Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Khảo sát việc quản lý nguồn thuốc kháng virus HIV do chương trình pepfar tài trợ tại một số tỉnh phía bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.92 MB, 101 trang )

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Dược

HÀ NỘI

Đ ỗ Thị Ngọc Hòa

KHẢO SÁT VIỆC QUẢN LÝ NGUồ N THUỐC
KHÁNG VIRUS HIV DO CHƯƠNG TRÌNH PEPFAR
TÀI TRợ TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC






LUẬN VĂN THẠC s ĩ

Dược HỌC

Chuyên ngành: Tổ chức Quản lý D ựợc
M ã số:

60 73 20

Người hướng dẫn khoa học : TS. N guyễn Thanh Bình


Nơi thực hiện:

Trường Đại Học Dược Hà Nội
Tổ chức MSH


Lời cảm ơn!
Tôi vô cùng biết ơn:
4- Trường Đại Học Dược Hà Nội
4- Bộ môn Tổ chức Quản lý Dược, trường Đại Học Dược Hà Nội
4- Quỷ Thầy , Quý Cô

i- Tô chức MSH
i~ Bạn bè và những người thân của tôi
Đã tạo điền kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
luận văn.
Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn TS. Nguyên Thanh Bình đã tận tình
hướng dân đê giúp tôi hoàn thành luận văn này.

-----Đô Thị Ngọc Hòa-----


Mục lục
Danh mục viết tắt....................................................................................................iii
Danh mục bảng b iểu ..............................................................................................iv
Danh mục hình vẽ......................................................................................................... V

Đặt vấn đề.................................................................................................................. 1
TÓNG Q UAN ......................................................................... 3


Chương 1.
1.1.

Diễn biến của đại dịch HIV/AIDS trên thế g ió i...................................3

1.2.

Diễn biến của đại dịch HIV/AIDS tại Việt Nam...................................5

1.3.

Thuốc kháng virus H IV .............................................................................. 9

1.4.

Hệ thống tổ chức phòng chống HIV/AIDS và tình hình cung ứng
thuốc ARV tại Việt Nam ....................................................................... 16
1.4.1.

Hệ thống tổ chức phòng chống H IV /A ID S.........................................16

1.4.2.

Tình hình cung ứng thuốc ARV tại Việt Nam .................................... 17

1.4.3.

Cơ chế quản lý cung ứng thuốc ARV.................................................. 24

Chưong 2.

2.1.

ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

cửu...28

Đối tượng nghiên cứu.............................................................................28
2.1.1. Bệnh nhân..................................................................................................28
2.1.2. Thông tin quản lý thuốc A R V ................................................................29

2.2.

Phu’O'ng pháp nghiên cứ u ................................................................................ 29
2.2.1.

Địa điểm nghiên cứu.............................................................................. 29

2.2.2.

Thời gian nghiên cứu............................................................................. 30

2.2.3.

Các bước tiến h àn h .................................................................................30

2.2.4.

Phương pháp sử lý số liệu......................................................................30

2.2.5.


Đánh giá kết q u ả ..................................................................................... 31

Chương 3.
3.1.

KÉ T QUẢ NGHIÊN c ứ u VÀ BÀN L UẨN................... 32
Quá trình lựa chọn và quản lý bệnh nhân điều trị ARV do chương
trình PEPFAR tài t r ọ ............................................................................. 32
3.1.1. Lira chọn bệnh nhân điều trị ARV tại các cơ sở Y tế do chương trình
PEPFAR tài trợ .................................................................................7..... 33
3.1.2. Hoạt động quản lý bệnh nhân trước điều trị ARV tại các cơ sở Y tế
thuộc chương trình PEPFAR...................................................................39
3.1.3.

3.2.

Quản lý số lượng bệnh nhân điều trị A R V ......................................... 47

Quy trình quản lý cấp phát thuốc ARV tại các CO’ sỏ' Y tế triển
khai chương trình PEPFAR...................................................................56


11

3.2.1. Kênh phân phối thuốc ARV trong chương trình PEPFAR............... 56
3.2.2. Quản lý thuốc tại các cơ sở Y tế điều trị ARV trong chương trình
PEPFAR............................ ...................... .. ...................... .................... 58
3.2.3. Chi phí thuốc và tỷ lệ điều trị phác đồ Hàng 1 và Hàng 2 ................ 64


3.3.

Bàn luận chung........................................................................................66
3.3.1. v ề quá trình lựa chọn và quản lý bệnh nhân điều trị ARV do chương
trình PEPFAR tài tr ợ ............................................................................. 67
3.3.2. v ề quy trình quản lý cấp phát thuốc ARV tại các cơ sở Y tế triển
khai chương trình PEPFAR................................................................... 70

Kết luận và đề x u ấ t.............................................................................................. 74
Phụ lụ c ...................................................................................................................76
Phụ lục A: Tóm tắt một số tên thuốc ARV thông d ụ n g ..............................................76
Phụ lục B: Xem xét đưa vào điều trị kháng retrovirus khi người bệnh sẵn sàng tuân
thủ điều trị.............................................................................................................77
Phụ lục C: Bảng giá thuốc được áp dụng cho chương trình PEPFAR......................78
Phụ lục D: Theo dõi tình hình bệnh nhân người lớn bỏ điều trị tại các cơ sở Y tế ..79
Phụ lục E: Bảng theo dõi tình hình điều trị/bỏ điều trị của bệnh nhân người lớn tại 3
tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Quảng N inh............................................................... 80
Phụ lục F: Biếu mẫu Báo cáo bệnh nhân người lớn sử dụng thuốc ARV tại cơ sở Y

tế..................................................................................................81
Phụ lục G: Biếu mẫu Báo cáo bệnh nhân trẻ em sử dụng thuốc ARV tại cơ sở Y tế
82
Phụ lục H: Biểu mẫu Báo cáo bệnh nhân thai phụ sử dụng thuốc ARV tại các cơ sở
Y t ế ........................................................................ ............................. ................. 83
Phụ lục I: Biểu mẫu Báo cáo về việc sử dụng và tồn kho thuốc ARV tại các cơ sở Y
t ế ............................................................................................................................ 84
Phụ lục K: Biểu mẫu theo dõi hạn sử dụng của thuốc A R V ........................................ 85
Phụ lục L: Biểu mẫu Báo cáo tống hợp theo dõitình hình điều trị bệnh nhân thực tế
so với kế hoạch của bệnh nhân người lớn, bệnh nhân nhi và thai p h ụ .........86
Phụ lục M: Ảnh minh họa về “Hộp thuốc nhắc nhở” sử dụng trong chương trình

PE PFA R ..............................................................................................................87
Phụ lục N: Bảng điều trị thực tế tính đến tháng 7.2008..............................................88
Phụ lục P: Mầu thẻ bệnh nhân HIV tham gia điều trị ARV trong chương trình
PEPFAR........................................... ....................................................................91

Tài liệu tham khảo tiếng Việt...............................................................................92
Tài liệu tham khảo tiếng A n h ..............................................................................94



Ill

r

r

Danh mục viêt tăt
AIDS:

Acquired Immunodeficiency Syndrome
(Hội chứng suy giảm miễn dịch măc phải)

ARV:

Anti-Retrovirus (Kháng Retrovirus)

Bn:

Bệnh nhân


CPC 1:

Công ty Dược phâm Trung ương 1

CPM:

Center o f Pharmaceutical M anagement
(Trung tâm Quản lý Dược phẩm)

FDA

Food and Drug Administration
(Co' quan kiểm định chất lượng thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ)

FEFO:

First expiry - First out (Hết hạn trước - Xuất kho trước)

HAART:

Highly active anti-retrovirus therapy
(Liệu pháp kháng Retrovirus hoạt tính cao)

HIV:

Human Immunodeficiency Virus
(Virus gây suy giảm miễn dịch ở người)

MSH:


M anagem ent Sciences for Health
(Tô chức Khoa học Quản lý về Sức khoe)

PEPFAR:

Presidence Emegency Plan for AIDS relief
(Kê hoạch Phòng chông AIDS khân cấp của Tông thông Hoa
Kỳ)

ỌT:

Quốc tế

SX:

Sản xuất

UBPC:

ủ y ban phòng chống

ƯSAIDS:

Cơ quan vì

VAAC:

Cục phòng chống HỈV/AIDS Việt Nam

WHO:


World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)

sự phát triển Quốc tế Hoa Kỳ


IV

*?

Danh mục bảng biêu
Bảng 1.1: ư ớ c tính số người được điều trị và cần được điều trị tại các nước thu nhập thấp
và thu nhập trung bình ( Đơn vị: nghìn người)............................................................. 12
Bảng 1.2: Bảng so sánh chi phí thuốc theo nguồn gốc sản x u ất................................................15
Bảng 1.3: số lượng bệnh nhân HIV/AIDS tại Việt Nam được tiếp cận điều trị ARV tính
đến ngày 31/7/2007........................................................................................................... 18
Bảng 3.1: Lịch nhận thuốc ARV của bệnh nhân........................................................................45
Bảng 3.2: Tình hình điều trị thực tế tại các tỉnh tính đến tháng 7.2008..................................47
Bảng 3.3: số lượng bệnh nhân điều trị ARV theo biểu thời gian........................................... 49
Bảng 3.4: Tỷ lệ bệnh nhân bỏ điều trị/tổng số bệnh nhân điều trị........................................... 51
Bảng 3.5: Tỷ lệ bệnh nhân bỏ điều trị không lý do/tổng số bỏđiều t r ị .................................. 53
Bảng 3.6: Tỷ lệ bệnh nhân bỏ điều trị không lý do/tổng số bệnh nhân điều trị................... 55
Bảng 3.7: Quy tắc nhận thuốc tại cơ sở y t ế .............................................................................. 59
Bảng 3.8: Quy tắc lưu kho tại

CO'

sở y tế ..................................................................................... 59

Bảng 3.9: Quy tắc cấp phát thuốc tại cơ sở y tế ......................................................................... 60

Bảng 3.10: Quy tắc ghi chép sổ sách tại cơ sớ y tế .................................................................... 61
Bảng 3.11: Quy tắc báo cáo tại cơ sở y tế ................................................................................... 61
Bảng 3.12: Giá thuốc tính theo phác đồ điều trị (Đơn vị: U S D ).............................................64
Bảng 3.13: Tý lệ phác đồ điều trị được sử dụng........................................................................ 65

«

«


V

Danh mục hình vẽ
Hình 1.1: Tỷ lệ nhiễm HIV tại 10 tỉnh/thành phố có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất ở Việt Nam
(tính đến thời điểm tháng 9.2007).....................................................................................6
Hình 1.2: Tình hình HIV/AIDS ở Việt Nam tính đến ngày 31/12/2006...................................7
Hình 1.3: Chu trình cung ứng th u ố c ........................................................................................... 24
Hình 3.1: Quy trình lựa chọn và quản lý bệnh nhân trong chương trình PE PFA R .............. 32
Hình 3.2: Các tiêu chí lựa chọn bệnh nhân của chương trình PEPFA R .................................33
Hình 3.3: Các nguyên tắc lựa chọn bệnh n h â n .......................................................................... 35
Hình 3.4: Sơ đồ các bước sàng lọc trong quá trình lựa chọn bệnh n h â n ................................38
Hình 3.5: Sơ đồ chuẩn bị bệnh nhân trước khi điều trị ARV .................................................40
Hình 3.6: Quy trình Lập hồ sơ quản lý bệnh nhân.....................................................................42
Hình 3.7: Quy trình phát thẻ bệnh nhân tại đơn vị tham vấn xét nghiệm HIY tự nguyện...43
Hình 3.8: Quy trình phát thẻ bệnh nhân tại cơ sở chăm sóc và điều trị H IV /A ID S............. 44
Hình 3.9: Biểu đồ tỷ lệ số lượng bệnh nhân người lớn điều trị thực tế của từng địa phương



so với cả n ư ớ c ................................................................................................................... 47

_



Hình 3.10: Tỷ lệ số lượng bệnh nhân điều trị thực tế/kế hoạch............................................... 50
Hình 3.11: Biếu đồ tỷ lệ bỏ điều trị/tổng số bệnh nhân điều trị............................................... 52
Hình 3.12: Biểu đồ số tỷ lệ bỏ điều trị không lý do/tống số bở điều trị.................................. 54
Hình 3.13: Biểu đồ tỷ lệ bỏ điều trị không lý do/tổng số bệnh nhân điều trị......................... 55
Hình 3.14: Sơ đồ hệ thống phân phối thuốc ARV của chương trình PEPFA R .....................57
Hình 3.15: Mô hình quán lý dược phẩm tại các cơ sở Y tế điều trị A R V ..............................58
Hình 3.16: Mô hình quy trình cấp phát thuốc ARV...................................................................60

0

Hình 3.17: Quy trình nhận th u ố c ............................................Error! Bookmark not defined.
Hình 3.18: Quy trình tư vấn cho bệnh nhân khi phát thuốc. Error! Bookmark not defined.
Hình 3.19: Quy trình kiểm tra số thuốc đã phát................... Error! Bookmark not defined.
Hình 3.20: Biêu đồ tỷ lệ phác đồ điều trị thực t ế ................. Error! Bookmark not defined.


Đặt vân đê
Sau hơn 25 năm phát hiện ca nhiễm HIV đầu tiên, thế giới của chúng ta
đang phải đối mặt với m ột đại dịch lớn nhất, nguy hiểm nhất với cả tính chất,
quy mô và phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới. HIV/AIDS không chỉ ảnh
hưởng tói sức khoe con người mà còn ảnh hưởng đến an ninh, sự phát triển xã
hội và nòi giống của loài người. Theo công bố của Chương trình phối hợp của
Liên họp quốc về HIV/AIDS (ƯNAIDS) và Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO)
tính đến cuối năm 2006, trên toàn thế giới có khoảng 39,5 triệu người nhiễm
HIV đang còn sông, trung bình mỗi ngày có thêm 14.000 trường họp nhiễm
HIV mới (2.000 trẻ em và 12.000 người lón), trong đó 95% là ở các nước

đang phát triển[2], [5], [19].
Việt Nam nằm trong khu vực báo động của châu Á, cũng đã và đang
thật sự phải đối mặt với đại dịch HIV/AIDS. Tháng 12 năm 1990 tại Thành
phố Hồ Chí Minh phát hiện ca nhiễm HIV đầu tiên, và đến 30.11.2006 lũy
tích các trường hợp được báo cáo trên toàn quốc là 116.240 người, trong đó
có 20.151 trường họp đã chuyến thành AIDS và 11.765 bệnh nhân đã tử vong
do AIDS [5]. Tại miền Bắc, 3 địa phương có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất là Hà
Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.
Tính đên thò'i điếm hiện tại, mặc dù các tố chức Y tế, các đoàn thế trên
thế giới, các CO' quan chức năng, các tổ chức xã hội tình nguyện... đã hết sức
nô lực ngăn chặn sự lan truyền HIV, nhưng sự lây nhiễm HIV trong cộng
đông vẫn chưa có dấu hiệu giảm bót. Chúng ta vẫn chưa tìm ra thuốc diệt trừ
HIV và đại dịch HIV/AIDS vẫn luôn là điếm nóng bỏng của toàn thể giới.
Tuy nhiên việc tìm ra thuốc kháng virus HIV (thuốc ARV) đã m ang lại hi
vọng được cứu sông cho nhiều người, đồng thời đang dần làm thay đoi phần
nào nhận thức về HIV/AIDS từ một căn bệnh chết người sang một căn bệnh


mạn tính có thế điều trị được. Điều khó khăn là thuốc ARV còn đắt, phải
được sử dụng cả đời và bệnh nhân phải tuân thủ điều trị m ột cách nghiêm
ngặt trong suốt quá trình điều trị.
Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng rất chú trọng đến việc phát
triển các nguồn lực dành cho các chương trình phòng chống HIV/AIDS. Cùng
với những nỗ lực trong nước, chúng ta còn nhận được rất nhiều sự hồ trợ
Quốc tế: các dự án điều trị như PEPFAR, Quỹ Toàn cầu, Quỹ Clinton, dự án
E S T H E R ,... Hiện nay đã có khoảng 7.000 bệnh nhân đã tiếp cận được thuốc
kháng HIV (chiếm khoảng 30% bệnh nhân đủ tiêu chuẩn điều trị) [5],
Chúng ta phải kê đến sự đóng góp của chương trình PEPFAR (Ke
hoạch khẩn cấp phòng chống AIDS của tổng thống Hoa Kỳ) trong việc hỗ trợ
thuốc ARV và xây dựng các chương trình dự phòng, chăm sóc và điều trị

HIV/AIDS áp dụng cho tất cả các cấp trong hệ thống Y tế. Tuy nhiên, chúng
ta đã tận dụng được một cách có hiệu quả các nguồn đầu tư nước ngoài trong
các chương trình phòng chống HIV/AIDS chưa vẫn đang là m ột câu hỏi đặt ra
cho các nhà quản lý kinh tế và các chuyên gia trong lĩnh vực Y tế.
Đe SO' bộ đánh giá thực trạng cúa các vấn đề liên quan đến việc quản lý
và hiệu quả sử dụng nguồn thuốc A RV ở các cơ sở Y tế triển khai chương
trình PE P FA R tại Việt Nam, tôi tiến hành đề tại "Khảo sát việc quản lý nguồn
thuốc kháng virus HIV do chương trình PEPFAR tài trợ tại m ột số tỉnh phía
Bắc" với mục tiêu:


Mô tả quá trình lựa chọn và quản lý bệnh nhân điều trị ARV do chương
trình PE PFA R tài trợ.



Phân tích quy trình quản lý cấp phát thuốc ARV tại các cơ sở Y tế triển
khai chương trình PEPFAR.


Chưong 1.

TỒNG QUAN

1.1. Diễn biến của đại dịch HIV/AIDS trên thế giói
Đại dịch HIV/AIDS xuất hiện ở hầu hết các khu vực trên thế giới vào
khoảng những năm cuối của thập kỷ 70 và những năm đầu của thập kỷ 80.
Trường hợp măc hội chứng suy giảm miễn dịch đầu tiên được phát hiện tại
Los-Angeles, bang California - Mỹ vào tháng 6 năm 1981. Sau đó nhiều bệnh
nhân tương tự được phát hiện ở Haiiti và Châu Mỹ La-tin trên quần thể những

người đông tính luyến ái và những người nghiện chích ma túy [20], Đen năm
1985, khi sinh phấm chân đoán được bán rộng rãi trên thị trường và nhiều nơi
có thê làm xét nghiệm ngưòi ta thấy rằng HIV đã lan tràn rất nhanh trên phạm
vi toàn cầu. Hai khu vực N am và Đông Nam Á, Đông Á Thái Bình Dương
dịch HIV/AIDS xuất hiện muộn hơn vào khoảng những năm cuối của thập kỷ
80, vùng đông Au và Trung Á phát hiện dịch vào những năm đầu thập kỷ 90.
N hư vậy, trải qua hơn 25 năm đấu tranh phòng, chống HIV/AIDS , các quốc
gia trên thế giới đã và đang phải đương đầu với một đại dịch có tính chất nguy
hiếm nhất mà loài người gặp phải. Tuy đã có những thành công nhất định,
nhưng ở bình diện chung và cấp độ toàn cầu có thế thấy nhân loại vẫn chưa có
khả năng ngăn chặn được tốc độ lây nhiễm HỈV/AIDS. Dịch HIV/AIDS vẫn
tiếp tục gia tăng và tàn phá nặng nề các khu vực ở châu Phi và tiếp theo là
châu Á. Một số nước châu Phi và vùng cận Sahara có tới hơn 50% bệnh nhân
nhập viện do HIV/AIDS, tuôi thọ bình quân ở khu vực đó chỉ còn 40 tuôi
[19], [29], HIV /A ID S là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại khu vực này,
sự phát triến kinh tế, xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tính trên phạm vi
toàn thê giới, HIV/AIDS đứng thứ 4 trong số những căn bệnh gây tử vong cao


Theo báo cáo của USAIDS và W HO vào thời điểm cuối năm 2006, mỗi
ngày trôi qua thế giới có 14.000 trường hợp nhiễm HIV mới và 95% các
trường hợp này tập trung ở các nước đang phát triển. Chỉ tính riêng năm
2006, có khoảng 4,9 triệu người nhiễm HIV và 2,9 triệu người tử vong do
AIDS. Các khu vực có số người nhiễm HIV cao nhất là châu Phi, vùng cận
Sahara, tiếp đến là khu vực châu Á Thái Bình Dương (Ước tính có khoảng 7,1
triệu người m ang vi rút HIV trong toàn khu vực). Cho đến nay, đã có hơn 14
triệu trẻ em bị mồ côi do AIDS. Một sổ nước như Nigeria, số lượng trẻ em mồ
côi do AIDS đã tăng lên 995.000 trường họp, Ethiopia là 989.000 trường hợp,
Kenia là 892.000 trường hợp [19]. Hầu hết số trẻ em này đều sống trong hoàn
cảnh khó khăn, không được đến trường và phải sống nhờ vào các quỹ phúc lợi

xã hội. Hình thức lây nhiễm chủ yếu ở các khu vực là qua quan hệ tình dục
khác giới, tiêm chích ma túy và có một vài khu vực hình thức lây truyền chính
là đông tính nam giới, ơ hầu hết các khu vực, nam giới mắc nhiều hơn nữ
giới, riêng ở khu vực cận Sahara nữ chiếm nhiều hơn nam và hình thái lây
nhiễm chủ yết qua quan hệ tình dục khác giới.
Châu Á phát hiện ra ca nhiễm HIV đầu tiên tại Thái Lan vào năm 1985,
đến cuối những năm 90, Campuchia, M yanm ar và Thái Lan công bố dịch
bệnh đáng lo ngại trên lãnh thổ của họ. Năm 2001, toàn bộ khu vực châu Á đã
có 7,1 triệu người nhiễm HIV. Ước tính tại Trung Quốc có khoảng 1,5 triệu
người nhiễm HIV, Ấn Độ có khoảng 3,97 triệu người nhiễm HIV, Thái Lan
có khoảng 670.000 người nhiễm HIV [19]. Dịch tề học ở khu vực này cũng
có nhiều đặc điểm khác biệt. Tại Thái Lan và Campuchia hình thái lây nhiễm
HIV chủ yếu là qua quan hệ tình dục khác giới, nhưng ở Việt Nam, Trung
Quôc và Malaysia hình thái lây nhiễm vẫn chủ yếu qua tiêm chích ma tuý và
tình trạng lây nhiễm qua đường tình dục khác giới cũng ngày càng tăng.


Có nhiêu nguyên nhân dẫn tói sự gia tăng HỈV/AIDS trên thế giới: nạn
đói nghèo, trình độ dân trí thấp, tình trạng di dân tự do, sự gia tăng các tệ nạn
xã hội đã làm HIV/AIDS gia tăng, v ấ n đề sử dụng bao cao su dự phòng lây
truyền HIV qua đường tình dục tuy đã được khuyến khích nhưng rất ít nước
áp dụng. Trong khu vực châu Á, việc dùng chung dụng cụ tiêm chích ma túy
là m ột trong những hành vi có nguy cơ gây lây truyền HIV nổi trội. Các
nguồn lực ngăn chặn HIV chưa thực sự đồng bộ, khả năng tiếp cận với thuốc
kháng virus HIV còn nhiều hạn chế.
M ức độ nguy hiểm của dịch HIV được đánh giá thông qua tỷ lệ ngưò'i
nhiễm HIV trong cộng đồng [15] được đánh giá thông qua tỷ lệ người nhiễm
HIV trong 100 người dân như sau:
0.5%: HIV chỉ giới hạn trong đám người có nguy CO' cao.
1%:


HIV đang xâm nhập vào quần chúng.

2%:

HIV bắt đầu phát triển ở mức độ tăng vọt (theo luỹ thừa).

4%:

HIV tăng nhanh ở tốc độ không kìm hãm đu'Ọ'c

1.2. Diễn biến của đai dich HIV/AIDS tai Viêt Nam








Tháng 12.1990, Việt Nam phát hiện ca nhiễm HIV đầu tiên tại Thành
phố Hồ Chí Minh. Đen cuối năm 2006, lũy tích các trường hợp nhiễm H1V
được báo cáo trên toàn quốc đã là 116.240 và dự báo đến năm 2010, Việt
N am sẽ có khoảng 311.500 người nhiễm HIV. Theo ước tính, thông thường
lấy số thực phát hiện nhân hệ số 3 thì tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong năm 2003
ở Việt N am là 0.23% dân số, tập trung cao nhất ở một số tỉnh thành: Quảng
Ninh: 580,47/100.000 dân ~ 0.58%, Hải Phòng: 338,67/100.000 dân ~ 0.38%,
Thành phố Hồ Chí Minh:

249,72/100.000 dân ~ 0.25%, An Giang:


184,36/100.000 dân ~ 0.18%, Hà Nội: 181,38/100.000 dân ~ 0.18% [19].


6

Tính đến thời điểm tháng 9.2007, 10 tỉnh/thành phố có tỷ lệ nhiễm HIV cao
nhất là Quảng Ninh, Hải Phòng, Bà rịa- Vũng Tầu, A n Giang, H à Nội, Cao
Bằng, Bắc Cạn, c ầ n Thơ, Thành phố Hồ Chí M inh và Lạng Sơn [10]. Tỷ lệ
nhiễm HIV tính trên 100.000 người dân tính đến thời điểm tháng 9.2007 tại
các tỉnh/thành phố của Việt Nam có tỷ lệ cao nhiễm cao nhất có thể được
tham khảo trong hình vẽ 1.1 dưới đây:

Cao Bằng
305,98

Quảng Ninh
673,88

Bắc Cạn

m 16
Lạng Sơn
280,27


An Giang
330.40

p


1

Cần Thơ
297,02

r— ——' ' 1

"
-

.n

1

B. ri a-V. tàu
342.69
• .

Hình 1.1: Tỷ lệ nhiễm HIV tại 10 tính/thành phố có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất
ở Việt Nam (tính đến thời điếm tháng 9.2007)
N hư vậy, m ức độ nguy hiểm của đại dịch HIV ở Việt Nam m ặc dù vẫn
được đánh giá ở m ức độ HIV còn giới hạn trong đám người có nguy cơ cao,
chưa có diễn biến lan tràn diện rộng trong dân, tuy nhiên, những biến động về
chiều hướng gia tăng HIV ở Việt N am cho thấy Việt Nam cũng là một trong
những quốc gia đang phải đối m ặt với nạn HIV tăng nhanh và khó kiểm soát.


7


Theo số liệu thống kê của Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam [11],
tình hình HIV/AIDS ở Việt Nam tính đến ngày 31/12/2006 được tóm tắt như
hình 1.2:

fS

m

......

<*>

Nhiễm mói

Tích lũy

Hình 1.2: Tình hình HIV/AIDS ở Việt Nam tính đến ngày 31/12/2006

Tính đến ngày 1/3/2007 thì các số liệu về tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Việt
Nam được Cục phòng chống HIV/AIDS tổng kết như sau [12]:


Số trường họp có HIV phát hiện được trên toàn quốc: 122487

• Số trường hợp chuyển sang giai đoạn AIDS: 22566
• Số trường hợp tử vong: 13157
• Các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện ở:
- 95% các quận huyện
- 45% các xã
- Ước lượng khoảng hơn 100 người nhiễm HIV mới mỗi ngày



Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam có liên quan mật thiết với tình trạng tiêm
chích m a túy và mại dâm đặc biệt là qua con đường tiêm chích ma túy, và vẫn
tiêp tục có chiêu hướng gia tăng cả trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao và
nhóm đối tượng được coi là không có nguy cơ cao. Đối tượng nhiễm HIV có
xu hướng ngày càng trẻ hóa (Tỷ lệ người nhiễm HIV ở lứa tuổi 20 - 29 là
15% vào năm 1993, và đã tăng lên đến 62% vào cuối năm 2002) [19]. Nguy
cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục tiếp tục gia tăng và khả năng lây
nhiễm HIV ra cộng đồng là rất lớn do gia tăng tỷ lệ nghiện chích ma túy trong
nhóm gái mại dâm, người nghiện chích m a túy, người nhiễm HIV tiếp tục có
quan hệ với gái mại dâm và tỷ lệ sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với
gái mại dâm thấp. Các điều tra trong thời gian gần đây cho thấy tỷ lệ sử dụng
bao cao su trong lớp trẻ chiêm rất thâp và điều này cảnh báo nguy cơ nhiễm
HIV trong lứa tuôi trẻ. Bên cạnh đó, mức độ lây lan của dịch từ nhóm nguy
cơ cao ra cộng đồng biếu hiện qua tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mang
thai và nhóm thanh niêm khám tuyến nghĩa vụ quân sự cũng được cảnh báo là
ngày càng gia tăng. Hiện nay, HIV đã lây truyền ở tất cả 64 tỉnh thành trên
toàn quốc, nhiều tỉnh, thành phổ có 100% số xã, phường có người nhiễm
H IV/AIDS [5]. N h ư vậy, ở Việt Nam, đại dịch HIV/AIDS đã trở thành một
thách thức lớn đối với việc phát triến kinh tế xã hội, giá trị văn hóa và truyền
thống quốc gia. Đe đáp ứng với tình trạng này, ngay từ những ngày đầu,
Chính phủ Việt Nam đã xác định HIV/AIDS không chỉ là vấn đề về Y tế mà
còn là vấn đề xã hội, kêu gọi phòng chống HIV/AIDS là trách nhiệm của mọi
người, của mọi gia đình và của toàn xã hội [18], tất cả các ngành, các cấp
cùng tham gia ngăn chặn và dự phòng dịch. Một loạt các chính sách và các
biện pháp mạnh mẽ, toàn diện ra đời của Chính phủ Việt Nam đã góp phần
làm chậm lại quá trình phát triển dịch trong những năm qua. Tuy nhiên, bên
cạnh các nguôn đâu tư của Chính phủ chúng ta cần phải có thêm các nguồn hỗ



9


trợ về tài chính và kỹ thuật từ bên ngoài để công cuộc phòng chống
HIV /A ID S tại Việt N am nói riêng cũng như khu vực nói chung thật sự mang
lại hiệu quả cao.

1.3.

Thuốc kháng virus HIV
Thuốc kháng virus HIV là các loại thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển

t

và nhân lên của HIV ở những giai đoạn khác nhau trong vòng đời của virus.
Hiện nay có một số nhóm đang được áp cỉụng điều trị cho bệnh nhân nhiễm
HIV như sau [7],[23]:


N hóm chất ức chế m en phiên m ã ngược tương tự nucleosid (NRTI);



N hóm chất ức chế protease (PI);



N hóm chất ức chế m en phiên mã ngược phi nucleosid (NNRTI);




Nhóm chất ức chế men phiên mã ngược nucleotid (NtRTI);



Các chất ức chế hòa nhập.
Với khoảng hơn 20 hoạt chất thuộc 5 nhóm trên, thuốc retrovirus

(thuốc ARV) được sử dụng điều trị cho những bệnh nhân nhiễm HIV với
những mục đích chính như sau [9]:


Làm giảm tối đa và ngăn chặn lâu dài sự nhân

lên của virus



Phục hồi chức năng miễn dịch



Giảm tần suất mắc và tử vong do các bệnh liên quan đến HIV



Cải thiện sức khỏe và kéo dài thời gian sống




Làm giảm sự lây truyền HIV và ngăn ngừa sự lây nhiễm HIV sau phơi
nhiễm
Việc điều trị ARV là một quá trình đòi hỏi sự tuân thủ tuyệt đối

các

nguyên tắc điều trị của cả phía nhân viên chăm sóc Y tế và người bệnh được
điều trị thuốc. Các nguyên tắc điều trị ARV được Bộ Y tế Việt Nam hướng
dẫn CO’ bản bao gồm [9]:




Điều trị kháng virus HIV là một phần trong tổng thể các biện pháp
chăm sóc và hỗ trợ về Y tế, tâm lý và xã hội cho người nhiễm HIV.



Bất cứ phác đồ điều trị nào cũng phải có sự kết họp của ít nhất 3 loại
thuốc A RV (Liệu pháp kháng retrovirus hoạt tính cao- HAART).



Sự tuân thủ là yếu tố quan trọng quyết định thành công của điều trị
ARV. Tuân thủ điều trị A RV là uống đủ liều thuốc được chỉ định và
uống đúng giờ.




Các thuôc ARV chỉ có tác dụng ức che sự nhân lên của virus mà không
chữa khỏi hoàn toàn bệnh HIV nên người bệnh phải điều trị kéo dài
suốt đời và vẫn phải áp dụng các biện pháp dự phòng để tránh lây
truyền virus cho người khác.



Người bệnh điều trị A RV khi chưa có tình trạng miễn dịch được phục
hồi vẫn phải điều trị dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
Phương pháp điều trị kháng retrovirus bắt đầu được áp dụng từ năm

19% tại các nước đang phát triến và đến nay đã phát triên rộng rãi ra nhiều
nước trên thê giới như Braxin, Thái Lan, Ân Độ. Tại Braxin, Pháp luật Braxin
quy định bệnh nhân AIDS được điều trị miễn phí. Chính phủ đã dành 300 330 triệu USD/năm cho chưong trình HIV/AIDS, trong đó 250 - 270 triệu
USD được dùng để m ua thuốc kháng HIV. Đe giảm chi phí điều trị, Braxin đã
tự sản xuất 9 loại thuốc kháng HIV, trong đó thuốc sản xuất trong nước chiếm
khoảng 40% tông sô thuôc cân cho chương trình điều trị. Bên cạnh đó, Chính
phủ Braxin đã chủ động thảo luận với các công ty thuốc đa quốc gia về việc
cung câp thuốc kháng HÍV đang trong giai đoạn bảo hộ bản quyền cho Braxin
với mức giá hợp lý và kêu gọi các tô chức phi Chính phủ cùng tham gia hỗ trợ
điêu trị cho bệnh nhân AIDS. Đồng thời đế giảm tải cho các cơ sở điều trị
HIV/AIDS, Braxin đã áp dụng biện pháp điều trị ngoại trú và điều trị ngay tại
nhà cho bệnh nlìân AIDS. Nhò’ các biện pháp trên, kể từ 1997 - 2001, Braxin


11

đã giảm được 358.000 lượt người đến bệnh viện và đã tiết kiệm được 1,1 tỷ
USD, giảm nhiễm trùng cơ hội từ 60% đến 80%, giảm tỷ lệ người chết do
AIDS xuống còn 50% [5],. Tại Thái Lan, Việc tiếp cận thuốc kháng HIV của

bệnh nhân AIDS tại Thái Lan được thực hiện dưới nhiều hình thức như:
Chính phủ đã đàm phán với các công ty thuốc đa quốc gia đế giảm giá thuốc
kháng HIV, cho phép sản xuất thuốc kháng HIV dưới dạng tên gốc. Nhờ vậy,
chi phí điều trị ARV cho bệnh nhân AIDS giảm xuống còn khoảng 365
U SD /bệnh nhân/năm với phác đồ điều trị 3 loại thuốc. Ke từ khi áp dụng công
thức điêu trị phoi họp 3 loại thuốc kháng HIV kèm theo điều trị nhiễm trùng
cơ hội băng thuốc sản xuất trong nước, ngân sách của Chính phủ Thái Lan
dùng cho chương trình phòng chống HIV/AIDS đã tiết kiệm được 40% chi
phí [5], [6],
Đên nay, một so nước khác thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương (bao
gôm Campuchia, Trung Q u ố c ...) đã xây dựng chương trình chăm sóc hỗ trợ
và điêu trị HIV/AIDS làm nền tảng cho việc m ở rộng điều trị kháng HIV với
sự cam kết m ạnh mẽ của Chính phủ về chỉ đạo, tài chính và sự tham gia tích
cực của các ban, ngành, đoàn thế trong xã hội.
Như vậy có thê thấy rằng, khuynh hưóng chung toàn cầu là tiếp tục
tăng cưò'ng điều trị kháng virus. Đen năm 2006, có gần 700.000 người đã
được điều trị lần đầu tiên. Đen tháng 12/2006 ước tính có 2.015.000 (1.8 - 2.2
triệu) người sống chung vó'i HIV/AIDS ở các nước thu nhập thấp và thu nhập
trung bình đã được điều trị ARV, đạt tỷ lệ 28% (24% - 34%) trên tống số 7.1
triệu người (6.0 - 8.4 triệu) người cần được điều trị. Khu vực Châu Phi cận
Sahara hiện nay ước tính có hơn 1.3 triệu người đang được điều trị kháng
virus, chiếm tỷ lệ 28% (24% - 33%), nhưng ba năm trước đó chí có 100.000
người đưọ'c điều trị, chỉ đạt tỷ lệ 2%. Trong số những người hiện đang được
điêu trị có 67% sống ở Châu Phi cận Sahara, con số này ở thời điểm cuối năm


12

2003 là 25% .Tại vùng Đông, Nam vả Đông-nam á, có 280.000 (225.000 335.000) người hiện đang được điều trị và tỷ lệ ước tính là 19% (13% - 28%),
tăng bốn lần so với cuối năm 2003, khi đó chỉ có 70.000 người được điều trị.

Mặc dù châu Á chiếm 21% (17% - 25%) trên tổng số cần điều trị toàn cầu
nhưng chỉ có 14% (13% - 15%) nhũng người đang được điều trị sống ở các
nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình ở khu vực này. Có thế tham
khảo những thông tin về tình hình điều trị ARV tại khu vực các nước có thu
nhập thấp và trung bình từ tháng 1.2003 đến tháng 12.2006 trên thế giới qua
bảng 1.1 dưới đây [8].

Bảng 1.1: ướ c tính sổ người được điều trị và cần được điều trị tại các nước
thu nhập thấp và thu nhập trung bình ( Đơn vị: nghìn người)
Số người ước

Số người ước

Số người ước

Số người ước

tính được điều

tính được điều

trị, 12/2005

trị, 12/2003

Tỷ lệ bao phủ
Khu vực địa lý

tính được điều


tính cần điều trị,
điều trị, 12/2006

trị, 2006

2006

1.340

4.800

28%

810

100

( 1 .2 2 0 - 1 .4 6 0 )

(4 .1 0 0 - 5.600)

(24 - 33%)

( 7 3 0 - 890)

( 7 5 - 125)

355

490


72%

315

210

(31 5 -3 9 5 )

( 3 7 0 - 640)

(55 - 96%)

(295-335)

(160-260)

280

1.500

19%

180

70

(225-335)

( 1 .0 0 0 -2 .1 0 0 )


(13-28% )

(150-210)

(52-88)

35

230

15%

21

15

(33-37)

(160-320)

(11 - 2 2 % )

( 2 0 - 22)

(11-19)

5

77


6%

4

1

Đông

( 4 - 6)

( 4 3 - 130)

( 4 - 12%)

(3 -5 )

(750 - 1.250)

Tổng

2.015

7.100

28%

1.330

400


( 1 .7 9 5 - 2 .2 3 5 )

(6 .0 0 0 - 8.400)

(24 - 34%)

(1 .2 0 0 - 1.460)

( 3 0 0 - 500)

Châu Phi cận
Sahara

Mỹ latinh và vùng
Caribê
Đông, N am và
Đ ông nam Á
Châu Âu và Trung
Á
Bắc Mỹ và Trung

9


13

Tô chức Y tê Thê giới (WHO) đã xác định một số giới hạn các loại
thuốc và phối họp thuốc là an toàn và hiệu quả cho việc điều trị HIV/AIDS.
Nghiên cứu này tập trung vàp 22 thuốc kháng virus HIV, trong đó có bao hàm

các thuốc theo khuyến cáo của WHO. Ớ Việt Nam, tất cả 22 loại thuốc kháng
virus HIV đơn thành phần và phối hợp thành phần đều thuộc vào sáng chế
được bảo hộ độc quyền, hoặc đã có đơn xin cấp bằng độc quyền sáng ch ế. Vì
quyền sản xuất và phân phối các sản phẩm thiết yếu bị giới hạn cho những
công ty nhất định, nên một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng virus HIV có
giá rất cao người tiêu dùng không thế tiếp cận đưọ'c với lượng cần thiết và giá
mà họ có thê chi trả [14].
Việt nam đã tiếp cận thuốc kháng HIV từ năm 2002 trong chương trình
phòng chông HIV/AỈDS. Ngân sách thuốc kháng HIV đã được nâng cao dần
qua các năm (2002: 5%; 2003: 7 %; 2004: 13%; 2005: 15% nguồn ngân sách
dành cho Y tế) [8],Ngân sách Quốc gia năm 2004 dự tính điều trị cho 3000
vệnh nhân tuy nhiên đến năm 2006 chỉ còn 900 bệnh nhân sử dụng thuốc
ARV từ Chương trình phòng chổng HỈV/AIDS Quốc gia [4], trong khi đó sổ
bệnh nhân cần được điều trị A RV ngày càng tăng. Điều này cho thấy việc
chuân bị sẵn sàng điều trị thuốc ARV tại các cơ sở Y tế từ Chương trình
phòng, chông HIV/AIDS Quốc gia sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đen nay, chúng
ta đã có 7 doanh nghiệp đã được cấp số đăng ký sản xuất thuốc kháng HIV.
Các doanh nghiệp này có thề sản xuất được các thuốc kháng HIV thuộc danh
mục thuốc thiết yếu của Việt nam hoặc có thể sản xuất theo phương thức
nhượng quyên, gia công cho các công ty nam giữ bản quyền phát minh, sáng
chê. Với sự hỗ trợ của các dự án, các tố chức nước ngoài chúng ta đã có
khoảng 7.000 bệnh nhân AIDS được tiếp cận và điều trị bằng các liệu pháp
kháng HIV [8],


Theo hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị nhiễm HIV của Bộ Y tế Việt
Nam [9] các phác đồ điều trị ARV được sử dụng điều trị A RV tại Việt Nam
như sau:
Phác đồ Hàng 1 chỉ định cho tất cả các bệnh nhân bắt đầu điều trị ARV.
Cụ thể:



d4T + 3TC + N VP



d4T + 3TC + EFV



ZD V + 3TC + NVP



ZD V + 3TC + EFV

Phác đồ Hàng 2 chỉ định khi người bệnh được xác định là thất bại điều
trị đối vói các phác đồ điều trị ARV hàng 1. Cụ thể như sau:


TDF + ddl + LPV/r



TDF + ddl + NFV



TDF + ddl + SQV/r


• ABC + ddl + LPV/r


ABC + ddl + N FV



ABC + ddl + SQV/r

(Tham khảo bảng tên thuốc, biệt dược và ký hiệu viết tắt của thuốc ở
Phụ lục A)
Theo hai đồng tác giả Jakkarit Kuanpoth và Lê Hoài Dương [14] giá
thuốc kháng virus HIV ở Việt Nam cao hơn nhiều giá tốt nhất trên thế giới
hiện nay. Giá hai loại thuốc sản xuất trong nước: Lamivudine 150mg và
Lam ivudine + Zidovudine 150+300mg có mức giá thấp hơn đáng kể so với
giá nhập khẩu, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức giá tốt nhất trên thị
trường thê giới. Hai tác giả này đã tìm hiêu và đưa ra bảng so sánh giá thuốc
Lam ivudine và viên phối hợp Lamivudine + Zidovudine nhập khấu và sản
xuất nội địa thị trường Việt Nam. Xin tham khảo thông tin này ở bảng 1.2.


Bảng 1.2: Bảng so sánh chi p h í thuốc theo nguồn gốc sản xuất
Chi phí tính trên một ngưòi một năm (USD)
Lamivudine+Zidovudine
Lamivudine 150 mg
150+300mg
Giá thuốc kháng virus HIV
nhập khẩu (Thuốc của

1 8 6 0 -2 2 4 0


2336

487

949

65

197

(Công ty Hetero, Ẩn Độ-

(Công ty Cipla, Ấn Độ-

Giá giao tại nhà SX)

Giá giao tại nhà SX)

công ty gốc)
Giá thuốc sản xuất trong
nước
Giá tốt nhất trên thị trường
QT (Được WHO kiểm
định chất lượng)

Giá cả thuốc tác động đến mức độ sẵn có của thuốc và khả năng tiếp
cận thuốc của bệnh nhân. Bên cạnh đó, giá thuốc ARV còn tác động đến việc
sử dụng thuốc hợp lý hay không. Một trong những nguyên nhân quan trọng
dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc kháng virus HIV không đúng phác đồ hoặc

không tuân thủ đúng thời gian điều trị, không dùng thuốc thường xuyên là giá
thuốc kháng HIV còn rất cao mà khả năng tài chính của người có HIV thì
thường rất hạn chế và tình trạng kinh tế y tế còn chưa đủ đáp ứng cho việc
điều trị cộng đồng miễn phí, trong khi đó thu nhập của những người có HIV
thường rất hạn hẹp do sự kỳ thị xã hội, khó khăn duy trì việc làm hoặc suy
giảm vê mặt sức khỏe. M ột nhân tô khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
việc điều trị thuốc cho bệnh nhân là sự cung cấp thuốc kháng virus HIV
không thường xuyên, đều đặn ở cả khu vực nhà nước và tư nhân. Ket quả là
một tỷ lệ tương đối lớn những người tiếp cận được thuốc kháng virus HIV sử
dụng thuôc một cách bừa bãi và không có theo dõi của hệ thống Y tế chính
thông. Nguy CO' lớn là HIV sẽ nhanh chóng kháng thuốc, một tỷ lệ lớn bệnh


nhân sẽ SÓTĨ1 phải chuyên sang điều trị theo phác đồ Hàng 2 với mức giá cao
hơn rất nhiều so với mức giá của phác đồ H àng 1 thông dụng, điều đó đồng
nghĩa với việc tăng chi phí điều trị ARV của một bệnh nhân lên cao.
N hư vậy, có thê thấy rằng, một nhu cầu rõ ràng và cấp thiết là phải sớm
thực thi một hệ thống cung cấp thuốc toàn diện đế đảm bảo cung cấp không
gián đoạn thuốc kháng virus HIV. Lý tưởng là thuốc kháng virus HIV được
phân phôi m iễn phí cho bệnh nhân, hoặc với một mức phí tượng trưng. Thêm
vào đó, cân phải đào tạo bài bản cho những người kê đơn và phát triển các tài
liệu giải thích tầm quan trọng của việc tuân thủ các phác đồ điều trị hiện đạiphối hợp điều trị 3 loại thuốc đến các cán bộ Y tế, bệnh nhân và những người
hỗ trợ điều trị H IV /AIDS.

1.4. Hệ thống tổ chức phòng chống HIV/AIDS và tình hình cung
ứng thuốc ARV tại Việt Nam
1.4.1. Hệ thống tổ chức phòng chống HIV/AIDS
Cục phòng chông HIV/AIDS Việt Nam là CO' quan quản lý nhà nước và
điều phối các hoạt động phòng chống HIV/AIDS thống nhất trên phạm vi cả
nước.

Các tiêu ban chuyên môn
Các tiểu ban khu vực
Hệ điều trị HIV/AIDS bao gồm hệ thống điều trị hoạt động từ trung
ương đến địa phương:
a. 3 trung tâm chăm sóc và điều trị HIV/AIDS :


Miên Bắc: Viện các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia



Miên Trung: Bệnh viện đa khoa Trung ương Huế



Miền Nam: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh


b. Các tiêu ban điều trị tỉnh thuộc: ủy ban phòng chống AIDS, Trung
tâm phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh,
thành pho, Văn phòng thường trực phòng chống HIV/AIDS.
c. Các cơ sở điều trị tại tuyến tỉnh:


Các Phòng khám ngoại trú



Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện đa khoa tỉnh, m ột số Bệnh
viện Da liễu, khoa Sản, khoa N h i...


d. Tại tuyến Huyện:


Bệnh viện Huyện là đo'n vị được giao trách nhiệm thực hiện công
tác điều trị HIV/AỈDS.

e. Tuyến xã, phường:


Trạm Y tế xã, phường là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong
việc chăm sóc, hỗ trợ điều trị bệnh nhân HIV/AIDS tại cộng
đồng

1.4.2. Tình hình cung ứng thuốc A R V tại Việt Nam
Hiện nay việc điều trị bằng ARV tại Việt Nam đã và đang được các cấp
quan tâm, Bộ Y tê Việt Nam xác định công tác điêu trị cho người sống với
AIDS là một trong những hoạt động dự phòng HIV tốt nhất [4]. Trong chiến
lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm
nhìn 2020 đã xác định nhóm giải plìáp tăng cường khả năng tiếp cận với các
thuốc điều trị đạc hiệu HIV/AIDS, xây dựng các chính sách về tiếp cận thuốc,
đảm bảo cơ chế thuận lợi cho lưu thông và phân phối thuốc điều trị đặc hiệu
HIV/AIDS. Bảo đảm tính sẵn có, dễ tiếp cận đối vơi thuốc điều trị đặc hiệu
HIV/AIDS [17], [19].


Theo số liệu thống kê của Cục phòng chống HIV/AIDS- Bộ Y tế, tính
đến ngày 31/7/2007 số lượng bệnh nhân HIV/AIDS tại Việt N am được tiếp
cận điều trị A RV được liệt kê trong bảng 1.3 dưới đây [4], [20]:


Bảng 1.3: s ố lượng bệnh nhân H IV/AIDS tại Việt Nam được tiếp cận điều trị
A R V tín h đến ngày 31/7/2007
Số lượng bệnh nhân
D ự án

Số cơ sở điều trị ARV
được điều trị ARV

Chương trình Quôc gia

94 cơ sở/64 tỉnh

1904

Dự án Quỹ Toàn cầu

64 cơ sở/20 tỉnh

3323

C hương trình PEPFA R

39 cơ sở/6 tỉnh

7976

D ự án ESTH ER

3 cơ sở/3 tỉnh


400

Quỹ Clinton

8 CO' sở/6 tỉnh

650

Chương trình Quốc gia phòng chống HIV/AIDS do tiểu ban điều trị
(Viện các bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia) làm đầu mối trong việc
lập kế hoạch dự trù kinh phí và tô chức đấu thầu lựa chọn nhà cung cấp thuôc
ARV. Đe tăng cường sự phối họp giữa các chương trình, dự án trong việc
chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS, năm 2007 tiểu ban sẽ phân bố
cho 44 tỉnh, thành phố không có hỗ trợ của các chương trình, dự án, 20 tỉnh
còn lại sẽ do Ọuỹ toàn cầu và chương trình PEPFAR cung câp thuốc.Lộ trình
chuyên đôi bệnh nhân từ chương trình Quốc gia sang dự án Quỹ toàn cầu và
chương trình PEPFA R tại 20 tỉnh, thành phố này bắt đầu từ tháng 7/2007.
D ự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS (GFATM): Hiện tại đang
triển khai tại 20 tỉnh/thành phố (Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn,
Cao Bằng, Thái Nguyên, Hải Dương, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An,
K hánh Hòa, Đắc Lắc, Thành phố Hồ Chí Minh, c ầ n Thơ, An Giang, Kiên
Giang, Cà Mau, Tiền Giang, Tây Ninh và Sóc Trăng) với 63 phòng khám


×