Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Chuyên đề 11: Lý thuyết và bài tập về chất béo có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.11 KB, 6 trang )

Gv: đẶNG ThỊ Hương Giang – THPT Đường An

CHUYÊN ĐỀ 11: LIPIT – CHẤT BÉO
I. Khái niệm, phân loại
Chất béo là trieste của glixerol (glixerin) với các axit cacboxylic có số chẵn C
(thường từ 12C đến 24C) không phân nhánh (axit béo), gọi chung là các triglixerit
(RCOO)3-C3H5
Một số axit béo hay gặp:
Axit béo
Axit panmitic
Axit stearic
Axit oleic

CTPT
C15H31COOH
C17H35COOH
C17H33COOH

CTCT
CH3(CH2)14COOH
CH3(CH2)16COOH
CH3(CH2)7CH=CH(CH2)7COOH

Axit linoleic
C17H31COOH
Axit linolenic
C17H29COOH
Vd:
(C15H31COO)3C3H5: tripanmitin (hay tripanmitoyl glixerit)
(C17H35COO)3C3H5: tristearin (hay tristearoyl glixerit)
(C17H33COO)3C3H5: triolein (hay trioleoyl glixerit)


Chú ý: n axit khác nhau sẽ tạo với glixerol
trieste
n 2 (n + 1)
2

VD:

2 axit khác nhau thì số trieste là

3 axit khác nhau thì số trieste là

2 2 (2 + 1)
2
3 2 (3 + 1)
2

=6

= 18

II. Tính chất vật lý
- Gốc R no: chất béo rắn
- Gốc R không no: chất béo lỏng
Nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan trong nhiều dung môi hữu cơ
III. Tính chất hoá học
a) phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit
R1COO-CH2
R1COOH
R2COO-CH + 3H2O → R2COOH + C3H5(OH)3
R3COO-CH2


R3COOH
axit béo và glixerol
b) phản ứng xà phòng hoá (thuỷ phân trong môi trường kiềm)
R1COO-CH2
R1COONa


Gv: đẶNG ThỊ Hương Giang – THPT Đường An

R2COO-CH + 3NaOH → R2COONa + C3H5(OH)3
R3COO-CH2
R3COONa
c) phản ứng ở gốc hidrocacbon: phản ứng cộng H2 vào chất béo lỏng
Ni, t0

VD: (C17H33COO)3C3H5 + 3H2

(C17H35COO)3C3H5

IV. Một số loại chỉ số của chất béo
- Chỉ số axit: là số miligam KOH cần để trung hoà hết lượng axit béo tự do có
trong 1 gam chất béo
- Chỉ số este hoá: là số miligam KOH cần để xà phòng hoá hết lượng este có
trong 1 gam chất béo
- Chỉ số xà phòng hoá: là số miligam KOH cần để xà phòng hoá và trung hoà hết
lượng axit béo tự do có trong 1 gam chất béo
o => chỉ số xà phòng hoá = chỉ số axit + chỉ số este hoá
-


Chỉ số iot: là số gam iot có thể kết hợp với 100gam chất béo (chỉ số iot đánh giá
độ không no của chất béo)


Gv: đẶNG ThỊ Hương Giang – THPT Đường An

CHẤT BÉO
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Chất béo là trieste của glixerol với các axit cacboxylic đơn chức có mạch

cacbon dài không phân nhánh.
B. Chất béo chứa chủ yếu các gốc no của axit thường là rắn ở nhiệt độ phòng
C. Chất béo chứa chủ yếu các gốc không no của axit thường là lỏng ở nhiệt độ
phòng và được gọi là dầu
D. Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận
nghịch
Câu 2: Chất béo có đặc điểm chung nào sau đây:
A. Không tan trong nước, nặng hơn nước, có trong thành phần chính của dầu,
mỡ động thực vật.
B. Không tan trong nước, nhẹ hơn nước, có trong thành phần chính của dầu, mỡ
động thực vật.
C. Là chất lỏng, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, có trong thành phần chính
của dầu, mỡ động thực vật.
D. Là chất rắn, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, có trong thành phần chính
của dầu, mỡ động thực vật.
Câu 3: Cho các câu sau:
a) Chất béo thuộc loại hợp chất este
b) Các este không tan trong nước do nhẹ hơn nước
c) Các este không tan trong nước do không có liên kết hidro với nước
d) Khi đun chất béo lỏng với hidro có Ni xúc tác thì thu được chất béo rắn

e) Chất béo lỏng là các triglixerit chứa gốc axit không no
- Những câu đúng là:
A. a, d, e
B. a, b, d
C. a, c, d, e
D. a, b, c, e
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo.
B. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
C. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác
Ni.
D. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm.
Câu 5: Phát biểu đúng là:
A. phản ứng thuỷ phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch
B. phản ứng giữa axit và ancol khi có mặt H2SO4 đặc là phản ứng một chiều


Gv: đẶNG ThỊ Hương Giang – THPT Đường An

C. tất cả các este khi phản ứng với dung dịch kiềm luôn thu được sản phẩm cuối
cùng là muối và ancol
D. Khi thuỷ phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2
Câu 6: Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường axit là:
A. phản ứng thuận nghịch
B. phản ứng không thuận nghịch
C. phản ứng xà phòng hoá
D. phản ứng cho nhận electron
Câu 7: Để biến một số dầu thành mỡ rắn hoặc bơ nhân tạo, người ta thực hiện quá
trình:
A. hidro hoá (có xúc tác Ni)

B. cô cạn ở nhiệt độ cao
C. làm lạnh
D. xà phòng hoá
Câu 8: Khi thuỷ phân tristearin trong môi trường axit ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol.
B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COOH và glixerol.
D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 9: Khi xà phòng hóa triolein ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol.
B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COONa và glixerol.
D. C17H33COONa và glixerol.
Câu 10:
Số trieste khi thuỷ phân đều thu được sản phẩm gồm glixerol, axit
CH3COOH và axit C2H5COOH là:
A. 2
B. 4
C. 6
D. 9
Câu 11: Đun hỗn hợp gồm glixerol với 2 axit béo là stearic và panmitic có thể thu
được bao nhiêu trieste?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 12: (CĐ-13) Khi xà phòng hóa triglixerit X bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng,
thu được sản phẩm gồm glixerol, natri oleat, natri stearat và natri panmitat. Số đồng
phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là
A. 2

B. 1
C. 3
D. 4
Câu 13: Cho glixerin trioleat (hay triolein) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng
biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích
hợp, số phản ứng xảy ra là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 14: Cho sơ đồ chuyển hoá:
+H2 dư (Ni, t0)

Triolein
Tên của Z là:
A. axit stearic

+NaOH dư , t0

X

+ HCl

Y
B. axit panmitic

Z
C. axit oleic

D. axit linoleic



Gv: đẶNG ThỊ Hương Giang – THPT Đường An

Câu 15: Xà phòng hóa hỗn hợp X gồm 2 triglixerit có tỉ lệ mol 1:1 thu được glixerol và

hỗn hợp 2 muối của 2 axit béo có số mol bằng nhau. Hãy cho biết có bao nhiêu cặp
triglixerit thỏa mãn?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 16: Cho 0,1 mol tristearin ((C17H35COO)3C3H5) tác dụng hoàn toàn với dung dịch
NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là
A. 27,6.
B. 4,6.
C. 14,4.
D. 9,2.
Câu 17: Thuỷ phân hoàn toàn chất béo bằng dung dịch NaOH thu được 1,84g glixerol
và 18,24g muối của axit béo duy nhất. Chất béo là:
A. (C17H33COO)3C3H5
B. (C17H35COO)3C3H5
C. (C15H31COO)3C3H5
D.(C15H29COO)3C3H5
Câu 18: Thuỷ phân hoàn toàn 444 gam một chất béo thu được 46 gam glixerol và hai

axit béo. Hai loại axit béo đó là:
A. C15H31COOH và C17H33COOH
B. C15H31COOH và C17H35COOH
C. C17H31COOH và C17H33COOH

D. C17H33COOH và C17H35COOH
Câu 19: Đun một triglixerit với dung dịch KOH đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được 0,92 gam glixerol và m(g) hỗn hợp Y gồm muối của axit oleic và 3,18 gam
muối của axit linoleic. CTCT của X là:
A. C17H33COOC3H5(OOCC17H31)2
B. (C17H33COO)2C3H5OOCC17H31
C. C17H35COOC3H5(OOCC15H31)2
D. (C17H33COO)2C3H5OOCC15H31
Câu 20: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô
cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là:
A. 16,68 gam
B. 17,80 gam
C. 18,24 gam
D. 18,38 gam
Câu 21: Đun sôi a(g) một triglixerit X với dung dịch KOH cho đến khi phản ứng hoàn
toàn thu được 0,92 g glixerol và 9,58 g hỗn hợp Y gồm muối của axit linoleic và
axit oleic. Giá trị của a là:
A. 8,82g
B. 9,91g
C. 10,90g
D. 8,92g
Câu 22: Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong NaOH thu được 46 gam glixerol và
hỗn hợp gồm 2 muối của 2 axit béo là axit stearic và axit oleic có tỉ lệ mol 1:2. Tính
khối lượng muối thu được:
A. 456 gam
B. 457 gam
C. 458 gam
D. 459 gam
Câu 23: Khối lượng glixerol thu được khi đun nóng 2,225kg chất béo (loại glixerol
tristearat) có chứa 20% tạp chất với dung dịch NaOH là (coi như phản ứng xảy ra

hoàn toàn):
A. 1,78kg
B. 0,184kg
C. 0,89kg
D. 1,84kg


Gv: đẶNG ThỊ Hương Giang – THPT Đường An

Câu 24: Đun nóng 20 gam một loại chất béo trung tính với dung dịch chứa 0,25 mol

NaOH. Khi phản ứng xà phòng hoá đã xong phải dùng 0,18 mol HCl để trung hoà
kiềm dư. Khối lượng NaOH phản ứng khi xà phòng hoá 1 tấn chất béo này là:
A. 50 kg
B. 140 kg
C. 500 kg
D. 1400 kg
Câu 25: Một este của ancol metylic tác dụng với nước brom theo tỉ lệ mol 1:1. Sau
phản ứng thu được sản phẩm trong đó brom chiếm 35,1% theo khối lượng. Este đó
là:
A. metyl linoleat B. metyl panmitat C. metyl oleat
D. metyl acrylat
Câu 26: Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và axit linoleic. Để trung hoà m gam
X cần 40 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X thì
thu được 15,232 lít khí CO2 (đktc) và 11,7 gam H2O. Số mol của axit linoleic trong m
gam hỗn hợp X là:
A. 0,005
B. 0,010
C. 0,015
D. 0,020

Bài toán về chỉ số axit, chỉ số xà phòng hoá
Câu 27: Để trung hoà hết lượng axit tự do có trong 14 gam một mẫu béo cần 15ml
dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số axit của mẫu béo trên là:
A. 4,8
B. 5,5
C. 6,0
D. 7,2
Câu 28: Để trung hoà 15 gam một loại chất béo có chỉ số axit bằng 7 cần dùng dung
dịch chứa a gam NaOH. Giá trị của a là:
A. 0,075
B. 0,200
C. 0,150
D. 0,280
Câu 29: Cho 200 gam một loại chất béo có chỉ số axit bằng 7 tác dụng vừa đủ với một
lượng dung dịch NaOH, thu được 207,55 gam hỗn hợp muối khan. Khối lượng
NaOH tham gia phản ứng là:
A. 30 gam
B. 31 gam
C. 31,45 gam
D. 32,36 gam
Câu 30: Khi xà phòng hoá hoàn toàn 2,52 gam chất béo cần 90ml dung dịch KOH
0,1M. Chỉ số xà phòng hoá của chất béo là:
A. 180
B. 190
C. 200
D. 210
Câu 31: Khi xà phòng hoá hoàn toàn 2,52 gam chất béo X có chỉ số xà phòng hoá là
200 thu được 0,184 gam glixerol. Chỉ số axit của X là:
A. 10,15
B. 55,55

C. 66,67
D. 67,87



×