Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài tập học kì tư pháp quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.1 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
B. NỘI DUNG.....................................................................................................1
I. Khái quát về quyền miễn trừ tư pháp của Quốc gia trong TPQT............2
1. Khái niệm quyền miễn trừ tư pháp của Quốc gia trong TPQT..................2
2. Nội dung quyền miễn trừ của quốc gia trong Tư pháp quốc tế...................2
II. Căn cứ pháp lý quốc tế của quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong
TPQT..................................................................................................................2
1. Hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới...................................2
2. Các điều ước quốc tế đa phương và song phương....................................3
III. Căn cứ pháp lý quốc gia của quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia
trong TPQT.......................................................................................................6
IV. Thực tiễn áp dụng vấn đề miễn trừ tư pháp của quốc gia trong tư pháp
quốc tế của Việt Nam........................................................................................8
C. KẾT LUẬN...................................................................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................11

A. MỞ ĐẦU


Bài tập học kỳ môn Tư pháp quốc tế

Tư pháp quốc tế là một lĩnh vực pháp luật có hệ thống chủ thể riêng của
mình bao gồm thể nhân, pháp nhân và quốc gia. Trong đó, quốc gia được xác
định là chủ thể đặc biệt của Tư pháp quốc tế. Tính chất đặc biệt của quốc gia
trong quan hệ tư pháp quốc tế dẫn đến việc trong một số trường hợp quốc gia sẽ
được hưởng quyền miễn trừ tư pháp và quyền miễn trừ về tài sản (dưới đây gọi
chung là quyền miễn trừ tư pháp). Để nghiên cứu và tìm hiểu rõ hơn về vấn đề
này, em xin chọn đề bài số 22: “Vấn đề miễn trừ tư pháp của quốc gia trong tư
pháp quốc tế: căn cứ pháp lý quốc tế, căn cứ pháp lý quốc gia, thực tiễn áp
dụng” làm bài tập học kỳ của mình. Do kiến thức còn hạn chế nên bài làm không


tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý từ phía thầy, cô để bài
làm hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

B. NỘI DUNG

I. Khái quát về quyền miễn trừ tư pháp của Quốc gia trong TPQT
1. Khái niệm quyền miễn trừ tư pháp của Quốc gia trong TPQT
Quốc gia là một chủ thể đặc biệt trong quan hệ pháp luật quốc tế. Quyền
miễn trừ của quốc gia là tổng thể các quy định và nguyên tắc pháp lý mà trên cơ
sở đó quốc gia và các cơ quan của quốc gia không phải tuân theo thẩm quyền tài
phán của các quốc gia nước ngoài. Quyền miễn trừ quốc gia là một trong những
nguyên tắc lâu đời trong quan hệ quốc tế, được xem như hàng rào bảo vệ cho
quốc gia tại cơ quan tài pháp của quốc gia nước ngoài.
Trên thực tế, khái niệm “tư pháp” thường được sử dụng khi nhắc đến hoạt
động tố tụng của các cơ quan như tòa án,viện kiểm sát, cơ quan thi hành án trong
các giai đoạn như khởi tố, điều tra, xét xử và thi hành án. Vì vậy, có thể định
nghĩa về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia như sau: “Quyền miễn trừ tư pháp
của quốc gia trong tư pháp quốc tế có thể hiểu là quyền đặc biệt của quốc gia –
chủ thể có thuộc tính chính trị pháp lý là chủ quyền - khi tham gia vào các quan
hệ pháp luật dân sự, thương mại,lao động có yếu tố nước ngoài với các thể
nhân, cơ quan tổ chức, theo đó, quốc gia sẽ không phải chịu sự tài phán của cơ

1
Nguyễn Hồng Nhung – MSSV: 411320


Bài tập học kỳ môn Tư pháp quốc tế

quan tư pháp quốc gia khác trong quá trình giải quyết vụ việc phát sinh từ quan
hệ có yếu tố nước ngoài trên nếu không được sự chấp thuận của quốc gia.”

2. Nội dung quyền miễn trừ của quốc gia trong Tư pháp quốc tế
Quyền miễn trừ của quốc gia trong TPQT gồm quyền miễn trừ tư pháp và
quyền miễn trừ đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của quốc gia.
Quyền miễn trừ tư pháp bao gồm những nội dung:
+ Thứ nhất, miễn trừ xét xử tại bất cứ Tòa án nào.
+ Thứ hai, miễn trừ đối với các biện pháp đảm bảo sơ bộ.
+ Thứ ba, miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo thi
hành quyết định của Tòa án trong trường hợp quốc gia không đồng ý cho các tổ
chức, cá nhân nước ngoài kiện, đồng ý cho Tòa án xét xử.
II. Căn cứ pháp lý quốc tế của quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong
TPQT
1. Hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới
Các quy định về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia nước ngoài được ghi
nhận khá phổ biến trong các hệ thống pháp luật trên thế giới. Cụ thể, một số
nước đã ban hành Luật miễn trừ tư pháp dành cho quốc gia nước ngoài (Foreign
States Immunities Act). Ví dụ, Luật miễn trừ quốc gia dành cho quốc gia nước
ngoài của Hoa Kỳ năm 1976, Anh năm 1978, Singapore năm 1979, Canada năm
1982, Australia năm 1985,…Hầu hết các đạo luật trên đều ghi nhận nguyên tắc
cơ bản đó là quốc gia nước ngoài được quyền miễn trừ đối với thẩm quyền của
Tòa án ở quốc gia sở tại. Tuy nhiên, một nội dung khác không kém phần quan
trọng được ghi nhận trong các đạo luật nêu trên là quy định các trường hợp loại
trừ quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia (Exceptions to immunity). Đây là các
trường hợp mà khi phát sinh các vụ kiện liên quan đến quốc gia, quốc gia không
được viện dẫn quyền miễn trừ tư pháp, điều đó đồng nghĩa là quốc gia sẽ có các
quyền và nghĩa vụ bình đẳng như các chủ thể khác trong quan hệ mà quốc gia
tham gia.
Xuất phát từ sự khác biệt về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội…pháp luật
của các nước có những quy định khác nhau về các trường hợp loại trừ quyền
miễn trừ tư pháp của quốc gia, tuy nhiên điểm chung của các quy định là quốc
gia sẽ không được viện dẫn quyền miễn trừ tư pháp khi quốc gia đã tự nguyện từ

2
Nguyễn Hồng Nhung – MSSV: 411320


Bài tập học kỳ môn Tư pháp quốc tế

bỏ quyền miễn trừ và chấp thuận thẩm quyền của các cơ quan tài phán (bằng các
quy định trong điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên, thỏa thuận trong
hợp đồng mà quốc gia đó kí kết,…); hoặc quốc gia tham gia vào các quan hệ
kinh doanh, thương mại (như tham gia các hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp
đồng cung ứng dịch vụ,…); hoặc các vụ kiện về bồi thường thiệt hại về tài sản,
về thương tích cho cá nhân do quốc gia gây ra… Các quy định này là hết sức cần
thiết nhằm đảm bảo sự bình đẳng, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể,
đặc biệt khi quốc gia ngày càng tham gia rộng rãi vào các quan hệ dân sự theo
nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, qua đó góp phần thúc đẩy, giao lưu dân sự quốc
tế phát triển.
2. Các điều ước quốc tế đa phương và song phương
Bên cạnh các quy định của pháp luật quốc gia, quyền miễn trừ tư pháp của
quốc gia còn được quy định trong các điều ước quốc tế đa phương và song
phương, như Công ước Brussels về thống nhất các quy định về quyền miễn trừ
tàu thuyền nhà nước ngày 14/4/1926; Công ước Vienna 1961 về quan hệ ngoại
giao; Công ước Vienna 1963 về quan hệ lãnh sự… Đặc biệt, các quy định về
quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia đã được quy định cụ thể tại Công ước về
quyền miễn trừ tư pháp và miễn trừ tài sản của quốc gia của Liên hợp quốc được
thông qua ngày 02/12/2004 (gọi tắt là Công ước của Liên hợp quốc về quyền
miễn trừ quốc gia)… Để hiểu rõ hơn về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia, ta
cùng nghiên cứu các quy định cơ bản của Công ước này.
Công ước của Liên hợp quốc về quyền miễn trừ tư pháp và miễn trừ tài
sản đối với quốc gia được xem là một trong các cơ sở pháp lý quan trọng, đầy đủ
và toàn diện khi nghiên cứu về quyền miễn trừ tư pháp và tài sản của quốc gia

trong quan hệ quốc tế. Theo điểm b khoản 1 Điều 2 của Công ước này thì “quốc
gia’ bao gồm các đơn vị cụ thể sau:
- Quốc gia và các cơ quan của Chính phủ.
- Các đơn vị hợp thành một quốc gia liên bang hoặc các đặc khu chính trị
của quốc gia để thực hiện chủ quyền quốc gia.
- Các cơ quan của quốc gia hoặc các chủ thể khác có quyền tiến hành hoặc
đang tiến hành các hoạt động thực tế để thực hiện chủ quyền của quốc gia.
- Các cơ quan đại diện cho quốc gia.

3
Nguyễn Hồng Nhung – MSSV: 411320


Bài tập học kỳ môn Tư pháp quốc tế

Quyền miễn trừ tư pháp và quyền miễn trừ tài sản của quốc gia theo quy
định của Công ước có những nội dung chính sau:
* Quyền miễn trừ xét xử và miễn trừ về tài sản
Một trong những nội dung quan trọng của miễn trừ tư pháp của quốc gia là
quyền miễn trừ xét xử. Cụ thể, Điều 5 của Công ước đã quy định rõ: “Quốc gia
được hưởng quyền miễn trừ xét xử đối với hoạt động của quốc gia cũng như tài
sản của quốc gia tại tòa án của quốc gia khác”. Tương tự, Điều 6 của Công ước
cũng đã khẳng định: “Quốc gia cam kết không thực hiện quyền tài phán tại tòa
án của quốc gia mình để chống lại một quốc gia khác”. Theo giải thích tại điểm
a khoản 1 Điều 2 của Công ước, “tòa án” được hiểu là bất kì một cơ quan nào
của nhà nước có chức năng xét xử mà không phụ thuộc vào tên gọi của cơ quan
đó.
* Quyền miễn trừ về áp dụng các biện pháp đảm bảo sơ bộ cho vụ kiện
liên quan đến quốc gia
Trong quá trình giải quyết các vụ kiện tụng, tranh chấp tại tòa án, để cho

vụ việc được giải quyết nhanh chóng, khách quan, bảo đảm các quyền và lợi ích
hợp pháp cho các bên đương sự, tòa án thường áp dụng các biện pháp bảo đảm
nhất định như kê biên, tịch thu tài sản đang tranh chấp, cấm hoặc buộc đương sự
thực hiện một số hành vi nhất định như không được rời khỏi nơi cư trú, không
được tiến hành các hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định… Các
biện pháp đó được gọi là các biện pháp đảm bảo sơ bộ cho vụ kiện.
Quyền miễn trừ về áp dụng các biện pháp đảm bảo sơ bộ cho vụ kiện liên
quan đến quốc gia được hiểu là các cơ quan tư pháp không được phép áp dụng
bất cứ một biện pháp đảm bảo sơ bộ nào cho vụ kiện liên quan đến quốc gia (như
bắt giữ, kê biên tài sản của quốc gia). Các cơ quan tư pháp chỉ được áp dụng các
biện pháp này nếu được quốc gia đồng ý và cho phép. Điều 18 Công ước của
Liên hợp quốc về quyền miễn trừ quốc gia đã quy định rõ: “Không có biện pháp
cưỡng chế nào trước khi xét xử được thực hiện như tịch thi, chiếm giữ tài sản
trái pháp luật của quốc gia được áp dụng trong một vụ kiện trước một tòa án
nước ngoài…”
* Quyền miễn trừ về thi hành án

4
Nguyễn Hồng Nhung – MSSV: 411320


Bài tập học kỳ môn Tư pháp quốc tế

Quyền này được hiểu là quốc gia được quyền miễn trừ đối với biện pháp
cưỡng chế để thi hành quyết định của tòa án. Đây cũng là một nội dung đã được
quy định rõ tại Điều 19 Công ước của Liên hợp quốc về quyền miễn trừ quốc
gia: “Không có biện pháp cưỡng chế nào sau khi có phán quyết của tòa án được
phép áp dụng đối với quốc gia, như tịch thu, bắt giữ tài sản trái pháp luật của
quốc gia…”
Mặc dù quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia đều được các quốc gia thừa

nhận , tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp đều đặt ra quyền miễn trừ tư
pháp của quốc gia. Xuất phát từ tính chất của các quan hệ dân sự là thỏa thuận và
bình đẳng, và để tạo điều kiện thúc đẩy giao lưu dân sự quốc tế phát triển, bảo
đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự trong quan hệ dân sự xó
yếu tố nước ngoài, hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới đều quy định một
số trường hợp nhất định khi quốc gia tham gia các quan hệ tư pháp quốc tế, quốc
gia sẽ không được hưởng quyền miễn trừ tư pháp. Tương tự như vậy, tại phần
III, Công ước Liên hợp quốc về quyền miễn trừ quốc gia đã quy định rõ một số
lĩnh vực nhất định mà quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia sẽ không thể được
viện dẫn. Cụ thể, Điều 10 của Công ước quy định: "Nếu quốc gia tham gia giao
dịch thương mại với một cá nhân, pháp nhân nước ngoài theo các nguyên tắc
của tư pháp quốc tế, thuộc thẩm quyền của tòa án một quốc gia khác, thì quốc
gia không được viện dẫn quyền miễn trừ đối với các vụ kiện phát sinh từ các
giao dịch đó". Tuy nhiên, Công ước cũng quy định rõ trường hợp này không áp
dụng với các giao dịch thương mại giữa các quốc gia với nhau hoặc khi tham gia
giao dịch thương mại đó các bên đã có thỏa thuận khác. Ngoài ra tại khoản 3
Điều 10 của Công ước đã quy định rõ, đối với các doanh nghiệp nhà nước khi
mua, sở hữu hoặc định đoạt tài sản bao gồm cả tài sản mà nhà nươc cho phép
doanh nghiệp sử dụng và quản lý thì quyền miễn trừ được hưởng từ nhà nước
không được áp dụng. Các quy định trên đây của Công ước đã thể hiện một xu
hướng phát triển tất yếu của tư pháp quốc tế hiện đại trong giai đoạn hiện nay.
III. Căn cứ pháp lý quốc gia của quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia
trong TPQT
Khác với một số quốc gia trên thế giới, Việt Nam chưa có văn bản quy
phạm riêng quy định về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia nước ngoài, tuy
nhiên nguyên tắc chung được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam là: "Cơ quan,
tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn
5
Nguyễn Hồng Nhung – MSSV: 411320



Bài tập học kỳ môn Tư pháp quốc tế

trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự theo pháp luật Việt Nam,
theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì
vụ việc dân sự có liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đó được giải quyết
bằng con đường ngoại giao" (khoản 4 Điều 2 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015). Đây
là quy định được kế thừa từ Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, với quy định này cho
thấy tại Việt Nam quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia nước ngoài luôn được
pháp luật Việt Nam ghi nhận. Đối với nhân viên ngoại giao và nhân viên lãnh sự,
quyền miễn trừ của họ được thực hiện theo các quy định của Công ước Vienna
1961, Công ước Vienna 1963 mà Việt Nam là thành viên.
Một vấn đề khác luôn được các đối tác nước ngoài quan tâm đó là tư cách
pháp lý của nhà nước Việt Nam trong các quan hệ tư pháp quốc tế mà Việt Nam
tham gia. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân, tổ chức nước ngoài khi tham gia các quan hệ đó. Bộ luật dân sự 2015 đã có
các quy định khá cụ thể về vấn đề này.
Điều 97 Bộ luật dân sự 2015 quy định địa vị pháp lý của nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa
phương trong quan hệ dân sự đã khăng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, địa phương khi tham gia quan
hệ dân sự thì bình đẳng với các chủ thể khác và chịu trách nhiệm dân sự theo
quy định tại điều 99 và Điều 100 của Bộ luật này”.
Về trách nhiệm dân sự của nhà nước khi tham gia các quan hệ dân sự,
Điều 99 Bộ luật dân sự 2015 quy định rõ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, địa phương chịu trách nhiệm về
nghĩa vụ dân sự của mình bằng tài sản mà mình là đại diện chủ sở hữu và thống
nhất quản lý, trừ trường hợp tài sản đã được chuyển giao cho pháp nhân. Đối với
loại tài sản mà nhà nước đã chuyển giao cho pháp nhân, pháp nhân sẽ phải tự
chịu trách nhiệm. Tương tự như vậy, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, địa phương không chịu trách nhiệm về
nghĩa vụ dân sự của các pháp nhân do mình thành lập (bao gồm cả doanh nghiệp
nhà nước), trừ trường hợp Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ
quan nhà nước ở trung ương, địa phương bảo lãnh cho nghĩa vụ dân sự của các
pháp nhân này theo quy định của pháp luật. Quy định này của pháp luật Việt

6
Nguyễn Hồng Nhung – MSSV: 411320


Bài tập học kỳ môn Tư pháp quốc tế

Nam đã phân biệt rạch ròi trách nhiệm của nhà nước và các chủ thể khác khi
tham gia vào các quan hệ dân sự.
Về nguyên tắc, quyền miễn trừ tài sản của nhà nước chỉ đặt ra đối với tài
sản do nhà nước là chủ sở hữu và quản lý trực tiếp. Cụ thể, tài sản do nhà nước
Việt Nam đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo Điều 197 Bộ luật dân
sự 2015 bao gồm: “đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở
vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do nhà nước đầu
tư, quản lí”. Theo Nghị định số 23/2010/NĐ-CP ngày 12/3/2010 của Chính phủ
quy định việc quản lí, sử dụng tài sản nhà nước của cơ quan Việt Nam ở nước
ngoài, tài sản thuộc quyền quản lí của nhà nước Việt Nam ở nước ngoài bao
gồm: tài sản là đất đai, trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, tài sản khác gắn
liền với đất được thực hiện, trao đổi theo hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam với
Chính phủ nước sở tại; bất động sản thuê theo hiệp định, hoặc do cơ quan đại
diện, cơ quan khác kí hợp đồng thuê là tài sản thuộc quyền quản lí và sử dụng
của Nhà nước Việt Nam trong thời gian hiệp định hoặc hợp đồng có hiệu lực.
Ngoài ra, tài sản của Nhà nước còn bao gồm cả các tài sản mà Nhà nước Việt
Nam được tài trợ, viện trợ, được tặng cho từ các chính phủ nước ngoài, tổ chức
phi chính phủ và các cá nhân, tổ chức khác.

Quyền miễn trừ tài sản của nhà nước không đặt ra đối với tài sản của các
doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp nhà nước). Các doanh nghiệp Việt Nam khi
tham gia các giao dịch dân sự với các chủ thể nước ngoài bên cạnh việc phải
nắm vững các quy định của pháp luật Việt Nam, còn phải nắm vững các quy định
và thông lệ của quốc tế để bảo vệ quyền lợi của chính các doanh nghiệp. Thực tế
hiện nay cho thấy, khi các doanh nghiệp Việt Nam (kể cả doanh nghiệp nhà
nước) tham gia vào các giao dịch dân sự theo nghĩa rộng với các chủ thể nước
ngoài, nếu vi phạm các nghĩa vụ đã cam kết thì các chủ thể nước ngoài đều có
thể khởi kiện các doanh nghiệp đó ra tòa án nước ngoài và áp dụng các biện pháp
bắt giữ, tịch thu tài sản của doanh nghiệp Việt Nam để tại nước ngoài để đảm bảo
cho vụ kiện.
IV. Thực tiễn áp dụng vấn đề miễn trừ tư pháp của quốc gia trong tư pháp
quốc tế của Việt Nam
Thứ nhất, Tại Việt Nam hiện nay, về mặt lý luận, quyền miễn trừ tư pháp
quốc gia bao gồm quyền miễn trừ xét xử, quyền miễn trừ đối với các biện pháp
7
Nguyễn Hồng Nhung – MSSV: 411320


Bài tập học kỳ môn Tư pháp quốc tế

cưỡng chế nhằm đảm bảo đơn kiện, quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng
chế bảo đảm thi hành phán quyết của tòa án nước ngoài.
Thứ hai, Pháp luật thực định của Việt Nam chưa có quy định chính thức
nào về nội dung của quyền miễn trừ tư pháp quốc gia. Pháp lệnh về quyền ưu
đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan
đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam ngày 07/9/1993 có một số quy định về
quyền miễn trừ tư pháp. Theo khoản 1 Điều 12 Pháp lệnh, “viên chức ngoại giao
được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự tại Việt Nam. Họ cũng được
hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự và xử phạt hành chính”. Và khoản 3

Điều 12 Pháp lệnh quy định: “viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ
đối với các biện pháp thi hành án”. Đây chỉ là những quy định về quyền miễn trừ
dành cho viên chức ngoại giao và thành viên gia đình của họ (khoản 1 Điều 17
Pháp lệnh). Không có quy phạm cụ thể nào của Pháp lệnh quy định chi tiết nhà
nước nước ngoài có quyền miễn trừ tư pháp quốc gia ở Việt Nam. Khoản 4 Điều
2 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 chỉ quy định: "Cơ quan, tổ chức, cá nhân
nước ngoài thuộc đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc
quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo Điều ước quốc tế
mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì vụ việc dân sự có liên
quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đó được giải quyết bằng con đường ngoại
giao". Nhưng ta có thể theo logic suy luận người đại diện cho quốc gia được
hưởng quyền miễn trừ tư pháp thì đương nhiên bản thân quốc gia cũng là đối
tượng được hưởng quyền miễn trừ tư pháp. Trước đây, Pháp lệnh Thủ tục giải
quyết các vụ án dân sự (đã hết hiệu lực thi hành) có quy định: “vụ án dân sự có
liên quan đến nhà nước nước ngoài hoặc người được hưởng quy chế ngoại giao
được giải quyết bằng con đường ngoại giao, trừ trường hợp nhà nước nước ngoài
hoặc người được hưởng quy chế ngoại giao đồng ý tham gia tố tụng tại tòa án
Việt Nam”. Đây là văn bản pháp luật duy nhất có quy định về quyền miễn trừ
của nhà nước nước ngoài trong tố tụng dân sự quốc tế nhưng cũng không đề cập
đến nội dung của quyền miễn trừ. Tuy nhiên, từ khi Bộ luật Tố tụng dân sự có
hiệu lực pháp luật thì không còn có quy phạm nào thừa nhận quyền miễn trừ tư
pháp của nhà nước nước ngoài ở Việt Nam.
Nội dung quyền miễn trừ của quốc gia đã được quy định thống nhất trong
các văn bản của LHQ, các điều ước quốc tế có liên quan và được cụ thể hóa vào
văn bản pháp luật của nhiều nước. Chính vì vậy, việc quy định một cách rõ ràng,
8
Nguyễn Hồng Nhung – MSSV: 411320


Bài tập học kỳ môn Tư pháp quốc tế


cụ thể nội dung quyền miễn trừ của quốc gia trong pháp luật Việt Nam cũng góp
phần đưa TPQT Việt Nam tiến gần hơn với các chuẩn mực của đời sống pháp lý
quốc tế trong vấn đề này.
Thứ ba, Phần lớn các quan điểm hiện nay đều tán đồng Thuyết quyền
miễn trừ tư pháp tuyệt đối của quốc gia. Theo Giáo trình Tư pháp quốc tế của
Trường Đại học Luật Hà Nội “nội dung thuyết miễn trừ theo chức năng hoàn
toàn trái với các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế cũng như của TPQT,
không có lợi cho việc thúc đẩy giao lưu dân sự quốc tế”. Tương tự, theo giáo
trình của Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội “nội dung thuyết miễn trừ theo
chức năng hoàn toàn trái với các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế cũng
như của TPQT. Pháp luật Việt Nam cũng như thực tiễn tư pháp Việt Nam luôn
luôn bảo đảm tôn trọng quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối của nhà nước nước
ngoài bằng con đường ngoại giao, trừ trường hợp nhà nước đó đồng ý tham gia
tố tụng tại tòa án Việt Nam”. Dường như về mặt lý luận, Việt Nam chỉ chấp nhận
Thuyết quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối của quốc gia.
Ta thấy, nếu nhà nước Việt Nam tham gia vào quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài với tư cách một bên chủ thể thì trong những trường hợp cụ thể nhất
định sẽ không được hưởng quyền miễn trừ, nghĩa là nhà nước Việt Nam phải
tham gia như một chủ thể bình thường khác. Như vậy, rõ ràng việc tuyệt đối hóa
quyền miễn trừ tư pháp không có lợi cho nhà nước Việt Nam và đặc biệt là các
cá nhân, pháp nhân Việt Nam trong các quan hệ Tư pháp quốc tế. Đây sẽ là cơ sở
để nhà nước nước ngoài không tuân thủ một số nghĩa vụ của họ bởi vì nhà nước
nước ngoài được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối ở Việt Nam trong khi nhà nước
Việt Nam không được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối ở nước ngoài.
Tại Việt Nam chưa có Luật về quyền miễn trừ tư pháp quốc gia và trong
các văn bản pháp luật hiện hành chưa có quy định chính thức nào quy định trực
tiếp về vấn đề này. Tuy nhiên, khi xét một số quy định khác của pháp luật ta có
thể thấy một số điểm cần lưu ý. Theo khoản 1 và 3 Điều 12 Pháp lệnh về quyền
ưu đãi, miễn trừ thì viên chức ngoại giao không được hưởng quyền miễn trừ

trong trường hợp họ “tham gia với tư cách cá nhân vào các vụ tranh chấp liên
quan đến bất động sản tư nhân có trên lãnh thổ Việt Nam; việc thừa kế; hoạt
động thương mại hoặc nghề nghiệp mà viên chức ngoại giao tiến hành tại Việt
Nam ngoài phạm vi chức năng chính thức của họ”. Quy định này thể hiện rõ
9
Nguyễn Hồng Nhung – MSSV: 411320


Bài tập học kỳ môn Tư pháp quốc tế

quan điểm đối với viên chức ngoại giao thì quyền miễn trừ của họ chỉ là tương
đối, nghĩa là quyền miễn trừ không bị giới hạn ở bất cứ lĩnh vực quan hệ dân sự
nào nhưng bị hạn chế, hay không được hưởng, trong một số trường hợp cụ thể.
Tuy nhiên, đối với nhà nước nước ngoài thì pháp lệnh lại không đề cập và Bộ
luật Tố tụng dân sự cũng không có quy định nào về vấn đề này. Có thể thấy, việc
thừa nhận một cách cứng nhắc quyền miễn trừ tuyệt đối của nhà nước nước
ngoài ở Việt Nam sẽ làm thiệt hại cho chúng ta vì chắc chắn trong quy định của
pháp luật nhiều quốc gia chỉ dành cho nhà nước Việt Nam quyền miễn trừ tương
đối tại quốc gia đó. Nên chăng, trong điều kiện giao lưu kinh tế thương mại hiện
nay cũng như cùng với sự phát triển của Tư pháp quốc tế hiện đại, Việt Nam nên
chấp nhận thuyết quyền miễn trừ tương đối của quốc gia khi tham gia vào các
quan hệ kinh tế, dân sự quốc tế để bảo vệ hiệu quả lợi ích của các công dân, cơ
quan, tổ chức Việt Nam khi tham gia vào các quan hệ dân sự với quốc gia nước
ngoài. Pháp luật Việt Nam cần có quy định về những trường hợp cụ thể nhà nước
nước ngoài không được hưởng quyền miễn trừ tại Việt Nam khi tham gia vào các
quan hệ dân sự quốc tế.
Thứ tư, nhiều quan điểm hiện nay vẫn hiểu quyền miễn trừ tương đối theo
hướng quốc gia bị hạn chế một số lĩnh vực quan hệ dân sự quốc tế không được
hưởng quyền miễn trừ, còn trong những lĩnh vực mà quốc gia được hưởng quyền
miễn trừ thì quốc gia sẽ được hưởng quyền miễn trừ trong bất cứ trường hợp nào

mà quốc gia tham gia. Quan điểm này là không chính xác. Sự tương đối ở đây đó
là có những trường hợp cụ thể mà quốc gia không được hưởng quyền miễn trừ,
còn phạm vi của quyền miễn trừ vẫn bao trùm tất cả các lĩnh vực quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngoài mà quốc gia tham gia. Nếu hiểu không chính xác thuyết
miễn trừ sẽ dẫn đến tình trạng không bảo vệ được lợi ích hợp pháp của quốc gia
khi tham gia các quan hệ dân sự quốc tế, hoặc không tôn trọng lợi ích hợp pháp
của quốc gia khác, vi phạm nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của quốc gia.

C. KẾT LUẬN

Vấn đề miễn trừ tư pháp của quốc gia là một vấn đề quan trọng của tư
pháp quốc tế, nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường khi mà các quan hệ dân
sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài đang ngày càng phát triển phức tạp.
10
Nguyễn Hồng Nhung – MSSV: 411320


Bài tập học kỳ môn Tư pháp quốc tế

Pháp luật Việt Nam cần thay đổi một cách linh hoạt để bắt kịp với sự phát triển
của thế giới. Các quy định về vấn đề miễn trừ tư pháp của quốc gia không nên
chỉ dừng lại ở những nguyên tắc chung mà cần cụ thể hơn, rõ ràng hơn. Do kiến
thức còn hạn chế nên bài làm không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận
được sự góp ý từ phía thầy, cô để bài làm hoàn thiện hơn. Em xin chân thành
cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb. Tư pháp,
Hà Nội, 2017.
2. Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb.

ĐHQG, Hà Nội, 2013.
3. Bộ luật dân sự năm 2015.
4. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
5. />
11
Nguyễn Hồng Nhung – MSSV: 411320



×