43
44
45
45

46
46
47
47
48
49
49
50
51
52
55
60


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
AAS:

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử.
(Atomic Absorption Spectrophotometry)

F-AAS:

Phép đo phổ hấp thụ nguyên tử trong ngọn lửa.
(Flame - Atomic Absorption Spectrophotometry)

ETA-AAS: Phép đo phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa.
(Electro - Themal Atomic Absorption Spectrophotometry)
rỗng (Hollow catod lamp)

HCL:


Đèn catod

nt:

như trên

USP:

Dược điển Mỹ (United State Pharmacopiea)

u v - VIS:

Tử ngoại -

khả kiến


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các dạng thuốc chứa Selen........................................................

11

Bảng 2.2. Công thức tính hàm lượng

30

Selen................................................
Bảng 3.3. Sự liên quan giữa nồng độ acid nền và độ hấp thụ
trong phương pháp F - A A S ..................................................................


34

Bảng 3.4. Sự phụ thuộc của độ hấp thụ vào nồng độ Selen trong
F-AAS kỹ thuật hoá hơi trực tiếp..........................................................

36

Bảng 3.5. Kết quả khảo sát qui trình vô cơ hoá trong F -AAS
kỹ thuật hoá hơi trực tiế p ............................................................................

37

Bảng 3.6. Kết quả khảo sát độ lặp lại của F - AAS kỹ thuật hoá
hơi trực tiếp trên mẫu Cigelton...................................................................

38

Bảng 3.7. Kết quả khảo sát độ lặp lại của F - AAS kỹ thuật hoá
hơi trực tiếp trên mẫu

38

Selenans....................................................................
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát độ lặp lại của F - AAS kỹ thuật hoá
hơi trực tiếp trên mẫu Prucell......................................................................

38

Bảng 3.9. Kết quả khảo sát độ lặp lại của F - AAS kỹ thuật hoá

hơi trực tiếp trên mẫu Galic - Se.................................................................

39

Bảng 3.10. Kết quả khảo sát độ lặp lại của F - AAS kỹ thuật hoá
hơi trực tiếp trên mẫu Belaf.........................................................................

39

Bảng 3.11. Kết quả khảo sát độ lặp lại của F - AAS kỹ thuật hoá
hơi trực tiếp trên mẫu nguyên liệu nấm men Đức...................................

39

Bảng 3.12. Kết quả khảo sát độ lặp lại của F - AAS kỹ thuật hoá
hơi trực tiếp trên mẫu nguyên liệu nấm men Việt Nam.........................

40

Bảng 3.13. Kết quả khảo sát độ đúng của F - AAS kỹ thuật hoá
hơi trực tiếp trên mẫu M ị ....................................................................

40

Bảng 3.14. Kết quả khảo sát độ lặp lại của F - AAS kỹ thuật hoá hơi
trực tiếp với phương pháp định lượng thêm đường chuẩn trên mẫuMi

41

Bảng 3.15. Kết quả so sánh phương pháp đường chuẩn và thêm

đường chuẩn trong F - AAS kỹ thuật hoá hơi trực tiếp...........................

42

Bảng 3.16. Kết quả khảo sát các yếu tố tạo H2Se....................................

44


17. Bảng 3.17. Sự phụ thuộc của độ hấp thụ vào nồng độ Selen trong
F- AAS kỹ thuật hydrid hoá................................................................

46

18. Bảng 3.18. Kết quả khảo sát qui trình vô cơ hoá trong F - AAS kỹ
thuật hydrid hoá...........................................................................................

47

19. Bảng 3.19. Kết quả khảo sát độ lặp lại của F - A AS kỹ thuật hydrid
hoá trên mẫu C igelton..........................................................................

48

20. Bảng 3.21. Kết quả khảo sát độ lặp lại của F - AAS kỹ thuật hydrid
hoá trên mẫu nguyên liệu nấm men Việt Nam ......................................... 48
21. Bảng 3.20. Kết quả khảo sát độ đúng của F - AAS kỹ thuật
hydrid hoá trên mẫu Cigelton.....................................................................

49


22. Bảng 3.22. Qui trình định lượng Selen theo phương pháp
quang phổ hấp thụ u v - VIS....................................................................... 51
23. Bảng 3.23. Kết quả định lượng Selen trong mẫu Cigelton bằng
phương pháp quang phổ hấp thụ u v - VIS..............................................

52

24. Bảng 3.24. Kết quả định lượng Selen trong nguyên liệu nấm men
Việt Nam bằng phương pháp quang phổ hấp thụ u v - VIS..................
25.

Bảng 3.25. Kết quả so sánh phương pháp phương pháp F - A AS kỹ
thuạt hoá hơi trực tiếp với phương pháp quang phổ hấp thụ u v - VIS

26.

52
53

Bảng 3.26. Kết quả so sánh phương pháp phương pháp F - AAS kỹ
thuật hydrid hoá với phương pháp quang phổ hấp thụ u v - VIS.........

54


DANH MỤC CÁC HÌNH

1. Hình 1.1. Mối quan hệ giữa độ hấp thụ và nồng độ dung dịch.................


18

2. Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn sự liên quan giữa nồng độ acid nền và độ
hấp thụ...............................................................................................................

34

3. Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ vào nồng độ
Selen trong F - AAS kỹ thuật hoá hơi trực tiếp...........................................

36

4. Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ vào nồng độ
Selen trong F - AAS kỹ thuật hydrid hoá......................................................

46


1

ĐẶT VẤN ĐỂ


Selen là nguyên tố vi lượng thiết yếu cho cơ thể sống (động vật và thực
vật). Nó đóng vai trò quan trọng trong tế bào vì liên quan đến sinh tổng hợp
Co-enzym Q(ubiquinon), là thành phần cấu tạo nên Glutathion peroxydase
(GSH Px), một enzym chống lại quá trình oxy hoá lipid, bảo vệ tế bào. Ngoài
ra, Selen cũng xúc tác cho các phản ứng chuyển hoá trung gian, giải độc các
nguyên tố độc như Asen, Chì, Thuỷ ngân, Cadimi. Chính vì vậy, các nhà bào
chế đã nghiên cứu và sản xuất ra nhiều chế phẩm chứa Selen để sử dụng cho

phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch, viêm khớp, ung thư, suy
giảm miễn dịch, suy thoái

võng mạc mắt, lão hoá. Sự thiếu hụt Selen là

nguyên nhân gây ra nhiều bệnh quan trọng nhưng quá thừa Selen cũng rất
nguy hiểm, có thể dẫn tới nhiễm độc. Vì vậy, để kiểm soát được lượng Selen
đưa vào cơ thể đòi hỏi phải có phương pháp chính xác và tin cậy để kiểm tra
hàm lượng Selen trong các dạng thuốc. Dược điển Mỹ (USP 24) sử dụng
phương pháp quang phổ hấp thụ u v - VIS để xác định hàm lượng Selen.
Nhưng trên thị trường dược phẩm hiện nay, các thuốc chứa Selen đa số ở dạng
hỗn hợp đa thành phần gồm một số vitamin tan trong dầu nên các chế phẩm
này thường bào chế dưới dạng viên nang mềm. Vì vậy, việc áp dụng phương
pháp định lượng như Dược điển Mỹ 24 gặp khó khăn và trở ngại.
Kỹ thuật AAS đang được sử dụng khá rộng rãi vì nó đáp ứng được các
yêu cầu đối với việc xác định chính xác các nguyên tố vi lượng trong các đối
tượng sinh học, y học, môi trường, dược phẩm .... Dược điển Mỹ 24 cũng qui
định định lượng Selen trong các dạng thuốc bằng phương pháp này với nồng
độ của Selen trong dung dịch đo nằm trong khoảng 5 - 25fag/ml. Nếu áp dụng
theo Dược điển Mỹ để định lượng các chế phẩm thuốc viên nang mềm hiện có
trên thị trường nước ta thì cũng gặp khó khăn vì phải vô cơ hoá lượng mẫu thử
khá lớn mới có được dung dịch đạt nồng độ yêu cầu.


2

Hiện nay, Việt nam chưa có tài liệu pháp qui nào qui định phương pháp
định lượng Selen trong các dạng thuốc. Xuất phát từ nhu cầu thực tế kết hợp
với trang thiết bị hiện có tại cơ sở, chúng tôi tiến hành đề tài: "Nghiên cứu
định lượng Selen có trong các chê phẩm thuốc viên nang mềm bằng

phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử".
Mục tiêu của đề tài:


Xây dựng được một phương pháp kiểm tra hàm lượng Selen khả thi,
có độ chính xác và độ đúng cao góp phần vào việc quản lý chất lượng
thuốc trên thị trường, giúp các cơ quan kiểm nghiệm, sản xuất áp
dụng để kiểm tra, giám sát cũng như xây dựng tiêu chuẩn chất lượng
cho các sản phẩm thuốc chứa Selen.



Áp dụng phương pháp đã xây dựng để định lượng Selen trong một số
chế phẩm thuốc trên thị trường.


3

Chương 1 - TỔNG QUAN
1.1. VÀI NÉT VỀ NGUYÊN T ố SELEN.
1.1.1.Đặc điểm . [4], [10], [16], [21], [26], [48]
Tên quốc tế: Selenium.
Kí hiệu hoá học: Se.
Nguyên tử lượng: 78,96.
Nguyên tố Selen được Berzelius (1779 - 1848) nhà hoá học người Thuỵ
Điển phát hiện năm 1817 ở trong chất thải của quá trình oxy hoá S 0 2 từ quặng
đồng pyrit khi sản xuất H 2 S 0 4.
Selen là nguyên tố hoá học thuộc nhóm VI A trong bảng tuần hoàn các
nguyên tố, có số thứ tự 34, cấu hình electron lớp ngoài cùng là: 4s 2 4p4. Các
nguyên tố cùng nhóm với Selen là: Oxy, Lưu huỳnh, Telu và Poloni.

Selen tồn tại ở một vài dạng thù hình: Selen dạng tinh thể có màu đỏ
đậm và màu xám; Selen dạng kim loại có màu xám; Selen dạng vô định hình
là chất bột màu nâu hung. Selen không có nhiệt độ nóng chảy xác định, ở
nhiệt độ 250°c, các dạng thù hình của Selen đều chuyển sang dạng lỏng có
màu nâu đỏ, nhiệt độ sôi Ts = 685 °c và chuyển sang dạng hơi có màu đỏ đậm
gồm những phân tử Se2.
Vạch phổ hấp thụ đặc trưng và nhạy nhất của Selen là vạch 196, lnm
được sử dụng khi dùng kỹ thuật F - AAS và ETA - AAS [17], [37], [38], [39],
[49],
Tính chất hoá học của Selen rất giống Lưu huỳnh, chúng đều thể hiện
mức oxy hoá -2; +4;

+ 6

tương ứng với các hợp chất Sulfid - Selenid; Sulfit -

Selenit; Sulfat - Selenat. Với nhiều hợp chất hữu cơ của Lưu huỳnh , Selen có
thể thay thế vị trí của Lưu huỳnh cho những hợp chất tương tự như: Thioure và
Selenoure; Cystein và Selenocystein, Methionin và Selenomethionin, các
enzym chứa nhóm -SeH tương tự các enzym chứa nhóm -SH ...


4

Ở mức oxy hoá -2, Selen tồn tại dưới dạng Selenid (Se‘2). Hydro selenid
(H 2 Se) là một acid yếu, không màu, ở thể khí, có mùi thối giống H 2 S, có độc
tính khá cao. Hydro selenid không bền trong không khí, dễ bị phân huỷ thành
Selen và nước.
ở mức oxy hoá +4, Selen tồn tại dưới dạng Selen dioxyd (S e02), acid
Selenơ (H 2 S e 0 3), Selen tetraclorid (SeCl4) và muối Selenit (S e0 32'). Selen

dioxyd có tính oxy hoá mạnh, tính khử yếu. Acid selenơ là một acid yếu, tan
nhiều trong nước và bị phân huỷ nhanh khi đun nóng tới nhiệt độ nóng chảy.
Ở mức oxy hoá + 6 , Selen tồn tại dưới dạng acid Selenic (H 2 S e04) hoặc
muối Selenat (S e04"2). Acid Selenic là một acid mạnh, màu trắng, rất hút ẩm,
có tính oxy hoá mạnh hơn acid Sulfuric.
Selen tan trong dung dịch kiềm, KSCN và K ,S 0 3; cháy trong không khí
cho ngọn lửa màu xanh sáng và có mùi đặc trưng như mùi rau cải thối rữa do
tạo thành dạng dioxyd. Selen tác dụng trực tiếp với hydrogen, các halogen.
Oxy hoá Selen bằng H N 0 3 sẽ tạo ra H 2 S e 0 3, bằng H 2 S 0 4 sẽ tạo ra H 2 S e0 4.
Selen khử dung dịch muối Vàng và Bạc sẽ tạo ra Bạc selenid và kim loại
Vàng, tác dụng được với nhiều kim loại khác.
1.1.2. Phân bố [4], [22], [26]
Selen phân bố khắp nơi ở trên vỏ trái đất với những lượng nhỏ, là thành
phần chính của 40 chất và thành phần phụ của 37 chất khác. Trữ lượng của
Selen ở trong vỏ trái đất là 1.10'5%. Ta thường gặp Selen trong các loại đất đá,
khoáng sản, các vật liệu trên mặt trăng và núi lửa, trong nhiên liệu hoá thạch,
động thực vật và nước. Trong thiên nhiên, Selen thường ở chung với các kim
loại như Cu, Pb, Hg, Ag, Au. Những khoáng vật riêng của Selen rất hiếm khi
gặp m à thường ở lẫn với những khoáng vật của Lưu huỳnh dưới dạng tạp chất.
Nước khoáng ở một số vùng có hàm lượng Selen cao [22], [48].
Trong thực vật, Selen thường tập trung ở các cây thuộc họ Đậu, họ Cà
phê, các cây Xấu hổ, Nhàu, Keo giậu, lúa mì và một số loài nấm [15], [29].


5

Trong động vật, Selen tập trung nhiều nhất ở da và gan cá, đặc biệt là cá
ngừ. Vì thế, mỡ cá và dầu gan cá có hàm lượng Selen lớn. Các loài động vật
khác thường có lượng Selen nhỏ và không ổn định.
1.1.3. Vại trò của Selen đối vói cơ thể. [4], [5], [6], [9], [10], [22], [26],

[27], [30], [41]
Trước đây, Selen được coi là nguyên tố có độc tính cao vì ở những vùng
đất giàu Selen thường gặp một số bệnh ở súc vật và người như rụng lông, yếu
cơ.... Những năm đầu thế kỷ 20 chỉ thấy có những thông báo về tác hại của
hợp chất chứa Selen đối với sức khoẻ của con người và động vật. Thế nhưng
đến năm 1949, Claton và Bauman đã nhận thấy rằng hàm lượng Selen trong
khẩu phần ăn có tác dụng ngăn chặn sự phát sinh ung thư ở chuột [22]. Năm
1958, người ta đã nhận ra lợi ích của Selen đối với sức khoẻ con người và
động vật, khi m à Schwars chiết ra từ thận động vật một yếu tố chứa Selen có
tác dụng cực mạnh trong điều trị thoái hoá và hoại tử gan [22], [26], Năm
1971, vai trò của nó trong Glutathion peroxydase được phát hiện đánh dấu
một giai đoạn quan trọng trong lịch sử y học. Ngày nay, Selen được coi là
nguyên tố vi lượng rất quan trọng, không thể thiếu được cho hệ thống bảo vệ
cơ thể chống gốc tự do và có nhiều vai trò sinh học khác [22], [23], [27].
Gốc tự do luôn tồn tại trong cơ thể, hình thành do chính hoạt động sống
của mỗi tế bào và do tác động của môi trường sống. Gốc tự do có thể tấn công
vào bất cứ cơ quan nào của cơ thể gây ra các nguy cơ sau:
- Tấn công vào các lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) là nguyên nhân hình
thành các đám tế bào bọt lắng đọng ở thành mạch máu, tạo ra các mảng xơ
vữa gây nên nhiều bệnh tim mạch.
- Tấn công vào tổ chức màng, gây tổn thương màng với quá trình
peroxyd hoá lipid (POL) gia tăng là bước chuyển dịch đầu tiên của các quá
trình viêm.
- Tấn công vào ADN gây đột biến gen tế bào là nguyên nhân phát sinh
ung thư.


6

- Tấn công dần dần vào các phân tử sinh học quan trọng, vào vật chất di

truyền, màng tế bào, các tế bào miễn dịch, sự tích tụ các tổn thương ngày một
gia tăng sẽ dẫn đến dấu hiệu tuổi già.
- Ngoài ra, gốc tự do còn làm suy giảm hệ thống miễn dịch, thoái hoá
võng mạc, đục thuỷ tinh th ể ...
Các chất chống oxy hoá (antioxydant) là những chất có khả năng ngăn
ngừa, chống lại, loại bỏ và làm giảm tác dụng độc hại của các gốc tự do [2 2 ],
[23]. Selen là nguyên tố cấu thành của hệ enzym Glutathion peroxydase (GSH
Px) có vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống chống gốc tự do, chống oxy
hoá của cơ thể. Nó có mặt trong mọi tế bào để cùng các enzym Superoxyd
dismustase (SOD), Catalase... loại bỏ gốc tự do, đặc biệt là phá huỷ
Hydroperoxyd và các peroxyd lipid khác của acid béo (LOO, LO O H ...) bảo
vệ màng tế bào và ADN [22], [26], [46]. Cơ chế loại bỏ peroxyd có thể biểu
diễn theo sơ đổ sau:
H20 2
(peroxyd
khác)

+

2GSH
Glutathion
(cơ chất dạng khử)
A'

GSH - Px (chứa Se^

GSSG
+
2H 20
Glutathion

(cơ chất dạng oxy hoá)

(Glutathion reductase)
Ngoài ra, Selen còn tham gia vào thành phần của nhiều chất hoạt động
sinh học chứa nhóm -SH, -SeH như Selenomethionin... Tính chất antioxydant
của Selen không chỉ do bản thân các hợp chất có sẵn của Selen mà còn do
Selen xúc tác cho sự tổng hợp Co - enzym Q, một chất chống oxy hoá chủ yếu
của cơ thể [22], [23], [26], [21].
Như vậy, các gốc tự do, các chất chống oxy hoá nói chung hay Selen nói
riêng liên quan chặt chẽ tới nhiều quá trình bệnh lý. Sự thiếu hụt Selen trong
cơ thể có thể dẫn đến một trong các hội chứng: giảm khả năng sinh trưởng,
giảm trương lực cơ, tổn thương thần kinh, suy giảm miễn dịch, bệnh tim mạch,
hoại tử gan, xơ hoá tuỵ, giảm sắc tố mô, các dạng ung thư và có thể dẫn đến tử


7

vong. Người ta đã quan sát và chứng minh được nhiều quá trình bệnh lý liên
quan tới Selen.
Selen và bệnh tìm mạch: Selen là chất antioxydant, có thể hạn chế sự
oxy hoá các LDL cholesterol nên ngăn chặn quá trình tạo các mảng xơ vữa
động mạch - nguyên nhân của cao huyết áp, thiếu máu cục bộ ở các cơ quan,
thiểu năng tuần hoàn não. Nhiều tác giả đã chứng minh rõ tác dụng hạ huyết
áp của Co - enzym Q, do đó Selen cũng có tác dụng hạ huyết áp. Năm 1965,
Godwin và cộng sự đã làm thí nghiệm trên động vật và phát hiện sự thiếu hụt
Selen và vitamin E gây nên các tổn thương cơ tim và mạch máu. Nếu bổ xung
thêm Selen trong khẩu phần ăn thì có thể phòng ngừa được các bệnh này.
Bệnh Keshan - một chứng bệnh về cơ tim do thiếu Selen gây ra, được phát
hiện đầu tiên ở những người Trung Quốc sống trên vùng đất nghèo Selen [26],
[30], [41].

Selen và bệnh ung th ư : Khi khẩu phần Selen cao, hàm lượng Selen trong
máu cũng cao sẽ ức chế quá trình sinh ung thư. Các nhà nghiên cứu cho rằng
chính Selen có tác dụng chống oxy hoá, trung hoà gốc tự do, do đó làm tăng
chức năng hoạt động miễn dịch của tế bào. Ngoài ra Selen còn ngăn chặn sự
tưới máu cho khối u. Người dân sống ở những vùng đất trồng có hàm lượng
Selen cao thì tỷ lệ tử vong do nhiều loại ung thư thấp, đặc biệt là ung thư phổi,
trực tràng, thực quản, bàng quang, tuỵ, tuyến tiền liệt, vú, buồng trứng, cổ tử
cung. Như vậy, Selen có vai trò quan trọng trong phòng chống ung thư [22],
[26], [30], [40], [41], [46].
Selen và quá trình viêm: Selen đã được chứng minh là có tác dụng
chống viêm do nó có thể làm ổn định Lysosom vì màng Lysosom không
nguyên vẹn là nguyên nhân của quá trình viêm. Tác dụng của Selen tăng nhiều
khi phối hợp cùng với vitamin E [22], [26], [30], [41].
Selen và hệ thống miễn dịch của cơ thể'. Có rất nhiều thí nghiệm chứng
minh Selen là một yếu tố quan trọng cho khả năng chống đỡ của cơ thể đối với


8

hiện tượng nhiễm khuẩn, nhiễm virut kể cả HIV/AIDS. Sự thiếu hụt Selen liên
quan đến tình trạng nhạy cảm của cơ thể đối với các tác nhân này. Đó là sự
giảm sút khả năng thực bào, giảm lượng và hoạt tính của tế bào lympho T.
Đặc biệt, Selen có một mối liên hệ chặt chẽ với HIV - nguyên nhân gây ra
bệnh AIDS. Sự suy giảm lượng Selen trong cơ thể phản ánh tiến triển của
bệnh. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng HIV có khả năng đồng hoá Selen của
người nhiễm bệnh thành các Selenoprotein của virut. Hàm lượng Selen trong
dinh dưỡng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể con người và hoạt
tính của virut. Sự thiếu hụt Selen làm cho nhiều loại virut lành tính trở nên có
độc lực (ví dụ như virut Coxsackie B3) [22], [26], [30], [41].
Selen trong nhãn kh o a : Nhiều tác giả đã nghiên cứu và thấy rằng hàm

lượng Selen trong võng mạc cao hơn trong các tổ chức khác của cơ thể. Người
ta cho rằng Selen tham gia vào phản ứng quang hoá xảy ra ở võng mạc. Tác
dụng làm sáng mắt của Selen là do sự điều hoà quá trình sinh các gốc tự do
trong võng mạc. Ngoài ra, Selen còn đảm bảo sự toàn vẹn của thuỷ tinh thể.
Chỉ có Selen mới ngăn chặn được bệnh đục thuỷ tinh thể còn vitaminE,
vitamin A, vitamin c hay các chất khác như Kalisulfat, Ethoxy quinon ... đều
không ngăn chặn được bệnh này [22], [26], [30], [41].
Selen và sự lão hoá: Các hợp chất của Selen và của Co - enzym Q có khả
năng chống oxy hoá các lipit ở màng tế bào, phân huỷ các peroxyd đã tạo
thành trong tế bào nên Selen đảm bảo sự vẹn toàn của tế bào, làm chậm quá
trình lão hoá của từng tế bào và kết quả là làm chậm quá trình lão hoá của
toàn cơ thể. Như vậy, các hợp chất của Selen cũng như Co - enzym Q, vitamin
A, vitamin E, vitamin c . .. là các chất chống oxy hoá, trung hoà các gốc tự do
sinh ra hàng ngày, hạn chế tổn thương do gốc tự do gây ra, do đó làm chậm
quá trình loã hoá, kéo dài tuổi thọ của con người [22], [26], [30], [41].
Selen cần thiết cho sự chuyển hoá Levothyronin (T4) thành Levothyronin
(T3)



hoạt tính sinh học mạnh hơn. Sự thiếu hụt Selen làm tăng tích luỹ T4,


9

làm giảm chất lượng T 3 nên làm giảm hoạt tính của hormon tuyến giáp. Mặt
khác, tuyến giáp sản sinh ra nhiều Hydroperoxyd nên cần nhiều Selen và
vitamin E để ngăn chặn stress oxy hoá [30], [41], [45].
Ngoài ra, Selen còn có tác dụng khử độc. Nó có khả năng liên kết với các
kim loại nặng như Thuỷ ngân và đào thải các kim loại nặng ra nước tiểu. Selen

cũng bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của Bạc, Đồng, Chì, Cadimi, Arsen, Platin
[2 2 ], [41].
1.1.4. Độc tính của Selen.
1.1.4.1. Đôi với động vật [10], [26].
Độc tính của Selen trên động vật đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Độc
tính phụ thuộc vào liều lượng, thời gian dùng và loại súc vật. Có ba loại ngộ
độc là ngộ độc cấp tính, bán trường diễn và trường diễn.
Ngộ độc cấp tính được phát hiện ở động vật ăn cỏ có hàm lượng Selen
cao hơn

1 0 0

mg/kg với các biểu hiện như: khó thở, cử động bất thường, ỉa chảy

và chết. Khi mổ ra thấy xuất huyết đường tiêu hoá, gan, thận, bàng quang.
Nếu xúc vật ăn cỏ có hàm lượng Selen từ vài chục đến 100mg/kg trong
thời gian từ vài tuần đến vài tháng sẽ xảy ra hiện tượng ngộ độc bán trường
diễn với các biểu hiện như: giảm thị giác, suy hô hấp và chết.
Còn nếu súc vật thường xuyên ăn cỏ có hàm lượng Selen từ 5 đến
1 0

mg/kg thì bị ngộ độc trường diễn với các triệu chứng như dị dạng, sút cân,

rụng lông. Cách duy nhất làm mất tác dụng độc của Selen là di chuyển động
vật ra khỏi vùng có hàm lượng Selen cao.
1.1.4.2. Đôi với con người [10], [26].
Không thấy có báo cáo về tác hại nghiêm trọng do ngộ độc Selen gây ra.
Chỉ thấy có những thông báo về những dấu hiệu mơ hồ như chán ăn, suy dinh
dưỡng, hỏng răng, mất màu da, mất móng chân, móng tay, phù dưới da...
Việc sử dụng lâu dài Selen hữu cơ với liều 3000ịj.g/ngày có thể gây ra những

triệu chứng của ngộ độc trường diễn. Để phòng xa, ở Mỹ, người ta coi liều


10

500fig/ngày dùng trong thời gian dài là có nguy cơ ngộ độc cho người nhưng
chưa có bằng chứng cụ thể.
1.1.5. Nhu cầu Selen của con người.
Nhu Cầu Selen ở người được xác định dựa vào chế độ ăn có hàm lượng
Selen cần thiết để tăng tối đa hoạt tính của hệ enzym GSH-Px. Năm 1980, các
nhà khoa học Mỹ làm thí nghiệm trên động vật và đã xác định hàm lượng
Selen cần thiết trong chế độ ăn dinh dưỡng của người lớn là 50 - 200|ig/ngày.
Hiện nay, một số quốc gia đã đưa ra những con số khác nhau về nhu cầu
Selen ở con người. Ví dụ ở Australia được khuyên dùng với liều 85)^g/ngày
đối với nam trưởng thành và 70|ig/ngày đối với nữ trưởng thành; Hội đồng
liên bang Hoa Kỳ đã chấp nhận lượng Selen đưa vào cơ thể hàng ngày là
100|ig đối với nam giới và 70|ug đối với nữ giới, 10 - 15|ig/ngày đối với trẻ em
tuỳ theo độ tuổi. Phụ nữ có thai và cho con bú nên tăng hàm lượng Selen trong
khẩu phần ăn từ 10-20|j.g/ngày [10], [22], [26], [36], [41].
1.2. CÁC DẠNG THUỐC CHỨA SELEN [10], [22], [23], [26], [28], [34].
Với vai trò quan trọng trong quá trình chống lại gốc tự do, Selen trở
thành một trong những ngôi sao mới của nhu cầu bổ xung muối khoáng. Hiện
nay, có năm hoạt chất đã được nghiên cứu cơ bản và thừa nhận là có hoạt tính
chống oxy hoá điển hình dùng cho bào chế các dạng thuốc. Đó là vitamin c ,
vitamin E, Ị3 caroten, proanthocyanidin và Selen [6 ].
Vận dụng những thành quả nghiên cứu về chất chống gốc tự do đã được
thử nghiệm trên người, các nhà bào chế và công nghệ dược ngày nay đã chế
tạo thành công những viên thuốc chứa bốn loại hoạt chất quan trọng nhất:
vitamin c, vitamin E, (3 caroten (hoặc vitamin A) và Selen [22], [27], [41],
Trên thị trường Việt nam hiện nay có rất nhiều chế phẩm chống oxy hoá

chứa Selen, chủ yếu ở dạng viên nang mềm. Trong các chế phẩm này, Selen
thường dưới dạng hữu cơ trong nấm men (Dried yeats containing Selenium)


11

với hàm lượng phổ biến khoảng 50fj.g Selen trong một viên. Một số chế phẩm
chứa Selen ở dạng vô cơ.
Bảng 1.1: Các dạng thuốc chứa Selen
TT
1

THUỐC &
BIÊT DƯƠC
Prucell

DẠNG BÀO CHẾ

THÀNH PHẦN

Viên nang mềm

Men khô có Se hữu cơ tương đương
với 50|ig Selen.
Crom đông khô: lOOmg
Vitamin C:

50mg

2


Belaf

Viên nang mềm

Men khô có Se hữu cơ tương đương
với 50|ig Selen.
Vitamin C: 500mg
Vitamin E: 400UI
p caroten: 15mg

3

Youngton

Viên nang mềm

Men khô có Se hữu cơ tương đương
với 50|ng Selen
Vitamin C: 500mg
Vitamin E: 400ƯI
Vitamin A: 5000UI

4

Cigelton

Viên nang mềm

nt


5

Keromax

Viên nang mềm

nt

6

Binacle

nt

7

Saylom

Viên nang mềm
Viên nang mềm

8

Geriton

Viên nang mềm

9


Ginsomin

Viên nang mềm

nt
Selen hữu cơ tương đương 70|ug Se
Dịch chiết nhân sâm
Hỗn hợp các vitamin
Selen hữu cơ tương đương 35|ug Se.
Dịch chiết nhân sâm
Hỗn hợp các vitamin
Các khoáng chất: Ca, Fe, Cu, Mg,
Mn, K.

1 0

Pre Astig

Viên nang mềm

Men khô chứa Selen hữu cơ.
Các khoáng chất và các vitamin


12

THUỐC &

DẠNG BÀO CHẾ


THÀNH PHẨN

1 1

BIÊT D ư ơ c
High potency

Viên nang mềm

1 2

Super energy

Viên nang mềm

13

Selenans

Viên nang mềm

14

Galic - Se

Viên nang mềm

15
16


Celium-50|ig
Lycored

Viên nang mềm
Viên nén

17

Viên nén
Viên nén

19

Centovit
women
Centovit
active
Plenyl

2 0

My Vita

Viên sủi

Selenium
injectable
Tracutil

Ong tiêm 10ml


Men khô chứa Selen hữu cơ.
Các khoáng chất và Vitamin.
Men khô chứa Selen hữu cơ và các
khoáng chất: Ca, Cu, Cr, p, Mn,
Mo, Zn.
Vitamin: A, c , D, E, Bị, Bt, B6, B j2.
Men khô có Se hữu cơ tương đương
với 50|ag Selen.
Vitamin A: 5000UI.
Vitamin C: 500mg.
Tocopherol acetat: 400mg.
Selen hữu cơ: 50|^g tính theo Selen
Vitamin C: lOOmg.
Vitamin E: 300UI.
Bột tỏi khô: 150mg.
Selen: 50|Lig trong men bia
Selen dioxyd: 70|ig
Vitamin A: 5000UI.
Vitamin E: 4000UI.
Selen hữu cơ: 70 |j.g tính theo Selen
Các Vitamin và khoáng chất.
Selen hữu cơ: 50 |LLg tính theo Selen
Các Vitamin và khoáng chất.
Na2Se (0,02mg tính theo Selen)
Các vitamin và khoáng chất.
Selen 25|ag.
Các vitamin: c , Bị, B2, B6, B5, B12,
pp, Biotin, acid folic.
Các khoáng chất Zn, Cu.

Na 2 Se: 0,219m g(=i00|ig Selen)

TT

18

2 1

2 2

Viên sủi

DD đậm đặc để Na 2 Se: 0,078mg
pha tiêm
Các khoáng chất khác: Cr, Na, K,
Fe, Mn , Mo, Zn, I, F.


13

1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN c ú ư VỀ SELEN TRONG NƯỚC.
Năm 1992, Đặng Hồng Thuý - Đỗ Thu Huyền - Từ Minh Koóng nghiên
cứu nuôi cấy được nấm men chứa 126 - 171|dg Selen trong lgam sinh khối
khô [15].
Năm 1997, Lê Thị Hương Giang (Trường Đại học Tổng hợp) nghiên cứu
xác định Selen bằng phương pháp cực phổ xung vi phân và Volt - ampe hoà
tan [ 1 1 ].
Năm 2000, trung tâm phân tích khoáng sản - địa chất đã nghiên cứu và
ban hành qui trình phân tích: Xác định hàm lượng Selen trong các loại mẫu
đất đá, quặng từ


1 0

"4% đến

0

, 1 % bằng phương pháp quang phổ hấp thụ

nguyên tử - kỹ thuật hydrid hoá.
Năm 2001, Lê Thị Uyển Chi (Trường Đại học Dược Hà nội) nghiên cứu
tính chất chống oxy hóa của một số chế phẩm chứa nấm men giàu Selen [9].
Năm 2002, Tiến sĩ Nguyễn Quang Thường công bố công trình nghiên
cứu sản xuất nấm men giàu Selen ở qui mô phòng thí nghiệm và xây dựng
phương pháp định lượng Selen trong nấm men bằng phương pháp quang phổ
hấp thụ u v - VIS theo USP 24; Nhóm nghiên cứu của Phân viện Khoa học
Vật liệu tại Nha Trang sử dụng N i(N 0 3 ) 2 để nâng cao độ nhạy và độ chính xác
của phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa trong phân
tích Selen [19].
Theo hồ sơ tiêu chuẩn chất lượng của một số chế phẩm thuốc do Hàn
Quốc sản xuất đang lưu hành trên thị trường nước ta, Selen được định lượng
bằng phương pháp quang phổ hấp thụ u v - VIS (áp dụng theo Dược điển Mỹ

Đến nay, ở Việt Nam chưa có tài liệu pháp qui nào nêu phương pháp định
lượng Selen trong các dạng thuốc chế phẩm đa thành phần ở dạng vi lượng.
1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG SELEN

1.4.1. Phương pháp phân tích khối lượng.



14

N guyên tắc; chuyển những hợp chất Selenat (Se0 4 2 ), Selenit (SeO^2-)
trong các mẫu thử về Selen nguyên tố kết tủa đỏ bằng các chất khử như: S 0 2,
Fe++, Cu+, Thioure; thu lấy tủa, rửa tủa, sấy khô rồi đem cân khối lượng và
tính kết quả. Có thể cho Selen tác dụng với thuốc thử O-diamino thơm tạo
phức Piazoselenol kết tủa, thu lấy tủa, rửa tủa, sấy khô, cân và tính kết quả[4],
[7], [26].
(Phương pháp này chỉ áp dụng cho các mẫu có nồng độ Selen lớn và nên
mẫu đơn giản).
1.4.2. Phương pháp quang phổ hấp thụ ƯV - VIS.
N guyên tắc: Selen(IV) phản ứng nhạy và chọn lọc với O- diamino thơm,
tạo phức Piazoselenol tan trong các dung môi hữu cơ. Phức này có cực đại hấp
thụ rất đặc trưng, có thể đo quang để xác định hàm lượng Selen. Thuốc thử
3,3' diaminobenzidin và

2

,3 -diaminonaphtalen là phổ biến nhất [18], [26],

[32], [49],
-

Với

2

, 3 -diaminonaphtalen: Mẫu thử được vô cơ hoá bằng hỗn hợp

HNO^ và HCIO 4 , pha loãng dung dịch vô cơ hoá bằng nước cất, thêm vào đó

dung dịch chứa Dinatri edetat và Hydroxylamin hydroclorid, điều chỉnh pH
đến 1,1 ± 0 ,1 bằng dung dịch NH 4 OH. Sau đó, thêm dung dịch

2

, 3 -diamino

naphtalen rồi đun cách thuỷ hỗn hợp trên ở 50°c trong 30 phút. Chiết bằng
Cyclohexan, đo quang ở bước sóng 380nm để định lượng Selen [48].
Ưu điểm của phương pháp này là phản ứng tạo phức nhạy, chọn lọc, áp
dụng được với các mẫu có hàm lượng Seỉen thấp nhưng hạn c h ế lớn nhất là
phức piazoselenol d ễ bị phân hưỷ ngoài ánh sáng, các chất oxy hoá mạnh
ngăn cản phản ứng tạo phức, các chất màu ảnh hưởng đến mật độ quang, do
đó dẫn đến kết quả định lượng thiếu chính xác. N hư vậy, nếu áp dụng phương
pháp này đ ể định lượn ạ các dạng viên nang mềm, viên nén, viên sủi bọt có
thành phần nền phức tạp thì gặp nhiều khó khăn.


15

1.4.3. Phương pháp huỳnh quang.
N guyên tắc: Phức Piazoselenol tạo thành giữa Selen (IV) và các Odiamino thơm phát huỳnh quang ở bước sóng nhất định. Do đó, có thể đo
cường độ huỳnh quang để định lượng Selen [26], [48].
- Với 3-3' diaminobezidin: Se(IV) sẽ tạo phức Monopiazoselenol. Trong
dung môi hữu cơ, phức này phát huỳnh quang ở bước sóng 580nm với bước
sóng kích thích là 436nm [26].
-

Với


2 ,3 -d ia m in o n a p h ta le n :

Se(IV) sẽ tạo phức Piazoselenol phát huỳnh

quang ở bước sóng 520nm, với bước sóng kích thích là 380nm trong dung môi
là n-hexan hoặc Cyclohexan [26], [48].
(Phương pháp này nhạy nhưng nếu trong c h ế phẩm chứa nhiều nguyên tố
vi lượng thì kết quả có th ể bị ảnh hưởng).
1.4.4. Phương pháp cực phổ.
N guyên tắc: Đưa Selen trong mẫu về Se(IV) rồi đem đo trên thiết bị giọt
thuỷ ngân với dung dịch điện ly nền là acid. Dưới thế 0 - lOOOmV, Selen bị
khử ở catod cho hai thế bán sóng. Đo cường độ dòng khuyếch tán giới hạn tại
thế bán sóng thứ hai sẽ xác định được nồng độ Selen trong dung dịch đo [11],
[12], [26], [30], [47],
ịTrong phương pháp này, sự có mặt của một sô' nguyên tố và các thành
phần có trong c h ế phẩm ảnh hưởng đến việc lựa chọn dung dịch nền).
1.4.5. Phương pháp kích hoạt phóng xạ.
N guyên tắc: Selen được chuyển về các đồng vị do bắn phá mẫu bằng chùm
nơtron, sau đó đo các cường độ bức xạ của đồng vị mới tạo thành [2 0 ], [26],
[41].
(Độ nhạy của phương pháp này đạt được 0,01 jug, phương pháp có ưu th ế
trong việc kiểm tra hàm lượng Selen trong các c h ế phẩm thuốc. Tuy nhiên,


16

phương pháp này đòi hỏi phải có thiết bị phức tạp và phương tiện chống
nhiễm xạ).
1.4.6. Phương pháp quang phổ phái xạ nguyên tử.
N guyên tắc: Selen được nguyên tử hoá chuyển thành các nguyên tử tự

do ở dạng hơi. Các nguyên tử tự do ở trạng thái cơ bản được kích thích bằng
năng lượng của ánh sáng, ngọn lửa, lò, tia lửa điện, hồ quang... sẽ chuyển sang
trạng thái kích thích. Ở trạng thái kích thích, các nguyên tử sẽ phát ra các bức
xạ có bước sóng X = 196,lnm. Hàm lượng Selen trong mẫu tỷ lệ với cường độ
bức xạ và tuân theo định luật Lambert - Beer - Buger [42].
1.4.7. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử.
N guyên tắc: Selen được nguyên tử hoá chuyển thành các nguyên tử tự do
ở dạng hơi sẽ hấp thụ chùm tia sáng có bước sóng X = 196, lnm . Hàm lượng
Selen trong mẫu tỷ lệ với cường độ hấp thụ và tuân theo định luật Lambert Beer - Buger [19], [26], [31], [33], [35], [43], [44], [49], [50], [51].
(Phương pháp này có th ể định lượng Selen đến khoảng nồng độ 10'6jug/ml
và có ưu th ế đối với những mẫu có nền phức tạp như các dạng viên nang mềm
có chứa hỗn hợp cấc chất chống oxy hoá).
1.5. PHƯƠNG PHÁP QUANG P H ổ HAP

thụ nguyên

T Ử [2], [13], [17],

[24], [25], [37], [38], [39],
Sự phát hiện hiệu ứng hấp thụ nguyên tử được công bố lần đầu tiên vào năm
1802 khi Wollaston nhận thấy những vạch tối trong phố ánh sáng mặt trời.
Năm 1961, người ta bắt đầu sản xuất hàng loạt phổ kế hấp thụ nguyên tử có
ứng dụng phân tích. Trong những năm gần đây, phương pháp AAS đã được
ứng dụng khá rộng rãi để xác định kim loại trong các mẫu quặng, đất, đá,
nước, các mẫu của y học, sinh học, các sản phẩm công nghiệp, rau quả, thực
phẩm; các nguyên tố vi lượng trong phân bón, thức ăn gia s ú c ...[19], [26],
[31], [33], [35], [43], [44], [49], [50], [51]. Trong ngành Dược cũng đã có một


số công trình nghiên cứu, ứng dụng phương pháp này để xác định các kim loại

trong dược chất, tá dược, dược liệu.
Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử có độ chính xác và độ nhạy
cao nên chúng tôi sẽ ứng dụng phương pháp này để xác định hàm lượng Selen
trong chế phẩm thuốc viên nang mềm và nguyên liệu nấm men.
1.5.1. Cơ sở lý thuyết của phương pháp AAS.
Trong điều kiện bình thường, nguyên tử không thu và cũng không phát ra
năng lượng dưới dạng các bức xạ. Ở trạng thái này, nguyên tử bền vững và
nghèo năng lượng nhất được gọi là trạng thái cơ bản của nguyên tử. Nhưng khi
nguyên tử đang tồn tại ở trạng thái hơi tự do, nếu kích thích nó bằng một
chùm tia bức xạ đơn sắc có năng lượng phù hợp, có độ dài sóng trùng với các
vạch phổ phát xạ đặc trưng của nguyên tố đó thì các nguyên tử sẽ hấp thụ
năng lượng của bức xạ chiếu vào nó và chuyển lên trạng thái kích thích có
năng lượng cao hơn trạng thái cơ bản, sinh ra một loại phổ của nguyên tử. Quá
trình này gọi là quá trình hấp thụ năng lượng của nguyên tử tự do ở trạng thái
hơi và tạo ra phổ hấp thụ nguyên tử của nguyên tố đó.
Sự giảm cường độ ánh sáng do nguyên tử hấp thụ cũng tuân theo định
luật theo định luật Lambert - Beer - Buger:
D = log(I(/I) = 2,303.KV.L.N0

(1.1)

Trong đó:
I0: Cường độ chùm sáng tới.
I: Cường độ chùm sáng sau khi đi qua môi trường hấp thụ.
D: Cường độ hấp thụ của một vạch phổ.
Kv: là một hằng số, được gọi là hệ số hấp thụ của mỗi vạch phổ.
L: Bề dày của môi trường hấp thụ chứa nguyên tố cần phân tích
ở trạng thái hơi.
N0: Số nguyên tử tự do của nguyên tố phân tích ở trạng thái hơi.



×